Saturday, November 30, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ - PHẦN 1

Nguyễn Việt Nữ
Nói đến Việt Nam trước, vì lịch sử Lễ Tạ Ơn của người Việt Nam vượt đại dương tìm tự do mới xảy ra từ khi vùng Việt Bắc quê hương Cách Mạng mùa thu 1945 có loại thực vật mọc ken kít, có mùi hôi như Con bọ xít mà cụ Phan Khôi gọi nó là “Cỏ cụ Hồ” hay “Cây Cộng Sản”.

Thursday, November 28, 2013

AI XÚI DẠI HÀ NỘI MANG HIẾN PHÁP RA SỬA, RỒI CHẲNG SỬA GÌ?

Nguyên Châu (Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’.

LUẬT SƯ TRẦN THANH HIỆP: VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIẾN PHÁP – CHỈ CÓ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG



Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp (Danlambao) - Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%.

'QUỐC HỘI KHÓA 13 CÓ TỘI VỚI TỔ QUỐC, VỚI DÂN TỘC'


BBC - Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

Sunday, November 24, 2013

HÔM NAY 24 THÁNG 11 NĂM 2013 KẾT THÚC 30 NGÀY QUỐC TANG ĐỨC TĂNG THỐNG THÁI LAN, SOMDET PHRA NYANASAMVARA

Du khách được khuyên không nên mặc quần áo quá sặc sỡ trong thời gian để tang vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvara.
Báo chí Thái Lan cho biết Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara đã viên tịch vào đêm 24.10, hưởng thọ 100 tuổi. Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới từng tôn vinh Đức Tăng thống Thái Lan là “lãnh tụ lão Tăng thế giới” hồi năm 2012.

Sunday, November 17, 2013

VIỆT NAM ĐẮC CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: ĐIỀU KHÔNG THỂ NÀO HIỂU ĐƯỢC

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Saturday, November 16, 2013

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Phần 1

TIẾN SĨ PETER D. SANTINA 
TỲ KHEO THÍCH TÂM QUANG DỊCH
[01]

ÐẠO PHẬT - MỘT NHÃN QUAN HIỆN ÐẠI
Chúng tôi xin trình bày phần nền tảng Phật Pháp trong mười hai bài thuyết trình nói về cuộc đời Ðức Phật, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Nghiệp, Tái Sinh, Lý Nhân Duyên, Tam Tướng pháp và Ngũ Uẩn. Trước khi đi vào loạt bài giảng, chúng tôi muốn nêu lên đây cách trình bày Phật Giáo theo phép phối cảnh. Tùy theo dân tộc và văn hóa khác nhau, người ta hiểu Phật Giáo một cách khác nhau, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phương và quan điểm truyền thống Á Ðông đối với Phật Giáo. Cách nghiên cứu theo nguyên tắc phối cảnh này hữu ích bởi vì khi chúng ta hiểu được cách nhìn của mỗi dân tộc có văn hóa khác nhau về một số điều nào đó, chúng ta mới thấy được sự hạn chế hay tính chất một chiều trong cách nhìn của chúng ta.

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Phần 2

TIẾN SĨ PETER D. SANTINA
TỲ KHEO THÍCH TÂM QUANG DỊCH
 [04]

BÀI VII - HUỆ (TRÍ TUỆ)

Trong bài nầy, chúng ta sẽ kết thúc việc nghiên cứu tổng quát về Bát Chánh Ðạo. Trong hai bài trước, chúng ta đã nghiên cứu về Giới (Ðạo Ðức) và Ðịnh (Phát triển tinh thần). Ngày hôm nay, chúng ta nói đến nhóm thứ ba tức là nhóm Huệ (trí tuệ). Tại đây và trong thời gian qua, chúng ta có cơ hội thảo luận về Tứ Diệu Ðế.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY - HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần 1


