Sunday, December 1, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT-MỸ - PHẦN 2


Nguyễn Việt Nữ

Sau khi Tổng Thống John F. Kennedy chết, Phó Tổng Thống Lyndon B Johnson thay. Như vậy Robert McNamara là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, từng phục vụ Ngũ Giác Đài 8 năm dài dưới 2 đời tổng thống: J F Kennedy (1961-1963) và L B Johnson (1963-1968).
McNamara được xem là “kiến trúc sư” hoạch định các chính sách quân sự của Hoa Kỳ chống chiến tranh  mà Đảng Cộng Sản gọi là “Thần Thánh” của Thần Tướng Võ Nguyên Giáp và Thánh Chúa Mác-Lê với Hồ Chí Minh cho đến khi phải từ chức vì báo chí đưa tin tình hình chính trị nội bộ Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng. 
Những cuộc biểu tình phản chiến càng ngày càng đông, họ  khủng bố cả tinh thần gia đình Bộ Trưởng Quốc Phòng nữa. Như ngày 21-10-1967  Thống Đốc các tiểu bang và Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ gần 250 người ký tên phản đối Tổng Thống kéo dài chiến tranh đưa tới cả trăm ngàn người dân Mỹ  xuống đường ngay tại thủ đô Washington, nên một tháng sau, tức trước Tết Mậu Thân, McNamara đệ đơn xin từ chức.
Rồi ngay đêm 31-1-1968 giao thừa Tết Mậu Thân, Bắc Việt   tấn công vào 36 trong tổng số 44 tỉnh lỵ, 5 trong 6 thành phố lớn nhất, 64 trong 242 quận lỵ ở miền Nam Việt Nam (Theo báo cáo của đại sứ Mỹ Ellworth Bunker tại Saigon) cho tới Tổng Thống Lyndon B Johnson ngày 31-3-1968 cũng tuyên bố không ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Richard Nixon thắng cử  1969,  rút quân đội Mỹ khỏi Đông Dương, để trao đổi tù binh mong chấm dứt chiến tranh và lấp hố chia rẽ nội bộ nước Mỹ.
Khi quân Mỹ rút khỏi  Việt Nam năm 1975, mãi 20 năm sau, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara  lần thứ nhất năm 1995 cầm đầu phái đoàn Mỹ trở lại Việt Nam  gặp gỡ Cựu đối thủ Võ Nguyên Giáp và  phái đoàn Cộng Sản Bắc lẫn Nam (Việt Cộng); lần thứ hai ngày 23/ 6/1997.
McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm, tìm hiểu những cơ hội bỏ lỡ để tránh chiến tranh cho thế hệ sau. (Kết thúc bằng hai quyển sách lịch sử: “In Retrospect. The Tragedy And Lessons of Vietnam”, và “Argument Without End”). Tóm tắt, Mỹ nhận có 10 cơ hội bị bỏ lỡ, còn Võ Nguyên Giáp thì quả quyết: Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào. Mỹ thất bại ở Việt NamMỹ xâm lược.. Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam. Muốn hiểu nên lắng nghe  v.v.”.
Quan điểm của phe phản chiến Mỹ
Như vậy có thể nói là Hoa Kỳ tốn biết bao nhiêu tiền của, nhất là 60,000 tử sĩ trên chiến trường Đông Dương, để ngăn chận làn sóng Đỏ nhưng kết quả vẫn rơi vào tay Cộng Sản như ngày nay.   Nhưng ta không quên Tạ Ơn người lính Mỹ trong Mùa Lễ Thanksgiving và cũng cần biết thêm  quan điểm của phe  phản chiến Mỹ để rút ra những bài học lịch sử.

