Nguyễn Việt
Nữ
Đây là bài cuối cùng trong loạt bài “Những
mùa Lễ Tạ Ơn Định Mệnh cho lịch sử Việt-Mỹ”, vắn tắt là nói về lịch
sử 50 năm Tổng Thống JF Kennedy bị ám sát –ngày 22 tháng 11 vào mùa Lễ Tạ Ơn do
hung thủ Lee Harvey Oswald là kẻ duy nhất đã lên kế hoạch và ra tay ám sát
Kennedy --và cũng là 50 năm anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm-Đình Nhu bị giết do
Kennedy vô tình bật đèn xanh (1963-2013).
Còn “Định Mệnh” là do năm 1960, Kennedy tranh cử Tổng Thống với Richard Nixon,
nhưng do Thị trưởng Chicago là Daley tổ chức bầu cử gian lận tại vùng của ông
ta cho nên JF Kennedy mới được hơn phiếu tí ti mà đắc cử. Hồi ký Nixon cho là bầu
cử năm 1960 giống như kỳ bầu Tổng Thống năm 1888 gian lận dơ bẩn nhất trong lịch
sử Mỹ. (Xin đọc lại kỳ III)
Và nếu Nixon đắc cử thì năm 1963 sẽ đi vận động tái ứng cử nhiệm kỳ II năm1964
ở Dallas, thì chính Nixon lãnh đạn của Oswald thay Kennedy!
Quyển “Hồi ký của Richard Nixon”
(The Memoirs of Richard Nixon), từ p. 277) ghi lại rằng:
“Ngày thứ ba 8 tháng 11 năm 1960 là ngày
tổng tuyển cử toàn quốc, chỉ ngày hôm sau là người ta bàn đến những sự gian lận
to lớn tại Chicago (bang Illinois) và bang Texas. Tại Hoa Thịnh Đốn người
ta chỉ bàn về sự gian lận bầu cử. Nhiều người đứng đầu đảng Cộng Hòa cứ thúc ép
tôi phản đối những kết quả và yêu cầu kiểm phiếu. Bản thân Eisenhower cũng cùng
ý kiến ấy. Ông đề nghị giúp tập hợp những quỹ cần thiết để kiểm lại những
phiếu bầu ở Illinois và Texas.
Everett Dirksen (Everett McKingley Dirksen,1896-1969, Thượng Nghị Sĩ thâm niên
thuộc đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Illinois) thúc tôi yêu cầu kiểm phiếu và không
chấp nhận kết quả bầu cử. Ông ta cho tôi biết rằng ngay khi tôi công nhận sự hợp
thức của cuộc bầu cử thì những lá phiếu sẽ được hủy bỏ và lúc ấy sẽ không
thể kiểm lại phiếu được nữa.
Sau cuộc điện đàm đó với Everett Dirksen, tôi để một lúc để nghiên cứu
tình hình “Kennedy thu được là 34,221,000; tôi được 34,108,000. Sự chênh lệch
chỉ 113,000 phiếu. Chỉ cần xê dịch nửa phiếu ở mỗi phòng bỏ phiếu là đủ để thay
đổi kết quả. Không còn nghi ngờ gì nữa, có những sự gian lận trong cuộc bầu cử
năm 1960. Những thí dụ hiển nhiên nhất tại hai bang nầy là điều thiệt hại cho
tôi. Trong một khu ở Texas chẳng hạn, người ta ghi có 6, 138 phiếu bầu trong
khi số cử tri ghi danh chỉ có 4, 985 người. Ở Chicago, một máy bỏ phiếu ghi 121
phiếu sau khi chỉ có 43 cử tri đi qua máy. Tôi thua ở phòng phiếu nầy tới
408 phiếu bầu trong khi chỉ có 79 người ghi danh đi bầu.
Sau cuộc điện đàm đó với Everett Dirksen, tôi để một lúc để nghiên cứu
tình hình.
