Friday, February 8, 2013

NĂM TỴ, NÓI VỀ RẮN VÀ THỦ THUẬT BẮT RẮN

Con rắn Sáng Thế Ký
Nguyễn Việt Nữ - Chúng ta vừa chúc nhau “Merry Christmas and Happy New Year”dương lịch, bây giờ là lo mừng Xuân Quí Tị âm lịch, mồng một Tết nhằm ngày 10 tháng 2, 2013 DL. 

Vậy ta thử bàn về loài rắn và thủ thuật của người đi bắt rắn làm thế nào cho không nguy hiểm? Và áp dụng thủ thuật nầy thế nào cho bản thân ta hạnh phúc, đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, được an bình? 

Con Rắn theo Thánh Kinh (Bible), chính con Rắn đã làm cho loài người mang tội tổ tông đời đời.. Khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất rồi tạo ra thú vật và hai người khác phái đầu tiên là ông Adam và bà Eva . Chúa tạo cả vườn Eden đẹp mắt, nhiều cây trái ăn ngon và quí giá, như cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác. Chúa muốn loài người sung sướng, bèn đăt Adam và Eva vào vườn Eden để trồng cây và giữ vườn với lời phán dạy: Ngươi được tự do ăn mọi hoa quả các thứ trong vườn trừ cây biết điều thiện và điều ác thì không được ăn, vì ăn vào chắc sẽ chết. 
Nhưng trong loài thú đồng do Chúa tạo ra lại có con Rắn là giống quỉ quyệt hơn hết, nó nói rằng nếu ăn trái cấm ấy, hai người không chết đâu, Chúa chỉ sợ ăn trái cây đó hai người sẽ mở mắt ra, sẽ được như Đức Chúa Trời là biết điều thiện và điều ác đó thôi. Eva nghe lời cám dỗ của con Rắn là ăn thứ trái cây đẹp coi bộ ngon ngọt lại quí là mở được trí khôn mà không chết, nên bẻ ăn, rồi trao cho chồng là Adam ăn cùng. Ăn xong cả hai đều mở mắt ra thấy mình lõa lồ, nên hổ thẹn, lấy lá cây đóng khố che thân. 

Khi Đức Chúa Trời đi qua vườn Eden, kêu Adam phán hỏi: Ngươi ở đâu? Thưa: vì lõa lồ nên khi nghe tiếng Chúa, con sợ, đang ẩn mình. Hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết mình lõa lồ? Eva thưa: Con Rắn đã dỗ dành nên con đã ăn trái Chúa cấm rồi! 

Từ đó Chúa phán về tội loài Rắn: trong các loài thú đồng, mày sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. Về loài người, Đức Chúa Trời phán cùng Adam: ta sẽ làm cho dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Vì ngươi nghe lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không ăn, vậy trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc làm việc mới có vật đất sanh ra mà ăn cho đến khi nào người trở về với đất là nơi có ngươi, vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về với đất bụi. Với Eva—là mẹ của cả loài người-- Đức Chúa Trời phán: ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén, ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con. Chồng ngươi sẽ cai trị ngươi. 

Chúa cũng phán chung cho thủy tổ loài người: Khi biết phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta, vậy bây giờ ta phải coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn để được sống đời đời chăng, Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Eden để cày cấy đất là nơi từ đó có loài người. 

Như vậy, Đức Chúa đã tạo đất đai để con người sinh sống, dùng Con Rắn để cảnh cáo về sự cám dỗ đưa đến tội lỗi bị trừng phạt, rồi trở về với cát bụi. Còn Đức Phật? 

Ðức Phật với “Kinh Người Bắt Rắn” (Alagaddupamasutta) và đặc biệt nhấn mạnh về thủ thuật bắt Rắn sao cho không nguy hiểm? Rằng người đi bắt rắn khôn ngoan và khéo léo, khi gặp rắn lớn họ biết sử dụng một cây có nạng sắt, ấn nạng ngay xuống cổ rắn và lấy tay bắt ngay đầu rắn. Rắn kia tuy có thể quẩy đuôi, quấn tay, quấn chân hoặc một bộ phận khác của cơ thể người bắt rắn, nhưng không thể nào mổ người ấy được. Bắt rắn như vậy không cực khổ mà cũng không lao nhọc, chỉ vì người ấy biết rõ thủ thuật bắt rắn. 

Ðây là lời được dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán đời Ðông Tấn vào khoảng năm 397- 398 của “Kinh Người Bắt Rắn”. Xưa nay ít nghe ai đem Con Rắn để thí dụ cho giáo pháp hay chủ thuyết của mình. Thường lãnh tụ tôn giáo nào cũng dứt khoát cho rằng đạo mình là tuyệt vời nhất. Như chủ thuyết Mac-Lênin thì người Cộng Sản nhất định cho là con đường duy nhất đem lại thiên đàng cho hạ giới. 

Nhưng Đức Thích Ca trái lại thường nhắc nhở rằng giáo pháp của Ngài có thể trở nên nguy hiểm nếu học hỏi không nghiêm chỉnh và thực hành không chính xác. 

Mặc dù khi Thành Ðạo, đức Thích Ca giảng pháp thu hút được nhiều vì Vua các nước qui y nhưng Ngài không bao giờ cho giáo lý của mình là một chủ thuyết, mà nói đó chỉ là một phương tiện hướng dẫn thực hành. Ðức Phật như một lương y mà giáo lý của Ngài là lương dược. Nhưng thuốc men cần biết dùng cho đúng bệnh thì mới chữa lành bệnh tật, nếu không thì cũng có thể nguy hiểm cho tánh mạng bệnh nhân. 

