Thursday, October 31, 2013

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 VIỆT NAM - DANH SÁCH LOẠI 2

Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần. Nhiều nam giới và phụ nữ Việt Nam cũng di cư ra nước ngoài thông qua các công ty xuất khẩu lao động không chính thức, chủ yếu trong các ngành xây dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ và cơ khí chế tạo tại Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, và Nhật Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển, Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Libya, Ả-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni và một số quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi. 
 

Saturday, October 26, 2013

TỤNG NIỆM ĐẠI THỪA KINH

Kinh BÁO HIẾU PHỤ MẪU ÂN

TỤNG NIỆM ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ KINH

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ KINH

(TIẾNG PHẠN: ARYA APARAMITA AYURJNANA NAMA MAHAYANA SUTRA)


HÌNH: VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Thành kính đảnh lễ tất cả Chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương cùng tận không gian.
Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Bạc Già Phạm ở tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc cùng với các Đại Tỳ  Kheo Tăng 1250 người với các Đại Bồ Tát đều ngồi trong Hội.

SỰ TÍCH KINH LĂNG NHIÊM

Ở Ấn Độ khi xưa vào thời Đức Phật còn tại thế, mùa mưa thường kéo dài có khi đến vài tháng. Chính trong thời gian nầy, các chư tăng tề tựu đông đủ để nghe Đức Phật thuyết giảng và tham thiền nhập định. Thời gian nầy được gọi là ba tháng an cư kiết hạ. Sau đó, chư tăng cũng như Phật mỗi người đi mỗi ngã để lo hoằng dương đạo pháp và họ chỉ trở lại đây trước mùa mưa năm tới.

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

PHẬT THUYẾT ÐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ÐẲNG GIÁC KINH


Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)
TÂM TỊNH chuyển ngữ
--- o0o ---
PHẨM MỘT
PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG
Tôi nghe như vầy: Một thời Ðức Phật, tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thứu, cùng mười hai ngàn vị Ðại Tỳ Kheo, cùng nhau có mặt, tất cả đều là, những bậc Ðại Thánh, thần thông đã đạt.
Tên các ngài là, Tôn giả Kiều Trần Như, Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan... đều là thượng thủ. Còn có các vị, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Di Lặc, tất cả Bồ Tát, trong Hiền kiếp này, cùng tới tập hội.

LỊCH SỬ TAM TẠNG KINH ĐIỂN

Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3].

Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha" - người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau.

NGHI THỨC TỤNG NIỆM

TỤNG NIỆM KINH A DI ĐÀ:
  Nghi Thức Cầu Siêu
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành.
Cùng Pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ:
Tâm Bồ-đềà kiên cố,
Chí tu học vững bền,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác. O

HIẾU KINH CỦA PHẬT GIÁO


Hiếu Kinh Của Phật Giáo

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.

RẰNG HAY THÌ THẬT LÀ HAY...

Nguyễn Việt Nữ
IT DOES SOUND GOOD...

The celebrated literary critic Thuy Khue usually wrote from the capital of light Paris that writers and artists abroad hailing from the former South did not produce works as valuable as those of the Communist writers at home, which explains why their writing have not been very much sought after.

Friday, October 25, 2013

BAO NỖI TANG THƯƠNG VÌ ĐẢNG LÀ MẸ, BÁC LÀ CHA


Nguyễn Việt Nữ 
Đó là một trong bốn câu thơ lục bát như thế nầy:

Ðảng là mẹ, bác là cha,
Ðến khi bác chết, đảng ta góa chồng.
Ðảng ơi mày có biết không?
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
Chúng tôi tìm đọc trong hồi ký “Bao nỗi tang thương” (BNTT) của tu sĩ kiêm ngục sĩ Tâm Nguyên Trí Lực, kể lại việc vào tù ra khám Cộng sản 4 lần (tuy ngắn hạn hơn nhiều người khác) trước khi được tị nạn ở Thụy Điển năm 2004 và điều trần tại quốc hội Âu châu với ông Võ Văn Ái, Giám đốc phòng Thông tin Phật giáo quốc tế, trụ sở tại Paris. Nội dung nầy có đăng trên cơ sở Quê Me ở Paris từ năm 2005.

