Tuesday, June 25, 2013

NHÂN 50 NĂM THÍCH QUẢNG ĐỨC NGHE QUÁCH TÒNG ĐỨC KỂ CHUYỆN NGÔ ĐÌNH DIỆM


Nguyễn Việt Nữ

Theo thông cáo báo chí của Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc Tế tại Paris, “Chủ nhật ngày 9.6. 2013, chùa Pháp Luân tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã tổ chức một Ngày Hội có ý nghĩa và quan trọng gồm ba phần : Đại lễ Phật Đản, Lễ Kỷ niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, và Hội thảo Tự do Internet”.

Ngọn đuốc Thích Quảng Đức  xảy ra ở Saigon ngày 11 tháng 6 năm 1963, những năm sau đó các tổ chức tin tưởng “Trái tim bất diệt”  hàng năm đều cử hành lễ kỷ niệm,  đến năm nay là 50 năm (11.6.1963—11.6.2013) càng có nhiều chùa khắp Âu châu, Úc, Á, Mỹ châu  đồng loạt cử hành lễ tưởng niệm Bồ Tát vị pháp thiêu thân bởi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, ra lệnh gở cờ Phật giáo Quốc tế nhân Lễ Phật Đản năm 1963.

 Ngược lại nhóm ông Liên Thành và Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu thì phản đối, cho đó là một án mạng, vì không làm gì có lệnh gở cờ và việc tự thiêu mà chỉ là “bị thiêu”. Những vấn nạn của phe chống đối cũng có những chi tiết đáng chú ý. Trong khoảng thời gian dài nửa thế kỷ như vậy, ngọn đuốc Thích Quảng Đức dễ dàng bị mờ mịt dưới lớp bụi thời gian.

 Vậy vì đại cuộc chống giặc Bắc triều xâm lược, ta thử bình tỉnh phân tích với công tâm phần trình bày của những nhân chứng trong cuộc hiện còn sinh tiền của cả hai phe  để hi vọng tìm ra sự thật lịch sử hầu xóa bỏ đi mối “hận thù tôn giáo”.

                                                XXXXXXXXXXX

Trước khi  đi sâu vào chủ đề,  xin giới thiệu ông Quách Tòng Đức là ai để độc giả hiểu được tầm quan trọng những móc lịch sử sẽ nêu ra sau đây.

Tiểu sử ông Quách Tòng Đức do cựu Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lâm Lễ Trinh viết
Cả hai nhân vật nầy đều cùng phục vụ dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông QTĐức hiện ở Pháp quốc, ông LLTrinh ở tiểu bang California, Mỹ quốc:

“Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức --(hiện ở Pháp quốc) luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư Pháp và được thăng trật Chủ Tịch Tham Chính Viện năm 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố Tụng Tổng Quát của thị xã Paris, thời thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khỏe không tốt như trước.

(Ghi thêm: QTĐức sanh 1917+ 89 tuổi=vậy LLT viết bài 18 trang nầy năm 2006)
Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai đoạn chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

Lần đầu gặp Chí Sĩ Ngô Đình Diệm
Ông Quách Tòng Đức sanh tại An xuyên năm 1917, thuộc một gia đình trung lưu, đậu cử nhân và Cao học Luật Đông Dương năm 1941, Đại học Hà Nội, sau khi lấy bằng tú tài tại trường Pétrus Ký, Sàigòn. Ông thuộc toán cử nhân đầu tiên gồm có Nguyễn Thành Cung và Lê Văn Mỹ thi đậu năm 1942 vào ngạch huyện, phủ tại Miền Nam Việt Nam mà cấp bậc cao nhứt là Đốc Phủ Sứ thượng hạng ngoại hạng tương đương với chức Tổng Đốc đứng đầu tỉnh ở ngoài Trung và Bắc. Khi vua Bảo Đại chỉ định Trần Văn Hữu lập Chánh phủ, Thủ Hiến Nam Việt Thái Lập Thành (xuất thân là một Đốc Phủ Sứ như các ông Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Tấn Nẩm, Dương Tấn Tài, Lê Quang Hộ…) bổ nhiệm ông Quách Tòng Đức năm 1951 làm Chánh Văn Phòng và thiếu tá Dương Văn Minh, Chánh Võ Phòng. (……)

Ngày 26.10.1956, từ Thủ Tướng trở thành Tổng Thống, ông Diệm thiết lập nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam . Quân đội tổ chức một cuộc diễn binh huy hoàng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Sàigòn dưới quyền điều khiển của Dương Văn Minh, vừa vinh thăng Thiếu tướng sau khi tảo thanh xong Bình Xuyên taị Rừng Sát. Ông Quách Tòng Đức thay thế Đổng Lý Tôn Thất Trạch cuối năm 1954 và giữ chức vụ này cho đến ngày quân đội đảo chánh năm 1963 (Hết trích)
                       
Bên phía Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại.

Điển hình là trong  Lễ Kỷ niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức ngày 9.6. 2013, chùa Pháp Luân tại thành phố Houston, tiểu bang Texas thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, có nhân chứng Nguyên Trung Ngô Văn Bằng phát biểu về  lệnh tập trung tại Suối Lồ Ồ của ông cố vấn Ngô Đình Nhu để trấn áp sinh viên Huế vì họ và các giáo chức Đại học Huế “đứng về phía Phật giáo Việt Nam đang tranh đấu chống bạo quyền Ngô Đình Diệm”

Phe chống đối như Liên Thành cho rằng nhân chứng nầy không giá trị, vì Nguyên Trung Ngô Văn Bằng cùng bên phe Phật giáo chống Thiên Chúa giáo.

Vậy ta thử dùng nhân chứng là những nhân vật trong chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, như ông Quách Tòng Đức, cựu Đổng Lý văn phòng bên cạnh Tổng Thống suốt 9 năm xem ông nói gì về vụ cấm treo cờ Phật giáo (hay gở cờ Phật giáo), xem có “lạm quyền, gia đình trị” không? Còn về vụ Suối Lồ Ồ ..v.v.?

Xin phép nói Về lệnh tập trung tại vùng Suối Lồ Ồ, Huế của GHPGVNTN trước vì mới nghe đây:

Ngày 9 tháng 6 năm 2013, Giáo sư Võ Văn Ái giới thiệu về nhân chứng:

Giáo sư Nguyên Trung Ngô Văn Bằng, một giáo chức đấu tranh trong những ngày lửa bỏng ấy, đã can đảm nói lên sự thật của Phật giáo Huế ngay giữa lòng chế độ, tại Suối Lồ Ô, nơi huấn luyện chủ thuyết Nhân vị cho các giáo chức đại học, nơi chế độ đang muốn giới này viết Kiến nghị phản đối Phật giáo. Giáo sư Ngô Văn Bằng nói:

 “Kính thưa liệt quý vị, tôi xin nói về một cuộc đấu tranh của Giáo chức đại học Việt Nam. Lúc đó quý vị biết lửa đã cháy lên ở Huế thì đầu tháng 6 chúng tôi được lệnh tập trung tại Suối Lồ Ồ để học về quốc sách Ấp chiến lược, và trong buổi học đó toàn thể cao cấp nhứt của chính quyền cũng như của đại học đã dàn một cái mặt trận để mà trấn áp giáo chức đại học, làm thể nào để ra một bản Tuyên ngôn để chống đối lại những cuộc biểu tình của sinh viên tại Huế.

“Trong tất cả những người ở dưới hội thảo viên có một số chống đối và một trong những người chống đối nhiều nhất là ông Kỹ sư Lê Viết Ngạc và Giáo sư Nguyễn Đăng Thục. Còn trên bàn chủ tọa là cả một tai to mặt lớn, ông Viện trưởng Nguyễn Văn Thới, ông Bộ trưởng Trương Công Cừu, ông Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Khoa trưởng Đại học Luật, ông Vũ Quốc Thông, Khoa trưởng Viện Quốc gia Hành chánh, thì tất cả buổi tranh luận suốt cả một ngày qua đêm mà áp lực từ Phủ Tổng Thống, tức là ông Ngô Đình Nhu, chỉ thị là phải có bản Tuyên ngôn để lên án sinh viên Huế.

“Đến 10 giờ đêm không khí rất là căng thẳng, thì tôi là người xin lên phát biểu cuối cùng.

“Thưa quý vị, lúc đó tôi chỉ là một người Phụ giảng viên vừa được về lại trường Đại học Sư Phạm, là cấp thấp nhứt trong đại học, tôi lên tôi nói với tất cả tấm lòng của mình, tôi nói với tất cả nỗi niểm xúc động của thanh niên Huế có một lý tưởng tự do, dân chủ và tất cả tôi nói quý vị ngồi ở đây nhưng thanh niên, đồng bào Huế đang trong lửa đạn, chó bẹc-giê, xe tăng, lựu đạn cay, lựu đan mù và súng đạn mà các em các anh sinh viên, Gia đình Phật tử đã xông pha trước những hiểm nguy đó. Có những người chết và một trong những sinh viên của chúng tôi là có một người em là Thánh tử đạo ở đó.

“Sau khi tôi nói xong thì một tràng pháo tay vang dội như vậy và chứng tỏ rằng không thể kéo dài được nữa. Cho nên họ yêu cầu bỏ phiếu và phiếu cuối cùng là KHÔNG. Cái tiếng KHÔNG của Giáo sư Nguyễn Đăng Thục đọc lên cả hội trưởng lại vỗ tay vang dội. Tức là tất cả giáo sư đại học không chấp nhận cái bản Kiến nghị đó. Có nghĩa là giáo sư đại học đã đứng về phía sinh viên, đứng về phía Phật giáo Việt Nam đang tranh đấu chống bạo quyền Ngô Đình Diệm.

“Lúc đó là ngày thứ ba. Sáng mai lại, ngày 9 tây tháng 6 năm 1963, thưa quý vị, đúng 50 năm là ngày hôm nay, chúng tôi về Saigon đi vào chùa Ấn Quang một cách rất hiên ngang. Bởi vì tuổi trẻ không ngại ngùng chi hết, nhưng thật sự quý vị không biết là công an dày đặc trên đường Sư Vạn Hạnh và trước cổng chùa, trong khi cư dân chúng quanh rất là lo sợ. Cuối cùng tôi cũng lọt vào được phòng Thầy Thiện Minh ở cuối dãy hành lang. Chỗ đó sau này Thượng tọa Trí Quang cũng ở đó.

“Tôi ngồi tường thuật lại tất cả sự kiện Suối Lồ Ô cho ngài biết, thì bỗng cửa phòng mở, có một vị Thượng tọa đi vào, sau lưng là một hai thanh niên tăng. Tôi chưa kịp nhìn đã thấy ngài qùy xuống và dâng sớ lên ngang trán của mình. Thưa qúy vị, đó là Thượng tọa Thích Quảng Đức đang dâng thư xin tự thiêu sau nhiều ngày xin nhưng chưa được. Tôi nghe Thượng tọa Thiện Minh mời Thượng tọa Quảng Đức ngồi. Sau đó hai ngày, ngày 11.6, nghe tin Ngài tự thiêu.

“Thưa quý vị 50 Năm qua rồi nhưng tất cả hình ảnh đó vẫn còn hiển hiện trước mắt tôi. Đó là những trang sử rất hào hùng của Phật giáo”. (Hết)

Như vậy là “Thượng tọa Thích Quảng Đức dâng thư xin tự thiêu sau nhiều ngày  nhưng chưa được, đến ngày 11.6 mới được”. Vì lý do gì mà Thích Quảng Đức phải xin chết nhiều lần như vậy? Theo giáo lý Phật giáo, giết người khác là bị cấm, nhưng tự giết mình vì đại cuộc là một đức vị tha cao cả. Trái hẳn với Ki-Tô giáo, không bao giờ được tự tử, cho nên phán đoán cái chết theo nhãn quan người khác niềm tin là cãi nhau hoài bất tận.
Chỉ còn soi sáng xem xã hội miền Nam thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sự hi sinh của Thích Quảng Đức và các vị Thánh tử đạo khác có xứng đáng không?

Ông cựu Đổng lý văn phòng Quách Tòng Đức sẽ soi sáng
Bằng câu chuyện  “Mạn đàm với cựu Đổng Lý Quách Tòng Đức” của Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tài liệu dài đến 18 trang có thu âm của hai nhân vật hiện còn khỏe mạnh.
Bài nói  đến nhiều nhân vật, nhiều vấn đề trong 9 năm cầm quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.  Khi nào tới đâu chúng tôi sẽ trích dẫn phần liên hệ.
A.   Phần về “Gia đình trị”
1.     Có đoạn ông Lâm Lễ Trinh viết (nguyên văn):  “Người viết có yêu cầu ông Quách Tòng Đức cho biết trong gia đình họ Ngô, ai là người gây tiếng tăm bất lợi cho chế độ. Suy nghĩ một phút, ông Đức đáp: TGM Thục và bà Nhu. Đặc biệt trong giai đọan Phật Giáo (….)

“Ngoài chức vụ dân biểu Quốc Hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào Phụ nữ Liên đới. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò đệ nhứt Phu nhân vì Tổng Thống độc thân. Tuy bất bình về những lời tuyên bố châm dầu vào lửa của người em dâu trong vụ Thích Quảng đức tự thiêu ngày 11.6.1963 (đặc biệt với câu “monks’ barbecue”), ông Diệm không công khai phủ nhận vì ngại đụng chạm đến ông Nhu vào một giai đoạn rối như tơ vò. Chính ông Nhu, với tánh hay nhường nhịn cho yên nhà yên cửa, cũng không kiểm soát nổi lối phát ngôn của vợ…..” (Hết trích)

2.     Kế đó là hai người em Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.
Ông Quách Tòng Đức nói: “Dư luận cho rằng trong năm chót của chế độ, trước cuộc binh biến 1.11.1963, ông Nhu – trên thực tế – là một “Tổng Thống không ngôi” vì có nhiều quyền lực, làm lu mờ vai trò của ông Diệm nhưng quyền bính hiến định vẫn ở trong tay ông Diệm bị tấn công tứ phiá, bên trong lẫn ngoài nước. Không có một văn kiện chánh thức nào bổ nhiệm ông Nhu lẫn ông Cẩn làm Cố vấn Chánh phủ. Chính các đoàn thể chánh trị ở Miền Trung mời ông Cẩn làm “Cố vấn Chỉ đạo” và dành cho ông danh xưng này. Có lúc dư luận cảm thấy ông Diệm cần ông Nhu hơn là ông Nhu cần ông Diệm. TT Diệm không thể tách rời khỏi ông Nhu đóng vai trò “l’âme damnée, linh hồn đày đọa.” Đó là đầu mối thảm trạng xảy ra cho hai người vào giờ phút chót….”

3.     Phần đảng Cần Lao Nhân Vị cũng giao hết cho hai ông em

Về câu hỏi TT Diệm liên hệ ra sao với đảng Cần Lao, ông Quách Tòng Đức cho biết ông Diệm chỉ để ý theo dõi hoạt động của Phong Trào Cách Mạng Quốc gia (tổ chức nồng cốt của chế độ từ lúc đầu) và Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng, một tổ chức ngoại vi của Chánh phủ. Về chuyện thành lập và sinh hoạt của đảng Cần Lao, TT Diệm giao hết cho hai ông Nhu và Cẩn….

a)     Ông Quách Tòng Đức xác nhận ông Ngô Đình Nhu chẳng những là lý thuyết gia mà còn là bộ óc của Đệ Nhứt Cộng Hoà , “l’homme indispensable, nhân vật cần thiết.”  Ông xuất thân từ École des Chartes Paris, trầm tỉnh, ít nóí, lạnh nhạt bên ngoài, thích nghiên cứu lịch sử, có nhiều sách hơn đồng chí. Trong lối ba năm chót của chế độ, dù giữ quyền quyết định cuối cùng trong mọi việc, TT Diệm thường phê chuyễn các hồ sơ chánh trị quan trọng qua cho ông Nhu để lấy ý kiến, không kể những cuộc gặp mặt thảo luận riêng hằng ngày. Ông Nhu làm việc âm thầm, cần mẩn, hút thuốc liên hồi (mỗi lần nửa điếu, do sự can ngăn của bà Nhu) trong một văn phòng không rộng, đầy ngập sách vở, ánh sáng mờ mờ, ở tầng dưới Dinh Độc Lập, có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài. Ông thường phê vào các công văn với một cây bút chì mỡ màu xanh lá cây. Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị, Personnalisme, đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier (1905-1950) và Jacques Maritain (1882-1973).

Ông Nhu cũng cho thành lập Phong trào Thanh niên và Thanh nữ Cộng hoà giao cho Cao Xuân Vỹ phụ trách. Ông đẩy mạnh tổ chức Lao động ở Việt nam và nâng đở Trần Quốc Bửu. Ngồi chức Tổng Bí Thư đảng Cần Lao (tổ chức theo mô hình đảng Cộng Sản, với một Quân ủy trong Quân đội), có một lúc ông Nhu là dân biểu Quốc Hội. Ông không bao giờ tháp tùng Tổng Thống trong các cuộc kinh lý.

b)    Cho đến cuối năm 1961, vai trò của ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn lãnh đạo Miền Trung, trái lại, rất hệ trọng về mặt an ninh và đoàn thể. Ông Cẩn không ăn học cao nhưng nắm vững tình hình địa phương, có óc tổ chức, (….) Ảnh hưởng của ông lan vào Miền Nam với những điệp vụ mang danh nghĩa chiêu hồi của Đoàn Công tác Đặc biệt do Dương Văn Hiếu quán xuyến, sự hiện diện của Nguyễn Văn Hay trong cương vị phó TGĐ tại Tổng nha Cảnh sát Công An Sàigòn và các hoạt động của cánh Cần Lao do nha sĩ thân tín Phan Ngọc Các điều khiển.

c)     Sau 1.11.1963, viên lãnh sự Mỹ Helble taị Huế không cho Cẩn và thân mẫu được tị nạn chánh trị taị Toà lãnh sự trong khi trước đó, cơ quan USAID Sàigòn chứa chấp Trí Quang nhiều ngày.

d)    Quách Tòng Đức tiếp: “Đó là hậu quả khó thể tránh trong một chế độ dựa vào gia tộc để lãnh đạo. Phe chống đối cũng như Hoa Kỳ và Cộng Sản đều khai thác triệt để và dễ dàng nhược điểm này.”

B.   Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm
Trong đoạn đường dài 50 năm rối mù xương máu khủng khiếp theo mô hình đảng Cộng Sản với một Quân ủy trong Quân đội mà ông Nhu ngồi chức Tổng Bí Thư đảng Cần Lao; ông Cẩn nắm Công An ra lệnh cho Quân đội phải tuyệt đối tuân phục bất kể đúng sai. Với Cộng sản Bắc Việt thì độc tài độc diễn thì được, vì dân phần đông dốt chữ, còn với dân miền Nam thì khác hẳn.

Ngoài các tướng lãnh của các tôn giáo võ trang như Cao Đài, Hòa Hảo; họ chống Cộng mà cũng chống Diệm tích cực. Mà ngay cả các tướng tá trung thành với Tổng Thống lúc đầu, nhưng sau trở thành “phản loạn” cả! Vì dân, quân miền Nam lúc ấy càng ngày càng thấy bàn tay “Gia đình trị” bóp nghẹt tự do, dân chủ nên họ muốn thỉnh  nguyện Tổng thống “ cải tổ chánh phủ”. Có thể Tổng Thống muốn, nhưng vì áp lực của gia đình mà Tổng Thống Diệm cứ hẹn lần hồi rồi không làm gì cả. Nửa thế kỷ sau mà cứ nêu lên: đây “Chính phủ hứa với Phật giáo, với lực lượng võ trang như vầy, vầy…”  mà quên rằng từ Hứa và Làm thật sự khác nhau xa. Nên Quân đội mới “Nổi loạn”!

 Như Tướng Trần Văn Đôn mà ông Đổng lý văn phòng Quách Tòng Đức có nhắc lại hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”,  trang 182 của tác giả:

“Trong một buổi học tập chính trị taị bộ Tổng Tham Mưu trước chính biến 1.11.1963, ông Nhu nóí, sau khi nghe các tướng lãnh trình bày thỉnh nguyện: “Mấy anh muốn cải tổ chánh phủ mà xin như vậy đâu có nhiều. Muốn làm cách mạng thật sự, tôi tưởng các anh phải xin nhiều hơn. Ông Diệm bị kẹt với một số Bộ trưởng thối nát bất tài. Trong lúc này Quân đội phải nhận rỏ vai trò của mình để cứu nước, nên đảo chánh một đêm bắt mấy ông Bộ trưởng đó rồi hôm sau trao quyền lãnh đạo lại cho Tổng Thống. Nếu có vị tướng nào muốn đảo chánh thì quân đội phải chống lại, phải bắt người đó mà treo cổ trên đường Công Lý.”(Hết)

Ông Quách Tòng Đức nhắc nguyên văn như vậy rồi hỏi: Đâu là sự thật? Nếu đúng, thì đây có phải là ván bài tố xả láng của ông Nhu để dò xét và sập bẩy nhóm tướng tạo phản? Hay một nhìn nhận chua chát chế độ đang tuột dốc thê thảm, đưa dân tộc vào một trận đại hồng thủy? Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm nguy hãi khi cầm quyền – điều này sẽ được sử sách phê phán công và tội.” (Hết trích)

C.   Trở lại vì ông Ngô Đình Nhu là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao dựng Quân ủy trong Quân đội như Cộng sản và ông Ngô Đình Cẩn dốt nát ở miền Trung mà lại nắm Điệp vụ Công An khủng bố bao trùm cả miền Nam mà Tổng Thống không biết gì chuyện buôn lậu, bè cánh tham nhũng, thủ tiêu người khác chính kiến; ruồng xét chùa chiền vốn cũng khác niềm tin tôn giáo nên Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng tham gia đảo chánh chế độ Gia đình trị. Còn có cả  những Linh Mục nữa vì họ cho rằng khi còn đường lối trị nước như gia đình ông Ngô Đình Diệm thì không thể nào bảo vệ đất nước chống Cộng Sản tràn vào miền Nam được.

Ở đây dĩ nhiên chúng tôi không nói việc làm của các tướng tá hay các Linh Mục đúng hay sai. Mà chỉ nói sự kiện lịch sử đã xảy ra trước khi có ngọn đuốc Thích Quảng Đức năm 1963, hai lần quân đội VNCH đão chánh.  Ông Quách Tòng Đức kể lại sự thù ghét rối rấm nội bộ thời đệ I VNCH:

1.     “Võ Văn Hải, học trò cũ của GM Ngô Đình Thục, tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Paris, cử nhân Hán học, (…) theo sát Tổng Thống Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con. Ông Hải chính là người được TT Diệm chỉ định ngày 11.11.1960 ra trước cổng Dinh Độc Lập tiếp xúc với các sĩ quan phản lọan Nguyễn Chánh Thi – Vương Văn Đông để tìm hiểu yêu sách của họ. Hải chống ông bà Nhu và bác sĩ Tuyến, giám đốc Sở Mật vụ và cũng không thích ông Cẩn.”

2.     Cũng theo ông Quách Tòng Đức, năm 1954 chánh phủ Pháp trả trước dinh Gia Long ở đường Gia Long, và sau khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền Đệ Nhứt Cộng Hoà mới thu hồi Dinh Toàn Quyền Norodom, đổi tên thành Dinh Độc Lập, trên đại lộ Thống nhứt. Dinh này đươc kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên La Mã, xây cất lại hoàn toàn sau ngày 27.2.1962 vì Dinh bị hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử dội bom hư hại khá nặng.

D.   Con người của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm.
Theo ông Quách Tòng Đức, TT Diệm có cái uy nghiêm riêng phát xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. (…) Dáng người thấp, chân đi hai hàng lạch bạch nhưng mau lẹ. Một nốt ruồi đen thấy rỏ trên gò má dưới mắt trái của Tổng Thống được các nhà tử vi xem như báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và tang tóc. (Hết trích)

1.     Nhắc đến các nhà tử vi xem tướng, nếu ai có xem truyền hình  SBTN—WA-DC  trong tháng 6 năm 2012, mỗi sáng thứ bảy, chắc còn nhớ chương trình Giáo sư Trần Quang Quyến  về Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn, Tướng Pháp và Thuyết Định Mệnh. Đại khái rằng người ta thường nói các tướng xấu như “Nhứt lé, nhì lùn, tam hô, tứ lộ”, nhưng thật sự không đúng. Vì có những người lùn nhưng họ thật sự là bậc kỳ tài, bởi con người còn có sự phối hợp cân phân của nhiều bộ phận khác ngoài cái tướng xấu ấy nữa.

Rồi ông Giáo sư Trần Quang Quyến chứng minh về tướng tá, nhân trung, mắt, mũi  .. v.v ..của anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khiến chúng tôi giật mình! Chỉ nhớ kết luận rằng “Vì anh em ông Diệm-Nhu Đại Ác” tưởng mình muốn gì là làm được nên bị giết thê thảm. Còn ông Thiệu khôn ngoan, lanh lợi nên ra đi và chết được nhẹ nhàng!

Ông thầy Quyến còn nói về Hồ Chí Minh nữa, nhưng chuyện Diệm-Nhu “Đại Ác” là lần đầu tiên chúng tôi nghe, nên vội lấy viết ghi nguyên văn như trên,  không còn nghe kịp phần cáo Hồ! Vài tháng sau chúng tôi nghe được trên diễn đàn Paltalk, một vị bên  Âu Châu (hình như tên Hồng Phước) cũng kết tội Diệm-Nhu “Gian Ác”.  Vậy có thể ai sống vào hoàn cảnh nào đó lúc ấy, họ nghĩ vậy. Còn tuổi trẻ bây giờ--kể cả chúng tôi, dù không trẻ--nhưng cũng không biết như thế?

2.      Cá tánh “ hỏa diệm sơn” và “khi họp Hội Đồng Nội Các thường nói không đầu không đuôi của Tổng Thống

Quách Tòng Đức tiếp: Sau cái bề ngoài trầm tỉnh, TT Diệm là một con người cuồng nhiệt, một hỏa diệm sơn, kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những đức tin căn bản. Trong chín năm làm việc tại Dinh, ông Đức cũng có dịp chứng kiến một ít trường hợp – vì lý do đặc biệt – Tổng Thống thịnh nộ, quát tháo, đập bàn.. Những “trận bão” này, tuy nhiên, qua mau

Ông có thể độc thoại hàng giờ khi nói đến những đề tài mà ông nghiền ngẫm như chủ thuyết Cộng Sản, ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, cải tổ hành chánh, hay văn hoá Khổng Mạnh. Mái tóc đen nhánh, tướng đi lạch bạch.., rất sùng đạo, xem lễ mỗi buổi sáng tại hoặc một phòng riêng trong Dinh, hoặc nhà nguyện Dòng Chúa Cứu thế. (…)

Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Bằng không, ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc.

TT Diệm kinh lý không biết mệt, có khi mỗi tuần đi suốt hai ba ngày, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, sử dụng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng….. Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng rất thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân
Khi nhóm Hội Đồng Nội Các, Tổng Thống Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, nếu tình cờ gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, không đầu không đuôi, lắm khi không kết luận. Với tư cách thơ ký phiên họp, ông Quách Tòng Đức ghi mệt tay. Lúc bế mạc, các bộ trưởng thường phải nhờ ông Đức tóm tắt vì suốt chín năm trời làm việc bên cạnh Tổng Thống, ông Đức đã quen và rút kinh nghiệm, tuy đôi lúc cũng đoán lầm. (Hết trích)

Với cá tánh bất thường như thế thì ai kết luận là người “hiền” hay “dữ” đều đúng cả, tùy lúc hên xui mà họ gặp. Như vậy là những gì “Phản Tướng” Cần Lao Đỗ Mậu tả trong “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” đều đúng,  nhất là Đỗ Mậu cũng than rằng ông Tổng Thống thì độc thân, còn nhân viên hầu hết ai cũng có gia đình, mà Tổng Thống  lại cứ “Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm…”. Quách Tòng Đức cũng xác nhận y như vậy!

Một thường dân mà có máu “hỏa diệm sơn” đã không thể chấp nhận, huống hồ gì là một Tổng Thống? Đã vậy còn cái tật “nói say mê, không đầu không đuôi, lắm khi không kết luận”, khiến dù ông Tòng Đức kinh nghiệm suốt chín năm trời làm việc bên cạnh Tổng Thống, mà đôi lúc cũng đoán lầm.” Huống hồ gì những chuyện võ đoán theo thương ghét 50 năm nay??

E.    Quách Tòng Đức nói gì về ngày 9 tháng 6 năm 2013 của GHPGVNTN?
1)    Nguyên Trung Ngô Văn Bằng về lệnh tập trung tại Suối Lồ Ồ, Huế

Ông Quách Tòng Đức xác nhận:Trong giai đoạn chót của chế độ, có tin đồn trong quần chúng và báo giới Mỹ rằng cố vấn Ngô Đình Nhu đi đêm với CS kháng chiến để tìm ra giải pháp giữa Nam, Bắc. Chính ông Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng lãnh tại Bộ Quốc phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ- khi nóí chuyện với các cán bộ xây dựng Ấp Chiến Lược khoá 13….”(Hết trích)

Vậy dù là ngày tháng khác với ông Nguyên Trung Ngô Văn Bằng (như nhiều khoảng thời gian lịch sử khác mà Luật sư Lâm Lễ Trinh thường nhớ không đúng), nhưng ông Nhu cưỡng ép sinh viên Huế chống Phật giáo là có thật. Ông cựu Đổng  Lý  còn cho biết thêm là để  “Đi đêm” với Cộng Sản thì Mỹ biết, các đoàn thể chính trị, quân đội biết nên họ thấy dòng họ Ngô Đình đi “hai hàng” nguy hiểm cho đất nước, nên họ muốn lật đổ.

Riêng GHPGVNTN tranh đấu là để bảo vệ niềm tin của họ, đòi bình đẳng tôn giáo  chứ không hề có mục đích chính trị.

Vụ gỡ cờ Phật giáo quốc tế năm 1963 là “Giọt nước làm tràn ly” là đúng. Nhưng nhóm Liên Thành phủ nhận vụ  “gở cờ” là thuần túy tôn giáo, mà cho rằng có mưu đồ chính trị.
2.P hủ Tổng Thống nói về vụ Treo cờ Phật giáo Lễ Phật Đản 1963:
Theo ông Quách Tòng Đức, “ đầu tháng 5.1963, tại Huế, xảy ra một điều đáng tiếc: Để lấy điểm trong lễ Ngân khánh 25 năm thụ phong Giám Mục của Đức Cha Ngô Đình Thục, nhà chức trách hành chánh địa phương đã cho treo cờ Vatican “loạn xạ,”  bất chấp thông tư về treo cờ.  Một tuần sau – ngày 8.5.1983 – vào lễ Phật Đản, các Phật tử cũng tự tiện treo cờ Phật giáo như thế. Hôm sau, Tỉnh trưởng Thừa Thiên trở lại thi hành thể thức treo cờ trong thông tư của Phủ Tổng Thống nên gây sự phẩn nộ của Phật tử vì họ cho rằng đây là một biện pháp bất công, kỳ thị.” (Hết trích)

Như vậy, Phật tử có lý do chính đáng để phẩn nộ. Thật ra thông tư của Tổng Thống qui định nhiều loại cờ, cách treo, thời gian phổ biến tới dân, chúng tôi sẽ trình bày ở một bài khác, vì rất dài. Ở đây thì chính ông Quách Tòng Đức xác nhận sự kiện lịch sử: chỉ cách nhau một tuần mà chính quyền Huế đối xử khác nhau giữa cờ Vatican và cờ Phật giáo như vậy và kèm thêm những bất công khác về trước nữa, nên kéo theo khối Linh Mục Thiên Chúa giáo cũng nhập cuộc.

3.Giáo sư Võ Văn Ái nói trong ngày Lễ 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức:
Qua ngày 12.5.63, Linh mục Lê Quang Ánh viết Huyết Lệ Thư với một tập thể tín đồ Thiên Chúa giáo ký tên chung gửi Ngài Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Thích Tịnh Khiết, “lên án tội bất công đã giết hại đồng bào vô tội” và “Tán đồng quan điểm đấu tranh cho tín ngưỡng tự do” của Phật giáo. Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện Đại học Huế, cũng bất đồng quan điểm của chính quyền khi giải thích sự biến Đài Phát thanh Huế đến từ chủ trương triệt hạ cờ Phật giáo.” (Hết)

Là Linh mục Lê Quang Oánh hay Ánh? Chúng tôi có hình ảnh nữa, sẽ trình bày khi khác. Còn về Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện Đại học Huế?

--Ông Quách Tòng Đức còn cho biết thêm: “Linh mục Cao Văn Luận cũng là một cố vấn thân tín của Tổng Thống được giao phó ra nước ngoài xin tài trợ về giáo dục, tìm kiếm trí thức Việt đưa về nước và tổ chức Viện Đại học Huế mà ông là Viện trưởng đầu tiên . Trong giai đoạn khủng hoảng Phật giáo, dư luận cho rằng cha Luận đã trở mặt, ngã theo phe chống chánh quyền. Chẳng những thế, ông còn viết hồi ký “Trong giòng lịch sử ” để nói xấu TT Diệm và đề cao Hồ Chí Minh. Tình đời rõ đen bạc!”(Hết trích)

Có lẽ Linh mục Cao Văn Luận vì ở xa nên lầm tuyên truyền của Hồ Chí Minh,  còn LM chắc vì “ở trong chăn với Tổng Thống Diệm nên mới biết chăn có rận” chăng
                                                 XXXXXXXXX

Ông cựu Đổng lý văn phòng Quách Tòng Đức tỏ ra ngán ngẩm khi được cựu Bộ Trưởng Nội vụ Lâm Lễ Trinh hỏi nghĩ gì về những sự tự thú trên đây?

Theo ông Đức: Chí sĩ Ngô Đình Diệm là người trong sạch, cương quyết giữ chủ quyền dân tộc, ông yêu nước theo cách của ông.

 “Trong những ngày chót của một cuộc đời đấu tranh gian khổ, TT Diệm là con người cô đơn nhứt trên thế gian: dân tộc bỏ rơi, đồng minh phản bội, gia đình chia cách, kẻ thù Cộng Sản reo hò chiến thắng, sự nghiệp chính trị ra tro, uất hận ngất trời vì tương lai mù mịt của Đất Nước, một quốc gia bị sức mạnh chèn ép. Với ông Nhu quỳ bên cạnh cầu nguyện trong Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn sáng ngày 1.11.1963, không chắc TT Diệm đồng một tâm tư với người em….” (Hết trích)

Kết luận
Quách Tòng Đức: Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm nguy hại khi cầm quyền – điều này sẽ được sử sách phê phán công và tội-- (…)

Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh nói ông bạn Quách Tòng Đức chấm dứt buổi nói chuyện thân tình bằng một lời than chua xót: Dĩ vãng buồn nhiều hơn vui, phá hoại nhiều hơn xây dựng, hận thù thay vì đoàn kết. (…)

Thế  cuộc xoay vần. Lý thuyết chánh trị, chế độ, lãnh tụ… rồi cũng phải trở về với cát bụi. (Hết)

Chúng tôi tha thiết cầu nguyện trước khi trở về với cát bụi, những người nhìn về Dĩ vãng 50 năm ngọn đuốc Thích Quảng Đức với trái tim hết hận thù tôn giáo, với khối óc xây dựng để cùng nhau nối vòng tay đoàn kết, sáng suốt tránh sụp bẩy đầy chất độc chia rẽ của Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước.

Nguyễn Việt Nữ
(24/6/2013)

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2013

Lễ Phật Đản, Kỷ niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, và Hội thảo Tự do Internet Tự do Dân chủ Việt Nam tại chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Hoa Kỳ

PARIS, ngày 15.6.2013 (PTTPGQT) - Chủ nhật 9.6 vừa qua, chùa Pháp Luân tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã tổ chức một Ngày Hội có ý nghĩa và quan trọng gồm ba phần : Đại lễ Phật Đản, Lễ Kỷ niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, và Hội thảo.

Từ sáng sớm, sau ba hồi chuông trống Bát Nhã do Liên Đoàn Cựu Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử gióng lên, chư Tăng Ni, Phật tử, vân tập về Chánh điện Chùa Pháp Luân khai kinh, nghe Thông điệp Phật Đản, làm lễ Tắm Phật, rồi thiền hành trong vườn Phật cảnh. Xưa nay, đại lễ Phật Đản theo nghi thức Phật giáo cùng với những diễn văn, đạo từ, và phát biểu của quan khách tại Chánh điện hay Hội trường dựng trong khuôn viên chùa.
Chư Tăng Ni thiền hành Phật Đản trong khuôn viên chùa Pháp Luân


Lễ Phật Đản tại chùa Pháp Luân như phá lệ cũ, nhưng vẫn giữ tính chất trang nghiêm, lại thêm phần trầm tưởng trên bước thiền hành, như bước theo dấu chân xưa thời Đức Phật cùng Tăng đoàn truyền pháp. Những bước chân biến thành con đường đi vào các ngõ ngách tâm hồn quần chúng chưa giác ngộ.




Nam nữ Phật tử theo gót chư Tăng Ni thiền hành Phật Đản trong khuôn viên chùa Pháp Luân
Chư Tăng rời Chánh điện chùa Pháp Luân thiền hành về khu vườn Phật cảnh
Chánh điện chùa Pháp Luân sáng chủ nhật là nơi chư Tăng Ni, Phật tử vân tập đón mừng Khánh Đản Đức Từ Phụ. Sau thời kinh, là tuyên đọc Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Tiếp đấy, chư Tăng Ni hướng dẫn Phật tử làm lễ Tắm Phật sơ sinh.
Rồi từ Chánh điện, chư Tăng Ni, Phật tử bước khoan thai thiền hành tới khu Phật Cảnh, băng qua Ngôi tháp và Nhà lưu niệm của Đức cố Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác. Bỗng vang lên trong không trung kệ tụng và chú nguyện bằng tiếng Phạn, với lời Pháp ngữ kể lại cuộc đời Đức Phật từ lúc Đản sinh, khổ hạnh Tuyết sơn, cho tới khi thành đạo, Chuyển pháp luân, bằng hai thứ tiếng Việt và Anh qua giọng đọc cũng khoan thai, từ ái của Ngọc Đan Thanh và Ỷ Lan.

Đoàn thiền hành đi vào vườn Phật cảnh, chư Tăng và Cư sĩ đại diện cắt băng khánh thành. Sau đó bốn Hòa thượng Thích Viên Lý, Thích Thiện Hữu, Thích Chơn Trí, Thích Huyền Việt tôn trí đất thiêng lấy từ Tứ động tâm bên Ấn Độ mang về đặt nơi Phật cảnh chùa Pháp Luân.

Khu vườn Phật cảnh trong khuôn viên chùa Pháp Luân nơi sẽ tôn trí Đất Thiêng
lấy từ Tứ Động tâm ở Ấn Độ mang về
Từ vườn Phật cảnh, chư Tăng Ni, Phật tử lại thiền hành trở về Hội trường chùa Pháp Luân dùng ngọ, chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm 50 Năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.
Chư Tăng và Cư sĩ cắt băng khánh thành Vườn Phật cảnh
Lễ Kỷ niệm này là một trong mười sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại (GHPGVNTN-HN) tại Hoa Kỳ nằm trong Quyết nghị 10 điểm của Ðại hội Thường niên kỳ 1 nhiệm kỳ I, tổ chức tại Chùa Liên Hoa ở thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ, thượng tuần tháng 10 năm 2012, nhằm thể hiện tinh thần “nội soi ý lực, ngoại công ma chướng” trong Ý thức Giải nguy hiện trạng phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo.

Mở đầu, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Trưởng ban tổ chức, nói lên ý nghĩa cuộc lễ và giới thiệu cuốn phim “Bảo vệ Chánh Pháp” do Viện Hóa Đạo thực hiện năm 1964 và do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mang sang từ Paris :

“Trước hết xin được cung đón, chào mừng tất cả quý Ngài, quý vị đã đến đây tham dự lễ Phật Đản năm nay tại chùa Pháp Luân, đặc biệt là lễ Tưởng niệm 50 Năm Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.
Thượng tọa Thích Giác Đẳng khai mạc Lễ Kỷ niệm 50 Năm
Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
“Thưa quý vị, đạo Phật là một tôn giáo nhắc nhiều về sự sống còn vì đạo. Đối với đức Phật, những giờ phút hiện tại thật sự quý giá, nhưng mà Ngài cũng dạy chúng ta rằng có những hồi ức mà đặc biệt mang lại lợi lạc có giá trị cho chúng ta, nếu chúng ta biết nhớ điều gì đáng nhớ và không nhớ những điều gì không đáng nhớ. Lịch sử của nhân loại đã để lại những bài học lớn từ thời cổ đại cho đến cận đại và đương đại.


“Nhưng thưa quý vị, trong một trăm năm kiếp người thì có lẽ là con số 50 là một con số phải chăng nhất để chúng ta nhắc lại một điều gì có giá trị bền vững lâu dài cho chúng ta. Chúng tôi nhớ ở ngoài đời, trong cuộc hôn nhân mà kỷ niệm 50 năm người ta nghĩ rằng đó là một thời gian rất đáng nhớ cho cuộc hôn nhân kéo dài. Nhưng sự kiện 50 năm nó đã quá đủ để chúng ta nhìn lại toàn bộ quá khứ liên quan đến sự kiện. Nhưng nó cũng không quá dài để chúng ta có thể để nó phôi pha vào trong lòng.

“Hình ảnh của Hòa thượng Quảng Đức vị pháp thiêu thân đã 50 năm rồi, và chúng tôi tin rằng người Phật tử cũng như không phải Phật tử, và cho dù chúng ta sống trong nước hay ở hải ngoại, có một điều rất chắc chắn là Ngọn Lửa đó, biến cố đó để lại cho chúng ta vô số điều quan trọng để suy tư, và từ đó chúng ta có được một thái độ để lên đường nhập cuộc.
“Thông thường, thưa quý vị, người ta nói rằng đạo Phật là một tôn giáo chú trọng lòng tự giác, và người Phật tử thường tự xem mình không bao giờ bị bắt buộc để làm điều gì, và thậm chí người ta nói rằng cái việc đi chùa của người con Phật xem ra như vậy mà yếu, cái tinh thần của người Phật tử bị pha loãng không có tập trung nhiều. Nhưng khi nói như vậy, chúng ta đã quên rằng có những người con Phật ở trong nhiều thời đại từ thời xa xưa đến thời Trung cổ và cho đến hôm nay, đã dõng mãnh bước tới nhập cuộc làm những gì cần làm mà quên đi cả mạng sống, cả cá nhân của mình.

“Và có lẽ hình ảnh của Hòa thượng Quảng Đức, thưa quý vị, tuy rằng đã 50 năm rồi nhưng vẫn còn in đậm trong tâm tư chúng ta và năm nay khi mà Giáo hội giao cho chùa Pháp Luân tổ chức 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, chúng tôi đặc biệt nghĩ về một điều là chúng ta làm sao để có những giờ phút nhìn lại lịch sử một cách chân xác, và nhìn với một tinh thần tích cực, để từ đó chúng ta rút ra những bài học quý báu về hướng đi tương lai của đạo Phật Việt Nam.

“Sự nhập cuộc của những người Phật tử Việt Nam trong công cuộc phục vụ Đạo – Đời. Và có lẽ, thưa quý vị, niềm vui lớn nhất của chúng tôi trong lễ kỷ niệm này đó là mang đến cho quý đồng hương và đồng bào Phật tử trong hội trường này, ở thành phố này, một tư liệu vô cùng quý giá. Đó là cuốn phim mang tên “Bảo vệ Chánh pháp” do Viện Hóa Đạo thực hiện năm 1964.

“Chúng tôi có được nghe về cuốn phim này, và thật sự có nhiều lần nghĩ rằng làm thế nào để có thể giữ một tư liệu quan trọng như vậy. Rất may cho chúng ta, cuốn phim đó đã được Giáo hội gửi cho Giáo sư Ái trước năm 1975 và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã giữ lại và đến đây trình chiếu ở nơi này để cho chúng ta những người rất là may mắn ở trong một ngày mát mẻ có chút mưa nhưng rất mát mẻ tại thành phố Houston vào đầu hạ, để chúng ta có thể nhìn lại một cuốn phim lịch sử. Và sau đó, chúng ta sẽ được nghe Giáo sư Giám đốc Phòng Thông tin gởi đến chúng ta một bài nói chuyện về sự hy hiến của Hòa thượng Thích Quảng Đức và những ảnh hưởng của sự hy hiến này đối với Giáo hội”.

Xem phim Phật tử tham dự cực kỳ xúc động, nhiều người không ngăn được dòng lệ nhớ tưởng hình ảnh xưa từ nửa thế kỷ trước. Tiếp đó, Cư sĩ Võ Văn Ái lên nói về ý nghĩa cuộc vận động lịch sử của Phật giáo năm 1963 cùng Ngọn lửa hi hiến của Bồ Tát Thích Quảng Đức phá trừ vô minh và thức tỉnh lương tâm toàn thế giới. Chúng tôi đã chép lại bài tham luận ứng khẩu này, xin xem toàn văn dưới bản Thông cáo báo chí này.
Sau khi chư Tăng lên lễ đài tụng một thời Bát Nhã và Tứ hoằng nguyện, lễ kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức tiếp diễn trang trọng và cảm động với tám vòng hoa dâng lên Ngài của 8 Phái đoàn : Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN-HN tại Hoa Kỳ, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Liên Đoàn Cựu Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Hoa Kỳ, Miền Thiện Luật, Chùa Pháp Luân, Chùa Liên Hoa, Chùa Bửu Môn. Mỗi Phái đoàn bước lên lễ đài sau vòng hoa do hai Huynh trưởng GĐPT cung tiến.
Kết thúc buổi lễ là vài lời về các cấp vị Bồ tát của Hòa thượng Thích Chánh Lạc và Đạo từ của Hòa thượng Thích Viên Lý. Hòa thượng Thích Viên Lý, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng :

“Với tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi của Bồ tát Thích Quảng Đức mãi mãi bất diệt. Thưa quý vị, Ngọn lửa thiêng của Bồ tát Thích Quảng Đức còn thắp lên trong lương tri của cả thế giới, nhân loại. Ngọn lửa thiêng đó là di sản tâm linh vô giá của Phật giáo Việt Nam.
“Để biểu tỏ sự tri ân sâu xa đối với sự hy hiến của Bồ tát Thích Quảng Đức, hôm nay Văn phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ thành kính làm lễ tưởng niệm 50 Năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Chúng tôi nghĩ rằng ý nghĩa đích thực của dự tưởng niệm là làm thế nào nỗ lực làm sống dậy tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi mà Bồ tát Thích Quảng Đức đã thể hiện.
“Xin tất cả chúng ta hãy phát tâm sống đời của Phật để giúp cho thế giới, nhân loại chung sống hòa bình, dân tộc Việt Nam của chúng ta sớm được tự do, nhân quyền và dân chủ”.
Kết thúc cuộc lễ, Thượng tọa Thích Giác Đẳng giới thiệu hai tiếng nói Phật giáo chứng nhân thời Lửa Từ Bi rực sáng thế gian. Thượng tọa nói :

“Chúng tôi muốn kết thúc buổi lễ hôm nay bằng một sự chia sẻ rất chân thành của hai người mà khi Ngọn lửa của Bồ tát thắp lên thì hai vị đó còn rất trẻ, và hai vị đó đã lớn lên từ hai lục địa khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau. Một người sống tai Việt Nam và một người sống tại một phương trời xa lạ mà chưa bao giờ nghe hay biết đến Phật giáo, chưa bao giờ nghe và biết đến đất nước Việt Nam.
“Thế nhưng, hai người đó lại có chung một tâm trạng, đó là nhìn thấy những ý nghĩa diệu kỳ từ ánh sáng thắp lên từ Hòa thượng Quảng Đức. Xin được mời Giáo sư Nguyên Trung và Nữ sĩ Ỷ Lan”.

Giáo sư Nguyên Trung Ngô Văn Bằng, một giáo chức đấu tranh trong những ngày lửa bỏng ấy, đã can đảm nói lên sự thật của Phật giáo Huế ngay giữa lòng chế độ, tại Suối Lồ Ô, nơi huấn luyện chủ thuyết Nhân vị cho các giáo chức đại học, nơi chế độ đang muốn giới này viết Kiến nghị phản đối Phật giáo. Giáo sư Ngô Văn Bằng nói :

“Kính thưa liệt quý vị, tôi xin nói về một cuộc đấu tranh của Giáo chức đại học Việt Nam. Lúc đó quý vị biết lửa đã cháy lên ở Huế thì đầu tháng 6 chúng tôi được lệnh tập trung tại Suối Lồ Ồ để học về quốc sách Ấp chiến lược, và trong buổi học đó toàn thể cao cấp nhứt của chính quyền cũng như của đại học đã dàn một cái mặt trận để mà trấn áp giáo chức đại học, làm thể nào để ra một bản Tuyên ngôn để chống đối lại những cuộc biểu tình của sinh viên tại Huế.
“Trong tất cả những người ở dưới hội thảo viên có một số chống đối và một trong những người chống đối nhiều nhất là ông Kỹ sư Lê Viết Ngạc và Giáo sư Nguyễn Đăng Thục. Còn trên bàn chủ tọa là cả một tai to mặt lớn, ông Viện trưởng Nguyễn Văn Thới, ông Bộ trưởng Trương Công Cừu, ông Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Khoa trưởng Đại học Luật, ông Vũ Quốc Thông, Khoa trưởng Viện Quốc gia Hành chánh, thì tất cả buổi tranh luận suốt cả một ngày qua đêm mà áp lực từ Phủ Tổng Thống, tức là ông Ngô Đình Nhu, chỉ thị là phải có bản Tuyên ngôn để lên án sinh viên Huế.
“Đến 10 giờ đêm không khí rất là căng thẳng, thì tôi là người xin lên phát biểu cuối cùng.
“Thưa quý vị, lúc đó tôi chỉ là một người Phụ giảng viên vừa được về lại trường Đại học Sư Phạm, là cấp thấp nhứt trong đại học, tôi lên tôi nói với tất cả tấm lòng của mình, tôi nói với tất cả nỗi niểm xúc động của thanh niên Huế có một lý tưởng tự do, dân chủ và tất cả tôi nói quý vị ngồi ở đây nhưng thanh niên, đồng bào Huế đang trong lửa đạn, chó bẹc-giê, xe tăng, lựu đạn cay, lựu đan mù và súng đạn mà các em các anh sinh viên, Gia đình Phật tử đã xông pha trước những hiểm nguy đó. Có những người chết và một trong những sinh viên của chúng tôi là có một người em là Thánh tử đạo ở đó.
“Sau khi tôi nói xong thì một tràng pháo tay vang dội như vậy và chứng tỏ rằng không thể kéo dài được nữa. Cho nên họ yêu cầu bỏ phiếu và phiếu cuối cùng là KHÔNG. Cái tiếng KHÔNG của Giáo sư Nguyễn Đăng Thục đọc lên cả hội trưởng lại vỗ tay vang dội. Tức là tất cả giáo sư đại học không chấp nhận cái bản Kiến nghị đó. Có nghĩa là giáo sư đại học đã đứng về phía sinh viên, đứng về phía Phật giáo Việt Nam đang tranh đấu chống bạo quyền Ngô Đình Diệm.

“Lúc đó là ngày thứ ba. Sáng mai lại, ngày 9 tây tháng 6 năm 1963, thưa quý vị, đúng 50 năm là ngày hôm nay, chúng tôi về Saigon đi vào chùa Ấn Quang một cách rất hiên ngang. Bởi vì tuổi trẻ không ngại ngùng chi hết, nhưng thật sự quý vị không biết là công an dày đặc trên đường Sư Vạn Hạnh và trước cổng chùa, trong khi cư dân chúng quanh rất là lo sợ. Cuối cùng tôi cũng lọt vào được phòng Thầy Thiện Minh ở cuối dãy hành lang. Chỗ đó sau này Thượng tọa Trí Quang cũng ở đó.

“Tôi ngồi tường thuật lại tất cả sự kiện Suối Lồ Ô cho ngài biết, thì bỗng cửa phòng mở, có một vị Thượng tọa đi vào, sau lưng là một hai thanh niên tăng. Tôi chưa kịp nhìn đã thấy ngài qùy xuống và dâng sớ lên ngang trán của mình. Thưa qúy vị, đó là Thượng tọa Thích Quảng Đức đang dâng thư xin tự thiêu sau nhiều ngày xin nhưng chưa được. Tôi nghe Thượng tọa Thiện Minh mời Thượng tọa Quảng Đức ngồi. Sau đó hai ngày, ngày 11.6, nghe tin Ngài tự thiêu.

“Thưa quý vị 50 Năm qua rồi nhưng tất cả hình ảnh đó vẫn còn hiển hiện trước mắt tôi. Đó là những trang sử rất hào hùng của Phật giáo”.
Rồi xa xăm nơi phía trời Tây, một thiếu nữ người Anh nhìn Ngài Quảng Đức tự thiêu trên truyền hình để từ đó trở thành một Phật tử hiến thân phụng vụ Đạo pháp và quê hương Việt. Nữ sĩ Ỷ Lan phát biểu :

“Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thật tình Ỷ Lan cũng là một nhân chứng. Ỷ Lan không có mặt trên góc đường Phan Đình Phùng tháng 6 năm 63. Nhưng Ỷ Lan là nhân chứng, chứng kiến sự hy hiến của Ngài Quảng Đức làm rung động trái tim của hàng triệu tín đồ Phật giáo Việt Nam và đã làm chấn động cả thế giới.

“Hôm đó Ỷ Lan là một học sinh sống ở một thành phố nhỏ rất xa đất nước Việt Nam, mà cũng không biết Việt Nam ở đâu. Ỷ Lan nhớ rằng một ngày trước đó Ỷ Lan ăn sinh nhật trong gia đình. Ỷ Lan sống rất hạnh phúc, ấm cúng trong một gia đình, trong một đất nước không biết chiến tranh, không biết chuyện đàn áp. Ỷ Lan lớn lên rất vui ngày sinh nhật. Một hôm, sau khi đi học về mở truyền hình thấy hình ảnh Ngài Quảng Đức tự thiêu. Ỷ Lan xúc động không thể nói được, dù Ỷ Lan không ý thức, không biết vì sao một người có một động tác quá đau thương trong một đất nước Việt Nam quá khổ. Ỷ Lan nghĩ phải làm một cái gì trong cuộc đời mình để đóng góp cho đất nước Việt Nam ngay trong giây phút đó. Có lẽ đó là giây phút quyết định trong đời Ỷ Lan.

“Trước khi kết thúc, Ỷ Lan muốn nói một lời. Đối với Ỷ Lan 50 Năm trước vì Ngài Quảng Đức tự thiêu, dùng cái chết của mình làm chấn động thế giới. Nhưng ngày hôm nay, tại thành phố Saigon ở một đất nước mà Cộng sản Việt Nam đàn áp nhân quyền, cũng có một Ngọn đuốc từ bi, trí tuệ đang sống, đang làm rung động thế giới bằng sự sống của mình. Đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

“Ỷ Lan rất mong trong lễ nghiêm trang hôm nay, tất cả Phật tử Việt Nam giữ vững Ngọn lửa trong trái tim mình, và đứng bên cạnh Đại lão Hòa thượng Quảng Độ, vì cuộc đấu tranh 63 vẫn chưa kết thúc, vì chưa có tự do tín ngưỡng, chưa có tự do tại Việt Nam. Hôm nay Phật tử Việt Nam vẫn đứng bên cạnh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, mà Ỷ Lan chắc chắn cũng đứng bên cạnh quý vị trong cuộc đấu tranh này”.

Cuối cùng Nhà báo Quốc Oai, tác giả sách “Phật giáo tranh đấu” lên máy vi âm đọc lại đoạn viết trong sách ông về cuộc tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức.
Vào buổi tối, gần bốn trăm người tham dự tại Hội trường Kim Sơn về Tự do Internet và Tự do Dân chủ Việt Nam, với các tham luận của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marietje Schaake, Chuyên gia Internet vùng Đông Nam Á, cô Ilana Ullman của tổ chức Freedom House, Giáo sư Võ Văn Ái và Nữ sĩ Ỷ Lan.

Đã có những cuộc Cách mạng trên toàn thế giới cho dân chủ. Từ Cách mạng Nhung, Cách mạng Cam, đến Cách Hoa Lài. Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam sẽ mang màu sắc hay màu hoa gì ? Chưa ai biết được vì chưa xẩy tới. Nhưng biết đâu không là Cách mạng Internet ? Bởi vì những tiếng nói của giới Trẻ đã cất lên từ Saigon đến Huế và Hà Nội qua những cuộc biểu tình chống xâm lược Bắc phương. Những tiếng nói cất lên qua hàng triệu bloggers, facebooks, twitters…

31 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam năm 2013, so với 2 triệu người năm 2000. Tiếng nói đã cất lên cho nhân quyền, dân chủ, cho việc xóa bỏ điều 4 trên Hiến pháp, nhưng đã bị đàn áp, bỏ tù, khủng bố… Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không thể làm ngơ trước thực tại chuyển động đưa tới giải pháp tương lai.
Những lời phát biểu của bà Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu đặc trách chương trình Internet, của Cô Ilana Ullman, Chuyên gia Internet vùng Đông Nam Á của tổ chức Freedom House, v.v… thật quý giá cho chiến trận truyền thông hiện đại.
Chúng tôi sẽ có bài tường thuật đầy đủ hơn về cuộc Hội thảo này. Hiện nay quý vị có thể vào Trang nhà Quê Mẹ http ://www.queme.net để theo dõi cuộc Hội thảo.

Bài chép lại cuộc thuyết trình ứng khẩu của Cư sĩ Võ Văn Ái tại chùa Pháp Luân nhân Lễ Kỷ niệm 50 Năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân :

NĂM MƯƠI NĂM PHÁP NẠN LỊCH SỬ 1963 :
NGỌN ĐUỐC PHÁ TRỪ VÔ MINH CỦA BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

Xưa nay một số người đánh giá sai lầm nếu không là xuyên tạc cuộc vận động của Phật giáo năm 1963 cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội, là vì họ đứng từ quan điểm đối nghịch Phật giáo trên phạm vi chính trị, tín ngưỡng hay chủ quan. Nhưng họ không nhìn yếu tố Phật giáo trong toàn bộ lịch sử của một chế độ quốc gia đầu tiên, thoát ách Pháp thuộc và ly khai chủ nghĩa công sản quốc tế, trên đà tự diệt, vì bỏ rơi quần chúng Miền Nam vào tay Cộng sản ngoại lai.

Không tiếng nói thiết tha nào hơn, gióng lên tiếng trống báo hiệu, vừa sáng suốt vừa tiên liệu, vừa đủ quyền uy từ một trong những công thần của chế độ Nhà Ngô : ông Nguyễn Thái.
Ông Nguyễn Thái, cựu Chủ tịch Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, được ông Diệm mời về nước sau Hiệp định Genève 1954, và cử làm Tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã suốt sáu năm, 1955-1961. Do tuyệt vọng trước chế độ độc tài gia đình trị của Tổng thống Diệm, ông bỏ nước qua Phi Luật Tân, ngồi viết tác phẩm “Is South Vietnam Viable ?” - Nam Việt Nam có thể tồn tại [trước cuộc xâm lăng Cộng sản chăng ?]. Sách phát hành tại Manila năm 1962 để cảnh báo chế độ.

Trong lời tựa sách viết từ Cambridge tháng 11 năm 1962, ông Nguyễn Thái nhận định :
“Đặt hết trọng tâm vào việc tiêu diệt hết những người quốc gia đối lập, chế độ cố gắng thay sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam bằng sự trợ giúp của người Mỹ. Ngô Đình Diệm cố tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ chống Cộng “bất khả thay thế”, và ngày nào mà người Mỹ còn tin rằng ông Diệm là “bất khả thay thế” thì ngày đó ông Diệm không cần sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, vì ông ta có thể dựa vào sự ủng hộ vô điều kiện và vô giới hạn của người Mỹ.
“Bất hạnh thay, chế độ Ngô Đình Diệm, như ta thấy, đã không đáp ứng được cả điều mong ước tối thiểu này. Hình như tất cả những gì chế độ này chỉ có thể làm được là phung phí hết những trợ giúp rộng rãi nhất mà Việt Nam đã được hưởng và bằng mọi giá nắm giữ độc quyền quyền lực của gia đình nhà Ngô tại miền Nam Việt Nam.
“Miền Nam Việt Nam do chế độ Ngô Đình Diệm quản trị sẽ không chống lại lâu dài được mối đe dọa do Cộng Sản khuynh đảo thì lời tôi chỉ trích chế độ này đã không phải là điều vô ích.
“Nếu quý vị tự hỏi làm thế nào mà chế độ Ngô Đình Diệm đã có thể tồn tại dài lâu như thế thì tôi xin trả lời rằng sở dĩ Diệm còn tồn tại được thứ nhất là vì những cố gắng hỗ trợ tận tình của người Mỹ, thứ hai là vì người Việt thù ghét vô cùng nền độc tài Cộng Sản.
“Do đó mà tại miền Nam Việt Nam ngày nay, với một quân đội tinh nhuệ và được trang bị đầy đủ, và một bộ máy hành chánh tương đối to lớn, chế độ vẫn không chống nổi sự khuynh đảo chính trị của Cộng Sản, vì những người lãnh đạo của chế độ đã vẫn liên tục không chịu chặt tận gốc rễ những nguyên nhân của tham nhũng và sự vô hiệu. Trái lại, giới lãnh đạo này đã nỗ lực tối đa để giấu diếm sự thật về tình hình miền Nam Việt Nam, xuyên tạc sự thật đến độ ngay cả người Mỹ cũng tin rằng không có một giải pháp chính trị nào khác ngoài tình trạng hiện hữu”.

“Vì từng làm việc mật thiết với chế độ này trong suốt 7 năm, nên tôi đã có thể thấy được rằng chế độ này không có khả năng thu phục được sự ủng hộ của nhân dân”.
Sự biến tại Đài Phát thanh Huế ngày Phật Đản 8.5.1963 là giọt nước làm tràn ly của cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và tôn giáo kéo dài nhiều năm dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.

Ba báo động tuyệt vọng trước nền chính trị tự diệt của Miền Nam
Trước sự biến Phật Đản Huế năm 1963, ba sự kiện biểu trưng và báo động cho cuộc khủng hoảng chính trị không lối thoát của chế độ Nhà Ngô : ngày11.11.1960, cuộc đảo chính hụt của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông ; sáng ngày 27.2.1962, Trung úy Phạm Phú Quốc và Chuẩn úy Nguyễn Văn Cử ném bom xuống dinh Độc lập gây hư hại nặng nề nhưng không gây thương tích cho Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình ông cư ngụ tại đây. Đó là hai sự biến trong giới quân nhân.
Sự kiện thứ ba đến từ tôn giáo và là Phật giáo : ngày 22.2.1962, một hồ sơ gửi lên Tổng thống Ngô Dình Diệm và ông Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, do Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung phần, và Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Trung phần ký tên.
Hồ sơ này cung cấp những tư liệu minh xác các cuộc đàn áp Phật giáo, thảm sát, khủng bố, bắt giam tù hay bắt cải đạo Thiên chúa tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi. Hồ sơ nói lên một sự trạng kéo dài từ 1958 đến 1961, thời gian có hàng vạn Phật tử bị giam cầm, đày đọa, hàng trăm bị thủ tiêu, và khoảng 2000 bị bắt buộc phải bỏ đạo Phật để cải đạo Thiên chúa giáo tại miền Trung và các khu dinh điền.

Sự biến Đài Phát thanh Huế ngày 8.5.1963 : Giọt nước làm tràn ly
Hai ngày trước Rằm tháng Tư năm Quý Mão, dương lịch 8.5.1963, là lễ Phật Đản, bức công điện số 5159 từ Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống gửi Tỉnh trưởng Thừa Thiên chỉ thị cho các tôn giáo chỉ được treo cờ quốc gia trên các cơ sở phụng tự (nhà thờ, nhà chùa, v.v…) mà thôi.
Dịch ra ngôn ngữ trái tim Phật tử Huế, là triệt hạ cờ Phật giáo trong ngày Phật Đản. Lệnh trái ngược với truyền thống Huế từ bao nhiêu năm ròng, quần chúng Phật tử treo đèn, kết hoa, thượng cờ Phật giáo để mừng ngày Đản sinh Đức Phật Thích Ca.
Tổng trị sự Giáo hội Tăng già Trung phần và Tổng trị sự Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung phần phản ứng bằng ba bức điện. Bức điện thứ nhất gửi Phật giáo Thế giới yêu cầu can thiệp với chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Bức điện thứ hai gửi Tổng Thống Ngô Đình Diệm thỉnh cầu Tổng thống thu hồi công điện nói trên. Bức thứ ba gửi các tập đoàn Phật giáo Việt Nam thông báo sự trạng và yêu cầu chờ chỉ thị.
Đồng thời một sách lược cho cuộc vận động Phật giáo được đề ra :
Tính chất : Thuần túy tín ngưỡng ;
Mục tiêu : Bình đẳng và tự do tín ngưỡng trong phạm vi nhân quyền ;
Phương pháp : Bất bạo động ;
Đối tượng : Chỉ phản đối chính sách bất công ; không coi Chính phủ, và nhất là không coi Thiên chúa giáo, là kẻ đối lập.
Như thường lệ mọi năm, Phật tử Huế luôn tổ chức đám rước từ chùa Diệu Đế xuyên qua thành phố Huế lên chùa Từ Đàm là nơi tiến hành Đại lễ Phật Đản. Thường năm chỉ có dòng biểu ngữ “Mừng Phật Đản”. Nhưng năm nay, do công lệnh triệt hạ cờ Phật giáo nên có thêm nhiều biểu ngữ phản đối việc triệt hạ cờ, như “Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng”, “Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ”, “Phật giáo nhất trí bảo vệ chánh pháp dù phải hy sinh”. Nhưng đã bị Thượng tọa ThíchThanh Trí tịch thu. Duy anh chị em Gia Đình Phật tử nài xin để lại biểu ngữ “Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ”.
Sau lễ Phật Đản ở chùa Từ Đàm chiều hôm 8.5.1963, do không nghe tường thuật trên Đài Phát thanh Huế như các năm trước, nên đồng bào Phật tử kéo đến Đài Phát thanh Huế tìm hiểu lý do. Người mỗi lúc mỗi đông, khoảng 10.000 người quy tụ lúc 8 giờ tối.
Tỉnh trưởng Thừa Thiến Huế, ông Nguyễn Văn Đẳng, và Phó tỉnh trưởng Đặng Sĩ đến xin ý kiến ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn. Lúc này ông Cẩn đang dự tiệc với Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục và nhiều nhân viên chính phủ, có cả ông Trần Hữu Thế, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Phi Luật Tân được Tổng giám mục Thục triệu về Huế để thay thế Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng Viện Đại học Huế, do Linh mục Luận không mấy tán thành việc đàn áp hật giáo.
Ông Cẩn không nói gì, nhưng Tổng giám mục Ngô Đình Thục nhìn vào Thiếu tá Đặng Sĩ nói “Dẹp !” Sự kiện không ai biết này đã được chính ông Đại sứ Trần Hữu Thế tiết lộ.
Những khổ đau, biến loạn xẩy ra sáu tháng sau đó phát xuất từ lệnh của chữ “Dẹp” này. Dưới quyền điều khiển của Thiếu tá Đặng Sĩ trên chiến xa mang tên Ngô Đình Khôi đã nã súng vào đám đông vây quanh Đài Phát thanh Huế vào lúc Thượng tọa Thích Trí Quang cùng ông Nguyễn Văn Đẳng, Tỉnh trưởng và ông Ngô Ganh Giám đốc Đài Phát thanh Huế thương lượng chưa ngã ngũ về việc truyền thanh lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm.
Chín nạn nhân bị chết vỡ sọ hoặc không toàn thây, trừ một em 19 tuổi, tất cả đều từ 15 tuổi trở xuống. Hàng chục người khác bị thương.
Ngày 10.5.1963, bản Tuyên ngôn của Tăng Tín đồ Phật giáo Việt Nam do ngài Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Thích Tịnh Khiết ký với đại diện các tổ chức Phật giáo miền Trung là các Thượng tọa Thích Mật Nguyện, Thích Trí Quang, Thích Mật Hiển, Thích Thiện Siêu. Tuyên ngôn yêu cầu chính phủ thực thi 5 đểm :

“1. Yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thu hồi vĩnh viễn Công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo ;
“2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ số 10 ;
“3. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo ;
“4. Yêu cầu cho Tăng Tín đồ Phật giáo được tự do hành đạo và truyền đạo ;
“5. Yêu cầu Chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội, và kẻ chủ mưu giết hại, phải đền tội đúng mức”.

Bản Tuyên ngôn trên đây đã được gửi đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm kèm theo bản Phụ đínhviết ngày 23.5.63.
Đại quan bản Phụ đính giải thích sâu rộng về tinh thần của 5 điểm yêu cầu, và phân tích cặn kẽ những điều ức chế trong Dụ số 10 đối với Phật giáo, chẳng hạn như các điều 1, 7, 10, 12, 18, 19, 25, 26, 27, và 44.
Bản Phụ đính cũng tuyên xưng chủ trương cơ bản cuộc tranh đấu của Phật giáo theo tinh thần Bất Bạo động của Thánh Gandhi. Rõ nhất và cơ bản nhất là :

Thứ nhất, là đối với Chính phủ, Phật giáo không chủ trương lật đổ.

Thứ hai, là không ai là kẻ thù, nhất là đối với đạo Thiên Chúa. Phật giáo không
tranh đấu với tư cách một tôn giáo chống với một tôn giáo, mà chỉ tranh đấu cho lý tưởng Công bình xã hội.

Thứ ba là phương pháp tranh đấu bất bạo động, và từ chối mọi sự lợi dụng không phù hợp với tôn chỉ Phật giáo, nhất là những người Cộng sản cũng như những kẻ mưu toan chức quyền

Trên đây là diễn biến được trình bày như sự thực đã xẩy ra cho chính nạn nhân là Phật giáo. Sự thật này đã bị chính quyền bóp méo thông qua bộ máy thông tin của chế độ. Bóp méo khi cho rằng tiếng nổ tại đài phát thanh Huế do “vũ khí” của Việt Cộng mà quân lực Việt Nam Cộng hòa không thủ đắc. Về sau còn đưa ra phụ giải khác là CIA gây nổ !
Tuy nhiên, qua ngày 12.5.63, Linh mục Lê Quang Ánh viết Huyết Lệ Thư với một tập thể tín đồ Thiên Chúa giáo ký tên chung gửi Ngài Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Thích Tịnh Khiết, “lên án tội bất công đã giết hại đồng bào vô tội” và “Tán đồng quan điểm đấu tranh cho tín ngưỡng tự do” của Phật giáo. Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện Đại học Huế, cũng bất đồng quan điểm của chính quyền khi giải thích sự biến Đài Phát thanh Huế đến từ chủ trương triệt hạ cờ Phật giáo.
Thế là ngoài quan điểm tự vệ của Phật giáo trước sức tấn công ồ ạt của chính quyền Nhà Ngô, còn có sự đồng tình của giới thức giả bất phân chính kiến, tôn giáo như đã thấy tại quốc nội trên đây.
Trên trường quốc tế thì Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đi làm chứng gian cho chính quyền, nhằm giải độc qua ba cuộc họp báo tại Paris, New York và Roma. Riêng tại Roma, bị Đức Giáo hoàng và tòa thánh Vatican do chống lại chính sách đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Điệm, nên đã cấm Tổng giám mục Ngô Đình Thục họp báo trong lãnh thổ Vatican và cấm phổ biến bài thuyết trình của ông Thục.
Thế nhưng sự làm chứng gian cho chế độ của ông Tổng giám mục chẳng làm thay đổi công luận quốc tế. Bởi vì tiếng nói của một nhân chứng khác, với đầy đủ hình ảnh thương tâm của các em thiếu nhi chết tại Đài phát thanh Huế, đã gây xúc động lương tâm thế giới cũng như tại LHQ. Đó là nhân chứng sống của Bác sĩ Y khoa người Đức theo đạo Tin Lành, Erich Wulf. Bác sĩ dạy Y khoa tại Đại học Huế và tận mắt thấy những chi xẩy ra trong ngày Phật Đản tại Đài Phát thanh Huế.
Từ Huế cuộc tranh đấu của Phật giáo lan vào Saigon với cuộc lễ Cầu siêu to lớn cho nạn nhân đài Phát thanh Huế ngày 15.5. Cũng ngày 15.5 Phái đoàn Phật giáo yết kiến Tổng Thống Ngô Đình Diệm trình bày các nguyện vọng Phật giáo. Nhưng chẳng đưa tới kết quả gì. Chùa Xá Lợi của Hội Phật học Nam Việt ở Saigon trở thành trung tâm chỉ huy và xuất phát các cuộc đấu tranh cho bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội. Đã có hàng nghìn Tăng Ni biểu tình trước nhà Quốc hội. Đã có hằng trăm người đồng loạt cạo đầu giữa công trường biểu thị cho lòng dân kết nối với cuộc đấu tranh của Phật giáo.
Ngày 25.5 Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo ra đời đưa cuộc đấu tranh lên toàn quốc. Phía chính quyền cũng thành lập Ủy ban Liên bộ nhằm thương thảo. Nhưng chính quyền vẫn dằn co không chấp nhận các yêu sách ôn hòa của Phật giáo. Mãi đến khi Ngài Quảng Đức tự thiêu gây chấn động lương tri nhân loại, chính quyền mới thực sự muốn thương thảo. Kết quả là Thông cáo chung ra đời ngày 16.6.1963, với chữ ký của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Thế nhưng ký xong lại nuốt lời, không thực thi các hứa hẹn, nên Phật giáo lại tiếp tục đấu tranh theo cường độ ánh sáng xóa tan bóng tối…
Ngọn Lửa Từ Bi rạng ngời thế giới
Vào lúc đó một sự kiện hi hữu xẩy ra : Cuộc tự thiêu ngày 11.6.63 của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại góc đường Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng ở Saigon.
HT Thích Quảng Đức sinh năm 1897, thế danh Lâm Văn Tức, sau đổi qua tên Nguyễn Văn Khiết do Hòa thượng Thích Hoằng Thâm họ Nguyễn nhận làm con chính thức.
15 tuổi thọ Sa Di, 20 tuổi thọ Cụ túc giới. Pháp danh Thi Thủy, pháp tự Hành Pháp, hiệu Thích Quảng Đức. Bước chân hóa độ của ngài đã qua hết các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Nam. Sau 20 năm hóa độ ngài đã trùng tu 17 ngôi chùa. Thường ở chùa Long Vĩnh nên người ta gọi ngài là Hòa thượng Long Vĩnh. Trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo, Hội An Nam Phật học tỉnh Khánh hòa thỉnh ngài làm Chứng minh Đạo sư năm 1932.
Ngài vị pháp thiêu thân năm 66 tuổi.
Chúng ta chứng kiến hai cách chết trên trái đất này : Cây chết đứng, Người chết nằm.
Riêng Bồ Tát không chết đứng, không chết nằm. Bồ tát chết thành Ngọn Lửa bừng cao xua lùa bóng tối, soi sáng cõi lầm than, áp bức và phá trừ vô minh. Cái chết của Bồ Tát biểu hiện sự sống đã hoàn thiện, tác động thành những cuộc sống tự do, kỳ diệu để chúng sinh sống đời từ bi, giác ngộ.
Từ bi là công lý chứ không là những động tác từ thiện mà thôi. Ngày nay, một số trong chúng ta biến từ bi thành ba phải, thụ động.
Trong kinh sách như kinh Pháp hoa có nói tới việc thiêu thân để cúng dường Chánh pháp và Đức Phật. Từ thiêu một ngón tay đến thiêu một cánh tay, hay toàn thân. Trong Đại Việt sử ký Toàn thư cũng từng ghi lại nhiều cuộc tự thiêu của các bậc cao tăng để cúng dường Chánh pháp thời Lý, thời Trần. Ở miền Nam nơi vùng núi Thất sơn những năm đầu thế kỷ XX người ta cũng chứng kiến nhiều cuộc tự thiêu âm thầm trong hóc núi của các ông đạo như một quá trình tu chứng.
Tây phương quan niệm tự thiêu là tự sát. Nhưng nghĩ vậy là không biết gì về văn hóa Ấn Độ hay Đông phương. Tự thiêu tại Ấn Độ và truyền thống Phật giáo, là cách đo đãt sự tu chứng của người Tăng sĩ đã thấu triệt đạo lý, hiểu rõ lý vô thường, coi tấm thân tứ đại là hình hài giả tạm.
Cuộc tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức biểu trưng cho pháp môn Vô úy thí, là bố thí hình thọ cho chúng sinh, tức bố thí hình hài và thọ mạng của mình. Trong giáo lý Nguyên Thủy, tự thiêu biểu trưng cho sự giải thoát.
Trường hợp ngài Quảng Đức, ngoài sức tu chứng còn hiển lộ sự soi sáng vào cơn vô minh của chính quyền thời bấy giờ. Trong thư để lại, Ngài Quảng Đức cầu nguyện cho Tổng Thồng Ngô Dình Diệm khi viết rằng “Cầu hồng ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyện vọng tổi thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn”. Không mảy may thù hận với kẻ đàn áp, giết chóc đồng đạo mình.
Thi hào Vũ Hoàng Chương đã làm bài thơ tuyệt tác “Lửa Từ Bi” định vị cho lòng từ bi qua ngọn đuốc tự thiêu rực sáng lòng thương vô tận và tinh thần vô úy của Bồ Tát Quảng Đức.
Ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức ngỏ ý tự thiêu trong một buổi họp tại chùa Xá lợi. Thượng tọa Thanh Long nói như đùa rằng : Tự thiêu thường để lại Xá lợi, ngài tính để lại gì ? Hòa thượng Quảng Đức bảo rằng : “Tôi sẽ để lại Trái Tim”.
Quả đúng như thế, sau hai lần thiêu nóng tới bốn nghìn độ. Trái tim Ngài không cháy. Đây là nhiệm mầu thứ nhất.
Đêm 20.8.63 quân đội chính quyền tấn công chùa Xá Lợi, lùa bắt tất cả chư Tăng. Nhóm tấn công được lệnh phải tìm cho ra Trái Tim ngài Quảng Đức mà chính quyền thời bấy giờ sợ như một biểu tượng sống làm rung chuyển chế độ. Họ lục sạo khắp nơi, vất tung mọi thứ. Họ chẳng tìm thấy Trái Tim Bồ Tát. Sau này Đại Cư sĩ Mai Thọ Truyền cho biết, chẳng giấu vào đâu cả, Cư sĩ chỉ cất Trái Tim ấy trong hộc tủ đựng hồ sơ. Bạo quyền đã mù mắt không thấy nhân tâm, nên không nhận ra trái tim của nhân dân hiện hữu trong Trái Tim Bồ Tát.
Đây là nhiệm mầu thứ hai.
Và hôm nay, nơi ngôi chùa Pháp Luân này, chúng ta Kỷ niệm Năm Mươi Năm Pháp nạn lịch sử 1963 qua Ngọn đuốc phá trừ Vô Minh của Bồ Tát Thích Quảng Đức, trong mầu nhiệm lịch sử, tôi cảm nhận Trái Tim Ngài đã hòa nhập vào trái tim của mỗi chúng ta để cho đạo Phật trường tồn trên quê hương Việt. Phải chăng đây không là mầu nhiệm thứ ba ?

Chùa Pháp Luân, 9.6.2013
Võ Văn Ái



No comments:

Post a Comment