Sunday, May 12, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 5


Phần III
NOMENCLATURE VIỆT NAM
TẦNG LỚP QUAN CHỨC ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI

Ở việt Nam có một tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi trong chủ nghĩa xã hội hiện thực không? ở Liên xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, vấn đề này đã được chứng minh khá đầy đả rõ ràng. ở Nam Tư từ đầu những năm 1970, Milơvan Djilas nguyên là một nhà lãnh đạo cỡ lớn của Đảng cộng sản Nam Tư chống lại Broj Titođã nói về tầng lớp xã hội ấy trong cuốn sách La Nouvelle Classe (Giai Cấp Mới). Djilas cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, kẻ nắm quyền lực là những kẻ có của; do có của mà nắm được chính quyền. Còn dưới chủ nghĩa xã hội hiện thực thì ngược lại: do có quyền lực mà có của, nghĩa là tầng lớp nắm chính quyền dần dà trở thành một lớp người giàu sang, vượt hẳn lên trong xã hội. 

Từ năm 1980, giáo sư sử học Liên xô Michael Voslensky đã viết một cuốn sách nhan đề Nomenklatura, giới thiệu khá tỷ mỹ về sự hình thái của tầng lớp quan chức quan liêu đặc quyền đặc lợi nắm chính quyền ở Liên xô. Tầng lớp này ước chừng nửa triệu người (kể cả gia đình họ) trong một xã hội gần 200 triệu dân. Tất nhiên cuốn sách này không thể xuất bản ở Liênxô. Michael Voslensky, sinh năm 1920, là thông dịch viên tiếng Đức- Anh- Nga tại phiên tòa xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg (Tây Đức) sau chiến tranh thế giới thứ 2, sau đó làm việc tại hội đồng hòa bình thế giới ở Praha (Tiệp Khấc), Vienne ( áo). Ông cũng là giáo sư lịch sử ở Trường Đại học Quốc Tế Lumumba ở Moscou. Năm 1972 ông di tản sang Cộng Hòa Liên Bang Đức, sau khi tuyên bố ly khai đảng cộng sản Liên xô do bất đồng quan điểm với chế độ Xô Viết, sau đó ông là giáo sư sử học ở các trường đại học Đức, áo. Cuốn Nomenklatura của ông viết bằng tiếng Đức được dịch ngay ra nhiều thứ tiếng, và được coi là một cuốn sách khoa học rất có giá trị, có nhiều phát hiện độc đáo và chính xác về Liên xô.

SỰ HÌNH THÀNH CỦA MỘT TẦNG LỚP MỚI Ở VIỆT NAM

Tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi ở Việt Nan hình thành dần dần kể từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong 30 năm chiến tranh, tầng lớp này đã thành một lớp người riêng biệt, tách khỏi dần cuộc sống và mức sống của toàn xã hội. Trong thời chiến đời sống tinh thần của xã hội nói chung còn khá trong sạch vì tập trung vào chống chiến tranh xâm lược và chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Lý tưởng của xã hội còn duy trì được ở mức khá rộng, nên lớp người cầm quyền nhìn chung còn giản dị, chan hòa với xã hội.

Từ sau 30- 4- 1975 cuộc sống trong hòa bình với nhiều cám dỗ vật chất mới, con người thường nghĩ đến hưởng thụ sau mấy chục năm hy sinh, thắt lưng buộc bụng... nên tầng lớp cầm quyền phất lên khá nhanh; cuộc sống vật chất đua đòi trở nên một mối lo toan, ám ảnh thúc đẩy họ kiếm chác và làm giàu. Đạo đức bị xói mòn, lương tâm chẳng còn mấy ý nghĩa, lý tưởng mờ nhạt, lớp cầm quyền và gia đình họ càng lao vào những áp phe nhỏ, rồi lớn, làm giàu lên rõ rệt. Sau "đổi mới", từ năm 1986, tầng lớp này đua nhau kiếm chác, tận dụng thị trường tự do, luật pháp còn nhiều sơ hở, dựa ào quyền lực và các mối quan hệ trên dưới, họ hàng, thân thuộc, cùng nhau móc ngoặc để kiếm chác trên lưng nghèo khổ của quần chúng lao động. Từ sau đại hội 7 giữa 1991, tầng lớp đặc quyền đậc lời càng thêm biến chất cách mạng, lao vào lược đoạt và chia chác của cải xã hội, làm giàu nhanh chóng một cách phi pháp; nó ngày càng mang tính chất mafia bất lương và tàn ác, một kiểu tư bản đỏ, rừng rú mà lịch sử Việt nam chưa từng có.

Cuộc đấu tranh hiện nay trong xã hội ngày càng trở nên cuộc đau tranh của đông đảo nhân dân lao động nghèo khổ, của những trí thức dân tộc có lương tâm và nhân cách, của lớp lớp thanh niên yêu nước, có ý thức dân chủ và công bằng xã hội , của một số đảng viên Cộng Sản có lương tri, lương thiện chống lại tầng lớp cầm quyền bất lực, bảo thủ và tham nhũng. Tầng lớp này nấp sau chiêu bài "đổi mới", có đổi mới thật trên một mức độ nào đó về kinh tế, nhưng chống lại sự đổi mới về chính trị, nên không có khả năng lãnh đạo đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng lớn, triền miên về chính trị, kinh tế, tài chánh, ván hóa và xã hội; ngược lại tầng lớp ấy còn dìm đất nước sâu thêm vào cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội; nó còn lợi dụng tình thế này để làm giàu và kiếm chác trên nỗi nghèo nàn và đau khổ của số đông. Nó trở thành vật cản của công cuộc đổi mới thật sự, nó chịu trách nhiệm về sự xuống cấp thê thảm của đời sống xã hội, về tình trạng hỗn loạn và tha hóa con người đang diễn ra khắp đất nước.