Chúng tôi đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là đã không có được những sự thận trọng
chống lại tình hình ấy, bây giờ thì quá muộn. Một cuộc kiểm phiếu mới về việc bầu
cử tổng thống đòi hỏi gần 6 tháng, trong thời gian nầy tính hợp thức của việc bầu
cử củ Kennedy sẽ được đặt thành vấn đề. Hậu quả sẽ là thảm họa đối với chính
sách đối ngoại của Mỹ. Tôi không đặt đất nước trong một hoàn cảnh như vậy. Và
người ta sẽ nói gì nếu tôi yêu cầu việc kiểm phiếu và mặc dù có gian lận nhưng
kết quả là Kennedy vẫn thắng cử thì sao?
Tôi sẽ bị buộc tội là kẻ chơi xấu và tai tiếng nầy sẽ làm tôi mất hết khả năng
cho sự nghiệp chính trị mới. Sau khi đã suy nghĩ cặn kẽ hết những yếu tố đó
cùng nhiều việc khác, tôi quyết định gửi điện thư cho Kennedy chấp nhận mình
thua cuộc. Trên chuyến bay đêm dài từ California trở về Hoa Thịnh Đốn,
tôi muốn ngủ nhưng không thể được, vì ý nghĩ mình rất gần kề với một chuyến
bay về lại thủ đô với kết quả khác hẳn! (là Thắng cử) Cuộc bầu cử năm 1960 giống
tranh cãi giữa Harrison-Cleveland năm 1888 nhất. (The 1960 election was
the closest presidential contest since Harrison-Cleveland in 1888”, (Hết
trích)
Quyển “Hồi ký của Richard Nixon”
(The Memoirs of Richard Nixon), dày cả ngàn trang. Nơi tiểu tựa “Chiến dịch vận
động tranh cử năm 1960” (1960 Campaign, từ tr.264) được chấm dứt bằng một đoạn
rất cảm động của một người đáng lẽ thắng mà đành chịu thua để bảo toàn danh dự
của đất nước với quốc tế, không muốn thưa kiện để vạch áo cho người xem lưng.
(Trích:)
“Ngày 20 tháng 1 năm 1961 tôi phải giã từ
Capitol, là trụ sở Quốc Hội, nơi với tư cách Chủ Tịch Thượng Viện,(vì là
Phó Tổng Thống) tôi có những văn phòng. Rời chúng, tôi như để lại đó một phần
thân thể mình. Tôi mở một cửa bước qua hành lang dài trông xuống những thảm cỏ
phía Tây Capitol. Nhiều lần trước đây, tôi đã đứng nhìn từ trên ban-công
(balcony) nầy.
Con đường dạo chơi phủ đầy tuyết mới. Thật đẹp tuyệt vời trong đời tôi, nhưng
bây giờ ở phút cuối cùng, nó càng lộng lẫy hơn. Công trình tưởng niệm
Washington nổi bật trong bầu trời xám và sáng rõ; và xa xa tôi còn thấy cả Đài
tưởng niệm Lincoln. Lặng nhìn cảnh nầy ít nhất năm phút, tôi nhớ lại những sự
kiện lớn trong mười bốn năm qua. Giờ đây là hết, tôi phải rời thủ đô Washington
là nơi tôi đã sống tứ năm 1947 vì nhiệm vụ một nghị sĩ trẻ.
Trong lúc quay lại để ra đi, thình lình tôi ngừng lại, xúc động bởi đột nhiên một
ý tưởng hiện tới, rằng đây không phải là chấm hết. Một ngày nào đó, tôi sẽ trở
lại đây. Tôi cất bước thật nhanh quay về phía chiến xe đang chờ.” (Hết)
Chúng tôi xin tóm tắt chương tiếp theo khi Nixon trở về làm “Công Dân Tư Nhân từ 1961-1967” (Private
Citizen 1961-1967, p. 283), có 2 việc quan trọng về chính sách đối ngoại
do sáng kiến của Tổng Thống John F Kennedy làm khiến Nixon rất lo lắng; vì, như
Nixon viết, nếu Tổng Thống là Richard Nixon, ông sẽ làm khác hẳn. Vấn
đề gian lận bầu cử năm 1960 của Mỹ đã gây ảnh hưởng cho Việt Nam.
Đó là chuyện liên quan đến lịch sử Việt-Mỹ:
Sự xâm nhập của Cộng Sản vào nước Lào ở Đông Dương.