Với kinh “Người bắt Rắn”, dân gian thường thực hành rất giản dị đối với con Rắn độc Cộng Sản: “Đập rắn phải đập cái đầu trước”..Nhưng ở đây Đức Phật không nói đến “Đập chết” mà chỉ đưa ra cách “bắt sống” khi gặp nó hầu tránh hại tánh mạng con người ở nhiều khía cạnh khác 

Kinh Phật kể lại rằng tại tu viện Trùng Các trong rừng Ðại Lâm gần thành phố Vaisali, trong một mùa an cư kiết hạ đã có mấy thầy tự tử vì đã nghe Phật giảng về vô thường, vô ngã và bất tịnh. Còn có một bài giảng bị đệ tử nghe lầm là “Hưởng thụ dục lạc không trở ngại cho sự tu tập” rồi đi giảng lại cho các sư đệ khác. Lâu dần nhiều người ngạc nhiên, đã đến chất vấn: “Có thật Sư huynh dạy Đức Thế Tôn giảng như vậy không”? Vị Sư huynh nầy đã nghe “An lạc” thành “dục lạc”. Các Thầy nầy đã trực tiếp nghe Phật giảng mà còn hiểu lầm Phật, huống hồ gì nghe gián tiếp, là cách nghe qua kinh sách của chúng sinh hiện tại. Dân gian ta hiểu nôm na là “Tam sao thất bổn”. 

Chính vì có những thầy hiểu lầm Phật nguy hiểm như vậy mà Ngài giảng “Kinh Người Bắt Rắn”. Vì khi hiểu lầm rồi thì cứ cố chấp vào đó mà đưa đến sự sai lầm khác thành to chuyện. Đức Phật dùng ví dụ Bắt Rắn để diễn tả sự hiểm nguy của cái học thiếu thông minh và khéo léo. Việc hiểu lầm và hành lầm giáo lý của Đức Phật đã xãy ra ngay trong thời Ngài còn tại thế. Nên mục đích Ngài giảng thủ thuật bắt Rắn là giúp con người 

Làm sao tránh Hiểu lầm và Cố chấp (vướng mắc)? 

Tránh được hai vấn đề nầy, là giúp chính gia đình biết tha thứ, không gây gổ, hạnh phúc; xã hội, đất nước an vui và thế giới hòa bình vì tránh được chiến tranh. 

Xin đơn cử một chuyện ngụ ngôn “Chim Trĩ” trong kinh Bách Dụ, tuy rất buồn cười mà cũng rất hay, nói về vấn đề vướng mắc vào ý niệm và ngôn từ. Một chàng N nọ bị ốm. Ông thầy thuốc tới thăm mạch, bảo rằng chim trĩ trị được bệnh anh ta. Ông thầy thuốc ra về, chàng N cứ lặp đi lặp lại hai tiếng chim trĩ suốt ngày. Mấy tháng qua rồi mà vẫn chưa lành bệnh. Có người bạn tới thăm, thấy chàng ta cứ lặp đi lặp lại hai tiếng chim trĩ, lấy làm lạ, bèn hỏi. Anh chàng thuật lại câu nói của ông thầy thuốc. Thương hại, người bạn lấy bút vẽ một con chim trĩ lên giấy, chỉ cho chàng N và bảo: “Chim trĩ là cái này này, anh cứ ăn nó đi thì mới lành bệnh, chứ cứ lặp đi lặp lại mãi hai tiếng chim trĩ thì làm sao lành bệnh được?” Người bạn vừa đi khỏi, chàng N bèn bỏ tờ giấy có hình chim trĩ vào miệng, nhai và nuốt. Vẫn chưa lành bệnh, chàng ta thuê thợ vẽ đến vẽ thêm hàng trăm bức tranh chim trĩ nữa để mà nhai và nuốt, nhưng cũng không có hiệu nghiệm gì. Bệnh tình càng lúc càng tăng. Một hôm ông thầy thuốc ghé lại nhà. Thấy tình trạng như thế, ông đem lòng thương hại. Ông đưa chàng N ra chợ, mua cho vài con chim trĩ, rồi đưa chàng ta về nhà, bảo người nhà làm thịt chim trĩ và bắt ăn ngay trước mặt mình. Từ đó chàng N khỏi bệnh. 

Mới nghe câu chuyện, chúng ta ai cũng có cảm tưởng là chàng N ngu quá, nhưng nghĩ cho kỹ thì chúng ta cũng không hơn chàng ta bao nhiêu. Chúng ta nghe khuyên dạy đúng, nhưng vì thiếu thông minh, thiếu khéo léo, lại hay ưa lý thuyết, ưa hý luận, ưa khoe khoang và không thành khẩn bao nhiêu trong công việc đi tìm thuốc chữa khỏi bệnh mà Phật pháp goi là tìm giải thoát khỏi sự khổ đau. Chúng ta bị kẹt rất nhiều ở khái niệm và danh từ. Học hỏi đã vậy mà hành trì cũng vậy. Quán từ bi hay niệm Phật, chúng ta cũng có thể thực tập một cách thiếu thông minh và khôn khéo vì bị vướng mắc vào hình thức thực tập cho nên tuệ giác không dễ dàng phát sinh. 

Lời Chúa Jesus trong Bible hay đấng Mohammet trong kinh Qur’an.. v.v đều nói đến yêu thương, thiện, ác,… nhưng mấy giáo đồ thực hành nghiêm chỉnh? 

