Wick Tourison là một người Mỹ chính gốc. Ông nói và viết tiếng
Việt rất sõi. Ông nói tiếng Việt với giọng miền Bắc, và có tên Việt Nam là
Tùng, Wick là nhân viên của sở Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ (Defense Intelligence
Agency) trước khi được điều phối qua làm việc trong Uỷ Ban Điều Tra Người Mỹ
Mất Tích tại Việt Nam cho thượng nghị sĩ John Kerry dưới thời ông Bush bố. Nhờ
làm việc trong uỷ ban đó Wick Tourison tìm thấy hồ sơ mật của Bộ Quốc Phòng
liên quan đến những nhóm biệt kích nhảy toán ra miền Bắc trong thời tổng thống
Ngô Đình Diệm, và bị CSVN giam cầm suốt từ những năm 50 cho đến thập niên 80.
Chính ông Wick là người đã can thiệp với chính phủ Hoa Kỳ để cho những người
línnh biệt kích ấy được định cư tại Hoa Kỳ vào thập niên 90. Wick có gặp ông Võ
Đại Tôn
Chúng tôi nhận được bài này vào năm 1992, và đã đăng trên
Tạp Chí Việt Nam Hải Ngoại. Nhận thấy bài viết này vẫn còn có nhiều sử liệu rất
đáng lưu tâm nên chúng tôi trích đăng để quý bạn đọ có thêm tài liệu tham
khảo.
"Dạ
thưa...Bác Tôn làm sao mà bị bắt?"
Bác không cần suy nghĩ một chút nào. Bác trả lời liền.. "Vì
thằng Việt kiều ở Thái Lan tên Chung..."
"Nhưng Bác làm sao có thể chắc chắn?"
"Vì những hình ảnh tôi chụp ở Thái."
"Là làm sao?"
"Như thế này anh Tùng ơi. Lúc ở Thái Lan tôi đã chụp mấy hình ảnh. Năm
1981 trước khi vượt biên sang Lào tôi đã giao những cuốn phim cho thằng Chung.
Tôi bảo Chung gửi về cho vợ tôi ở Úc. Nhưng, sau khi tôi bị bắt rồi bọn công an
ở Hà Nội đã đem ra cho tôi coi những hình chụp tôi đã giao cho Chung mấy tuần
trước. Năm 1991 tôi được tha về Úc tôi hỏi vợ tôi đã nhận được những hình của
tôi nhờ Chung gửi về không? Bà nói bà đã không nhận được. Như vậy Chung không
làm cho tụi nó thì làm cho ai?"
"Đồng ý. Nhưng, trước khi sang Lào thì ai nắm được các chi tiết về lộ
trình, những phương án cụ thể? Chẳng hạn như năm 1981 Bác có biết Phoumi
Nosavan không?"
"Biết chứ! Nhưng biết con của Phoumi tên Phoumano nhiều hơn."
"Phoumano nắm được kế hoạch của Bác Tôn không?"
"Có. Nói chung Phoumano biết nhiều."
"Như vậy Bác Tôn nên phải suy nghĩ lại nhé. Tôi không biết tên Chung và
vu. Bác Tôn làm sao bị lộ không phải là câu chuyện dể, không phải chỉ có một
người nhé! Bác Tôn cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành tình báo. Bác
Tôn cũng biết đối phương điều tra rất nhiều nguồn tin, có phải không?"
"Đúng thế Tùng ơi."
"Chẳng hạn như. Năm 1981 có nhiều người nhắc tới tên Bác Tôn. Mấy năm
về sau có người như bà Anh cũng nói bà rất thân với Bác Tôn. Còn nhiều người
nữa..."
Bác Tôn mỉm cười.
"Trước khi tôi bị bắt có rất nhiều người muốn biết tôi. Họ có rất
nhiều câu hỏi..."
"Thế...sau khi Bác Tôn được tha thì mấy người này có trở lại tiếp
đón Bác Tôn không?"
"Không...kể cả bà Anh."
"Tại sao vậy?"
"Ai mà biết..."
Hai người ngồi uống càfé một lát rồi mới tiếp tục.
"Như vậy Tùng có biết Phoumano không?"
"Biết chứ! Chưa gặp người nhưng cũng biết nhiỿu."
"Làm sao biết được?"
Tôi ngồi suy nghĩ lại. Có nên kể cho Bác Tôn nghe không? Ông còn nghi ngờ
thằng Chung thì rất có thể Bác Tôn đúng và tôi sai. Thôi đi, nói cho rồi.
