Nguyễn Việt Nữ giới thiệu
Lời người viết.- Bài trình bày dưới
đây đã được Hubbell viết và đăng trên tạp chí Reader’s Digest số ra tháng 11
năm 1968 cùng với lời giới thiệu của Trung Tướng Thủy Quân Lục Chiến Lewis W.
Walt, Quân đoàn I, Nam Việt Nam (1966-1967). Trung Tướng Walt viết:
“Bài tường thuật này đã diễn tả một cách trung thực bản chất thực sự của
kẻ thù tại Nam Việt Nam. Tôi đã chứng kiến cảnh một em bé trai hai tay bị chặt
đứt. Tôi đã nhìn những chiếc đầu người
bị bêu trên đầu cọc và những thân hình bụng bị mổ toang ra. Trong hai năm phục
vụ tại Nam Việt Nam, cùng sát cánh chiến đấu và làm việc với lực lượng của miền
Nam, tôi học hỏi được rằng các sự khủng bố của Cộng Sản trong bài này không
phải là các biến cố tai nạn chiến tranh lẻ tẻ mà là do một chương trình tàn sát
có chủ định sẵn. Và đó là lý do khiến chúng tôi đã đáp ứng lại lời kêu gọi trợ
giúp của Nam Việt Nam mà chúng tôi tin những nỗ lực cứu giúp quốc gia này của
chúng tôi rất đáng giá, cần thiết và chủ yếu.”
Viên xã trưởng cùng với
bà vợ như người điên cuồng. Một trong các đứa con của hai người, một bé trai
mới 7 tuổi, đã bị mất tích từ bốn ngày qua. Quá sợ hãi, họ tìm đến Trung Tướng
Lewis W. Walt để cầu cứu vì tin rằng đứa bé đã bị Việt Cộng bắt cóc. Rồi thì
đột nhiên, thằng bé thoát ra khỏi rừng, chạy băng qua các cánh đồng lúa để trở
về làng. Thằng bé vừa chạy vừa khóc. Mẹ nó chạy vội ra, ôm lấy nó vào lòng. Cả
hai bàn tay đứa nhỏ bị chặt đứt và trên cổ đeo một cái bảng có ghi những dòng
chữ cảnh cáo cho cha nó: Nếu ông ta hay bất kỳ người nào trong làng cả gan đi
bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới, sẽ chịu những gì còn tệ hại hơn nữa cho các đứa
con còn lại của ông ta.
Tại một xã khác không
cách xa Đà Nẵng là bao, Việt Cộng cũng đưa ra những lời cảnh cáo tương tự. Tất
cả những người dân được tập trung lại trước nhà viên xã trưởng, kể cả vợ của
ông ta đang bụng mang dạ chửa và bốn đứa con để chứng kiến cảnh khủng bố dã man
của bọn chúng. Lưỡi ông xã trưởng bị cắt đứt, và hạ bộ của ông ta cũng bị thiến
rời ra, đem nhét vào trong mồm trầy trụa máu rồi khâu lại. Sau khi ông ta chết,
bọn Việt Cộng xoay ra hành hạ bà vợ bằng cách dùng dao rạch bụng bà ta ra. Đứa
trẻ chín tuổi bị chúng dùng một que nhọn xuyên qua từ tai bên này sang tai bên
kia. Hai đứa kia cũng bị giết chết một cách tương tự. Chỉ còn đứa bé gái 5 tuổi
được bọn chúng cho thoát chết, để rồi nó
chỉ còn biết cầm tay người mẹ đã chết mà gào khóc.