TIẾN SỸ MARTIN LUTHER KING JR... ĐỒNG TIỀN HAI MẶT

Nguyễn Việt Nữ


Kính thưa quý vị,


Nhân kỷ niệm 84 năm ngày sinh của mục sư Martin Luther King, Jr. (15-1-1929) diễn đàn “Kháng Cộng Cứu Nước” có đăng bài của Tre Xanh (Dân Làm Báo) nhắc tới bài diễn văn “I Have A Dream” đã trở thành lịch sử của nhà tranh đấu dân quyền Mỹ gốc Phi châu nầy. 

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 1

Chân thành tri ân và ngưỡng mộ   những tù nhân chính trị, tôn giáo, tù nhân lương tâm; những người đã và  đang chịu muôn vàn thống khổ trong  cảnh  lao ngục bởi  bạo  quyền cộng  sản gian ác độc tài. 
 
Thành kính đốt nén tâm hương để  tưởng  niệm  những  hương  hồn  bất  hạnh đã mãi mãi ra đi!

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 2


3

Ngày hội ngộ
 và những hệ lụy của nhà sư

Năm tháng dần dà, ngày lại ngày qua… Bóng dáng bậc thầy vẫn biền biệt, liêu phòng như đã vắng tăm hơi. Có ai ngờ một lần ôn cất bước hôm nào trong tình thế chẳng đặng đừng, mà ngày trở lại thì quá xa vời vợi. Hoa anh đào mỗi năm đều nở rộ, hồng thắm cả vườn chùa. Mai vàng, mai trắng, khóm cúc, đóa hồng cứ thi nhau trổ hoa khoe sắc, khi mỗi lần Tết đến xuân sang. Hoa tường vi, hoa lài, hoa mộc thì chẳng có người nào hái ướp trà vào mỗi buổi sớm tinh sương, khi ánh dương chưa lấp ló.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 3

Thùa Thiên Mụ
8
 
Phục hoạt Giáo hội

     Hòa thượng Thích Huyền Quang lưu trú thêm vài hôm nữa rồi mới trở vào chùa Hội Phước, tỉnh Quảng Ngãi. Ít lâu sau, Hòa thượng Thích Nhật Liên bảo tôi vào Quảng Ngãi để phụ giúp Hòa thượng Thích Huyền Quang làm thư cảm tạ.


     Tôi đến nơi vào khoảng 4 giờ chiều. Ðây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến chùa Hội Phước là nơi Hòa thượng bị quản thúc đã hơn mười năm qua. Ngôi chùa tọa lạc giữa khu đông dân cư, cách quốc lộ khoảng chừng một trăm mét. Tôi thấy dân chúng họp chợ ngay trước cổng chùa, đây là chốn tôn nghiêm, thế nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương lại để yên như vậy?

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 4


12 

Trại giam Z30A Xuân Lộc

 Ngày 20 tháng 9 năm 1995, một toán công an vũ trang áp giải tôi và hai người khác từ khám đường Chí Hòa đến trại Z30A, huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai. Trại giam này tọa lạc gần ngọn núi Gia Rây (còn gọi là Gia Lào), cách ngã ba ông Ðồn khoảng chừng năm cây số. Chúng tôi bị tra chân vào cùm trên một chiếc xe tải, cửa đóng bịt bùng.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 5

18

Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc
 phỏng vấn 

Trung tuần tháng 5 năm 2002, bà Sara Colm - một viên chức thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phụ trách Á châu - mời chúng tôi đến văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tọa lạc tại đường Mao Trạch Ðông (Mao Tse Tung Blvd) ở Phnom Penh để phỏng vấn, giáo sư Võ Văn Minh là người thông dịch. Bà ấy hứa sẽ làm hết sức mình để can thiệp cho chúng tôi. Trước khi ra về, bà không quên căn dặn chúng tôi phải hết sức cảnh giác, vì đã xảy ra nhiều vụ công an Việt Nam bắt cóc người tỵ nạn ở đây.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ 6


25 

Đàm phán với bị can

     Ngày 12 tháng 6 năm 2003, tôi và một số người khác ở khu C được công an trại giam thông báo dọn đồ đạc chuyển đến khu D. Khu nhà giam này nằm kế bên trong phòng làm việc của cán bộ quản lý, gồm một tầng trệt và hai tầng lầu, các buồng giam nhỏ được xây dựng vững chắc, cũng có đặt thiết bị kiểm soát y hệt như ở khu C. Từ buồng giam đi ra phòng hỏi cung, phải đi qua bốn lớp khóa.

