Tuesday, December 31, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ - KỲ IV


Nguyễn Việt Nữ

Mùa Lễ Tạ Ơn từ tháng 11 Dương Lịch mà sang mùa Lễ Giáng Sinh tháng 12 cũng chưa xong vì còn tìm hiểu “trái bom nguyên tử mới nổ từ Vatican sẽ có hậu quả Chiến tranh hay Hòa bình cho nhân loại?”.

Trước khi trả lời, chúng tôi muốn vinh danh một vị Linh Mục Việt Nam trực thuộc hệ thống Vatican, nhưng lời ăn tiếng nói chắc chắn đem lại Hòa bình hơn hai vị đương kiêm Giáo Hoàng tại Tòa Thánh Vatican nhiều.

Saturday, December 28, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT MỸ - PHẦN 3

Nguyễn Việt Nữ

Hồ Chí Minh khi cướp chính quyền từ tay Bảo Đại tháng 3 năm 1945; làm Cách Mạng mùa thu tháng 8 kêu gọi đoàn kết chống Pháp, bài trừ thực dân phong kiến;   đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 nên lúc ấy phần đông ai cũng ủng hộ, nhất là trí thức.

NGUỒN GỐC TU HÀNH CỦA PHẬT

Thời thuyết pháp hôm nay tôi đặt nặng về sự tu hành nên hơi khô khan. Nhưng chúng ta chịu khó lắng nghe thì sẽ được nhiều lợi ích thiết thực. Căn cứ phẩm thứ nhất trong kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn-thù hỏi Phật về nguồn gốc tu hành của Thế Tôn. Đức Phật trả lời, vì vậy đề tài hôm nay là Nguồn gốc tu hành của Phật.

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO BÌNH ĐẲNG TỰ DO TUYỆT ĐỐI

Hôm nay chúng tôi sẽ nói về đề tài Đạo Phật bình đẳng tự do tuyệt đối. Có nhiều người thắc mắc đạo Phật bình đẳng, nhưng trong chùa người tu sau gặp những thầy tu trước phải quì lạy, như vậy là mâu thuẫn rồi.

THẾ GIAN CHÚ TÂM VÀO VIỆC NHỎ, BỎ VIỆC LỚN

Đề tài tôi nói hôm nay rất bình dân Người đời việc ít quan trọng dồn hết tâm lực lo, việc tối quan trọng lại lơ là.
Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này, đều do không sáng suốt nên thường lầm lẫn, những điều không quan trọng hay ít quan trọng, chúng ta dồn hết tâm lực để lo, còn những điều tối quan trọng lại không để ý, không màng tới. Tôi sẽ tuần tự giảng giải điều này cho tất cả thấy rõ.

Wednesday, December 25, 2013

NGƯỜI MĨ GỐC VIỆT BỊ KHỦNG BỐ NGAY KHI ĐẶT CHÂN VỀ ĐẾN SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT


Tường thuật của một người Mỹ gốc Việt về Việt Nam thăm mẹ đau nặng. Anh được cấp giấy thông hành vào Việt Nam, nhưng khi đến phi trường Tân Sơn Nhất thì công an VC giữ lại và bị trục xuất.

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN 1

Bảo Ân
Bản án
Quyết định không nhận chức Khu trưởng Khu 7 của Bảy Viễn là một bất ngờ lớn đối với Thường vụ Nam bộ. Muốn giữ Bảy Viễn chỉ có nước rút lại quyết định giải thể tổ chức Bình Xuyên. Nhưng điều này không thể nhân nhượng được vì Pháp đã quyết tâm biến Bình Xuyên thành đồng minh và đang tiến tới lập chiến khu quốc gia theo chỉ thị của Cao ủy Émile Bollaert. Vậy giải quyết rắc rối này như thế nào đây? Thường vụ Nam bộ họp khẩn ngay trong đêm đó. Có hai ý kiến trái ngược nhau: Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Phó thủ tịch ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ chủ trương bắt Bảy Viễn đưa ra tòa án tối cao xét xử, ông nói:

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN 2

BÍ MẬT CHẾT NGƯỜI
Chi đội trưởng Chi đội 7 Hai Vĩnh đang họp với Khu trưởng Nguyễn Bình thì được điện khẩn của Trịnh Văn Tài, chi đội phó Chi đội 7, báo tin vừa bắt được Phán Huề.