Trung Tướng Walt đã đến
trụ sở một quận lỵ, một ngày sau khi quận này bị Việt Cộng và bộ đội miền Bắc
tràn ngập. Một số binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, không bị chết trên chiến trường và
bị bắt. Chúng trói những binh sĩ này lại rồi bắn vào mồm hay vào sau gáy họ. Vợ
con của họ, có trẻ em mới 2 hay 3 tuổi, bị bọn chúng đưa đi diễu hành trên
đường phố trần truồng trước khi bị chúng đưa ra hành quyết. Có người cổ họng bị
cắt đứt, có người bị chặt đầu hay bị mổ bụng. Xác họ được đem bêu trên các hàng
rào kèm gai theo với những tấm bảng cảnh cáo dân làng, nếu tiếp tục ủng hộ
chính quyền Sàigòn, cũng sẽ bị chung một số phận. Những hành động khủng bố như
vậy không phải là những hành động lẻ tẻ mà là do một chính sách có chủ định sẵn
của chúng.
Trong khi đó, có những
người thơ ngây và chống đối Hoa Kỳ trên khắp thế giới, vì bị mê hoặc bởi những
luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản, nên đã đánh trống khua chiêng, rêu rao
chống lại tính chất vô luận của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Nam Việt Nam như
oanh tạc bằng Không Quân hay xử dụng tới bom Napalm (thực ra rất hạn chế cho
những trường hợp thật cần thiết mà thôi) gây ra nhiều thiệt hại cho dân chúng,
ngày cũng như đêm, trong nhiều năm chinh chiến. Cộng Sản đã chỉ nêu lên những
hành động mà chúng cho là tàn bạo, dã man của miền Nam nhưng đã bỏ qua hay lấp liếm những tội ác mà chính
chúng đã phạm vào một cách kinh tởm ghê gớm. Tính tới cuối năm 1967, chúng đã
phạm vào khoảng 100,000 trường hợp khủng bố, chống lại người dân miền Nam Việt
Nam qua những chuỗi dài hành động bạo tàn vô tận như tra tấn, sát hại chẳng
khác gì dưới thời đại của Đức Quốc Xã.
Những hành động khủng
bố được bắt đầu từ khi lãnh tụ độc tài đỏ Hồ Chí Minh củng cố được quyền lực
tại miền Bắc. Hơn một năm, trước ngày lịch sử 1954 chiến thắng Pháp tại Điện
Biên Phủ, Hồ đã cho thi hành một chiến dịch tàn bạo đối với chính nhân dân của
y. Hầu hết tại các làng mạc miền Bắc, những đoàn cán bộ võ trang điều động dân
chúng tới để chứng kiến những buổi đấu tố các địa chủ mà chúng cho là cường
hào, ác bá. Rồi thì tới lượt các nhà trí thức, các giáo viên, nói tóm lại tất
cả những ai có thể là nguồn chống đối lại chúng mai sau này, cũng được chúng
gom lại để khủng bố rồi cưỡng ép làm những bản tự thú về những tư tưởng lầm lẫn
trong quá khứ hay những tội lỗi họ không bao giờ làm.
Tiếp theo là những tòa
án nhân dân được thiết lập để xét xử họ. Có nhiều trường hợp các nạn nhân đã bị
hành quyết, bị chặt đầu hay bị hành hạ, trói tay, trói chân thẩy xuống các hố
tập thể và vùi đất, đá lên cho tới chết.
Hồ lại cho tái diễn
những hành động khủng bố này từng định kỳ một. Có khoảng từ 50.000 tới 100.000
người được coi như đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong các cuộc tắm máu như
vừa kể trên. Trong thập niên 1950, Hồ cũng đã đập tan những cuộc nổi dậy tại
Bắc Việt Nam, đặc biệt nhất là vụ nổi dậy của nhân dân (Quỳnh Lưu) tỉnh Nghệ An
tháng 11 năm 1956, và ngay cả tại Nam Đàn, Nghệ An, là nơi sinh quán của Hồ chí
Minh. Vì dân chúng nổi lên, chống đối lại sưu cao thuế nặng nên Hồ phải đưa
quân đội tới đàn áp. Khoảng 6.000 nông dân, không võ trang, đã bị tàn sát.
Sau khi đã củng cố được
miền Bắc rồi, Trung Ương Đảng Bộ Cộng Sản Việt Nam họp tại Hànội ngày 13 tháng
3, 1959 đưa ra quyết định phải có hành động chống lại miền Nam Việt Nam. Chúng
đưa những cán binh nằm vùng đã ở lại miền Nam sau khi Pháp thất trận năm 1954.
