Monday, March 25, 2013

CÔNG “TRỒNG NGƯỜI” BẰNG PHÂN MÁC-LÊ

Nguyễn Việt Nữ - Đó là câu trả lời thời sự nhất, đúng lịch sử nhất để hồi âm Giả sư Dương Trung Quốc, đại biểu quốc hội Việt Nam XHCN khi ông đón giao thừa âm lịch 2013,  kể rằng nhân đoc sách của Trần Dân Tiên mà tìm thấy người “Vĩ đại” và hỏi: “Hồ Chí Minh là ai?” để lôi lại thời cướp chính quyền năm 1945.

Thời sự nhất: vì nhìn tứ trụ Sang-Trọng-Hùng-Dũng là thấy công “Trồng người” bằng phân đảng Mác-Lê của  Hồ Chí Minh ngay. Nghĩa là ông vỗ ngực Trần Dân Tiên nói rằng Hồ Chí Minh là “Anh hùng Yêu nước, Yêu dân” nhưng thực tế hiện giờ quá rõ là “Anh hèn Bán nước, Giết dân.”.

 A. HÈN mới nhất là ngày 17/2/2013những Sử gia ngưỡng mộ Hồ Chí Minh như Dương Trung Quốc được nghe, thấy rõ trước khi xuống mồ.  Đó là cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam XHCN  có hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm (1979-2013), còn gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba sau khi Cộng Sản “Giải phóng miền Nam, vãng hồi hòa bình”. Nhưng lễ đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã bị lực lượng công an cường quyền cản trở nên thành một trận chiến….chửi bới!

HÈN vì vòng hoa tưởng nhớ mang băng rôn có ghi hàng chữ “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”..Chẳng những công an của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngăn cấm không cho đưa vòng hoa vào mà còn bị quăng vào thùng rác! Chuyện kinh tởm nầy xảy ra ở tất cả các Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội). Cả Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, Tượng đài Lý Thái Tổ cũng không cho vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng thời 1945 với Hồ Chí Minh! Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ là đúng với nội dung khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược” nhưng những Công an cả thường phục lẫn sắc phục cũng không dám cho vào!!

Cần biết số nhân sĩ-trí thức tham gia các đoàn tưởng niệm tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 17/2 còn có sự góp mặt của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ-Môi trường Chu Hảo, và Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 khi Trung Quốc rút quân với lời tuyên bố “đã dạy cho Việt Nam một bài học”. Ước tính thương vong của cả đôi bên sau gần 1 tháng giao chiến là trên 100 ngàn người.
Vong linh các tử sỹ Cộng Sản Việt Nam cần các Sử gia như Dương Trung Quốc viết lại hai cuộc chiến bị bỏ quên để rửa nhục cho lịch sử trừ khi các ông, bà muốn vĩnh viễn làm Giả sư: Đó là cuộc chiến chống Bắc triều ngoại xâm năm 1979, và năm 1988 Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa&Trường Sa. Vì sử Việt bị bỏ quên nên ngày liệt sĩ 17/2 Việt Cộng không cho ai dâng hương với vòng hoa tưởng niệm.
Trong khi hiện miền Bắc có 3 nghĩa trang thờ liệt sĩ người Trung cộng do đảng Cộng sản Việt Nam quản trị và bảo trì, hàng năm đều được đặt vòng hoa tưởng niệm ghi hàng chữ Đời đời nhớ ơn”!
Tuy cùng là dân Việt con Hồng cháu Lạc như tử sĩ Cộng sản, nhưng  tất cả nghĩa trang quân đội của VNCH bị xóa vết tích, ngoại trừ Nghĩa Trang Biên Hòa tuy vẫn còn đó nhưng hoang phế, bia mộ bị khoét mắt, làm chổ phóng uế, đài tưởng niệm bị phá bỏ?
Phải chăng là công “Trồng Người” của Hồ Chí Minh?

Kế tiếp, là đúng mười ngày sau ngày liệt sĩ 17/2, tức là ngày 27/3/2013, cây bút trẻ 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên của  báo Gia đình & Xã hội  bị mất việc đã gây trận cuồng phong khiến việc sửa đổi Hiến pháp 1992  bị dư luận chỉ trích rầm rộ tại quốc nội lẫn hải ngoại.

