Saturday, February 22, 2014

TẮT LỬA LÒNG - TỨC CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP - PHẦN 1

Nguyễn Công Hoan
Lời giới thiệu
   
NGUYỄN CÔNG HOAN sinh ngày 06 tháng 3 năm 1903 mất ngày 06 tháng 6 năm 1977 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
Sinh ra trong gia đình quan lại nho học thất thế, bất mãn với chế độ thực dân và bọn quan lại mới. Học trường Bưởi, năm 1922 học Cao đẳng sư phạm. Năm 1926 dạy học cho tới cách mạng tháng 8 - 1945. Tham gia cách mạng ngay từ những ngày đầu, làm Giám đốc kiểm duyệt báo chí Hà Nội, Phó giám đốc Sở tuyên truyền Bắc bộ. Kháng chiến 9 năm, tham gia bộ đội, làm biên tập viên báo Vệ Quốc quân, Giám đốc Trường văn hóa quân nhân trung cấp của Bộ tổng tư lệnh, Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo ...
Sau hòa bình công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, làm biên tập viên NXB Văn Nghệ, Hội nhà văn thành lập (1957 - 1958) và liên tục là Ủy viên ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn Việt Nam sáng tác liên tục. Di sản văn học của ông để lại thật phong phú với đủ các thể loại như tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, hồi ký ... Ngòi bút của ông không mệt mỏi từ hơn 50 năm; ngay từ lúc văn học quốc ngữ còn non nớt. Ông là người đóng góp đáng kể cho sự phát triển văn xuôi Việt Nam, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm chính: Kiếp hồng nhan (1923), Tắt lửa lòng (1933), Lệ Dung (1934), Kép Tư Bền (1935), Ông chủ; Bà chủ (1935), Bơ vơ (1936), Nhật ký cô làm công (1936), Bước đường cùng (1938), Thanh Đạm (1942), Nông dân và địa chủ (1955), Tranh tối trang sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I - 1963), Đời viết văn của tôi (1971) và rất nhiều truyện ngắn ...
Chương 1

THÔI CÒN CHI NỮA MÀ MONG!
   
huyến ô tô hàng xinh xịch đến chợ Gỏi, chưa đỗ hẳn, thì một cậu học trò đã hăm hở nhảy tót xuống. Đầu đội mũ trắng sờn vành, mình mặc áo thâm tây vá, chân đi giầy đanh tre mòn gót, tay xách va ly vải vàng cụt một quai, cậu học trò rẽ sang tay phải, theo con đường hẹp bên bờ ruộng, đi thẳng về phía làng Văn Ngoại.
Luc ấy đang vào giữa trưa, một buổi trưa mùa hẽ, trời xanh ngăn ngắt. Ánh nắng chang chang chiếu xuống mặt nước ruộng long lanh chói như mặt gương. Hơi cỏ hai bên vệ đường bốc lên, đưa thoảng nhẹ vào mũi một mùi quen quen dễ chịu, cái mùi “quê nhà”, chỉ khi nào ta ở tỉnh lâu ngày, được nghỉ hè về mỡi ngửi thấy. Trong rặng tre, tiếng ve sầu lanh lảnh, như nhắc ta nhớ đến những buổi đánh khăng, thả diều với các bạn trẻ trong làng hồi còn thơ ngây.
Cậu học trò nhìn từng cái lều tranh bán nước, ngắm từng cây nhãn cạnh lối đi, trông từng cái mặt nước ao vơi đầy, xem từng cái cổng “chống” người ta mới chữa lại. Bỗng đằng sau có người hỏi:
- Kìa cậu Điệp đã về đấy à?
Điệp quay lại, vui vẻ chào rồi đáp:
- Vâng, tôi đã được nghỉ hè. Hôm nay bà có đắt hàng không?
- Ế lắm cậu ạ! Thế nào, cậu có thi đỗ không? Bà mong tin lắm đấy.
Điệp lắc đầu, thở dài:
- Hỏng mới về sớm thế này chứ!
- Chết! Thế thì làm thế nào!
Điệp tái mặt không trả lời, cười lạt hỏi:
- Đẻ tôi có nhà hay đi vắng, hở bà?
- Hôm nay phiên chợ Bần, bà đi từ sớm, nhưng chắc cũng sắp về. Thôi, vô phép cậu, tôi về trước nhé.
Điệp đứng tránh sang bên cho bà ta đi, rồi bước thong thả, sực nhớ lại câu “thế thì làm thế nào” ban nãy mà buồn tênh, vừa tủi thân vừa thương mẹ.
Điệp ngậm ngùi nghĩ đến nhà mình, xưa vốn vào hạng giầu có trong làng. Nhưng từ năm Điệp lên sáu, nghĩa là đã mười lăm năm nay, ông Cử là cha Điệp mất đi, thì gia đình gặp nhiều vận hạn, làm ăn chẳng ra làm sao, thành ra mỗi ngày một sa sút, ruộng vườn phải cầm bán đi hết. Từ khi bắt đầu biết nghĩ, Điệp đã được thấy lắm cảnh đau lòng, nên nhiều lúc chàng trông thấy mẹ gánh hàng long tong đi hết chợ này đến chợ khác, thì chỉ mong cho chóng đến ngày khôn lớn, đi làm kiếm được tiền, đỡ mẹ khỏi phải nhọc nhằn vất vả.
Đỗ bằng Sơ học Pháp-Việt, Điệp thi vào trường Sư phạm, vì được ăn học không mất tiền, mẹ không phải lo lắng băn khoãn, mà cũng không phải phiền lụy đến ông tú Nguyễn, là người bạn thân của cha Điệp.
Điệp học bốn năm trời, rất chăm chỉ ngoan ngoãn, nhưng đến ngày thi bằng Cao đẳng tiểu học thì hỏng. Điệp hỏng thi.
“Thế thì làm thế nào?”.
Câu nói ban nãy lại như văng vẳng bên tai Điệp khiến chàng phải bồi hồi, lau mồ hôi trán.
“Thế thì đẻ lại vất vả một ít lâu nữa. Thế thì đẻ lại phải buồn vì ta một ít lâu nữa. Thế thì ta lại phải lo lắng tới kỳ thi tháng chín này. Thế thì ta lại chưa báo hiếu đẻ được. Thế thì Lan lại phải nghĩ ngợi vì ta. Thế thì làm thế nào được!”.
Mấy cái “thế thì” Điệp tự trả lời mà lấy làm đau đớn lắm, Điệp thi hỏng. Chàng cố quên sự buồn để vui vẻ về quê, định lấy chữ “học tài thi phận” an ủi mẹ. Nhưng đến bây giờ chàng không sao đè nén, chôn lấp được những nỗi đau đớn chứa tận dưới đáy lòng. Điệp thở dài dừng chân bên gốc đa cạnh đường để nghỉ:
“Phải, cần gì đi vội vã lắm thế. Đẻ còn ở chợ, dù có về nhà sớm cũng vô ích mà thôi”.
Ngồi độ năm phút, chợt Điệp nghĩ tới Lan, con ông Tú, bỗng lại thấy hăm hở trong lòng, đứng phắt dậy, xách va ly đi thẳng. Vừa đi chàng vừa bực mình, tiếc cái công bao năm đèn sách, bây giờ rút cục tay trắng về không, uổng hy vọng của những người bấy lâu trông ngóng.
Sang qua cầu thì tới đầu làng, Điệp đă trông thấy cái cổng gạch. Cái cổng ấy lúc nào cũng lè phè đứng đấy, tựa hồ nó có cái sức gì chực co chân chàng lại, không cho bước nữa.
Ấy là cái cổng nhà ông Tú, cái cổng nhà Lan, người ý trung nhân của Điệp.
Từ khi Điệp và Lan còn bé, ông Cử và ông Tú vẫn hứa cùng nhau sẽ gả con cho nhau. Rồi khi Điệp mồ côi, ông Tú đã coi Điệp như con, săn sóc trông nom rất chu đáo. Thường ngày nghỉ học về, Điệp vẫn qua thăm ông Tú, mà ông Tú thấy Điệp thông minh, nết na, chăm chỉ, nên rất mừng thầm. Lan thì tính hạnh rất thuần, cả làng ai cũng khen là ngoan nết. Một đôi khi Điệp vào nhà ông Tú, vẫn gặp mặt Lan, nhưng chỉ thấy Lan cúi đầu quay đi mà hây hây đôi má bánh đúc, chứ chưa hề được nói chuyện với nhau bao giờ. Thường Điệp vẫn thấy Lan săn sóc đến mình một cách gián tiếp thì cũng cảm động và hiểu rằng được Lan yêu. Nhưng khốn thay, vì nhà nghèo, nên chàng không dám yêu Lan không quá mơ mộng một ngày kia dám hỏi Lan làm vợ. Cái tâm sự ấy chỉ một mình Điệp biết, chứ cũng chưa dám nói với ai, vì chàng chắc rằng ông Tú không khi nào quên được lời hứa trước.
Điệp đi vào trong làng, qua cái giếng, cái đình, rặng hàng rào râm bụt thì đến cái cổng xây ấy ở bên tay trái. Điệp ôm cái va ly cụt quai sang bên tay phải, thì tự nhiên qua tim chàng đập mạnh, mồ hôi toát ra như tắm. Nhưng cũng theo thói quen mọi khi, đi qua cổng ấy, tất chàng phải liếc mắt thật nhanh nhìn vào chỗ ấy… Thì quả nhiên lần này, chàng cũng trông thấy người ấy mà lạ quá, cũng cùng một lức ấy, người ấy chợt ngẩng đầu nhìn ra cổng, bốn mắt hữu tình vô ý gặp nhau…
Điệp sửng sốt cả người, bâng khuâng như mất trí. Tuy chàng đã đi quá, nhưng cái hình ảnh Lan ngồi khâu trên hiên còn như hiện mãi ra trước mắt. Kìa, rõ ràng Lan ngồi duỗi hai chân ra, cái thúng may lung tung những mụn vải, cái má đỏ hây hây, con mắt đen lay láy. Điệp lắc đầu, tiếc cái vẻ thiên nhiên của Lan. Điệp cố hết sức tìm tòi thêm những nét thần tình, nhưng không sao nghĩ ra được nữa, vì chàng trông Lan quen quá đi mất rồi.
Điệp tưởng tượng thử đặt cái dáng Lan ngồi khâu như thế lên trên phản nhà mình xem có hợp hay không, thì bỗng chàng nhớ ngay đến sự thi hỏng.
“Chắc bây giờ Lan cũng đương luẩn quẩn, muốn biết ta thi cử ra sao đây! Khổ quá, không mượn ai bảo hộ ngay tin cho Lan biết, để nàng đừng nuôi lâu cái hy vọng lắm mà lại buồn nhiều!”
Thế là Điệp vẫn muốn yêu Lan, song chàng lại không dám yêu Lan! Chàng thi hỏng, cảnh quẫn bách còn lẩn quất ở trong gia đình, thì bao giờ chàng dám nói đến chuyện hỏi Lan làm vợ!
- A, anh đã về, anh cho em quà đi!
Điệp giật nẩy minh, nắm lấy tay thằng bé em họ nó ôm chầm lấy cẳng và dắt nó về nhà.
Điệp ngồi trên giường, mở va ly ra, xếp dọn quần ẩo sách vở. Thằng bé em chống nẹ bên cạnh chờ quà. Điệp trông nó, thương hại:
- Anh quên không mua quà cho em rồi. Em xem cái này cho vui vậy!
Điệp giở mấy cái vẽ trong sách Hóa học để làm tiệc chay thết em, nhưng thằng bé không nhai quen nhửng món ăn vô vị ấy, nó đứng dậy chạy ra sân chơi.
Điệp thấy từ thằng bé con cũng thất vọng về mình, thì lại cảm cái cảnh nghèo mà tủi thản trách phận.
Dọn xong quần áo sách vớ, Điệp dãt em ra cổng đứng ngóng mẹ. Chợt đứa người nhà ông Tú chạy lại, tay cầm cái bát, đứng trước mặt Điệp, hỏi:
- Thưa cậu nhà có đỗ không, cậu cho tôi xin một bát.
- Anh xin đỗ làm gì?
- Tôi không biết.
Điệp nhanh trí hiếu ngay. Tự nhiên chàng thấy trong lòng hồi hộp, bèn hỏi gặng:
- Anh không biết? Ai sai anh đi xin?
- Thưa cậu, cô tôi.
Điệp lặng người một lát:
- Ông có nhà không?
- Thưa cậu, ông tôi đi vắng từ hôm qua, chiều mới về.
- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào cũng có.
Thằng người nhà vâng, rồi cầm bát đi thẳng. Điệp thấy nó không quay về, bèn gọi giật lại:
- Anh đi đâu thế?
- Tôi đi xin nhà khác vậy!
- Không, anh hãy về cái đã.
- Cậu bắt tôi về thì cô tôi mắng tôi, để tôi đi cho được việc.
- Anh hãy về trả lời thế cho tôi.
- Việc gì phài trả lời, thưa cậu, tôi xin được đỗ thì thôi chứ gì!
- Không, anh cứ về rồi hãy hay.
- Vâng, thì tôi về.
Thằng người nhà quay gót trở lại, nhưng nó vừa đi được dăm bước, Điệp đã gọi giật lại và hỏi:
- À quên, anh nói với cô thế nào?
- Tôì bẩm ràng bà đi vắng.
Điệp trợn mat:
- Anh phải nói như câu của tôi dặn, là nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa, thế nào cũng có. Anh thuộc chưa?
Thằng ấy nhoẻn miệng cười, đáp:
- Tôi thuộc rồi! Cậu hay lôi thôi quá!
Điệp nhìn theo nó, tủm tỉm cười, thở dài, như đã trút được một gánh nặng, vì đã báo được tin cho Lan biết. Điệp với Lan tuy chưa được chuyện trò cùng nhau, nhưng cứ dùng cách nói bóng như thế để hỏi dò tin tức của nhau luôn.
Điệp đứng cổng chờ độ nửa giờ thì mẹ chàng gánh hàng về. Bà cử thấy con từ đằng xa, mừng mừng rỡ rỡ. Điệp chạy đen mang đỡ mẹ mấy bồ hàng, rồi cùng về nhà.
Bà Cử vừa mệt vừa nực, mồ hôi nhễ nhại, ngồi phệt ngay ở đầu hè. Bà thấy con nói thi hỏng thì chỉ hơi biến sắc mặt một chút. Bà nuốt đã quen những vị đắng cay của đời. Bà tắc lưỡi, dịu dàng vừa quạt vừa nói:
- Thôi cũng được, con ạ. Chả đỗ lần này thì đỗ lần sau, chả đỗ lần sau thì đỗ lần sau nữa. Trời nào có đóng cửa ai bao giờ. Cứ chịu khó thì làm gi cũng được, con nên lấy đẻ làm gương.
- Thưa đẻ, thành ra con cứ làm cho đẻ phải lo nghĩ về con mãi.
- Cái đó là tự lòng đẻ, đẻ còn sống ngày nào, là còn lo nghĩ về con ngày ấy. Dù sau con có giầu sang như người ta, chắc đẻ cũng vẫn phải vì con mà lo nghĩ. À, con đã đến hầu ông Tú chưa?
- Bẩm chưa. Nhưng ban nãy con gặp đứa người nhà, con hỏi thăm, biết rằng ông Tú đi vắng.
- Vậy thì đến chiều con sang nhé. Thật là chả có ai ăn ở trung hậu được như ông Tú. Mấy hôm nay, ngày nào cũng cho người sang hỏi xem con đã về chưa và có đỗ không. Người ta đối với nhà mình chu đáo quá, nhà mình chẳng đối lại được một phần trăm! Đẻ nghĩ lắm lúc mà ngượng. Về phần đẻ, thì tiền nong giật mượn bên ấy luôn luôn. Về phần con, thì ông Tú trông nom săn sóc sự học hành từ tấm bé! Hôm nọ Lan nó cũng sang đây.
- Thưa đẻ sang làm gì?
- Ông Tú sai sang biếu đẻ một ít cao ban long.
- Nhà mình quanh năm chẳng có gì đưa lại, phiền quá, đẻ nhận làm gì!
- Thôi thì đẻ mong ờ con, để con trả nghĩa ông Tú vậy.
- Không, đẻ không nên nghĩ thế. Nhà mình nghèo, ông Tú giầu.
- Người ta khống có bụng dạ phân biệt giầu nghèo mà khinh mình đâu, con đừng tưởng thế mà phụ lòng người ta, lỡ đến tai ông Tú thì ông Tú giận.
- Con cho thế là phải đấy, đẻ ạ. Mình đã ơn người ta nhiều rồi, mình phải đền người ta bàng cách làm cho con gái người ta được sung sướng, chứ lại bắt con gái người ta cũng phải chịu theo cái khổ với mình thì sao mình đang tâm? Giá như con đỗ đạt, làm nên ông nọ ông kia, thì không nói làm gì, nhưng nay con số phận chẳng ra sao, còn chi nữa mà mong, hở đẻ. Thật con không đáng làm rể ông tú, mà con cũng không nên làm rể ông tú nữa.
- Không, con nói thế không được. Vả con Lan, hẳn con cũng biết tính người, nếu đẻ được người ấy làm dâu, thì cái hạnh phúc của đẻ đã mất đi từ lâu, có lẽ chỉ có nó mới lấy lại cho đẻ được. Tại sao con thừ người ra thế?
Điệp cười gượng, trả lời:
- Đẻ đừng nên nhắc chuyên ấy vội. Để khi con công thành danh toại hãy hay. Bây giờ con không giấu đẻ nữa. Chính cô Lan đối với con, nhiều lúc làm cho con phải động lòng. Người ấy ai ngờ lại là ân nhân của con nữa đó.
Bà Cử nhìn thẳng vào mật con một cách êm ái, như muốn hỏi. Điệp nói tiếp:
- Đã hai lần cô ấy giúp con tiền mua sách mà con không biết.
- Sao?
- Vì con cũng không hiểu.
- Thế con cứ tiêu?
- Vâng, mãi sau có người nói đến một vài câu có dính dáng đến việc ấy, con mới đoán ra, nhưng chính người nói cũng không biết chuyện.
- À, thế ra nó là con gái mà bụng dạ hào hiệp nhỉ.
- Con không lấy được người ấy thì con khổ, mà người ấy lấy được con thì người ấy cũng khổ. Làm khổ người ân nhân, con chẳng đang tâm, đẻ ạ! Thà mình chịu khổ thì hơn. Thôi, nhưng con không muốn nghĩ đến chỗ ấy vội, mà con cũng không muốn để đẻ nghĩ đâu. Hãy biết rằng hiện nay con trượt thi, con không còn dám mong gì nữa.
Hai mẹ con chuyện vãn hồi lâu, rồi bà Cử đứng dậy xuống bếp thổi cơm. Lúc hai người vừa ngồi vào mâm, thì người nhà bên ông Tú vào, thưa:
- Bẩm ông tôi mới về, ông tôi xin phép bà cho cậu Điệp chốc nữa sang chơi.
Bà Cử đáp:
- Anh về bẩm ông vâng, để ăn cơm xong, Điệp nó sang hầu ông nhé.
Người nhà về, Điệp nói đùa:
- Chốc nữa vác cái mặt mo đến, ê quá!
Rồi chàng vừa và, vừa nhai, vừa gắp, nhưng thật trí không để ở chỗ ăn một tí nào. Cho nên nuốt vội nuốt vàng mấy bát cho xong bữa, chàng mặc áo, đi đến nhà ông Tú…