Nhiệm vụ: loại bỏ các nhà lãnh đạo tại miền Nam, thanh toán tất cả những ai có
thân nhân phục vụ trong quân lực VNCH, các nhân viên dân chính, cảnh sát, hoặc tất
cả những ai không chịu đóng thuế cho chúng.
Một du kích quân Việt
Cộng bị bắt đã cho biết các hoạt động của nhóm 8 người của y tại các làng mạc
miền Nam như sau: “Lần đầu tiên chúng tôi
vào làng này, chúng tôi đã hạ sát bốn người đàn ông mà huyện ủy của chúng tôi
cho biết họ là những phần tử phản động rất nguy hiểm đối với chúng tôi. Một
người đã theo Pháp, tham gia vào trận chiến chống lại chúng tôi và rồi bây giờ
lại ủng hộ chính quyền miền Nam. Một người khác đã có cảm tình với quân đội
chính phủ và vài người khác là địa chủ và họ đã bị chặt đầu”.
Trung Tướng Walt cũng
cho biết về chính sách cách mạng của Việt Cộng khi chúng vào hai ngôi làng
khác. Trong một trường hợp, một em bé gái 15 tuổi đã cung cấp tin tức của Việt
Cộng cho toán Thủy Quân Lục Chiến của Tướng Walt. Em đó sau này bị Việt Cộng
bắt cóc đem vào rừng, hành hạ, tra tấn, trước khi chặt đầu em, như để cảnh cáo
cho những người khác trong làng. Những kẻ sát nhân kia không ai khác mà chính
là người anh ruột của em bé gái nạn nhân, cùng với một đứa em của em bé
gái nạn nhân, và hai “đồng chí” của y.
Thành tích diệt chủng
của Cộng Sản.
Năm 1960, khoảng 1.300
thường dân miền Nam Việt Nam đã bị giết chết và khoảng 700 người khác bị bắt
cóc mang đi mất tích. Vào đầu năm 1965, đài phát thanh Hànội và đài phát thanh
lực lượng Giải Phóng loan tin Việt Cộng miền Nam đã phá hủy được 7.559 xã ấp,
và tới cuối năm sau, 15.138 thường dân đã bị hạ sát và 49.929 đã bị bắt cóc
mang đi, để rồi, người ta thấy không bao giờ trở lại nữa.
Hành động của Hồ Chí
Minh tấn công vào miền Nam được coi như một hình thức diệt chủng. Dù cho Nam
Việt Nam có sống sót trong tự do, thì cũng phải đến cả một thế hệ sau
mới bù đắp vào được chỗ trống đó. Hồ cũng hy vọng rằng sẽ ép buộc được chính
phủ bị tấn công cho áp dụng những biện pháp quá đáng chống khủng bố và những
biện pháp này sẽ gây ra sự bất mãn và thù hận trong dân chúng. Một bác sĩ người
Úc, W. Wylie, phục vụ trong bệnh viện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nhấn
mạnh rằng, không cứ gì một làng, xã đã hợp tác với chính quyền Sàigòn mới phải
chịu những cảnh giết chóc của chúng. Những nơi nào, chỉ cần biểu lộ một thái
độ trung lập, điều mà Cộng Sản không chấp nhận, cũng thừa đủ để là nạn
nhân của chính sách khủng bố của chúng. Bác sĩ Wylie đã kể lại những trường
hợp như sau:
Một người xã trưởng đã
bị một bọn Việt Cộng siết cổ cho đến chết trước mắt người vợ đang có mang.
Sau khi giết người chồng xong, chúng quay sang hành hạ người đàn bà bụng mang
dạ, chửa, chặt cụt hai chân bà ta
đi khiến bà ta phải sanh non. Một
đứa con trai 3 tuổi bị bọn Việt Cộng dùng súng tiểu liên bắn chết.