Vẫn giữ vai lãnh đạo đảng Cộng Hòa, Nixon lo âu vì “Chỉ trong vài tuần đầu khi nhậm chức, Kennedy đã phải đối mặt với cuộc
khủng khoảng là cuộc xâm nhập của Cộng Sản vào Lào. Trong vài cuộc họp báo đầu
tiên để phô trương sức mạnh, sau đó Kennedy lại lùi bước và chấp nhận một chính
phủ mạo nhận là trung lập nhưng mọi người đều biết là bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
những người Cộng Sản.”
Một chính trị gia Đảng Dân Chủ là W. Averell Harriman (1891–1986) từng là Đại Sứ
Mỹ tại Liên Xô dưới thời Tổng Thống Franklin D. Roosevelt và sau đó phục vụ nhiều
chức vụ trong ngành Ngoại giao cả hai triều Tổng Thống John F Kennedy và
Lyndon B Johnson, nhưng lại tin Cộng Sản. Trước khi bàn giao quyền làm chủ tòa
Bạch Ốc cho Kennedy, Tổng Thống Eisenhower lưu ý tân Tổng Thống về mãnh đất
nhỏ là Vương quốc Lào, là yết hầu của miền Đông Nam Á Châu, hiện có du kích Cộng
Sản Pathet Lào đánh nhau với Hoàng Gia Lào, nếu để mất Lào là như ván cờ
Domino, Cộng Sản sẽ tràn xuống các quốc gia khác. Cho nên, nếu cần, vẫn phải
can thiệp bằng quân sự, đừng để Cộng Sản chiếm Lào.
Nên tuyên thệ nhậm chức tháng 1. 1961 thì tháng 4 là Kennedy hăng hái lo ngăn
chận Cộng Sản, ông giao cho Averell Harriman đi Moscow để tìm giải pháp ngoại
giao, một hội nghị quốc tế tại Geneve chẳng hạn để bàn chuyện đình chiến và
Trung lập Lào! Dưới sự hướng dẫn của Averell Harriman, và vì sợ Trung Cộng cạnh
tranh với mình, nên Xô Viết ủng hộ trung lập Lào. Còn Averell Harriman vì từng
làm Đại Sử ở Mạc Tư Khoa nên tin rằng có Liên Xô kềm chế thì Cộng Sản Lào và Hà
Nội đều phải chịu Ngưng chiến, lui binh ra khỏi Lào cả!
Theo Hiến Pháp Mỹ, Tổng Thống kiêm Tổng Tư lệnh quân đội, vậy còn ai chủ trương
can thiệp quân sự được khi Kennedy muốn các bên đình chiến và trung lập Lào để
lo thương lượng thôi? Đó là thành quả của John F Kennedy và Averell
Harriman tích cực làm việc từ 1961-1962 để có Hiệp định trung lập Lào ngày 23
tháng 7 năm 1962 ký tại Geneve mà hậu quả như Nixon thường định nghĩa chữ “Ngưng chiến” (Cease-fire): Mỹ thì
“Ngưng” (Cease) thật sự, còn đối
phương vẫn “Chiến” (Fire) bắn tóe lửa!
Đó là “định luật” của Cộng Sản trong bất cứ Hiệp định “Đình Chiến” quốc tế nào
mà họ ký trong lịch sử, gần nhất là từ Hiệp định Geneve 1954, Geneve trung lập
Lào năm 1962, Hiệp Định Paris năm 1973 v.v.
Vậy khi Nixon thất cử, Eisenhower-Nixon rời Tòa Bạch Ốc ngày 20.1.1961, hồi ký
ông viết ngắn phút giây cuối cùng, trao quyền cho chủ mới, thì chỉ vài tháng
sau là định mệnh Domino xảy ra cho Việt, Miên, Lào là đúng, như trên.
Rồi chính Averell Harriman tiếp tục
trong vụ lật đổ Diệm 1.11. 1963
W. Averell Harriman nguyên là Đặc sứ của Kennedy, rồi là Phụ tá Bộ trưởng
Ngoại giao đặc trách Viễn đông sự vụ, đã từng đến Việt Nam chạm trán và bất đồng
chính kiến với Tổng Thống Diệm trong vụ trung lập Lào. Nên sau năm 1962
dĩ nhiên ông ta chú ý nhiều về tin tức Việt Nam, về chế độ Ngô Đình Diệm. Chẳng
hạn tin rằng chế độ càng ngày càng chuyên quyền, đàn áp đối lập thẳng tay,
Averell Harriman thấy Mỹ cần can thiệp.