Chương II

ÂN TÌNH


Lúc ấy, mặt trời đã xế non tây. Hơi nóng đã dần dần dịu. Gió mát đã hiu hiu thổi. Cơm xong, ông Tú sai mang bàn ghế ra vườn hoa ngồi mát ở dưới giàn thiên lý đợi Điệp sang chơi.

Bỗng có tiếng chó sủa ở mé cổng, ông bèn gọi người nhà ra đón Điệp vào. Nhưng không phải, đó mới là người phu trạm đem đến cho ông tờ báo hàng ngày. Ông mở báo ra coi, xem đến mục thi cử, ông vụt quay vào trong nhà hỏi Lan:

- Bằng Cao đẳng tiểu học là bằng gì con?

- Bẩm thầy là bằng Đíp-lôm ạ.

- Quái, trước tao thấy người ta gọi Đíp-lôm là bằng Thành chung kia mà?

- Vâng, nhưng bây giờ bằng ấy gọi là Cao đẳng tiểu học.

Rồi ông dò tên các người trúng tuyển, ông đứng phắt dậy; nét mặt mừng rỡ, ngoảnh vào gọi con gái:

- Thằng Điệp đỗ rồi, mày ạ!

Nhưng ông lấy làm lạ, vì thấy mặt Lan vẫn thản nhiên như không. Song vì mải mừng Điệp đỗ, ông quên ngay cái thái độ lạnh lùng của con, không chú ý đến nữa. Ông nói tiếp.

- Thằng Điệp đỗ cao lắm. Nó đỗ thứ tám!

Lan vẫn lãnh đạm như trước, trả lời:

- Đấy là báo đăng thứ tự A, B, C. Chứ đầu tên là Đ thì người ta xếp lên trên, chứ có phải cao thấp gì đâu! Ngày trước, độ con đỗ bằng Sơ học, thày cứ mắng mải là con đỗ thấp, mà khen chị Anh học giỏi đỗ đầu. Nhưng có phải thế đâu, Lan với Anh cũng vậy.

- Nhưng, con ạ, ở đây họ in lầm, chứ p đánh chữ n, thành ra tên là Vũ Khắc Điện.

Thấy sự lạ, Lan chạy đến sau lưng cha, nhìn vào tờ báo rồi nói:

- Bẩm thầy, thế là Vũ Khắc Điện đấy ạ.

- Mày đừng trứng khôn hơn rận! Tao còn lạ gì mấy tờ báo hàng ngày, được một tin gì có thể chạy được báo là vội in quàng in quáng cho chóng xong để tranh nhau xuất bản trước, thành ra chữ lầm be lầm bét! Còn gì lố bịch cho bằng câu ngày trước tao đọc: Tiên sinh đã tả ra hai ba bài văn, mà chữ t ở tả lại in lầm là chữ i! Thế thì tao quyết đây là Vũ Khắc Điệp.

Lan không dấm cãi lời cha, nhưng ái ngại cho cha đã mừng rỡ hão huyền. Nàng đi vào, lấy đồ khâu ra đứng dựa cột hè để làm việc.

Ông Tú được biết tin Điệp đỗ thì cho là tờ báo không còn tin gì đáng xem hơn nữa, ông gấp lại, để trên bàn, rồi nhớ đến cái nét mặt khác thường của con gái ban nãy.

Ông thấy thoạt tiên Lan nghe tin Điệp đỗ mà lạnh lùng như không, thì ông cho là nghề con gái bao giờ cũng vậy, tính tình kín đáo, đối với cái tin hay dỡ của người ngoài, dù có can hệ đến thân mình cũng chỉ dám mừng thầm buồn vụng mà thôi, chứ không bao giờ lộ ra sắc mặt, sợ người khác cho là trái phép. Nhưng sao Lan cứ cho là Vũ Khắc Điện, thì ông lấy làm lạ quá. Không biết rằng vì Lan ghét Điệp hay sao, mà không muốn nghe tin Điệp được phần vinh dự như thế? Hay bây giờ Lan chán vì Điệp nghèo mà có ý duỗi ra? Ông lại sực nhớ từ lúc ông đi vắng về, Lan có vẻ rầu rầu, hỏi không nói. Hay Lan thấy tin Điệp nghỉ hè mới về mà buồn chăng? Hay Lan cứ yên trí tin trước ràng Điệp hỏng thi, để lúc nghe đích thực Điệp đỗ để được vui bội phần mà lỡ Điệp có hỏng thực, cũng không đến nỗi buồn lắm?

Trong khi ông phân vân nghĩ ngợi về tâm lý Lan thì Điệp đã đứng thập thò ở ngoài cổng.

Điệp đứng mãi ở cổng, đứng mãi, đứng đến mười phút mà không vào. Điệp, không vào, không phải là không có cớ.

Một cớ đầu là Điệp sợ đàn chó nhà ông Tú dữ như lũ hùm, mà quan viên mới ở tỉnh về nhà quê hay sợ chó. Song, như mọi khi, thì Điệp gọi người nhà ra đưa vào. Vậy tất khõng phải vì thế mà Điệp phải đứng suông ở cổng. Một cớ nữa, là có lẽ Điệp phải sắp sẵn câu nói để an ủi ông Tú, và có khi an ủi cả Lan nữa, vì một đôi khi, biết đâu, Lan không ở trong buồng lắng tai vào câu chuyện của Điệp. Nhưng ông Tú và Lan đều sẵn bụng thương yêu Điệp, thì sự đối đáp cũng không cần đắn đo, dàn thế khó khăn như việc ra trận, phải dùng nhiều mưu trí mánh khóe. Vả Điệp vào nhà ông Tú sởm phút nào thì được nhìn trộm Lan sớm phút ấy, được ngồi cái ghế mọi khi thỉnh thoảng Lan ngồi, được uống cái chén mọi khi thỉnh thoảng Lan uống, được cầm cái quạt mọi khi thỉnh thoảng Lan cầm. Vậy Điệp còn trù trừ gì mãi mà chẳng gọi người ra trông chó? Ấy là chàng chẳng biết gọi ai, nên phải đứng yên ở đó, chẳng lẽ chàng lại réo tên cái người đứng kia ra đưa chàng vào hay sao?

Điệp ngấp nghé ngoài cổng nhân tiện cố dịp được ngắm Lan lâu và tự do, tội gì không hưởng! Nhưng Lan vô tình không biết. Nàng đứng dựa cột vẩn vơ hai mắt nhìn xuống. Điệp thấy Lan độ này đẫy hơn trước, cái tay áo cộc lụa như nịt chét lấy cánh tay. Nàng vẫn khâu, mấy ngổn tay bút măng thoăn thoắt loay hoay trên mảnh lụa đào. Điệp ngắm mãi, bất giác sinh ra buồn, vì nỗi có lẽ mình vô duyên với người có duyên ấy. Bỗng tự nhiên chàng thấy ngực Lan phồng lên rồi giẹp dần, rồi nàng ngừng tay không khâu nữa, nét mặt rầu rầu, hai mắt mơ mộng. Quả là nàng cũng đương vơ vẩn điều chi.

