Monday, January 1, 2024
CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH
Saturday, April 22, 2023
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG PHẦN II– CHƯƠNG 11
Ngày 2-11-1965, ngày giỗ đoạn tang Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Chiến cuộc đã bắt đầu gia tăng. Chỉ một tuần lễ cuối tháng 10-1965 số quân nhân thương vong lên đến 1.600 người, tính trung bình mỗi ngày có 200 quân nhân hy sinh vì chiến cuộc.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG PHẦN II– CHƯƠNG 10
TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay.
Lễ các Thánh (1-11) là một trong những lễ quan trọng của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Đối với Tổng Thống Diệm, ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa và khi còn sinh thời, bao giờ ông cũng sửa soạn từ mấy ngày trước như xưng tội, cầm lòng… và làm một vài việc có ý nghĩa nhất để gọi làm bó hoa thiêng liêng dâng lên Thượng Đế.
Lễ Các Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo mộ đạo là một dịp sống đạo và cầu nguyện cho trở nên Thánh và mỗi ngày sống cho thánh thiện. Lễ này được lập nên để kính các vị Thánh vô danh của giáo hội.
Nói nôm na, cũng tương tự như ngày lễ kỷ niệm các chiến sĩ anh hùng vô danh. Tuy là ngày nghỉ song sáng 1-11, Tổng Thống Diệm phải tiếp Đô Đốc Felt cùng đi với Đại Sứ Cabot Lodge. Ông Nhu đã quá lạc quan và chủ quan. Kể cả trong giờ phút tướng tá họp ở Bộ Tổng Tham Mưu ông vẫn tin vào thế khả năng của mình. Chính vì sự lạc quan và chủ quan này cho nên những người thân cận nhất của anh em Tổng Thống Diệm cũng mắc bệnh lạc quan và chủ quan như vậy. Do đó, 10 giờ sáng 1-11 , Đại Tá Lê Quang Tung (Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt) cũng như Trung Tá khôi (Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Phủ Thống) đã vào Tổng Tham Mưu như thường lệ. Tất nhiên là trong đầu óc họ không đặt một chút hoài nghi nào và cũng vì thế nên không cần báo cáo lên thượng cấp. Các Tướng tá hội họp hàng tuần như vậy là một thông lệ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG PHẦN II– CHƯƠNG 9
DIỄN TIẾN CỦA MỘT CUỘC BINH BIẾN
BA PHIÊN HỌP LỊCH SỬ
Kể từ phiên họp lịch sử tại Câu Lạc Bộ – Bộ Tổng Tham Mưu vào ngày 20-8, các tướng lãnh đã chính thức nhảy vào cuộc. Cũng từ đó, ông Nhu chấp nhận đề nghị của Tướng Đôn để cho các tướng lãnh hội họp hàng tuần để thảo luận và trao đổi ý kiến về các vấn đề quân sự. Đó cũng là cơ hội vàng son giúp cho các tướng có cơ hội ngồi gần nhau mà trước đó họ hoàn toàn phân hóa. Mỗi ông Tướng là một ốc đảo biệt lập, không những không thuận nhau mà còn kình chống nhau vì quyền lợi và địa vị. Bây giờ thì ít nhất mỗi tuần các tướng đều có lý do hội họp mà không ai nghi ngờ gì cả. Đại Sứ Cabot Lodge vẫn bí mật liên lạc với một số tướng lãnh không qua ngả CIA mà do một số Tướng Tá cố vấn Mỹ. Đại Sứ Cabot Lodge trong cuộc gặp gỡ riêng với ông Nhu vào đầu tháng 9 tại Đà Lạt đã đưa ra 2 đề nghị:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG PHẦN II– CHƯƠNG 8
Nếu không có vụ tranh đấu 1963 và nói một cách chung thì Phật giáo chưa có xích mích nào đáng kể đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xích mích có tính cách địa phương xảy ra tại Bình Định vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam chỉ là một tập thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo (vì bản chất của Phật Giáo là phi tổ chức). Tuy vậy Phật Giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương bối cảnh địa dư và nhân sự. Do đó, Phật giáo đã thể hiện rõ rệt qua ba “sắc thái sinh hoạt”: Phật Giáo Miền Nam, Phật giáo Miền Trung và Phật Giáo di cư. Phật giáo Miền Nam gồm Hội Phật Học Nam Việt (Cư sĩ Mai Thọ Truyền và Chùa Xá Lợi), Giáo Hội Tăng Già Việt Nam (Thượng Tọa Thích Thiện Hoa chùa Ấn Quang), Phật Giáo nguyên thủy (nhóm Tiểu Thừa chùa Kỳ Viên) và một số hội đoàn lẻ tẻ khác. Phật Giáo miền Bắc di cư có độ 20.000 người nhưng không tạo thành một cộng đồng. Phần nhiều Phật Tử đã đi di cư với tư cách cá nhân và bằng phương tiện cá nhân. Trong số 200.000 người có vào khoảng 50.000 sống rải rác ở các trại định cư. Khoảng 50.000 người sống tại các thị xã. Còn lại 100.000 người qui tụ tại Sài Gòn. Phật Giáo di cư tại Đô Thành đại cương có thể chia thành hai nhóm, nhóm thuộc chùa Phổ Quang và Nghĩa Trang Bắc Việt (Thượng Tọa Thích Trí Dũng). Nhóm đa số thuộc chùa Từ Quang (Thượng Tọa Thích Tâm Châu).
