Monday, March 11, 2013

LÊ CHÂU LỘC XUYÊN TẠC LỊCH SỬ KHIẾN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM THÀNH GIAN DỐI

Nguyễn Việt Nữ  

Thật ra công trình nghiên cứu đầy đủ nhân chứng, vật chứng lịch sử nầy là của nhà khảo cứu Lê Xuân Nhuận, nguyên Giám Đốc Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt Vùng I Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải của chúng tôi.

 Sở dĩ phải đứng tên bài viết vì chúng tôi đã sửa kết luận của ông cho nhẹ tội Tổng Thống Ngô Đình Diệm, là thay vì “Tổng Thống Ngô Đình Diệm Gian+Dối”, thì chúng tôi chỉ trút hết tội lỗi nầy cho ông  Tùy Viên Lê Châu Lộc, một nhân vật hiện còn sống tại Hoa Kỳ. Còn  ông Lê Xuân Nhuận cũng có mặt tại California, tức là thi sĩ Thanh-Thanh, người có thâm niên bảy mươi năm (70) làm Thơ. Cụ xuất bản nhiều sách, trong ấy có quyển hồi ký “Biến Loạn Miền Trung” xuất bản năm 2012  gồm nhiều chi tiết lịch sử khác cũng đã có nhắc đến trong quyển “Về Vùng Chiến Tuyến” do nhà Văn Nghệ xuất bản từ năm 1996.

 Kể nhiều như vậy để ta thấy nhà thơ cao niên Lê Xuân Nhuận chẳng những còn khỏe mạnh, mà trí óc vẫn rất minh mẫn nữa, dù phải trả giá cho cái chức Giám Đốc Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt Vùng I VNCH tới gần 13 năm trường đày đọa trong các trại tù Cộng Sản, xa cách vợ con, may mắn mới còn sống sót sang Mỹ được hưởng tự do như chúng ta, mà vẫn còn thấy trách nhiệm phải vén màn bí mật, đem lại Sự Thật cho Lịch Sử. “

Bởi Lão tử đã nói: “Làm thầy thuốc sai lầm có thể hại một mạng người; làm chính trị sai lầm có thể hại một thế hệ; làm văn hoá sai lầm có thể hại muôn đời." 

Trong câu hỏi lịch sử “Ai làm mất nước về tay Cộng sản?”, tức là chỉ giới hạn một thế hệ Việt Nam Cộng Hòa từ ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 1975thôi, đến nay là 38 năm, nhưng càng ngày càng có nhiều tranh cãi giữa hai phe theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo! Sưu tra tài liệu để chứng minh đúng sự thật là việc vô cùng khó khăn nhưng tránh được tai hại đã ghi trong  “Công thức” của Lão tử.

  Xin đơn cử ngay một nhà biên khảo cao niên khác hiện cũng ở California, là cụ Minh Võ, cũng viết rất nhiều sách về Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, trong đó có quyển “NGÔ ĐÌNH DIỆM và CHÍNH NGHĨA  DÂN TỘC”=NĐDvCNDT (Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân tái bản lần thứ nhất Tại California – Hoa Kỳ, 01-2009)                        

Nơi chương 10 “Nước mắt dập tắt lửa hận thù” cụ Minh Võ đã chứng tỏ  trách nhiệm của cụ Lê Xuân Nhuận là rất cần thiết.  Tác giả Minh Võ viết về  cụ  Cao Xuân Vỹ và thế hệ trẻ:

“Trưa ngày 23 tháng 10 năm nay, 2005, tại hội trường của Đài Phát Thanh Sài Gòn Nhỏ, miền Nam California, hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã tổ chức một buổi hội thảo về ý nghĩa cuộc trưng cầu dân ý xảy ra đúng nửa thế kỷ trước (23-10-1955). Thuyết trình viên là giáo sư tiến sĩ Phạm Văn Lưu đến từ Úc Châu.

            Hội trưởng hội Ái Hữu, cụ Cao Xuân Vỹ, là một trong 3 vị chủ tọa đã khóc khi nhắc lại công đức của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người mà ông đã đi theo, cho đến giờ phút cuối cùng, sau khi rời bỏ hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh Cộng Sản, “người mà tôi mến phục về lòng yêu nước nồng nàn và đời sống khổ hạnh hơn bất cứ nhà tu hành nào” (lời cụ Vỹ).