Điệp càng muốn biết Lan nghĩ ngợi gì mà buồn đến thế, hay Lan sực nhớ đến chàng hỏng thi, mà cũng chia cái khổ não chăng? Nếu quả thế, hai người chung một tâm sự, vui vẻ cho Điệp biết là ngần nào! Thì ra có trượt thi mới được cái sung sướng ấy. Tự nhiên, chàng tự an ủi, và phấn chấn trong lòng.

Điệp càng nhìn càng thấy yêu Lan, song yêu Lan bao nhiêu chàng phải cố đè nén cái ái tình đi bấy nhiêu. Chàng thấy mình khôn ngoan, một cách đáng thương.

Bỗng Lan vụt nhìn ra cổng, Điệp trông thấy nhưng không đứng lấp đi, cứ chòng chọc hai mắt vào Lan, mà Lan cũng cứ chòng chọc hai mắt vào Điệp. Bốn tầm con mắt như luồng điện, nồng nàn, thẳng thắn, mạnh mẽ, như thấu đến tận đáy lòng nhau. Điệp thấy tâm hồn bay đâu mất cả rồi nao nao thổn thức, suối lệ như cũng bị phiêu động mà tuôn giào ra. Lạ quá, ngay lúc ấy, Lan cũng đổi ra nét mặt lạnh lùng, ngực phồng cao lên rồi lại giẹp xuống. Một lát, Lan lẳng lặng quay gót vào trong nhà.

Điệp đứng ngây người như khúc gỗ mãi mới đinh thần, bèn lên tiếng gọi đầy tớ.

Ông Tú thấy Điệp vào, mừng rỡ, mở ngay tờ báo ra khoe với Điệp và rủa cái vô ý của bọn thợ nhà ín.

Điệp không biết trả lời thế nào cho câu nói đủ sức mạnh kéo lại được cái tâm lý ông Tú từ thái cực nọ đến thái cực kia, bèn tiu nghỉu, khẽ nói:

- Bẩm ông, con hỏng!

Mà Điệp cũng chỉ còn tâm trí để nghĩ ra được mấy tiếng cụt thun tủn ấy mà thôi. Ông Tú kinh ngạc:

- Anh hỏng?

Điệp tái mặt, phào ra được một tiếng:

- Dạ.

Rồi hai người ngồi lặng đi…

Nhưng sự yên lặng chỉ là cái dấu chấm lửng chứ chưa là cái dấu chấm hết. Hai người ngồi im lặng, như bị biết bao cảm tưởng ngao ngán, nó tranh nhau chui lách vào làm chật ních, làm rối beng cả óc, lấp cả đường không cho câu chuyện khác chen ra.

- Thế thỉ anh làm thế nào?

Điệp nghe câu hỏi ấy, biết rằng tuy nó chỉ là đoạn kết của những mối cảm tưởng của ông Tú, nhưng chàng cũng đoán ra bao nhiêu nghĩa lý ở chỗ trên. Song hẳn chàng chẳng trông thấy trong óc ông Tú có một vài sự nghi ngờ về thái độ của Lan ban nãy! Câu hỏi kia chàng đã từng đứt ruột để tự trả lời tách bạch từng khoản mãi lúc đi đường ban trưa, nên bây giờ cũng chỉ chịu thắt nút bằng câu kết:

- Thưa ông, vậy thế thì con biết làm thế nào?

Ông Tú nghe câu đáp nó bao hàm bao tâm sự của Điệp không tiện nói ra, bèn hỏi:

- Nhưng đến tháng chín…? Còn kỳ thi nữa chứ?

- Bẩm vâng.

- Thế thì nó nông nổi quá!

Lời ông Tú nói, thoạt nghe như không cắn vào câu chuyện, nhưng nó cắn vào tư tưởng của ông. Điệp cũng nói một câu cóc nhảy để đuổi theo ông Tú:

- Bẩm nên thế ạ.

Chưa có lần nào ông Tú và Điệp lại hiểu bụng nhau như lần này. Bởi vậy, những chuyện nói sau, ta không nghe thấy câu nào về sự thi cử nữa. Ông Tú không cần an ủi Điệp, vì biết rằng không khi nào chàng hỏng đến lần thứ hai. Mà dù Điệp có hỏng đến lần thứ hai chăng nữa, nếu chàng buồn, thì lời an ủi của ông không thể nào làm cho chàng vui được, vì chàng vốn sẵn trí lực để đối phó những sự đau đớn ở đời rồi.

Độ tám giờ tối, Điệp xin cáo từ. Óng Tú sai người nhà mang đèn soi đường tiễn Điệp về, và hẹn chiêu hôm sau sẽ sang chơi, nói với bà Cử một câu chuyện. Trước khi Điệp vái chào, ông Tú tủm tỉm cười, vỗ vai chàng, nửa thật nửa cợt, bảo:

- Bọn phụ nữ hay thích công danh, anh phải cố gắng mới được nhé!

Điệp về nhà, đem lời ông Tú dặn nói với mẹ, và đoán chắc ông muốn an ủi mẹ, cùng nhắc lời ước xưa về nhân duyên của Điệp và Lan cho yên lòng bà. Nhưng sực nghĩ đến câu nói sau cùng của ông Tú. Điệp thấy chán ngán, bèn xin mẹ cứ nói thẳng cho ông Tú nghe cái ý của mình đã tỏ ra ban chiều. Rồi đêm hôm ấy Điệp luẩn quẩn, vắt tay lên trán, nằm nghĩ ngợi mãi không sao ngủ được. Đến trống canh tư, Điệp quả quyết vùng dậy, thắp đèn viết thư cho Lan, nói thẳng cái ý của mình đã định.

Cô Lan,

Hôm nay tôi xin phép cô cho tôi được giãi bày tâm sự cùng cô. Tuy đây là câu chuyện tôi đã phải nẫu gan nẫu ruột, nhưng tôi đã đắn đo lâu ngày bây giờ tôi mới dám quyết định, xin cô hiểu bụng cho tôi.

Ngày xưa ông và thày tôi có giao ước với nhau để cho cô cùng tôi được trăm năm kết nghía.

Thầy tôi mất đi, nhà tôi bị sa sút, trong mấy năm trời, cái cơ nghiệp đã theo vạ nọ vạ kia mà hết sạch, đẻ tôi thỉ phải đâm ngược chạy xuôi, buôn thúng bán mẹt, thật là vất vả khổ sở. Cái cảnh gia đỉnh, tôi chẳng nói ra, cô cũng hiểu cả.

Nhưng nếu chỉ có hai mẹ góa con côi cố ra sức làm ăn nuôi nhau, thì hẳn không bao giờ gia đình tôi được êm đềm dễ chịu như ngày nay. May sao, có ông nhà, lấy chỗ tình thân, đi lại trông nom giúp đỡ. Cái công đức ấy, không bao giờ chúng tôi quên được. Đẻ tôi với tôi thường vẫn phàn nàn điêu đó, mà riêng tôi, tôi chỉ mong học hành được kết quả, gọi là khỏi phụ lòng bấy lâu ông săn sóc cho. Nhưng cơ sự đã như thế này, tôi không biết nói thế nào nữa!

Chiêu hôm nay đẻ tói nói đến chuyện trăm năm của tôi, ngày mai, ông hẹn sang chơi, chắc là cũng nhắc đến chuyện ấy. Vì thế tôi viết bức thư này để bộc bạch cùng cô vài ý kiến.

Thưa cô, tôi không ngờ đâu là tối long đong thế này mà vẫn được ông và cố giữ lời hứa cũ. Nhiêu lúc tôi nghĩ đến cô mà tôi tự khuyến khích tôi. Cô thấy tôi nghèo túng quẫn bách quá, cô ngâm giúp cho tiên nong. Cô dùng cách gián tiếp để khuyên bảo, để an ủi, khi tôi có sự buồn rầu lầm lỡ. Nói tóm lại cô đối với tôi, thật có bụng hải hà, mà cái hụng hải hà ấy, là do ở tấm lòng cô coi tôi như ruột thịt. Tôi vẫn mong tinh đến chữ duyên đề đền lại cái tình sâu ân nặng ấy, nhưng khốn thay, nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!

Nếu gia đình tôi không đến nỗi túng quẫn lắm, nếu tôi có cái sinh kế chắc chắn, nghĩa là nếu tôi đủ lực làm cho cô được sung sướng thì tôi thề rằng sau này vạn bất đắc dĩ tôi không được cùng cô sánh vai suốt đời, thì quyết không lấy ai nữa! Nhưng mà, than ôi! Cái cảnh ngộ của tôi hiện nay đã khốn nạn thế này, mai sau ắt cũng vẫn thế, mà tôi trống chừng nó lại đuối dần đi mãi, thì thôi, tôi cũng cam lòng chịu tiếng bạc cùng cô.

Tôi viết đến đây mà hai hàng nước mắt ứa ra! Tôi tủi thân bao nhiêu, tôi lại trách phận bấy nhiêu, hẳn cô cũng biết rằng bao giờ đối với cô, tôi cũng vẫn có lòng yêu quí.

Nhưng chính là vỉ muốn yêu quí cô mà tôi không dám yêu quí cô, bởi tôi không được yêu quí cô, tại tôi không muốn làm khổ lây đến người tòi yêu tôi quí. Tôi có lương tâm, tôi không nỡ để ái tình thành ra lụy. Vậy vì những lẽ ấy, tối không muốn cùng cô ăn đời ở kiếp cùng nhau. Tôi muốn cho đời cô được sung sướng, nên tôi phải xa cô, tôi mong cô đừng dây với tôi nữa.

Tôi khổ tâm mà cầm bút viết bức thư này, thật là vỉ sự bất đắc dĩ tôi đã quả quyết, xin cô hiểu tâm sự cho tôi, mà từ nay đừng mong ước đến chuyện nhân duyên nữa. Cho nên nghĩ đến đời cô, chớ vì lòng cao thượng mà đọa đày nó.

Vậy từ trước đến nay, cô đã cư xử với tôi như bực chị, thì tôi xin nhận cô là chị suốt đời, và xin cô cũng cứ coi tôi như em, đổi sự yêu mến ra sự âu yếm.

Những lời trong thư này, vì trí nghĩ đi nhanh hơn tay viết, cho nên lộn xộn, mong rằng cô hiểu bụng tôi và lượng xét cho.

Đa tạ


ĐIỆP

Viết xong, Điệp đọc đi đọc lại, rồi mới yên tâm ngủ được. Sáng hôm sau, chàng đánh liều gấp lá thư vào trong tờ nhật trình mượn đằng ông Tú, rồi sai người, đưa trả tận tay Lan, và dặn nói mấy câu cho Lan hiểu ý.