LỜI NGƯỜI DỊCH
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, những căn bệnh thế kỷ gây nên những tệ nạn xã hội ngày càng bành trướng khắp nơi. Nguyên nhân của những tệ nạn xã hội này là do tâm con người không được huấn luyện, không loại bỏ được những ô trược cố hữu tham, sân si. Nếu nhân loại không thức tỉnh, cá nhân, gia đình và xã hội chúng ta ngày càng phải đối phó với những khó khăn hết sức nghiêm trọng.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY - HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần 2

HÒA THƯỢNG K. SRI DHAMMANANDA
THÍCH TÂM QUANG DỊCH

NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG HÔN NHÂN
Hầu hết ngày nào chúng ta cũng thấy người ta phàn nàn về hôn nhân của họ. Giới trẻ đọc tiểu thuyết lãng mạn và xem các phim ảnh lãng mạn, thường kết luận hôn nhân là một thảm hoa hồng. Đáng tiếc thay, hôn nhân không ngọt ngào như người ta tưởng. Hôn nhân và những vấn đề của hôn nhân tương quan mật thiết với nhau và ta phải nhớ khi thành lập gia đình ta phải đương đầu với một số vấn đề và trách nhiệm mà ta chưa từng biết và trải qua trước đó.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần Cuối

NGHIỆN RƯỢU

Nghiện rượu là bệnh kinh niên gây nên tinh thần hỗn loạn. Đặc điểm của bệnh này là bởi uống rượu hoài hoài quá mức thông thường.
Từ ngữ 'nghiện rượu' rất khó để định nghĩa vì con người có những phản ứng khác nhau với rượu và cách thức họ dùng nó. Thường từ 10 đến 15 năm ưống năm ly hay hơn một ngày (ít hơn với phụ nữ) thì một người phát triển triệu chúng của người nghiện - đó là sự suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và các quan hệ xã hội của người đó. Thực chất, nghiện rượu không thể đo lường bằng số lượng rượu uống nhưng mà là cách thức người ấy uống để đối phó với khó khăn đời sống và hậu quả ảnh hưởng đến hạnh phúc vật chất con người.

Friday, November 15, 2013

BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM VỪA LÉN LÚT THỪA NHẬN HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI”?

(Chinhphu.vn) – Đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris (Pháp), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đặc biệt đánh giá cao Hồ sơ về đại thi hào Nguyễn Du vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam và cả khu vực.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”, đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 “Danh nhân Văn hóa thế giới” là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

TÁC GIẢ: TỔ SƯ TÔNG KHÁCH BA
Giới thiệu: Lược giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
-Anh ngữ: Dr. Alexander Berzin-Dịch kệ: 
Hồng Nhu - Tổ sư Tông Khách Ba

Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) nhầm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Điều này cần một sự chân thành hoàn toàn. Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ của Ngài bởi năng lực của xu hướng trong sạch của tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) của Ngài. Tất cả những phẩm chất và những sự đạt được của Ngài tùy thuộc vào động cơ giác ngộ ấy. Để đạt được cùng sự chứng ngộ của Ngài, chúng ta cần phải nguyện cầu để phát triển một tâm niệm như thế của chính mình nhiều tối đa và để có sự tăng trưởng chưa từng có của điều ấy.

BỆNH TÂM THẦN VÀ THIỀN ĐỊNH

Tác giả: Dr. Dhananjay Chavan
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định và sự liên hệ giữa hai đề tài nầy.Các chuyên gia về sức khoẻ thể chất và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với một người bình thường họ sẽ rất bối rối.