Tiêu biểu là Tiến Sĩ John Prados, một kỹ sư hóa học tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại học Tennessee và từng có 50 năm là Giảng Sư , Phó Khoa và  Khoa trưởng nhiều ban, ngành cũng tại Viện Đại học Tennessee, và chuyên dạy về ngành  kỹ sư hóa học cho tất cả các Đại học khác toàn quốc. Ông về hưu với tặng thưởng Giáo Sư Danh Dự (Professor Emeritus).  
Tiến Sĩ John Prados một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về Việt Nam, ông ta từng đọc rất nhiều tác phẩm của tướng Giáp về Điện Biên Phủ, nên biết đến cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam sự hy sinh mà người dân Việt Nam phải chịu đựng để chống lại người Pháp.
John Prados nói lý do hồi trẻ ông trở thành phản chiến là do đọc sách của “Thần Tướng” Võ Nguyên Giáp: Từ đó, tôi phản đối chiến tranh và từ bỏ ý định nhập ngũ nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu viết về cuộc chiến này. Tướng Giáp là người đã định hình những suy nghĩ của tôi về Việt Nam. Ông đã viết hàng chục cuốn sách về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, trong đó phần lớn đề cập tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khi hay tin “Thần tượng” qua đời, John Prados thương tiếc và “nâng cấp” sự thán phục Võ Nguyên Giáp không chỉ định hình những suy nghĩ cá nhân ông là “từ bỏ ý định nhập ngũ mà còn định hình cho cả nước Mỹ và toàn thế giới thay đổi nữa: “Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”
Đó là kết luận khi viết về đối thoại giữa McNamara với  Võ Nguyên Giáp năm 1977 tại Hà Nội. Còn khi hay tin Giáp chết ngày 4/10/2013 John Prados thêm cho nhà chiến lược quân sự Võ Nguyên Giáp “là người có ảnh hưởng đặc biệt tới việc định hình nên một trật tự thế giới như ngày hôm nay”.
Cần nghe chuyện lịch sử Việt-Mỹ năm 1977 ông Prados có mặt trong phái đoàn Robert McNamara. Ông kể: “Tôi nhớ khi McNamara và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi nói chuyện với nhau về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Đại tướng giải thích với ông McNamara rằng, không hề có quân lính Bắc Việt tấn công tàu chiến của Mỹ. Khi McNamara cố gắng nói đi nói lại nhằm cung cấp cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp một luồng thông tin khác. Và khi ông McNamara cứ ép mãi thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp cuối cùng nói dứt khoát: Tôi chỉ nói cho ông biết về sự thật mà thôi! Cuộc tranh cãi của họ kết thúc”.. Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam. Muốn hiểu nên lắng nghe  v.v.”.
Như vậy cần “lắng ngheý kiến khác  của một phóng viên Mỹ khác về Giáp xem sao?
Tướng Giáp hậu chiến tranh
Đó là tựa bài báo ngày 5 tháng 10, 2013 trên BBCVietnamese.com của nhà báo Giáo sư Bùi Văn Phú cũng vì tin Giáp chết ngày 4/10/2013
Trích: Sau chiến thắng năm 1975, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, rồi lại đưa bộ đội sang Campuchia và có chiến tranh ở biên giới với Trung Quốc.
Tướng Giáp không bị qui trách nhiệm cho những thất bại này vì sau năm 1975 ông đã mất quyền hành quân sự và quốc phòng. Đang từ một Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, từ một Tổng Tư lệnh Quân đội ông được giao cho những trách nhiệm về khoa học và kế hoạch gia đình.Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, có nhận định cho rằng Tướng Giáp là người muốn hòa hoãn với Hoa Kỳ.
Nhưng phóng viên Morley Safer của chương trình 60 Minutes trên đài truyền hình CBS ở Mỹ có nhng ghi nhận khác. Trở lại Việt Nam sau chiến tranh Safer có cơ hội gặp tướng Giáp. Trong tác phẩm Flashback, ông viết rằng Tướng Giáp là một người rất cứng rắn trong chiến tranh và không hề hối tiếc đã phải hy sinh hàng trăm nghìn thanh niên Việt cho cuộc chiến.(Hết trích)