  Chương III

 
Từ khi Điệp đưa thư cho Lan tới nay, đã năm hôm rồi, nhưng chưa nhận được phúc đáp. Ngày nào mượn nhật báo, chàng cũng mở ra và thử soi lên sáng trước xem trong có gì không, song lần nào cũng mất hi vọng. Điệp áy náy, hay là Lan không biết tờ báo hôm nọ có “nhân”?
Hai bận ông Tú gọi sang chơi, Điệp cũng không trông thấy Lan. Song vì chàng cố ý không muốn gặp mặt Lan, nên bận nào chàng cũng nhìn thẳng hoặc cúi đầu nom xuống.
Nhưng ai đối với ai kia, thì thấy sự im lặng mới có thể cứng mãi được. Chứ Điệp đối với Lan thì chàng phải ân hận ngay, vì đã xử với người yêu quá tàn nhẫn. Nên càng bặt tin tức, Điệp càng thấy không an tâm. Người ta bảo yêu nhau là làm khổ nhau thực đúng.
Một hôm, Điệp tự nhiên thấy nóng ruột, ngồi đâu, đứng đâu cũng không yên. Cơm chiều xong, độ năm giờ, chàng thơ thẩn ra cầu đầu làng chơi, rồi cứ theo lối bờ sông dẻo bước đi mãi.
Vầng ô còn cao, ánh nắng đương đậm. Cụm hoa bèo tím, theo dòng nước bạc, thi chạy với những đám mây trắng rung rinh, in trên mặt sông lam. Bốn năm con cò bợ lấp loáng, sà xuống những thửa ruộng bùn lầy, rồi vỗ cánh lên, là là mặt đất bay về phía rặng đồi xa tít. Bên sườn đồi, một dãy thông bò từ chân lên ngọn, khẳng khiu, lòe xòe, làm dịu hẳn một góc trời nhoáng như tấm gương.
Bốn bề tịch mịch như du trí nghĩ vẩn vơ. Điệp đưa chân đi, chẳng để ý đến gì cả.
Bỗng đằng xa có một người đi lại. Điệp nhìn, nhìn mãi lấy làm ngờ ngợ. Người ấy đi gân đến, thì chàng trông kỹ, dưới vành nón chup, quả không sai cái miệng với cái cằm Lan!
Điệp vui sướng, trông trước trông sau, không thấy có người, bèn hăm hở như ông tướng cầm quân sắp ra trận, chàng quyết có dịp giữ Lan lại mà giảng nghĩa rõ cho Lan cái ý trong thư. Tài diễn thuyết ở trong trường mọi khi Điệp cần phải giở hết ra để dụ Lan nghe và theo cái ý kiến của mình cầu cho Lan được hạnh phúc. Điệp sắp sẵn thứ tự câu nói…
Nhưng Lan đi càng gần, Điệp đã thấy trống ngực càng mạnh, mất hẳn một nửa can đảm. Rồi Điệp thấy trong người nó thế nào ấy, như có cái gì ngấm vào, bò buồn buồn theo khắp các dây thần kinh, Điệp run lên…
Lan đi sắp đến nơi, Điệp đứng sứng lại, nhìn vào nàng chòng chọc. Chàng thấy mắt Lan trúng, có quầng thâm thâm. Lan trông thẳng…
Lan đi qua trước mặt Điệp, hai má đỏ ửng, hơi nhếch tí mép. Điệp như bị điện giật, tự nhiên rủn cả người. Rồi có cái gì nó đè cả lên ngực, lên cổ, Điệp quên phăng hết cả, quên cả từ tiếng chào, là mào câu chuyện!
Rồi Lan đi vụt qua… Thôi, thế là hết! Chả ai nói với ai một tiếng nào!
Nhưng chẳng lẽ ông tướng Điệp ban nãy toan hùng hồn thế mà chưa chi đã chịu nổi hiệu kèn thu quân?
Điệp bèn quay lại nhìn Lan, run run, nóng rực cả người, không biết làm thế nào cho Lan đứng lại được! Lúc Lan đi quá đến hơn mười bước, Điệp mới nghĩ ra là phải gọi, bèn ấp úng nói:
- Cô Lan!
Hai tiếng “Cô Lan”, từ thuở bé đến bây giờ Điệp mới gọi thật là lần thứ nhất, nên cố nói to mà cứ nghẹn ngào, không được rõ lắm. Lan nghe thấy, nhưng còn đi bốn năm bước nữa mới dừng chân quay lại nhìn Điệp. Đứng độ ba giây đồng hồ, Lan lại đi…
Cái tiếng đầu tiên Điệp đã chơ ra thoát, thì những câu sau cũng được thông đường, nên Điệp rảo cẳng theo Lan và gọi nữa:
- Cô Lan! Tôi hỏi…
Lan nghe gọi cũng như lần trước, đi thêm vài bước nữa mới quay lại. Nhưng lần này chỉ độ ba bước thôi. Nàng nhìn trước nhìn sau. Lúc ấy Điệp đã theo gần tới.
Lan trông thấy Điệp, bỗng tái mét mặt, luống cuống, chớp luôn mắt đến mười bận, rồi cúi đầu ngượng nghịu, hai tay sờ soạng mà không biết nên vớ lấy cái gì.
Điệp đứng trước mật Lan, sửng sốt… Hai người nhìn nhau, im lặng đến nửa phút…
Điệp cố gắng mới nói được những tiếng chính, mà không sao chắp được vào câu cho gọn gàng:
- Thưa cô, cái thư trong tờ báo?
Lan cất giọng run run đáp:
- Vâng ạ!
- Cô trả lời chưa?
- Không ạ!
- Tại làm sao? Cô nghĩ thế nào?
- Không ạ!
Từ lúc ấy Điệp thấy hơi quen quen, nên thu lại được tâm hồn và đả nóí nổi những câu dài hơn trước. Nghe Lan đáp nhát gừng, Điệp nhìn Lan bằng con mắt nằn nì, khiến Lan phải chao liệng ngay hai con ngươi mà trồng xuống đất…
- Cô Lan!
- Dạ!
Tiếng thưa như thoảng ngoài môi, Lan liếc nhìn Điệp một cái rồi lại trông xuống, lấy tay vê tà áo.
- Cô có thể đứng đây tôi hỏi câu chuyện trong mười phút không?
Lan nhìn bốn bên, đáp:
- Thưa cậu, lâu quá không tiện.
- Năm phút vậy!
Lan ngần ngừ, trông thảng cái gò trước mặt và nói:
- Cũng không tiện!
Điệp hiểu ý, trỏ tay nói:
- Vậy mời cô lại cái gò này, ta đứng lấp sang bên kia thì không sợ ai trông thấy.
Lan hai má bỗng hây hây, run run đáp:
- Vâng, mời cậu đi trước.
Điệp vén quần bước theo bờ ruộng, Lan đi sau. Hai người ngậm miệng, nhưng trong óc cùng phải luẩn quẩn nghĩ vào bài, như học trò thi kỳ vấn đáp, phải tính đủ thì giờ để nói cho hết ý. Đến chỗ khuất. Điệp ngồi phệt xuống thảm cỏ và mỉm cười mời Lan:
- Cô ngồi xuổng đây.
Lan cất nón, né mình, vén áo, cũng ngồi phệt. Từ thuở bé đến giờ Điệp mới được ngồi cạnh một người yêu khác máu và khác giống, nên lại thấy nao nao trong lòng. Chắc Lan cũng chẳng được tự nhiên như ngồi bên bạn gái. Hai người ngồi im lặng một lúc lâu, tuy chảng nhìn nhau, nhưng hai trái tim đập theo một nhịp. Độ năm phút, Lan giục:
- Cậu hỏi gì?
- Cái thư hôm nọ cô có đọc kỹ không?
Lan không trả lời, móc túi lấy ra tờ giấy đã nhầu và bống những mồ hôi, nói:
- Đây! sao tôi không đọc kỹ?
- Vậy cô có hiểu bụng cho tôi không?
Lan thấy Điệp nghiêm sắc mặt, bèn không trả lời, co một chân lên, tựa cằm vào đầu gối, tay rứt cái cỏ gà. Điệp lại hỏi:
- Vậy cô có hiểu bụng cho tôi không?
- Tôi hiểu lắm, nhưng…
Đến tiếng “nhưng” thì Lan ngắc lại, không nói được nữa, mà một giọt nước mắt rơi xuống ngọn cỗ. Rồi Lan ôm mặt nừc nở khóc:
- Nhưng… nhưng cậu ác quá,
- Cô Lan ơi!
- Cậu không hiểu bụng tôi!
Câu nói tự đáy lòng nọ thấm thìa đến tận đáy lòng kia, khiến Điệp thổn thức, cũng không cầm được lệ. Bốn dòng châu lá chă, chan hòa như làm trôi cả tư tưởng oán hận. Một lát Điệp lau nước mắt, tủm tỉm nói:
- Tôi không muốn cô khổ.
- Tôi không muốn cậu khổ một mình.
- Tôi không muốn cô phải khổ vì tôi.
- Thế nào là khổ?
- Khổ là không được sung sướng!
- Thế nào là được sung sướng?
- Được sung sướng là không phải khổ!
Nghe câu nói giằng co như kéo cưa, bỗng hai người cùng bật cười, tình tứ nhìn nhau, cái buồn bây giờ thật tiêu tán hết. Lan nhìn Điệp, vui vẻ nói:
- Cậu gàn quá! Cậu cho tôi là hạng người thế nào?
- Cô là một người, cô cho phép tôi dùng chứ đúng, cô là một người đáng yêu, đáng quý, đáng ơn của tôi suốt đời!
- Vậy mà chưa chi cậu đã ghét, đã khinh, đã phụ tôi?
Bị ba phát đạn, Điệp nghẹn lời, lúng túng không đáp được.
- Cậu phải biết, nếu tôi coi tiền tài hơn cậu, nếu tôi coi tiền tài làm ra hạnh phúc, thì không khi nào tôi xử với cậu như thế. Tôi tiếc rằng tôi đã trả lời cậu, chứ tôi tường cái quầng thâm mắt này, cũng đủ bằng vạn lời biện bạch.
Điệp hối hận, nói:
- Cô Lan, cô tha lỗi cho tôi!
Lan nhìn Điệp, mỉm cười bằng cái cười đại lượng. Điệp thở một cái mạnh, như muốn hắt cả cái hơi nặng nề đang chứa chất trong ngực rồi nói:
- Vậy thì, cô Lan, cô có yêu tôi không?
- Tôi tưởng có hay không, cậu xét thì biết.
Điệp vui vẻ nói:
- Tôi muốn cô trả lời rõ kia!
Lan lườm Điệp:
- Tôi không nói!
- Thế là không yêu chứ gì!
- Tôi không biết! Gớm!
- Cô Lan ơi! Tôi không ngờ đâu tôi bị biết bao nỗi đau lòng, mà được phút này hởi dạ. Tôi không ngờ đâu tôi bị cả vũ trụ chán ghét, mà được một cô yêu quí. Tôi không ngờ đâu tôi chán ghét cả vũ trụ, mà tôi lại yêu quí một mình cô.
Lan nhìn xuống nói:
- Vậy cái thư này, cậu đang tâm mà đưa cho tôi?
Điệp giật lấy, xé nhỏ tinh, rồi ném tung ra trước gió. Mảnh trắng bay liệng như đàn bướm, bám cả vào áo, vào đầu Điệp và Lan, Lan nói:
- Cậu khổ nữa tôi cũng không quản, cậu trượt mãi tôi cũng không cần. Ái tình nên để trên danh lợi.
Điệp vui sướng ngẩng mặt lên trời, thở dài.
- Chết chửa, cậu Điệp, mấy cái năm phút rồi?
Hai người cùng cười, trông lên mặt trời đã chìm được nửa vành. Mấy con cò trắng đã liệng về bụi tre. Gió chiều đã hây hẩy thổi. Rồi câu chuyện càng nồng, thì giờ đi càng chóng.
- Cô Lan ạ, tôi đọc các sách, tôi thích cái cảnh này lắm. Tôi muốn cô cùng tôi, ước gì ta hóa ra hai người chăn chiên, yêu nhau, thỉnh thoảng gặp nhau, rủ nhau ra sườn đồi, dưới bóng cây mà trò chuyện kể lế những câu tình tự mộc mạc, mong mỏi những điều hy vọng thực thà…
- Cậu lãng mạn quá.
- Thú lắm cô ạ, còn gì thích cho bằng hai đứa yêu nhau bằng cái tình tự nhiên như cảnh vật của tạo hóa, rồi một đôi khi, chúng đưa nhau lên ngọn đồi cao, đứng nhìn xuống dưới, thì tôi tưởng thần tiên cũng đến thế mà thôi. Quanh mình đã không có người đời, mà lại được thở riêng một bầu không khí, thật là chẳng bận chút trần ai!
Lan cười, trả lời:
- Cái tưởng tượng bao giờ cũng êm đềm thú vị hơn sự thực. Cậu cứ thế không trách cậu thi hỏng cũng phải!
- Phải thế mới được. Sống một cách mơ hồ mới thấy cái sung sướng, mà việc đời ta chỉ nên biết qua loa. Nếu ngày sau tôi lấy cô, tôi sẽ ở một trái đồi riêng, làm nhà tận trên đinh cao chót; trên sườn đồi, ta sẽ trồng các thứ rau đủ để ăn quanh năm. Tôi muốn rằng ta không xuống đến chân đồi nữa, mà cũng đừng ai lên quấy rối mình làm gì. Chỉ có cô với tôi, ta sống bằng cái đời ái tình hơn cái đời vật chất.
- Cậu có tư tưởng lạ quá, mà cậu nói những câu tôi không hiểu được. Chắc cậu học chỉ chuyên tiếng Pháp nên nói tiếng ta dùng nhiều chữ không đúng.
- Không đủng thì thôi, nhưng cô có thích như thế không?
- Hai người riêng một thế giới, thì sao không thích, Nhưng riêng thế nào được? Cậu khó tính quá.
Điệp và Lan nói chuyện hồi lâu nữa, bỗng Lan giật mình trỏ:
- Chết chửa! Cậu có trông thấy cái gì đây kia không?
Điệp nhìn theo tay, hỏi lại:
- Cái gì?
- Ai nhìn ta đây kia? Thành ra tôi ở đây mấy mươi cái năm phút rồi nhỉ?
Chị Hằng đỗ bửng và to như chiếc mâm, cứ dần dần ở rặng tre nghểnh mặt lên mãi. Lan đứng dậy, nói:
- Thôi, cậu cho tôi về, kẻo chị Hằng trông thấy!
Điệp thở dài, dài và buồn như cái ngân nga của tiếng chuông chùa đằng xa đưa lại. Lúc ấy đã nhá nhem tối, nhưng bốn mắt sáng quắc nhìn nhau không chớp. Điệp bùi ngùi đứng dậy, Lan nói:
- Tôi chúc cho cậu được vạn sự may.
- Vâng xin cô nhớ hôm nay là mười sáu tháng năm, một ngày đáng kỷ niệm!
- Tôi đi nhé!
- Gượm! Tôi còn câu gì nói nữa không nhỉ! Sao thì giờ đi chóng thế?
- Rồi thì giờ sau này cậu sẽ chẳng phải phàn nàn, nó sẽ của riêng cậu cùng tôi. Cậu còn gì dặn tôi không?
- Vậy phải đợi đến bao giờ mới được sự tình cờ này nữa?
- Lần này cậu gặp tôi quyết không phải sự tình cờ, sẽ là sự định sẵn…
- Ai định được?
- Sự định sẵn của cha mẹ chư ai?
Điệp thất vọng, Lan nói:
- Tôi đi nhé!
- Vâng, nhưng…
- Thôi, để dành, nói cả thì hết mất. Tôi có nhiều chuyện nhưng chưa nói được câu nào.
- Tôi cũng vậy, thôi, đợi ngày ấy tôi sẽ thổ lộ hết.
Mà không biết có thể nào hết được chuyện của chúng mình không nhỉ?
- Vâng, có một câu quan trọng, nhưng tôi chưa có thì giờ nói, tôi cũng phải đợi vậy. Tôi đi nhé.
- Vâng!
Lan mỉm cười chào Điệp. Điệp mỉm cười chào Lan, Lan đi. Điệp ngây người trông theo… Lan nhìn lại… Điệp cố nhìn theo… Tà áo bay bay, dáng ai tha thướt… lờ mờ… thấp thoáng… Màu áo nguyệt bạch lẩn hút vào trong bóng trăng xanh…
Giun dế đùn ra những giọng sầu…
Chương IV
KHOA