     Mỗi buổi sáng, công an trực trại mở cửa các buồng giam chừng vài tiếng đồng hồ hoặc đến chiều, tùy theo từng đối tượng bị tạm giam. Mọi người ra bể nước nhỏ để tắm giặt, hàng hiên rộng chừng hai mét vuông, có hàng rào bằng lưới thép. Thứ bảy, chủ nhật hay ngày lễ thì không được mở cửa.

HỒI KÝ BAO NỖI TANG THƯƠNG CỦA TÂM NGUYÊN TRÍ LỰC - KỲ CUỐI

THẢM TRẠNG NGHIỆT NGÃ CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAM BỐT
1.     Cài đặt
2.     Đánh lừa
3.     Những hiểm họa của đồng bào Thượng lánh nạn bởi đặc tình cộng sản
4.     Những mối nguy khốn của người Kinh tỵ nạn bởi tình báo mật vụ cộng sản

                                                                                                 
Tình Báo Nguyễn Công Cẩm
Niềm tin tôn giáo là niềm tin mãnh liệt nhất của tất cả mọi người. Đó chính là đời sống tâm linh không thể nào thiếu vắng trong cuộc đời nhiễu nhương loạn lạc này. Đạo Phật đem lòng từ bi trải khắp mọi loài chúng sinh, từ có nghĩa là ban vui, bi là cứu khổ. Thiên Chúa rao giảng tin mừng với đức bác ái là lòng yêu thương và ơn cứu rỗi rộng khắp. Giáo lý Khổng Mạnh lấy đức tính nhân nghĩa làm đầu, rằng mọi người hãy đem lòng nhân từ để đối xử với nhau.

XÓA TÊN CÔNG THẦN NGUYỄN HỮU ĐANG, MỘT TRÒ PHẢN TRẮC CỦA CÁO HỒ VÀ CỘNG ĐẢNG

Những Tên Mãi Quốc Cầu Vinh
Nguyễn Việt Nữ

Mừng Lễ “Quốc Khánh” 2 tháng 9 năm 2013, nhật báo Nhân Dân của đảng Cộng Sản Việt Nam có bài tường trình trang trọng nơi trang nhất tựa đề “Từ Lễ đài Ðộc lập đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”, ca ngợi thành tích tuyệt vời của ngày thoát ách nô lệ thực dân nhưng họ không ngờ đây là tang chứng tội ác vong ân, bán nước của Đảng và nhà nước XHCN, không thể chối cải!

TIẾNG TƠ ĐỒNG NÓI VỀ SOẠN GIẢ HÀ TRIỀU VÀ HOA PHƯỢNG

VỚI CHÍ TÂM VÀ NGỌC ĐAN THANH

MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC


RFA - Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.
Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập

BAO GIỜ DÂN VIỆT TRỞ THÀNH NGƯỜI THIỂU SỐ TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG MÌNH


Nguyễn Phúc Bảo Ân

Chuyện Xứ Người:

Thật khó ai có thể hình dung được rằng vào tháng 10 năm 1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ- East Turkistan – của người Duy Ngô Nhĩ – Uyghur để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4% vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này. 

TÌNH TRẠNG NÔ LỆ HIỆN ĐẠI VÀ TÌNH TRẠNG BUÔN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM

Trọng Thành

Trung tuần tháng 10/2013 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Walk Free Foundation (WFF), có trụ sở tại Úc, công bố một bản báo cáo về thực trạng « nô lệ hiện đại » toàn cầu với bảng xếp hạng 162 quốc gia (Global Slavery Index). Những điều gì đáng chú ý qua thống kê nghiên cứu của WFF và đặc biệt là thực trạng nô lệ hiện đại tại Việt Nam ? Đây là các câu hỏi chính đặt ra trong tạp chí Xã hội tuần này của RFI.