TẦNG LỚP CỦA NHỮNG NGƯỜI CẦM QUYỀN

Đảng cộng sản Việt Nam không ngớt rêu rao rằng đảng cộng sản mang tính chất quần chúng; rằng đảng cộng sản là đảng của dân tộc, của toàn thể nhân dân. Tất cả chỉ là nói dối, nói theo "khẩu hiệu". Đảng có gần 2 triệu người, trên tổng số hơn 70 triệu dân. Nhưng thật ra trong số 2 triệu đảng viên ấy, đông đảo đảng viên thường, chiếm đến 90 phần trăm, không có chút tiếng nói và quyền lực nào. Họ chẳng khác gì mấy với quần chúng ngoài đảng. Họ cũng thấp cổ, bé họng, cũng bị tước quyền suy nghĩ và quyền tự do ngôn luận, chỉ có cúi đầu và vỗ tay tán tụng các nghị quyết của đảng.

Động cơ vào đảng của đảng viên khi đảng còn hoạt động bí mật ở thời kỳ đầu của chiến tranh gian khổ còn là tự nguyện hy sinh và chịu gian khổ vì lý tưởng độc lập của tổ quốc Sau khi đã dành được chính quyền, động cơ vào đảng đã xen lẫn tinh thần tự nguyện hy sinh với động cơ cá nhân: trở nên cán bộ có chức, có quyền và từ đó có quyền lợi riêng. Càng về sau động cơ cá nhân càng chiếm ưu thế, để từ sau 1954, hầu như động cơ cá nhân vào đảng ở các cơ quan chính trị, kinh tế, xã hội, ở các địa phương chỉ là để trở thành cán bộ, có chức có quyền nhằm tiến thân. Trong đảng, tuy có nêu lên nguyên tắc dân chủ tập trung, nhưng quyền dân chủ trở thành thứ yếu, kỷ luật sắt được thực hiện. Người đảng viên thường chỉ còn có tuân thủ kỷ luật và nghị quyết từ trên đưa xuống. ở chi bộ thì bí thư chi bộ có tiếng nói quyết định. Về nguyên tắc Đại hội đảng cao hơn Trung ương, Trung ương cao hơn Bộ chính tri, Bộ chính trị cao hơn Tổng Bí thư, nhưng trên thực tế thì ngược lại; Tổng bí thư cao hơn Bộ Chính trị, Bộ Chính Trị cao hơn Ban Chấp Hành Trung ương, Ban chấp hành trung ương cao hơn Đại Hội đảng? Đây là nền dân chủ của một nhóm người, nền dân chủ của một người!

Tinh thần phong kiến cổ hủ còn chi phối khá nặng. Trong gia đình, cha mẹ bảo gì con cái phải cúi đầu vâng dạ. Trong đảng Tổng Bí thư nói gì đảng viên phải cúi đầu vâng dạ. Hầu như không có đối thoại, không có thảo luận, càng không có tranh luận.

Do đó tầng lớp đặc quyền đặc lợi là tầng lớp của những người nắm chính quyền từ trung ương đến cơ sở. Cũng có thể gọi là tầng lớp các quan chức đảng và chính quyền, vì đảng và chính quyền gần với nhau làm một. Đảng đồng nhất với chính quyền. .

Có lẽ không có chế độ xã hội nào mà đảng nghiễm nhiên đàng hoàng lấy tiền của ngân sách nhà nước để chi phí cho hoạt động của đảng mình! Tôi lấy vài thí dụ mà ở nước ngoài ít ai biết đến.

ở báo Nhân Dân, xe cộ, vật tư là do Bộ Vật tư có trách nhiệm cung cấp, coi như ngang một bộ của nhà nước, thậm chí còn như là một bộ loại 1! Văn phòng báo Nhân Dân nhận chỉ tiêu hàng năm về tài chính, về xe ô tô con, xe tải, về xăng dầu của Bộ Vật Tư. Cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân đều dùng hộ chiếu ngoại giao hay hộ chiếu công vụ của nhà nước. Cơ quan báo là dinh thự của nhà nước, trụ sở ở đường Hàng Trống, nguyên là dinh của Tư Lệnh Quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương (nơi Sa- lan và Cogny từng ở), trước nữa là dinh của Phó toàn quyền Đông Dương hồi trước 1945. Vừa rồi dinh thự ấy được báo Nhân Dờn cho nước ngoài thuê làm cơ quan đại điện Ngân Hàng của Nam Triều Tiên, nhằm "tăng thu nhập" cho cơ quan báo; tòa soạn tập trung ở ngôi nhà 5 tầng ở cạnh đó, do nhà nước bỏ kinh phí xây cho từ năm 1984 đến năm 1987 thì hoàn thành. Con số của tầng lớp quan chức này là chừng bao nhiêu? Có thể nói nó bao gồm chủ yếu những cán bộ được coi là cấp cao của đảng và nhà nước; từ phó vụ trưởng trở lên; từ cấp phó viện trưởng trở lên ở các viện; các giám đốc, phó giám đốc các công sở, các công ty kinh tế, tài chánh... Trên lớp cán bộ này là các Bộ trưởng, thứ trưởng, các trưởng ban, phó trưởng ban của các Ban chuyên môn của trung ương đảng; các ủy viên trung ương đảng... Trong quân đội và công an, đó là các Bộ Trưởng, thứ trưởng; các chủ nhiệm Tổng cục Tổng tham mứt trưởng và phó tổng tham mưu trưởng; các viện trưởng, phó viện trưởng; các vụ trưởng, phó vụ trưởng; các cục trưởng, phó cục trưởng; các sĩ quan từ cấp đại tá trở lên cùng với một số cấp trung tá được giao chức vụ cao.

Nói tóm lại, đó là cán bộ đảng, nhà nước, quân đội, an ninh, ở các đoàn thể xà hôi được xếp vào loại cao cấp; họ thường được triệu tập để nghe phố biến Nghị quyết ở Hội trường Ba Đình; có thẻ đặc biệt để mua hàng ở một số cửa hàng đặc biệt; được di chuyển bằng máy bay (số cấp dưới chỉ được đi bằng xe lửa hoặc xe ô tô hàng, trừ trường hợp đặc biệt). Họ cũng được chữa bệnh ở bệnh viện Việt- xô, nơi có thiết bị y tế hiện đại hơn các bệnh viện khác, với thuốc men tốt đầy đủ và đắt tiền hơn.

