Nguyễn Việt
Nữ
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Sám Hối là một thông điệp hòa bình trong nội tâm ta và cho thế
giới, thường xảy ra trong những dịp lễ hội.
Sau mùa đông tuyết giá, cây cội trơ cành, trời mây u ám là
nắng ấm tỏa lan, mầm non hé nụ, hoa lá xanh tươi, lòng người nô nức mừng Xuân đến
với vũ trụ.
Người Việt Nam ta rộn ràng lo đón Tết, những
tràng pháo được nổ vang như phá tan những gì xui xẻo, sân hận của năm cũ.
Bất luận giàu nghèo, nhà nào cũng cúng Giao
Thừa dưới nhiều hình thức để mời tổ tiên ông bà về sum họp trong những ngày đầu
năm mới. Tùy tín ngưỡng, chúng ta thường cúng lạy tại tư gia hay đi chùa, nhà
thờ, thánh thất để cầu nguyện Phật, Chúa ban cho những điều ước muốn.
Người ta viếng thăm nhau, chúc tụng nhau những
điều tốt đẹp nhất với tiền “Lì Xì” cho con cháu ấu thơ.
Trong tất cả những lời cầu và chúc đó,
lời quan trọng nhất là cầu Sám Hối.
Vậy Sám Hối là gì?
Sám là ăn năn những việc ác đã làm, thề xin
chừa bỏ, không dám tái phạm.
Hối là hối cải những điều ác chưa làm, thề
không bao giờ làm và nguyện chỉ làm điều thiện.
Nếu mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều ngừng lại
vài phút trước khi đi ngủ, suy xét những việc làm trong ngày và hôm sau thức
dậy quyết tâm thực hành Sám Hối, bỏ ác,
dù điều ác chỉ hiện ra trong tư tưởng ngày hôm
trước, nhưng hôm sau vẫn hối cải, không nghĩ tới, thế vào đó, tìm việc thiện mà
làm ngay ngày sau để "chuộc lỗi".
Nếu mỗi người làm được như vậy thì gia đình
mình hạnh phúc và không gây đau khổ cho gia đình khác, nhờ đó, xã hội, đất nước
hết chiến tranh, thế giới được hòa bình.
Nhưng vì lòng tự ái của chúng ta quá lớn khiến
ta chủ quan, làm khả năng phân biệt thiện, ác của ta không còn sáng suốt. Hay
lắm khi ta sáng suốt nhận biết ta làm tội, nhưng lại không có can đảm chừa tội.
Vì thế, muốn thực hành Sám Hối để đem lại an lạc cho bản thân ta, từ đó đem lại
an bình cho xã hội, ta cần lắng nghe sự phê phán của người khác để nhận thấy
sai lầm mà sửa chữa.
Điều nầy khó quá, cũng vì tự ái! Bởi khi ta
yêu ta quá mà bị người khác chỉ trích, ta khó chịu vô cùng! Chẳng những không
nghe để tu sữa, ta còn thù ghét người vạch cái lỗi của ta. Rồi ta lại biến ơn
thành oán, cho nên oán oán chập chùng!
Bởi thế chúng ta đã phải sống triền miên trong
chiến tranh chết chóc; do đó gia đình ta, và chính bản thân ta không được an
lạc, nội tâm ta không hạnh phúc tí nào.
Nhưng may thay cho nhân loại, chúng ta còn
được nghe những lời dạy Sám Hối rất bổ ích của nhiều nhân vật đã khuất bóng hay
còn hiện tiền với chúng ta. Trước tiên:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy về Sám Hối thế
nào?
Hàng ngàn năm trước Tây lịch, muốn khuyến
thích tội phạm từ bỏ tội ác và thể hiện hạnh từ, bi, hỉ, xã, Đức Phật Thích Ca
đã dạy rằng, có hai con người đáng kính trọng: một là người không bao giờ làm
lỗi, hai là người đã làm lỗi mà quyết tâm ăn năn chừa lỗi và vĩnh viễn không
bao giờ tái phạm.
Còn Thiên Chúa Giáo, xin đơn cử những năm cuối
thiên niên kỷ thứ II Tây lịch, có nhiều nhân vật nổi tiếng đã nêu
gương trong sáng về Sám Hối và kêu gọi thế giới Sám Hối. Rồi sang ngàn năm thứ
III hiện nay, lại còn thêm nữa.
