TÁC GIẢ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRUNG QUỐC SẮP ĐẾN Những lời khen ngợi
dành cho “Chết dưới tay Trung Quốc”
“Bản thân tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của đảng Cộng sản Trung Quốc
và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Tất cả mọi người ở đất nước mà
tôi yêu mến này cần phải hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của
chính phủ Trung Quốc không chỉ dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Các lãnh đạo đảng
Cộng sản Trung Quốc tin rằng họđang chiến đấu chống nền dân chủ và tự do, và chống
lại bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay Trung Quốc
là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến
đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào.”
Li Fengzhi, cựu đặc vụ, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc
“Tại thời điểm có nhận thức cho rằng Trung Quốc là cường quốc tiếp
theo của thế giới, cuốn sách này sẽ đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác của
Trung Quốc, một đất nước dường như không sẵn sàng là một thành viên có trách
nhiệm của tình hữu nghị và tôn trọng giữa các quốc gia. Thất bại của cộng đồng
quốc tế trong việc xem xét hiện thực Trung Quốc này không chỉ gây bất lợi cho
phần còn lại của thế giới, mà chủ yếu cho người Trung Quốc, Tây Tạng, và những
người đang phải hàng ngày đối mặt với các hậu quả này.”
—Bhuchung K. Tsering, Phó chủ tịch, Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng
“Là một nhà báo được sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc và đã viết
báo về Trung Quốc trong nhiều năm, tôi rất ấn tượng với sự hiểu biết rộng lớn của
các tác giả về các vấn đề của Trung Quốc và quan trọng nhất là sự hiểu biết rõ
ràng và sáng suốt nội tình Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ.”
—Simone Gao, Người dẫn chương trình và nhà sản xuất giành nhiều
giải thưởng
của chương trình Zooming In, TV triều đại Đường mới
của chương trình Zooming In, TV triều đại Đường mới
“Sự mở mắt quan trọng cho tất cả người Mỹ, Chết dưới tay Trung
Quốc là một cuốn sách phải đọc trước khi đi mua sắm tiếp ở Walmart – hay có thể
là đi xếp hàng người thất nghiệp.”
—Stuart O. Witt, Tổng giám đốc, Cảng hàng không và vũ trụ
Mojave; Phi công thử nghiệm; tốt nghiệp USN TOPGUN
“310 triệu người Mỹ nên bắt đầu nghe những gì Peter Navarro và
Greg Autry viết trong Chết dưới tay Trung Quốc – về việc 1,3 tỷ người dân Trung
Quốc dưới sự chỉ đạo của một chế độ độc tài toàn trịđang hủy hoại kế sinh nhai
của họ như thế nào. Tiếng chuông tự do của cuốn sách này nên đánh thức các nhà
lãnh đạo Mỹ ra khỏi giấc ngủ của họ để họ cuối cùng – cuối cùng – nhận ra rằng
các chính sách kinh tế của Trung Quốc đang làm phá sản Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Navarro và Autry mô tả việc này đơn giản nhất có thể, và quan trọng là chỉ ra
cách để Mỹ đối phó với mối đe dọa này.”
—Richard McCormack, Nhà xuất bản và biên tập, Manufacturing
& Technology News
“Giống như Paul Revere thời hiện đại, cuốn sách này đưa ra những
cảnh báo khẩn cấp nhất về một Trung Quốc với tư tưởng con buôn, bảo hộ và đang
quân sự hóa nhanh chóng, đang phá hủy một cách có hệ thống nền kinh tế Mỹ dưới
biểu ngữ giả dối về “tự do” thương mại- và cùng lúc đó làm suy yếu nghiêm trọng
phòng thủ quốc gia của chúng ta. Mọi người dân Mỹ cần đọc cuốn sách này và tất
cả các Nghị sĩ Mỹ phải luôn mang nó bên mình.”
—Ian Fletcher, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Liên minh vì một nước
Mỹ thịnh vượng
“Một phát súng trường cực mạnh nhắm trúng điểm chết ngay hồng
tâmBắc Kinh.”
—Dylan Ratigan, Người dẫn chương trình MSNBC’s The Dylan Ratigan Show
—Dylan Ratigan, Người dẫn chương trình MSNBC’s The Dylan Ratigan Show
“Chết dưới tay Trung Quốc là minh chứng tiếp theo cho việc chúng
ta đang gieo những hạt giống cho sự sụp đổ của chính chúng ta. Navarro và Autry
thể hiện chi tiết cách thức mà cộng sản Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm và
công nghệ Mỹ, bán lại cho chúng ta sản phẩm kém chất lượng, và sau đó sử dụng lợi
nhuận thu được để chế tạo các loại vũ khí đe dọa toàn thế giới. Cuốn sách này
gây sốc và là một cuốn sách phải đọc đối với tất cả mọi người”.
—Paul Midler, Tác giả của Sản xuất kém chất lượng tại Trung Quốc
“Chết dưới tay Trung Quốc không chỉ mô tả chính xác tầm cỡ các mối
đe dọa quân sự và kinh tế của một Trung Quốc đang lớn mạnh. Các tác giả còn chỉ
ra một cách chính xác và dứt khoát những doanh nhân phản bội và những kẻ biện hộ
cho Trung Quốc ở Mỹ, những người đang giúp đỡ mọi mặt cho sự trỗi dậy của Trung
Quốc, trừ hòa bình.”
—Alan Tonelson, Chuyên gia nghiên cứu, Hội đồng thương mại và
công nghiệp Mỹ, AmericanEconomicAlert.org
“Lời kêu gọi hành động này nghiên cứu một cách cẩn thận và đưa
ra chi tiết về những hiểm họa hiện hữu và rõ ràng- mà một Trung Quốc đang lớn mạnh
nhưng không đếm xỉa đến hòa bình, gây ra cho thế giới. Bằng cách đó, nó khiến
cho chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể tránh được: Nếu chúng ta không
hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt gần như chắc chắn với cái Chết
dưới tay Trung Quốc.”
—Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (Đảng Cộng hòa, CA)
“Tôi đã từ lâu quan tâm đến thách thức quân sự ngày càng tăng của
Trung Quốc đối với Mỹ và các đồng minh của chúng ta, nhưng “Chết dưới tay Trung
Quốc” tiết lộ chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc hiệp đồng tấn công trên
nhiều mặt trận. Các tác giả đưa ra các tài liệu chứng tỏ Bắc Kinh đang sử dụng
các vũ khí kinh tế của chủ nghĩa con buôn và thao túng tiền tệ kết hợp với hoạt
động gián điệp, chiến tranh internet, vũ khí không gian, độc quyền nguồn tài
nguyên, và trộm cắp công nghệ để đạt được sự thống trị như thế nào. Trong quá
trình này, các thế mạnh kinh tế và địa chính trị cơ bản làm nền tảng cho ưu thế
quân sự của Mỹđang bị xói mòn một cách có hệ thống trong khi Trung Quốc ngày
càng trở nên quyết đoán trong các tranh chấp trong khu vực. Mỗi nhà lãnh đạo
chính trị và quân sự phương Tây nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”
—Jon Gallinetti, Thiếu tướng, Lính thủy đánh bộ Mỹ, đã nghỉ hưu
“Một tài liệu tổng kết lạnh người về sự tích tụ cơn bão Trung Quốc.
Cú rơi tự do trong không gian mà cá nhân tôi đã từng trải qua được thể hiện rất
phong phú. Cú rơi tự do mà tôi cảm nhận nước Mỹđang phải đối mặt dưới sự thống
trị của Trung Quốc thực sự đáng lo ngại.”
—Brian Binnie, Sỹ quan chỉ huy Hải quân Mỹ, đã nghỉ hưu; phi
công thử nghiệm; phi hành gia thương mại và người giành giải thưởng Ansari X
“Xin được cảnh báo trước: Một khi bạn bắt đầu đọc, bạn sẽ không
muốn dừng lại. Chết dưới tay Trung Quốc phơi bày những nước cờ quan trọng, thường
bị bỏ qua, và đôi khi cố tình bị che giấu trong một ván cờ toàn cầu tầm cỡ.
Navarro và Autry đã lên tiếng báo động, kêu gọi thế giới tự do hãy hành động vì
lợi ích và tương lai của mình. Thật ấn tượng, họ cũng kêu gọi cả Trung Quốc.”
—Damon DiMarco, Tác giả của Các câu chuyện về các tòa tháp: lịch
sử bằng lời nói của sự kiện 9/11 và đồng tác giả Hai nước Trung Quốc của tôi: Hồi
ức của một người Trung Quốc phản cách mạng với Baiqiao Tang.
“Tại thời điểm này, các quan chức Trung Quốc đang đầu độc thuốc
của bạn, gây ô nhiễm không khí của bạn, và phá hoại các quyền tự do của bạn. Nếu
bạn là người Mỹ, Ấn Độ, hay Nhật Bản, họđang có kế hoạch gây chiến với đất nước
của bạn. Bây giờ là thời điểm tốt để đọc cuốn sách này.”
—Gordon Chang, Tác giả của Sự sụp đổ đang đến của Trung Quốc
Những lời khen tặng cho cuốn sách trước đó của Peter Navarro:
Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến
“Peter Navarro đã nắm bắt bao quát các lĩnh vực mà Trung Quốc và
Mỹđang có những xung đột cơ bản về thương mại, các lợi ích kinh tế và chiến lược.
Ông thể hiện điều này trong bối cảnh thế giới cho thấy những nơi mà các quá
trình phát triển hiện tại của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột. Đề xuất của
ông về việc các quốc gia kết hợp lại để đối phó với những thách thức đặt ra bởi
Trung Quốc là rất thực tế. Cuốn sách này phải ở trong tay của tất cả các doanh
nhân, các nhà kinh tế và các nhà làm luật.”
—Dr. Larry M. Wortzel, Chủ tịch, Ủy ban giám sát an ninh và
kinh tế Mỹ-Trung
“Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến là một bản tường
thuật đầy thực tế và hấp đẫn về mặt tối của sự trỗi dậy của Trung Quốc mà bất kỳ
ai quan tâm đến đất nước phức tạp nhưng hấp dẫn này sẽ bị thu hút. Navarro
không giả bộ trong việc tìm kiếm điểm dung hòa trong cuộc tranh luận về Trung
Quốc. Ông đưa ra lời kêu gọi cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới hành động
ngay để đối phó với các vấn đề đang chồng chất của đất nước – ô nhiễm môi trường,
y tế công cộng, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, khan hiếm tài nguyên, và hơn
thế nữa – nếu không sẽ phải đối đầu với nguy cơ mất ổn định nghiêm trọng bên
trong Trung Quốc và xung đột quân sự giữa Trung Quốc và các cường quốc khác.”
—Elizabeth C. Economy, Thành viên cao cấp của C.V. Starr và
Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á, Hội đồng quan hệ quốc tế
” Peter Navarro lột tả vấn đề Trung Quốc như cách Al Gore làm đối
với biến đổi khí hậu,. Cuốn sách này sẽ tác động mạnh đến bạn. Một lời kêu gọi
thức tỉnh mạnh mẽ.”
—Stuart L. Hart, Chủ tịch S.C. Johnson của tập đoàn
Sustainable Global Enterprise, Đại học Cornell; tác giả của Chủ nghĩa tư bản
tại những bước ngoặt
“Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến cung cấp các
thông tin phong phú về tác động của Trung Quốc đối với thế giới và những mối
nguy mà nó tạo ra. Do tầm quan trọng rất lớn của Trung Quốc, đây là một cuốn
sách tất cả chúng ta nên đọc.”
—D. Quinn Mills, Giáo sư Alfred J. Weatherhead Jr. về Quản
trị kinh doanh,
Trường Kinh doanh Harvard “Đây là một cuốn sách được dày
công nghiên cứu và diễn đạt rất tốt, vàlà một sự phản biện cần thiết đối với
nhiều ý kiến cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi và rất
hòa bình, và quan điểm bỏ qua hầu hết thông điệp của tác giả.”
—Richard Fisher, Phó tổng giám đốc, Trung tâm đánh giá và
chiến lược quốc tế
Người mua hãy cực kỳ cảnh giác
2- Chết vì chất độc của Trung Quốc: Thịt gà thì miễn phí
nhưng phải đền người
Ở Trung Quốc thì thức ăn Trung Hoa được gọi là gì? Là “Thức ăn”!
-Jay Leno
Trong khi câu đùa này nghe vui vui, thì cụm từ “thực phẩm Trung
Hoa” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung Quốc đang cung cấp cho
nước Mỹ ngày càng nhiều trái cây, rau củ, cá và thịt, không kể các loại vitamin
và thuốc chữa bệnh.
Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất sang Mỹ, là nhà
cung cấp chính về gà thịt trắng và là nước xuất khẩu chè lớn thứ ba trên thế giới.
Các nhà nông Trung Hoa cũng cung cấp cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và
một số lượng lớn đủ các loại từ quả lê đóng hộp, nấm bảo quản đến mật ong và sữa
ong chúa.
Đối với các dược phẩm, Trung Quốc cũng sản xuất cho thế giới đến
70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược
Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme,
các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến
90% thị phần thế giới về vitamin C- cùng lúc đó họ đang có vai trò áp đảo trong
việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu
để sản xuất vitamin tổng hợp.
Các số liệu thống kê này làm tất cả chúng ta lo lắng chỉ vì một
lý do đơn giản: Một phần quá lớn các loại thuốc Trung Quốc đang tràn ngập các cửa
hàng và siêu thị thuốc của chúng ta thực sự là chất độc. Đấy là lý do tại sao
thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc luôn được xếp hàng đầu trong các loại phải kiểm
tra khi nhập vào biên giới hoặc bị trả về bởi cả cơ quan Quản lý Thực phẩm
&Dược phẩm của Mỹ lẫn Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu.
Thế sao Trung Quốc vẫn tiếp tục mang cho chúng ta các loại thực
phẩm và thuốc có thể làm chúng ta đau ốm hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi khi
các chất độc có trong chuỗi cung cấp thực phẩm và thuốc là hậu quả ngẫu nhiên của
những yếu tố như phương pháp sản xuất kém chất lượng, quy trình kém vệ sinh, hoặc
là chất độc từ đất do môi trường bị ô nhiễm. Những khi khác thì do những kẻ
thoái hóa về đạo đức hay còn gọi là “kẻ dã tâm”- một từ do chính người dân của
họ gọi- cố tình làm nhiễm bẩn thực phẩm và thuốc, đơn giản chỉ vì muốn gia tăng
lợi nhuận cho họ.
Cho dù là do ngẫu nhiên hay bởi cố tình, việc đầu tiên bạn cần
biết cụ thể về cái Chết dưới tay Trung Quốc này là nó không phải tại riêng ai cả.
Thật vậy, người Trung Quốc, dù là nông dân, ngư dân, nhà chế biến thực phẩm hay
là người bán thuốc, đều có thể đầu độc chính người dân của họ y như họ đầu độc
người Mỹ, người châu Âu, người Nhật, người Hàn và tất cả những ai trên toàn thế
giới dùng thực phẩm và thuốc của họ. Để nếm thử chút ít vị chua trong câu nói
trên, hãy xem thử sự việc ”Cái gì trong chảo của anh thế?”: Có tới 10% nhà hàng
ở Trung Quốc sử dụng cái gọi là “dầu ăn bẩn” để nấu nướng.
Dầu ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám của dầu đã qua sử dụng và chất
thải thu được từ hố ga và cống rãnh từ các nhà bếp thương mại, chứa đầy nấm mốc
độc aflatoxin gây ung thư gan. Những kẻ nhặt rác ở Trung Quốc lén lút bán thứ
này cho nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng một phần năm giá dầu đậu nành hay dầu lạc
mới. Ngoài khả năng gây ung thư, cái hỗn hợp gồm dầu bị mốc với đủ loại thực phẩm
bỏđi này có thể là bản án tử hình bất ngờ cho bất kỳ ai bị dị ứng thực phẩm nặng.
Kẻ giết người hàng loạt Melamine Trung Quốc
Câu chuyện dầu ăn bẩn này cho dù có thể làm chúng ta căm phẫn,
nhưng so với chuyện những kẻ giết người hàng loạt melamine Trung Quốc thì nó
chưa là gì cả. Những kẻ sát nhân này đã hạ gục nhiều nạn nhân trên đất Trung
Hoa cũng như trên khắp thế giới, và những nỗ lực thường là vô ích để bắt giữ
chúng chỉ minh họa về mặt địa lý sự khó khăn cho cả chính phủ Trung Quốc lẫn
nhà hành pháp Mỹ trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn
sát nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.
Bản thân vũ khí của kẻ sát nhân, melamine, thực ra là một hóa chất
có giá trị khi chúng không bị lén lút cho vào thực phẩm. Kết hợp melamine với
formaldehyde để sản xuất nhựa melamine, bạn sẽ có được một chất dẻo có độ bền
cao dùng chế tạo các sản phẩm như formica và các bảng viết bằng bút xóa. Trộn với
một số hóa chất khác, bạn có thể dùng melamine như một chất chống cháy, phân
bón, hay là “phụ gia siêu dẻo” dùng trong bê tông cường độ cao. Thế nhưng thêm
melamine vào các sản phẩm như thức ăn gia súc, sữa, hoặc sữa cho trẻ sơ sinh
thì không còn cách nào nhanh hơn để hủy hoại hai quả thận trong người.
Thế tại sao những doanh nhân có dã tâm của Trung Quốc lại thêm
melamine vào thực phẩm của chúng ta? Đó là vì hàm lượng nitrogen cao trong melamine
có thể nhái mức protein cao trong thực phẩm. Sự giả mạo protein kiểu Trung Quốc
này do đó có thểđánh lừa các nhân viên kiểm tra thực phẩm trong việc xếp hạng
thực phẩm có hàm lượng protein cao. Vì melamine rất rẻ so với protein thật, nên
điều này có nghĩa là rất nhiều tiền sẽ vào túi kẻ gian, bất kể nhiều người có
thể thiệt mạng.
Ai giết chó của tôi? Cái gì đã xảy ra với con mèo của tôi?
Thế giới lần đầu biết đến việc giả mạo protein của Trung Quốc
vào năm 2007, khi hàng chục ngàn chó và mèo ở châu Âu, Mỹ và Nam Phi bị chết vì
loạt thức ăn nhiễm melamine. Và không chỉ thú vật nuôi bịảnh hưởng. Theo Cục quản
lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ba triệu người Mỹđã tiêu
thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng thức ăn có chứa melamine.
Và giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn bị mất con vật nuôi đang khỏe mạnh
vì một chứng bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có lẽ là chúng bị chết do ”Chất độc
Trung Hoa”. Có thểđoán trước được rằng khi vụ việc nổ ra, chính phủ Trung Quốc
đã tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ chối cho phép các thanh tra viên nước
ngoài đến để xem xét vụ việc. Tuy nhiên, sau đây mới là một câu chuyện khác khi
sự cố melamine nổ ra trên chính đất nước Trung Hoa.
