Thursday, April 30, 2015

LONG AN: DÂN OAN LIỀU CHẾT NÉM BOM XĂNG, TẠT AXIT CHỐNG TRẢ CA CƯỚP ĐẤT


12 dân oan đã bị bắt đi sau vụ liều chết chống trả lực lượng lượng cưỡng chế khiến ít nhất 20 viên CA bị thương nặng. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14/4/2015, người dân đã phải ném bom xăng, tạt axit, thậm chí cho nổ cả bình hàn gió đá… để phản đối hành vi cướp đất của nhà cầm quyền CS tỉnh Long An.

TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM MAI THỊ DUNG RA TÙ VÔ ĐIỀU KIỆN: THÊM MỘT TỘI ÁC CỦA TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH VÀ BÈ LŨ CỘNG NÔ ĐƯỢC GHI NHẬN


Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung, một tín đồ phật giáo Hòa Hảo bị bỏ tù từ năm 2005 vừa về đến nhà riêng tại An Giang vào lúc 16 giờ chiều nay, 17/4/2015.

NGƯỜI DÂN HÀ NỘI TIẾP TỤC TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI CƯỜNG QUYỀN THAM NHŨNG CỘNG SẢN HÀ NỘI CHẶT CÂY XANH ĐỂ TRỤC LỢI

Lúc 9:30 sáng chủ nhật, 19/4/2015, người dân tiếp tục xuống đường tuần hành quanh Hồ Gươm để phản đối âm mưu chặt hạ cây xanh của nhà cầm quyền Hà Nội.

NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ ĐẦU HÀNG TẬP CẬN BÌNH

Phạm Trần  - Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thất bại ngay trong ngày đầu trong chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 10 tháng 4 khi ông phải chấp nhận mọi đòi hỏi ở Biển Đông của Chủ tịch Nhà nước- Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

4 ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ ĐƯỢC 'TRIỆU TẬP' SANG TÀU CÙNG TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Bạn đọc danchunglambao - Trưa ngày 7/4/2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đặt chân đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại Trung Cộng.

40 NĂM HỖN DANH “NGỤY” VÀ NHỮNG TRẬN ĐÒN THÙ CỦA ÁC QUỸ!


Lê Thiên  - Con người Việt Nam vốn nặng tình quê hương Tổ Quốc. “Bỏ nước” là bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, là bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, bỏ quê cha đất tổ… Thế mà, sau 30/4/1975, người dân Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người hăm hở ra đi, cách này hay cách khác, bằng mọi giá, kể cả cái giá của chính sinh mạng mình: Vượt biên, vượt biển đầy hiểm nguy, bất trắc, chín mất một còn, vẫn lao vào cõi chết để tìm sự sống!

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 1


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Tựa
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 2


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 3
Huế đang là một thành phố chết và đang là một thành phố bị bỏ ngỏ. Cả thành phố chỉ còn lại vài ba ngọn đèn đường, cái sáng cái tối, đạn pháo Việt Cộng nã đều vào cầu Trường Tiền và khách sạn Hương Giang, đó đây người ta đang đạp xe ba bánh, xe xích lô đi hôi của.
Ði lối cầu mới thì được an toàn, nhưng tôi sẽ đi lối cầu Trường Tiền mặc dù cầu này đang bị pháo. Một chút lãng mạn trong người tôi nổi dậy, chẳng gì cũng chỉ còn là lần chót. Ngay đầu cầu, một chiếc M-48 nằm chình ình, máy vẫn còn nổ mà không có người. Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN CUỐI


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 5
Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.
Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
"Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận."
"Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?"
"Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới."
Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
"Ðụ mẹ, có xuống không?"
"Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với."
"Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn."
"Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này."
"Ðụ mẹ, một."
"Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh."
"Ðụ mẹ, hai."
"Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà."
"Ðụ mẹ, ba."
Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.
Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