Hai Vĩnh liền trình bày sự kiện quan trọng này cho Nguyễn Bình:

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN CUỐI

THIẾU TƯỚNG BẢY VIỄN
Giải tỏa được con lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu vào năm 1951, tướng Bondis, Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam vui mừng vô kể.

Vì việc giải tỏa con đường quan trọng này khởi sự từ năm 1949 dưới thời tướng De la Tour, kéo dài qua thời tướng Chanson và hoàn thành thời tướng Bondis - một công trình kéo dài đến ba nhiệm kỳ trong ba năm.

Tuesday, December 24, 2013

PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Hòa thượng Narada
"Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Trung Bộ Kinh

GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT

TỲ KHEO BODHICITTO
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài, trở thành các tu sĩ nam và nữ hoặc các đệ tử cư sĩ. Trong một thời gian dài như thế và với rất nhiều đệ tử có nhiều nguồn gốc khác nhau, Ngài đã để lại một kho tàng các lời giảng quý báu với nhiều chủ đề, công dụng khác nhau. Tuy nhiên, cốt tủy của các lời giảng đó lúc nào cũng giống nhau:

TÓM TẮT CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Tỳ khưu Dhammika
Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp)của Bhikkhu Dhammika.
---*---
Hỏi: Phật Giáo là gì?
Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo(Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Monday, December 23, 2013

CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ THEO KINH ĐIỂN NIKAYA

Thích Nữ Trí Liên

Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Ðạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: "Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh nhơn đã tìm ra".

Sunday, December 15, 2013

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.12.2013

Đài Phật giáo Việt Nam phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về lý do giải nhiệm chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý – Hồi đáp một số thắc mắc của đồng bào Phật tử

Wednesday, December 11, 2013

ÔNG TỔNG TRỌNG ĐẦU TÔM VÀ QUỐC NẠN THAM NHŨNG

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, đã được nâng lên tầm QUỐC NẠN.

Theo ngữ nghĩa học thì "tham nhũng" hay "tham ô" là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”

NGHĨ VỀ QUYẾT ĐỊNH BUỘC THÔI HỌC SINH VIÊN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN

Giáo Sư Tương Lai,
Thư ngỏ gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kính gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận,
Anh Phạm Vũ Luận thân kính,

Tuesday, December 10, 2013

PHẬT PHÁP GIÚP NGƯỜI LỖI LẦM

Thích Đạt Ma Phổ Giác



Chúng tôi chân thành xin mời tất cả bạn lữ gần xa, cùng ngồi lại bên nhau để thưởng thức những tách trà thơm ngon tinh khiết. Xin mời!

ĐÔI LỜI TÂM SỰ  
Tôi lúc trước, si mê cùng lầm lạc. Gây biết bao, khổ não cho nhiều người. Nhờ Tam Bảo, mẹ hiền đã tế độ. Tôi vượt qua, ngục tù trong muôn khổ. Để rồi đây, kết nguyện với muôn loài. Hầu đền đáp, sẻ chia cùng tất cả . Để cùng nhau, kết nối tình yêu thương.