Không có gì là việc riêng của ai cả, Phần hai
“Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào sữa bột do Trung Quốc sản xuất”,
Emily Tang, một công chức 31 tuổi ở thành phố Thẩm Quyến có cô con gái 3 tuổi
nói.
—Bloomberg BusinessWeek
Năm 2008, gần 300.000 trẻ sơ sinh Trung Quốc bịốm và 6 trẻđã chết
sau khi 22 nhà máy sữa ở Trung Quốc bị nghi ngờ là đã cho thêm melamine vào sữa
và sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh. Theo Triệu Huệ Bình, một nông dân nuôi bò sữa
ở tỉnh Hồ Bắc: ”Trước khi sử dụng melamine, người ta đã dùng cháo gạo và tinh bột
khoai để cố ý làm tăng sốđo hàm lượng đạm, nhưng cách này rất dễ bị phát hiện,
nên họ chuyển sang dùng melamine”.
Trong trường hợp cụ thể này, những kẻ giả mạo đầy dã tâm còn
không thèm dùng loại melamine tinh khiết công nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng
loại rẻ tiền hơn – và độc hại hơn.
- “melamine phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi
bệnh vì nhiễm độc melamine đã bị tổn thương thận nghiêm trọng. Điều làm người
ta rùng mình là sự việc xảy ra chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã quyết
định chi thêm 1,1 tỷđô la và cử hàng trăm ngàn thanh tra viên đi kiểm tra các
cơ sở sản xuất thực phẩm và dược phẩm.
Tờ New York Times đã có bài nói về sự thất bại triền miên trong
quản lý này như sau:
Sự cố liên quan đến các nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt
lõi là liệu đảng Cộng sản đang cầm quyền có khả năng tạo ra một cơ cấu điều
hành có trách nhiệm và minh bạch trong hệ thống một đảng hay không.
Ta hãy xem câu chuyện hài nhỏ có thể trả lời câu hỏi ấy đồng thời
nhấn mạnh sự khác biệt căn bản giữa các chế độ xã hội mở và tự do với chế độ
toàn trị tàn bạo ở Trung Quốc. Năm 2010, nguyên nhà báo Triệu Liên Hải bị tù
sau một phiên tòa vờ vịt trong đó anh bị từ chối khả năng đưa ra ra bằng chứng.
“Tội” của Triệu không đầu độc mọi người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối trật
tự xã hội” vì đã cố đưa ra ánh sáng những kẻ giết người bằng melamine sau khi
con anh bị mắc bệnh. Và đấy cũng lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa sẽ không bao giờ có thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm an toàn
hơn được.
Không nhưở các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự do
hội họp là bất khả xâm phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung Quốc dấu
nhẹm mọi thứ – và cho tất cả những người phản kháng vào trại lao động cải tạo.
Những chất độc giết người có tên heparin của Trung Quốc
Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự cố melamine là xưa rồi, thì không
đâu! Cho đến tận bây giờ, các sản phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày càng nhiều
vì nó thực sựđem lại lợi ích quá lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó
tàn phá quả thận của con người.
Còn như bạn nghĩ rằng thủđoạn kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng
những chất nhiễm độc như melamine chỉ có trong thực phẩm, thì cũng không chỉ thế
thôi đâu. Chất độc giết người trong heparin của Trung Quốc minh họa sinh động
việc bọn con buôn bất lương Trung Quốc cũng đang bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc
chữa bệnh cho chúng ta. Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu
thuật tim, truyền máu, chữa tĩnh mạch cho đến lọc thận. Nó được làm từ niêm mạc
ruột heo. Trong thực tế, đây chính là con đường để Trung Quốc tham gia vào hoạt
động sản xuất heparin: là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, Trung Quốc
luôn có nguồn cung ruột heo hầu như vô tận.
Để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung Quốc
đã bí mật thêm một chất tương tự như heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết
người gọi là chondritin sulfate với hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có
thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người – từ hạ huyết áp
và thở gấp đến ói mửa và tiêu chảy.
Và đây là điều bẩn thỉu của trò lừa đảo này: Chất gây độc
heparin có cấu trúc hóa học rất gần với heparin thật đến nỗi rất khó bị phát hiện.
Giá của nó rẻ hơn heparin thật 100 lần: 9 đô¬la so với 900 đô-la mỗi pound! Vì
giá cực thấp như thế, một số lô heparin giả có giá rẻ tới 50%!
Không đâu xa, hãy xem trường hợp cụ thể của anh Leroy Hubley ở
Toledo, Ohio về cái chết bởi chất độc Trung Quốc. Anh đã mất người vợ 48 tuổi
vì nhiễm chất heparin giả. Chỉ một tháng sau đấy và trước khi phát hiện ra chất
độc, con trai của Hubley, cùng bị bệnh kém chức năng thận như mẹ cháu đã trở
thành nạn nhân của cùng trò giá rẻ bất lương của bọn Trung Quốc.
Đến nay, chất độc heparin của Trung Quốc đã giết hại hàng trăm
người Mỹ và làm hàng ngàn người khác bị bệnh. Heparin kém chất lượng đã xuất hiện
ở 11 nước khác, bao gồm Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Canada. Mặc dù nhà đương cục của
cả Mỹ và Trung Quốc đã nỗ lực kiểm soát, cho đến nay heparin kém chất lượng vẫn
có mặt ở các phòng mổ và các trung tâm lọc thận.
Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi: Vì sao mà nhiều tên Trung Quốc ác
độc lại sẵn sàng đầu độc thức ăn và thuốc men chỉ vì lợi nhuận? Câu trả lời của
một học giả nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra một cách sâu sắc đối với vấn đề suy
thoái đạo đức của tâm hồn Trung Quốc. Theo giáo sư kinh doanh Lưu Hải Đồng
trong Tạp chí Quản lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức – và việc chạy theo
lợi nhuận bằng mọi giá -đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên tắc Khổng giáo trong
môi trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng sản Trung
Quốc.
Chính xác là sự suy thoái đạo đức, cùng với việc các viên chức
chính quyền tham nhũng và luật pháp lỏng lẻo, đã thúc đẩy những người chế biến
thực phẩm tích cực sử dụng hóa chất công nghiệp độc hại để cải thiện mùi vị và
bảo quản thực phẩm.