Chuyện chiếc bè Ngoài vấn đề hiểu lầm, Đức Thích Ca giảng Kinh “Người Bắt Rắn” còn dạy về pháp buông bỏ, tức đừng cố chấp. Ngài dùng thí dụ về Chiếc bè. Mùa nước lũ cuốn sập cả cầu kỳ, không tàu thuyền; muốn qua sông, ta dùng cây lá kết lại thành chiếc bè để qua bên kia sông. Khi lên được bờ, ta tiếc núi công lao không thể bỏ chiếc bè, nên vác nó lên vai mà đi. Tức không chịu buông bỏ. Đức Phật hỏi các đệ tử: Người lữ hành nầy có làm việc lợi ích cho mình hay tha nhân không? Hay là phải khôn ngoan để lại bên bờ nầy cho người tới sau có bè mà dùng đưa lại bờ kia? Vậy nhờ biết buông bỏ, không bám chặt vào công trình cũ mà chính mình đi thêm trên đường được nhẹ nhàng hơn? Y như một người trèo thang, muốn lên được nấc thứ sáu, phải đừng cố chấp, cố bám vào mà phải bỏ đi nấc thang thứ năm. Nhưng đừng coi nấc thứ sáu là cao nhất, vì còn nhiều nấc khác cao hơn. 

Có phá chấp được thì dễ phá bỏ hiểu lầm, đưa đến dễ tha thứ và thực hành được hạnh từ bi khiến mọi người thương yêu nhau, xã hội yên bình. 

Nguy hiểm của bệnh “Thành kiến”. Đức Phật còn nhắc đến một thành kiến, cố chấp gây khổ đau thật sự mà người học đạo cần nghiền ngẫm để tìm thấy niết bàn trong ta chứ không cần tìm kiếm ở đâu xa xôi. Cũng trong. kinh Bách Dụ: 

Người lái buôn góa vợ có một đứa con trai và coi nó là lẽ sống của đời mình. Một hôm nọ anh ta đi vắng nhà, kẻ cướp tới đốt xóm đốt làng và bắt đứa con trai anh ta đi theo chúng. Khi trở về nhà, thấy thi hài một em bé cháy đen nằm chết bên căn nhà đã cháy rụi của mình, anh tin ngay là con mình đã chết. Anh khóc lóc thảm thiết rồi làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé; rồi vì thương con quá, anh ta cất tro vào một túi gấm và đi đâu cũng mang theo bên mình, như lúc nào cũng có con bên cạnh. Mấy tháng sau, đứa con anh ta thoát được tay kẻ cướp và tìm về được vào lúc nửa đêm. Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy người cha trẻ đang ôm chiếc túi gấm đựng tro và than khóc một mình. Anh ta không chịu đứng dậy mở cửa. Anh tin rằng con anh đã chết thật rồi, và đứa bé đang gõ cửa ngòai kia là con người hàng xóm mất dạy nào đó đang cố tình trêu ghẹo anh. Vì vậy đứa con thật của anh ta phải thất thểu ra đi và người cha khốn khổ kia mất vĩnh viễn đứa con yêu duy nhất của đời mình. 

Do đó Phật dạy: "Nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa (hay một định kiến, một tin tưởng) và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Ta sẽ không mở lòng ta ra để đón nhận chân lý. Ta có cảm tưởng rằng ta không cần đi tìm sự thật nữa, vì ta đã có sự thật rồi. Lúc ấy nếu sự thật có tới gõ cửa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa.” 

Vì khi cầm một khẩu súng trong tay, như anh chàng Lanza ở trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut hôm 14-12-12, có thể giết mẹ và 26 người—trong đó tới 20 em lớn nhất mới tám tuổi, mà đã làm rún động cả nước Mỹ. Huống chi khi cầm một ý thức hệ hay một chủ thuyết trong tay, như chủ thuyết Mác—Lê chẳng hạn, đã giết cả trăm triệu người! 

Cho nên dù giáo lý của Đức Phật rất “ngoằn ngoèo khó hiểu” như khi biết một người hỏi pháp chỉ để đi tranh luận giành phần thắng chứ không thật sự muốn học để hiểu chân lý, Ngài im lặng hoặc chỉ đáp: “Dù ta nói pháp rất nhiều, nhưng coi như ta chưa nói gì cả”. Với người hay cố chấp, Ngài nói: “Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ những gì không phải pháp, hay phi pháp.” 

Nên Đức Phật Thích Ca không tự cho mình cao hơn ai, không dành quyền trừng phạt ai, mà chỉ dùng Phật pháp như một chiếc bè đưa con người vượt qua bể khổ, ai thực hành theo thì được giải thoát khỏi khổ đau, còn không, tự họ gánh chịu hình phạt do chính mình làm. Như vậy là công bình nhất. Ngoài hạnh Từ Bi, Vị tha, Ngài còn có hạnh Bình Đẳng đến độ tuyên dạy đầy khích lệ người hành đạo: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sắp thành!” 

Có lẽ vì như sơ lược một ít những giáo lý vừa cao thâm, vừa gần gủi với mọi người không phân biệt tín ngưỡng như trên nên năm 2009, Phật giáo được Tổ chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh bầu chọn là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới? (Freedom From Religion: 

Buddhism Wins Best Religion in the World Award) 

Phật Giáo được công nhận là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới 

Qua giải thưởng Leading Figure hằng năm về nhân vật tôn giáo đã đóng góp cho nhân loại và hòa bình, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh đóng tại Geneva, Thụy Sĩ (ICARUS) đã quyết định bầu chọn và trao tặng một giải thưởng đặc biệt năm nay cho cộng đồng Phật giáo. 

Hans Groehlichen. 