 Từ hôm tình cờ gặp Lan, được Lan ngỏ ít tâm sự, Điệp đâm ra luẩn quẩn nghĩ ngợi, công nhiên bước một bước dài trên đường tình. Lúc nào Điệp cũng như có Lan trước mặt. Nhiều bận vì nghĩ đến Lan, chàng cố gắng chăm học. Nhiều bận vì nghĩ đến Lan, chàng lại chán nản việc làm. Có khi mắt chàng nhìn vào sách mà óc để đâu. Có khi tay cầm bút làm tính, chàng cũng viết ba chữ Nguyễn Thị Lan ra vở, rồi lại xóa đi. Đêm nằm ngủ, chợt thức dậy, chàng cũng như trông thấy Lan bên cạnh. Ngày nào chàng cũng vờ vẫn đi qua nhà ông Tú một lượt để nhìn vào, chàng hay kiếm cớ này cớ khác để đến thăm ông Tú hơn trước. Nhưng trước, sự ra vào rất đường hoàng tự nhiên, bây giờ thì thành ra bẽn lẽn ngượng nghịu.
Thỉnh thoảng Điệp lại cầm bút viết bức thư để nói chuyện một mình với Lan. Viết xong đọc lại rất kỹ, rồi chàng xé nhỏ, hoặc đốt đi, hoặc bỏ vào miệng nhai nát bét.
Một đêm đã gần sáng, Điệp trở dậy thắp đèn, viết mấy trang sau này:
Cô Lan,
Hôm nay tôi lại không ngủ được, mà mõ ngoài điếm đã sang canh tư rôi. Quái sao độ này tôi kem ăn kém ngủ quá thế? Chắc bây giờ tôi sút đi mất đến vài cân! Từ tối đến giờ, tôi chỉ vơ vẩn mãi. Cô thì lúc này đương ngủ say, hẳn chẳng biết đâu trong chốn khuê phòng, có tâm hôn Điệp tôi lẩn quẩn ở đó nhỉ?
Canh năm.
Tôi vừa chợp mắt được thấy một cái chiêm bao thú vị lắm. Lúc tỉnh dậy, cố nằm rốn một chốc để mong lại mộng lan thứ hai, nhưng không sao tìm thấy giấc cũ. Tiếc quá!
Nguyên muốn kỷ niệm ngày cưới ta năm ngoái là ngày tôi bước từ cảnh ngộ nọ sang cảnh ngộ kia, tôi có yêu cầu cùng cô một cuộc đi chơi phong cảnh. Buồn cười không! Đã cưới đàu, mà nếu cô đã là vợ, việc gì tôi còn phải yêu cầu! Lại buồn cười nữa, là cô không nghe, khăng khăng răng phải giữ kẽ với dư luận! Tôi làm mặt giận, giảng cho cô biết đã là vợ chồng còn phải e lệ nỗi gì, cô vẫn muốn chối từ, song sợ phật ý tôi, nên bằng lòng nhận lời, nhưng lại chọn ngày hôm mồng một tháng chín, vì cô yên trí là ngày khai trường, chắc tôi phải cáo bận, không thể đi được. Như thế, cô vừa được lòng tôi, vừa không ngại những lời binh phẩm của miệng thế. Nhưng đến hôm mười lăm tôi mới phải đi học, nên cuộc du lịch thành.
Tôi thấy cô cùng tôi đi trên con đường giữa một cánh đông mông mênh bát ngát. Trời xanh mây xám chen mầu. Hai bên, lúa rám vàng. Ta cứ giong ruổi con đường đi mãi, rối… tới chân một quả núi cao. Thấy trên đỉnh có cái nhà năm từng bỏ không, cô bèn rủ tôi lên xem. Nguyên tôi vẫn ước cỏ một ngày được cùng cô chon von ở một nơi cao vút, xa cái xã hội có người, nên tối thích lắm, chẳng quản chi những nỗi khó nhọc.
Theo lốí con con, chúng ta trèo mãi. Đường đi quanh quất, dốc đá cheo leo, hai bên cỏ xanh lấm tấm như nhuộm, càng lên càng như rũ sạch trần ai. Đẹp nhăt là một chỗ um tùm những cày, ta phải chui qua, như cái hang kết bằng lá. Đứng dưới nhìn lên, lối đi thì nhỏ vút và đỏ, hai bên thi cao rậm và xanh. Tôi cùng cô đứng lại ngắm, tự tưởng tượng như đôi uyên ương, đương vén lá lách cây, đưa nhau tìm chốn Động đào để ẩn! Đi đến giữa cái tổ tò vò thiên tạo ấy, tôi không thể bỏ qua được cảnh đẹp, bèn rủ cô dừng chăn ngôi chơi dưới gốc cây thông. Trời tuy đã sang thu nhưng vẫn nắng, cái nắng hanh vàng lạt mà gay gắt. Hoa rừng sặc sỡ như găm giải, cái đỏ, cái vàng, cái hông, cái tím, có thứ tròn trắng như núm bống trên mũ trẻ con, có thứ lua tua rủ xuống, như đánh đu dưới cái cành cây ẻo lả.
Chúng ta ngây ngất vì cảnh mà không tưởng đến nhau. Cô thì chui lách vào bụi rậm, tôi thì đưa mắt trông theo. Bên tai chim kêu xào xạc, thông reo ù ù. Mấy chiếc lá vàng lác đác rụng theo chiều gió, quay lượn như cánh diêu ngớp, rỗi la đà giỡn nhau sột soạt trên mặt đường. Một lúc, cô chạy vê, tay cám bó hoa tươi như nét mặt, hớn hở đưa tôi và đố tôi biết từng thứ một. Rôi câu chuyện mặn nông điểm thêm vào lúc thú vị cho tuyệt thú, đến nỗi tối quên hẳn mấy giọt nước thấm qua tâng lá, rỏ xuống mặt tôi làm cho trán tôi lấm tấm ướt. Cô lấy mùi xoa lau hộ, và giục tôi đi. Cô bảo:
- Lúc vui, ta không nên hưởng hết, phải để thòm thèm.
Đi độ 20 thước nửa, ngoặt sang bên tay phải thì ta đến đinh, có thang máy đưa lên tận trên sân gác cái nhả bỏ không,
Trời ơi! Tôi không biết cô có cùng chiêm bao với tôi một mộng hay không, chứ đến chỗ này thì tôi không thể tả sao cho đúng được nữa.
Đứng trên cao nhìn, bốn bề bát ngát, trời thu ảm đạm, mơ màng. Phong cảnh như bức họa lúc mưa phùn, như ảnh chụp lúc sương phủ. Chẳng hay tạo hóa đã hà tiện ít thuốc vẽ hay cảnh mộng bao giờ cũng chập chờn, không rõ ràng bằng sự thực? Dưới chân đôi biếc, đống ruộng vàng úa, bao la. Làn nước phau phau của con sông ngoằn ngoèo như con rắn trắng uốn mình trên tăm thảm nhung hoa lý, rồi lẩn vào trong đám khí thu lờ mờ. Giải mây bạc quấn quanh ngọn núi xám cao ngất trước mặt tựa chiếc khăn ngang trắng đục. Núi thi đứng ủ rủ lom khom, như đương khóc ngàn dẫu xanh rì. Đằng xa xa, thấp thoảng dưới ánh mặt trời, một dãy bình phong bằng đá, rặng núi như cố đẩy nhau ra ngoài biển, mà biển thì thăm thẳm lượn vùng, lớp sóng trắng xóa lại xế nhau lên bờ.
Ngày thu thật là lặng lẽ và tiêu sơ. Ngắm xuống dưới đất thì thấp, nhìn lên trên trời thì cao. Tôi trông cô, cô trông tôi, nồng nàn biết bao cảm hoài man mác.
Hai người đứng tựa bao lơn nói chuyện, say vì cảnh, không ai muốn về nữa. Nhưng bỗng cỗ trỏ tay về phía đồi ở chân góc trời tày và hôi:
- Kìa cậu, có phải nhà ta ở chỗ ngùi ngùi kia không?
- Phải, nhưng không chắc, vì đấy là non Bòng, ta ở vào thế giới khác rồi.
Cô tươi cười, thổn thức nói:
- Vậy có lẽ từ này đến giờ, ở dưới hạ giới đã trải qua mấy thế kỷ.
- Phải, mà biết đàu cái cửa hang ban nãy, cây đa mọc kín hẳn, ta không tìm thấy lối về.
- Không về thì cứ ở đây chứ sao?
Nghe câu nói, hai người cùng rủ ra cười đắc chí, tôi cười to quá, tỉnh ngay dậy mất.
Hai mắt tráo trưng, tôi ngậm ngùi, vội ngồi dậy để ghi lấy cuộc du lịch trong chiêm bao cùng cô. Cái thư này tôi chắc chỉ một mình cô hiểu, vì tôi yên trí là cô cũng cùng tôi thấy chung một mộng đêm qua. Nhưng nếu chỉ riêng tôi được hưởng cái cảnh tuyệt diệu ấy, thì có chăng là chuyện chiêm bao! Nhưng mộng, hay thực mặc dầu, viết đến đây, lòng tôi ngao ngán lắm, biết bao giờ cô với tôi lại được đi chơi như sau này?
ĐIỆP
Những sự bận đại khái như thế nó làm bận óc Điệp suốt ngày, có khi suốt đêm nữa. Lắm lúc Điệp sực nhớ đến kỳ thi sắp tới thì lại đâm mặt liều, phải tự dối lương tâm là còn thì giờ kịp chán. Bà Cử trông thấy con thờ thẫn gầy đi thì vừa thương vừa lo, thường khuyên bảo:
- Con ơi, con không nên quá chăm chỉ và lo nghĩ. Đẻ xem ra bây giờ con không được bằng trước, đẻ ngại lắm.
Điệp tuy thương mẹ, nhưng cũng cứ nói trí trá rằng:
- Đẻ cứ yên mặc cho con thức. Chỉ còn ít lâu nữa, dù con có phải khó nhọc hơn một tí đẻ cũng đừng nên để tâm. Sau khi đỗ, con sẽ được nhàn.
Bà Cử bán được bao nhiêu lãi thì tiêu vào đồ án tẩm bổ cho Điệp cả. Khi thịt, khi trứng, có của ngon vật lạ, không bao giờ bà tiếc mà không mua cho Điệp ăn. Điệp thấy mẹ săn sóc đến minh, một đôi khi cũng ân hận, muốn xếp hẳn chữ tình sang một bên để lưu tâm đến bản thân, nhưng cái óc quá si đã như quen lốì nghĩ, không sao quên được Lan nữa.
Từ hôm Lan gặp Điệp, nàng rất yên tâm. Một lần viết thư mừng một người bạn thân sắp lấy chồng, nàng đã thổ lộ ra những câu rất có vẻ tự đắc.
Người con gái, tương lai tốt hay xấu, không ai có thể đoán trước được. Tốt hay xấu, có lẽ tùy ở sự tình cờ - bảo rằng ở sự đúc nặn sẵn của khuôn Xanh, mà ta gọi là số - nghĩa là tùy ở cảnh ngộ, địa vị và cách cư xử của người bạn trăm năm sau này, mà người bạn ấy, nào ai biết là ai! Vậy trong đám nữ lưu mình, những chị chưa đính hôn với ai, đều sống bằng cái dời mập mờ, tối tăm, khác nào đi con đường ban đêm, muốn nhìn đằng trước để xem nơi mình sẽ tới là chỗ thế nào, mà nhìn chẳng thấy!
Cái ái tình của Lan đối với Điệp khác hẳn Điệp đối với Lan. Điệp thì bơ phờ, nản việc; Lan thì vui vẻ, chăm làm. Vì nàng biết cái thì giờ còn được làm con gái họ Nguyễn không được là bao nữa, nên nàng cố hết sức làm cho tròn bổn phận với gia đình trước khi làm dâu họ Vũ.
Mấy lần thấy Điệp đến nhà, nàng phải tránh mặt không cho Điệp gặp, để chàng yên trí mà sách vở chuyên cần. Có lúc đêm khuya canh vắng, nàng cũng ngừng tay kim chỉ mà tưởng nhớ đến ý trung nhân, nhưng chỉ nghĩ được đến rằng Điệp có hiếu có hạnh mà thôi, rồi mỉm cười, nàng thầm chúc cho chàng công thành danh toại.
Ngày thi của Điệp chẳng mấy chốc đã đến. Điệp sang chào ông Tú để hôm sau đí Hà Nội. Ông Tú bảo Điệp ở lại ăn cơm rồi nói chuyện hồi lâu mới cho về.
Điệp cố nhìn Lan nhiều bận, nhưng đêu không thấy. Lúc ra cổng, chàng thấy thấp thoáng cái vạt áo xanh xanh đằng sau bức rại.
Điệp thì, trong bụng lấy làm lo lắm, vì chỉ chàng mới biết rõ tương lai mình mà thôi. Bấy lâu chàng biếng học, kỳ thi này chẳng dám tin ở sức mà chỉ dám mong ở sự may.
Thi kỳ viết rất chật vật, nhưng may sao, Điệp gặp được hai bài tính cũ, nên đủ nốt vào kỳ vấn đáp. Song, đến kỳ vấn đáp, chẳng may Điệp gặp ngay một ông giáo hỏi gặng mãi về điện học. Chàng không thể trả lời được câu nào. Trông thấy ông giáo cầm bút cho nốt chàng toát mồ hôi, choáng người lên. Vừa hối hận, vừa thất vọng, chàng sực nghĩ thương mẹ, thương ông Tú, thương Lan, chàng bèn lủi ra sau trường, đứng sụt sịt khóc.
Bỗng Điệp bối rổì, chàng lau vội nước mắt và vờ nhìn ra hồ. Chàng xấu hổ vì trông thấy ông Phủ họ Trần là bạn đồng khoa với cha chàng.
Ông Phủ hỏi, và thấy Điệp kể lại việc thi, thì thương tình bảo:
- Cháu cứ yên, ông giáo đó là em chú, để chú vào xin hộ cho.
Nói rồi ông Phủ đí một lát. Lúc trở ra, ông vui vẻ bảo Điệp:
- Cháu được thêm chín nốt, thôi, nín đi. Còn buồng nào nữa, thì vào ngay kẻo không kịp.
Điệp như được cải tử hoàn sinh, chắp tay cảm ơn ông Phủ, và xin có một ngày được đến tận nơi để tạ ân ông. Ông Phủ nhận lời:
- Được, bao giờ cháu đến cũng được. Miễn là cháu đỗ thì chú mừng.
Điệp vái chào, vội quá, chẳng kịp hỏi xem ông Phủ đến trường có việc gì.
Điệp cho là nhà có phúc mới gặp được ông Phủ nên càng phấn chấn, vào các buồng thi khác, được trót lọt. Hôm ra bảng, Điệp thấy tên, mừng rú lên!
Đỗ thì phải về nhà quê ngay lập tức. Đó là khoản thứ nhất trong chương trình của Điệp. Nhưng cái chương trình ấy cũng chỉ có cộc thông lốc một khoản ấy mà thôi, vì trong túi, Điệp chỉ còn có ba hào chỉ, vừa khẳm để chi tiêu khoản thứ nhất, nghĩa là trả tiền vé ô tô đến chợ Gỏi.
Điệp phởn phơ ôm bọc quần áo ra đến bờ sông, sung sướng nghĩ đến công đèn sách ngót mười năm, đến tương lai rực rỡ như hoa như gấm.
Nhưng chàng phải làm cho Lan giật mình về tin mừng này, chàng bèn chịu khó cuốc bộ sang đầu cầu Gia Lâm, để bớt được vài xu, mua một nắm đỗ. Chàng gói đỗ vào tờ giấy, bỏ cẩn thận vào trong túi.
Xe tới chợ Gỏi. Điệp hăm hở về làng. Lúc này thỉ Điệp thấy cái gì cũng vui và đẹp cả. Chàng sang cầu, qua mấy nhà, thì đến cái cổng gạch…
Điệp đi chậm lại, nhìn vào nhà ông Tú, thấy chỉ có một mình Lan, đương ngồi lúi húi chẻ rau trên hè. Chàng, vênh váo đằng hắng một tiếng rõ to. Lan vừa ngẩng đầu lên, chàng giơ thẳng cánh, ném cả gói đỗ vào sân rơi rung tóe. Lan mỉm cười hiểu ý, khẽ gật đầu… Điệp gật đầu trả lời, nở nang từng khúc ruột…
Chương V
… RỒI ĐẾN DANH
 