Một cảnh sát viên trong
làng bị bọn Việt Cộng dí sát nòng súng vào mặt và lẩy cò, khiến cả đầu ông ta
bị nát bấy ra.
Một nữ giáo viên 20
tuổi bị một bọn Việt Cộng dùng mã tấu chém vào gáy. Lưỡi dao đã chém lên quá
cao khiến để lòi ra cả óc ra.
Những ống súng phóng
lửa nhập cuộc
Ngày 3 tháng Chạp 1967,
Cộng Sản tràn vào Dak Son, một làng tại vùng Cao nguyên và gồm có chừng 2.000
dân Thượng. Những người này trước đây đã rời khỏi khu vực chiếm đóng của Việt
Cộng và đã chống lại lời kêu gọi của chúng phải trở về những nơi cư ngụ cũ. Hai
tiểu đoàn lính Việt Cộng tràn vào làng trong khi dân chúng đang ngủ say. Các
cán binh Việt Cộng dùng những súng phóng lửa đốt cháy những người dân ngay
trên giường ngủ của họ. Chỉ một số nhỏ thoát được ra ngoài và lẩn tránh
trong rừng. Một số khác còn lại lẩn trốn vào các đường hầm trú ẩn đào sẵn sau
nhà. Sau khi đốt cháy rụi các nhà cửa, chúng tìm thấy những người trốn trong
các đường hầm nên dùng súng phóng lửa vừa đốt vừa thẩy các trái lựu đạn xuống.
Xong xuôi chúng rút về phía biên giới Cao Miên. Đến tảng sáng, Dak Son đã diễn
ra một hình ảnh kinh hoàng. Tất cả làng giờ đây chỉ là đống than còn âm ỉ
cháy cùng với xác người nằm ngổn ngang khắp đó đây. Tính ra đã có 252 xác
người, phần lớn là đàn bà và trẻ em, cháy gần thành than. Một số khác còn sống
thì bị phỏng nặng hay bị những thương tích đầy mình. Khoảng 500 người đã bị mất
tích và nhiều người sau này đã được tìm thấy chết trong rừng vì các vết thương.
Cuộc thảm sát tại Dak
Son đã được coi như một cảnh cáo của Việt Cộng cho các dân Thượng khác vẫn
cương quyết hợp tác với chính quyền địa phương.
Chận đánh các xe chuyên
chở học sinh.
Tinh thần Việt Cộng bị
xáo trộn khi thấy chính quyền miền Nam phát triển nhanh chóng hệ thống giáo dục
học đường. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1959, số trường học được gia tăng
lên gấp ba và sĩ số tăng lên gấp bốn. Sự gia tăng này đã là mục tiêu cho sự phá
hoại của Hồ khiến Cơ Quan Thế Giới World Confederation of Organizations of The
Teaching Profession, dưới quyền chủ tọa của Shri S. Natarajan, phải cử một phái
đoàn tới để điều tra tại chỗ.
Tại tỉnh An Xuyên (Cà
Mau), ủy ban điều tra nhận thấy trong niên khóa 1954-55, có 32 trường sở với
3.096 học sinh; tới cuối niên khóa 1960-61 số học sinh gia tăng lên 27.953 và
số trường học cũng được bành trướng thêm với 189 trường sở. Trước sự kiện trên,
Cộng Sản quyết ra tay phá hoại. Các phụ huynh học sinh được khuyến cáo không để
cho con em tới trường. Các giáo viên cũng được cảnh cáo chấm dứt việc giảng dạy
các học sinh tại trường. Những giáo viên nào không tuân theo lời khuyến cáo
trên của Việt Cộng, bị hạ sát bằng cách cắt cổ, chặt đầu với bản án ghim trước
ngực là kẻ thù của nhân dân.
Ủy ban Natarajan cũng
báo cáo rằng có lần Việt Cộng đã chận lại một xe chuyên chở học sinh và cấm các
trẻ em không được tiếp tục đến trường nữa. Một tuần sau, khi thấy các em
vẫn đến trường, Việt Cộng bèn chận xe chuyên chở lại, lựa chọn một em sáu
tuổi, chặt đứt hai ngón tay của em rồi nói với các em khác, nếu còn cứ tiếp
tục tới trường sẽ phải chịu một hình phạt tương tự.