Từ hàng chữ lạnh buốt ngọn núi tuyết phủ: “không hề hối tiếc đã phải hy sinh hàng trăm nghìn thanh niên Việt cho cuộc chiến.” ta hãy nghe thêm lời hối tiếc của người Mật Vụ từng làm lá chắn đạn trong vụ Kennedy bị ám sát để “định hình” Đại Tướng “kiệt xuấtcủa Tiến Sĩ phản chiến John Prados xem ra…hình con gì??.  Câu chuyện cũng do đài CBS của Mỹ phỏng vấn như phóng viên Morley Safer về Tướng Giáp mà nhà báo Bùi Văn Phú nhắc lại trên đây.
XXXXX
Mật vụ từng nhảy lên xe Kennedy kể chuyện tổng thống bị ám sát
(Dân Trí,  Thứ Năm, 21/11/2013 )
Khi những tiếng súng bị bắn đi tại Dallas 50 năm trước, chỉ có một nhân viên Mật vụ Mỹ cố gắng tiếp cận Tổng thống John F. Kennedy. Clint Hill nay đã 81 tuổi nhưng vẫn nhớ như in giây phút kinh hoàng khi Kennedy bị ám sát.
Clint Hill đã được giao nhiệm vụ bảo vệ đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy. Ông đứng gần bà Jackie nhất ở bên trái chiếc xe hộ tống chạy ngay sau xe limousine mui trần của tổng thống.
Đã 50 năm trôi qua nhưng những ký ức của ông Hill về vụ ám sát vẫn còn rất rõ. Cựu mật vụ Mỹ đã kể lại các diễn biến chi tiết của vụ việc trong cuộc phỏng vấn với đài CBS nhân kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ bị ám sát.
Phóng viên Scott Pelley: Khi đoàn xe tổng thống bắt đầu đi qua trung tâm thành phố Dallas, đám đông thế nào và ông lo ngại điều gì, nếu có?
Cựu mật vụ Clint Hill: Khi đó mọi người đã tới rất đông. Vỉa hè không đủ chỗ cho họ. Họ đứng thành nhiều hàng ở hai bên phố.
Ông quan sát điều gì khi đoàn xe đi qua các đám đông này?
Bất kỳ ai trông khác thường, gây chí ý, ăn mặc không giống những người khác hoặc đơn giản là trông có gì đó khác biệt. Đó là những điều mà chúng tôi phi chú ý.
Clint Hill được giao nhiệm vụ bảo vệ bà Jackie. Ông đứng đầu, bên trái trên chiếc xe hộ tống chạy ngay sau xe tổng thống.
Khi đoàn xe tổng thống đến Quảng trường Dealey, ông đã nhìn thấy gì?
Ngay phía trước chúng tôi là tòa nhà Texas Schoolbook Depository... Chúng tôi không thấy điều gì bất thường.... Sau đó khi đoàn xe bắt đầu chạy thẳng hàng và tăng tốc chút ít thì tôi nghe thấy một tiếng nổ ở bên phải.
4 mật vụ trên chiếc xe hộ tống ngay sau xe limousine tổng thống hướng đầu về phía nơi có tiếng nổ. 2 mật vụ đứng bên phải, được giao nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, đưa mắt khỏi chiếc limousine. Nhưng khi quan sát, ông Hill chú ý tới chiếc xe của tổng thống.
Tôi nhìn thấy tổng thống giữ cổ họng và nghiêng sang trái. Tôi đã biết có gì đó không ổn. Đó là khi tôi lập tức nhảy khỏi chỗ đứng của mình và cố gắng tiếp cận chiếc xe của tổng thống từ phía sau để tạo thành một lá chắn sau Tổng thống và bà Jackie để phòng ngừa có thêm thương tích.
Chuyện gì đã xảy ra?
Tôi đã nhảy ra khỏi xe sang bên trái. Có một cảnh sát đi mô-tô ở ngay bên trái tôi. Vì vậy tôi đã phải tránh chiếc mô-tô và xe ô tô của tôi để tiếp cận xe tổng thống. Hai chiếc ô tô cách nhau chỉ 1,5-2 m... Và tôi đã chạy nhanh nhất có thể... Sau đó mọi người nói với tôi rằng một viên đạn thứ 2 đã bị bắn đi trong lúc tôi đang chạy nhưng tôi không hề nghe thấy. Sau đó khi tôi vừa tiếp cận xe tổng thống thì có một phát đạn thứ 3. Nó đã bay trúng đầu Kennedy.
Ông đã nhìn thấy gì?
Một phần não, máu và các mảnh xương rơi ra từ vết thương... Sau đó bà Kennedy trồm người lên thùng xe. Bà ấy đang cố gắng giữ lấy những thứ đó... Tôi đã ôm bà ấy và kéo bà ấy xuống ghế sau... Và khi tôi làm điều đó, người tổng thống đổ sang trái lên người bà Jackie. Đầu và mặt ông ấy gục trên áo bà ấy. Bên mặt phải của ông ấy hơi nghếch lên.
Tôi có thể nhìn thấy mắt ông ấy đờ đẫn. Tôi cũng nhìn thấy một phần hộp sọ bị mất não. Do đó tôi đoán rằng đó là một vết thương nghiêm trọng. Tôi quay lại và giơ ám hiệu ngón tay cái chỉ xuống với các mật vụ đi xe hộ tống phía sau để chắc chắn là họ biết tình hình. Sau đó tôi hét tài xế tăng tốc đưa chúng tôi tới bệnh viện.