Bản thảo công tác điều tra về người Mỹ mất tích tại Đông Nam Á được Bộ
chấp thuận cho phép phát hành, tức là hồi ký của tôi trong những năm
1983-88 trong lúc là một sĩ quan quân báo tại Sở Tình Báo Quốc Phòng đặc
trách điều tra tình hình trại giam tại Đông Nam Á. Bây giờ trích ra một
số truyện ngắn trong hồi ký thì cũng chả sao.
"Bác Tôn biết về tôi rồi, có phải không."
"Biết." Bác cười.
"Bác biết về công tác của tôi tại Sở Tình Báo Quốc Phòng không?"
"Biết đại khái thôi." Hai người cười.
"Được rồi. Bác cũng biết tôi không những tò mò về các cơ sở như Cục
Quản Lý Trại Giam, bọn Cục Tình Báo...tại Việt Nam mà còn tò mò về bọn
tình báo Bộ Nội Vụ Lào."
Bác Tôn gật đầu, không trả lời.
"Bác Tôn có biết gì về bọn tình báo cộng sản Lào không?"
"Dạ không."
Tôi không tin Bác Tôn không biết gì hết nhưng cũng chả sao.
"Bây giờ tôi xin kể lại cho Bác Tôn nghe."
"Mùa thu năm 1973 chính phủ hổn hợp Lào được xây dựng lại có đại diện
ba phe tại Vientiane. Một trong những sĩ quan tình báo cơ sở nội vụ cộng sản
Lào đầu tiên vào Vientiane là Trung tá Phetsamone Vongphaython, người sinh quán
tỉnh Attopeu. Bác Tôn biết Attopeu có phải không?"
"Biết...nơi tôi bị bắt."
"Năm 1975 cơ sở ngầm của cộng sản Lào phát động tổ chức đặt tên
"Hai Mươi Mốt Tổ Chức Đoàn Thể," tiếng Lào gọi là "sao et hong
can." Tổ chức này có nhiệm vụ hổ trợ cho việc lật đổ phe hữu trong chánh
phủ."
Lúc đó Bác chú ý về Việt Nam. Nhưng tại Lào thì vào ngày 5 tháng 5 năm 1975
đơn vi. F31 của Quân Khu 4 Miền Bắc thi hành mệnh lệnh của Bộ và Bộ Tư Lệnh
Quân Khu vi phạm đình chiến ở Lào bằng cách tấn công ồ ạt qua ranh giới đình
chiến vây ép phe hữu chịu hàng. Ŀến ngày 2 tháng 12 năm 1975 bỿn cộng sản đem
chính phủ dân chủ nhân dân Lào ra đời tại Vientiane. Bộ Nội Vụ chính phủ lâm
thời Lào được tổ chức lại. Trung tá Phetsamone nắm được Cục Tình Báo của Bộ Nội
Vụ cộng sản Lào và là người thứ hai trong cơ sở an ninh của Bộ Nội Vụ.
Ông Phetsamone không phải làm tất cả mọi cái gì nhé! Ông có phái đoàn Việt
Nam từ Hà Nội sang ngồi bên cạnh, đặt cơ sở, cơ quan văn phòng rất gần nhà ở củ
của tôi ở Vientiane, tức là tại một căn nhà xây cách cổng chính chùa Wat That
Louang chỉ mấy trăm thước."
"Trung tá Phetsamone là người theo cộng sản Pathet Lào từ đầu thập niên
60. Ŀến năm 1975 ông xây dựng tổ chức tình báo của Bộ Nội Vụ Lào, chiếm được cơ
quan của Mỹ tại Vientiane để làm cơ quan làm việc cho bọn tình báo áo vàng Lào.
Tức là, ông lấy được khu của USAID gần Bộ Tư Lệnh Quân Ŀội, một khu có nhà lợp
tôn thường gọi là "Silver City," tức là khu phố bạc...vì các mái nhà
có lợp tôn đang chiếu như bạc đã đánh bóng. Hiện nay ở Vientiane hỏi người
"silver" ở đâu thì người ta biết mình đang hỏi về người tình báo Bộ
Nội Vụ Lào. Bác tôn có hiểu không?"
"Dạ, hiểu."