Chỉ trong một năm,
riêng tại tỉnh An Xuyên (Cà Mau), các sự khủng bố của Hồ đã khiến cho 150
trường học phải dóng cửa, hơn 60 giáo viên, hoặc bị bắt cóc, hoặc bị giết chết.
Do đó, sĩ số tại toàn tỉnh An Xuyên cũng bị sút giảm đi tới 20.000 học sinh.
Cho tới niên khóa 1961-62, tính ra có tới 636 trường học tại Nam Việt Nam phải
đóng cửa, và sỉ số cũng bị giảm xuống gần 80.000, vì các hành động khủng bố của
Việt Cộng.
Cán cân công lý.
Các hành vi bạo động và
phá hoại khủng bố của Việt Cộng vẫn tiếp tục gia tăng. Sau khi Huế được giải
tỏa sau ngót một tháng bị Cộng quân tạm thời chiếm đóng trong dịp Tết Mậu Thân,
người ta đã khám phá ra được 19 nấm mồ tập thể chôn hàng ngàn thường dân, già
có, trẻ có, phụ nữ, học sinh, thầy tu Công Giáo, Phật Giáo, giáo sư, bác sĩ
(trong đó có cả một bác sĩ người Đức giảng viên của trường Đại Học Y Khoa Huế)
đã bị chúng hạ sát. Một nửa trong số đó đã bị chôn sống, tay chân bị trói
chặt bằng dây kẽm gai, đất cát nhét đầy mồm, tuy đã bị chết ngộp nhưng mắt vẫn
mở trừng trừng.
Khi chiếm được Huế, các
cán bộ Việt Cộng đã mang theo một bản danh sách dài ghi tên những người từng
cộng tác với chính quyền Sàigòn hay với các cơ quan quân sự Hoa Kỳ để rồi
cứ theo đó truy lùng và bắt bớ, đem ra hành tội với tội danh là những kẻ phản
động, kẻ thù của Cách Mạng.
Cuộc tổng tấn công của
địch trong trận Tết Mậu Thân đã đánh dấu một sự thay đổi trong chiến thuật của
Cộng Sản. Thậm tâm Hồ biết rõ chưa thực sự chiếm được lòng dân trong Nam, nhưng
những cán binh Cộng sản tham gia vào cuộc hành quân không thấu hiểu được điều
đó. Chúng được chỉ dẫn rằng, chúng không cần tới một kế hoạch rút lui, vì
dân chúng sẽ nổi dậy và cùng chiến đấu với chúng để đẩy lui quân đội Hoa Kỳ
ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng tất cả đã là một điều trái ngược vì quân
dân miền Nam đã chiến đấu như những con mãnh hổ.
Những sự tàn bạo dã man
của Cộng Sản có thể được ghi lại nhiều không sao kể xiết. Người viết chỉ còn
mong một ngày nào đó, nếu Liên Hiệp Quốc giờ này đã chiếu cố tới vụ tàn sát
tại Bosnia, và đưa ra trước tòa án quốc tế Le Hague hai phạm nhân Karadzic và
Mladic, một về chính trị và một về quân sự, như những Tội Nhân Chiến Tranh, thì
một ngày nào đó, những kẻ tay chân của Hồ hiện còn sống cũng sẽ phải ra trước
tòa án The Hague để trả lời cho các vụ sát nhân, diệt chủng mà chúng đã phạm,
trong thời gian qua, cũng như trong thời gian hiện tại với những nhà tù nhan
nhản và những cái mang danh nghĩa là trại cải tạo đối với các cựu quân nhân
và dân chính đã từng phục vụ trong quân đội cũng như chính quyền miền Nam. Mong
lắm thay.
John G. Hubbell
Nguyễn Hữu Nguyên dịch
Nguyễn Việt Nữ giới thiệu
No comments:
Post a Comment