ẤN ĐỘ VÀ PHẬT THÍCH CA

TÁC GIẢ: WILL DURANT
CHƯƠNG I - I. ĐẤT ĐAI: TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ-

Phát kiến Ấn Độ lần thứ nhì – Nhìn qua trên bản đồ – Ảnh hưởng của khí hậu
Đây là một bán đảo mênh mông rộng trên năm triệu cây số vuông, lớn gấp hai chục lần xứ Grande Bretagne, ba trăm hai chục triệu dân[1], nhiều hơn toàn thể châu Mỹ (Nam và Bắc), và bằng một phần năm dân số thế giới, nền văn minh trên bán đảo phát triển điều đặn lạ thường từ thời Mohenjo-daro (-2900 hoặc sớm hơn nữa) cho tới thời Gandhi, Raman và Rabindranath Tagore, dân chúng hiện còn theo đủ các tín ngưỡng có thể tưởng tượng được, từ hình thức sùng bái ngẫu tượng của các dân tộc dã man tới một hình thức phiếm thần giáo tế nhị nhất, duy linh nhất, các triết gia của họ đã đưa ra đủ các triết thuyết về chủ đề nhất nguyên, từ các thuyết Upanishad[2] xuất hiện tám thế kỉ trước Ki Tô tới thuyết của triết gia Sankara, sống sau Ki Tô tám thế kỉ, các nhà bác học của họ ba ngàn năm trước đã làm cho khoa thiên văn tấn bộ và hiện nay được giải thưởng Nobel, làng mạc của họ được tổ chức theo những qui tắc rất dân chủ đã có từ thời xửa thời xưa, không ai nhớ từ hồi nào nữa, kinh đô của họ đã được các minh quân Açoka[3] và Akbar[4] cai trị, vừa sáng suốt vừa nhân từ, các người hát rong của họ đã ngâm những thiên anh hùng ca cổ như anh hùng ca của Homère, còn các thi sĩ của họ hiện nay được khắp thế giới đọc, các nghệ sĩ của họ đã xây cất từ Tây Tạng đến Tích Lan, từ Cao Miên đến Java những đền vĩ đại để thờ các thần linh Ấn Độ, và đã chạm trổ hàng chục hàng trăm lâu đài cung điện tuyệt đẹp cho các vua chúa. Đó là xứ Ấn Độ mà hiện nay nhiều người đang gắng sức kiên nhẫn nghiên cứu để phát lộ cho người phương Tây thấy một thế giới mới của trí tuệ mà khỏi tự hào rằng trên địa cầu chỉ có họ mới văn minh.

BÍ ẨN VỀ TIỀN KIẾP, HẬU KIẾP - PHẦN 2

CHƯƠNG 5
Con Ranh Con Lộn Là Gì?
Trong dân gian (Việt Nam) con ranh, con lộn là tiếng để gọi con cái sinh ra khó nuôi, thường khi sanh ra vài tháng lại chết. Đặc biệt những người mẹ có con trong trường hợp nầy rất mau có thai trở lại, nhưng khi sanh đứa con thứ hai thì đứa bé nầy cũng èo ọt, đau ốm hoặc lại chết. Thường khi phải 3 hay 4 lần xảy ra như vậy. Có nghĩa rằng người mẹ khốn khổ nầy phải chịu đau khổ vì những đứa con sinh ra đều chết và đôi khi sự chết của người con xảy ra cùng trong khoảng một thời gian nào đó giống nhau.

ĐẠO PHẬT VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Tác giả: Ven. Dr K. Sri Dhammananda
Phần I LỜI NGƯỜI DỊCH

Đạo Phật có phải là một tôn giáo không? Một số người khi nghe nói đến đạo Phật thì nghĩ rằng tư tưởng và hành động của tôn giáo này yếm thế, thiếu tích cực vì hình dung đến các thầy tu tham thiền nhập định, ẩn dật tại các chùa chiền hẻo lánh trên núi cao rừng thẳm. Thiển kiến trên đây hoàn toàn sai lầm, không đúng với thực tế. Đạo Phật tuy là một tôn giáo nhưng khác hẳn với các tôn giáo khác. Đạo Phật lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới.