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 7
CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGƯỜI MỸ
Sau vụ biến cố đẫm máu tại Đài Phát Thanh Huế 4 ngày, ông Nhu đã cho nổ một trái bom làm rung động ngoại giao Mỹ. Khi ông tuyên bố với phái viên tờ Washington Post: “Cho đến lúc này Chánh Phủ VNCH không thấy cần thiết một số cố vấn quân sự quá lớn, cho nên VNCH có thể yêu cầu chính Mỹ cho rút một nửa số cố vấn quân sự Mỹ, tức là chỉ nên duy trì khoảng 7, 8 ngàn là đủ”. (Washington Post 12-5-1963) Cũng vào thời gian này ông Nhu nói với GS Bửu Hội: “Đã đến lúc mình phải xét lại sự hợp tác và viện trợ của Mỹ. Anh có thể giúp tôi tìm sự ủng hộ thân hữu của Pháp và các quốc gia Bắc Phi. Trong tình thế này chúng ta phải đi đến một modus vivendi thỏa ước với Bắc Việt”. Sáng chủ nhật hôm ấy ông Nhu cũng lập lại như vậy với một vài cộng sự viên thân cận. Nhưng ai nấy đều cho rằng con đường mà ông Nhu sắp đi tới nguy hiểm. Nhưng ông Nhu vẫn chủ quan cho rằng kế hoạch Ấp Chiến Lược và đường lối ngoại giao mới qua trục Ba Lê và Á Phi sẽ tạo cho miền Nam đủ tư thế chấp thuận thỏa ước với miền Bắc. Nhưng ông Nhu quên mất rằng với 16000 cố vấn Mỹ và mỗi ngày Mỹ phải chi trên một triệu đô la cho cuộc chiến tại Việt Nam (63) thì không dễ dàng gì Mỹ có thể để cho ông Nhu tự do hành động khác với đường lối của họ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 6
Bà Ngô Đình Nhu có điệu bộ vóc dáng của một minh tinh màn bạc hơn là một phu nhân theo cốt cách Đông Phương. Trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm Bà được suy tụng như một Đệ Nhất Phu Nhân. Chính cái danh xưng này đã không thuận tai và làm cho dân chúng đàm tiếu không ít. Ông Nhu tuy là Cố Vấn chính trị Phủ Tổng Thống nhưng trên danh nghĩa ông không có một vị thế công quyền. Ông Tổng Thống sống đời sống độc thân mà người em dâu được “suy tôn” như Đệ Nhất Phu Nhân thì điều đó quả là chướng tai vì nó không chính danh và hợp với chữ Lễ.