Thực tế là chính các nhà chức trách Trung Quốc cũng đã tìm thấy
những trò quái gởấy trong những nồi lẩu có thêm formaldehyde để có vị ngon hay
nước tương có pha thêm acid clohydric và tóc người để làm tăng độ đạm. Nhưng kẻ
dã tâm Trung Quốc còn làm xúc xích giá rẻ “tươi ngon” bằng cách cho cả thuốc trừ
sâu cực độc dichlorvos vào. Lần sau, mỗi khi định ăn cái gì ngon ngon mà “ Made
in China”, bạn hãy nhớ những tiểu xảo đó nhé!
Đôi khi đấy không phải là giết người – chỉ là ngộ sát!
Bây giờ tôi nghĩ là đã rõ mọi vấn đề, nếu Trung Quốc muốn sống
trong thế kỷ 21 này, thì họ phải sản xuất theo những tiêu chuẩn như vậy.
—Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin (D-IL)
Trong khi “tội giết người cấp độ một” là bản án trong những vụ
án melamine hay heparin thì trong nhiều vụ khác đấy chỉ là “tội ngộ sát” – tội
giết người không có “chủđích trước”. Vấn đề chủ yếu ởđây là khi Trung Quốc đã
trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, thì họ cũng đồng thời trở thành bãi
chứa chất thải nguy hại và là đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Bãi rác cực lớn ấy
giờđây có nghĩa là mảnh đất Trung Quốc dùng để nuôi dưỡng thế giới chứa đầy những
chất gây ung thư, kim loại nặng, thuốc trừ sâu bất hợp pháp và những chất độc hại
khác. Có nghĩa rằng việc chất độc từ mảnh đất Trung Quốc đang ngấm vào bữa ăn của
người Mỹ, người châu Âu, người Nhật, người Hàn Quốc phải trở nên hiển nhiên đối
với bất kỳ ai quan tâm.
Một quả táo Trung Quốc cho mỗi ngày đủ cho các bác sĩ chuyên
khoa ung thư của Mỹ có việc làm cả đời
Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa
trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có
gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là “tốt cho sức khỏe” chứa đầy arsen, một
thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. Đây là lý do tại sao:
Hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã
tăng từ 10.000 gallong lên đến gần nửa tỷ gallon mỗi năm; và ngày nay Trung Quốc
chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ. Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá
của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làmcho nó rẻ làvì các vườn cây Trung Quốc
dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa arsen để rồi thấm
vào cây và cô đọng trong quả.
Bạn muốn tách trà “thường”5 hay “không chì”?
Có một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cả”. Đúng thế, dù rằng
khó tin! Một vị nguyên là Phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳđã
mô tả trên Đài tiếng nói quốc gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để
phơi khô lá chè như sau: Người sản xuất rải “lá chè trên một cái sân kho rất rộng
rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô”. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên
không có cách nào hiệu quả hơn thế để biến lá chè thơm ngon trở thành một thứ
vũ khí giết người.
Chẳng có tí Sự thật nào trong nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả!
Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những kẻ dã tâm
Trung Quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm “hữu cơ”. Không ngạc
nhiên là các nhà nông Trung Quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực
phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất
cả:
Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật
và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó. Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm
nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo
cho thực phẩm hữu cơ nữa.
Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart,
Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là “hữu cơ” của
Trung Quốc nhiễm đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh cứng miệng vì đỗ xanh tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa Kỳ xơi phải chất độc Trung Quốc. Hãy xem
điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật Bản nhập khẩu trên 50.000
kiện đỗ xanh Trung Quốc được cho là “tươi ngon” từ công ty thực phẩm Yên Đài Bắc
Hải của tỉnh Sơn Đông. Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng,
các viên chức của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có
trong đỗ xanh cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện
khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung Quốc”. Chẳng hạn như vụở châu Âu liên
quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng suýt nữa thì được dùng pha chế sữa dành cho
trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp lẫn tạp chất chì, mật
ong, tôm nhiễm thuốc kháng sinh. Vụ việc tai tiếng đã đăng tải ầm ĩ về loại
xi-rô ho rẻ tiền chứa chất chống đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới.
Những thí dụ như thế này chỉ có ích nếu chúng giúp ta hiểu ra những vấn đề to lớn
hơn.
5 Trước khi loại bỏ xăng pha chì, ở Mỹ có hai lựa chọn là
xăng thường (pha chì) và xăng cao cấp (không pha chì). ND.
Vấn đề to lớn cuối cùng chúng tôi muốn minh họa bằng ví dụ sau
đây về ngành nuôi cá ở Trung Quốc: trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên
quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi
thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung Quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm châu Âu
cũng nhưỦy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu
từ Trung Quốc hầu như là bất khả thi. Trong thực tế, câu chuyện làm thế nào mà
các nhà nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng như các nhà
chức trách về an toàn thực phẩm đại diện cho một thế giới thu nhỏ các sai lầm của
việc phụ thuộc vào thực phẩm và thủy sản Trung Quốc!
Phần II
Những Vũ khí Hủy diệt việc làm
4 – Cái chết đối với nền tảng sản xuất Mỹ: Tại sao chúng ta
không giải trí (hay làm việc) ở Peoria1nữa?
Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng
yếu. Nhưng, họ không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, Trung
Quốc đi theo chính sách con buôn, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả
tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói
toạc móng heo ra là, đi ăn cướp.
-Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.
Trong thập niên vừa qua, ngồi chễm chệ trên con ngựa thành Troy
của tự do thương mại, một Trung Quốc “ăn cướp” đã đánh cắp hàng triệu công ăn
việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo ngay trước mũi chúng ta. Nếu lấy lại
được số lượng công việc này, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ thấp hơn con số 5%
thay vì gần hai con số như hiện nay, ngân quỹ của chính phủ sẽ được cân bằng,
và đất nước ta có thể có một tương lai tươi sáng hơn những gì mà chúng ta hiện
nay nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là: Tại sao chúng ta, ở vị thế một quốc
gia, lại thể hiện một cách quá thụ động bên cạnh bộ mặt của một trong những kẻ
ăn cắp vĩ đại nhất của lịch sử kinh tế thế giới: Có phải Trung Quốc là kẻ cắp của
nền tảng sản xuất Mỹ?
Bạn có thể nói rằng “Ô, gượm đã! Trung Quốc đã lấy các công ăn
việc làm của người Mỹ một cách công bằng và chính đáng thông qua việc sử dụng lực
lượng lao động rẻ tiền và kỷ luật mà”. Vâng đúng thế, đây cũng chính là những
luận giải vòng vo tam quốc của các nhà biện hộ Trung Quốc, những người thậm chí
đã từ chối sự thật về sự tồn tại của các thủ đoạn thương mại bất bình đẳng.