Trước hết là gương của Đức cố Giáo Hoàng Phao
Lồ đệ Nhị (1920—2005)
Ngài gửi từ Vatican ngày 14 tháng 11, 1994 một
thông điệp gồm 16,000 chữ, dài 17 trang gồm một chương trình làm việc cho các
giáo dân, gồm những buổi tỉnh tâm, hội thảo và nghi lễ phải thực hiện từ ngày
ấy cho đến năm 2,000 là năm Tòa Thánh tưởng niệm 2.000 năm thành lập Giáo Hội.
(Los Angeles Times: “To enter New Millennium, Pope says, Church Must Confess”,
tờ Seattle Times World đăng lại ngày 15/11/1994 và báo Việt Nam Times Seattle
chuyển ngữ)
Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dạy rằng:
"Giáo Hội không thể bước vào ngưởng cửa của thiên niên kỷ mới mà không
khuyến khích đàn con cái Chúa, qua dọn mình sám hối, tự thanh khiết chính mình
để vượt qua những lỗi lầm quá khứ, như sự mâu thuẩn cũng như đôi lúc đã hành
động quá chậm chạp". Đức Thánh Cha thẳng thắng nói: "Một chương đau
buồn khác của lịch sử mà những người con cái Chúa không thể không nhìn lại với
niềm ăn năn thống hối. Đặc biệt là trong vài thế kỷ, Giáo Hội đã tỏ ra thiếu
khoan dung và đôi lúc đã dùng cả bạo lực để phụng sự chân lý.”
Ngài còn nhìn nhận: "Những trang sử đen
tối của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ II là : cuộc chiến thập tự quân, với
những vị giáo hoàng chơi bời phóng đảng và ham mê quyền lực đã tạo nên sự nổi
dậy của Tin Lành, việc thành lập các toà án dị giáo. Và gần đây là sự truyền bá
phúc âm bằng sức mạnh tại tân thế giới; sự thiếu khoan dung với các tôn giáo
khác; sự thất bại trong việc tỏ thái độ mạnh mẽ và không kịp thời chống lại nạn
nô lệ tại Hoa Kỳ cũng như vấn đề diệt chủng người Do Thái ở thế kỷ nầy”
Như vậy Đức Thánh Cha còn minh thị cho rằng sự
im lặng không lên tiếng kịp phản đối, để Hitler diệt chủng người Do Thái trong
thế kỷ XX cũng cần Sám Hối.
Tiếp theo là cựu Tổng Thống Boris
Yeltsin (1931—2007) vốn thuộc thành phần lãnh đạo Cộng Sản Quốc Tế,
Tổng Thống đầu tiên của nước Nga dân chủ.
Ông Yeltsin thuộc thành phần “Dính máu” của
chế độ Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, nhưng sau khi cái nôi Quốc Tế tan rã
năm 1991, ngày 17 tháng 6 năm 1992 khi đến thăm Hoa Kỳ là nước
cựu thù, ông đã tuyên bố trước lưởng viện Quốc Hội Hoa Kỳ rằng:
"Chính chủ nghĩa Cộng Sản là nguyên nhân
của sự xung đột, sợ hãi trên thế giới. Chính chế độ Cộng Sản tạo ra sự hận thù
trong xã hội.”
Trước kẻ mà vào Cách mạng tháng 10 năm 1917 của
đảng Cộng Sản quốc tế Bôn-sê-vích của mình đã thề sẽ tiêu diệt, Tổng Thống
Boris Yeltsin nói rằng:
"Vì chủ nghĩa Cộng Sản mà nhân loại đã
phải sống hãi hùng trong gần cả thế kỷ, đã suýt bị hủy diệt bởi những kho vũ
khí khổng lồ do ‘bộ máy chuyên chính, điên rồ chế tạo không biết phỉ’ mà thực
tế không cung cấp nỗi cho người dân một ổ bánh mì và một miếng thịt, là nhu cầu
tối trọng yếu của một con người”.