Ðây là một cuốn sách thứ ba của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Hai cuốn trước đó là “Hồ sơ mật Dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Tất cả những tác phẩm của ông đều rất đồ sộ với phần tổng hợp những chứng liệu đã được giải mật của Hoa Kỳ và bộ sưu tập của riêng ông.
Từng là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho nên những điều mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết ra trong tác phẩm của ông phải là những điều cần đọc và nên đọc. Ðiểm cần nhấn mạnh ở đây rằng lần này, có phần tâm tư của Tổng Thống Thiệu, một cựu lãnh đạo VNCH mà cho đến lúc qua đời, không có cuốn hồi ký nào hay để lại những bút tích về một giai đoạn chiến tranh nghiêm trọng liên hệ đến sự mất còn của miền Nam Việt Nam.

VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN: GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI?


Nguyễn Thu Trâm, 8406   
Một tháng Tư nữa lại về!
Sài gòn, Hà Nội và khắp các đô thị ngoài Bắc trong Nam đang giăng đầy cờ xí, băng rôn, khẩu hiệu ca ngợi “bác” ca ngợi “đảng” ca ngợi “thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh thần thánh, đánh cho Mỹ cút, dánh cho Ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất nước nhà, giang sơn thu về một mối”.

"GIẢI PHÓNG": NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

Tiến Sĩ LÊ HIỂN DƯƠNG
Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế.

"ĐÈN CÙ" - MỘT NỖ LỰC "TRỤC ĐỘC"

Nguyễn Xuân Nghĩa - Để "trục độc", ai muốn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần Đĩnh.

TRẦN ĐĨNH VÀ ĐÈN CÙ


Nguyễn Văn Trần  - Đến nay, những người cộng sản ở Hà Nội viết về chế độ của họ và những người lãnh đạo chế độ ấy vẫn còn quá ít ỏi. Mỗi người phơi bày những điều họ nghe thấy hoặc chứng nghiệm khi họ là nạn nhân của chế độ. Nghe, thấy và chứng nghiệm thường bị giới hạn nên những điều được tiết lộ vẫn còn là một phần cực nhỏ của một bộ máy kìm kẹp, gian ác khổng lồ bao trùm kín mít toàn xa hội từ hơn nửa thế kỷ nay.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 1

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 1
Tôi đến ATêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 2

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 6
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung ương mở lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại huyện Đại Từ sát nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính thức đợt 1 cải cách ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày ở đầu trận tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc, cố lên hả!”. Hảo hớn, phơi phới.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 3

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 13
Thép Mới đón ở ga. Xích lô chở cái thùng gỗ thông đựng sách Tàu ngất ngưởng và tôi. Thép Mới đạp xe bên cạnh. Lên gác gặp ngay tổng biên tập. Câu đầu tiên Hoàng Tùng hỏi:
- Mao xếnh xáng thu về được hết âm binh chưa? Có trắng tay chuyến này không?
Ở trong nước Mao Trạch Đông đang là “chàng cả lố”. Chế giễu ông ta là bằng chứng của người Mác-xít, Lê-ni-nít. Tôi thì không chế, nhưng sau vụ chống phái hữu, tôi chẳng còn mặn mà với ông.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 4

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 21
 Rồi chúng tôi thở phào. Cụ Hồ đã lên tiếng. Có lẽ là tháng 4 hay 5 năm 1963. Bài báo của Cụ đăng trang nhất báo Nhân Dân. Ký tên Nguyễn Thanh Long. Ở đúng chỗ sau này đăng bài Nguyễn Chí Thanh chất vấn dân tộc “sao phải ăn bún?”
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất mừng. Cụ Hồ nhất đinh phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 5