          Đến phần phát biểu ý kiến, một thanh niên đứng lên giữa cử tọa chật ních hội trường cũng rưng rưng nước mắt nghẹn ngào đặt câu hỏi, đại ý: “Một người yêu nước đức độ như thế mà sao bây giờ chúng con mới được biết? Sao các bậc cha chú không cho chúng con biết sớm hơn?... Tại sao lại cứ để người ta nói xấu vị tổng thống sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam?” (NĐDvCNDT, từ  tr. 307) (Hết trích)

Vậy là rất đúng lúc chúng tôi mạng phép dùng tài liệu của nhà biên khảo Lê Xuân Nhuận để trả lời cho thế hệ trẻ biết, nếu sai thì các Cụ có tên trên đây cứ phản biện lại nơi lexuannhuan@yahoo.com
                                                                XXXXXXXX

Vừa đúng  Ngày Tây Tạng Tử Đạo để  vào đề 

 Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, dân Tây Tạng ở thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lực lượng Trung Cộng đang chiếm đóng, kết quả là nhiều ngàn người Tây Tạng bị giết và Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt thoát qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, vào Ấn Độ xin tỵ nạn.

Nên mỗi năm, dân Tây Tạng toàn cầu đều tưởng niệm Ngày Toàn Quốc Nổi Dậy, tức ngày 10 tháng 3.  Năm 2012, vào ngày này, nhà sư 18 tuổi có tên Gepey, trú quán ở tu viện Kirti Monastery tại Ngaba, phía đông Tây Tạng, đã tự thiêu để đòi quân TQ rút khỏi Tây Tạng. Vậy là có cả thảy 107 người Tây Tạng đã tự thiêu, khiến thế giới kinh hoàng nhìn những Ngọn Lửa Biết Đi!

Năm nay, theo lịch trình, các bộ trưởng chính phủ Tây Tạng lưu vong sẽ đi 4 lục địa để tham dự các lễ tưởng niệm Ngày Tây Tạng Nổi Dậy năm thứ 54, là ngày 10-3-2013, họ gọi là Ngày Tây Tạng Tử Đạo.

Riêng Ngài Đạt Lai Lạt Ma, ngài sẽ thuyết giảng tại New Delhi, Ấn Độ vào ngày 9-3-2013, về Phật Pháp Tổng Quan.

Tình hình Tây Tạng là một thức tỉnh lớn cho các quốc gia đang bị cái lưởi bò liếm ở Thái Bình Dương, nhất là cho người Việt Nam, nơi bạo quyền tự hào đã đánh thắng Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu... nhưng rồi lại đưa cả nước vào chỗ đói nghèo, và bây giờ là cơ nguy bị Hán hóa: mới nhất là sách giáo khoa cho trẻ em lớp 1 có in cờ Trung Cộng, mà chỉ ra lệnh các trường đừng sử dụng các sách này, chớ không hề dám điều tra để trừng phạt những đường dây bí ẩn đang tìm cách đồng hóa Việt Nam. Rõ ràng quê hương bên bờ vực thẩm của một Tây Tạng thứ hai!

Nhưng không phải chờ đến năm 2013, mà thời đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tùy viên Lê Châu Lộc (Sang Đệ Nhị Cộng Hòa là Nghị sĩ) cũng đã ưu ái lo cho Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng –một xứ Phật giáo là Quốc giáo--quá nhiều,  khiến các nhà Sư khác phải ganh tị! Vậy mà còn nói xấu ông Diệm là kỳ thị Phật giáo nên mới thành giặc như hiện nay!

Bằng chứng "nói oan" cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm?