Nhưng từ nguyên do nào đã đưa bà Nhu lên địa vị một người đàn bà “Uy Quyền“, bao nhiêu khách công hầu của chế độ từng ra luồn cúi và coi Bà như một nữ lãnh tụ? Ai phong cho bà Nhu tước vị Đệ Nhất Phu Nhân? Không ai phong cho bà cả. Nếu có thì chỉ có cơ quan Thông Tin thỉnh thoảng qua một vài bản tin, qua bích chương đã “bốc” bà lên hàng tột đỉnh công danh đó.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 5
TỪ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
ĐẾN CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH CẨN
Từ một thế kỷ nay và trên 25 năm qua, Việt Nam trở thành nghĩa địa của những cái chết tức tưởi, vô lý. Song cái chết của một Tổng Thống như ông Ngô Đình Diệm, tất nhiên không phải là một sự vô lý đơn giản như người ta nghĩ. Nó đã được sửa soạn tinh vi, vì làm thế nào để giết một ông Tổng Thống đã cầm quyền 9 năm không phải là một chuyện “tùy hứng”.
NGƯỜI EM ÚT
Quanh cái chết của TT Diệm đầy dẫy những sự vô lý trên nông nổi bi thảm. Sau khi ông chết đi, lại còn bao nhiêu sự vô lý khác. Chữ vô lý ở đây xin được hiểu theo sự suy đoán trong bản chất và tinh thần Việt Nam vốn trọng tình cảm, sự trung hậu va lễ nghĩa.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 4
TỔNG THỐNG DIỆM VÀ CÔNG GIÁO
Chúng tôi đơn cử một thí dụ về “mặc cảm Công Giáo” đối với TT Diệm. Vào lần cải tổ Chính Phủ năm 1961, ông Nhu được ủy thác tìm một nhân vật giữ chức vụ Bổ Trưởng Tư Pháp.
Ông cho mời BS Tuyến bàn luận và ngỏ ý:
– Tôi muốn mời một Luật Sư.
Suy nghĩ một lát, ông nói:
– Giới Thẩm Phán thì có chuyên môn nhưng “Sans caractère politique”. Bác Sĩ Tuyến đáp: Trong hoàn cảnh này, ông Cố Vấn nên chọn người trong giới Thẩm Phán.
Ông Nhu băn khoăn: khó lắm. Ông Sĩ đó cũng là Thẩm Phán. C’est comme çà! BS Tuyến trình bày: Giới Thẩm Phán có nhiều người rất khá.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 3
TRONG THẾ GIỚI CỦA QUYỀN UY VÀ CÔ ĐƠN
CÂU HỎI GIAO DU
Sau ngày đảo chánh, một số đông các sĩ quan thuộc LĐLBPVPTT đều bị bắt giữ. Mấy Sĩ Quan Tùy viên đều phải trả lời một số câu hỏi như: “Có thấy những người đàn bà nào vào phòng riêng của TT Diệm? TT Diệm có “giao du” với bà Nhu không?” Đại Úy Lê Công Hoàn, một sĩ quan tùy viên phục vụ bên cạnh TT Diệm 5 năm đã trả lời trên giấy tờ: “Tôi quả quyết không bao giờ có chuyện như vậy nếu có mà tôi bảo là không tôi xin chịu mất đầu”.
Vậy thì sự tương quan trong nếp sống gia đình thường nhật giữa vợ chồng ông Nhu và TT Diệm ra sao?
TT Diệm ở trong một căn phòng riêng, ngủ trên tấm đi văng gỗ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 2
NGƯỜI SỐNG VÀ NGƯỜI CHẾT
1 giờ 30, Sài Gòn ngái ngủ trong ánh nắng gay gắt. Từng loạt súng nổ làm thức giấc dân Đô Thành. Tin đảo chánh lan truyền trong dư luận từ mấy tháng nay bây giờ đã trở thành sự thực. Nhưng ai làm vụ này và rồi ra sao?
Trong một quán cóc vùng Cống Bà Xếp Lê Văn Duyệt, bốn chàng thanh niên ngồi uống cà phê, nghe ngóng tình hình.
Chàng thứ nhất: Lật đổ đi cho xong, dân chúng chán ngấy rồi. Nghẹt thở quá chịu sao nổi.
Chàng thứ hai: Chuyến này, anh em Quốc Gia có làm nên trò trống gì không. Lúc này, đảo chánh là nguy hiểm.
Chàng thứ ba: Dù thế nào cũng phải duy trì ông Diệm ở vị trí Quốc Trưởng.