Thursday, October 24, 2013

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN VIỆT NAM - THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH

TRỌN BỘ VIDEO CLIPS HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH

NGÔ TRIỀU GÂY HAI VỤ TỰ TỬ NÀO VANG RỀN THẾ GIỚI?

Chống Chế Độ Độc Tài Gia Đình Trị
Nguyễn Việt Nữ
Với bài viết dài Liên Thành chê TT Diệm bất lực chống Cộng, phải chờ đến anh-hùng  tuổi trẻ tài cao ra tay”; phần cuối bài chúng tôi có hỏi: Chế độ Thục-Diệm-Nhu-Cẩn làm gì với nhóm đối lập “Caravelle”?

Đáp: Vu khống họ là Cộng Sản muốn giựt sập chế độ. Giam hết họ vào địa ngục, lùa ra tắm biển ở…nhà tù Côn Đảo! Nên lịch sử Việt trong thời Ngô Triều có hai vụ Tự Tử vang rền thế giới…

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN

Tác giả: Thích Trí Quang
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2011

 1/1
Tôi người Quảng bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận lý là con trưởng, kế đó, Phương xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư. Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay. Trước đó, cả làng định cư bao giờ không rõ, chỉ biết vì chậm chân nên ngoài số ruộng đất không đáng kể, làng tôi phải làm muối, vì con sông của làng là nhánh sông lớn Nhật lệ, nước mặn. Do đó mà có tên Diêm điền, cấp phường chứ không phải xã, thuộc tổng Long đại, phủ Quảng ninh, 1 trong 5 phủ huyện của Quảng bình. Vị trí gần tỉnh lỵ, nhưng làng không có  truyền thống học chữ Tây.  Vẫn học Nho, nhưng không có tiếng là làng Nho học
hay khoa bảng gì.

THƯ TỐ CÁO TÊN TÌNH BÁO VIỆT CỘNG NẰM VÙNG, ĐỘI LỐT NGƯỜI TỴ NẠN ĐỂ KHỦNG BỐ, BẮT CÓC VÀ THỦ TIÊU NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI KHMER KROM TỴ NẠN TẠI CAMBODGE


Kính thưa quý diễn đàn người Việt Quốc Gia Không Đội Trời Chung Với Cộng Sản
Tôi tên là Thạch Nhỏ, dân tộc Khmer Krom, quốc tịch Việt nam, sinh quán tại Sóc Trăng, nguyên là hạ sỹ quan truyền tin của QLVNCH, hiện đang tỵ nạn cộng sản tại Cambodia. Trân trọng kính gởi đến quyi diễn đàn cùng quý vị, thông tin về một tên cộng sản nằm vùng, tên là NGUYỄN CẨM CÔNG, (tức Nguyễn Công Cẩm hoặc Trần Tường LY HENG) hiện là Thiếu Tướng Tình Báo của Cộng Sản Việt nam, đang hoạt động tình báo tại Cambodia, một tên Cộng Sản Máu lạnh đã giết rất nhiều người Việt nam bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản Việt nam, lánh nạn tại Cambodia.

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 1


Lời nói đầu:

Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú, chúc mừng thăm hỏi, tặng quà vật, tịnh tài để tôi điều trị bệnh và hỗ trợ buổi ban đầu lúc mới ra khỏi nhà tù. Trong khi bao người đồng tù khác, án phạt tù ít hơn chẳng may họ không thể chịu đựng nổi những năm tháng lâu dài bị lưu đày nghiệt ngã, nhục hình trong chốn lao tù CS, nên đành gửi nắm xương tàn nơi đất lạnh mồ hoang, hay đã bỏ xác chốn thung lũng tử thần của cảnh rừng sâu núi thẳm, hoặc nằm rải rác đâu đó trong các nhà tù hẻo lánh xa xôi mà gót chân tôi đã từng in dấu. Máu, mồ hôi của tôi cùng các anh em đồng tù đã đổ thật nhiều tại những nơi tôi đã kinh qua, để ngày hôm nay những mảnh đất cằn cỗi hoang sơ được thay thế bởi những con đường thẳng tắp thênh thang, có vườn hoa cây cảnh trông đẹp mắt, những hàng cây to xinh tươi cao vút, những hàng xoài cành cây nặng oằn trĩu quả và những ao rộng mông mênh. Những khu nhà khang trang sạch đẹp với những phòng ốc sang trọng có đầy đủ tiện nghi cho những tên giám thị uy quyền ngồi nghênh ngang yến ẩm. Những nhà kho rộng lớn tích trữ lương thực,thưc phẩm do chính sức lao động của người tù làm ra, dựng nên những cơ sở vật chất quy mô, thu đạt được biết bao nguồn lợi, tất cả những thành quả nói trên cũng nhờ bởi “Công tù”. Chắc chắn nơi ấy có biết bao tù nhân Chính trị kể cả tù thường phạm giờ nầy đang an giấc nghìn thu. Viết đến đây tôi còn nhớ vài câu thơ của HòaThượng Thích Liễu Minh nguyên Ủy viên Công cán Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã diễn tả:

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 2


CHƯƠNG 4
TRẠI TÙ THỨ HAI
TY CÔNG AN TỈNH MINH HẢI

Từ khi di chuyển từ trại giam huyện Vĩnh Lợi đến phòng cảnh sát hình sự Ty công an Minh Hải, tôi càng gặp nhiều chuyện buồn thêm. Thứ nhất do khinh suất sai lầm của mình, một sự va vấp khiến tôi phải ân hận suốt đời. Đó chính là lý do tôi phải nói lên sự thật qua trang hồi ký nhỏ bé nầy những thiếu sót của mình để giải tỏa bớt những khúc mắc mà nhiều năm qua tôi mang nặng canh cánh bên lòng. Do bức thư tôi gởi về bị phát hiện, nên công an tỉnh đã bắt thêm một số người gồm :

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 3


CHƯƠNG 8
RỜI “THUNG LŨNG TỬ THẦN” VỀ TRẠI GIAM Z30A  XUÂN LỘC ĐỒNG NAI
Sau khi tôi bị kết án chung thân lần hai, tại trại Xuân Phước vào năm 1987 họ chuyển tôi về đội lao động đào ao, khuân đất, đá. Được khoảng hơn 2 năm họ chuyển tới về trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Trại giam nầy trước đây giam giữ những người tập trung cải tạo hầu hết các sĩ quan, Tá, Tướng, ở tù từ 10 năm trở lên. Sau những đợt thả tù để xoa dịu dư luận, một số được trở về được định cư sang nước khác, có người sống lây lất cảnh nghèo hèn tại quê nhà, chỉ có những người chết thì còn nằm lại tại nghĩa trang “Cây Sung”. Nghĩa trang nơi đây hương tàn khói lạnh, không người đi tảo mộ, họ là những chiến sĩ vô danh không chết vì cuộc chiến mà chết trong “ Hòa bình”. Nghĩa trang sau nấy hằng năm vào mùa lễ Thanh Minh được tù chính trị phát quang, cuốc cỏ .. Mỗi năm vào dịp này, Thầy Nguyễn Viết Huân dòng Đồng Công, Ông Phạm Trần Anh và tôi mua hương đăng, trà quả gửi cho anh em cúng bái. Một kỷ niệm tại nghĩa trang nầy giữa tôi và Thượng Tọa Thích Tụê Sĩ vào dịp đưa linh cữu của anh Nguyễn Văn Mắc đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi còn nhớ Anh Mắc là thành viên trong tổ chức Hoàng Cơ Minh tức đảng Việt Tân, anh bị bệnh cấp tính chết đột ngột sau 1 trận bóng đá thuộc đội nhà bếp của trại.