BIẾT SỐNG TRONG VÔ THƯỜNG

Thích Đạt Ma Phổ Giác 
Sống chết là lẽ đương nhiên, là sự thường tình của thế gian, điều quan trọng là khi sống, ta làm được việc gì đó thật sự có lợi ích thiết thực cho nhân loại hay không.
CHẾT LÀ LẼ ĐƯƠNG NHIÊN
   

     Trời hửng nắng, ta trở dậy, mệt nhoài, như mới hôm qua ta còn khoẻ, nói chuyện tới khuya, giờ đây mình đã ngã bệnh chỉ sau một đêm. Bởi thế, nói đến vô thường ai cũng thấy buồn chán và ngán ngẩm làm sao; chỉ trong chớp mắt, trong khoảnh khắc, mọi việc đều đã thay đổi một cách nhanh chóng, mới thấy đó rồi mất đó, cuộc sống quá mong manh, tạm bợ. Vì vậy, vô thường có thể là một bài hát buồn đối với nhiều người. Có một câu chuyện nói về sự vô thường như sau:

MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH

1. Hiếu dưỡng cha mẹ
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?

Monday, December 9, 2013

PHẢN ỨNG CỦA DƯ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢNG VIÊN BỎ ĐẢNG


Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.

DI SẢN MÁC XÍT ĐANG TIÊU TAN TẠI VIỆT NAM

Ngô Quốc Sĩ 
Chủ thuyết cộng sản đã tàn tạ và thế giới cộng sản đã vỡ tan. Đông Âu đã từ bỏ cộng sản, hân hoan hội nhập vào thế giới tự do. Chính Liên Sô là cái nôi cộng sản cũng đã quay lưng với chủ thuyết lỗi thời này để cùng sóng bước với thế giới dân chủ. Hôm nay chỉ còn vỏn vẹn mấy nuớc như Cuba, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam là còn níu kéo chế độ cộng sản, nhưng không hẳn là vì chủ thuyết mà có thể chỉ vì quyền lực và quyền lợi của cá nhân và phe nhóm. Câu hỏi đặt ra là hôm nay, di sản Mác Xít còn có thể bám trụ thêm tại Việt Nam, hay đang rữa nát và sắp tiêu vong? 

SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN BỊ BUỘC THÔI HỌC VÌ CAN TỘI YÊU NƯỚC

Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên, lãnh án treo và ra khỏi nhà tù hồi tháng Tàm, vừa nhận được quyết định buộc thôi học do Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh gởi tới.

'BỊ THÔI HỌC, PHƯƠNG UYÊN KHÔNG LÙI BƯỚC'

BBC - Nữ sinh Phương Uyên vừa lên tiếng nói quyết định của nhà trường đại học, nơi cô tu nghiệp tới năm thứ ba trước khi bị bắt giữ và ra tòa, buộc cô phải thôi học là một quyết định 'bất công' đối với cô.

NHÀ CẦM QUYỀN ĐÃ NÓI DỐI MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN

Nguyễn Phương Uyên
Bình Thuận, ngày 7/12/2013
Sau khi nhận được quyết định buộc thôi học từ nhà trường tôi cảm thấy quan ngại về vấn đề danh dự và nhân phẩm của tôi.

THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - "Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và Nhà báo – TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ đảng Cộng sản Việt nam."...

TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG: 'ĐẢNG CHỈ CÒN MANG BÓNG HÌNH CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH'

Thụy My

Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối qua 05/12/2013, nhà báo tự do đồng thời là nhà bình luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đã viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam.

TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG CỦA NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG

Thụy My RFI - Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Thụy My xin giới thiệu với bạn đọc ở đây:

PHẠM CHÍ DŨNG - LÊ HIẾU ĐẰNG, QUY LUẬT THOÁI ĐẢNG VÀ “CƠN LÊN ĐỒNG TẬP THỂ”

Phạm Chí Dũng
Thay phản biện xã hội và đấu tranh cho công bằng của người nghèo bằng những giáo điều chính trị, đổi chỗ đứng trong lòng dân lấy vị trí xếp hạng trên ngực Đảng, nhiều tờ báo Việt Nam không chỉ chịu chung tình cảnh bị định hướng như Trung Quốc mà còn đang tự sa chân vào chế độ “tự kiểm duyệt”.

LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG TRÒ TRUYỆN VỚI BAUXITE VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH RA KHỎI ĐẢNG CỘNG SẢN

Sáng hôm nay, 5/12/2013, chúng tôi đến thăm Anh Lê Hiếu Đằng tại bệnh viện 115. Theo nguyện vọng của Anh, BVN có cuộc trò chuyện thân tình mặc dù Anh đang trở bệnh. Sau đây là bản ghi âm cuộc trò chuyện ấy do chúng tôi văn bản hóa gần như nguyên vẹn nhằm gửi đến bạn đọc xa gần.
Bauxite Việt Nam

SUY NGHĨ XUNG QUANH VIỆC ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG TUYÊN BỐ CÔNG KHAI RA KHỎI ĐẢNG


Nguyễn Chí Đức  - Xin thành thật từ đáy lòng tôi chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng đã tuyên bố công khai ra khỏi đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS). Dù rằng trước đây tôi là người kịch liệt phản đối ông Đằng vì thiếu thực tế khi manh nha khởi phát ý tưởng ra đời một đảng mới với lời hiệu triệu các đảng viên từ bỏ đảng cùng tham gia trong khi chính mình thì chưa đầu tầu gương mẫu và cũng chưa phác thảo sơ lược một cương lĩnh-hành động của một chính đảng ra làm sao.

ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG



                              TUYÊN BỐ
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

Thursday, December 5, 2013

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BÙI ĐĂNG THỦY ĐÃ QUA ĐỜI Ở TRẠI GIAM XUÂN LỘC


Nguyễn Thu Trâm, 8406

Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ  tù nhân chính trị NGUYỄN VĂN TRẠI qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 2011 tại nhà tù Z30A Xuân Lộc Đồng Nai, vừa khi bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai cho xuất viện vào 5 giờ chiều ngày 10 tháng 07 năm 2011 do các thầy thuốc từ chối chữa trị, vì bệnh nan y không thể chữa trị được. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, người tù Nguyễn Văn Trại đã bày tỏ nguyện vọng được về nhà để chờ chết bên cạnh gia đình, vợ con để được gia đình lo hậu sự… nhưng nguyện vọng cuối cùng này cũng bị từ chối. 

Sunday, December 1, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ - PHẦN 2


Nguyễn Việt Nữ

Sau khi Tổng Thống John F. Kennedy chết, Phó Tổng Thống Lyndon B Johnson thay. Như vậy Robert McNamara là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, từng phục vụ Ngũ Giác Đài 8 năm dài dưới 2 đời tổng thống: J F Kennedy (1961-1963) và L B Johnson (1963-1968).

Saturday, November 30, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ - PHẦN 1

Nguyễn Việt Nữ
Nói đến Việt Nam trước, vì lịch sử Lễ Tạ Ơn của người Việt Nam vượt đại dương tìm tự do mới xảy ra từ khi vùng Việt Bắc quê hương Cách Mạng mùa thu 1945 có loại thực vật mọc ken kít, có mùi hôi như Con bọ xít mà cụ Phan Khôi gọi nó là “Cỏ cụ Hồ” hay “Cây Cộng Sản”.

Thursday, November 28, 2013

AI XÚI DẠI HÀ NỘI MANG HIẾN PHÁP RA SỬA, RỒI CHẲNG SỬA GÌ?

Nguyên Châu (Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’.

LUẬT SƯ TRẦN THANH HIỆP: VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIẾN PHÁP – CHỈ CÓ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG



Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp (Danlambao) - Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%.

'QUỐC HỘI KHÓA 13 CÓ TỘI VỚI TỔ QUỐC, VỚI DÂN TỘC'


BBC - Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

Sunday, November 24, 2013

HÔM NAY 24 THÁNG 11 NĂM 2013 KẾT THÚC 30 NGÀY QUỐC TANG ĐỨC TĂNG THỐNG THÁI LAN, SOMDET PHRA NYANASAMVARA

Du khách được khuyên không nên mặc quần áo quá sặc sỡ trong thời gian để tang vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvara.
Báo chí Thái Lan cho biết Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara đã viên tịch vào đêm 24.10, hưởng thọ 100 tuổi. Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới từng tôn vinh Đức Tăng thống Thái Lan là “lãnh tụ lão Tăng thế giới” hồi năm 2012.