ÁNH SÁNG TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO


LỜI  GIỚI  THIỆU
Kỳ xuất bản cuốn sách này lần thứ nhất, phát hành năm 1885 trên trang đề tựa được miêu tả như sau: “Một luận văn dành riêng cho những ai chưa hiểu biết về Minh Triết Ðông Phương và muốn hấp thụ ảnh hưởng của nó [1]”. Nhưng chính cuốn sách này lại mở đầu như sau : “Những qui luật này được viết ra để cho tất cả các hàng đệ tử”. Dĩ nhiên lời miêu tả sau cùng thì rõ ràng và đúng hơn, trong đoạn lược sử của sách. Bản nguyên tác của sách hiện nay là do Chơn Sư Hilarion đọc cho bà Mabel Collins viết, khi bà ở trong một trạng thái thụ động như một đồng tử. Bà là một mệnh phụ rất quen thuộc trong giới Thông Thiên Học; bà đã một lần cộng tác với bà Blavatsky trong việc làm chủ bút tờ báo Lucifer. Chơn Sư Hilarion nhận được bản nội dung sách này chính tự tay Sư Phụ của Ngài, tức là Đấng Cao Cả mà các sinh viên Thông Thiên Học một đôi khi gọi Ngài là Ðức Vénetian, nhưng Ðức Vénetian cũng chỉ soạn thảo một phần của sách mà thôi. Sách này đã trải qua ba giai đoạn mà chúng ta hãy lần lượt ghi như sau:

Thursday, November 14, 2013

10 MẨU CHUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 1: KHÔNG NƯỚC KHÔNG TRĂNG

 "Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, nhưng vẫn chưa đạt được gì cả. Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. 

Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn - và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ:

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 2

Tác giả: Osho
Câu truyện thiền số 2: TRANH LUẬN TÌM MỘT CHỖ TRỌ QUA ĐÊM
Theo truyền thống Thiền Nhật Bản ngày xưa, những tăng sĩ đi vân du khắp nơi, nếu muốn ngủ trọ qua đêm ở một ngôi chùa hay tịnh xá nào, đều phải thắng cuộc tranh luận tay đôi với vị sư thường trụ Ở đó. Nếu không thắng được,vị du tăng đó phải đi, không được phép ở lại, dù chỉ có một đêm.
Câu truyện xảy ra tại một ngôi cổ tự phía bắc Nhật Bản. Trụ trì ngôi chùa đó là hai anh em một nhà sự Người anh rất thông thái, biện luận vô cùng thiện xảo, còn người em lại ngớ ngẩn, lù khù và còn chột một mắt.

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 3

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 3: THẾ À!
"Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.
Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo cô con gái về lai lịch tình nhân của cộ Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Ha kuin.
Tin xấu đồn ra nhanh chóng. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng lên chùa và mắng xối xả vào mặt Hakuin. Khi họ dứt lời, Hakuin chỉ thốt hai tiếng "Thế à!"

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 4

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 4: NGƯỜI CHẾT KHÔNG TRẢ LỜI
"Thiền Sư Mamiya là một đạo sư nổi tiếng. Nhưng trước kia khi ngài còn cầu pháp dưới sự chỉ đạo của Sư Phụ, ngài đã bị chất vấn phải giải đáp thế nào là "tiếng vỗ một bàn tay?" Mặc dù Mamiya đã ngày đêm gia công thiền quán về câu hỏi đó, Sư Phụ vẫn không hài lòng và đã rầy Mamiya: "Ngươi không chuyên tâm cần cầu tu học gì cả. Ngươi dính mắc nhiều quá vào lợi dưỡng, danh vọng- và nhất là vào 'tiếng vỗ một bàn taỵ' Tốt hơn hết là ngươi nên chết quách đi cho xong."
Lần khác, Mamiya lên gặp Sư Phụ và khi được hỏi về công án đó, Mamiya lăn quay ra đất, thẳng cẳng giả bộ như người chết.