In advance of their annual Leading Figure award to a religious figure who has done the most to advance the cause of humanism and peace, the Geneva-based International Coalition for the Advancement of Religion and Spirituality (ICARUS) 

Linda Moulin | 15.07.2009 | 16:55 

Tribune de Geneve 

Chủ tịch Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã phát biểu trong hội thảo vào ngày thứ hai vừa qua: “Chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu theo mạng rada, đồng thời tổ chức của chúng tôi đánh giá trên một tinh thần công bằng về những giá trị truyền thống. Chúng tôi đã trải qua phân tích từng tôn giáo để bình chọn và trao giải thưởng cho một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới (Best Religion in the World). Qua đó chúng ta cổ vũ và khuyến khích những nhà lãnh đạo tôn giáo khác thấy được những ích lợi trong việc thực hành hạnh từ bi.” Groehlichen cho biết rằng giải thưởng được thông qua do một hội đồng quốc tế hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc và đánh giá từng phần tâm linh về một tôn giáo. Ông nói: “Thật là tuyệt vời khi chúng tôi cùng đưa ra một tiêu chuẩn, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã bình chọn Phật giáo. Phật giáo thực sự chỉ là một số ít trong hội đồng của chúng tôi, nhưng tôn giáo của họ thật tuyệt vời, hoàn toàn hấp dẫn và họ đã xứng đánh nhận được giải thưởng vinh dự này.”

Tiêu chuẩn bao gồm nhiều mặt chẳng hạn như đề cao giá trị con người và hòa bình, lòng từ bi và ý nghĩa của tinh thần không phân biệt, khuyến khích bảo tồn thiên nhiên. Ông Groehlichen nói tiếp: “Một thông điệp lớn nhất cho chúng tôi là Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) thành lập vì tâm linh và nhân loại, mang thông điệp bất bạo động (non-violence) dâng hiến cho xã hội. Một chìa khóa giải đáp cho chúng tôi trong tiến trình bình chọn là một tôn giáo đích thực phải thực hành bất bạo động.” 

Khi đề ra phương hướng tiến hành bình chọn cho các thành viên trong hội đồng bình chọn, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã nghiên cứu 38 tôn giáo khác nhau trên toàn cầu, đưa ra tiêu chuẩn, sự cống hiến của một tôn giáo, triết học, và vai trò tôn giáo trong lãnh vực điều hành và phúc lợi. Trưởng ban nghiên cứu của Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS), ông Jonna Hult nhận xét: “Quả thật không ngạc nhiên với tôi khi Phật giáo là đại biểu xứng đáng danh hiệu Tôn Giáo Tuyệt Vời Nhất Toàn Cầu (Best Religion in the World), bởi vì chúng tôi đã tìm thấy Phật giáo truyền bá không bao giờ có sự can thiệp của vũ lực, ngược lại những tôn giáo khác dường như đi quá xa với tinh thần bất bạo động. Chúng tôi thật sự có một ấn tượng sâu sắc khi nhận ra được trong lịch sử Phật giáo chưa bao giờ dùng vũ lực bạo động. Người Phật tử thực hành những gì mà họ nói, cái mà chúng tôi không thể chứng minh được ở những truyền thống tâm linh khác.”

Ít nhất một trong số thành viên theo đạo Công giáo đại diện để nói về quan điểm này đối với Phật giáo. Cha Ted O'Shaughnessy nói từ Belfast: “Tôi theo giáo hội Thiên Chúa giáo, nhưng cứ làm tôi khó xử, đó là chúng tôi đã thực sự nói về tình thương trong kinh Thánh hay chưa, rồi cho đó là ý Chúa khi đến giết người khác. Với lí do này, tôi đã bình chọn Phật giáo bằng lương tri của mình.” Giáo sĩ Tal Bin Wassad của Hồi giáo ở Pakistan đã đồng ý và nói, được thông ngôn dịch rằng: “Tôi theo Hồi giáo, tôi có thể biết được sự truyền giáo có mặt của sự giận dữ và đổ máu thành sông nhiều hơn là tình thương. Phật giáo ngăn ngừa được điều đó.” Bin Wassad, một thành viên bình chọn trong hội đồng ICARUS thuộc cộng đồng Hồi giáo ở Pakistan nói thêm: “Thực sự, tôi có rất nhiều người bạn theo Phật giáo.” Và Rabbi Shmuel Wasserstein đến từ Jerusalem đã phát biểu: “Dĩ nhiên, tôi yêu đạo Do Thái, và tôi nghĩ Phật giáo là một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Nói với danh dự, tôi đang tu tập theo phương pháp Thiền Minh Sát của Phật giáo hằng ngày trước khi làm lễ cầu nguyện minyan (lễ cầu nguyện hằng ngày của đạo Do Thái) từ năm 1993. Vì thế tôi đồng ý với quý vị như thế.”

Groehlichen đã tuyên bố rằng kế hoạch bình chọn giải thưởng cho Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới đã công bố và thông báo cho các nhà lãnh đạo và cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên vẫn còn một trở ngại, ông nói: “Trên cơ bản, chúng tôi chưa tìm ra vị lãnh tụ Phật giáo nào để trao giải thưởng.” Groehlichen hứa sẽ sớm công bố sớm vào thứ ba tới. “Tất cả tín đồ đạo Phật đều nói rằng họ không xứng đáng để nhận lấy phần thưởng,” Groehlichen giải thích với một tính cách ngay thẳng, ông tiếp: “Lập trường của Phật giáo, họ luôn cho rằng tôn giáo mà họ theo là một giáo lí thực nghiệm chứ không phải một tôn giáo. Nhưng chân lí vẫn bất di bất dịch, với sự thật này chúng tôi công nhận triết học và sự cống hiến của họ là tuyệt vời nhất thế giới và trọng yếu nhất trong sự thách thức và đối mặt với những kỉ nguyên về sau của mỗi cá nhân và con người trên hành tinh của chúng ta.”
Khi được hỏi lý do tại sao các cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, Sư Bhante Ghurata Hanta cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn đối với sự công nhận của quý vị, nhưng chúng tôi nhường giải thưởng này cho tất cả nhân loại, cho Phật tánh nằm trong mỗi người chúng ta.” Groehlichen trân trọng nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thỉnh cầu cho đến khi chúng tôi tìm thấy một vị trong cộng đồng Phật giáo tiếp nhận giải thưởng. Chúng tôi sẽ cho các bạn biết khi nào chúng tôi hoàn thành.”