Cụ Minh Võ viết: "Sau khi ông Diệm đã bị giết, một số nhà báo và sử gia Mỹ viết sách chê ông Diệm quan liêu, xa dân, suốt ngày ở trong dinh, chẳng biết dân tình ra sao. Nhưng các giới chức Mỹ tại Sài Gòn và tướng lãnh viên chức chính quyền gần ông Diệm đều nói về những cuộc đi kinh lý định kỳ và những cuộc xuất dinh bất thần của ông. (Cước chú thứ 55) Cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc, có kể cho người viết, có một lần, mới 4 giờ sáng Tổng Thống đã đánh thức ông bảo chuẩn bị đưa Tổng Thống đi thăm một ngôi chùa trong thành phố. Tổng thống còn dặn đừng cho ai biết trước. Tổng Thống đã được vị sư trụ trì và nhiều tăng ni đón tiếp vui vẻ, tuy là rất đơn sơ, vì không biết trước. Thấy Tổng Thống có vẻ bình dân dễ dãi, có vị sư đã nói, “Tổng Thống có chuyện vui mà giấu chúng tôi...” Vị sư có ý nói đến chuyện Tổng Thống được giải Magsaysay cả chục ngàn Mỹ Kim nhưng đã nhường số tiền đó lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Về chi tiết chuyện này xin xem phần Phụ Lục cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê, lần tái bản thứ 2, năm 2002, trang 350-352 (chỉ ở lần tái bản này mới có)". (NĐDvCNDTtr. 79)

Tác giả Minh Võ ở phần sau còn nói rõ thêm số tiền thưởng rất lớn vào thời ấy và thêm nhiều chứng nhân quan trọng khác: “Gần đây chúng tôi đã tiếp xúc với cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên tùy viên của Tổng Thống Diệm để hỏi về một số tin tức liên quan đến thái độ của tổng thống đối với Phật Giáo, thì được ông xác nhận, trước hết việc tổng thống kín đáo tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma một số tiền lớn (15 ngàn Đô-la) là có thật. Số tiền này không phải là tiền riêng của Tổng Thống, cũng không phải trích từ quỹ xã hội, hay quỹ mật của phủ Tổng Thống, mà là tiền từ giải thưởng Magsaysay mà Tổng Thống được tặng. Sau này ông Huỳnh Văn Lang, tổng giám đốc viện Hối Đoái thời ấy cũng biết rõ, vì có chuyển ngân còn ghi lại. Rồi mới đây ông Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng phủ Tổng Thống, cũng xác nhận với luật sư Lâm Lễ Trinh.

            Việc thứ hai ông Lê Châu Lộc cho biết: Khi vụ Phật Giáo xảy ra và phe chống đối cáo buộc tổng thống kỳ thị Phật Giáo, 4 vị Phật tử xung quanh Tổng Thống là các ông Quách Tòng Đức (đổng lý), Nguyễn Thành Cung (tổng thư ký), Trần Sử (bí thư) và Võ Văn Hải (chánh văn phòng) đã cùng vào gặp Tổng Thống để xin phép cho công bố một số công việc và những món tiền mà Tổng Thống đã chỉ thị chi vào việc phát huy Phật Giáo. Nhưng Tổng Thống không chấp thuận. Ông bảo đó là bổn phận của một nguyên thủ quốc gia, không thể kể công... Lúc ấy ông Lê Châu Lộc cũng có mặt. (NĐDvCNDT trang 309 & 310) (Hết trích)

Chính Cụ Minh Võ nghe tùy viên Lê Châu Lộc nói mới  4 giờ sáng mà Tổng Thống đã đánh thức ông bảo chuẩn bị đưa đi thăm một ngôi chùa trong thành phố, nhưng không nói lý do vì sao đi thăm chùa? Giải thưởng Magsaysay là gì? Điều kiện để được giải đó?
 Tổng Thống Diệm được tặng giải là năm nào?

Nhà biên khảo lão thành Lê Xuân Nhuận sẽ giải đáp thỏa đáng, dù chưa tham khảo sách của cụ Minh Võ trong rất nhiều tác giả khác. 

Đến đây chúng tôi xin trao lại công sưu tầm dưới đây của cụ Lê Xuân Nhuận kiêm nhà thơ Thanh-Thanh. Chúc quí vị tìm được Sự Thật Lịch Sử để chấm dứt Chiến Tranh, vãng hồi Hòa Bình trong tâm tưởng.

 (10 tháng 3 năm 2013)  

Nguyễn Việt Nữ

No comments:

Post a Comment