Lý do: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tỉnh Vỉnh  Phúc đại ý “ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái tư duy chính trị và đạo đức..” . Phát biểu nầy được chương trình Thời sự VTV1 của Cộng sản truyền đi cùng ngày 25 tháng 2 năm 2013 cho toàn dân nghe. Nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên viết trên blog riêng ngày 26/2, nội dung khẳng định là Tổng Bí thư đảng, ông Trọng không có tư cách nói như vậy với toàn dân. Hậu quả, ngày 27/2/2013 báo đảng Gia đình & Xã hội sa thải Nguyễn Đắc Kiên.

Nhắc lại là nhà nước XHCN đã và đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thậm chí còn nói là không có điều gì cấm kỵ, kể cả Điều 4 Hiến pháp! Phải chăng đây là hình ảnh ông “Vũ Như Cẩn” Hồ Chí Minh khi dạy bần cố nông đấu tố giết hàng chục địa chủ rồi mới “khóc” nhìn nhận sai lầm, kêu gọi các ngòi bút viết kể những sai lầm trong Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất để chính phủ biết mà “Sửa sai”.

Để kết quả là hàng trăm cây viết đảng viên của Nhân Văn Giai Phẩm như Trần Duy, Trần Dần, Đặng Đình Hưng v.v. đều bị “Xếp bút nghiên” lại để đi lao động! 

Nặng nhất là công thần Nguyễn Hữu Đang bị 15 năm tù vì tội..làm gián điệp!  Mãn tù còn thi hành án quản chế để tuổi già lưng còng mà phải chống gậy đi lượm bao thuốc lá đổi với trẻ con lấy cóc, nhái. Về chòi con  ngồi giả cóc, nhái vò viên để dành ăn khi mùa đông giá buốt? Và nhân tài yêu nước như Luật sư Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường cũng vì nghe lời HCM “sửa sai” trong CCRĐ mà bị tàn đời trong ngục tù XHCN? 

Trò hề kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không có điều gì cấm kỵ, kể cả Điều 4 Hiến pháp của Nguyễn Phú Trọng để rồi sa thải Nguyễn Đắc Kiênthành quả “Trồng người” của Hồ Chí Minh!
Chỉ một tháng sau ngày nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc, tức ngày 27/3/2013 là ngày toàn dân đã thấy quan tài, nên đổ lệ chưa đây??

Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tỉnh Vỉnh Phúc, tức có mặt chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, là ông Phùng Quang Hùng.
 B. Công “Trồng Người” bón phân Mác-Lê nẩy mầm độc Công An
Xin mời đọc bài có tựa:
Vĩnh Phúc: Biểu tình lớn vì con rể chủ tịch tỉnh giết người, vứt xác xuống cống?
by Text-Enhance"Video: Người dân biểu tình đòi công lý, phẫn nộ phản đối CA vì nghi bao che người nhà chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc giết người
 Hôm nay, 17/3/2013, hàng ngàn người dân Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã mang quan tài kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu tình đòi công lý. Được biết, cuộc biểu tình bùng nổ sau cái chết của một người dân địa phương, thủ phạm gây án nghi là người nhà của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Phùng Quang Hùng.

Một số hình ảnh by Text-Enhance" loan tải trên facebook và các mạng xã hội cho thấy hàng ngàn người dân mang theo quan tài đang đổ về bao vây Trụ sở Ủy ban tỉnh. Xen kẽ trong đám đông là lực lượng công an sắc phục, cảnh sát chống bạo động đủ loại được trang bị kỹ càng. Phía trước trụ sở tỉnh, rất đông công an mang theo dùi cui, khiên đã giàn hàng ngang đề phòng người dân tràn vào.

Đến tận 19 giờ tối nay, 17/3/2013, gần như toàn bộ trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc đã bị phong tỏa. Do người dân đổ xô kéo về ngày một đông, cho nên tất cả các tuyến đường đẫn dến UBND Tỉnh đều có công an chặn xe không cho ai tiếp cận.