Trống hầu chiều vừa dứt, ông Phủ Trần đã khăn áo chỉnh tề ở nhà tư thong thả lên công đường làm việc.
Lúc bấy giờ vào khoảng cuối thu, bóng nắng không những lạt mà thỉnh thoảng lại có cái gió bấc thổi. Những người gầy gò đã phải giở áo nịt hoặc áo kép ra dùng. Nhưng ông Phủ vẫn chỉ mặc có cái áo sa bóng, mà động ông ngồi ở bàn giấy thì y như cái quạt tây treo trên trần nhà, phải đưa đi đưa lại. Những lúc ông gắt - mà ông hay gắt lắm - khi cái khăn của ông đã đẩy lên quá trán, thì cái quạt tây ấy phải nhảy lên chồm chồm, có khi liếm tận đến trần nhà. Ông thu vào vừa chặt cái ghế mây bành hạng đại, trông đằng sau, bè bè một cái lưng phì nộn.
Ông ngồi đó, cái vẻ im lặng rất uy nghiêm, uy nghiêm gần ngang với nét mặt ông vậy.
Ông bóc các công văn ra xem, rồi vặn chuông gọi. Tên lính đương ngồi xổm ở ngoài cửa, im phăng phắc như con chó đá, bỗng dạ giật một tiếng, rồi chạy choàng vào đứng chắp tay để chờ lệnh.
Lúc ấy có một cái bóng đen đen thấp thoáng sau bức bình phong vải xanh ngoài hiên, ông hất cái cằm nhẵn thín hỏi:
- Xem đứa nào ngoài kia, mày.
Tên lính rón rén ra rồi vào bẩm:
- Bẩm lạy cụ lớn, có tên học trò là Vũ Khắc Điệp xin vào hầu.
Ông Phủ cau đôi lông mi, nghiêng đầu, hỏi:
- Tên là gì?
- Bẩm cụ lớn, Vũ Khắc Điệp.
- À, đưa nó xuống nhà khách, rồi rót nước, bảo nó ngồi chờ tao, nghe!
- Dạ.
Tên lính ra. Ông Phủ quay mặt nhìn qua cửa kính sau lưng có che màn đãng ten, lúc trông thấy Điệp, thì trên mặt phẳng phiu lộ ra những nét vui vẻ. Ông gãi cằm ra vẻ đắc chí lắm. Rồi mặc kệ cái dựa ghế nó phải ỏe ra đằng sau, ông quẳng cả đống lưng xuống, ngồi ưỡn nửa người, cắn môi nghĩ ngợi…
Điệp theo tên lính, vòng đằng nách công đường đến cái sân rộng. Đang đi qua một nếp nhà gạch nữa, bỗng tên lính như sực nhớ đến việc gì, bèn bảo chàng chờ đó một lát, rồi chạy vào nhà tư. Điệp đứng lại trông đằng trước mặt, gần đó, có cái nhà tranh, phu phen đương trần lực dỡ phá đi, mà bên cạnh, hai người lính cơ đương cầm roi để ốp.
Tên lính ra, một tay xách ấm tích nước, một tay bưng cái đĩa Nhật Bản mà trên úp cái chén tống Tâu rồi lại đưa Điệp đi đến cái nhà tranh trước mặt. Tên lính lấy phất trần quét tầng bụi trên bàn ghế gỗ tạp sơn xanh, rót chén nước chè hạt xong, nói:
- Quan truyền cậu ngồi chờ đây. Quan đang bận.
Điệp buồn mồm, hỏi tên lính:
- Cái nhà kia đổ hay làm sao thế cậu?
- Đó là trại cơ, cụ lớn bắt phá đi, chứ không phải đổ.
- Tại làm sao?
- Tôi không biết, vì làng tôi mới cắt tôi ra lính hầu cụ lớn mấy hôm nay. Đâu ý cụ lớn muốn thiên trại cơ ra gần cổng chòi.
Nói xong tên lính xách ấm nước đi.
Điệp vừa mệt vừa khát, một chén nước uống không đủ, nhưng biết làm thế nào? Thấy cách ông Phủ tiếp đãi như thế, chàng tự hiểu mình được liệt vào hạng khách nào nên đã hơi thấy khó chịu. Rồi chờ năm phút, mười phút, ông Phủ vẫn không cho gọi lên. Điệp đã thấy nóng ruột. Nhân rỗi việc, chàng giũ bụi áo và nhổ cỏ may ở quần, vì chàng đi bộ từ ga, đường dài ngót mười cây số. Rồi chẳng còn việc gì khác để làm cho tiêu khiển hơn, chàng liền nhìn các câu đối treo đó, thử đọc xem còn nhớ chữ nho nào không. Bỗng chàng giật mình, vì thấy đằng sau một lỗ vách, có con mắt lo ló nhìn mình. Chàng chột dạ, trông con mắt ấy, thì tự nhiên cái lỗ lại thủng sáng ra, rồi tiếng rúc rích hai người cười với nhau, và tiếng giầy lọc cọc chạy. Điệp tinh ý, đoán là tất tiếng giầy gót cao và nhỏ, nghĩa là giầy mang cá. Chàng nhanh mắt nhìn theo phía giầy, thì vụt một cái, ở cửa tò vò trên nhà tư, chỉ còn phấp phới mảnh vạt áo mau cặn vàng và một ống quần trắng đương chạy. Điệp đoán hẳn các cô đây, thấy khách đàn ông lạ vào nhà thì hay ngó. Chàng nghĩ đến cách ăn mặc của mình hôm nay, lấy làm bằng lòng lắm, vì đã làm được các tiểu thư chú ý đến. Quả vậy bây giờ chàng đã cải lương cáì mũ trắng sờn vành, mà chụp chiếc khăn lượt mới, đã thải đôi giầy đanh tre tàng, mà vận giãy tây trắng đế cao su. Tuy cái áo vải thâm vẫn cũ, nhưng đã vá lại tử tế rồi.
Một lát, trên buồng có tiếng lanh lảnh gọi:
- Bếp ơi, rót tao chén nước.
Rồi tiếng đàn tàu văng vẳng đưa đến tai Điệp, như mách ngầm người đó hiện ngồi đâu. Điệp nghe lõm bõm, nhưng cũng nhận được những khúc đang gảy, là “Vọng cổ hoài lang, Vương cô nương toán mệnh” mà ngày trước trong trường chàng thường được nghe các bạn họa.
Điệp tò mò cố nhìn lên xem ai gảy đàn, thì không nghe thấy gì nữa, mà trên cái ghế xích đu ở hè, một vị tiểu thư đã đương chao đi chao lại, mắt nhìn vào quyển tiểu thuyết. Muốn tiêu thì giờ, Điệp ngồi lánh mình sang một bên để ngắm vị tiểu thư cho rõ. Mất gì?
Vì tiểu thư ấy hẳn là lệnh ái của quan. Điều đó, dù chẳng phải tay cao đoán mới nói nổi, vì nếu là người ngoài, sao lại ở trong phủ này làm gì? Nhưng vì tiểu thư ấy đích là lệnh ái của quan, mà điều này thì chẳng cần phải nghĩ lâu mới có thể quả quyết thế được, vì trông nàng giống ông Phủ như đúc, giống cả từ cái béo chụt béo chịt! Nhưng quái, con quan sao không đẹp tí nào, thật là phí mất cả địa vị! Tiểu thư nằm ngửa trên ghế, nhưng để mặt nghiêng, thành ra cả cái mặt, “vĩ đại” nhất cái má. Vì lưỡng quyền cao mà thịt má đè gí nhau xuống, nên nó rộng rãi, phẳng lì như tấm phản. Hai môi thì dầy, cũng nung núc những thịt, tuy trời hanh mà lúc nào cũng như ướt. Dưới cái trán bóng, đôi lông mi đen như mực tàu, vòng cong trên hai mắt mơ màng bí mật. Từng ấy cái mà xếp cả vào mặt một người con gái. Tạo hóa thật đã khéo chơi chua! Cho nên Điệp nhìn, rồi tưởng tượng đến Lan, bụng bảo dạ:
- Giá Lan thô bỉ xấu xí hơn, ta quyết chẳng phàn nàn.
Nghĩ đến vợ, Điệp nhớ ngay đến sự thi đỗ, nhớ đến sự thi đỗ, chàng nhớ ngay đến cái ơn của ông Phủ. Rồi chàng lại sực hồi tưởng những lời nói ngọt ngào, nhân từ của ông Phủ hôm thi, bây giờ so sánh đến cách tiếp đãi lãnh đạm này, thật là một trời một vực.
Điệp chờ đợi lâu mà ông Phủ không xuống, bực mình quá. Bực mình bao nhiêu, chàng lại chán ghét cái lối quan cách bệ vệ bấy nhiêu. Lúc rỗi, chàng muốn nhờ người đưa lên chào bà Phủ, nhưng hẳn bà Phủ chẳng biết chàng là ai, mà chàng sợ nhất cái lối phải cung khai gia phả cho bà hiểu. Mà vị tất bà đã hiểu Điệp là hạng người nào, và nên gọi bằng gì. Như thế hẳn bà bảo:
- Ừ xuống nhà khách ngồi chơi.
Cái lối xách mé khinh người ấy, Điệp không thể chịu được. Chỉ có ông Phủ biết chàng nên ông khéo léo, gọi chàng bằng cháu và xưng là chú, vì chàng vẫn thưởng gặp ỏng ở nhả ông Phán là nhà chàng trọ học. Nhân có ông Phán nói chuyện, nên ông Phủ mới biết chàng là con bạn ngày xưa.
Điệp chờ mãi, chờ mãi. Thỉnh thoảng thấy tên lính bưng thúng gạo hay bu gà xuống nhà tư, chàng vẫy, nhưng nó nhìn chàng một cách bỡ ngỡ mà không lại.
Bao nhiêu điều vui vẻ Điệp tưởng tượng trong khi đi đường, đến nay thấy trái hẳn lại, chàng tức quá. Nhưng làm thế nào? Bổn phận chàng phải đến tạ ơn ông Phủ. Đáng lẽ chàng phải đi ngay từ ngày mới đỗ mới phải, song chỉ vì chưa lo được tiền hành lý nên mới nấn ná đến tận bây giờ, đến nỗi chàng phải áy náy mãi.
Điệp ngồi hơn một giờ đồng hồ, ruột nóng như sôi. Thơ thẩn một mình chàng muốn ngắm tạm cô tiểu thư cho đỡ buồn ngủ, nhưng không trông thấy nữa, vì cô cũng ngủ từ bao giờ, úp quyển sách lên mặt. Trên ghế xù xù một đống có mặc áo quần.
Nhưng chẳng bao lâu - đó là nói văn chương, chứ lâu cho Điệp lắm rồi - hồi trống tan hầu làm cho tan cả sự thất vọng của Điệp. Điệp thấy cô tiểu thư mở choàng mắt dậy và chạy đi mất. Cánh cửa công đường mở ra, ông Phủ bệ vệ đi xuống.
Có lẽ vì phải chờ lâu mà Điệp đã chất chứa nhiều nỗi ác cảm trong lòng, nên thoạt nhìn ông Phủ, chàng chỉ thấy những cái dữ tợn, những cái bất nhân nó lộ trên mặt ông.
Ông Phủ quàng cái khăn vào cánh tay, vừa đi vừa cởi khuy áo sa, lững thững xuống nhà khách, nét mặt tươi tỉnh như hoa. Điệp bỗng hối hận ngay lập tức vì đã quá nóng nẩy mà phán đoán lầm bụng người ân nhân. Điệp bèn lấy lương tâm, chắp hai tay vái chào.