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 27
 Đi từ nửa đêm ở Chợ Đồn Con, Phú Bình, Thái Nguyên, chỗ vợ con sơ tán, mờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, qua phà Đông Xuyên sông Hồng, tôi đến ngay báo Nhân Dân. Rất sốt ruột. Muốn gặp Châu. Muốn xem anh đã bình thường lại chưa. Mấy hôm trước tôi rủ anh xem “Chiến tranh và Hoà bình”, phim Liên Xô chiếu nội bộ ở Viện bảo tàng cách mạng. Ghét Liên Xô, ghét “hoà bình”, người xem chửi cả cụ Lev Tolstoi, “Sao cái bọn này chúng nó sợ chiến tranh đến thế chứ nhỉ, lại đem chiến tranh ra doạ ta nữa”. Nhưng Châu rất đăm chiêu, không để ý tới những cái đó. Lát sau thấy vẻ anh vẫn nghĩ ngợi, bồn chồn, tôi hỏi có chuyện gì thì anh nói có chuyện hơi lôi thôi, anh vừa bị mất mấy đoạn trích biên bản hội đàm mới đây của Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Mất kèm cả cái quần lụa của vợ.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 6

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 34
  Xong hạn cải tạo lao động, tôi về lại Ban nông nghiệp báo.
Dưới gốc đa, Phan Quang, mới lên trưởng ban sau cuộc đánh phá xét lại và chuyến đi Bắc Kinh xức dầu thánh; Hữu Thọ hay “lính dù Kong Le” (chỗ nào đảng uỷ cần đánh dẹp thì phái anh ta đến) một nhát nhảy mấy bậc lên ghế phó trưởng ban dưới Phan Quang, phổ biến ba quyết định của Ban biên tập và đảng uỷ về tôi:

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 7

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 38
   1975. Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Như tên hồi ký Văn Tiến Dũng viết. Và cho tướng Giáp ra rìa đại tiệc. Báo Nhân Dân dành hai trang đăng bài Bùi Tín tường thuật “giải phóng Sài Gòn”. Xem đến đoạn Bùi Tín vào Dinh Độc Lập mở tủ lạnh xem “chúng nó” ăn những gì, tôi không đọc nữa. Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột. Tức là bấm vào cái huyệt ghen ăn tức ở. Mở trí khôn cho quần chúng ở cái điểm này mới quý đây!

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN CUỐI

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 41
Tin vượt thời gian gần hai chục năm nói đến một việc xảy ra năm 1995 vang dội một dạo ở ngay lãnh đạo cao nhất của Đảng. Vang dội vì đó là tiếng kêu hy vọng đầu tiên mong đưa được ông thần Công lý ra mắt ở trong cái đảng bất chấp sự thật, lẽ phải, pháp lý nhưng lại tự nhận là đạo đức, văn minh này. Một “cuộc đại náo thiên cung” như tôi gọi như thế với nhân vật chính của nó.

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 (KỲ 1)

Huỳnh Tâm - LTG: Chúng tôi đang tổng hợp tài liệu viết "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo". Bỗng dưng bức xúc trước lời gọi "Chúng Tôi Muốn Biết" về tình hình của đất nước, cho nên mạn phép vào ngã rẽ đất nước đang điêu linh để viết loạt bài "Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990", loan tải trên mạng Dân Làm Báo, hầu gửi đến toàn thể công luận và đảng viên Cộng sản để cùng nhau biết về sự thật sau lưng của những kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Nội dung tài liệu này đã đối chiếu rất trung thực từ trong ngăn kéo của BCT/TW đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 (KỲ 2)

Huỳnh Tâm Lịch sử hành tinh này xem Việt Nam là một thành viên góp phần tạo nên sự thành hình của thế giới. Mỗi chúng ta là một thành tố tạo dựng nhân loại, đóng một vai trò ngày càng quan trọng, tất cả đã là người đều được quyền sống có giá trị như nhau, mỗi người sinh ra ở cõi đời này đồng nhận được ưu tú nhân ái. Cho nên khi đất nước bị suy sụp chúng ta có quyền xây dựng, những ai làm vật cản trở sẽ bị sa thải và biết tha thứ những kẻ từng tội lỗi, điều này đạo đức của dân tộc Việt có thừa, và tất yếu bảo vệ chính đáng theo qui luật sinh tồn của dân tộc Việt.