"Cuối thập niên 70 kháng chiến quân của Tướng Vang Pao đang ở thế bị
đánh thất bại tại núi Phou Bia, Vang Pao đã đi khỏi Lào rồi, có sự cạnh tranh
giữa tướng Vang Pao và một người khác tên Pak Khao Her còn ở lại Lào để tiếp
tục chiến đấu. Thật ra mà nói, kháng chiến quân không đủ khả năng lật đổ chính
phủ cộng sản Lào nhưng cứ gây đau đầu cho bọn lãnh đạo tụi nó. Nó như một người
bị nhức đầu, không sợ phải chết nhưng cũng không được ngủ ngon."
"Trung tá Phetsamone cứ tìm cách đánh bại kháng chiến quân đang gây đau
đầu cho ông. Ông không biết thâm nhập vào cơ sở tổ chức của người Hmong Vang
Pao. Người phe phái chế độ cu? Quân Ŀội Hoàng Gia Ai Lao đang ở Thái Lan thì
cũng hơi khó mà lợi dụng. Mục tiêu điều tra còn lại là bốn phe trung lập và
những thành phần chính tri. Lào đã phải trốn sang Thái từ thập niên 60, nguời
như Phoumi Nosavan và phe phái của ông. Ŀến cuối thập niên 70 Trung tá
Phetsamone ra phương án dùng bốn phe trung lập như cầu nổi để bắc qua sông để
vừa thâm nhập vừa đánh phá kháng chiến quân."
"Thế hả? Ông Phetsamone làm thế nào?"
"Dễ lắm Bác Tôn ơi. Trung tá Phetsamone biết phe trung lập rất dễ bị
lợi dụng. Họ là phe không còn vị trí, không ai còn theo. Phetsamone định tung
ra một số tin giả về Mỹ còn lại là tù binh ở Lào để phe Lào ở Thái họ có thể
bán tin tức cho những người Mỹ đang tìm tin tức về những người Hoa Kỳ còn mất
tích tại Ŀông Nam ÿ. Sau đó làm sao dùng tin bậy để vận động kháng chiến quân
giúp cho Mỹ đến điểm kháng chiến quân để sang Lào để cấp cứu những "tù
binh Mỹ" này. Nhưng, có một số người Mỹ không hiểu công tác Bộ Nội Vụ. Họ
tin rằng có tù binh thật sự. Họ không bao giờ ngờ rằng đây chỉ là một kế hoạch
loại tuyên truyền của chính tụi tình báo Bộ Nội Vụ Lào. Không phải riêng của Bộ
Nội Vụ Lào nhé! Phetsamone chỉ đáng học theo anh em Tổng Cục An Ninh Bộ Nội Vụ
Việt Nam mà thôi."
"Thế hả? Có được thành công không?"
"Có. Trời ơi là có. Mấy ông tự giới thiệu là kháng chiến quân thì rất
là can đảm, tinh thần chiến đấu rất cao...những người trẻ nầy cũng coi khả năng
phản gián lẩn phản kháng chiến của Lào quá thấp đến độ họ bị bắt hết. Bác Tôn
muốn gặp người kháng chiến chưa chết còn lại chỉ cần xuống thăm các trại giam
tỉnh như ở Saavannakhet. Bao nhiêu là người Lào vượt sông Mekong để tìm tin tức
về tù binh Mỹ của Phetsamone."
"Ŀược rồi. Nhưng, Phoumi và con Phoumano thì làm sao?"
"Có rất nhiều người tin vào ông Phoumi, đặc biệt là người của khu
Savannakhet, tức là nó tập trung họ hàng gia đình Nosavan. Muốn hoạt động trong
khu Savannaket thì sau năm 1975 cũng phải hỏi qua ý kiến của ông Phoumi mới làm
được gì. Nếu không thì phải sợ "bị lộ" một cách bất ngờ. Ŀến giữa
thập niên 80 thì ông Phoumi chết, còn tên Phoumano lên ngồi ghế gia đình
Nosavan. Nhưng, còn trẻ tuổi, mập, thích ăn chơi không phải là một nhà chính
trị như bố Phoumi đâu." Tôi không cần nói về ho. Inthavong tại Vientiane,
người như Bounleut Saycosy...Ŀể khi khác. Tôi kể chuyện tiếp.
"Theo chúng tôi điều tra được thì thằng Trung tá Phetsamone đã thâm
nhập lợi dụng cơ sơ? Phoumi từ lâu rồi. Vì sao? Vì Phetsamone xác định người
của Phoumi có thể bị lợi dụng vì tiền một cách dể dàng. Tung ra tin về tù binh
Mỹ cho người của Phoumi để họ có thể bán lại cho Mỹ thì họ mừng, ơi là mừng.
