Wednesday, September 12, 2018

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 1

Giới thiệu tác giả tác phẩm 

Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Trường hợp có hơi bất thường nhưng lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế và phổ biến kinh nghiệm Việt Nam rộng ra khắp thế giới tự do.

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 2


Chương 4
Cộng sản xuất hiện

Lịch trình phát triển của cộng sản ở Việt Nam, kể từ ngày có những tiểu tổ cộng sản đầu tiên trên đất Việt cho đến ngày toàn thể Bắc Việt nằm dưới chế độ vô sản chuyên chính, có thể tạm chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn là một phong trào đấu tranh thuận theo hoàn cảnh và tình hình lúc bấy giờ. Vì vậy nên mỗi phong trào có một khẩu hiệu, một chương trình giai đoạn và một chiến lược khác nhau. Việc điều khiển từ bên ngoài cũng thay đổi mỗi thời kỳ một khác. Có khi Việt cộng trực tiếp nhận huấn thị từ Moscou hoặc Bắc Kinh, có khi phải thông qua một trạm liên lạc đặt ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bangkok, hoặc Paris. Đại để thì sau mỗi cuộc đấu tranh rầm rộ, hoặc bị khủng bố quá nặng nền, hoặc vì chia rẽ nội bộ, phong trào lại tạm lắng yên trong một thời gian. Sáu phong trào chính, đáng nêu lên là: 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 3


Chương 7 

“Đấu chính trị” 

Giữa lúc bàn dân thiên hạ đương thất điên bát đảo về thuế nông nghiệp và công thương nghiệp, hai thứ thuế mà dân chúng gọi là “thuế thất nghiệp” thì Việt cộng sửa soạn bí mật và bất thình lình phát động một chiến dịch đại quy mô chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Bắt đầu vào giữa tối 23 tháng Chạp Âm lịch, ngày lễ ông Táo lên chầu trời, vào đầu tháng Hai Dương lịch năm 1953, cuộc khủng bố này có thể ví với cuộc tàn sát Saint Barthélémy trong lịch sử Pháp. Vì Việt cộng sửa soạn rất bí mật và phát động rất bất thình lình nên ngoài đảng viên cao cấp không một ai biết trước kể cả viên chức ngạch trung ương trong chính quyền kháng chiến. Vì cuộc khủng bố này có tính cách hoàn toàn chính trị, nên sau này được dân chúng mạnh danh là “Đấu chính trị”. Chữ đấu bắt nguồn từ danh từ “đấu tranh”, vì Việt cộng giải thích đấy là một cuộc đấu tranh của dân chúng. 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 4


Chương 12 - Năm bài học 

Khoá chỉnh huấn 1953 - 54 gồm có năm bài học:

Bài thứ nhất: Thái độ học tập 
Bài thứ hai: Lịch sử cách mạng Việt Nam 
Bài thứ ba: Tình hình mới, nhiệm vụ mới 
Bài thứ tư: Tác phong cán bộ và đảng viên 
Bài thứ năm: Cải cách ruộng đất 

1. Thái độ học tập 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 5



Bước 5: Đấu địa chủ 
Sau khi lập xong danh sách tội ác của mỗi địa chủ, những người được chỉ định ra “đấu trường” tố khổ công khai bắt đầu tập dượt vai trò của mình để có thể biểu diễn một cách trôi chảy, trước công chúng và trước người bị “đấu”. Đấu địa chủ là “trò” then chốt của cả chiến dịch, nên cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Y hệt các diễn viên phải tập đi tập lại vai trò của mình trước khi lên sân khấu, những người đứng ra “đấu” cũng phải luyện tập lời ăn tiếng nói bộ điệu của mình cho thật hoàn hảo để khán giả có cảm tưởng là mình chân thật và những tội mình buộc cho địa chủ là có thực. Họ tập dượt về đêm, rất kín đáo, nhưng con cái nông dân thường có dịp thấy bố mẹ vừa xay lúa, giã gạo, vừa lặp đị lặp lại một câu để thuộc lòng. Đóng vai trò “đạo diễn”, cán bộ phụ trách còn bày vẽ dáng điệu và uốn nắn lời nói cho họ. Trong những buổi diễn thử, có một hình nộm bằng rơm đặt ở giữa nhà thay thế cho địa chủ, để những người “đấu” tiến đến sát, đọc thử những lời họ sẽ phải đọc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đội công tác cải cách ruộng đất công bố ngày “đấu”. 

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ CUỐI



Chương 16 - Sửa sai 

Chương trình Cải cách ruộng đất vừa thực hiện (năm 1956) và ngay sau khi thiết lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn thì đột nhiên Đảng Lao động tuyên bố là đã phạm nhiều sai lầm mà, theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đảng và đời sống của nhân dân bị tổn thương rất nặng nề”. Vì vậy nên Đảng phát động ngay một chiến dịch “Sửa sai” bắt đầu bằng việc “tự rút lui” của ông Trường Chinh, tổng bí thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng, thứ trưởng phụ trách Cải cách ruộng đất.