Dựa trên một số Video by Text-Enhance"Clip gửi đi cho thấy, Giám đốc CA Vĩnh Phúc là ông Phùng Tiến Bộ đã xuất hiện bên cạnh quan tài nạn nhân, theo sau là hàng chục nhân viên công an sắc phục. Không rõ ông Phùng Tiến Bộ có họ hàng gì với ông Chủ tịch tỉnh Phùng Quang Hùng hay không.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã phải huy động lực lượng công an đông đảo và cấm đường trong thành phố Vĩnh Yên nhằm tránh một cuộc biểu tình lớn khác.

Vĩnh Phúc: Gia đình nạn nhân tiếp tục mang quan tài đi kêu oan

Sáng nay 18/3, người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh vẫn mang quan tài chứa thi thể nạn nhân di chuyển trên nhiều tuyến phố gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


Theo Công an Vĩnh Phúc, ngay chiều 17/3 đã cho bắt 5 nghi phạm vụ Nguyễn Anh Tuấn tử vong dưới công nước, trong đó có 2 nghi phạm người Hải Phòng. Xác nạn nhân được phát hiện vào hồi 9h sáng cùng ngày. Tuy nhiên, khi đó khám nghiệm tử thi, công an đã kết luận nạn nhân bị ngã và chết vì ngạt nước. Đây là nguyên nhân khiến gia đình đã khiêng quan tài Nguyễn Anh Tuấn đi đòi công lý xung quanh các phố trung tâm thành phố Vĩnh Yên, gây ra tắc nghẽn.

Theo xác nhận với báo Dân trí của Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ, Giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc, chiều ngày 17/3 đã có hơn 1.000 người dân mang theo một quan tài đến khu vực cửa Bưu điện Vĩnh Phúc đòi điều tra vụ nạn nhân bị đánh chết.

Về nghi vấn vụ việc có liên quan đến con rể Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng, ông Phùng Tiến Bộ nói chưa thể khẳng định và sẽ cho điều tra mở rộng để làm rõ.

Trả lời báo chí sáng nay 18/3, ông Phùng Quang Hùng cho biết: “Mục tiêu số một lúc này là vận động, thuyết phục để thi hài anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) sớm được an táng”.

Đối với thông tin về sự dính líu của con rể, ông Hùng chỉ nói đến nay cơ quan công an đang điều tra, và đến lúc này chưa có dấu hiệu cho thấy sự liên quan. Trước đó, trả lời đài BBC, ông Hùng nói: “Tôi hỏi nó [nó nói] không liên quan gì”. Ông cũng cho biết nhà con rể ông ở cách xa [hiện trường] mấy chục mét, và “cũng có đánh nhau người ta chạy tán loạn vào” dẫn đến nghi ngờ như vậy.

Tuy nhiên, từ việc người dân, gồm gia đình nạn nhân và cả nghìn người không quen biết, đã tụ tập để phản đối kết luận công an cho thấy đang tồn tại nghi vấn có “bàn tay” biến hóa để ém nhẹm sự thật về cái chết của Nguyễn Tuấn Anh. Ngay khi phát hiện xác nạn nhân nổi trên mặt nước, công an địa phương đã tiến hành cuộc điều tra và xét nghiệm tử thi. Nạn nhân chết trong tình trạng nhiều vết thương, răng không còn nhưng công an kết luận là do say rượu, ngã xuống cống, chết đuối. Kết quả mâu thuẫn, qua loa khiến dư luận bức xúc.