Cùng thời gian tên Phetsamone đổi chác tin tức; có thể nắm được tình hình kháng
chiến quân sẽ vượt biên ở đâu, để làm gì, bao nhiêu người có những súng nào.
Nhưng, Trung tá Phetsamone cũng nắm được các thành phần vượt biên ở Hạ Lào vì ở
những khu như Ubon có một số gia đình chế độ cũ Lào còn nắm được quyền hoạt
động ở xứ họ không khác gì kiểu gia đình Nosavan. Muốn vào hoạt động ở khu
Saravan, Pakse, Attopeu thì phải có sự đồng ý của người gia đình gốc những khu
nầy mới bảo đảm vượt biên được. Nhưng, làm thế này thì
những gia đình khác sẽ biết phương án kháng chiến quân có ý định sang Lào hoạt
động và Trung tá Phetsamone sẽ biết ngay."
"Chẳng hạn như Bác Tôn bị bắt ở Attopeu thì ai giới thiệu Bác Tôn với
những gia đình có thẩm quyền về hoạt động ở Hạ Lào?"
"Ra...có ông Tướng...giới thiệu..."
"Thấy chưa?"
"Dạ, hiểu..."
Bác Tôn ngồi im.
"Xin lổi Bác Tôn. Bác ở trại tạm giam Thanh Trì bao nhiêu lâu?"
"Mươi năm một tháng mấy ngày."
Đủ rồi. Chỉ có người ở tù mới trả lời như vậy.
Mấy tuần gần đây có người tung ra hình chụp của Bác Tôn, những tài liệu xin
được ân xá có chữ ký Bác Tôn. Tôi không biết ai đã viết. Theo Bác Tôn thì những
hình chụp là của Bộ Nội Vụ gửi ra nước ngoài. Bác Tôn cũng nói ông không phải
là người viết những tài liệu có chữ ký Võ Ŀại Tôn. Tôi rất muốn tin Bác Tôn.
Tôi có cãm nghĩ rằng những người đặt vấn đề về Bác Tôn hơi tương tự như những
người giới thiệu Bùi Tín là một quí chính viên. Còn lâu!
Hoàng Phong Linh và Võ Ŀại Tôn là một người, một người anh hùng Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa. Từ năm 1975 Bác Tôn không khác gì bao nhiêu người có tinh thần
quốc gia đang nhìn về những gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm
1975. Người ta muốn ói, khóc, la kêu...người Việt Nam và rất nhiều người Hoa Kỳ
nữa. Nhưng, những gì đã xảy ra ngày 30 tháng 4 không thể thay đổi được và nhiều
người không khác những người như Bác Tôn sẽ tìm cách hoàn thành nhiệm vụ.
Bác Tôn đã lớn tuổi rồi. Có người cho rằng ông ta đã quá mệt mõi, cho người
khác lên thay.
Bác Tôn chưa phải về hưu. Ông còn nhiều việc muốn làm. Tôi chỉ mong muốn rằng
Bác Tôn sẽ suy nghĩ rắt kỹ về lộ trình trong tương lai, ngồi mấy phút để nghiên
cứu những gì đã xảy ra trong thời gian mười năm Bác là khách của Thiếu tá Trần
Chí, Giám Thị Trưởng Trại Tạm Giam Bộ Nội Vụ tại Huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội.
Tôi cũng mong muốn rằng Bác Tôn sẽ chọn được rất kỹ những người em xung phong
đi theo Bác cũng như xét lại về các thành phần tự giới thiệu là "bạn"
của Bác trong quá khứ cũng như hiện tại.
Trước
khi chia tay nhau chúng tôi có trao đổi tác phẩm. Hồi ký công tác thẩm vấn tù
binh Việt Cộng của tôi tặng cho Bác Tôn tôi đã viết như sau: "Kính biếu Võ
Đại Tôn, anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."
Những người anh hùng như Bác Tôn thì rất quý. Sự đóng góp của
họ không nhất thiết phải ở ngoài mặt trận khu rừng già. Ngồi viết ra những kinh
nghiệm của mình đôi khi hiệu quả hơn. Mong muốn Bác sẽ tìm được một đưỿng đi
không có trở ngại. Kính chào Bác Tôn.
No comments:
Post a Comment