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 5

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 5: NGÓN TAY GUTEI
"Thiền Sư Gutei hay giơ ngón tay trỏ lên mỗi lần Sư giảng về thiền.
Một thiền sinh trẻ khi thấy Sư giơ ngón tay trỏ lên thì cũng bắt chước giơ theo như vậy; lâu dần thành thói quen. Một hôm, Sư Gutei nghe nói đến chuyện như vậy, đến ngay thiền sinh đó nhằm lúc thiền sinh này vừa đưa ngón trỏ lên. Sư liền nắm lấy ngón tay trỏ đó chặt nghiến, vứt đi. Chàng thiền sinh đó la hét vang trời, chạy trối chết. Sư quát lớn, "Đứng lại!" Chàng thiền sinh đó đứng sững, quay đầu lại.. Sư giơ ngón tay trỏ lên. Thiền sinh bất giác theo thói quen, cũng giơ ngón tay trỏ của mình lên. Nhưng đến khi nhìn xuống thì... Thiền sinh đai. ngộ, sụp xuống lễ Thầy. "

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 6

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 6: SAO NGƯƠI KHÔNG VỀ NGỦ ĐI ?
"Thiền sinh Tokusan, chiều chiều thường vẫn đến nhà Sư Phụ là Thiền Sư Ryutan để vừa đàm đạo vừa nghe Thầy giảng dạy. Một đêm đã khuya lắm rồi mà Tokusan vẫn còn nhiều điều muốn hỏi Thầy..
Thiền Sư Ryutan bảo:
"Đêm đã xuống lâu rồi, sao ngươi không về ngủ đỉ"
Tokusan cúi đầu chào Thầy, vén màn cửa đi ra, nhìn bên ngoài rồi quay lại nói:
"Sư Phụ, bên ngoài trời tối đen như mực. "
"Thì ngươi cầm cây nến này!"

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 7

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 7: ÔNG PHẬT MŨI ĐEN
"Có một Ni cô trên đường tìm chân lý đã chắt chiu nhờ thợ đúc riêng cho Ni cô một tượng Phật nhỏ cỡ chừng gang tay bằng gỗ ngoài thếp vàng. Tượng Phật đó rất đẹp và Ni cô rất trân quí; đi đâu cũng mang theo, và còn đốt hương cúng dường cho Phật nữa.
Năm tháng trôi qua, Ni cô vẫn luôn mang vác tượng Phật trên vai đi khắp nơi. Một ngày kia, nghĩ mình cũng lớn tuổi rồi, Ni cô dừng chân lại một ngôi chùa nhỏ miền quê; nhưng chùa này lại có rất nhiều tượng Phật lớn nhỏ. Mỗi vị Phật đều có bàn thờ riêng cả. Nhìn lại pho tượng Phật nhỏ xíu của mình, Ni cô thấy trong lòng ái ngại qúa. Ở nhờ chùa người ta nên khó lập bàn thờ riêng cho Phật mình, Ni cô đành phải thờ ké bàn thờ vậy.

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 8

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 8: NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN
"Thiền Sư Seistsu kêu gọi tín đồ đóng góp để xây một thính đường mới rộng lớn hơn vì số lượng người đến nghe pháp quá đông; giảng đường hiện tại không đủ sức chứa.
Umezu, một thương gia giàu có, hiện diện tại buổi kêu gọi ủng hộ đó, cúng dường 500 đồng tiền vàng. Ông ta mang tiền dến đưa tận tay Thiền Sư Seistsu và Thiền Sư nói: "Được rồi, tôi nhận. Để đó đi!"
Umezu đưa túi tiền vàng cho Thiền Sư, nhưng ông ta không được vui mấy với thái độ dửng dưng của Thiền Sư Seistsụ Số tiền 500 đồng tiền vàng rất lớn, vì thời đó, người ta có thể sống cả năm trời chỉ với 3 đồng tiền vàng mà thôi; thế mà Thiền Sư lại chẳng nói một câu cám ơn nào.