ở các tỉnh, tầng lớp đặc quyền đặc lợi này gồm có các: bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, các ủy viên thường vụ tỉnh ủy, các chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính tỉnh, các tỉnh ủy viên, những người cầm đầu các tổ chức khác trong tỉnh như: Bí thư công đoàn, bí thư đoàn Thanh Niên cộng sản, bí thư Hội phụ nữ, chánh án Toà án Nhân Dân, viện trưởng Viện Kiểm Soát nhân dân, giám đốc. Các thành phố lớn như Hà nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng..: được coi như cao hơn một tỉnh lớn, hoặc ngang hàng với một tỉnh lớn. ở cấp huyện, quận, đại thể số người có đặc quyền, đặc lợi cũng gồm những người cầm đầu các tổ chức nói trên ở cấp đó. Do thái độ kỳ thị với trí thức, văn nghệ sĩ nhất là trí thức ngoài đảng nên có nhiều tiến sĩ, phó tiến sĩ, phó giáo sư... vẫn không được coi như cán bộ cao cấp, vẫn không được cấp thẻ mua hàng đặc biệt và không được chữa bệnh ở Bệnh Viện Việt- Xô...

Con số của tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi rất khó xác định một cách chính xác. Suy từ cơ quan báo Nhân Dân, (con số này ước chừng 40 người trên tổng số 300), ở Hà nội, ước có chừng 10.000 quan chức cấp cao; trong quân đội và an ninh chừng 3.000 người; ở Sài gòn chừng 4.000 người... Trong cả nước chừng trên 50.000 người nghĩa là 50.000 gia đình, chừng 1/200 số hộ trong cả nước (ước tính có 10 triệu hộ).

ở nông thôn, khá nhiều nơi còn có những cường hào mới. Họ chiếm những chức vụ then chốt như bí thư đảng ủy xã, chủ tịch xã, phó bí thư, phó chủ tịch, ủy viên kiểm tra, chủ nhiệm Hợp tác xã lôi kéo bè cánh thuộc họ hàng, thân thích lũng đoạn đời sống chính trị và kinh tế của địa phương, mặc sức tham nhũng tài sản công, quỹ tập thể, ruộng đất chung, áp bức đồng bào như những tên cường hào cũ. Có thể nói những cường hào cộng sản ấy cũng ở trong tầng lớp đặc quyền đạc lợi của đất nước hiện nay. Cần chỉ rõ rằng trong tầng lớp Nomenclature Việt nam, sự chênh lệch là khá lớn. Cũng có một tỷ lệ khá lớn người trong suốt thời gian chiến tranh gìn giữ lý tưởng cách mạng, sống trong sạch và giản dị; sau 1975 họ dần dần bị nếp sống hưởng thụ lôi cuốn, buông thả dần nếp sống cũ. Họ cũng bị tác động của tâm lý xã hội, trở nên thực dụng tham nhũng tư lợi. Khá nhiều người bị vợ con thúc đẩy nghĩ rằng không lo thu vén, kiếm chác thì chỉ có thiệt, họ không cưỡng nổi xu thế chung, bước vào con đường tha hóa... Họ nhìn lên trên thấy trên không hiếm kẻ dùng quyền lực để kiếm lợi lộc từ của chìm đến của nổi, nên "theo gương của trên", lao vào cuộc đua chen để làm giàu cho riêng mình.

Hoàn cảnh hòa bình cuộc sống vật chất ngày càng chi phối tâm lý hưởng thụ, tuổi tác lại ngày càng cao đã là hai yếu tố thúc đẩy thêm động cơ bon chen kiếm chác, để khỏi thua thiệt với bạn bè; họ còn ra sức làm giàu nhanh để "bù cho thời gian dài sống với lý tưởng... Họ lao vào các áp phe vàng, ngoại tệ, xuất nhập khẩu, bất động sản, buôn lậu... mua đất, tậu nhà, lo cho con, cho cháu mọi bề vên ổn và sung túc họ tạo nên không khí "sôi động" làm ăn và cả mánh mung bất hợp pháp, tạo nên cái mà bà con trong nước gọi là hoạt động đen tối của tầng lớp tư sản mới, tư sản đỏ, đỏ với cái nghĩa là cộng sản, là đẫm mồ hôi và cả máu của đồng bào họ. Họ đã hoàn toàn biến chất so với thời chiến tranh, dám lao vào những việc phi pháp, thất đức và thất nhân tâm, chạy theo lợi nhuận tối đa" và lợi ích riêng tối đa", tự phản bội lại lý tưởng cũ của mình. Họ đang bị cả xã hội vạch mặt, chỉ tên, khinh thị và nguyền rủa. Họ cảm thấy thời gian không còn dài đối với họ nên càng lao như điên vào các áp phe nhơ nhớp. Một số đã bị vào tù do không ăn cánh với nhau, ganh tỵ, sát phạt nhau. Hầu hết số bị tù từ chung thân đến 20 năm, 15 năm, 10 năm tù do tham nhũng và hối lộ... là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao, quyền lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế, tài chánh, chính là trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi này...

Việc vào tù của họ cũng có những nét đặc quyền rất khác lạ. Có kẻ sẵn sàng vào tù để che tội cho một số đồng bọn, để được chia lại vàng và ngoại tệ, khi ra tù sẽ là triệu phú đô la, ăn xài suốt đời chúng và đời con cháu chưa hết. Cũng có kẻ danh nghĩa thì "ở tù, mà bản thân vẫn sống xa hoa ẩn dật, do đã biết đút lót hệ thống cai tù. Có đứa bị kết án, sau đó đã được đưa ra nước ngoài với tiền của, vàng bạc, thoát thân

TỪ 6 KI LÔ ĐẾN...200 GAM

Sự bất công xã hội không phải gần đâymới có giữa tầng lớp cầm quyền và đồng bào của họ. Ngay từ thời chiến, sự bất công đã hiển nhiên và phi lý. Họ mở miệng ra là thao thao bất tuyệt về "phục vụ nhân dân"; "đầy tớ của nhân dân", về đạo đức cộng sản là hy sinh thì đi trước, hưởng thụ thì đi au.. Họ leo lẻo là phải lo cho cuộc sống của nhân dân đã, cuộc sống của người già, của trẻ nhỏ, của thương binh gia hình liệt sĩ. nhưng thực tế thì trái lại, họ lo cho họ trước hết.