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ CUỐI



CHƯƠNG 11

NHỮNG ÂN CÔNG… NHỚ MÃI TRONG ĐỜI

Trải qua 26 năm dài trong nhà tù Cộng Sản, bản thân tôi đã từng nếm đủ mùi chua cay, mặn nồng, ấm lạnh, đói no và khổ nhục. Cuối cùng tôi chỉ còn nhớ một câu xem như là tư tưởng để đánh giá con người “Chân giá trị của con người khó có thể đánh giá trong đời sống bình thường, mà chỉ có thể đánh giá chính xác trong lúc khốn cùng nhất của cuộc sống”. Tôi không nhớ bao nhiêu việc thiện, bao nhiêu người mình đã giúp đỡ, nhưng tôi không thể quên được cho dù những việc nhỏ nhất, những ai đã giúp đỡ mình trong lúc khốn cùng, những người mà tôi mang ơn và trân trọng khá nhiều từ trong nhà tù Xuân Phước cho đến trại Xuân Lộc, Đồng Nai đó là:

XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NHÀ DÂN CHỦ TRẺ LÊ TRÍ TUỆ

Lê Trí Tuệ
TRÍ LỰC

Kính thưa quý vị độc giả trong và ngoài nước.

Kính thưa quý diễn đàn của người Việt đang đấu tranh giành lại tự do và dân chủ cho toàn dân Việt và quang phục quê hương.

Hôm nay, ngày 06 tháng 5 năm 2009, vừa tròn hai năm, kể từ ngày nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ bị công an mật vụ của chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt cóc tại thủ đô Nam Vang, Cambodge, vào ngày 6 tháng 5 năm 2007. Mãi đến nay, vẫn chưa có ai biết được số phận của nhà dân chủ trẻ này hiện giờ ra sao? 

THẢM TRẠNG NGHIỆT NGÃ CỦA NHÓM NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAMBODIA

Add caption
Trí Lực

Niềm tin tôn giáo là niềm tin mãnh liệt nhất của tất cả mọi người. Đó chính là đời sống tâm linh không thể nào thiếu vắng trong cuộc đời nhiễu nhương loạn lạc này. Đạo Phật đem lòng từ bi trải khắp mọi loài chúng sinh, từ có nghĩa là ban vui, bi là cứu khổ. Thiên Chúa rao giảng tin mừng với đức bác ái là lòng yêu thương và ơn cứu rỗi rộng khắp. Giáo lý Khổng Mạnh lấy đức tính nhân nghĩa làm đầu, rằng mọi người hãy đem lòng nhân từ để đối xử với nhau.

50 DANH NGÔN CỦA ĐỨC DALAI LAMA 14

Thích Nhật Từ sưu tầm và dịch

Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.

Wednesday, October 23, 2013

THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐIỆP BÁO VIÊN ĐẶNG CHÍ BÌNH


Thiên Hồi Ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...

VIDEO 5 NĂM LƯU LẠC KÝ CỦA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH

TRẦN CHUNG NGỌC, TÊN ĐẶC CÔNG VIỆT CỘNG CẦM BÚT!

TrầnThanh 
Lời phi lộ:
 Kính thưa quý độc giả, trong thời gian qua, tại hải ngoại có tên Trần Chung Ngọc, thường xuyên viết bài chửi bới, phỉ báng VNCH. Hắn là một trong những tên đặc công việt cộng khét tiếng của nhóm Giao Ðiểm, chuyên đánh phá đạo Công Giáo rất dữ dội và đặc biệt bôi nhọ nền Ðệ Nhất Cộng Hòa cùng tổng thống Ngô Ðình Diệm. Tên Ngọc thường viết bài đăng trên "KBC" của tên việt gian Nguyễn Phương Hùng, chuyên phỉbáng lá cờ vàng và chánh nghĩa quốc gia. Do đó, chúng tôi thấy cần phải lên tiếng tố cáo tội ác của những tên đặc công việt cộng cầm bút; đặc biệt, tên Trần Chung Ngọc, kẻ  ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, hiện đang đi làm chó săn cho bọn việt gian cộng sản.

THIÊN HỒI KÝ TRẠI KIÊN GIAM CỦA NGUYỄN CHÍ THIỆP

Thiên hồi ký Trại Kiên Giam đưa chúng ta trở về với những trang sử đau thương của dân tộc; mở đầu bằng ngày 30 tháng Tư năm 1975; ngày mà hàng triệu người phải rời xa đất Mẹ; ngày mở đầu một địa ngục cho hàng trăm ngàn chiến sĩ, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bất khuất. Thiên hồi ký Trại Kiên Giam trình bày tất cả những bi thảm của một trong những trại tù kiên cố cộng sản được gọi là cải tạo và những khổ đau bất hạnh trong một xã hội có nhiều tầng địa ngục được gọi là thiên đường…

THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI TIẾN SĨ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN TRẦN CHUNG NGỌC

Thưa Ông,
Lá thư này được viết với một tâm tình hết sức miễn cưỡng. Không lẽ lại không trả lời bức thư dài hơn 20 trang mà ông gửi cho tôi? Nếu không trả lời, thì có thể ông vui mừng cho rằng những lý luận sắc bén của ông đã làm tôi nhụt chí, và những vu cáo, bôi lọ, khiêu khích của ông với đạo Công Giáo là một sự thành công vượt bực.