“Không khiêng quan tài đi khắp phố thì làm sao đánh động, làm cho cơ quan chức năng vào cuộc lấy lại sự công bằng cho nạn nhân, cho gia đình. Con cháu mất thế này mà không được đi chôn liền, nhìn di ảnh, thấy xót lắm. Nhưng không thể để thằng Tuấn Anh nó chết oan thế này được. Phải làm cho ra lẽ phải, ra trắng ra đen và trừng trị đúng người đúng tội thì gia đình tôi mới nguôi ngoai cơn đau, thằng Tuấn Anh mới yên nghỉ được”, gia đình nạn nhân tức tưởi./HQ
Báo Thanh Niên dẫn lời chị Nguyễn Thị Minh Thương, vợ nạn nhân nói thi thể của anh Tuấn Anh, sinh năm 1986, có nhiều vết bầm dập, mắt phải bị lồi, một số răng bị gãy và hai mang tai bị sưng.
Hết bác Vũ Như Cẩn Vẫn Như Cũ tới chú Can Ông Công An
Trước vụ Công An Vĩnh Phúc bao che cho gia đình Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để dân tức giận đưa quan tài đi đòi công lý; các cơ quan  truyền thông trong nước còn có bài với nội dung tương tự. Tựa là Cảnh sát Hà Nội 'đánh vỡ quai hàm dân' .
Tờ  VnExpress.net ngày 16 tháng 3, 2013 còn có  hình ông Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi, mặt sưng húp, bầm tím đang điều trị tại bệnh viện vì đa chấn thương. Lãnh đạo công an thành phố Hà Nội, Đại tá Phạm Văn Hưng đã "chỉ đạo" điều tra về vụ cảnh sát cơ động bị cáo buộc dùng dùi cui "đánh vỡ quai hàm" người dân tham gia giao thông. Tờ báo cho biết nạn nhân "đi (xe máy) ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm... bị cảnh sát đánh vào mặt khi bỏ chạy."  "Khi xe vừa dừng lại, một cảnh sát mặc sắc phục, trên áo có logo của lực lượng cảnh sát dùng dùi cui lao ra chặn lại và vụt vào mặt anh Hoàng khiến anh bị thương nặng, ngất xỉu. Người dân đã đưa nạn nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn."
VietnamNet trích lời bác sỹ điều trị của ông Hoàng nói bệnh nhân "nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng mặt, cổ và lưng. Đặc biệt, phía gò má bên trái bị gãy xương, mất máu rất nhiều."
Tờ báo mạng này nói: "Nhiều nhân chứng khác cũng xác nhận thông tin này nhưng cảnh sát lại khẳng định nạn nhân tự đâm vào dải phân cách rồi ngã."
Ông Hoàng theo tường thuật đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương ở Hà Nội.
Tờ VnExpress cho hay "Theo lời bác sĩ, ca mổ kéo dài 2 tiếng đã thành công, anh Hoàng được nắn chỉnh xương, nối 2 đoạn gãy bằng ốc vít."
'Vô cùng bức xúc'
Tờ báo mạng phản ánh: "Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông."
Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam thường xuất hiện nhiều tin, bài về nạn bạo hành do công an thực hiện đối với người dân.
Nhiều báo chính thức và báo mạng phản ánh đã xảy ra 'hàng trăm vụ' được cho là cảnh sát đã "hành hung, tra tấn, đánh chết dân" với mức độ báo động, trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bạo hành của nhà chức trách.
Còn nhớ phiên tòa hồi đầu năm 2011 xử nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh tội  đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, với nạn nhân được cho là chỉ vi phạm lỗi nhỏ khi "không đội mũ bảo hiểm" trong lúc "ngồi sau xe ôm" nhưng đã phải trả giá bằng mạng sống.
Gần đây, một số luật sư nói với BBC rằng họ 'hoặc băn khoăn về một dự thảo nghị định bị đặt vấn đề là có khả năng "vi hiến" khi cho phép cảnh sát được quyền nổ súng trước hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Mặc dù Bộ Công an đang đề xuất cho phép công an “nổ súng trực tiếp” nếu có dấu hiệu “tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,” ý kiến của luật sư cho rằng luật này có thể bị lạm dụng dẫn tới vi phạm "quyền được sống", đe dọa "an toàn tính mạng" của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Một số bình luận của dư luận trên mạng cũng bày tỏ quan ngại khi cho rằng dự thảo này có thể làm "trầm trọng thêm" tình trạng "lạm dụng bạo lực," "bạo hành" của cảnh sát vốn được cho là đã khá phổ biến với người dân thường.
Càng Sửa đổi Hiến Pháp càng vi phạm "quyền được sống” của dân Việt
Thành tích “Đảng dùng bạo lực khủng bố để đánh, giết dân gây không khí sợ hãi tràn lan đến đổi anh em không dám thăm viếng nhau, ra đường người dân cũng chẳng dám chào nhau (….) Để cuối cùng nhà nước sẽ tìm một con vật để chịu tội, nhưng hắn vẫn còn trong Trung Ương Đảng…” đã có từ thời Hồ Chí Minh làm Cải Cách Ruộng Đất (1953—1956) Chính báo Nhân Dân và Võ Nguyên Giáp xác nhận như thế với ký giả ngoại quốc trong chiến dịch Sửa Sai (Vietnam A History, Stantey Karnow, p. 225&226)
Thử theo dõi xem những người bị công an bắt điều tra trong vụ đưa quan tài Nguyễn Tuấn Anh đi đòi công lý sẽ được “xử lý nghiêm theo đúng pháp luật”, thế nào?.
Chuyện quan tài đòi công lý ở thành phố Vỉnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 17/3/2013 còn mới quá chưa thấy được. Nhưng gần 3 năm trước, ta thấy quá rõ ở  tỉnh Bắc Giang, anh Nguyễn Văn Khương cũng vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy mà bị chung vô quan tài đi đòi công lý  hôm 25/07/2010  
Chúng tôi có loan tin nầy rồi, nhưng thiếu hình (Thành quả  giáo dục của Hồ Chí Minh thời “Mã Quy”, VNTP số 878 & 879)
Bây giờ xin trân trọng đưa lên hình ảnh nhân chuyện mới, báo chí trong nước nhắc lại chuyện cũ. Chúng tôi xin tóm tắt đưa lên để mọi con tim Việt Nam thấy được những thảm trạng của đất nước để thay lời tưởng niệm anh Khương và những người thác oan:
Xử tù bị cáo vụ công an đánh dân ở Bắc Giang
Tòa án Bắc Giang vừa bỏ tù bốn người bị cho là "gây rối" khi tham gia biểu tình ở UBND tỉnh để phản đối công an đánh chết thanh niên Nguyễn Văn Khương. Những người này, cùng hàng trăm người khác, đã có mặt hôm 25/07/2010, khi thân nhân Nguyễn Văn Khương mang quan tài của nạn nhân lên Ủy ban Nhân dân tỉnh đòi giải thích về cái chết của anh Khương.
Thiệt hại cho cơ quan công quyền
Hôm 25/07/2010, hai ngày sau khi anh Nguyễn Văn Khương tử nạn sau khi bị bắt vào trụ sở công an huyện Tân Yên vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, gia đình anh đã đưa quan tài của anh lên UBND tỉnh để đòi giải thích về cái chết của anh.