Ngay từ những năm 1957, 1958 tiêu chuẩn cung cấp đã được định rõ qua chế độ sổ gạo và tem phiếu. Về gạo, tiêu chuẩn quân đội là 18 ki lô gam một tháng; dân thường lớn tuổi là 13 ki lô gam. Học sinh, sinh viên là 14 ki lô gam. Trẻ em từ 6 tuổi 7 ki lô, nâng dần lên. Vì thiếu thức ăn, thiếu thịt cá, rau có khi cũng đắt nếu không phải mùa, nên gạo trở thành món ăn chính! Với sô gạo trên, cố tiết kiệm mới tạm đủ; thường có nhà cứ đến khoảng ngày 20, ngày 22 đã hết gạo. Nhất là các em thiếu niên ở tuổi 12, 13 đến 15, 16, 17 tuổi bẻ gãy sừng trâu, thì thường bị đói. Còn cấp trên? Cấp trên thì không phải lo gì về gạo. Nhất là các gia đình Bộ chính trị và trung ương. Cứ một tháng các vị ủy viên Bộ chính trị đi dự chiêu đãi, tiệc tùng phải ít ra là 15 buổi. Các vị ủy viên trung ương còn hơn thế. Và các buổi ăn thường ở nhà thì gạo là rất phụ, thức ăn mới là chính. Gạo cho các vị, đã có cửa hàng gạo riêng ở đường Ngô Quyền, cùng đường với tòa nhà Bắc bộ phủ cũ cung cấp. Gạo ở đây là gạo hảo hạng. Thành ủy Hà nội đã giao cho hai hợp tác xã ở huyện Quốc Oai và huyện Từ Liêm dành riêng ra 100 héc ta cấy lúa dự và tám thơm cho các "cụ. Các thửa ruộng đặc biệt này được chăm sóc và quản lý đặc biệt, cứ như ruộng để lấy gạo tế trời và để vua "ngự" thời trước vậy. Các thửa ruộng ấy đều được giữ giống lúa thuần chủng, không xen lẫn với các thứ lúa khác, được chăm sóc đặc biệt, không dùng thuốc trừ sâu... Thời ấy, do chạy theo năng xuất cao nên khắp nơi lúa quý hiếm đều bị thay bởi loại lúa kém chất lượng, chỉ trừ có các thửa ruộng ngoại thành nói trên. Trong khi các cửa hàng gạo bán cho nhân dân đủ loại gạo xấu hôi, gạo xen trấu, mua về phải đãi đi đãi lại nhặt sạn, nhặt trấu... thì các vị quan chức chẳng phải lo mảy may về gạo; các bao gạo dự, gạo tám được đóng bao đẹp, cân đủ, được xe ô tô đưa đến tại gia, không chậm một ngày! Các em nhỏ thường phải ăn gạo hôi, gạo chẳng còn chất bổ, vì bị ẩm, mốc thì các "cụ ăn gạo thơm, bổ, ngon để luôn giảng giải rằng: Đây là chế độ cho dân, vì dân, phục vụ nhân dân! Rằng, trẻ em là mầm non được chế độ luôn "ưu đãi". Mua gạo đối với dân thường là cả một nỗi lo lắng, ám ảnh đến mất ăn mất ngủ. Nhà nào cũng mong ngóng tình hình cửa hàng gạo vào cuối tháng. Gạo còn hay hết? Xe tải của mậu dịch đã chở gạo đến chưa? Gạo đến chậm vài ngày là nguy hiểm chết người! Tiền đâu để đong gạo chợ? Tại đó, gạo đắt gấp 5 lần giá mậu dịch! Có khi chợ không có một hạt gạo vì buôn bán thóc gạo bị cấm, nhà nước được giữ độc quyền về lương thực. Và khi gạo về thì thật khốn khổ. Phải dậy sớm từ 2 giờ, 3 giờ sáng, ra đứng xếp hàng chờ đến 8 giờ cửa hàng mở cửa. Các bà mẹ, các em bé hốc hác, mệt mỏi, phát ốm vì đói ngủ, vì phải đứng chờ hàng 4,5 giờ chờ mua gạo.. Cảnh chen lấn, chửi bới, kêu la, than khóc ở cửa hàng gạo thật là bi thảm. Có một số thanh niên vạm vỡ được thuê để chen lấn kẻ khác! Một số tên lưu manh khống chế các cửa hàng. Các chị em bán hàng gạo thường là con cháu các gia đình có quyền thế ở địa phương tha hồ làm cao, đỏng đảnh, ban ơn. "Nhất thân, nhì quen" mà! Có gạo tốt họ giành cho bà con, họ hàng, bè bạn. Có gạo xấu, họ để dành" cho đồng bào! Cân gạo thì thật là vấn đề tai hại. Thường 9 kilogam về cân chỉ còn 8 kg 5? Kiện ai ? Kiện củ khoai à? Một chế độ có kiểm tra, thanh tra, thế nhưng chỉ là danh nghĩa. Luật pháp không có, đồng bào thấp cổ bé họng bị thua thiệt đủ thứ. Một chế độ cái gì cũng của "nhân dân", ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, cảnh sát nhân dân, tòa án nhân dân, báo nhân dân..: nhưng nhân dân bị cực nhục về cuộc sống hàng ngày không sao kể xiết! Tính chất đạo đức gỉa, giả dối phơi bày khắp nơi khắp chốn, khắp hang cùng ngỏ hẻm. ở miền Bắc một thời có một câu nói đùa rất có ý nghĩa: "Sao mà buồn thế, mà hết hoảng thế. Mất sổ gạo à?" Ôi! buồn lo như mất sổ gạo! Mất sổ gạo, có lẽ không có nỗi lo sợ nào lớn đến vậy! Vì mất sổ gạo là phải mua gạo lén, mua gạo ở nông thôn, không có ở chợ, đắt gấp 6,7 dân gạo mậu dịch. Một gia đình 5,6 người, phải đến gần một tạ gạo một tháng, thì lấy tiền đâu ra để mua.