Chàng thứ Tư: Đã dẹp là dẹp hết…phải làm mới lại hết, phải thay đổi tất cả.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG – CHƯƠNG 1
MỤC LỤC
TẬP I |
Chương 1: ĐỊNH MỆNH ĐÃ AN BÀI |
|
Chương 2: NGƯỜI SỐNG VÀ NGƯỜI CHẾT |
|
Saturday, June 8, 2019
CHÚNG TÔI HOÀN TOÀN ĐỒNG TÌNH VỚI PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG SINGAPORE, LÝ HIỂN LONG VÀ HƠN THẾ NỮA.
Wednesday, September 12, 2018
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 1
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 2
Cộng sản xuất hiện
Lịch trình phát triển của cộng sản ở Việt Nam, kể từ ngày có những tiểu tổ cộng sản đầu tiên trên đất Việt cho đến ngày toàn thể Bắc Việt nằm dưới chế độ vô sản chuyên chính, có thể tạm chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn là một phong trào đấu tranh thuận theo hoàn cảnh và tình hình lúc bấy giờ. Vì vậy nên mỗi phong trào có một khẩu hiệu, một chương trình giai đoạn và một chiến lược khác nhau. Việc điều khiển từ bên ngoài cũng thay đổi mỗi thời kỳ một khác. Có khi Việt cộng trực tiếp nhận huấn thị từ Moscou hoặc Bắc Kinh, có khi phải thông qua một trạm liên lạc đặt ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bangkok, hoặc Paris. Đại để thì sau mỗi cuộc đấu tranh rầm rộ, hoặc bị khủng bố quá nặng nền, hoặc vì chia rẽ nội bộ, phong trào lại tạm lắng yên trong một thời gian. Sáu phong trào chính, đáng nêu lên là:
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 3
“Đấu chính trị”
Giữa lúc bàn dân thiên hạ đương thất điên bát đảo về thuế nông nghiệp và công thương nghiệp, hai thứ thuế mà dân chúng gọi là “thuế thất nghiệp” thì Việt cộng sửa soạn bí mật và bất thình lình phát động một chiến dịch đại quy mô chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Bắt đầu vào giữa tối 23 tháng Chạp Âm lịch, ngày lễ ông Táo lên chầu trời, vào đầu tháng Hai Dương lịch năm 1953, cuộc khủng bố này có thể ví với cuộc tàn sát Saint Barthélémy trong lịch sử Pháp. Vì Việt cộng sửa soạn rất bí mật và phát động rất bất thình lình nên ngoài đảng viên cao cấp không một ai biết trước kể cả viên chức ngạch trung ương trong chính quyền kháng chiến. Vì cuộc khủng bố này có tính cách hoàn toàn chính trị, nên sau này được dân chúng mạnh danh là “Đấu chính trị”. Chữ đấu bắt nguồn từ danh từ “đấu tranh”, vì Việt cộng giải thích đấy là một cuộc đấu tranh của dân chúng.
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 4
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 5
Sau khi lập xong danh sách tội ác của mỗi địa chủ, những người được chỉ định ra “đấu trường” tố khổ công khai bắt đầu tập dượt vai trò của mình để có thể biểu diễn một cách trôi chảy, trước công chúng và trước người bị “đấu”. Đấu địa chủ là “trò” then chốt của cả chiến dịch, nên cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Y hệt các diễn viên phải tập đi tập lại vai trò của mình trước khi lên sân khấu, những người đứng ra “đấu” cũng phải luyện tập lời ăn tiếng nói bộ điệu của mình cho thật hoàn hảo để khán giả có cảm tưởng là mình chân thật và những tội mình buộc cho địa chủ là có thực. Họ tập dượt về đêm, rất kín đáo, nhưng con cái nông dân thường có dịp thấy bố mẹ vừa xay lúa, giã gạo, vừa lặp đị lặp lại một câu để thuộc lòng. Đóng vai trò “đạo diễn”, cán bộ phụ trách còn bày vẽ dáng điệu và uốn nắn lời nói cho họ. Trong những buổi diễn thử, có một hình nộm bằng rơm đặt ở giữa nhà thay thế cho địa chủ, để những người “đấu” tiến đến sát, đọc thử những lời họ sẽ phải đọc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đội công tác cải cách ruộng đất công bố ngày “đấu”.