Sunday, November 17, 2013

VIỆT NAM ĐẮC CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: ĐIỀU KHÔNG THỂ NÀO HIỂU ĐƯỢC

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Saturday, November 16, 2013

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Phần 1

TIẾN SĨ PETER D. SANTINA 
TỲ KHEO THÍCH TÂM QUANG DỊCH
[01]

ÐẠO PHẬT - MỘT NHÃN QUAN HIỆN ÐẠI
Chúng tôi xin trình bày phần nền tảng Phật Pháp trong mười hai bài thuyết trình nói về cuộc đời Ðức Phật, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Nghiệp, Tái Sinh, Lý Nhân Duyên, Tam Tướng pháp và Ngũ Uẩn. Trước khi đi vào loạt bài giảng, chúng tôi muốn nêu lên đây cách trình bày Phật Giáo theo phép phối cảnh. Tùy theo dân tộc và văn hóa khác nhau, người ta hiểu Phật Giáo một cách khác nhau, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phương và quan điểm truyền thống Á Ðông đối với Phật Giáo. Cách nghiên cứu theo nguyên tắc phối cảnh này hữu ích bởi vì khi chúng ta hiểu được cách nhìn của mỗi dân tộc có văn hóa khác nhau về một số điều nào đó, chúng ta mới thấy được sự hạn chế hay tính chất một chiều trong cách nhìn của chúng ta.

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Phần 2

TIẾN SĨ PETER D. SANTINA
TỲ KHEO THÍCH TÂM QUANG DỊCH
 [04]

BÀI VII - HUỆ (TRÍ TUỆ)

Trong bài nầy, chúng ta sẽ kết thúc việc nghiên cứu tổng quát về Bát Chánh Ðạo. Trong hai bài trước, chúng ta đã nghiên cứu về Giới (Ðạo Ðức) và Ðịnh (Phát triển tinh thần). Ngày hôm nay, chúng ta nói đến nhóm thứ ba tức là nhóm Huệ (trí tuệ). Tại đây và trong thời gian qua, chúng ta có cơ hội thảo luận về Tứ Diệu Ðế.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY - HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần 1


LỜI NGƯỜI DỊCH
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, những căn bệnh thế kỷ gây nên những tệ nạn xã hội ngày càng bành trướng khắp nơi. Nguyên nhân của những tệ nạn xã hội này là do tâm con người không được huấn luyện, không loại bỏ được những ô trược cố hữu tham, sân si. Nếu nhân loại không thức tỉnh, cá nhân, gia đình và xã hội chúng ta ngày càng phải đối phó với những khó khăn hết sức nghiêm trọng.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY - HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần 2

HÒA THƯỢNG K. SRI DHAMMANANDA
THÍCH TÂM QUANG DỊCH

NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG HÔN NHÂN
Hầu hết ngày nào chúng ta cũng thấy người ta phàn nàn về hôn nhân của họ. Giới trẻ đọc tiểu thuyết lãng mạn và xem các phim ảnh lãng mạn, thường kết luận hôn nhân là một thảm hoa hồng. Đáng tiếc thay, hôn nhân không ngọt ngào như người ta tưởng. Hôn nhân và những vấn đề của hôn nhân tương quan mật thiết với nhau và ta phải nhớ khi thành lập gia đình ta phải đương đầu với một số vấn đề và trách nhiệm mà ta chưa từng biết và trải qua trước đó.