Ngón tay cái chỉ xuống có nghĩa là gì?
Đó là nhằm ám chỉ một tình huống rất nguy cấp. Tôi đoán rằng đó là một vết thương chí tử và đây là điều tôi muốn ám chỉ.
Ông có cố gắng nói chuyện với tổng thống không? 
Không, tôi không cố gắng nói chuyện ông ấy. Và bà Jackie chỉ nói vài lời khi tôi có mặt trên xe. Bà ấy nói. "Ôi não của anh đang ở trong tay em. Ôi Jack, ôi Jack, họ đã làm gì thế này? Em yêu anh, Jack". Đó là những gì tôi nghe thấy bà ấy nói. Không ai nói gì trên xe nữa.
Sau đó, chiếc limousine lao thẳng tới bệnh viện Parkland để cấp cứu Tổng thống Kennedy. 
*********
 Tổng thống Kennedy đã được thông báo qua đời lúc 1 chiều ngày 22/11/1963, chỉ 30 phút sau khi bị trúng đạn.
Sau khi Kennedy qua đời, ông Hill vẫn giữ nhiệm vụ bảo vệ bà Jackie và các con cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1964. Sau đó ông được giao nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Lyndon B. Johnson tại Nhà Trắng. Ông Hill về hưu năm 1975.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1975, ông Hill cho rằng nếu ông chạy tới xe tổng thống sớm hơn chỉ một giây, ông có thể đã hứng viên đạn thứ 3 thay Kennedy và cảm thấy rất hối tiếc vì đã không có mặt kịp thời. (Hết Trích)
Nghe lời ông Hill Mật vụ kể lại chuyện cảm động như làm lá chắn để hứng viên đạn thứ 3 thay Kennedy  mà còn “cảm thấy rất hối tiếc vì đã không có mặt kịp thời” mà , Đại Tướng Võ Nguyên Giáp--muốn thắng bằng mọi giá, kể cả giá bán nước”, cho tới khi chết đi chầu Mác-Lê mà còn không dám nói một lời hối tiếc nào cho xương máu cả 3 triệu con dân, nên Đại tướng thành Tiểu tướng; thần tướng   thành Hèn tướng!
Võ Nguyên Giáp nổi tiếng nhờ thắng  Pháp ở  Điện Biên Phủ. Nhưng trong “No More Vietnams”, Richard Nixon viết rằng  ngày 7 tháng 5/1954 sau 55 ngày đồn trại Điện Biên Phủ của Pháp  bị biển người tấn công,  quân Pháp vẫn dũng cảm cố thủ, nhưng máy bay Pháp còn ít bom đạn, không lực Pháp rất yếu, một sự thua trận sẽ đưa đến rút quân toàn diện khỏi Đông Dương, lúc ấy chỉ còn không lực Hoa Kỳ là đủ khả năng chận đứng sự bành trướng của Cộng Sản xuống vùng Đông Nam Á Châu mà thôi.
Vì Việt Minh lúc ấy đã dồn hết binh sĩ vào chiến lũy nhỏ đó, họ chỉ còn vài con đường tiếp tế lương thực để nuôi quân mà thôi. Nếu Mỹ cương quyết dùng không lực ném vài quả bom nặng ký hơn của Pháp xuống ĐBP là Việt Minh sẽ bị bại liệt chỉ trong vài ngày!
Nên Nixon nhìn nhận rằng cái lỗi trầm trọng đầu tiên của Mỹ (thời Eisenhower-Nixon 1951-1959)  là không can thiệp vào trận Điện Biên Phủ. (Our first critical mistake in Vietnam was not to have intervened in the battle of  Dien Bien Phu. “No More Vietnams”, p. 31)
Một sự thật quan trọng lịch sử Việt Nam cần ghi rõ để biết tội bán nước của cặp Thầy trò Hồ--Giáp:
 Cũng trang 31 nầy, Nixon còn thêm rằng, tuy bị vây và bị thua ở một điểm nhỏ ĐBP nhưng lực lượng quân sự của Pháp trên toàn Đông Dương còn rất hùng mạnh. Trong hồi ký của cựu Tổng Bí Thư Liên Xô Nikita Khushchev viết rằng  năm 1954,  tình hình lực lượng Việt Minh suy yếu trầm trọng, bên bờ sụp đổ.  Khrushchev cho biết Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng bày kế phải có một hội nghị đình chiến sớm, nếu không Việt Minh vô phương cầm cự nỗi với Pháp và còn lo sợ Mỹ can thiệp vào thì cán cân lực lượng nghiên hẳn bất lợi cho khối Cộng Sản nên Mao Trạch Đông mới viện trợ cho Việt Minh đánh Pháp.
Nikita Khrushchev, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh
Trong khi Mỹ đáng lẽ cũng giúp bạn mình thì loại hẳn được Việt Minh, nhưng Mỹ lại đứng bên lề cuộc chiến! Vì vậy Cộng Sản mới có cơ hội bành trướng xuống vùng Đông Nam Á Châu ít tốn kém hơn! 