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ CUỐI
Chương trình Cải cách ruộng đất vừa thực hiện (năm 1956) và ngay sau khi thiết lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn thì đột nhiên Đảng Lao động tuyên bố là đã phạm nhiều sai lầm mà, theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đảng và đời sống của nhân dân bị tổn thương rất nặng nề”. Vì vậy nên Đảng phát động ngay một chiến dịch “Sửa sai” bắt đầu bằng việc “tự rút lui” của ông Trường Chinh, tổng bí thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng, thứ trưởng phụ trách Cải cách ruộng đất.
Sunday, February 4, 2018
50 NĂM CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN 1968-2018
Sunday, January 7, 2018
NGƯỜI TÙ LƯƠNG TÂM NGUYỄN NGỌC GIÀ
CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, THẦY GIÁO VŨ HÙNG ĐÃ BỊ CON CHÁU BẢ CHÓ BẮT GIAM TÙY TIỆN
CẦN VẠCH RÕ ÂM MƯU BỨC HẠI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NHÀ GIÁO VŨ VĂN HÙNG CỦA BÈ LŨ CÒN ĐẢNG CÒN TIỀN, CHÁU CON BẢ CHÓ
Wednesday, October 12, 2016
TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM VỀ VIỆC BLOGGER MẸ NẤM BỊ CỘNG PHỈ, CON CHÁU TẶC HỒ BẮT GIAM
Sunday, September 18, 2016
THƯ CỦA DÂN BIỂU ED ROYCE VỀ CHÙA LIÊN TRÌ BỊ ĐẬP PHÁ
Saturday, September 17, 2016
TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ KÊU GỌI VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO 82 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Wednesday, September 14, 2016
HIỆN TƯỢNG THÁI BÁ TÂN
Tuesday, September 13, 2016
THÁI BÁ TÂN, KHÔNG THỂ SỐNG TRONG IM LẶNG
Monday, September 5, 2016
HỒ CHÍ MINH – TỪ HÀNH VI MỜI CỐ VẤN MỸ GÁI VÀ THUỐC CƯỜNG DÂM ĐẾN “ĐẠO ĐỨC” CỦA “NGƯỜI”
Saturday, September 3, 2016
GIẤC MƠ BẤT TỬ CỦA TẶC HỒ LÀ CƠN ÁC MỘNG BẤT TẬN CỦA BAO THẾ HỆ NGƯỜI VIỆT
Saturday, August 20, 2016
TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN ĐÃ XUỐNG TAY SÁT HẠI CON GÁI LÊ VŨ ANH NHƯ THẾ NÀO?
Sunday, July 31, 2016
VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Friday, July 15, 2016
XÔN XAO CLIP “NGƯỜI ĐÀN BÀ THÉP” ĐỐI ĐẦU 5 TÊN CÔNG AN CỘNG NÔ LỘNG HÀNH
Saturday, July 9, 2016
TÀU TRƯỜNG XUÂN CHUYẾN HẢI HÀNH ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT CON TÀU NỔI TIẾNG TRONG NGÀY MẤT NƯỚC
Giao Chỉ - San Jose
Một con tàu ngơ ngác ra khơi
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh
Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ).
Tuesday, July 5, 2016
LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ 4 JULY, VỀ HAI TỔNG THỐNG MỸ THÂN CỘNG VÀ MỸ CỘNG
HỌP BÁO CÔNG BỐ NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT: ĐỔ LỖI CHO FORMOSA, CHỮI BỚI "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH"
Sunday, June 19, 2016
MUỐN VUI THÚ ĐIỀN VIÊN CŨNG KHÔNG YÊN
Thursday, June 16, 2016
TẠI SAO VIỆT NAM CÓ TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH UNG THƯ CAO NHẤT THẾ GIỚI?
Wednesday, June 15, 2016
Thursday, June 9, 2016
PHAN THỊ BÉ: MỘT TÌNH BÁO VIỆT CỘNG TRONG VAI MỘT Ả GÁI ĐIẾM LẪY LỪNG ĐẤT VIỆT
Trùm Gái Điếm, Trùm Tú Bà PHAN THỊ BÉ và Trùm Buôn người NGUYỄN PHÙNG PHONG
NGUYỄN PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN MINH CẢNH VÀ NGUYỄN ANH TUẤN 3 TẾN GIÁN ĐIỆP ĐƯỢC CÀI CẮM SANG MỸ |