Thật ra, nếu bạn nghiên cứu kỹ về nguồn lực thực sự cho lợi thế
cạnh tranh của Trung Quốc, sẽ thấy rất rõ ràng rằng, hơn một nửa lợi thế này đến
từ một ma trận phức tạp gồm tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng, mỗi thủ đoạn
này được che đậy dưới những định chế thông thường của tự do thương mại. “Tám Vũ
khí Hủy diệt việc làm” siêu việt này gồm có:
1.
Mạng lưới tinh vi về trợ cấp
xuất khẩu bất hợp pháp.
2.
Một đồng tiền được thao
túng khôn ngoan và phá giá thô thiển.
3. Giả mạo trắng trợn, vi phạm, và cướp công khai kho báu sở
hữu trí tuệ của Mỹ.
4. Chính sách thiển cận khó tin của đảng Cộng sản Trung Quốc, sẵn sàng đánh đổi việc huỷ hoại môi trường, chỉ để kiếm thêm một vài đồng tiền, nhằm đạt được lợi thế về chi phí sản xuất.
5. Các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe cho công nhân cực kỳ
lỏng lẻo, quá thấp so với chuẩn quốc tế, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các chứng
bệnh về phổi, tàn phế chân tay, và vô vàn các bệnh ung thư không chỉ do tai nạn
và rủi ro nghề nghiệp gây ra, mà là hệ quả tất yếu.
6. Biểu thuế quan phi pháp, hạn ngạch nhập khẩu và những định chế
giới hạn đối với xuất khẩu các nguyên vật liệu thô quan trọng, từ antimon tới kẽm2,
được thực thi chẳng theo luật lệ nào cả. Việc này được coi như là một thủđoạn
chiến lược, nhằm kiểm soát ngành công nghiệp nặng và luyện kim của cả thế giới.
7. Định giá ăn cướp và dùng các thủđoạn “bán phá giá” để loại các đối thủ nước ngoài ra khỏi những thị trường tài nguyên trọng yếu, sau đó lừa gạt và móc túi khách hàng bằng chính sách làm giá độc quyền.
8. “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” lững lẫy tiếng tăm, được tạo ra
nhằm không cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thiết lập cơ sở buôn bán và
làm ăn trên đất của người Trung Quốc.
Không còn nhầm lẫn gì nữa. Đây chính là những vũ khí kinh tế thực
sự với hỏa lực đáng kể. Việc nhất loạt bắn những vũ khí này vào nền tảng sản xuất
của Mỹ đã dẫn tới đóng cửa hàng ngàn nhà máy và biến hàng triệu công nhân Mỹ
thành những nạn nhân chiến tranh – tất cả đều nằm dưới lá cờ lừa đảo mang tên
“tự do thương mại”.
Tại sao chẳng có cái gì “tự do” khi nói về tự do thương mại với
Trung Quốc
Nếu bạn muốn tìm hiểu cái gì không thuộc về tự do thương mại,
thì hãy cố đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà bọn trẻđang sử dụng trong các
trường học hôm nay. Có lẽ đôi mắt của các bạn sẽ trợn ngược, đầu thì lảo đảo
quay tròn, và dạ dày thì cuộn lên, bởi vì nội dung của những cuốn sách giáo
khoa này quá khác biệt với thực tế của vũđài thương mại toàn cầu. Điều này cũng
giống như việc Gandhi3 đã thế chỗ lý thuyết gia quân sự Clausewitz và Tôn
Tử trong các khóa học về chiến lược quân sự.
Thực tế, mặc dù có vô vàng bằng chứng trái ngược, những cuốn
giáo trình này vẫn tiếp tục tung hô về những ưu việt của tự do thương mại, và
cái mà người ta gọi là “lợi ích của thương mại” mà tất cả chúng ta cần phải được
hưởng. Nhưng dưới đây là những gì mà các bộ máy tuyên truyền vô tâm đã không nhận
thức được: Về mặt lý thuyết thì tự do thương mại rất tốt, nhưng tự do thương mại
lại hiếm khi tồn tại trong thế giới thực. Những điều kiện để có được tự do
thương mại như thế không thể tìm thấy trên trái Đất này, cũng như tìm đâu ra điều
kiện không có lực ma sát và không khí được giả định bởi các giáo trình vật lý
trung học.
Trong trường hợp của Trung Quốc đấu với Mỹ, cái lý thuyết tự do
thương mại đầy sức cám dỗ này rất gần với việc “kết hôn”: Nó sẽ vô dụng và chết
yểu nếu nước này lừa đảo nước kia. Thật vậy, khi mà Trung Quốc “đính hôn” với
tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng được mô tả ở chương này, trò chơi “Cả hai
cùng có lợi” mà ở đó cả hai quốc gia đều giả định là sẽ cùng thắng, biến nhanh
thành trò chơi “Kẻ thắng người thua” mà ởđó có một người thắng lớn, còn người
kia thì thua lỗ và suy vong. Theo cách này, “tự do thương mại” giữa con Rồng và
chú Sam, đơn giản đã trở thành câu mật mã với nghĩa “Cái chết cho nền tảng sản
xuất Hoa Kỳ”.
Nếu người Trung Quốc xây dựng nhà máy, việc làm sẽ không đến nước
Mỹ4!
Tại sao chúng ta lại quan tâm tới việc đánh mất nền tảng sản xuất
của Mỹ? Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas
Friedman của cuốn Thế giới phẳng rằng tương lai phồn thịnh của Mỹ nằm ở việc mở
rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dịch vụ mà? Và những cái đầu biết
nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek và thậm chỉ cả James Fallows của tờ
Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm
trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và châu Âu tới các nước có thu nhập thấp
như Trung Quốc và Ấn Độ là vấn đề không thể tránh được, cũng như việc thủy triều
lên và mặt trời lặn. Những điều này mà chúng ta chưa từng nghe hay sao?
Vâng, tất nhiên chúng ta đã bị ép buộc phải nuốt món ăn này.
Nhưng các nhà báo như Fallows, Friedman và Zakaria, xin lỗi chơi chữ một chút ở
đây, bọn họ đều sai lầm “phẳng” như nhau cả thôi. Những gì mà những học giả tịt
ngòi này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, tất cả đều mắc
sai lầm ở chỗ, họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của
kinh tế học:
Công nhân người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có
thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu việt
hơn – và khi sân chơi tự do thương mại bằng phẳng!