 Anh Nguyễn Văn Khương chết sau khi bị bắt vì không đội mũ bảo hiểm xe máy
Sự việc đã thu hút sự tham gia của hàng trăm, rồi cả ngàn người, một số người la hét và bao vây UBND tỉnh, xô đổ hàng rào sắt.
"Trong vụ việc trên 20 công an bị thương tích từ 2% đến 25%. Một số ôtô cảnh sát, xe máy của cá nhân và tài sản của UBND tỉnh bị hư hỏng, tổng trị giá thiệt hại hơn 120 triệu đồng."
Về phía cơ quan bảo vệ công quyền, Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, 26 tuổi, đã bị bắt giam và kết án tù vì gây ra cái chết của anh Khương.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang hồi đầu tháng này nói ông Nghiệp đã lôi anh Khương vào phòng làm việc và dùng tay đánh vào thái dương khi anh "chần chừ không muốn vào phòng" làm việc của cảnh sát và không muốn ký biên bản vi phạm.
Sau khi đánh anh Khương, cảnh sát Nghiệp bỏ ra ngoài và khi một cán bộ công an huyện khác vào phòng thấy "anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên,...hai tay buông thõng, miệng có nước bọt chảy ra.
"Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà".
Vụ xảy ra đối với anh Khương đã khiến dư luận bức xúc, trong khi các tổ chức nhân quyền kêu gọi xem xét lại một số trường hợp mà cảnh sát bị cáo buộc có hành vi tàn bạo với người dân.
Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát trong năm 2010 khiến 15 người chết.
C. Cưỡng chế, khiếu kiện đất đai cũng bị đánh chết
Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy như ông Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Tuấn Anh còn bị công an đánh chết, huống hồ gì việc cưỡng chế, khiếu kiện đất đai là việc trọng đại hơn thì càng bị chết; hay biến người mất của thành kẻ giết người là thường xảy ra.
Một số nguồn tin cáo buộc ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, người thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong đã "bị công an đánh" sau đó qua đời.
Ông Hùng tử vong ba tuần sau khi bị nhân viên công vụ sử dụng vũ lực trong vụ cưỡng chế đất xảy ra hôm 10/1/2012 và tình trạng sức khỏe của ông bị nói "kém đi trông thấy" sau khi bị đánh.
Tuy nhiên, một quan chức địa phương, mặc dù xác nhận với BBC về trường hợp tử vong này, nói ông Nguyễn Văn Hùng "đã có tiền sử bệnh lao từ lâu nay".
Vụ khiếu kiện đất đai sau khi chính quyền cưỡng chế đất nông nghiệp tại xã Tiền Phong vẫn chưa lắng xuống dù đã kéo dài nhiều tuần.
Ông Nguyễn Văn Hùng được tin đã qua đời sáng sớm thứ Năm 26/1/2012, tức ngày Mùng 4 Tết.
Trong vụ cưỡng chế hôm 10/1/2012, mà chính quyền huy động cả cảnh sát và dân phòng, gia đình ông bị thu hồi một sào đất. Chính quyền nói ông đã xông ra ngăn cản lực lượng chức năng và bị đánh.
Quyết định thu hồi đất nông nghiệp để cho các dự án đầu tư ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, đã khiến người dân địa phương, chủ yếu thuần nông, hết sức bức xúc.
Vì dân không đồng tình, nên việc cưỡng chế đã phải tiến hành thành hai đợt, đợt đầu từ cuối tháng 12 năm ngoái.
Nhiều người dân khi lực lượng chức năng tới nơi đã phản kháng hết sức dữ dội và một số người cũng bị đánh.
Trong khi đó, báo chí trong nước cho hay cũng tại nơi đây, hàng trăm hectares đất được giải phóng làm dự án, tới nay vẫn để hoang.
Tranh chấp, khiếu kiện đất đai là chủ đề nóng nổi lên dịp đầu năm 2012 và trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 mà  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang soạn thảo
Vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, (Dân biểu kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội đơn vị Hải Phòng) là đơn vị  chống lại lực lượng cưỡng chế (Của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) làm sáu nhân viên công quyền bị thương đã gây chấn động dư luận.
Ông Vươn và ba người thân đã bị bắt và bị khởi tố tội Giết người.
Cùng thời gian, ông Nông Quốc Tuấn - con trai người lúc đó giữ chức Tổng bí thư Đảng CSVN là ông Nông Đức Mạnh, (Tức cháu nội Hồ Chí Minh) bất ngờ được bổ nhiệm vào vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (Tổng hợp báo chí trong nước và BBC)
D. Nhìn ra hội thảo biển Đông ở Asia Society tại New York, Mỹ quốc 
Cũng tháng 3 năm 2013, một hội thảo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Trung tâm châu Á và toàn cầu hóa vừa diễn ra vào ngày 14 tháng 3 tại New York. Đây là một hội thảo kéo dài hai ngày, gồm nhiều quốc gia tham dự. (Chỉ tóm tắt 3 nước)
---Trả lời câu chất vấn của một người dự hội thảo về hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc hồi năm 1974 có phù hợp với chính sách duy trì hiện trạng của Trung Quốc, trung tướng Zhu Chenghu, thuộc học viện quốc phòng Trung Quốc, cho rằng Hoàng Sa thuộc Trung Quốc theo công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1958, công nhận Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.