Thiện Hữu dịch (Theo Linda Moulin từ Tribune de Geneve) 


XXXXXXXX 

Nhìn về quê hương Việt Nam, nếu ai đau như nổi đau của nhạc sĩ Việt Khang khi hỏi “Việt Nam tôi còn hay đã mất?Mà giặc Tàu ngang tàn trên quê hương?” thì nếu áp dụng thủ thuật như kinh “Người Bắt Rắn”, ta tức khắc có giải pháp “Đập cái đầu con rắn độc là Hồ Chí Minh”, nằm trong điều 4HP mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn khư khư ôm chặc khi Trung ương Đảng họp bàn sửa đổi Hiến pháp 1992.. 

Nhưng thế giới văn minh hiện không chấp nhận đấu tranh bạo động lối “Đập bể đầu, bẻ gãy cổ” nữa, mà Xã hội Chủ nghĩa của con cháu “Rắn Hồ” vẫn liên tục bắt giam những người yêu nước tranh đấu bất bạo động và xử án lối nhà “tiền chế”, khiến bầu máu nóng của tuổi trẻ sôi lên sùng sục, có thể đưa đến bạo động dù thâm tâm họ không muốn? 

Hậu quả sự hiểu lầm Con Rắn Đỏ Cực Độc Hồ Chí Minh 

Về tôn giáo, quá nhiều người là nạn nhân, gây hậu quả trầm trọng. 

1. Hiện tượng Thích Nhất Hạnh 

Đảng CSVN không ngừng tận diệt những lãnh tụ tôn giáo nào không tuân lệnh chúng. Đảng viên Cộng Sản tiếp tục được huấn luyện trà trộn vào đội lốt nhà tu để “nằm vùng” mà ngay như Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người có công với Cộng Sản mà đến nay cũng có vẽ không biết điều đó? Ngay như năm 1991, chính Thiền Sư Nhất Hạnh đã dịch ra Quốc Văn kinh “Người Bắt Rắn” với những lý luận rất thông suốt về vô ngã, vô thường, phá chấp; thành kiến v.v. vậy mà 20 năm sau, tức thời gian Hoa Kỳ có cái tang tốc 911 năm 2001, Thiền Sư vẫn còn “cố chấp” vào quá khứ, còn thành kiến ghét Mỹ để không sáng suốt coi kỷ lại mà bị hố nặng khi nói theo người Mỳ nào đó, buộc tội Hoa Kỳ dội bom vào năm 1968 Tết Mậu Thân mà làm chết tới “300.000 người” chỉ ở một thị xã Bến Tre! Kể từ đó tên tuổi còn lại chút gì của Sư Ông Nhất Hạnh đã bị cộng đồng Mỹ lẫn Việt hải ngoại chôn luôn! Rồi năm 2005 về Việt Nam, ngay cả người đồng đạo một thời cùng làm Phật sự chung là Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng không thèm cho gặp mặt; còn Thiền Sư vẫn tưởng giảng dạy được cho bọn vô thần Cộng Sản, nhưng không dè đến năm 2009 lại bị bọn xã hội đen đập phá Tu Viện Bát Nhã Làng Mai-Lâm Đồng, Sư Ông Nhất Hạnh bấy giờ mới biết rõ để cắc cớ hỏi Chủ tịch nước Việt Nam XHCN lúc ấy là Nguyễn Minh Triết “Công an của ông Chủ tịch…phá chùa ở Lâm Đồng, còn giờ nầy ông Chủ tịch đang ở đâu?” 

Thành thử công lao Thiền Sư Nhất Hạnh dịch thuật bao nhiên kinh điển, như “Kinh Người Bắt Rắn” cao siêu, giúp thế giới hiểu Đức Thích Ca là một đại lương y với nhiều lương dược, nhưng còn tùy bệnh nhân biết và chịu dùng thần dược ấy không? 

Tiếc thay, “bệnh nhân” Thích Nhất Hạnh dùng thuốc kiểu Con Chim Trĩ , còn mang nặng thành kiến ghét Mỹ, tin tưởng Cộng Sản Việt Nam có thể thay đổi, cảm hóa, dạy đạo pháp được, chẳng lẽ Sư Ông không biết rõ Cộng Sản là loài Vô đạo, mà đến sau năm 1975 vẫn tiếp tục “Chống Mỹ cứu Cộng Sản? Bị lên án là gây tai ương cho đất nước. 

2. Hiện tượng Linh Mục Trần Hữu Thanh 

Không phải chỉ Phật giáo như Thiền sư Thích Nhất Hạnh “nổi tiếng” phá hoại, mà còn một người Thiên Chúa giáo cũng nổi danh như cồn. Đó là Linh Mục Trần Hữu Thanh. 

Phàm bất cứ một nhân vật nào cũng được người khen kẻ chê. Thí dụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một chí sĩ yêu nước, sùng đạo Chúa vô cùng, có tinh thần phục vụ dân tộc cao, nhưng lại bị chính người cùng đạo là Linh Mục Trần Hữu Thanh cũng nhân danh yêu dân tộc Việt Nam mà tố cáo từ Cố vấn Ngô Đình Nhu đến Ngô Đình Cẩn mà ta nghe danh là “Lãnh Chúa miền Trung”. Không biết đúng hay sai? 