Đến Tết, mỗi người được phân phối một kí lô gạo nếp. Đó là sự chiếu cố của đảng để dân gói bánh chưng, nấu xôi cúng ông bà. Nhưng có ăn gạo nếp chỉ được nửa kí lô, hoặc gạo nếp mà không hẳn là nếp. Gạo nếp mà không có nhựa, không dẻo, xen với gạo tẻ. Trong khi ấy, các vị tai to mặt lớn, ở cửa hàng đặc biệt, có đến một yến gạo nếp thơm cho mỗi gia đình. Đó là chưa kể quà cáp của các quan đầu tỉnh gửi về quà cho các vị lãnh đạo, toàn là những sản phẩm đặc sắc của địa phương: gạo nếp cẩm, gạo nếp thơm, gà thiến, vịt bầu, cốm, vây, bóng, măng lưỡi lợn, đào, lê, táo... Đó là những quà cáp kiểu cống nạp của cấp dưới cho cấp trênvào dịp Tết, chẳng khác gì lễ tết của các quan địa phương với vua và quan lớn ở triều đình thuở trước.

Còn tiêu chuẩn thịt? Trẻ em có 200 gam, thiếu niên có 400 gam một tháng. Khi thiếu thì cắt đi một nửa. Và có khi là thịt bạc nhạc. Trong khi các cụ trung ương, một tháng về danh nghĩa là 4 ki lô, trên thực tế là nhiều hơn bội phần, do các buổi chiêu đãi, yến tiệc, liên hoan, lễ lạc, quà cáp..., các cụ Bộ chính trụ thì là 6 kí lô, trên thực tế là hơn 10 kí lô, là không hạn chế, là quá sự cần thiết của dinh dưỡng... Cho nên càng lên cấp cao, bụng các cụ càng lớn, chất mỡ càng thêm nhiều, theo hình ảnh: bụng to, trán bóng, ăn nói oang oang; dáng đi oai vệ... trong khi các em bé của đồng bào thì gầy choắt lại, vì các cháu chỉ có tiêu chuẩn bằng 1 phần 10 của các cụ, của các cậu ấm cô chiêu quý tử của các cụ! Siêu dinh dưỡng ở một đầu, suy dinh dưỡng ở đầu kia là một sự thật hiển nhiên dưới "chủ nghĩa xã hội hiện thực", có khác gì chủ nghĩa tư bản, có mặt còn tệ hơn.

GẤP 7 HAY GẤP TRĂM?

Khi ban hành chế độ tiền lương và cải tiến nhiều dân chế độ tiền lương ấy, những người lãnh đạo đảng cộng sản thường nói rằng khoảng cách giữa mức cao nhất (là chủ tịch nước, tổng bí thư đảng) với mức thấp nhất (lương tối thiểu của công nhân bậc thấp nhất, lao động giản đơn) là 1/7. Tỷ lệ này được coi là hợp lý, theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội: hưởng theo lao động. Thật ra tỷ lệ này chỉ là tương đối. Nó chỉ đúng với nhân dân, với người lao động thấp, với cán bộ sơ cấp và trung cấp. Tinh thần đồng cam cộng khổ chỉ có thật với cán bộ từ trung cấp trở xuống.

Từ cán bộ cao cấp trở lên, những khoảng bổng lộc và cung cấp theo chế độ ngoài tiền lương thì nhiều không kể hết. Đó chính là đặc quyền đặc lợi được che giấu kỹ nhằm tránh gây nên sự phê phán, bực tức và phản đối của xã hội. Một ủy viên trung ương đảng, một ủy viên bộ chính trị có mức sống cao vượt hẳn lên mức của cán bộ cao cấp, và cán bộ cao cấp có mức sống cao vượt hẳn lên cán bộ trung cấp, cho nên trên thực tế, tỷ lệ chênh lệch 1/7 trở thành 1/50, 1/100 hoặc hơn rất nhiều nữa.

Về tiêu chuẩn mặc, mỗi người dân một năm được mua 4 mét vải; được mua 2 quần đùi, 2 áo may ô 3 lỗ (không có tay); nhưng thật ra các vị nói trên có đến 5,7 bộ áo quần loại cực sang được may đo theo tiêu chuẩn: dự đại hội đảng, đi họp ở nước ngoài; tiếp khách quốc tế nhằm giữ thể diện quốc gia; áo quần dạ, quân phục do quân đội biếu tặng; hàng may mặc do quà tặng của Liên xô và Trung Quốc; từ hàng viện trợ của các đảng anh em... Riêng khoản mặc, tầng lớp Nomenclatura đã có tủ quần áo, quần áo len, quần áo dạ, áo khoác, áo mưa, quần áo dạ hội... được cung cấp và biếu tặng có giá trị gấp trăm lần một cán bộ trung sơ cấp (chỉ có trần xì 4 mét vải thô).

Còn biết bao tiêu chuẩn khác, mang ra so sánh mới thấy tất cả sự bất công phi lý của một chế độ tự nhận là dân chủ, là mang tinh thần cách mạng, là bình đẳng xã hội. Báo hàng ngày, hàng tuần, tạp chí hàng tháng, cán bộ trung cấp phải bỏ tiền túi ra mua để đọc, hoặc đọc nhờ ở cơ quan, còn các vị trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi thì được cung cấp không, cả gia đình đọc không hết. Theo giá hiện nay, số tiền ấy phải tới 300, 400 ngàn đồng một tháng. Đó là báo cung cấp, báo biếu, tính vào tiền của cơ quan. Sách chính trị, sách Mác Lênin, sách kinh điển, sách văn học, nghệ thuật, tầng lớp này cũng được biếu cả. "Để các đồng chí cho xin ý kiến?" Tính thành tiền không thể biết là bao.