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần Cuối

NGHIỆN RƯỢU

Nghiện rượu là bệnh kinh niên gây nên tinh thần hỗn loạn. Đặc điểm của bệnh này là bởi uống rượu hoài hoài quá mức thông thường.
Từ ngữ 'nghiện rượu' rất khó để định nghĩa vì con người có những phản ứng khác nhau với rượu và cách thức họ dùng nó. Thường từ 10 đến 15 năm ưống năm ly hay hơn một ngày (ít hơn với phụ nữ) thì một người phát triển triệu chúng của người nghiện - đó là sự suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và các quan hệ xã hội của người đó. Thực chất, nghiện rượu không thể đo lường bằng số lượng rượu uống nhưng mà là cách thức người ấy uống để đối phó với khó khăn đời sống và hậu quả ảnh hưởng đến hạnh phúc vật chất con người.

Friday, November 15, 2013

BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM VỪA LÉN LÚT THỪA NHẬN HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI “DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI”?

(Chinhphu.vn) – Đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris (Pháp), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đặc biệt đánh giá cao Hồ sơ về đại thi hào Nguyễn Du vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam và cả khu vực.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”, đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 “Danh nhân Văn hóa thế giới” là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

TÁC GIẢ: TỔ SƯ TÔNG KHÁCH BA
Giới thiệu: Lược giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
-Anh ngữ: Dr. Alexander Berzin-Dịch kệ: 
Hồng Nhu - Tổ sư Tông Khách Ba

Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) nhầm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Điều này cần một sự chân thành hoàn toàn. Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ của Ngài bởi năng lực của xu hướng trong sạch của tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) của Ngài. Tất cả những phẩm chất và những sự đạt được của Ngài tùy thuộc vào động cơ giác ngộ ấy. Để đạt được cùng sự chứng ngộ của Ngài, chúng ta cần phải nguyện cầu để phát triển một tâm niệm như thế của chính mình nhiều tối đa và để có sự tăng trưởng chưa từng có của điều ấy.

BỆNH TÂM THẦN VÀ THIỀN ĐỊNH

Tác giả: Dr. Dhananjay Chavan
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định và sự liên hệ giữa hai đề tài nầy.Các chuyên gia về sức khoẻ thể chất và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với một người bình thường họ sẽ rất bối rối.

ẤN ĐỘ VÀ PHẬT THÍCH CA

TÁC GIẢ: WILL DURANT
CHƯƠNG I - I. ĐẤT ĐAI: TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ-

Phát kiến Ấn Độ lần thứ nhì – Nhìn qua trên bản đồ – Ảnh hưởng của khí hậu
Đây là một bán đảo mênh mông rộng trên năm triệu cây số vuông, lớn gấp hai chục lần xứ Grande Bretagne, ba trăm hai chục triệu dân[1], nhiều hơn toàn thể châu Mỹ (Nam và Bắc), và bằng một phần năm dân số thế giới, nền văn minh trên bán đảo phát triển điều đặn lạ thường từ thời Mohenjo-daro (-2900 hoặc sớm hơn nữa) cho tới thời Gandhi, Raman và Rabindranath Tagore, dân chúng hiện còn theo đủ các tín ngưỡng có thể tưởng tượng được, từ hình thức sùng bái ngẫu tượng của các dân tộc dã man tới một hình thức phiếm thần giáo tế nhị nhất, duy linh nhất, các triết gia của họ đã đưa ra đủ các triết thuyết về chủ đề nhất nguyên, từ các thuyết Upanishad[2] xuất hiện tám thế kỉ trước Ki Tô tới thuyết của triết gia Sankara, sống sau Ki Tô tám thế kỉ, các nhà bác học của họ ba ngàn năm trước đã làm cho khoa thiên văn tấn bộ và hiện nay được giải thưởng Nobel, làng mạc của họ được tổ chức theo những qui tắc rất dân chủ đã có từ thời xửa thời xưa, không ai nhớ từ hồi nào nữa, kinh đô của họ đã được các minh quân Açoka[3] và Akbar[4] cai trị, vừa sáng suốt vừa nhân từ, các người hát rong của họ đã ngâm những thiên anh hùng ca cổ như anh hùng ca của Homère, còn các thi sĩ của họ hiện nay được khắp thế giới đọc, các nghệ sĩ của họ đã xây cất từ Tây Tạng đến Tích Lan, từ Cao Miên đến Java những đền vĩ đại để thờ các thần linh Ấn Độ, và đã chạm trổ hàng chục hàng trăm lâu đài cung điện tuyệt đẹp cho các vua chúa. Đó là xứ Ấn Độ mà hiện nay nhiều người đang gắng sức kiên nhẫn nghiên cứu để phát lộ cho người phương Tây thấy một thế giới mới của trí tuệ mà khỏi tự hào rằng trên địa cầu chỉ có họ mới văn minh.