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 9

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 9: MỘT TRIẾT GIA HỎI PHẬT
Ngày kia, có một triết gia đến hỏi Phật:
"Bạch Đức Thế Tôn, không nói, không phải là không nói, Ngài có thể cho con biết sự thật không?"
Đức Phật im lặng.
Ông triết gia kia đảnh lễ Phật và xưng tán rằng: "Với ánh sáng đại bi đại trí của Phật chiếu soi tâm con, con đã đoạn trừ được mê vọng và bước vào chánh đạo."
Ông triết gia ra về rồi, ngài A Nan bèn bạch Phật:
"Bạch Đức Thế Tôn, triết nhân kia đã đạt tới những gì?"
Phật trả lời:

10 MẨU TRUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ 10

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 10: NỤ CƯỜI NINAKAWA
"Ninakawa đang hấp hối trên giường bệnh. Sự sống đang mất dần. Thầy của Sư là Thiền Sư Ikkyu đến thăm và hỏi:
"Ta biết ngươi đang chịu đựng cơn đau ghê gớm. Ta giúp được gì cho ngươi?"
"Con đến không đem theo vật gì, ra đi cũng không mang theo gì, ngài giúp được gì cho con?" "Nếu thực sự ngươi nghĩ "Có Đến, Có Đi" thì ta sẽ chỉ cho ngươi con đường "Không Đến, Không Đị" Những lời nói đó đã đưa Ninakawa vào cõi Chân Không vô cùng vô tận với nụ cười giải thoát trên môi." Chết là mục tiêu tối hậu. Chết là đỉnh cao cuối cùng mà con người phải chạm tới, giáp mặt và vượt quạ Ngay lúc Thần Chết đến gõ của nhà bạn, tất cả mọi sự việc đều đã phải sẵn sàng.

Wednesday, November 13, 2013

BÁC SỸ RỪNG, THAY VÌ CẮT RUỘT THỪA LẠI CẮT NHẦM RUỘT GIÀ KHIẾN BỆNH NHÂN TỬ VONG

Sau gần hai mươi ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương (TW) Huế, chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong. Trước đó, ngày 22/10, chị được chuyển vào từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới  trong tình trạng hết sức nguy kịch do nhiễm trùng đường ruột nặng.

VÕ NGUYÊN GIÁP - CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ GIÁ BÁN NƯỚC

KẺ CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ GIÁ BÁN NƯỚC
Nguyễn Việt Nữ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lìa đời ngày 4 tháng 10 năm  2013, hưởng thọ103 tuổi, là cây cổ thụ cuối cùng của nhà Hồ,  được Trung ương Đảng làm lễ Quốc-tang - Rồi thành Quốc-nhục khi Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đến Hà Nội vào cuối 2 ngày Đại lễ Quốc-tang, chưa nói đến. 
Vấn đề cần nói hơn là nỗi Quốc -nhục đó là hậu quả của lý tưởng “Chiến thắng bằng mọi giá, kể cả giá bán nước” nguồn gốc từ tội phản bội tổ quốc lần đâu tiên, năm 1946, của thầy trò Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam.

THẬT MỈA MAI! VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 184/192.  Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài nóng.

KIM JONG ỦN CÔNG KHAI XỬ TỬ 80 NGƯỜI VÌ XEM PHIM HÀN QUỐC

Từ đầu tháng 11/2013 đến nay, Triều Tiên đã hành quyết công khai khoảng 80 người vì đã xem nhiều chương trình truyền hình Hàn Quốc, một hành vi bị nghiêm cấm tại Triều Tiên.






Nữ ca sĩ Hyon Song-wol, bạn gái cũ của ông Kim Jong-un
 cùng hơn 10 diễn viên nổi tiếng khác của Triều Tiên 
đã bị xử bắn vào ngày 20/8 vì tội sản xuất phim khiêu dâm
Báo Hàn Quốc Jungang Ilbo ngày hôm qua dẫn nguồn tin riêng cho biết, tại bảy thành phố ở Triều Tiên kể từ đầu tháng 11 đến nay đã hành quyết tổng cộng 80 người.
 
Về cơ bản án tử hình thực hiện với những tội nhân đã xem các chương trình truyền hình, phim nhiều tập Hàn Quốc qua các băng DVD hay USB được lén lút mang vào Triều Tiên và có hành vi vô đạo đức, trong đó có phát tán hình ảnh khiêu dâm và đánh bạc.