Trong quyển “Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc” của nhà biên khảo Minh Võ, viết về ông Ngô Đình Cẩn: “Là người con chí hiếu, nên ông (Ngô Đình Diệm) rất yêu thương và biết ơn người em áp út là Ngô Đình Cẩn đã thay ông luôn ở bên mẹ để săn sóc. Nhiều người cho rằng sự nể nang của ông đã khiến ông Cẩn “lộng hành” và làm mất uy tín của ông anh tổng thống. Nhưng phần nhiều những người ghét ông đã nói quá về ông Cẩn. Dù gì đi nữa, ông Cẩn cũng đã làm một số việc có lợi cho an ninh quốc gia với những mạn lưới tình báo hữu hiệu. (NĐD v CNDT, tr. 122) 

Chính điều nầy mà người ta rất lạ, vì nhiều tác giả đều nhìn nhân ông Ngô Đình Cẩn “ít chữ” nhất trong các anh em của dòng họ Ngô Đình, ở bên cạnh hầu mẹ mà lại “làm một số việc có lợi cho an ninh quốc gia với những mạn lưới tình báo hữu hiệu.” thì làm sao làm được hai việc to lớn như thế cho đất nước một cách lương thiện, ngoài việc phe đảng, buôn lậu?? Cụ Minh Võ có lẽ dù thông thái, tạo tin tức quốc tế vì chuyên làm việc cho đài VOA, BBC. Cụ đọc và gặp gỡ nhiều ký giả, tác giả ngoại quốc, nhưng ý kiến những người nầy chỉ là “khơi khơi” bên ngoài, không làm sao hiểu chính xác bằng người trong cuộc, nghe, thấy tận tai, mắt những gì “cậu ấm” Ngô Đình Cẩn làm?? 

Một trong những người đó là ông Lê Xuân Nhuận, nguyên Giám Đốc Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt Vùng I VNCH, cũng từng làm việc tại miền Trung, Hiện ông LXN còn khỏe mạnh, năm 2012, ông vừa xuất bản quyển hồi ký “Biến Loạn Miền Trung”, dành nguyên một chương về “Lãnh Chúa Miền Trung”. (từ tr. 215) để nói những điều tai nghe mắt thấy, rằng quyền hành của Cẩn tuyệt đối—như ai vào báo cáo: Tên nầy phản loạn, dám chống lại Ngô Tổng Thống và “Cậu” mà đề nghị giết chết, “Cậu” cũng gật đầu liền –nên dân chúng sợ như hung thần, gọi Ngô Đình Cẩn là “Lãnh Chúa Miền Trung”. Thật ra quyền hành của ổng còn bao trùm cả miền Nam, cả lãnh địa của anh ổng, cố vấn Ngô Đình Nhu, các phái đoàn, tỉnh trưởng trong Nam ra Huế họp Đại hội Đảng Cần Lao đều xác nhận với tôi như thế” (BLMT tr. 225) 

Nhưng năm 2007, trong một thư Email trả lời cho ông Lê Xuân Nhuận, nhà văn NGUYỄN LÝ TUỞNG (cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hoà) về phong trào chống tham nhũng thời VNCH nhân nhà văn nầy viết bài về LM Trần Hữu Thanh, LM nầy xác nhận còn ghê gớm hơn là chuyện buôn lậu nhiều. 

(Nguyễn Lý Tưởng - “Tưởng Nhớ LM GiuSê Trần Hữu Thanh” – 26/10/2007) 

“... Thời ông Diệm, LM Trần Hữu Thanh là người chống ông Ngô Đình Cẩn ra mặt... vụ gạo Miền Trung là do LM Trần Hữu Thanh tố cáo...” 

(Trích từ vi-thư gửi Lê Xuân Nhuận:) 

Date: Wednesday, January 21, 2009 10:52 AM 

From: "Tuong Nguyen" <lytuongnguyen@hotmail.com


Đại Ý: Ông Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn còn dính líu đến “vụ gạo Miền Trung” (đầu-cơ tích-trữ gạo, không phải chỉ để bán giá chợ đen, mà còn để tiếp-tế cho cộng-sản ngoài Bắc) 

Trong sách ông LXN dùng một loạt tỉnh từ kép để tả “Cậu”: Phong- kiến, hủ-lậu, kiêu- căng, hống- hách, tham-ô, nhũng-nhiễu, độc-tài, tàn-bạo, bất-nhân, hiếu-sát v.v…mới chỉ là chuyện nội bộ miền Nam, nhưng chuyện vượt qua nội bộ Quốc-Gia, là “Cậu”đã chuyển lậu hàng ngàn tấn gạo ra cho cộng sản miền Bắc. 

Vụ này xảy ra vào năm 1956, người Mỹ biết được nên báo tin cho NĐD là người mới lên làm Tổng Thống và đang lớn tiếng hô hào chính sách bài trừ tham nhũng và tệ đoan xã hội miền Nam. . Bởi thế “Lãnh Chúa” Ngô Đình Cẩn không thể chối cãi. Nhưng để cứu thủ phạm, người ta đã ngụy tạo ra một tổ chức buôn lậu gạo, đổ tội lên đầu ông Nguyễn Văn Mẹo (Bộ trưởng Bộ Kinh Tế) và ông Bùi Quang Sơn (Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam) vì gạo phải chở bằng tàu thủy từ Sàigòn ra Đà Nẳng- Quảng Nam rồi từ nơi đây mới lọt vào tay đối phương. 