Tổng Thống Yeltsin đã thành khẩn sám hối trước
Quốc Hội Hoa Kỳ: "Lý trí đã thắng sự điên rồ" và “Cộng Sản không có
bộ mặt loài người”.(Trích “Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ” hay “Yêu và Bị
Yêu”, Nguyễn Việt Nữ, tr.223, 224)
Sáu năm sau, Tổng Thống Yeltsin càng tích cực
chứng minh bộ mặt của loài quỉ sa tăng chứ không phải loài người của Lenin hơn
nữa: xóa bỏ một cách dã man triều đại Sa Hoàng Nicolas II và gia đình để làm
cái gọi là "Cách Mạng tháng 10" năm 1917, đặt nền tảng cho quốc
tế Cộng Sản, mà thời trai trẻ mới lớn (14 tuổi) ông Yeltsin đã không biết nên
tham gia Cách Mạng tận tình. Ông đã xóa bỏ lỗi lầm trong quá khứ cho thế hệ
tương lai của xứ sở ông bằng cách đích thân đi dự lễ Cải Táng cho Sa Hoàng.
Lenin đã hạ lệnh tàn sát chẳng những vua
Nicolas II, vợ vua là hoàng hậu Alexandra, và 4 người con mà còn
giết cả những người hầu cận, từ bác sĩ gia đình cho đến anh đánh xe
của Sa Hoàng, cả người đầu bếp . Bọn Vệ Binh Đỏ bắt gia đình nhà vua
xếp hàng ngang như để chụp hình kỷ niệm rồi lấy súng bắn xối xả vào những người
nầy. Bắn xong họ còn sợ có người chưa chết nên còn lấy lưỡi lê đâm vào xác
chết. Giết xong, họ còn phóng hỏa để phi tang!!
Đó là ngày 17 tháng 7 năm 1998,
đúng 80 năm sau ngày thảm sát nầy, chính Tổng Thống Yeltsin đã kính cẩn cuối
đầu trước hài cốt của Sa Hoàng và gia đình.
Thật ra hài cốt của vua và hoàng hậu không hề
tìm thấy được để gọi là “lễ cải táng”? Nhưng buổi lễ vẫn được cử
hành trọng thể cùng với hài cốt 4 người giúp việc đã được đặt vào hầm mộ của
nhà thờ St. Peter và St Paul, một nơi tôn nghiêm vốn vẫn dành cho sự mai táng
các Sa hoàng từ thời Peter Đại Đế, và Tổng Thống Boris Yeltsin cũng phát biểu
những lời đầy ý nghĩa:
“Việc hành quyết Sa hoàng Nicolas II là
một trang ô nhục nhất cho lịch sử của nước Nga.” Vì ngoài cái chết
khởi đầu của gia đình Sa Hoàng, cuộc cách mạng tháng 10 Nga (1917--1939) đã
giết chết 16 triệu người Nga, nên Boris Yeltsin đã kêu gọi sự Sám Hối của toàn
thể dân tộc Nga đối với nạn nhân của sự căm thù chính trị mà 80 năm qua, nhà
cầm quyền Xô Viết cũ của ông đã cố tình bóp méo lịch sử của nước Nga.
Cũng như Đức Giáo Hoàng Phao Lồ II, ông
Yeltsin cũng hối hận về sự im lặng trước tội ác khủng khiếp: "Chúng tôi đã
giử im lặng trước tội ác ghê tởm đó trong nhiều năm dài tội lỗi ấy. Tất cả
những người đã nhúng tay vào vụ hành quyết nầy và những người đã tìm cách chạy
tội, đều là thủ phạm. Người ta không có quyền nại lý do vì nhu cầu chính trị để
biện minh cho một tội ác có tính cách tùy tiện để tự lừa dối chính mình....Đó
là lý do tại sao hôm nay tôi đến đây trong tư thế của một con người bình
thường và đồng thời cũng với tư cách một tổng thống. Tôi xin cuối
đầu trước những nạn nhân của một vụ sát nhân vô đạo”
Yeltsin còn mạnh mẽ lên án Lenin và đảng Cộng
Sản Bôn-sê-vích mà ông cũng trưởng thành từ đó:
"Chúng ta hãy truy tìm những người chịu
trách nhiệm trực tiếp về vụ án nói trên. Tất cả những toan tính nhằm thay đổi
cuộc sống bằng bạo lực đều phải bị cực lực lên án...Chúng ta phải chấm dứt thế
kỷ nầy, một thế kỷ đầy máu và vô luật pháp đối với nước Nga, bằng sám hối và
hòa giải”.
Đó là những lời Sám Hối của hai nhân vật thế
lực trong thiên niên kỷ thứ II.
Sang thiên niên kỷ thứ III. của ta hiện giờ,
nạn nhân của Lênin&Stalin cũng như đương kiêm Tổng Thống Nga còn có những
hành động tích cực thêm nữa.
Trước hết là nước Georgia, dù Liên Bang Xô
Viết tan rã từ năm 1991, nước nầy hết bị nhuộm đỏ, nhưng tượng sắt khổng
lồ của Josef Stalin dựng từ năm 1952 vẫn còn tại thành phố Gori của
cựu thuộc địa Georgia.
Nên ngày 25 tháng 6 năm 2010 Tổng Thống
Georgia quyết ban lệnh hạ tượng tên đồ tể nầy xuống để không còn dấu vết “Xô
Viết” tí nào nữa trên đất nước độc lập của ông.
Biểu quyết lịch sử của viện Duma Nga và khu
rừng thảm sát Katyn
Kế đến là viện Duma của Nga (tương đương Quốc
Hội của Tây phương) đã biểu quyết làm sáng tỏ một tội láo khóet lịch
sử của đảng Cộng Sản Bôn-sê-vích Nga.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1939—1945), tháng 9 năm 1939 khi Hồng Quân Liên Xô xâm
chiếm Ba Lan trong thế chiến thứ II, Josef Stalin bắt trên 25,000 sĩ quan và
binh sĩ Poland giải về Nga giam trong nhiều trại tù giáp biên giới Balan. Rồi
tháng 3 năm 1940 Stalin ký cho phép “thủ tiêu” đám tù binh nầy.
Mãi đến năm 1943, khi Hitler xua quân Đức
tấn công vào Nga họ mới phát giác tại khu rừng Katyn có nhiều mộ chôn tập thể,
tổng cộng khỏan 22,000 xác.
Đảng Cộng Sản Liên Xô từ đó cứ tuyên bố là lực
lượng Nazi Đức Quốc Xã giết. Cứ đổ tội qua lại, Xô-Viết mở nhiều cuộc điều tra
kéo dài mãi cho đến năm 1990 người lãnh đạo Liên Xô cuối cùng là
Mikhail Gorbachev mới xác nhận rằng do mật vụ Soviet-NKVD giết.
Boris Yeltsin là Tổng Thống Nga đầu tiên sau
khi Xô Viết sụp đổ (1991-1999), đảng Cộng Sản Nga còn cấu xé nhau tơi bời vì sự
tan rã, và cả chuyện Katyn. Nước Nga hậu Liên Bang Xô Viết, dù có Mỹ cứu trợ
nhưng dân chúng cũng đói khổ tơi bời như Việt Nam hiện tại, nên chuyện mồ chôn
Katyn vĩ đại chưa ngã ngũ ra sao,Yeltsin rời chức vụ để về hưu năm 1999.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin kế tiếp
(2000-2008) vẫn điều tra, với sự lên tiếng của chính phủ Ba Lan, biết ai là thủ
phạm rồi nhưng còn không dám nhìn nhận vì bản thân Putin là thành viên của mật
vụ Xô Viết KGB, mà hệ thống giết người Soviet—NKVD là tiền thân của KGB. Chờ
cho đến năm chót tại chức là năm 2008 Putin mới chịu lên tiếng công nhận.
Tổng Thống Dmitry Medvedev đắc
cử đã thực hiện một sự thay đổi ngọan mục chẳng những cho nước Nga
mà còn được thế giới văn minh ngưỡng mộ. Vladimir Putin xuống làm Thủ Tướng của
chính phủ Dmitry Medvedev.
Không gì diễn đạt tin tức bằng hình ảnh, như
truyền hình, phim tuồng..v.v
Những tin tức gì tuy nghe quá ghê rợn, nhưng
nó càng khủng khiếp khi thấy, những chia ly phân tán vợ chồng, con cái đau khổ
trong chiến tranh không gì bằng tai nghe, tim nhói đau khiến con người chắc
chắn không bao giờ còn dám để xảy ra một lần nữa lọai “Cách mạng tháng Mười năm
1917”!
Đạo diễn người Balan từng đọat giải
Oscar, là Andrzej Wajda (sanh 1926) có cha cũng bị giết trong số 22,000 binh sĩ
Ba Lan nầy, nên sau các phim nổi tiếng như "The Man of Marble" và
"The Man of Iron", từ năm 2007, ông dựng phim về khu rừng tử thần
Katyn, mục đích Andrzej Wajda chỉ muốn nêu lên sự thật lịch sử, khiến người Ba
Lan rất xúc động.
Phim Katyn này từ đầu năm 2010 lại được trình
chiếu trên các đài truyền hình Nga, có thể sự xúc động của dân Nga đã đóng góp
một phần đến biểu quyết của quốc hội Nga?
Ngày 26 tháng 11 năm 2010, dù lúc ấy đảng Cộng
Sản Nga vẫn cố bào chữa cho Stalin được “vô tội”, nhưng Viện Duma đã chính thức
nhìn nhận là cuộc thảm sát tập thể 22,000 tù binh Ba Lan ở rừng Katyn là do
Josef Stalin ký lệnh hạ sát!
Báo chí thế giới chỉ loan tin tổng quát
về việc làm của viện Duma Nga, nhưng nếu ta vào Google bấm Katyn massacre sẽ thêm nhiều chi tiết,
như Josef Stalin hạ lệnh giết tập thể tù binh POW Ba Lan bằng lệnh hành quyết
số NKVD Order № 00485 do
chính ông ta ký ngày 4 tháng 4 năm 1940.
Trụ sở mật vụ Soviet-NKVD ở Kalinin (tên
hiện tại là Tver) có cất một cái hầm phía dưới với nhiều phòng trang bị đặc
biệt để tra tấn tù nhân, rồi dẫn vào phòng gọi là “Phòng Lenin” (Leninist room)
để sau khi bắt tử tội xướng danh cho đúng tên tuổi, thì lệnh giết người đó của
hung thủ Stalin tức khắc được thi hành.
Tài liệu còn tính rằng để giết một số tù của
một trại gồm 7, 8 ngàn người, mật vụ Soviet-NKVD phải bắn với cấp số 300 người
mỗi đêm, trong 28 đêm liên tục!
Suốt thời gian Josef Stalin kế vị Lenin cho
đến khi bị Nikita Khrushchev hạ bệ năm
1956, Stalin đã ra lệnh giết 880,000 người!
Khi Viện Duma chịu kết tội Stalin, tức nhận
tội ác giết người tập thể về phần mình, Ba Lan rất khen ngợi Nga, và như vậy
tình thân hữu giữa hai quốc gia từng là thù địch nhau qua nhiều thập
niên, khi Ba Lan bị nhuộm đỏ và đặt dưới ách thống trị của Cộng sản
Liên Xô cũng như Georgia đã coi như xóa nhòa trong lòng hai dân tộc.
Chỉ nửa tháng sau ngày “can đảm” (26/11/10)
nhận tội của Viện Duma, đạo diễn Andrzej Wajda được Tổng Thống Nga Dmitry
Medvedev gắn huy chương tưởng thưởng, đó là ngày 7 tháng 12 năm
2010.
Vậy là đầu năm 2010 phim “Katyn” được chiếu
tại Nga, cuối năm 2010 đạo diễn Andrzej Wajda được Tổng Thống Nga gắn huy
chương khi ông đến viếng Ba Lan.
Ước mong năm mới 2011 có nhiều mối thù giữa
hai quốc gia chỉ mới giao hảo xã giao đầu năm, nhưng đến cuối năm tiến tới nhạt
nhòa thù hận được như vậy.
Tuy dân chúng không thể hòan tòan bỏ qua quá
khứ, nhưng lãnh đạo hãy cứ quyết tâm hàn gắn vết thương, rồi thời gian sẽ chữa
lành vết đau chiến tranh.
Tổng thống Nga Dmitry
Medvedev nghiêng mình mặc niệm và sám hối tại quảng trường trung tâm của cố đô
Kraków (Ba Lan)
Còn tại Việt Nam, các lãnh tụ cộng sản đang
Sám Hối ra sao? (Còn tiếp)
Nguyễn Việt
Nữ
No comments:
Post a Comment