Vẫn chưa hết. Các vị tai to mặt lớn và toàn gia còn được cung cấp vé xem biểu diễn nghệ thuật: cải lương, kịch, xiếc, ca hát, múa, xem triển lãm, xem chiếu bóng không mất tiền nữa. Một năm thành bao nhiêu tiền? Và ở trụ sở trung ương, ở khu tập thể cán bộ trung ương còn có các phòng chiếu phim và biểu diễn nghệ thuật cho các quan chức và gia đình không mất tiền.

Như vậy là trong ngân sách gia đình, người dân thường, người lao động bình thường cho đến cán bộ trung cấp, sơ cấp có bao nhiêu khoản chi thì lên đến cán bộ cao cấp, lên đến các quan chức tai to mặt lớn, các khoản chi ấy đều lấy từ qũy công ra cả. Họ là tầng lớp không biết tiêu tiền, không cần móc túi riêng mà có đủ đến thừa thãi mọi thứ! Họ làm sao hiểu được cảnh năm cọc ba đồng, cảnh chờ tiền lương cuối tháng, cảnh từ 3 giờ sáng đi xếp hàng mua gạo khi mưa to, gió lớn, cảnh phải mặc quần áo sờn vá của người dân, của anh chị em trí thức, giáo viên, của cả sĩ quan cấp trung tá ở các cơ quan bộ quốc phòng... ăn, mặc đã vậy. Còn đi lại thì sự khác biệt cũng cực lớn. Anh công nhân, cán bộ sơ cấp, lọc cọc cái xe đạp cà tàng. Người ta thường thấy giáo sư Trần Đức Thảo, một triết gia nổi tiếng trên đất Pháp hồi xưa, gần đây vẫn thường đạp xe con vịt (xe đạp Liên xô làm cho thiếu nhi) từ khu tập thể Kim Liên nơi giáo sư ở! Còn cán bộ cấp cao của đảng thì đã có xe ô tô riêng, lái xe riêng, hoặc là com măng ca Liên xô, hoặc là xe Pobéda, xe Lada Nga, hoặc cao hơn là xe Volga đen, và gần đây là xe Toyota, Mazda Nhật Bản, cho đến xe Mercédes của Tây Đức, xe Ford của Hoa kỳ. Một giáo sư kinh tế ở Hà nội đã tính nếu kể chi phí dị chuyển của một vị lãnh đạo của đảng và nhà nước thì mỗi tháng lên đến bạc triệu. Vì một chiếc xe con giá ước chừng 36 triệu (giá năm 1993 này); với 1 lái xe tiền lương cũng tính hàng triệu nữa. Rồi tiền xăng dầu, bảo quản... Vậy mà mỗi ủy viên bộ chính trị đâu phải chỉ một xe! Có cả một bãi xe của văn phòng Trung ương phục vụ các vị. Xe chở cả gia đình đi chơi, đi nghỉ cuối tuần và mùa hè!

Vẫn chưa hết! Xin được kể rõ: hồi trước và sau năm 1975, khi máy bay Liên xô còn có khá nhiều, có máy bay lên thẳng MI- 6, MI- 8..., có máy bay vận tải YAK- 40, IL- 18... có cả TU lớn nhỏ, cả thảy gần 20 cái, thì mỗi ủy viên bộ chính trị và ủy viên Ban bí thư đi đầu đều có quyền điều động máy bay cho bản thân mình! Đi vào Sàigòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... họp hành và nghỉ mát. Đi Đà Lạt nghỉ hè... Đi Đồ Sơn tắm và nghỉ cuối tuần. Trong khi ấy rất nhiều trí thức đi làm những việc nghiên cứu hệ trọng thì phải gò lưng đạp xe đạp, chờ đợi xe tàu hết ngày này sang ngày khác. Chính tướng Đào Đình Luyện hồi 1975 khi còn là tư lệnh không quân (nay là thượng tướng Tổng tham mưu trưởng) đã kể cho tôi nghe nỗi khổ phải đáp ứng yêu cầu của các vị. Vì hồi đầu Hàng Không Dân Dụng còn thuộc Bộ tư lệnh không quân. Tổng bí thư, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước đi đâu đều phải có một vị trong Bộ chỉ huy không quân đích thân đi hầu hạ. Khi thì là phó tư lệnh, khi thì là chính ủy hay phó chính ủy, khi thi tham mưu trưởng, tham mưu phó của không quân... Đã vậy đối với các vị này, để bảo đảm an toàn tuyệt đối còn phải điều thêm một chiếc máy bay đi làm dự trữ phòng khi chiếc chính thức bị trục trặc. Nhất là vào mùa hè. Các vị đều muốn vào Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, việc phục vụ bằng chuyên cơ thật căng thẳng! Chi phí di chuyển này không sao tính xiết cả! Đã thế các vị lại còn ganh ty ngầm với nhau, rồi vợ con các vị cũng lại còn ganh nhau nữa, nên việc "hầu hạ" di chuyển này thật phiền toái và nhiều khi nan giải. Nếu cộng những khoản chi này thì khoảng cách của các "cụ lớn" so với người lao động đâu phải 1/7, nó phải là 1/100, 1/500, hay 1/1000 ấy chứ.
NHỮNG KHOẢN NHUẬN BÚT ĐỒ SỘ