Vụ án bán lậu, tiếp tế gạo cho CS miền Bắc được đưa ra Tòa. Tòa xử ông Sơn 12 năm khổ sai. Tại Huế, Cẩn không ngờ Sơn—Bộ hạ thân tín của mình bị án quá nặng, mất luôn cả sự nghiệp, vì sợ Sơn có thể uất ức khai ra chính phạm, nên Cẩn năn nỉ ông anh-- Tổng Thống Diệm—và rồi, dù án lệnh đã chính thức thành văn, Diệm cũng bắt Tòa phải xử lại. Song trớ trêu thay, để cứu thuộc hạ mình, Cẩn bèn xúi Diệm truy tố ông Ưng Bảo Toàn, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kinh Tế, thuộc Bộ Kinh Tế. Thế là Ưng Bảo Toàn trở thành chính phạm, còn cái án 12 năm khổ sai của Sơn thì được giảm xuống còn 6 tháng tù treo. Dân gọi là vụ án Ưng Bảo Toàn. Dân chúng khắp nước, nhất là miền Trung, vừa chán ngán, vừa oán than, vì dòng họ Ngô Đình đã dẫm đạp lên Công Lý. Ông Mẹo và Tòan cùng là người miền Nam, không có liên hệ nhân sự nào ở miền Trung để âm mưu bán gạo cho Việt Cộng tại miền Trung, là nơi Ngô Đình Cẩn nắm toàn quyền sinh sát, có nhân viên, thuộc hạ, đảng viên Cần Lao khắp nơi. Viên chánh án đã tuyên án nặng cho Bùi Quang Sơn sau đó cũng phải rời vào Nam, không dám ở lại miền Trung. 

Điều đáng ghi nhận là, chính LM Trần Hữu Thanh, ngôn sứ “Chủ Nghĩa Nhân Vị”, một nhân vật thân cận của chế độ, cũng đã lên tiếng tố cáo các vụ tham nhũng, đặc biệt là vụ “Gạo miền Trung nầy”. (Biến Loạn Miền Trung, tr. 236, 237, 238) 

Trên đây là nghe, thấy của ông Lê Xuân Nhuận, một người từng phục vụ Ty Cảnh Sát thành phố Huế từ năm 1956, lúc xãy ra vụ tiếp tế chuyển lậu hàng ngàn tấn gạo ra cho cộng sản miền Bắc, nên chắc chắn có dịp theo dõi kỷ hơn Cụ Minh Võ và các ký giả ngoại quốc nhiều! 

Chức vụ đầu tiên là Trưởng Phòng Hành Chánh kiêm Huấn Luyện. Ông có nhiều dịp được đến dinh ông cố vấn, tham dự những buổi họp mà ông gọi là “Buổi tố khổ”, từng hát “Suy tôn Ngô Tổng Thống và “Cậu”, sau lên Tư Lệnh CSQG Vùng, từng được mời vào dinh “Cậu” ăn sinh nhật, ông tả: Lách qua hai cánh cổng sắt cao, to mở hé, tôi bước vào một thế giới lạ thường, không có đường dây điện thoại liên lạc với bên ngoài. Ông cố vấn thường ở trong tư thất, và ít có ai thấy được chữ ký của ổng…(…) Miệng nhai trầu, tay cầm quạt khi thì phe phẩy, khi dùng gãi lưng…Có ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Đình Cẩn, Tỉnh Trưởng tỉnh Bình Thuận suốt buổi vẫn bám sát theo ổng, vừa đi quanh chăm sóc từ loại cây cảnh quí tới muông thú hiếm trong đó có con voi con …(BTMT tr. 216, 222) 

Đấy, một gia đình quá quan liêu, quan lại sợ hãi đến Tỉnh Trưởng cũng theo o bế nên dễ gây bè phái để đem gạo ra tiếp tế Hồ Chí Minh, rồi năm 1963 con Rắn Đỏ nầy tặng Cành Đào làm thân… Ta tin được là ông NĐD và NĐN không dại, nhưng trong cảnh kính cổng cao tường “Lãnh Chúa Miền Trung” dại thì sao? Mà Tổng Thống vốn thương và biết ơn hiếu thảo của em, đã từng nghe lời xúi dục mà nở gây oan khiên cho người khác như vụ án buôn gạo, dân oán vang trời, nếu họ bị Cộng Sản mua chuộc để theo VC là lỗi tại ai?? 

Mới nắm quyền có hai năm mà quyển BLMT có gần 500 trang, còn nhiều ly kỳ bất ngờ thú vị khác, hèn chi tại sao chính phủ JF Kennedy là người TCG lại đi hảm hại người TCG! 

3. Còn Giáo Hoàng Vatican Paul VI nữa! 

Vai trò “Nhóm Giáo Dân Tranh Đấu” nằm trong tay LM Hoàng Quỳnh. Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ làm liên lạc viên giữa mình và “Nhóm Giáo Dân Ki-Tô giáo ”, nhằm tìm chỗ dựa chính trị cho mình. Vũ Ngọc Nhạ, một điệp viên Cộng Sản, trở thành “ông Cố vấn” lần hai, mạnh hơn thời làm “Cố vấn” cho cố Tổng Thống NĐ Diệm. Tháng 7-1969, Cảnh Sát Quốc Gia phá vỡ Cụm tình báo chiến lược A-22 của đối phương, bắt giữ Vũ Ngọc Nhạ, (kẻ được Linh Mục Hoàng Quỳnh che chở) và Huỳnh Văn Trọng là Phụ tá của TT Thiệu, tất cả 42 cán bộ và cơ sở điệp báo, hoạt động sâu rộng và có ảnh hưởng trong nhiều cơ quan chính quyền cũng như các tổ chức chính trị. 

Vụ án được đưa ra xét xử tháng 11-69, thế mà vào tháng 6-1971, khi bị chính phủ Nguyễn Văn Thiệu cầm tù ngoài Côn Đảo còn được Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Paulus VI tặng Bằng Khen và Huy chương "Vì hòa bình" (BLMT tr. 45) 

Vũ Ngọc Nhạ chết ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi. Phần mộ cửa ông ta hiện nay được đặt tại nghĩa trang Lạc Cảnh, TP.HCM, trong khu vực dành riêng cho các tướng lĩnh, gần mộ phần của 2 điệp viên nổi tiếng khác là Phạm Xuân ẨnĐặng Trần Đức. Mộ phần của Đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng cách đó không xa. 