Chúng tôi đã “kiểm chứng” những gì Nixon viết về Khrushchev: Đúng vàKhrushchev còn cho thấy  tội giao Bắc Việt cho TC của Hồ Chí Minh rõ hơn nữa.
Nixon chỉ nói tới “Việt Minh” chung chung, Hồi ký Khrushchev chương 19 “Ho Chi Minh and the War in Vietnam”  từ trang 480 còn ghi rõ: Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tới Bắc Kinh cùng đi với Châu Ân Lai tới họp ở Moscow để cầu viện trước khi có cuộc họp ở Geneve năm 1954 về đình chiến. Trên đường đi Hồ than thỉ với Châu Ân Lai về trận ĐBP. Ông nầy tới điện Cẩm Linh kéo áo Khrushchev ra riêng thì thầm:

“Đồng Chí Hồ Chí Minh than thở với tôi là lực lượng Việt Minh hiện thật tuyệt vọng, phải thua Pháp nếu không  có đình chiến ngay …Vì vậy họ quyết định trốn vào biên giới Trung Hoa nếu cần, và họ muốn Trung Quốc cứ  chuẩn bị đem quân đội vào Việt Nam y như đã làm với Bắc Hàn vậy”  (Comrade Ho Chi Minh has told me that the situation is hopeless and if we don’t attain a cease-fire soon, the Vietnamese won’t be  able to hold out against the French. Therefore they’ve decided to retreat to the Chinese border if necessary, and they want China to be ready to move troops into Vietnam as we did in North Korea” (Khrushchev Remembers, p. 482)