Liên quan đến vấn đề tự do hàng hải, Trung tướng Zhu Chenghu khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ là người gây hấn, và trong vòng 3 năm qua chưa có một sự kiện nào cho thấy Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải tại khu vực này, hay ngăn chặn tàu của Mỹ.
--- Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Christopher Hill thì cho rằng nếu nói về tự do hàng hải tại biển Đông, những ngư dân Việt Nam có lẽ là những người hiểu rõ nhất về vấn đề này: “Chắc chắn nếu bạn là một ngư dân Việt Nam vào lúc này, bạn sẽ không cảm thấy mình có tự do hàng hải.”
--Việt Nam có nữ Học giả Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa luật trường đại học Ngoại giao Việt Nam, không hề dám nói dù một chút khá mạnh cho ngư dân Việt Nam như ông Hill, mà chỉ ởm ờ  đồng tình với quan điểm cho rằng các nước có liên quan hoàn toàn có thể đưa vụ việc ra tòa quốc tế để phán xử”. Còn vụ công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, thì bà ta choĐó chỉ là một hành vi đơn phương”.
Thật y như con nít, chữ ký của một Thủ tướng chính phủ trên một Công hàm mà gọi đó là hành vi đơn phương. Vậy còn Bộ chính trị đâu? Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đâu?
Rõ ràng là vì chữ ký bán nước năm 1958  và nhiều chữ ký sau nầy nữa mà “Anh hùng” thành “Anh hèn” như ở phần A vô đầu bài nầy??
E. Nhìn sang Âu châu, Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève, Thụy sĩ
Gần như những nhân vật tranh đấu cho tự do truyền thông, cho quyền sống con người, các bloggers bị đảng bắt bớ, trù dập đều được mang ra tố cáo trước Liên Hiệp Quốc.
GENÈVE, ngày 10.3.2013 (QUÊ MẸ) - Trước khóa họp lần thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève, ông Võ Văn Ái đã nhân danh hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) tố cáo cuộc đàn áp quy mô và có tổ chức của Nhà cầm quyền Hà Nội đối với tự do ngôn luận và tự do Internet tại Việt Nam xuyên qua nền pháp luật phi nhân quyền như Pháp lệnh 44 và chương “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự, Dự thảo Nghị định Internet. Tổ chức Hành động Chung Cho Nhân Quyền qua phát biểu của bà Penelope Faulkner cũng bồi tiếp tố cáo Hà Nội tấn công tự do ngôn luận, sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện các bloggers và đưa ra các trường hợp cụ thể của Điếu Cày, Nguyễn Hoàng Vi, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, v.v…
Ông Võ Văn Ái đang tố cáo tội ác CSVN trước Liên Hiệp Quốc
 Ông Võ Văn Ái phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng:
 Ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève  Photo Quê Mẹ
(…..)
“Như chúng tôi đã tiết lộ trong bản Phúc trình “Bloggers và Công dân mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế tự do trên Mạng tại Việt Nam” (http://kiwi6.com/file/o85pq5oq50), mà chúng tôi đệ trình Hội đồng Nhân quyền LHQ, những ai sử dụng Internet đều bị sách nhiễu, hăm dọa, hành hung và bắt cầm tù. Hiện đang có 32 bloggers và công dân mạng bị cầm tù tại Việt Nam, một số khác đang chờ đưa ra xét xử với án tù lên tới 16 năm tù giam.