Tháng 8 năm 1963, ông ta mới lên chức Thứ trưởng Ngoại Giao, bèn chấp thuận ý
kiến của Roger Hilsman và các cộng sự viên là phải lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm
vì cho rằng nếu còn Diệm là không thể thắng Cộng Sản vì chế độ càng ngày
càng đàn áp đối lập. Roger Hilsman trước đó là Giám Đốc Phòng
Nghiên Cứu Tình Báo Bộ Ngoại Giao, tháng 8. 1963 thế vai Phụ tá Bộ trưởng Ngoại
giao đặc trách Viễn đông sự vụ của Averell Harriman.
Rồi theo tường trình của Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara thì Diệm cho Nhu,
“đi đêm” với Hà Nội; đã thế mà còn tàn bạo hơn, là lợi dụng thiết quân luật,
khoảng 2 giờ sáng ngày 21 tháng 8 năm 1963 Diệm đồng ý cho Nhu ra lệnh
tấn công các chùa chiền, bắt giam mấy trăm sư tăng v.v. Cho nên vào lúc những
nhân vật có quyền quyết định về Việt Nam vắng mặt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn
như Tổng thống Kennedy, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia George McBundy, McNamara Ngoại
Trưởng Dean Rusk, v.v. Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell Harriman và các viên chức
xử lý thường vụ tại trung ương như Roger Hilsman cho đây là cơ hội để lật đổ chế
độ Diệm. Roger Hilsman soạn một công điện để gửi cho Henry Cabot Lodge, Đại sứ
cũng mới nhậm chức tại Sài gòn. Đại ý: yêu cầu Lodge cố gắng thuyết phục Diệm
thay đổi chính sách và buông bỏ Nhu. Nếu Diệm vẫn ngoan cố từ chối thì có thể
loại bỏ cả hai. Cho các Tướng lãnh ở Sài gòn biết Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi thả
các sư tăng bị bắt và loại bỏ vợ chồng Nhu.
Nội dung Công điện như vậy do Roger Hilsman soạn thảo, trình Averell
Harriman, Thứ trưởng ngoại giao chấp thuận, gửi cho Kennedy (đang nghỉ mát),
ông ta nói có thể đồng ý nếu các cố vấn của ông đã thuận. Ngoại trưởng Dean
Rusk được hỏi ý kiến và được biết Tổng thống đã đồng ý, Dean cũng thuận nhưng
không nhiệt tình lắm. v.v.
Tóm lại, người nầy “tưởng” người kia đồng ý, nhưng cũng chính W. Averell
Harriman và Roger Hilsman trình Tổng Thống Kennedy công điện bật đèn xanh lật đổ
anh em Diệm-Nhu, nhưng trở thành cuộc thảm sát ngày 1.11.1963, rồi chỉ ba tuần
sau, tức ngày 22 tháng 11 năm 1963 tới phiên JF Kennedy bị ám sát! Ta thấy rõ
dây lịch sử định mệnh Việt-Mỹ là vậy. Định mệnh của chính nội bộ dòng họ Ngô
Đình và cho dân tộc Việt Nam nữa!