 Bây giờ xin xem khi Eisenhower mãn hai nhiệm kỳ Tổng Thống 8 năm theo Hiến Pháp, Phó Tổng Thống Nixon được Đảng Cộng Hòa đề cử tranh cử Tổng Thống năm 1960.  Chuyện gì xảy ra cho lịch sử thế giới, dẫn đến một mùa Lễ Tạ Ơn Định Mệnh cho Hoa Kỳ?
                                              XXXXXX
Sự kiện lớn đầu tiên của lịch sử tranh cử Tổng Thống Mỹ là năm 1960
Theo quyển “Hồi ký Richard  Nixon” (The Memoirs of  Richard  Nixon, NXB Warner Books, N.Y xuất bản năm 1978. Trích từ tiểu tựa “1960 CAMPAIGN”, từ tr. 264),
Tác giả viết rằng, việc tranh ghế Tổng Thống  giữa JFKennedy và  Richard  Nixon  năm 1960 là  lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đặt ra cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên trên hệ thống truyền hình mà hiện vẫn còn tiếp tục. Trước năm 1960, cử tri chỉ nghe trên truyền thanh nên 5, 6 lần ít hơn thấy trên truyền hình. 
Ngày cử tri chính thức  cầm lá phiếu “chọn mặt gởi vàng”  là tuần lễ đầu của tháng 11,  thì  4 buổi tranh luận của hai ứng cử viên phải bắt đầu từ tháng 9 tới cuối tháng 10 về chính sách đối nội lẫn đối ngoại, có buổi trả lời các câu hỏi của các nhà báo nửa.  Nixon  gọi đó là “Sự kiện lớn” (Great Debates) đầu tiên của Hoa Kỳ mà cả trên thế giới nữa.
Vì đã có kinh nghiệm 8 năm là Phó Tổng Thống bên cạnh Tổng Thống Eisenhower (1951-1959) nên năm 1960 ứng cử viên Phó Tổng Thống Richard  Nixon  không thấy khó khăn gì để thắng đối thủ Thượng Nghị sĩ JFKennedy. Nhưng rủi ro do một tai nạn ở đầu gối Nixon phải nằm bệnh viện 15 ngày,  rồi có lẽ vì quá kiệt sức trong những chiến dịch dồn dập vận động tranh cử suốt 50 tiểu bang trước đó.
Kế tiếp, hai tháng sau còn lo dự đoán, ghi chép những vấn nạn để chống trả những cuộc tấn công truyền hình có 60 triệu người nghe thấy đối thủ JFKennedy chỉa vào những chính sách nào của Tổng Thống Eisenhower mà ông ta cho là không  hữu hiệu, Nixon cần phải bênh vực những việc Eisenhower đã làm mà vẫn bày tỏ được lập trường mới của mình là ứng cử viên; và còn bảo vệ được bí mật quốc gia nữa.
Cho nên ông mệt nhoài về thể xác lẫn tinh thần, buổi tranh luận truyền hình đầu tiên là tối 26 tháng 9 năm 1960 tại Chicago, Nixon sút mất 5 cân, cổ áo thành cỡ quá khổ nó phơ phất quanh cổ ông trông xốc  xếch.
Cố vấn về truyền hình Ted Rogers khuyên hóa trang chút phấn trên cằm và hai má để có lợi trên màn hình, nhưng Nixon từ chối. Trong khi JFKennedy xuất hiện chậm hơn vài phút, sảng khoái, nước da rám nắng, tươi tắn…
Đó là bất lợi cho Nixon trong buổi tranh luận truyền hình đầu tiên. Không phải thua phiếu do nội dung cuộc tranh luận mà do ngoại hình như già, trẻ. Sau buổi ấy ứng cử viên đương kiêm Phó Tổng Thống nhận được nhiều cú điện thoại, trong đó có bà mẹ của Nixon, hỏi có phải con bà bị bệnh không mà bộ mặt có vẻ khó coi?
Cũng theo hồi ký, Nixon viết, cuộc  tranh luận thứ nhì là ngày 7 tháng 10 tại Washington-DC, tức  mười một ngày sau.  Ông dành 4 ngày bồi bổ cơ thể bằng sữa giàu chất dinh dưỡng  và bằng lòng hóa trang vì biết rằng cần phải sửa lại cảm tưởng do hình ảnh của buổi tranh luận đầu tiên gây ra.
Nixon lập tức tấn công vào những điểm yếu của đối thủ. Thí dụ vào tháng 5/1960, sau khi Liên Xô bắn hạ máy bay do thám U2 của Hoa Kỳ, JFKennedy lại lên tiếng khuyên Eisenhower xin lỗi Tổng Bí Thư Liên Xô Khrouchtchev. Nixon khẳng định rằng một Tổng Thống Mỹ không bao giờ phải xin lỗi về một hành động phải tiến hành để bảo vệ nền an ninh của đất nước mình. Kế tiếp Nixon tấn công bên Dân Chủ về sự hờ hững đối với việc bảo vệ những hòn đảo ở bờ biển Quemoy và Matsu do lực lượng quân sự của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ.
Lần thứ hai nầy mọi người đồng ý là Nixon ở thế thắng. Báo The New York Times và các báo khác viết rằng Richard Nixon có sự hồi phục rõ ràng, rằng  đã dẫn đầu.  Nhưng số khán giả lần nhì nầy ít hơn lần đầu tới 20 triệu người.
Buổi tranh luận lần ba ngày 13 tháng 10 Nixon có mặt tại xưởng quay ở Los Angeles, còn Kennedy nói tại New York. Nixon xoáy mạnh vào  Quemoy và Matsu nữa vì Kennedy để lộ khuynh hướng bỏ những hòn đảo nầy cho Cộng Sản dưới sự đe dọa chiến tranh chẳng khác nào một sự đầu hàng trước sự dọa dẫm…
Tranh luận lần thứ tư, lần cuối cùng là ngày 21 tháng 10.
Ngày hôm trước, các tờ báo đăng đầu đề chữ lớn: “Kennedy tán thành việc can thiệp vào Cuba, ông ta khuyên nên ủng hộ những cuộc nổi loạn ở Cuba.”
Nixon biết rằng Kennedy được C.I.A cho biết đây là chính sách của Eisenhower đối với Cuba, ông ta cũng biết là một kế hoạch viện trợ  cho những người Cuba lưu vong đã chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị trong sự bí mật tuyệt đối.
Trong cuộc tranh luận trước 60 triệu người, Kennedy tạo cảm giác rằng ông ta kiên quyết hơn Nixon về  Castro  và chủ nghĩa Cộng Sản.
Để bảo vệ sự bí mật của đề án và sự an toàn của hàng nghìn đàn ông và đàn bà kéo theo đó, Nixon phải tỏ lập trường hoàn toàn chống đối  và qui kết trách nhiệm vào Kennedy xét về việc can thiệp công khai. (Ngưng trích)
Chính vì trong hồi ký của Tổng Bí Thư Liên Xô là Khrushchev và  Võ Nguyên Giáp, đều “khoe” rằng họ theo dõi những tranh luận của các chính khách trong các kỳ bầu cử của các quốc gia Tây phương, nhất là Mỹ, rất kỷ để sau đó ai thắng là họ biết hướng đi của đối phương và lập kế hoạch để chiến thắng—Vì “biết người biết ta thì trăm trận, trăm thắng” mà! Nên ở đây ta thấy, ứng cử viên Richard Nixon bị khó xử và trả lời rất tế nhị vụ Vịnh Con Heo.
Và sau khi đắc cử, Tổng Thống Kennedy vì quá hăng say quên rằng “Castro  cao tay ấn hơn” nên từ khi tranh cử nghe Kennedy nói, ông ta biết “phải làm gì”; cho  nên Kennedy thất bại trong vụ Vịnh Con Heo…Còn chuyện Kennedy thắng cử là nhờ thị trưởng Daley ở Chicago gian lận phiếu  bầu như Nixon viết tiếp dưới đây..
(Còn tiếp kỳ III)
Tổng thống John F. Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy được người dân nồng nhiệt chào đón khi tới Dallas, bang Texas hôm 22/11/1963.
Chiếc xe limousine chở vợ chồng Tổng thống Kennedy đi vào thành phố Dallas, Texas. Chiếc xe theo sau chở nhân viên mật vụ đi theo bảo vệ Tổng thống Kennydy.
Ông Clint Hill đã nhảy lên tổng thống sau khi Kennedy bị bắn.