TT Nguyễn Văn Thiệu đích thân đi trực tiếp cầu cứu với giáo hội Kitô La Mã, nhưng Giáo hoàng Paul VI không tiếp kiến dù Thiệu là một con chiên, vì lập trường Vatican về chiến tranh Việt Nam là chỉ bênh vực Hà Nội , dù miền Nam có rơi vào chế độ Cộng Sản sắt máu. Đã vậy Giáo Hoàng còn chỉ trích Thiệu, còn tiếp kiến Nguyễn Thị Bình và Xuân Thủy, trưởng phái đoàn Hà Nội tại Hòa Hội Paris. Từ năm 1968 Giáo Hoàng Phao Lồ VI đã lập ra “Ngày Quốc Tế Hòa Bình” cổ vũ Hòa Bình bằng thương thuyết tại VN. Vatican xác định lập trường là chấm dứt chiến tranh, quan hệ tốt với miền Bắc và chính Phủ Lâm Thời Miền Nam. Chính Giáo Hoàng trao đổi công điện trực tiếp với Hồ Chí Minh. 

Tức là Giáo Hoàng Paul VI đã biến Vatican và nhiều địa phương thành một guồng máy chính trị, ngoại giao, tình báo khổng lồ để giúp Hà Nội tiến chiếm miền Nam.(BLMT tr. 477, 478) . 

Mừng Xuân Quí Tị 2013, tìm được chút sử liệu nầy đủ để nhóm Nguyễn Phúc Liên Thành UB TTTAĐCSVN và thế giới thấy rõ không phải chỉ có Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, càng không phải Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ hay Thích Hộ Giác dâng miền Nam cho Cộng Sản! 

Hãy cùng nhau học thủ thuật bắt Rắn Đỏ Hồ Chí Minh: Đập Rắn phải đập Cái Đầu, Người Bắt Rắn. mới không bị nguy hiểm’. 

Giáo pháp nhà Phật vừa cao thâm như “Kinh Người Bắt Rắn”, vừa cũng rất giản dị như hễ “Có cái nầy vì có cái kia” để phăng lần ra mà thấy lịch sử Đệ I&II VNCH khi đọc “Biến Loạn Miền Trung” do tác giả Lê Xuân Nhuận. Mục đích chúng tôi không phê phán, lên án ai, nhưng đưa những khía cạnh mà chính mình cũng không biết, để độc giả thẩm định sự khả tín hầu dẹp tan cuộc chiến do Liên Thành đang bày binh bố trận. 

Cho nên năm 2009 Phật Giáo được công nhận là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới, 

Còn cuối năm 2012, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vinh danh Phó Tăng Thống Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất như tin Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế: 
“Trước khi cung tiễn Kim quan vào trưa ngày chủ nhật 16.12, trên 200 Tăng Ni, và trên 2000 Phật tử tề tựu tại Nguyện đường làm Lễ Tưởng nguyện Công hạnh vào lúc 10 giờ 30 sáng. Đến tham dự có Dân biểu Liên bang Quốc hội Hoa Kỳ, Al Green. Ông cho biết hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành 365 lá quốc kỳ để mỗi ngày vinh danh một nhân vật kỳ vĩ do các Đại biểu Quốc hội đề xuất. Dân biểu Al Green đã đề nghị và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận treo cờ vinh danh Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác trên nóc nhà Quốc hội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn suốt một ngày khi Ngài viên tịch. Hôm nay Dân biểu Al Green mang lá cờ ấy đến tặng Môn đồ pháp quyến trước linh đài cùng bản in Điệp văn Tưởng nguyện của Quốc hội. Dân biểu nói rằng : 

“Tất cả chúng ta cho dù sang hèn, qúy tiện, đến từ giai cấp nào, chủng tộc nào, thì đều có đồng một điểm giống nhau, đó là tất cả chúng ta đều phải chết. Nhưng không phải cái chết nào cũng được tưởng nhớ, được vinh danh. Rất ít người trong cộng đồng nhân loại khi ra đi, mà được người ta tưởng tiếc. Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác là một trong số người hiếm hoi đó. 

“Tôi đến đây không phải để vinh danh một người đã sống rất lâu trên cõi đời này, 85 năm. Tôi đến đây để nói lên những phẩm chất, những giá trị. Không phải chúng ta sống lâu bao nhiêu, mà chúng ta đã tận dụng thời gian chúng ta sống như thế nào. Tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng, ngài có một cuộc đời đúng nghĩa của một người đáng để tưởng nhớ. Đó là sự hy sinh, đánh đổi. Ngài đã hy sinh, đánh đổi, để làm thế nào xây dựng, duy trì những giá trị tốt đẹp, bảo vệ những gì tốt đẹp, và để làm những lựa chọn đó, Ngài đã phải hy sinh rất nhiều, đánh đổi rất nhiều. 

“Trong tư cách của một người Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, tôi có một đặc quyền là tôi đã yêu cầu một lá cờ treo lên trên trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Nhân danh Quốc hội Hoa Kỳ để vinh danh Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, và lá cờ đó đã được tung bay trên nóc Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi đem lá cờ đó về đây trao lại cho Môn đồ pháp quyến như một nghĩa cử nói lên sự cảm nhận sâu xa của tôi đối với Đại lão Hòa thượng”. 

Kính chúc quí vị năm Quí Tị học thủ thuật Bắt Rắn cho đúng để hưởng hạnh phúc, hòa bình thật sự. 

Nguyễn Việt Nữ 

No comments:

Post a Comment