Các vị lãnh đạo đảng, nhà nước ở Việt nam đều là những tác giả của nhiều cuốn sách chính trị. Chủ tịch đảng và chủ tịch nước Hồ Chí Minh vừa viết sách, viết báo, làm thơ... Những cuốn sách từ thời xưa như Bản án chế độ thực dân ký tên Nguyễn ái Quốc, những tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, thơ Hồ Chí Minh, Vừa đi đường vừa kể chuyện (ký tên T.Lan), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (ký tên Trần Dân Tiên), cho đến các báo cáo chính trị ở đại hội đảng dân thứ 3, tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1963, các bài nói chuyện trong các dịp kỷ niệm lớn, tại một số hội nghị Trung ương đều được in thành sách, tái bản hàng chục dân. Nhuận bút thu được thành một số tiền lớn, bằng tiền lương của hàng trăm năm một người lao động bình thường. Số tiền này thường được giao cho các tổ chức xã hội làm giải thưởng thi đua, sửa chữa các nhà mẫu giáo vì tác giả không có gia đình và không cần đến. Các vị Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đức Thọ... cũng có khá nhiều sách xuất bản. Nhuận bút thu được là điều hợp lý. Trong những cái hợp lý ấy lại có những điều bất hợp lý, đến mức phi lý. Một là sách chính trị luôn được ưu tiên về xuất bản, in nhanh, giấy tốt, số lượng nhiều, nhuận bút cao. Trong khi các nhà văn, đặc biệt các nhà thơ, xếp hàng hằng năm, vài năm mới được in một cuốn với số lượng ít ỏi! Sách chính trị lại phát hành theo lối bao cấp, bắt buộc các đơn vị hành chính, nhà trường, quân đội, công an, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ mua cho tủ sách, thư viện, các phòng họp... Một cuốn sách chính trị in chỉ trong 2, 3 tuần, số lượng từ 100 người đến 500 nghìn, lại tái bản luôn. Đây là một khoản thu nhập rất lớn, cực lớn của các nhà lãnh đạo trung ương và địa phương. Cái phi lý là báo cáo ở Đại hội đảng của tổng bí thư in hàng triệu, hàng chục triệu bảng, in trên tết cả các báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng... đều được tính tiền nhuận bút cho "tác giả", trong khi thật ra đó là công trình tập thể và thường là do những nhóm thư ký, thư lại viết hộ! Trong báo Nhân Dân cũng thế. Báo Nhân Dân vừa là báo của Đảng, của chính phủ, địa quân đội, của Mặt Trận... trên thực tế là một công báo, nên trên đó thường in những văn kiện chính thức. Các văn kiện, các diễn ván trường giang đại hải của các vị lãnh đạo, các bản báo cáo khô cứng tại các hội nghị lớn... đều được in trên báo và đều được nhuận bút mức đặc biệt! Văn phòng báo Nhân Dân thường cử các cán bộ mang tiền đến tận nhà riêng của các vị trong bộ chính trị và Ban Bí Thư có bài nói chuyện, có diễn văn được đăng báo, không dám để cho các "cụ bận tâm hỏi đến, trong khi các cộng tác viên tôm tép thì phải chờ dài dài, khi thì chưa có tiền mặt, khi thì "cơ quan bận họp"...

Tôi còn nhớ những khi làm những số báo Tết âm lịch của báo Nhân Dân, các "cụ lớn" gửi bài đến, nếu có bài thơ tết của Lê Đức Thọ hay của Tố Hữu thì đều được in rất trang trọng với nhuận bút "đặc... đặc biệt", "xuyên trần" nghĩa là gấp vài dân mức cao nhất. Văn phòng báo còn được lệnh của Tổng Biên Tập cử người sành mua bán đi chợ kén mua những cặp gà sống thiến đẹp mã nhất, rồi rượu ngon, hoa đẹp có khi là những chậu cúc, chậu quất để thay cho nhuận bút, vượt xa nhuận bút bằng tiền! Họ chẳng lo gì, vì ở đâu cũng là quỹ tiền công cả. Đây là dịp để làm đẹp lòng cấp trên và có lợi cho cá nhân "ông chủ báo" khôn ngoan. Cả cơ quan đều kháo nhau, bĩu môi, lắc đầu khi nói chuyện riêng với nhau, nhưng nói chung đều chấp nhận như một kiểu sống dưới "chủ- nghĩa xã hội hiện thực".

Tiền nhuận bút sách và bài báo chiếm một tỷ lệ khá lớn, thường là gấp hàng vài chục dân tiền lương danh nghĩa của các vị lãnh đạo, mà khoản thu nhập này lại kín đáo, có vẻ hợp pháp! Chỉ khổ cho người dân đen, vừa bị "tra tấn" tinh thần vừa phải nghe, phải đọc những tập báo cáo dài dòng khô khan, đầy kháu hiệu sáo rỗng, lại còn phải nộp thuế để trả tiền cho các tác giả của các cuốn sách và bài báo ấy một cách rộng rãi đến vậy!

NHÀ CỬA: MỘT VẤN ĐỀ NỔI CỘM LỚN NHẤT


Ai cũng biết Hà nội đông người, nhà ít. Thành phố dự định có 40 vạn người thời thuộc Pháp đã phình lớn lên gần 2 triệu người, nội thành hiện có gần 1 triệu người. Tốc độ xây dựng nhà không kịp với tốc độ tăng số dân. Từ trung bình mỗi đầu người có 6 mét vuông nhà ở hồi 1955 đã tụt xuoỏng 5 mét rồi 4 mét và dưới 4 mét vuông trong nội thành hồi 1987, 1988. Trong số dân ở Hà nội hiện nay, người thật sự là gốc Hà nội chỉ chiếm có 12 phần trăm. Phần lớn là người từ các tỉnh và các vùng nông thôn quanh thủ đô kéo vào từ năm 1950, 1951, rồi sau đó là từ 1955, 1956... Người khu 4, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Các biệt thự xưa kia chỉ một gia đình ở thì nay chứa đến 3, 4 gia đình, thậm chí 10, 12 gia đình. Có khi một buồng con để đồ đạc lặt vặt dưới một cầu thang gác cũng là một buồng ở cho một gia đình! Nhiều hàng hiên bao quanh nhà kiểu biệt thự được che chắn bằng gỗ hoặc xây tường mỏng để trở thành buồng ở!