Sunday, November 10, 2013

KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Tác giả: HT. Thích Trí Tịnh dịch
Quán Vô Lượng Thọ kinh (zh. 觀無量壽經, sa. Amitāyurdhyāna Sūtra) là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.

KINH DI LẶC HẠ SANH THÀNH PHẬT

Tác giả: Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh

Ta nghe như vầy. Một thuở nọ, đức Bạc Già Phạm ở tại núi Thứu Phong, trong thành Vương Xá, cùng với các bậc đại Bồ Tát đều câu hội đông đủ. 
Khi ấy, đại trí Xá Lợi Tử là bậc tối thắng trong hàng pháp tướng, vì nặng lòng thương cõi thế gian, nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai bên hữu, và gối bên mặt quỳ xuống sát đất, chắp tay cung kính mà bạch Phật rằng: 

Saturday, November 9, 2013

VIẾNG ĐÁM TANG CỤ ÔNG TÔN THẤT TẦN - NGƯỜI BỊ HỒ CHÍ MINH VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BỎ TÙ 32 NĂM KHÔNG XÉT XỬ

Châu Văn Thi - Được tin nhạc phụ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo là cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời, chúng tôi tất tả đi viếng đám tang của cụ ông ở chùa Đại Giác, Phú Nhuận. Sau khi thắp hương xong cho cụ, chúng tôi có ngồi nói chuyện với gia đình. Bà Tôn Nữ Giáng Tiên cho biết ông là một trong những người tù lâu năm nhất dưới chế độ cộng sản. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn còn minh mẫn đến những ngày cuối đời nhưng từ lâu ông đã không còn màng chuyện thế sự...

AI THỐNG TRỊ VIỆT NAM NGÀY NAY? ĐẢNG CỘNG SẢN HAY LÀ HÁN NGỤY?


Bài viết của GS Stephen B. Young. Ông qúa thấu hiểu VN và cũng như sử Việt nói chung nên bài của ông qúa chi tiết mà một người VN chúng ta chắc chưa có một bài tương tự. Nhờ phổ biến rộng đến từng tầng lớp dân tại VN/ PQA.

Ông Young, người Hoa Kỳ, Luật sư, nói tiếng Việt, có vợ là người Việt, đã sang VN nhiều lần. Đọc kỹ bài viết, mọi người sẽ thấy cách hành văn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt, tuy rất kinh điển và rành lịch sử Việt Nam.

CHUYỆN VỀ CỤ TÔN THẤT TẦN, NGƯỜI BỊ CỘNG SẢN CẦM TÙ 30 NĂM, QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN


Cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời hôm 4/11/2013 tại Sài Gòn, hưởng thọ 96 tuổi. Cụ ông Tôn Thất Tần sinh năm 1918 trong một gia đình hoàng tộc tại Huế, từng bị chế độ CS bỏ tù với thời gian kỷ lục lên đến 30 năm tù vì tội danh có tên 'phản cách mạng'.
Được xem một trong những người tù cộng sản phải chịu án lâu nhất tại Việt Nam, trong suốt thời gian từ năm 1946 đến 1976, cụ ông Tôn Thất Tần đã phải trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất tại miền Bắc. 
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên, người tù Tôn Thất Tần được mệnh danh là "Jean Valjean gọi bằng cụ" vì sức chịu đựng ghê gớm với thời gian ở tù kỷ lục. Chúng tôi xin trích đăng lại chương 38 ĐÊM GIỮA BAN NGÀY CỦA Nhà Văn Vũ Thư Hiên, để quý độc giả có them thông tin về người tù mà "Jean Valjean gọi bằng cụ" này: Cụ TÔN THẤT TẦN

THẢM SÁT HUẾ MẬU THÂN 1968, TỘI ÁC TÀY TRỜI CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGUYỄN PHÙNG PHONG: TRÙM BUÔN NGƯỜI VÀ KINH DOANH THÂN XÁC PHỤ NỮ ĐỘI LỐT "CỰU TỬ TÙ, CỰU ĐẠI ÚY ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG BIỆT KÍCH MỸ"