Còn “thành tích” thứ hai cũng rất sớm của Tân Tổng Thống JF Kennedy phá tan
hình ảnh hào hùng của Hoa Kỳ sau thế chiến thứ hai:
Thất bại trong vụ Vịnh Con Heo ở Cuba (The
Bay of Pigs)
Cả hai vụ đều bắt nguồn từ ý chí chống Cộng Sản cả. Ở Đông Dương của Á Châu thì
xa cả nửa vòng trái đất, Mỹ không hiểu nổi cũng phải. Nhưng còn đảo quốc
Cuba của Fidel Castro, từ thủ đô La Havana bay tới quần đảo Key West của cuối
mõm Miami, Florida của Mỹ chỉ cách 105 miles tức khoảng 170 Kms, mà ông
Liên Xô Nikita Khruschev là người công khai đe dọa sẽ tiêu diệt nước Mỹ mà
Fidel Castro lại đồng ý biến Cuba là tiền đồn để tấn công Mỹ, cho Nikita
Khruschev lập căn cứ quân sự, đặt giàn hỏa tiển hạt nhân, xây sân bay cho
loại phi cơ chiến đấu hạng nặng của Nga cất cánh v.v
Tháng 10 năm 1959 khi máy bay thám thính U- 2 của Mỹ chụp được hình ảnh vũ khí;
thu âm những sinh hoạt vũ trang nguyên tử đầy đủ đó thì Tổng Thống Eisenhower
quyết ra tay tiểu trừ Fidel Castro để bảo vệ sinh mạng hàng triệu sinh mạng
công dân Mỹ là hoàn toàn có chính nghĩa. Nếu không nghe nguồn cơn, dễ hiểu lầm
là tư bản Mỹ đi đâu cũng can thiệp lật đổ chủ quyền xứ khác.
Nên ông tân Tổng Thống JF Kennedy đẹp trai, trẻ nhất nước Mỹ lúc ấy tiếp tục những
gì đã chứng tỏ trong cuộc tranh cử với Nixon năm 1960, là “Kennedy tạo cảm giác rằng ông ta kiên quyết hơn Nixon về Castro
và chủ nghĩa Cộng Sản.”
Luật Sư ở New York: 1963. (p. 307)
“Tới New York tôi gia nhập văn phòng pháp
lý sau trở thành văn phòng Nixon, Mudge, Rose, Guthrie và Alexander. Trước khi
đảm nhận trách nhiệm, ngày 12 tháng 6 năm 1963, chúng tôi đi du lịch Châu Âu
cùng gia đình người bạn. Khắp nơi tôi được đón tiếp như thể tôi còn là Phó Tổng
Thống. Bức tường Berlin là kỷ niệm đáng nhớ nhất mà tôi còn giữ lại trong chuyến
đi nầy.
Người ta đưa tôi tới Đông Bá Linh là nơi phía tường của thành phố đông đặt Cảnh
Sát Cộng Sản công khai đi theo chúng tôi khiến chúng tôi hiểu rằng không thể có
dịp nói chuyện với bất kỳ ai. Nên ngay buổi tối, tôi quyết định trở lại đó.
Chúng tôi đi bộ tới Checkpoint Charlie đợi xe tắc xi. Một người đàn ông mặc áo
lao động lại gần và thì thầm vào tai tôi: “Chúng tôi sung sướng thấy ông đến
Đông Berlin. Các ông đừng bỏ rơi chúng tôi. Những người Mỹ là nguồn hi vọng duy
nhất của chúng tôi.” Và người đó rảo bước rời xa. (…)
Tới Caire (Ai cập) Tổng Thống Nasser tiếp đãi ân cần. Ông có vài chỉ trích về
chính sách của Tổng Thống Kennedy đối với Israel, nhưng tôi không đem lại cho
ông ta một khích lệ nào về hướng nầy. (…) Khối thống nhất Ai Cập và Á Rập đòi hỏi
một sự nghiệp chung và việc tiêu diệt Israel đáp ứng cho đòi hỏi đó. (…)
Tổng Thống Kennedy đang ở Rome trong chuyến thăm chính thức trong khi chúng
tôi đang ở đây. Một chiều, chuông điện thoại reo trong phòng của tôi ở khách sạn,
người nhận điện thoại nói với tôi rằng có Tổng Thống gọi tôi. Sung sướng và bớt
căng thẳng, ông nói với tôi rằng ông biết chúng tôi đang ở đây và ông chỉ muốn
chào tôi thôi. Chúng tôi trao đổi với nhau vài câu đùa vui. Đây là lần cuối
cùng tôi nói chuyện với ông. Năm tháng sau, ông chết.” (từ P. 309)
Kennedy bị ám sát khiến Nixon nghĩ đến “sống, chết do định mệnh”
Nixon kể tiếp: “Ngày 20 tháng 11 năm
1963, Lễ Thanksgiving gần kề, tôi bay đến Dallas để tham dự buổi họp của hảng
Pepsi-Cola, một công ty của một trong những thân chủ chúng tôi. Nhiều phóng
viên báo địa phương muốn phỏng vấn và tôi hẹn ngày hôm sau sẽ gặp họ ở khách sạn.