Vào khoảng 11h45 sáng, Thống đốc bang Texas John B. Connally Jr. và gia đình Kennedy rời Love Field, bắt đầu một chuyến đi quanh Dallas dài 16 km. Sáng hôm đó, tổng thống hỏi về thời tiết và quyết định đi chiếc limousine không mui. Ảnh: DallasMorningNews



Nhà Kennedy và Connally rời Love Fied cùng nhân viên Mật vụ Bill Greer, người lái xe limousine của tổng thống. Đoàn xe đang trên đường tới Trade Mart, nơi ông Kennedy dự kiến có bài phát biểu tại một buổi tiệc trưa. Ảnh: DallasMorningNews

Đám đông đứng dọc đường phố khi đoàn xe chở Kennedy hướng về trung tâm Dallas. Một nhóm nhân viên Nhà Trắng theo sau xe limousine trên một chiếc xe ôtô khác. Ảnh:DallasMorningNews
Bobby Hargis, cảnh sát Dallas, ở phía sau, là một trong 4 người lái môtô tháp tùng xe của Kennedy. Đoàn xe đến phố Houston ngay trước 12h30 trưa. "Tôi nghĩ, 'Vậy là chúng ta đã đến nơi thành công'", Hargis nói. "Và rồi có một tiếng 'đoàng'! Điều đó xảy ra". Ảnh:DallasMorningNews