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990 - KỲ 3

Huỳnh Tâm  - Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!".
Giang Trạch Dân cần một bản văn kiện đàm phán bí mật, đề nghị Nguyễn Văn Linh cùng ký vào "Kỷ yếu", Trung Cộng đã có chủ ý bày ra một âm mưu sâu xa, Nguyễn Văn Linh không nề hà việc bán nước này, ông rất vui vẻ xắn tay áo đóng ký, Từ đó Thành Đô Tứ Xuyên chính thức chào đời bản lịch sử "Kỷ yếu Thành Đô 1990", Nội dung chuyên chở toàn bộ lộ trình Việt Nam đi về hướng bành trướng Đại lục.

Buổi chiều trước khi đoàn Việt Nam rời Thành Đô, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hoài Nam Tử (Qi), Chu Sơn Thanh (Chu Shanqing), Tằng (Zeng)... hát bài ly ca, tạm biệt Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và đoàn tùy tùng về đất dung thân chư hầu.

THỦ TƯỚNG Y TÁ NGUYỄN TẤN DŨNG CƯỜI TRỪ KHI BỊ THỦ TƯỚNG ÚC XỈ NHỤC VÀO MẶT


Ngọc Nhi Nguyễn - Trong cuộc họp báo với Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 03 tại thủ đô Canberra vừa qua, Thủ tướng Úc là ông Tony Abbott thông báo cho ông Dũng biết rằng trong tương lai, Úc sẽ cắt giảm viện trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, và sẽ giảm tới 11 tỷ. Được biết trong quý 2014 - 2015, Úc đã viện trợ cho Việt Nam số tiền là 140 triệu đô la. 

LỆNH TRỤC XUẤT VÀ MƯỜI GIỜ LÀM VIỆC VỚI AN NINH VIÊT CỘNG


Đỗ Trường  - Vậy là 9 năm tôi mới được trở về Việt Nam. Thời gian dài phải ngăn cách với quê hương ấy, nguyên nhân có lẽ bởi bài "Không Cảm Thấy Tự Hào Khi Là Người Việt" của tôi, viết về thực trạng sĩ hão, tự sướng trong cộng đồng người Việt cùng một số nhược điểm của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Và từ đó, tôi không nhận được Visum nhập cảnh vào Việt Nam, dù đã có vài lần đệ đơn. Mãi đến năm 2013, Lãnh sự quán Việt Nam ở Frankfurt/M cấp giấy miễn thị thực có giá trị 5 năm, một cách bất ngờ, khi tôi đặt đơn. Nhưng cảm hứng về nước lúc đó trong tôi không còn nữa. Gần đây do gia đình, bạn bè thúc giục, nên tôi đã đặt vé của hãng hàng không Vietnam Airlines theo lịch trình: Ngày mùng một Tết từ phi trường Frankfurt bay về Hà Nội vào sáng mùng hai Tết Ất Mùi 2015. Ngày 7- 3- 2015 (dương lịch) từ Hà Nội bay vào Sài Gòn. Và ngày 12- 3- 2015 từ Sài Gòn về thẳng Đức.

TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN ÚC TỐ CÁO NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRẦM TRỌNG!


Bài viết của bà Elaine Pearson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, đăng trên báo The Guardian. 
Elaine Pearson * Ngoc Nhi Nguyen  dịch - 
Ông Abbott có thói quen khen ngợi các chính quyền độc tài. Liệu có đối xử khác với Việt Nam? 

Saturday, April 11, 2015

NGUYỄN PHÚ TRỌNG XÁC NHẬN DÂNG HIẾN VIỆT NAM CHO TRUNG QUỐC

Huỳnh Tâm - “…thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ Trung-Việt v.v... Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường trao đổi cấp cao, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau…”

Ngày 07 tháng 4 năm 2015, Tổng Bí thư CPC, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hội đàm cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Chỉ cách đây không lâu vào cuối tháng mười một (11) năm vừa qua,