Đọc tin sẽ có biểu tình phản đối Kennedy và Johnson khi hai người đến viếng
Dallas ngày 22 tháng 11. Tôi trả lời phỏng vấn rằng dù thích hay không thích cá
nhân họ, nhưng theo tôi vì Kennedy và Johnson là Tổng Thống và Phó Tổng Thống
nên đáng được kính trọng bất cứ nơi nào họ tới. Đúng vào lúc tôi xong việc ở
Dallas, về lại New York, tôi nghe tin Kennedy bị ám sát!
Nhiều tháng sau, John Edgar Hoover (là giám đốc của Cục điều tra Liên bang Mỹ
FBI) nói với tôi rằng vợ Oswald tiết lộ rằng chồng bà ta có dự định giết tôi
trong chuyến đi thăm Dallas của tôi và thật khó khăn lắm bà ta mới giữ được chồng
mình ở nhà để ngăn gã làm chuyện đó.”
Tôi chưa bao giờ có phản ứng: “Thế đó, về
phần tôi, nhờ có Chúa, tôi vẫn ở đây.” Trong khi khá nhiều người nghĩ rằng
tôi sẽ bị ám sát. Sau tám năm giữ chức vụ Phó Tổng Thống, tôi đã trở thành người
theo thuyết định mệnh (become fatalistic) về hiểm họa bị ám sát. Tôi biết rằng,
một số người nào đó muốn giết Tổng Thống, sự sống sót của ông ta chỉ tùy thuộc
vào vào sự may mắn và uy lực của số đông người (ở đây là bà vợ của Oswald, còn
nghĩa tâm linh là họp nhau lại đông người cùng cầu nguyện, gọi là ngoại lực?)
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Kennedy và tôi lại trộn lẫn được. Tôi chưa bao giờ
nghĩ rằng, nếu tôi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1960, thì chính tôi
đang ở quảng trường Dealy ở Dallas cũng ngày hôm đó, cùng giờ ấy.
Từ sau cuộc tranh cử năm 1960, không hề có sự mất mát tình cảm giữa Kennedy và
tôi. Dù có chỉ trích ông ta trong việc thực hiện nhiệm vụ Tổng Thống, nhưng tôi
vẫn kính trọng tham vọng và sự cạnh tranh của ông ta. Nên tôi cảm thấy một thảm
cảnh đớn đau to lớn đến cho gia đình đầm ấm của ông và muốn làm được gì thật
nhiều để chia xẽ khổ đau với gia đình Kennedy.
Ngay đêm ấy, 23-11-63, tôi ngồi lại rất trể trong thư viện, viết điếu thư rất cảm
động gởi bà quả phụ Jacqueline Kennedy. Vài tuần sau xong việc tang lễ, bà quả
phụ cũng có thư cảm ơn rát nhiệt tình ông Phó Tổng Thống. (The Memoirs of
Richard Nixon, p. 312), (Hết trích)
Richard Nixon lúc nào cũng có tư cách một nhà lãnh đạo quảng đại, đặt danh dự đất
nước lên trên; không nghĩ trước những trả đủa thù oán nhỏ nhen; nhưng nó
xảy ra đúng như vậy. Kennedy đi Dallas tháng 11-1963 là để vận động tranh cử
nhiệm kỳ II vào năm 1964. Nếu đừng bị gian lận phiếu bầu thì Nixon là Tổng Thống,
chắc chắn sẽ đi vận động tái ứng cử ở Dallas cũng ngày hôm đó, cùng giờ ấy như
Kennedy.
Việc còn được sống là do may mắn và nhiều cơ duyên khác nữa. Nixon định nghĩa số
mệnh như vậy nghe đở khổ cho người chết hơn là vì không ngay thẳng nên tổn mạng!
Nhưng hình như có những luân hồi huyền bí khó giải thích như chuyện hai ông Tổng
Thống bị ám sát của Hoa Kỳ dưới đây:
Câu chuyện của tổng thống Kennedy và
Lincoln
Câu chuyện trùng hợp nổi tiếng nước Mỹ là chuyện về hai vị tổng thống John
Kennedy và Abraham Lincoln chẳng có gì đáng nói nếu như Kennedy và Lincoln chỉ
tình cờ là hai tổng thống duy nhất có họ mang 7 chữ cái. Tuy nhiên, số phận của
hai vị tổng thống này gắn kết với nhau bằng những điểm tương đồng khó giải
thích.
- Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống năm 1860; J.F.Kennedy trúng cử năm 1960.
- Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, Lincoln chiến thắng đối thủ Stephen
Douglas sinh năm 1813. Còn đối thủ của Kennedy là Richard Nixon sinh năm 1913.
- Phu nhân của hai tổng thống đều bị sẩy thai trong thời gian sống ở Nhà trắng.
- Cả hai đều bị ám sát vào ngày thứ 6 và đều bị bắn vào đầu.
- Viên thư ký của Lincoln tên là Kennedy còn thư ký của Kennedy tên là Lincoln.
- Cả hai đều có phó tổng thống dưới quyền mang họ Johnson. Họ cũng chính là người
kế nhiệm hai ông sau vụ ám sát: Andrew Jackson kế nhiệm Lincoln sinh năm 1808
và Lydon Johnson, kế nhiệm Kennedy, sinh năm 1908. Tên của cả hai đêu có 13 chữ
cái.
- John Wilkess Booth, kẻ ám sát Lincoln, sinh năm 1839, còn Lee Harvey Oswald,
ám sát Kennedy sinh năm 1939. Tên của cả hai đều có 15 chữ cái.
- Lincoln bị bắn trước cửa nhà hát “Ford”. Kennedy bị bắn trong xe “Lincoln”,
do hãng Ford sản xuất.
Lý giải của giới khoa học
Trên đây là hai sự trùng hợp ngẫu nhiên nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài ra, lịch
sử còn ghi nhận nhiều câu chuyện tương tự khác. Vì sao lại có những sự trùng hợp
khó hiểu như vậy? Nhiều người cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự huyễn hoặc của
tâm linh, rằng người ta quan trọng hoá vấn đề. Nhưng cũng không ít kẻ tin “có
bàn tay tác động của thánh thần”. Cách nghĩ này có vẻ phản khoa học chăng? Vậy
thì giải thích sao đây cho những sự sắp đặt “ngẫu hứng” này của số phận?
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, trong cuộc sống hàng
ngày, chúng ta đôi khi thấy có những người tuy không phải là bà con họ hàng hoặc
anh chị em ruột nhưng rất mực yêu thương nhau. Họ sống với nhau như hình với
bóng. Người này gặp bệnh tật, hoạn nạn thì người kia lo lắng không yên, luôn có
một sợi dây vô hình nào đó ràng buộc họ lại với nhau. Có người giữ mãi tình cảm
khăng khít ấy đến khi qua đời.
Theo quan niệm của thế giới tâm linh những con người ấy chết đi, linh hồn họ vẫn
nhớ mãi những tình cảm cũ của người xưa và khi đầu thai lại, tùy theo nhân
duyên mà họ sẽ gặp được hình ảnh của thân xác mới dưới hình thức hai người xa lạ
gặp nhau và giống nhau về cá tính, sở thích. Đôi khi còn giống nhau về gương mặt,
cử chỉ hoặc do sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà họ cùng được
tái sinh một lần để có thể thuận tiện gặp gỡ nhau.
Do đó có trường hợp những người cùng ra đời vào những năm, tháng, ngày, giờ giống
nhau và đôi khi đã hoàn tất được ý nguyện họ lại phải xa nhau cùng đúng vào
ngày giờ tháng năm nào đó. Riêng trường hợp đặc biệt về hai vị tổng thống Hoa Kỳ
Lincoln và Kennedy thì câu trả lời vẫn còn ở sự suy đoán rằng, đó là một trong
những hình ảnh của sự đầu thai hay là sự hoá thân của chính tổng thống Lincoln.
Điều mà cách đây mấy ngàn năm, trong bộ sách tử thư của Tây Tạng và Ai Cập thường
nhắc đến: “Có những người khi chết đi họ cảm thấy chưa làm đủ bổn phận nơi trần
thế nên họ quyết tâm đầu thai lại”.