NGUYỄN PHÙNG PHONG, Chủ Động Mãi Dâm 
BÌNH PHONG một trùm buôn người và kinh doanh 
thân xác phụ nữ với thâm niên 17 năm buôn người ở 
Cambodia đã buôn bán hơn 360 cháu gái vị thành 
niên Việt Nam vào các động mại dâm khắp Châu Á
Kính thưa vị,
Kính thưa quý thân hữu cùng quý chiến hữu,

Từ năm 2006 trở lại đây, trên môt số trang mạng xuất hiện một số bài viết ký tên là cựu đại úy biệt kích Mỹ, cựu tử tù trại A 20 Xuân Phước, cũng như một số bài trả lời phỏng vấn trên các báo đài của người Việt hải ngoại mà người trả lời phỏng vấn cũng xưng danh là cựu đại úy Biệt Kích Mỹ Nguyễn Phùng Phong . Gần đây Liên Hội Chiến Sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (LHCSVNCH) lại nhân được yêu cầu của Tiến Sỹ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy Ban Cứu Trợ Thuyền Nhân Boatpeople SOS, xin cứu giúp một đại úy mũ xanh đã tỵ nạn chính trị ở Cambodge suốt 17 năm xin được tái định cư theo diện tỵ nạn chính trị. Chúng tôi đã liên lạc với Nha Kỹ Thuật Sở Liên Lạc để sưu tra hồ sơ của đại úy biệt kích Nguyễn Phùng Phong, sinh năm 1947, nguyên đại đội trưởng một đại đội Biệt Kích Mỹ, tùng sự tại căn cứ Biệt Kích thuộc đồn biên phòng An Khê, theo hồ sơ do Tiến Sỹ Nguyễn Đình Thắng chuyển đến nhờ trợ giúp, chúng tôi cũng đã liên lạc được với hầu hết anh em biệt kích quân cũng như sỹ quan biệt kích hiện đang định cư tại Hoa Kỳ để sưu tra hồ của viên đại úy mũ xanh này hầu có thể can thiệp với Cục di trú Hoa kỳ cho trường hợp này, nhưng rất tiếc là trong văn thư lưu trữ của Nha Kỹ Thuật, Sở Liên Lạc không hề có tên Nguyễn Phùng Phong là đại úy biệt kích hay chỉ là biệt kích quân. Lực lượng biệt kích Mỹ tại Việt nam cũng không đông, nên anh em hầu như biết nhau hết, nhưng cũng rất tiếc là không có anh em biệt kích nào từng nghe tên Nguyễn Phùng Phong trong lực lượng biệt kích.
 .

Friday, November 8, 2013

HỒI KÝ KẺ BỊ KHAI TRỪ CỦA NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 1

Giáo Sư, Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường
1      2     3      4      5      6
LỜI DỊCH GIẢ
Cuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008 [*]. Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng Việt và phổ biến. Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch chưa được thoát. Mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ được hai giới quan tâm: 

HỒI KÝ KẺ BỊ KHAI TRỪ CỦA NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - KỲ 2

1      2     3      4      5      6
PHẦN HAI: MỎM ĐÁ TARPEIENNE
CHƯƠNG 1: VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Về đến Hà Nội, tôi tràn ngập trong “vinh dự”. Khoa Trưởng của trường Luật, một trường đang chết, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm, giáo sư phụ trách việc giảng dạy về Văn Chương Pháp, thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng thời cũng nằm trong ban bí thư của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, thành viên của Hội Huynh Đệ Việt – Pháp, Hội Huynh Đệ Liên Xô - Việt Nam, thành viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới, chủ tịch sáng lập Câu Lạc Bộ Đoàn Kết Trí Thức… Đó là những “vinh dự” mà tôi mang, đủ để in đầy hai mặt của tấm danh thiếp.