Ông Phủ gật đầu, mỉm cười, nói:
- Cháu chờ chú có lâu không? Hôm nay chú bận qua. Sao nó đưa cháu xuống đây? Chà! cái thằng láo quá! Những lính đây mới đến hầu cả, còn ngớ ngẩn như lũ mán, ăn nói thì cục súc vô lễ, cháu đừng để bụng nhé! Lên trên này.
Ông Phủ vẫy tay, rồi lên nhà tư. Càng nghe những câu nói tử tế ần cần không ngờ, Điệp càng lấy làm hối hận. Ông Phủ ngồi trên chiếc ghế trường, gọi lính pha nước và bắt mở tung các cửa, rồi giơ tay bảo Điệp:
- Anh ngồi chơi đây.
Điệp nhìn bộ sa lông tân thời bóng nhoáng, có giải đệm thêu, không dám ngồi, nói:
- Dạ, bẩm quan lớn để mặc chúng con.
- Được cứ ngồi xuống, chú còn hỏi chuyện lâu kia mà! Ờ! Sắp làm ông giáo có khác, trông đứng đắn lắm nhỉ? Có vợ chưa?
Điệp đỏ mặt trả lời khẽ:
- Bẩm quan lớn chúng con chưa.
- Phải lấy đi mới được, để cho nó đỡ đần mẹ… Hà! Hà! Kìa, cứ ngồi xuống đấy.
Điệp sẽ vén áo, xê dịch cái đệm vào trong rồi rón rén ngôi mớm vào một tí ghế, mà vẫn còn thấy rùng cả mình.
- Chú mong anh mãi.
- Dạ, bẩm quan lớn…
Điệp vừa nói được ba tiếng, bỗng ông Phủ đứng phắt dậy xua tay nói:
- Khoan, anh chờ chú một phút.
Rồi ông vội ra hè, giơ tay đón lấy tờ giấy của một người khúm núm đưa đến. Cứ trông quản bút gài mái tai, và tý mực dính vào giữa môi dưới, Điệp có thể đoán là nho của ông Thừa. Ông Phủ xem giấy, cau mặt gắt:
- Bán đạn, chứ bắn đạn là nghĩa lý gì! Mày không biết viết chứ giặc cướp thế nào à? Đồ ngu như lợn! Về viết lại bản khác, tôi đưa tao ký để kịp phát trạm.
Người nho dạ lui ra, ông Phủ quay vào vui vẻ hỏi Điệp:
- Thế nào? Anh nói thế nào nhỉ? Chú vô tâm lắm anh ạ.
- Bẩm quan lớn, từ ngày chúng con đội ơn quan lớn, chúng con vẫn mong được sớm hầu quan lớn, nhưng cảnh nhà quẫn bách, mãi mới lo được tiền ăn đường.
Ông Phủ thấy câu nói thực thà, bật buồn cười, đáp:
- Làm gì cái vặt mà ơn với huệ. Không đến được thì thôi, chứ ngại gì? Chú cảm ơn.
- Dạ.
- À, thế nào? Đẻ, à quên mẹ vẫn mạnh đấy chứ? Anh gọi là gì nhỉ?
- Bẩm quan lớn con gọi là đẻ ạ.
- Ừ, đẻ cũng biết chú đấy.
- Dạ. Đẻ con cũng nói chuyện ngày trước đẻ con có được hầu quan lớn mấy lần.
- Phải, ngày độ thày với chú còn tập văn quan đốc Hà Đông; dễ thường còn ít tuổi hơn anh bây giờ ấy. À, năm nay anh hăm mấy nhỉ?
- Bẩm quan lớn, con hai mươi mốt ạ.
- A, tuổi sửu. Thế ra anh hơn con Thuý Liễu nhà chú hai tuổi. Phải, con em nó tuổi mão.
Điệp sực nghĩ ra cái bồ sứt cạp ban nãy hẳn là con em Thuý Liễu. Điệp cắn môi để nhịn cười về cái tên quá hà lạm!
- Bẩm quan lớn, cậu cả con năm nay học đâu ạ.
- Ồ! anh cứ gọi chú là quan lớn với quan Ịpé làm gì! Quan với người ta, chứ trong nhà thì quan quách gì! Thày với chú ngày xưa thân như anh em ruột, vì chú kém tuổi thày nhiều, vậy cứ gọi chú là chú.
- Dạ, bẩm quan lớn tha phép cho con.
- Không đừng gọi thế, chú giận. Anh cứ gọi như chú cháu trong nhà.
Điệp thấy quan Phủ dễ dãi, chuyện trò vui vẻ, thì lấy làm dễ chịu quá.
- Bẩm chú…
Điệp nói tiếng chú hơi ngượng. Ông Phủ nhìn chàng thấy mặt mũi sáng sủa, ăn nói thực thà, nên càng yêu.
- Bẩm chú, em cháu học trường nào ạ.
- Chú hiếm lắm. Mới có em Thuý Liễu là lớn, còn một thằng em bé, năm nay mới lên hai, là con chị Năm nó.
Điệp sực nghĩ đến bà Phủ, vội nói:
- Bẩm cho phép cháu vào chào thím.
- Thím ở nhà quê, không có đây. Vì nay mai, trong một tuần lễ nữa là cùng, chú sẽ được thăng Chánh án.
Điệp mừng rỡ, quên cả cái lễ phép xin ông Phủ đi chào cô Hai, cô Ba, cô Tư, cô Năm. Chàng nói:
- Bẩm Chánh án ạ?
- Phải, Chánh án, mà may sao, ngay tỉnh ta đấy.
- Dạ, chú làm Chánh án tỉnh cháu ạ.
- Phải, cho nên thím về nhà quê, rồi lên tỉnh trước xem nhà cửa để định chỗ kê dọn. À, thế nào? anh đã làm đơn xin bổ chưa?
- Bẩm chú, cháu đã xin rồi, nhưng cả lớp cháu, chưa ai được bổ cả.
- Phải, bây giờ ngạch nào người ta cũng chỉ loại bớt người đi mà thôi.
- Dạ, mấy lớp trước cháu, đến nay cũng chưa bổ hết.
- Ồ, mà làm cóc gì cái nghề giáo học, khó nhọc mà ăn thua gì! Chú tính giá anh cứ xin ngay làm thư ký các tòa lại chóng khá.
- Dạ, bẩm chú, trường cháu chỉ dạy cách làm giáo học thôi ạ.
- Biết rồi! Nhưng mà làm giáo học…
Ông Phủ bĩu môi, lắc đầu, không nói nữa.
- Bẩm chú, nếu nhà cháu khá thì cháu theo học nốt ba năm trên trường Cao đẳng sư phạm.
- Rồi cũng đến giáo học là cùng! Chú tưởng muốn bay nhảy chóng, thì chỉ nên làm thư ký các tòa. Làm thư ký rồi, thì lên tham tá, có thầy tốt thì khó gì không xuất chính được?
- Bẩm xuất chính là thế nào ạ?
- Xuất chính là làm quan chứ gì!
Ông Phủ nói xong mỉm cười, Điệp cũng mỉm cười, cùng có ý kiêu ngạo, mà hai cái kiêu ngạo khác hẳn nhau:
- Bẩm chú làm quan thì cháu tưởng cũng…
Điệp suýt nói hớ, nhưng vội ghìm ngay lời lại và chữa:
- … Cháu tưởng cũng vất vả lắm.
- Nhưng không túng, anh ạ. Mà đi làm các sở các tòa mới đủ tiêu được.
- Bẩm chú, lương giáo học to hơn lương thư ký tòa.
Ông Phủ bật ra một tiếng cười rất gọn:
- Hì! Anh chưa ra đời, anh chưa hiểu. Cứ trông vào lương thì chết!
Nói xong, ông cười nốt một hồi rõ giòn và rõ dài, khiến Điệp phân vân quá.
- Chú nói thực. Anh nên đổi ngạch đi. Vả nằm nhà mà nhờ bổ giáo học, thì đến đời nào? Tiếc làm gì cái nghề năm cha ba mẹ ấy?
Điệp nghe ồng Phủ nói, nghĩ đến cảnh nhà quẫn bách mà buồn. Nhưng đổi ngạch thì bơ vơ, biết nghề gì mà làm? Vả lo được ngót ba trăm bạc để đền lương bốn năm ăn học, thì lấy đâu? Chàng nói:
- Bẩm chú, cháu không thể đổi ngạch được, cháu đành chịu vậy thế thôi.
- Ồ! Ở đời ta phải xoay như con chong chóng mới sống được chứ!
- Bẩm, cháu chả có thể xoay được nghề gì.
- Này! Anh cứ xin từ giáo học, rồi xin bổ thư ký lục sự, tốt đáo để.
- Bẩm cháu phải đền lương.
- Thế à? Bao nhiêu?
- Ngót ba trăm!
- Có là mấy? Nếu anh thuận, chú sẽ xoay cho anh được làm với chú, rồi chú trông nom che chở cho.
- Bẩm người ta không bổ thế ạ.
- Được! sao lại không? Chú có quan thày mạnh lắm. Chú nhờ thì được ngay.
Điệp biết là ông Phủ hết lòng mong cho mình được khá, nhưng giá nhà khá, có tiền đền lại thì còn nói gì. Nghĩ đến nông nỗi nằm nhà, mài cái nghèo túng ra mà ăn, chàng lại càng buồn, nên chỉ thở dài. Ông Phủ nói:
- Nếu anh bằng lòng thì chú hết sức giúp.
- Bẩm chú, cháu được đội ơn chú nhiều lắm rồi.
- Có phải anh chỉ ngại vì món tiền đền lại nhà nước không?
- Dạ!
- Nếu anh không có, thì xin đưa dần. Nếu không xong, thì chú cho mượn, bao giờ có thì trả chú cũng được.
Điệp vui sướng quá, vì không ngờ ở đời lại có một ông bạn nữa của cha cũng tử tế như ông Tú. Bao nhiêu hy vọng về chữ danh, Điệp định trao cả trong tay ông Phủ, nhưng Điệp nghĩ lại, vì nhiều lẽ, lại không muốn thế. Điệp phân vân, khó quyết định quá. Ông Phủ thấy Điệp im lặng, cũng đoán được bụng. Một lúc Điệp nói:
- Bẩm chú, cháu được đội ơn chú nhiều lắm rồi.
Ông Phủ nghe Điệp nhắc lại câu ban nãy, biết rằng chàng chưa dám quả quyết, bèn xui chàng một ý kiến:
- Ơn với huệ quái gì cái vật ấy, con thày cũng như con chú. Anh cứ về bẩm đẻ cho chắc chắn rồi lên chơi chú, nói cho chú biết. Nhưng những việc quan hệ như thế, anh chớ viết thư.
Điệp thấy câu trả lời dễ quá mà từ nãy không nghĩ ra, bèn vội bẩm:
- Dạ, bẩm chú vâng.
Chuyện trò hồi lâu rồi mâm cơm bưng lên, Điệp ngồi ăn với ông Phủ rất vui vẻ. Không ngờ đời chàng lại gặp được những sự may mắn lạ lùng…
Hôm sau Điệp ở phủ về, đem việc cống danh ra hỏi ý kiến mẹ. Bà cử thấy ông Phủ tử tế thì cảm kích, thở dài, nói:
- Thày con mất đi, để lại cho đẻ nnứng ông bạn thật quí, đẻ không biết nghĩ nên thế nào cho khỏi phụ bụng tốt của người ta. Ông Phủ đã hứa hết lòng giúp, việc ấy là thân danh của con, đẻ tùy con định liệu.
- Nhờ ông Phủ nữa thì đời con có hai người ân nhân. Một ông Tứ, nhà ta đâ chịu 'bao nhiêu ơn nặng, chưa biết lấy gì báo đền, nay lại sắp chịu ơn ông Phủ nữa, thì…
- Hay là thôi quách, con? Con viết giấy lên từ chối khéo cũng được?
- Con cũng nghĩ thế, nhưng chờ bổ giáo học thì biết đến bao giờ; một năm, hai năm, mà không biết chừng, kinh tế này, đến ngay như bên trường Nữ sư phạm cũng có nhiều cô phải nằm nhà nữa là! Con chưa có việc ngày nào, con buồn vì đẻ vất vả ngày ấy.
- Cái đó con không ngại. Bề ngoài đẻ khổ, nhưng bề trong đẻ sướng, con biết đâu đẻ được con thảo, dâu hiền, ấy là trời đên công cho đẻ đó.
- Con ngại một điều nữa, là nhờ ông Phủ sợ mất lòng ông Tú.
- Không! ông Tú hẳn mừng cho con chứ việc gì mà mất lòng? Hay là con hãy nên hỏi ý kiến ông Tú trước?
- Vâng con vẫn định bụng bàn với đẻ trước, nếu đẻ bằng lòng hãy thưa lại ông Tú sau; mà nếu đẻ cũng phân vân như con, thì hãy lấy ý kiến của ông Tú để quyết định.
- Phải, ông Tú là người bẻ lái cho gia đinh ta, thi những việc khó khăn này, mẹ con ta nên nhờ ông Tú nghĩ hộ.
Nói đoạn, bà Cử cùng Điệp sắm sửa để sang nhà ông Tú.
Ông Tú nghe tiếng chó cắn, ngó thấy bà Cử, vội vàng khăn áo chạy ra tiếp đón.
Nghe bà Cử thuật lại lời ông Phủ, ông Tú vỗ tay cười, và nói:
- Thế là may cho anh Điệp lắm, còn phải bàn bạc lôi thôi chi nữa?
- Thưa ông, tôi và cháu chưa dám quyết định muốn ràng ông chỉ bảo cho nên thế nào?
- Nên thế chứ còn nên thế nào, thưa bà! Còn gì dễ hơn là việc ấy. Sao anh khõng nhờ ngay ông Phủ hôm qua có tiện không? Việc là việc hay chứ có phải dở đâu mà ngại?
- Thưa ông, tôi chỉ ngại một điều, là không biết lấy gì đền ơn ông Phủ được.
- Người lớn ai cần gì trả ơn. Ồng Phủ này tôi không quen lắm, nhưng nếu có phải bạn học thân với ông Cử nhà ngày xưa, thì đó là bổn phận ông ấy đối với một người bạn đã khuất.
Điệp ngùi ngùi nét mặt đáp:
- Thưa ông…
Ông Tú mỉm cười nhìn Điệp, nhưng thấy chàng có dáng buồn, thì nghiêm lại mà nghe.
- Thưa ông, nhưng đời con không muốn có hai người ân nhân!
- Anh nói dở lắm.
Bà Cử tiếp:
- Thưa ông cháu nói phải đấy ạ. Chúng tôi lấy làm khó nghĩ nhất về chỗ ấy, nên muốn từ chối cái ơn ông Phủ. Chúng tôi được nhờ ông nhiều, đã không biết lấy gì báo đáp, nay lại thêm một người ân nhân nữa, chúng tôi biết làm thế nào?
- Bà nghĩ thế cũng phải, nhưng đàn ông chúng tôi không kỹ tính thế đâu.
Nói đoạn ông Tú cười ha hả, vì rất hởi dạ được câu bà Cử thưởng cho mình. Điệp thưa:
- Bẩm ông, nhưng con không muốn để một ai khác nữa sẽ là ân nhân của con. Bởi vì con chỉ muốn nhận ông là cha thứ hai mà thôi.
Ông Tú thấy Điệp muốn đối với mình đặc biệt như thế, rất cảm động. Nhưng vì muốn cho Điệp chóng công thành danh toại, được sớm bước vào cảnh đời sung sướng, nên ông bảo:
- Tôi cảm ơn nhưng mà…
Nói đến đây, ông Tú thấy tắc, bèn nhìn lên trần nhà để nghĩ, vì ông lại cảm động quá vì lời nói của Điệp:
- Nhưng mà anh cứ nên nghe lời ông Phủ là hơn.
Bà Cử nói:
- Thưa ông lấy gì mà trả ơn ông Phủ?
Điệp tiếp:
- Vâng, mà con cũng không muốn chịu ơn ông.
Ông Tú nghĩ ngay được ý mới:
- Anh bảo anh không muốn chịu ơn ông Phủ, nhưng anh đã trót chịu của ông một cái ơn to hôm thi rồi.
Điệp im, bà Cử im. Ông Tú ha hả cười, giòn như khúc nhạc khải hoàn!
Điệp tuy chịu lời ông Tú, không cãi được, nhưng chưa nhận lời nói ấy là nên theo. Cứ như ý Điệp, thì dù cả bà Cử, ông Tú, lẫn Điệp, dù ba người cùng chung một ý kiến, hoặc từ chối, hoặc nhận lời, nhưng không chắc Điệp đã cho là đúng để thi hành, bởi vì còn thiếu sự quyết định của người thứ tư nữa. Ý kiến của Lan tuy là của người thứ tư, nhưng có giá trị thứ nhất. Điệp bỗng thấy Lan đằng hắng trong buồng, chàng càng mụốn hỏi Lan quá. Tự nhiên, may sao, ông Tú gọi:
- Lấy trầu ăn, con!
Lan ở trong buồng, đáp:
- Vâng ạ.
Điệp mừng lắm. Vì tài nào Lan cũng phải bưng tráp trầu ra ngoài này, thì trong khi bà Cử và ông Tú vô tình, chàng quyết sẽ hỏi ý Lan bằng đuôi con mắt, chắc nàng phải tìm cách trả lời, lúc bấy giờ chàng mới có thể ngả về mặt nào được. Điệp cố ý nhìn vào cửa buồng, hễ thấy có bóng loáng một cái, thì tức là Lan ra đấy, nên lúc nào 'háng cũng sắp sẵn con mắt để làm hiệu cho nhanh. Điệp phấn khởi, trống ngực đã nổi lên, vì chỉ lo Lan nhìn mình nhanh quá, chàng không kịp ra hiệu. Lại lỡ chàng làm hiệu nhanh quá, mà nàng chẳng hiểu chàng muốn nói gì, thì thật là phi mất một dịp tốt. Nhưng không may cho Điệp làm sao, cái tráp trầu xếp xong, Lan lại sai thằng em bé bưng ra! Điệp vừa thất vọng, vừa buồn cười, im im xếp kỹ tất cả bao nhiêu cái “sắp sửa” ban nãy vào bụng!
Thằng bé Xuân lệnh khệnh ôm cái tráp, tréo qua bực cửa, chẳng may lúc bước xuống, vướng quần vào then, ngã đánh oạch: trầu, cau, rơi tung tóe. Xuân khóc rầm rĩ.
Ông Tú và bà Cử chạy lại đỡ Xuân và dỗ dành. Điệp cho đó là một dịp may, hẳn việc quan trọng của đời Lan thì trời bắt nàng phải trao ý kiến cho mình. Vì nàng không hiểu, cố cưỡng, nên tự nhiên cơ hội đó xui nên cho Xuân ngã, đê nàng phải ra bưng lấy cho chàng gặp mặt.
Thì quả nhiên Lan phải chạy ra thực. Nhưng nàng lại không nhìn Điệp! Điệp tức quá, không biết làm thế nào cho nàng ngẩng lên được. Nhưng trong khi bối rối, Điệp cho đôi mắt được bữa tiệc no say!
Rồi may quá bà Cử nói ngay với ông Tú:
- A, sẵn có chị Lan đây, óng và tôi hỏi ngay ý chị ấy xem chị ấy cho thế nào là phải.
Ông Tú cười:
- Vâng, mà ta cũng không nghĩ ra, để tùy bụng chúng nó là phải.
Điệp nở nang khúc ruột. Hẳn phen này chẳng cần phải làm như lối ăn cắp chàng mới biết được ý của ý trung nhân. Trống ngực chàng thình thịch, vì danh phận mình chóng hay muộn, là ở lời thỏ thẻ của người yêu sắp sửa nói ấy. Điệp dỏng tai ra nghe, tủm tỉm cười, trông Lan. Bà Cử lại hỏi:
- Kìa! Thế nào? Chị Lan? Nên hay không nên?
Lan đang nhặt trầu thẹn đỏ hai má, cúi gầm mặt xuống. Điệp nóng ruột, rắp trong tâm hễ Lan nói thế nào, là tán thành ngay cho lời nàng thêm giá trị. Ông Tú cười, giục con:
- Kìa con! Bà hỏi?
Điệp khấp khởi, nhìn Lan bằng đôi mắt nằn nì. Mọi người đều im lặng.
Bỗng Lan ngẩng phắt đầu lên, bỏ cả trầu, cau lẩn tráp đấy, vùng té chạy mất!
Ông Tú phì cười, muốn chừng ông đã liếc thấy cái dáng tưng hửng của Điệp:
- Thôi được, xin bà cứ cho anh ấy nghe lời ông Phủ. Bà và Điệp có bụng tốt đối với tôi, như thế là đủ đền công tôi rồi. Vả anh Điệp đã trót nhờ ơn ông Phủ rồi kia mà!
Bà Cử và Điệp ngồi yên lặng. Ông Tú lại nói:
- Thôi, không còn nên phân vân gì nữa. Cứ nhận lời đi.
Bà Cử nói:
- Nhưng mà…
- Thôi, bà còn nhưng mà làm gì nữa.
Điệp cũng nói:
- Nhưng mà…
- Thôi, đã định hỏi ý kiến tôi, thì nên nghe tôi kẻo phụ bụng tôi. Ông Phủ ngày trước tôi chỉ hơi quen, có gặp một vài bận, lúc ấy ông còn gầy như cái tăm…
Điệp bật cười, nói:
- Bẩm bây giờ ông ấy không gầy nữa ạ.
Ông Tú ngạc nhiên đứng dậy, vòng hai tay ra đằng trước, hỏi:
- Béo thế này nhé.
- Bẩm hơn nhiều ạ.
- Làm quan, béo là thường. Hễ cứ từ Tri phủ trở lên, là anh nào cũng béo gù cả lưng!
- Bẩm ông Phủ cũng gù lưng ạ. Giá bây giờ gặp ông ấy, chắc ông lạ lắm.
- Ngày trước tôi không thích bạn với hắn, vì hắn tinh quái, xỏ xiên lắm. Nhưng người ta hay vì địa vị, cảnh ngộ và hoàn cảnh mà đổi tính, cho nên bây giờ lão ấy mới tử tế thế đấy.
Chợt Điệp, nghĩ đến ông Phủ: nào tiếp đãi lãnh đạm, nào ăn nói vồn vã, nào dáng điệu bệ vệ, nào cử chỉ giản dị, nào mặt mũi thâm ác, nào bụng dạ nhân từ. Điệp không hiểu làm sao, trong một người mà có những cái tương phản nhau quá lắm thế. Điệp nghĩ vậy, rồi buột mồm hỏi:
- Bẩm ông, con nhờ ông Phủ, liệu có điều gì đáng ngại không ạ.
Ông Tú không muốn vì lẽ gì Điệp bỏ lỡ một dịp tốt về công danh, bèn quả quyết nói:
- Không ngại gì cả. Có gì xảy ra, tôi xin chịu trách nhiệm!
Công việc bàn bạc ổn thỏa, hôm sau Điệp đi trả lời ông Phủ, nhưng trong bụng vẫn hậm hực, vì không biết Lan có thuận cho mình bỏ nghề giáo học hay không.

No comments:

Post a Comment