Ông Kennedy, khoảng một phút trước khi bị bắn. Ảnh: AP

Kennedy trông như đang giơ tay về phía đầu sau khi bị bắn, lúc chiếc limousine đi dọc phố Elm, qua kho sách thư viện Texas. Đệ nhất phu nhân ôm trán chồng, cố gắng cứu ông. Ảnh:AP

Kennedy sụp người vào vợ khi viên đạn trúng đầu ông. Ảnh: AP

Kennedy đổ sụp trên ghế sau, khi đệ nhất phu nhân ngả hẳn người về phía ông, còn mật vụ Clinton Hill nhảy lên xe. Ảnh: AP


Chiếc limousine chở tổng thống phóng về phía bệnh viện chỉ vài giây sau khi ba phát súng nổ. Hai viên trúng vào Kennedy còn một viên trúng Connally. Mật vụ Hill xoài người trên đuôi xe. Ảnh: AP


Xe phóng nhanh dọc phố Elm, đi về phía Xa lộ Stemmons. Ảnh: AP


Các nhiếp ảnh gia chạy ngay sau vụ nổ súng. Ảnh: TimeLifePictures

Hurchel Jacks, tài xế của phó tổng thống Johnson, lắng nghe bản tin trên radio của xe phía ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện Parkland. Sau vụ ám sát, Jacks chuyển hướng xe chở phó tổng thống tới nơi an toàn. Đài phát thanh ABC đưa bản tin toàn quốc đầu tiên về việc có những phát súng nã vào đoàn xe tổng thống. Ảnh: DallasMorningNews

Vào khoảng 1 giờ chiều, Bác sĩ Tom Shires giải thích với báo giới về vết thương của tổng thống. Có 4 bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu Kennedy. Ảnh: DallasMorningNews


Nhà báo, biên tập viên truyền hình Walter Cronkite tháo kính và chuẩn bị thông báo về cái chết của Kennedy. CBS là kênh đầu tiên phát bản tin truyền hình toàn quốc về vụ ám sát. Ảnh: CBS

Một người dân New York sốc lúc nghe tin tổng thống qua đời. Vào 1 giờ chiều, Tổng thống Kennedy được tuyên bố đã qua đời ở tuổi 46, và trở thành tổng thống Mỹ thứ 4 bị ám sát khi đang trong nhiệm kỳ. Ảnh: TimeLifePictures


Vào khoảng hai giờ chiều, Jacqueline Kennedy rời bệnh viện Parkland cùng thi thể chồng. Bà ngồi sau xe cùng quan tài bằng đồng. Ảnh: DallasMorningNews

Xe chở thi hài Kennedy rời bệnh viện Parkland, trên đường ra sân bay. Ảnh: AP


Phó tổng thống Lyndon Johnson tuyên thệ nhậm chức để trở thành Tổng thống thứ 36 của Mỹ. Ông được Thẩm phán Liên bang Mỹ Sarah T. Hughes làm lễ tuyên thệ, với sự hiện diện của vợ cố tổng thống, bà Jacqueline Kennedy, trên chiếc chuyên cơ dành cho tổng thống Air Force One. Ảnh: Universal HistoryArchive
Quan tài của cố tổng thống Kennedy được đưa lên chiếc xe cấp cứu của hải quân, từ máy bay Air Force One. Bà Kennedy đứng đằng sau, trên thang máy, tại căn cứ không quân Andrews, ngoại ô thủ đô Washington. Thi thể Kennedy được đưa ngay đến bệnh viện hải quân Bethesda để khám nghiệm. Ảnh: AP 

Nhân viên Nhà Trắng đến viếng linh cữu Tổng thống Kennedy .

Người dân Mỹ xếp hàng dài trong đêm để được vào viếng linh cữu tổng thống Kennedy
Linh cữu Tổng thống Kennedy được đưa ra khỏi Nhà thờ St Matthew tại Washington, hôm 25/11/1963.

Con trai 3 tuổi của Tổng thống Kennedy đi cùng mẹ giơ tay chào linh cữu phụ thân 

Cựu Ðệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy đi về phía mộ của chồng, cố Tổng thống Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Còn tiếp Phần 3

Nguyễn Việt Nữ

No comments:

Post a Comment