Phải chăng, tổng thống Abraham Lincoln đã cả đời đấu tranh cho công bằng, bác
ái, vị tha, chống kỳ thị chủng tộc cảm thấy mình chưa hoàn tất ý nguyện nên quyết
tâm trở lại cõi trần lần nữa qua hậu thân là tổng thống Kennedy và chu kỳ sống
đã được diễn lại như đang chiếu một cuốn phim của tiền thân Lincoln vậy.
Qua những lý luận và giải thích trên, chưa hẳn vấn đề đã được lý giải hợp lý và
rõ ràng. Tuy nhiên, dù sao, một số giải thích ấy cũng nói lên được phần nào những
mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng với nhau. Nếu ngày nay, ta thấy xuất
hiện trên trái đất này những hình ảnh sự kiện thì chắc chắn những gì ta thấy đó
đều có nguyên nhân. Nhưng trở lại là đôi khi nguyên nhân ấy không thể được nhận
rõ bằng các giác quan bình thường của loài người và cũng chưa thể chứng minh bằng
khoa học, nên sự giải thích cũng từ đó mà bị hạn chế. Dẫu sao, đây cũng chỉ là
một trong số nhiều bí ẩn của trái đất đang chờ con người khám phá.
Nguồn: Đức Nghĩa, theo Tin tức on line,
Vietnamnet
Nếu chỉ kể cái chết thê thảm của Tổng Thống JK Kennedy trong mùa Lễ Tạ Ơn
ngày 22 tháng 11 năm 1963, tức 50 năm trước (1963—2013) ai cũng thấy mối liên hệ
nhân quả của lịch sử Việt- Mỹ chằng chịch với nhau: Chỉ 21 ngày trước, tức ngày
1 tháng 11 năm 1963, anh em Tổng Thống Diệm-Nhu bị giết chết, do Kennedy đã bật
đèn xanh.
Nhưng không phải tự nhiên mà ông Tổng Thống Mỹ chung hệ thống Vatican lại sát hại
Tổng Thống Việt Nam cùng thờ Chúa Ki-Tô? Dù ai cho là có hay không gia đình trị
tàn ác, mà ngay cả các Linh Mục như Lê Quang Oánh, Trần Hữu Thanh, Cao Văn Luận,
Chân Tín v.v. đều tố giác; còn Tổng Thống Kennedy vì được bằng chứng
hiển nhiên dòng họ Ngô Đình cai trị liên tục có vụ quân đội đảo chánh, cả dội
bom dinh độc lập năm 1962, rồi ngày song thất 7 tháng 7 năm 1963 có nhà văn Nhất
Linh Nguyễn Tường Tam đã uống độc dược quyên sinh tại Sài Gòn để phản đối chính
quyền độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp đối lập chính trị và bức hại Phật giáo Việt
Nam. Trước đó chưa đầy một tháng, ngày 11 tháng 06 năm 1963 Hòa Thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu ngay tại trung tâm Sàigòn, làm cả thế giới rúng
động. Rồi cũng năm 1963, có vụ TT Diệm “đi đêm” với Hà Nội v.v.
Người ta cũng rất bất nhẫn với những thảm nạn liên tục làm chết các con của ông
bà Ngô Đình Nhu ở ngoại quốc sau nầy..v.v. Và dòng họ Kennedy cũng có những cái
chết thảm hết người nầy tới người khác.
Nếu quả có luật nhân quả thì thật đáng sợ để con người phải làm lành và sám hối
việc ác. Từ năm 1994, để bước vào thiên niên kỷ thứ III tức vào năm 2000,
Đức Cố Thánh Cha John Phao Lồ II từng khuyên con cháu Chúa hãy dọn mình
sám hối vì nhiều thế kỷ trước đã đi truyền bá đức tin bằng bạo lực.
Chúng ta đang vào năm mới 2014, mọi niềm tin tôn giáo, dù Phật hay Chúa v.v đều
nên hành thiện, tránh gieo nhân ác. Con cháu Chúa Mác-Lê Hồ Chí Minh càng phải
sợ. Gieo gió chắc chắn sẽ gặt bão, sớm hay muộn thôi.
(Ngày
4/1/2014)
Nguyễn Việt
Nữ
No comments:
Post a Comment