“Những cuộc đàn áp như thế chẳng phục vụ cho “an ninh quốc gia” như nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố, mà mục tiêu là bóp họng những tiếng nói của các xã hội dân sự cất lên tố cáo các nạn tham những, nhà nước lạm quyền, cưỡng chế đất đai của nông dân, hay đòi hỏi nhân quyền và cải cách dân chủ.

“Trắng trợn hơn cả, nhà cầm quyền cũng đàn áp những ai góp ý theo lời kêu gọi của nhà nước về việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992. Tuần trước, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi khỏi tòa báo Gia đình và Xã hội, 24 tiếng đồng hồ sau khi ông phê phán lời phát biểu của Tổng bí thư Đảng.”
Liền đó Phái đoàn Hà Nội đã dùng quyền trả lời để phản bác các tố cáo nói trên, khi tuyên bố rằng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa luôn luôn dùng pháp luật để bảo vệ nhân quyền cho người công dân…”
Thật đúng là cua bò ngang, cãi chày cãi cối! Là  công “Trồng Người” của Hồ Chí Minh bằng phân bón Mác-Lê có điều 4 HP đã nẩy mầm suy thoái đạo đức và tư tưởng chính trị như Nguyễn Phú Trọng tố cáo Tứ trụ triều đình Sang-Trọng-Hùng-Dũng!

Nguyễn Việt Nữ
              (20/3/2012)

No comments:

Post a Comment