Dưới đây chính là vũ khí và lợi thế cạnh tranh của nhân công Mỹ:
sử dụng máy móc cao cấp hơn, công nghệ hiện đại hơn, và áp dụng các quy trình
sáng tạo nhằm gia tăng năng suất lao động. Với việc đạt hiệu quả sản xuất cao
nhất trên thế giới, các công nhân áo xanh của nền tảng sản xuất Mỹ đã luôn luôn
có thể có được một khoản thu nhập khá, và vì thế họ có thể chu cấp để tạo ra
cho chính họ những phiên bản mới của Giấc mơ Mỹ 5.
Tuy nhiên, giấc mơ của công nhân áo xanh Mỹ về hàng rào gỗ sơn mầu
trắng và con cái được học hành ở đại học, đã biến thành ảo vọng ác mộng, bởi vì
cho dù người Mỹ hôm nay làm việc năng suất thế nào đi nữa, họ không thể tự bảo
vệ mình trước “Tám Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung Quốc. Thực tế, trước đây
nền công nghiệp sản xuất và chế tạo của Mỹ chiếm 25% GDP, thì hôm nay tỷ lệ này
đã bị co lại chỉ còn có 10%.
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi Trung Quốc đã
khoét rỗng nền tảng sản xuất của Mỹ một cách có hệ thống, thì nền kinh tế của
Trung Quốc đã tăng trưởng ở một con số kinh ngạc là 10% mỗi năm. Ngược lại,
trong thập niên vừa qua, mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chỉ là 2,4%. Cần phải
lưu ý rằng, con số tăng trưởng nhỏ nhoi 2,4% này trong những năm 2000 thấp hơn
25% so với tỷ lệ tăng trưởng 3,2% của giai đoạn từ năm 1946 tới năm 1999.
Bạn có thể nói “việc chỉ giảm có 0,8% về tỷ lệ tăng trưởng GDP
hàng năm trong suốt thập niên vừa qua chẳng có khác biệt là bao nhiêu cả”.
Nhưng oái oăm là ở chỗ con số khác biệt 0,8% ởđây tương đương với việc mất khoảng
1 triệu công ăn việc làm mới mỗi năm, và cứ tích lũy lại, thì chúng ta đã mất
hơn 10 triệu việc làm trong thập niên vừa qua. Rõ ràng đây không phải là một sự
trùng hợp ngẫu nhiên, nó gần như chính xác với con số công ăn việc làm mà chúng
ta cần phải có để có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ, với đầy đủ công ăn việc làm và
sản xuất ở mức tiềm năng cao nhất có thể đạt tới.
1 Peoria là thành phố lớn nhất nằm bên dòng sông Illinois,
thuộc bang Illinois, Mỹ, với dân số khoảng 115 ngàn người. Thành ngữ “Will it
play in Peoria?” thường được sử dụng để hỏi liệu rằng một sản phẩm, nhân vật, đề
tài hay sự kiện nào đó có sức lôi cuốn đối với dân chúng Mỹ hay không.
2 Antimon to Zinc: Tác giả ám chỉ “từ A tới Z”. ND
3 Mohandas Karamchand Gandhi (1869 – 1948): Một nhà tư tưởng
và chính trị nổi tiếng trong phong trào độc lập của Ấn Độ với chủ trương không
dùng quân sự, đối lập với trường phái dùng quân sự của Carl Philipp Gottfried
von Clausewitz và Tôn Tử. ND
4 “Nếu bạn xây sân chơi, anh ấy sẽđến” là câu nói thì thầm
suốt bộ phim “Field of Dreams” do Phil Robinson đạo diễn và Kevin Costner đóng
vai chính, kể về một nông dân Mỹ vượt qua những khó khăn tài chính để xây một
sân bóng chày cho những cầu thủ của quá khứ. ND.
5 American dream: Thuật ngữ nói về niềm tin về sự tự do cho
phép tất cả các công dân và người định cưở Mỹ theo đuổi các mục tiêu của họ
trong cuộc sống qua sự làm việc siêng năng và tự chọn lựa, bằng khả năng hơn là
bằng địa vị xã hội của mình. ND
5- Chết bởi thao túng tiền tệ: ngọa hổ, công long
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả trên từng đồng đô-la một
với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng
nhân dân tệ bị thao túng.
-Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai nước Mỹ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của
Trung Quốc đối với đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong
quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên
của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đẩy tỉ lệ
thất nghiệp Mỹ vọt cao. Trung Quốc đã không thể tiếp tục hút cạn sinh lực của
kinh tế Mỹ nếu như thiếu những chiếc răng nanh của thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ
với đô-la Mỹở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại
phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng
đều chỉ phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi
tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan
trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng
doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừđi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc
biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò thiết yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền
kinh tế:
Khi nước Mỹ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, một số phần
trăm tăng trưởng kinh tế quan trọng bị bào mòn. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm lại
này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất
nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng Trung Quốc
tăng trưởng mạnh, trong khi nước Mỹ suy thoái.
Ngày một già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và chậm hơn
trong tăng trưởng
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức
nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại
sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng
kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát khỏi
cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc. Hãy bắt đầu với quy mô thâm hụt mậu dịch
của Mỹ.
Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
với Trung Quốc gần 1 tỷđôla mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ
không phải hàng triệu.
Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh
ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về
hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại bỏ doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép
tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là:
Nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ
tăng trưởng và tạo
thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là cải cách
tiền tệ với Trung Quốc.
Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ
Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng
ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần
nửa phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi con số trông có
vẻ không lớn, nhưng nửa phần trăm này đã có tác động tích lũy làm kinh tế nước
Mỹ không thể cung cấp hàng triệu việc làm. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có
được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc trong khu
vực sản xuất không bị hủy hoại do các thủđoạn thương mại bất công khác của
Trung Quốc, chúng ta sẽ không phải thấy những hàng người thất nghiệp rồng rắn
quanh các tòa nhà chính phủ, những khu nhà khóa cửa im ỉm chờ bị tịch thu, và
những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon
bon tiến về phía trước.
Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc
chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton
được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ởđó
có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung
Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại
phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.
Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ do chính sách neo cứng tỉ
giá của Trung Quốc
Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họđã thực
hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la
ở một tỉ quá thấp dưới giá trị thực: khoảng 6 tệăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này
đến lượt nó trở thành một thứ trợ cấp hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc,
trong khi lại là thứ thuế nặng đánh lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của
chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thủđoạn thương mại bất
công khác nhưđã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của
Hoa Kỳ mà chúng ta đã mổ xẻ, phân tích ở trên.
Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch
Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung
Quốc thả nổi tự do đồng tiền của mình cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên
thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được
thả nổi hoàn toàn, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện,
bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng
tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên,
hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy
nhiên, bằng cách neo đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộđã làm đảo lộn
tiến trình điều chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu
mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng các bên cùng có lợi.
Con Rồng có móng vuốt hạt nhân tuyên chiến kiểu mới
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch hiệp đồng tung ra
các răn đe kinh tế chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu
Mỹ khổng lồ họđang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt mậu dịch… Được
mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” trên báo chí nhà nước của Trung
Quốc, hành động đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng làm lãi
suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ
sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.
-Báo Bưu điện Luân Đôn
Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc
đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ở tốc độ chậm trong khi hủy diệt hàng triệu công
ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại đe
dọa kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là
các đe dọa mà những kẻ diều hâu đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
đưa ra. Chúng gọi đó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao
hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn
các ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.
Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên
phương diện hệ thống tài chính là đáng tin đến mức nào, sẽ có ích nếu chúng tôi
mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi
bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm
Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽđược di chuyển vượt đại dương. Lúc này,
để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi
chuyển “sốđô-la Walmart” đó của chúng ta quay trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản
tài chính như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nếu
không, áp lực tăng giá sẽđược đặt lên đồng tệ.
Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng
tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứđồng đô-la
Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay
những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi
là “trung hòa tiền tệ”.
Để trung hòa những đồng đô-la Walmart của chúng ta ra khỏi thị
trường nội địa, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua
trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp
những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các
trái phiếu trung hòa tiền này. Kế tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu
tư những tờđô-la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất thấp hơn 2%.
Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được trung
hòa, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.
Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh
khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan
tâm nhiều hơn đến việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và
sự toàn trịđất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều
khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước
Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ
nghi ngờ rằng trong quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều
công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại
Hoa Kỳ.
Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một
quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay cầm cố của người
Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn hơn tổng
sản phẩm quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với nước Anh. Nó
cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Hàn Quốc, Mexico, và Ireland gộp lại!
Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thểđem quỹ
dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có
niêm yết trên danh sách chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, gồm cả những
gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn dư lại vẫn đủ để mua
cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ
dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sởđe dọa
“tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học
xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về
tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, “sự rớt giá thê
thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra”. Và như trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả,
sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ làm lãi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị
trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.
Trong thực tếđã có bằng chứng rõ cho thấy một chú Sam khúm núm bắt
đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy
cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy,
lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
lên tiếng đòi xóabỏ các thủđoạn thương mại bất công, Trung Quốc liền bắn một
phát hỏa tiễn bằng cách đe dọa bán tháo – và trong vài trường hợp có bán tháo
thật – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài
chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy
đời Bộ trưởng Tài chính thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới thời Bush cho đến
Timothy Geithner dưới thời Obama.
Hãy vui lòng hiểu rõ điều này: với thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ
cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của
Trung Quốc chỉ hạn chế trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức
Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài
địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, thương vụ bán vũ
khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như
chuyện nhạy cảm Hoa Kỳủng hộ Đài Loan.
Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi tỷ tỷ đô?
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ
quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu
hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải
duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính
phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách
Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như
chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc
in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình
thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt hút máu với Trung Quốc mà các
chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng
các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào
nợ nần với một chếđộ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó Trung Quốc
đóng vai người cho vay thế chấp của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với
Quỷ” mà Tổng thống Barrack Obama đã mắc phải ngay từ lúc nhậm chức và quên lời
hứa sẽ mạnh tay với chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Ởđây, chúng ta cần nhớ rõ rằng
trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang
do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack
Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thủ đoạn thương mại không công bằng
của Trung Quốc.
Nhưng từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu
bởi Timothy Geithner nhưđã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội
Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Đáng tiếc là, chính một lời quy tội
như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ
một trong các vũ khí quan trọng nhất của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Nhưng
thay cho việc thực thi lời hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc
mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của
chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kểđể cải
cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị vànhu cầu
tài chính trước mắt của nội các ông ta lên trên triển vọng phục hồi kinh tế dài
hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu
nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền
kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được
cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang máy kinh tế toàn cầu
Chúng tôi chán rồi. Chính sách con buôn của Trung Quốc đã làm
thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc
suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát
triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.
-Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (đảng Cộng hòa – bang Nam
Carolina)
Quan sát từ trên cao 10.000 mét, việc thao túng tiền tệ của
Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ cấu trúc
kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng
đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên.
– chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá
theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại
cung cấp cho con buôn Trung Quốc một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ
cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ
lụy là nhu cầu xuất khẩu suy giảm đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ kinh tế, cũng
như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật Bản vốn đã lê thê cả chục năm
nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các
dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá nguyên liệu cơ bản mà có thể
truy ngược trực tiếp là do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp
lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc
đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng
rắn này xuất phát ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn
ngữ nói: “cá ươn từ đầu xuống”.
Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo
trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20.
Thủ tướng Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng
đấy, ngài Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong
muốn là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải,
và phi thuyền thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy chị Hằng được tạo ra từ
phó mát Thụy Sĩ.
Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực
quốc tế của các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói việc chối bỏ
mình đang thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay
hài kịch của Molière. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ một đồng
nhân dân tệ mạnh hơn, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Đầu tiên, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục lạm phát đang gia
tăng nhanh chóng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên
liệu, và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các nhà máy. Như một
phần thưởng chống lạm phát quan trọng, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng
các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong
bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua
của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ sẽ
làm Trung Quốc ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới
–một điểm yếu được mô tả như gót chân Achilles của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết
phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng
tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu
sẽ giảm mạnh. Nhưng đó cũng là một cách khác để nói phương thức duy nhất giữ
Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế
giới. Đây cũng rất có thể là thông điệp cho thấy một trong những mục tiêu quân
sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc chính là làm nghèo phần còn lại của thế
giới và đặc biệt là làm suy nhược nền kinh tế và nền tảng sản xuất của Mỹ.
No comments:
Post a Comment