BÍ ẨN VỀ TIỀN KIẾP, HẬU KIẾP - PHẦN 2

CHƯƠNG 5
Con Ranh Con Lộn Là Gì?
Trong dân gian (Việt Nam) con ranh, con lộn là tiếng để gọi con cái sinh ra khó nuôi, thường khi sanh ra vài tháng lại chết. Đặc biệt những người mẹ có con trong trường hợp nầy rất mau có thai trở lại, nhưng khi sanh đứa con thứ hai thì đứa bé nầy cũng èo ọt, đau ốm hoặc lại chết. Thường khi phải 3 hay 4 lần xảy ra như vậy. Có nghĩa rằng người mẹ khốn khổ nầy phải chịu đau khổ vì những đứa con sinh ra đều chết và đôi khi sự chết của người con xảy ra cùng trong khoảng một thời gian nào đó giống nhau.

ĐẠO PHẬT VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Tác giả: Ven. Dr K. Sri Dhammananda
Phần I LỜI NGƯỜI DỊCH

Đạo Phật có phải là một tôn giáo không? Một số người khi nghe nói đến đạo Phật thì nghĩ rằng tư tưởng và hành động của tôn giáo này yếm thế, thiếu tích cực vì hình dung đến các thầy tu tham thiền nhập định, ẩn dật tại các chùa chiền hẻo lánh trên núi cao rừng thẳm. Thiển kiến trên đây hoàn toàn sai lầm, không đúng với thực tế. Đạo Phật tuy là một tôn giáo nhưng khác hẳn với các tôn giáo khác. Đạo Phật lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới.

ÁNH SÁNG TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO


LỜI  GIỚI  THIỆU
Kỳ xuất bản cuốn sách này lần thứ nhất, phát hành năm 1885 trên trang đề tựa được miêu tả như sau: “Một luận văn dành riêng cho những ai chưa hiểu biết về Minh Triết Ðông Phương và muốn hấp thụ ảnh hưởng của nó [1]”. Nhưng chính cuốn sách này lại mở đầu như sau : “Những qui luật này được viết ra để cho tất cả các hàng đệ tử”. Dĩ nhiên lời miêu tả sau cùng thì rõ ràng và đúng hơn, trong đoạn lược sử của sách. Bản nguyên tác của sách hiện nay là do Chơn Sư Hilarion đọc cho bà Mabel Collins viết, khi bà ở trong một trạng thái thụ động như một đồng tử. Bà là một mệnh phụ rất quen thuộc trong giới Thông Thiên Học; bà đã một lần cộng tác với bà Blavatsky trong việc làm chủ bút tờ báo Lucifer. Chơn Sư Hilarion nhận được bản nội dung sách này chính tự tay Sư Phụ của Ngài, tức là Đấng Cao Cả mà các sinh viên Thông Thiên Học một đôi khi gọi Ngài là Ðức Vénetian, nhưng Ðức Vénetian cũng chỉ soạn thảo một phần của sách mà thôi. Sách này đã trải qua ba giai đoạn mà chúng ta hãy lần lượt ghi như sau:

Thursday, November 14, 2013

10 MẨU CHUYỆN THIỀN CHO ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CON NGƯỜI - CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT

TÁC GIẢ: OSHO
CÂU TRUYỆN THIỀN SỐ 1: KHÔNG NƯỚC KHÔNG TRĂNG

 "Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, nhưng vẫn chưa đạt được gì cả. Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. 

Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn - và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ: