Nguyễn Quang
Duy tường trình - Bảy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke Donnellan, Don
Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula, Cersa Melhem, Marlene
Kairouz cho phổ biến một lá thư gởi Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng về trường
hợp của Tù Nhân Lương Tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Bẩy Dân Biểu cũng kêu gọi ông Dũng
thả ngay 3 thành viên Khối 8406, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng.
Được biết ngày 21-5-2014 vừa qua tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria Úc, đựơc sự hổ trợ của dân biểu Luke Donnellan, Khối 8406 đã tổ chức một diễn đàn về Nhân Quyền cho Việt Nam. Diễn giả chính là Trần Ngọc Minh thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh vừa đến Úc để vận động cho Hạnh, Hùng và Chương.
Được biết ngày 21-5-2014 vừa qua tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria Úc, đựơc sự hổ trợ của dân biểu Luke Donnellan, Khối 8406 đã tổ chức một diễn đàn về Nhân Quyền cho Việt Nam. Diễn giả chính là Trần Ngọc Minh thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh vừa đến Úc để vận động cho Hạnh, Hùng và Chương.
Bà Minh đã kể lại hòan cảnh của Hạnh và của các tù nhân chính trị
khác. Bà kêu gọi Quốc Hội Victoria hãy cứu lấy con bà bằng cách kêu gọi nhà cầm
quyền cộng sản phải thả ngay con bà. Các vị dân biểu đã lắng nghe và hứa sẽ vận
động cho Hạnh.
Các diễn giả khác là Giáo Sư Tiến Sỹ Kiều Tiến Dũng thuyết trình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trương Phúc một sinh viên du học nhận xét về việc nhà cầm quyền cộng sản trắng trợn vi phạm quyền làm người. Anh Phúc đặc biệt nhấn mạnh nhiều trường hợp công an cộng sản đánh chết dân khi bị tạm giam.
Các diễn giả khác là Giáo Sư Tiến Sỹ Kiều Tiến Dũng thuyết trình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trương Phúc một sinh viên du học nhận xét về việc nhà cầm quyền cộng sản trắng trợn vi phạm quyền làm người. Anh Phúc đặc biệt nhấn mạnh nhiều trường hợp công an cộng sản đánh chết dân khi bị tạm giam.
Dự định nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ có bài thuyết trình về Xã Hội
Dân Sự nhưng vì lý do kỹ thuật nên không thể thực hiện.
Từ Việt Nam, qua skipe, Luật sư Nguyễn Văn Đài một thành viên
sáng lập Khối 8406 đã thuyết trình Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam. Xin xem tòan bài
thuyết trình.
Bẩy Dân biểu lắng nghe và hỏi họ có thể làm gì để giúp đỡ cho
các tổ chức Xã Hội Dân Sự của Việt Nam phát triển. Luật Sư Đài cho biết: “Các tổ
chức Xã Hội Dân Sự thực sự của Việt Nam rất yếu và thiếu về mọi mặt. Bởi vậy,
chúng tôi cần được Quốc hội bang Victoria công nhận, giao lưu, trao đổi với các
tổ chức XHDS của Việt Nam. Hỗ trợ chúng tôi về đào tạo cán bộ, trợ giúp tài
chính cho hoạt động và phát triển của các tổ chức Xã Hội Dân Sự của Việt Nam.”
Các dân biểu bang Victoria đề nghị các tổ chức XHDS cử một số
thành viên sang thăm tiếu bang Victoria và thảo luận.
Melbourne, Úc Đại Lợi
LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI THUYẾT TRÌNH VỀ XÃ HỘI
DÂN SỰ VIỆT NAM TRƯỚC QUỐC HỘI TIỂU BANG VICTORIA ÚC 21-5-2014.
Thưa các vị Dân biểu đáng kính của Quốc hội tiểu bang Victoria,
Australia.
Xin cảm ơn quí vị đã dành cho tôi cơ hội quí báu này để phát biểu
trước Quí vị về tổng lược các tổ chức XHDS ở Vietnam. Tôi xin được trình bày
như sau:
1/ Thực trạng về các tổ chức XHDS ở VN:
Ở VN chưa có các tổ chức XHDS mà được chính quyền công nhận hay
thừa nhận hợp pháp. Chính quyền có thành lập các tổ chức xã hội, xã hội nghề
nghiệp như tổ chức Công đoàn, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân, luật
sư, luật gia,…. Nhưng các tổ chức này không phải là các tổ chức tự nguyện của
người dân, không do người dân tự thành lập, tự quản lý và điều hành. Đứng đầu
các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp này thường là một quan chức đảng CSVN
đương nhiệm hay đã nghỉ hưu. Về mặt bản chất thì đó là các tổ chức nối dài của
chính quyền và đảng CS nhằm kiểm soát người dân.
2/ Việc thành lập các tổ chức XHDS chưa được Nhà nước công nhận:
Trong những năm qua, trước thực tế đòi hỏi của nhu cầu xã hội
trong các vấn đề trợ giúp nhân đạo, bảo vệ, quảng bá và thúc đẩy nhân quyền. Đã
có rất nhiều các tổ chức XHDS do các tổ chức Tôn giáo thành lập nhằm các mục
đích nhân đạo. Đồng thời cũng có rất nhiều các tổ chức XHDS được thành lập để
phát động lòng yêu nước của nhân dân nhằm chống sự bá quyền của Trung Quốc như:
Hanoi No-U FC, Hoang Sa FC, Saigon No-U FC, Vinh No-U FC. Các tổ chức XHDS để bảo
vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ như: Brotherhood For
Demcracy(BFD), Mạng lưới Blogger Vietnam, Diễn đàn XHDS, Hội Dân Oan, Hội Phụ nữ
Nhân quyền Vietnam, Hội Tù nhân Lương tâm, Hội Bầu bí tương thân,… Và có khoảng
100 Câu lạc bộ tình nguyện do sinh viên tự thành lập trong các trường Đại học.
3/ Khuynh hướng của các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập:
- Đối với các tổ chức XHDS, CLB Sinh viên
tình nguyện thì có xu hướng chủ yếu để làm các công tác xã hội nhân đạo như:
giúp đỡ người nghèo, chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng.
- Đối với các tổ chức XHDS do những người
đang hoạt động nhân quyền thành lập thì mục đích chủ yếu là bảo vệ, quảng bá,
thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ.
4/ Các tổ
chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo hay nhân quyền được thành lập và hoạt
động ở các thành phố ở miền đồng bằng trên phạm vi cả nước. Ở các tỉnh miền
núi, hầu như không có các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập.
Những người tham gia thành lập các tổ chức XHDS chủ yếu là những
người trẻ tuổi, thành phần trí thức và sinh viên. Tuyệt đại đa số những người
này đều không chấp nhận chế độ độc đảng CS. Họ mong muốn xây dựng một xã hội tự
do, dân chủ theo mô hình của các nước dân chủ Âu, Mỹ. Mong muốn xây dựng mối
quan hệ đồng minh với Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các nước dân chủ trong khu Châu
Á Thái Bình Dương và EU làm nền tảng để có thể cân bằng trong mối quan hệ láng
giềng với Trung Quốc.
5/ Sự khác nhau giữa các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của
Nhà nước và các tổ chức XHDS của người dân:
Thứ nhất, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của Nhà nước
thì do các cơ quan nhà nước đứng ra thành lập, quản lý và điều hành. Chính phủ
cấp ngân sách cho các tổ chức này hoạt động. Đảng CS và chính quyền can dự vào
việc bầu ban lãnh đạo của các tổ chức này. Những tổ chức quan trọng như Công
đoàn, Thanh niên, sinh viên, phụ nữ, cựu chiến binh, luật sư, luật gia,… thì đảng
CS và chính quyền cử người sang lãnh đạo và quản lý.
Còn các tổ chức XHDS do các tổ chức tôn giáo và người dân tự
thành lập thì chưa được nhà nước công nhận. Các tổ chức này tự lo về tài chính,
hoạt động độc lập với đảng CS và chính quyền. Không chịu sự quản lý, điều hành
của đảng CS và chính quyền.
Thứ hai, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của nhà nước nên
được đảng CS và chính quyền hỗ trợ mọi mặt từ trụ sở, phương tiện đi lại, làm
việc, được cấp kinh phí hoạt động nên các tổ chức này có hệ thống từ trung ương
đến địa phương. Được tổ chức và quản lý chặt chẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp.
Còn các tổ chức XHDS do người tự đóng góp tài chính, nên không
có trụ sở. Phương tiện đi lại không có, trang thiết bị làm việc cũng nghèo nàn.
Số lượng thành viên của các tổ chức XHDS còn ít và yếu, thiếu kinh nghiệm.
Thứ ba, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp được nhà nước
thành lập nên họ được bảo vệ về mặt luật pháp. Có tư cách pháp nhân, có
trụ sở nên mọi hoạt động của họ được pháp luật thừa nhận.
Còn các tổ chức XHDS thì do người dân tự thành lập, chưa được
nhà nước công nhận. Do vậy các tổ chức XHDS không được pháp luật bảo hộ và bảo
vệ trong các hoạt động của họ. Ngoài ra, các cơ quan an ninh, chính quyền thường
xuyên sách nhiễu, đe dọa các thành viên của các tổ chức XHDS. Cơ quan an ninh,
chính quyền sẽ sách nhiễu, đe dọa, câu lưu các thành viên của các tổ chức XHDS
nếu các hoạt động của họ bị phát hiện. Thậm chí, cơ quan an ninh tịch thu các
trang thiết bị làm việc như điện thoại, máy tính của các thành viên và tổ chức
XHDS.
Nhà nước thường cử các tổ chức XHDS trá hình do họ thành lập để
tới các diễn đàn khu vực và quốc tế để đánh bóng cho họ, tạo điều kiện cho họ
xin các ngân khoản từ các tổ chức quốc tế để tăng thêm khả năng khống chế.
Trong khi đó các tổ chức XHDS thực sự thì ít được biết đến ở trong và ngoài nước,
không có cơ hội tiếp cận với thế giới. Hoàn toàn bị loại khỏi các diễn đàn khu
vực và quốc tế. Nhóm nào tự mình tham dự các diễn đàn đó thì bị cấm cản, sách
nhiễu hay bị trừng phạt.
6/ Rõ ràng,
là các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại
với cơ quan an ninh và chính quyền ngay từ khi thành lập, và trong suốt quá
trình hoạt động. Đảng CS và chính quyền không thừa nhận, không hỗ trợ mà còn
đàn áp, sách nhiễu. Cơ quan an ninh thường xuyên theo dõi các thành viên của
các tổ chức XHDS, ngăn cản các thành viên của các tổ chức XHDS gặp mặt nhau. Cấm
xuất cảnh hầu hết các thành viên của các tổ chức XHDS. Cơ quan an ninh cũng thường
xuyên sách nhiễu, gây khó khăn cho công ăn, việc làm của các thành viên của tổ
chức XHDS. Cơ quan an ninh có thể tấn công vào nhà, khám nhà, lấy máy
tính của các thành viên các tổ chức XHDS bất cứ lúc nào. Cơ quan an ninh còn
gây áp lực với chủ các nhà trọ để họ không cho các thành viên của các tổ chức
XHDS thuê nhà. Gần đây, cơ quan an ninh thường xuyên tấn công đánh đập các
thành viên của các tổ chức XHDS một cách vô cớ. Cản trở các thành viên của các
tổ chức XHDS gặp gỡ với các quan chức ngoại giao nước ngoài tại Vietnam.
Đồng thời các tổ chức XHDS không thể tiếp cận với các viện trợ
nhân đạo của chính phủ các nước. Không thể tiếp nhận sự giúp đợ trực tiếp từ
các tổ chức NGO quốc tế. Bởi vậy, các tổ chức XHDS ở Vietnam không có đủ nguồn
lực tài chính để phát triển thành viên và mở rộng hoạt động.
Đó là những khó khăn thách thức mà các tổ chức XHDS đã và đang
găp phải.
7/ Tiềm năng: Mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn, thách thức nêu trên, các tổ chức XHDS ra đời đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn của quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân Việt Nam trong các vấn đề nhân đạo,
trong bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ.
Các tổ chức XHDS cũng đã được cộng đồng người Việt ở hải ngoại
giúp đỡ ở mức tối thiểu để có thể tồn tại và duy trì hoạt động. Một số NGO quốc
tế cũng đang tìm hiểu và tìm cách hỗ trợ.
Nếu các tổ chức XHDS Vietnam được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ
các nước và cộng đồng quốc tế về cả chính trị và tài chính. Chắc chắn, các tổ
chức XHDS sẽ đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền
và vận động dân chủ ở Việt nam. Nhằm xây dựng một nước Vietnam dân chủ, hội nhập
quốc tế và cùng với các quốc gia dân chủ bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương.
8/ Mong muốn và kiến nghị: Tôi thay mặt cho các tổ chức XHDS của Việt nam kêu gọi quốc hội
bang Victoria hãy tạo mọi cơ hội để các giới chức bang Victoria tiếp xúc với
các tổ chức XHDS thực sự, công nhận vai trò và mở các các chương trinh hợp tác
với các tổ chức này, cũng như dành một khoản ngân sách, và thông qua các tổ chức
NGO quốc tế để tài trợ cho các tổ XHDS thực sự của Việt Nam. Vì mối quan hệ đồng
minh trong tương lai giữa Việt nam và Australia. Vì lợi ích và sự thịnh vượng
chung của hai nước, hai dân tộc.
Trân trọng cảm ơn quí vị. Xin Chúa chúc phước tất cả quí vị và
tình hữu nghị giữa Chúng ta.
No comments:
Post a Comment