PHẬT TỬ GIÁO SƯ TRẦN CHUNG NGỌC CON BÀI CỦA THẾ LỰC NÀO?


Không cần phải là một Phật Tử chân chính đến mức xin quy y Tam Bảo, muôn vàn những người bình thường đi lễ chùa, khấn Phật chưa bao giờ quy y họ cũng chẳng bao giờ đi châm chọc, đả kích đạo khác.
Lành như Bụt.

Đấy là câu nói dân gian bao nhiêu đời nay, từ khi đạo Phật nhập vào nước ta.

TRẦN CHUNG NGỌC LÀ THẰNG CHA CĂNG CHÚ KIẾT NÀO VẬY


Những ai hay lên Net tìm hiểu thông tin hoặc hay chạm trán với các DLV của đảng ta thì hẳn đã nghe đến cái tên Trần Chung Ngọc ? Ông này chuyên viết bài quảng cáo cho CS , xuyên tạc sự thật hay chỉ nói 1/2 sự thật . 

Vậy Trần Chung Ngọc là ai ? 


Tìm được bài này trên Net đem về cho các bác đọc tham khảo :

Tuesday, October 22, 2013

VIỆT CỘNG VINH DANH KẺ KHỦNG BỐ, CÀI BOM MÌN ĐỂ GIẾT NGƯỜI: NỮ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN TỪNG ĐÁNH NỔ MÁY BAY MỸ


Vừa qua, cộng sản Việt Nam tổ chức tuyên dương một nữ Việt Cộng, tức Việt Cộng Cái từng hoạt động khủng bố, gài bom trên một máy bay của Hoa Kỳ. 
Chúng tôi xin trích đăng toàn bộ bài báo nói về chiến công khủng bố đó của tên khủng bố là một Việt Cộng Cái, để quý độc giả rộng đường suy luận và hiểu thêm tội ác của cộng sản:

HỎI TỘI VÕ NGUYÊN GIÁP: GIỮA HÀ NỘI HỒ NÀO THỐI THA NHẤT?

Võ Nguyên Giáp
Nguyễn Việt Nữ

Tin Đại tướng công thần của Hồ Chí Minh chết ngày 4 tháng 10 năm 2013, chúng tôi đã cho đây là nhịp cầu giải oan vững chắc cho cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.

Chúng tôi còn cho rằng Võ Nguyên Giáp là “Lê Lai cứu Chúa” tức là Chúa đảng giết người cướp của là Hồ Chí Minh trong chiến dịch mà Nguyễn Chí Thiện cho là “giết nửa triệu nông dân rồi mới cho là lầm lẫn”

NHỊP CẦU GIẢI OAN CHO DÂN OAN NGUYỄN CHÍ THIỆN

2 Người Bạn Tù - 2 Chí Sỹ - Hai Thi Sỹ - 2 Ngục Sỹ
VÕ ĐẠI TÔN - NGUYỄN CHÍ THIỆN
Nguyễn Việt Nữ

Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, tác giả thi phẩm “Hoa Địa Ngục”  lìa trần vào mùa thu Cali, ngày 2 tháng 10 năm 2012, hưởng thọ 73 tuổi (2012-1939).
Chúng tôi vừa chấm dứt nhịp cầu Giải oan cho hương hồn Nguyễn Chí Thiện ngày 4 tháng 10 năm 2013 thì tin Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tạ thế  lúc 6 giờ chiều cùng ngày 4/10, thọ 103 tuổi tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 ở Hà Nội  khiến bài dài ra vì  tin nầy giúp nhịp cầu Giải oan vững chắc thêm nữa.