Thời bao cấp, ai xây nhà là bị làm khó dễ. Tiền ở đâu ra mà xây nhà? Mua gạch, ngói, xi mãng ở đâu? Vì tất cả nguyên liệu là từ kho từ nhà máy của nhà nước, của tập thể. Hồi 1979 đến 1982 nhiều nhà ở Hà nội bị kiểm tra hành chánh trong kế hoạch X30 vì đã xây nhà mới; một thủy thủ đi tàu biển viễn dương, một người lái máy bay dân dụng, một cán bộ trung cấp học ở Liên xô về... bị tịch thu ngôi nhà mới xây thường chỉ rộng 40 mét, 60 mét vuông, 1 hoặc hai tầng; so với cơn sốt xây nhà mấy năm nay (từ 1991 đến 1993) thì những ngôi nhà ấy chỉ là "tôm tép". .

Hồi 1986 đã sôi nổi dư luận vụ nhà của nguyên bộ trưởng Tô Duy, một thời là chủ nhiệm ủy ban vật giá trung ương, chủ tịch phòng Thương mại... Phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân Trần Đình Bá có ý định phanh phủi vụ nhà này, qua đó nêu lên một vấn đề rộng lớn hơn về bất công xã hội trong nhà ở, một kiểu đặc quyền lợi phi lý. Vụ này bị ỉm đi vì động chạm đến một cán bộ cấp cao và qua đó đụng chạm đến cả một tầng lớp quan chức đương quyền. Rồi Trần Đình Bá không còn có thể tiếp tục ở báo Quân Đội Nhân Dân được nữa. Anh viết sách về vụ này và sách của anh cũng không được lưu hành binh thường!

Vấn đề nhà ở ở Hà nội, ở Sài Gòn, ở Việt nam là vấn đề cực kỳ nóng bỏng! Tính chất bất công của chế độ hiện lên rõ ràng qua vấn đề này.

Các nhà chính trị ở Hà nội thường nói đến đồng cam cộng khổ giữa đồng chí và đồng bào, thế nhưng trong vấn đề nhà ở làm sao có thể coi là đồng cam cộng khổ giữa một ông lớn ở nhà cao cửa rộng hàng 100, 200 mét vuông với một viên chức cán bộ trung cấp, một đại úy hay thiếu tá ở một buồng con 9 thước vuông cùng vợ và 2 hoặc 3 con? Có không ít đại tá có chức lớn, có quyền to có biệt thự hai tầng, có vườn hoa, có nhà để xe ở Sài Gòn, trong khi ấy cũng có hàng trăm đại tá phải tự lo lấy nhà ở, quân đội và nhà nước vẫn bắt "xếp hàng" chờ mỏi cả mất để "giải quyết khi có dịp", và nay vẫn buộc phải ở tạm theo tiêu chuẩn chung của nhân dân: dưới 4 mét vuông 1 đầu người! Họ không có các mối quan hệ thuận lợi, không có thần có thế, không lanh lợi, tháo vát, không "láu cá" như bà con thường nói, nên đành phải chịu đựng sự thiếu thốn và cực khổ. Họ cũng ra các bể hoặc máy nước công cộng để xách nước, vẫn lạch cạch chiếc xe đạp cũ để di chuyển.

ở báo Quân Đội Nhân Dân, có một phó tổng biên tập khôn ngoan, "láu vặt", đóng kịch giỏi, nói ra thì "đạo đức đầy mình", biết ra vào thưa gởi thầm thì báo cáo với cấp trên trong Tổng cục chính trị, anh ta gạt hết các đối thủ để giành ghế Tổng Biên Tập, giành luôn riêng một ngôi nhà ở số 6 Lý Nam Đế, sau khi đẩy đi gia đình đồng chí cấp dưới ở cùng nhà để độc chiếm ngôi nhà có vườn, có bếp ấy. Đến tuổi về hưu, anh ta lại chạy để kiếm chức phó tổng thư ký của hội nhà báo, trở thành người phát ngôn không chính thức của chế độ. Ngôi nhà được sửa sang để trở thành phòng khám bệnh chữa răng của bà vợ từ một quân y viện về nghỉ hưu, không quên mang theo thuốc và máy chữa răng của quân đội! Đây là một "mẫu mực", một tiêu biểu cho một cán bộ "biết sống trong chế độ". Cạnh đó là một đại tá cũng ở báo Quân Đội Nhân Dân đã về hưu, sống bần hàn trong một ngôi nhà chật với vợ yếu và 3 con gái, chỉ vì tuy có tài, có tâm, am hiểu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, chữ Hán, chữ Nôm, từng bị thương nặng ở chiến trường miền Nam nhưng lại "không biết cách sống". Vốn là con một vị tổng đốc cũ và dù đi bộ đội tứ khi 17 tuổi năm 1945, anh ta không bao giờ được chấp nhận là một thành viên của tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi! Anh có vốn văn hóa rộng, luôn nghĩ đến nhân cách "làm người", không biết tranh thủ, xu nịnh như vị cựu thừa phái khôn ngoan nọ, nên phải chịu cảnh hẩm hiu, sống trong một căn nhà để xe (ga- ra) cũ. Tôi đã gặp rất nhiều lần con gái anh đi quét lá bàng về đun nấu, bản thân anh rạp người đạp chiếc xe đạp cũ phân phối báo và tạp chí cho các sạp báo ngay sau khi về hưu. Trong hàng ngũ cấp tướng của quân đội, khá nhiều vị có nhà cao cửa rộng, có của ăn của để, còn lo được nhà ở cho cả con trai, con gái, con dâu, con rể, cho cả họ hàng thân thích. Đó là các ông tướng có chức lớn quyền cao, tư lệnh quân chủng, binh chủng, phụ trách các ngành vật chất: quân nhu, quân trang, quân giới, quân y, kỹ thuật, xe máy, doanh trại, tài vụ... Họ có nhiều quà cáp, từ nhiều mối quan hệ móc ngoặc, có đi có lại. Của cải chìm nổi của họ không sao hình dung được. Thế nhưng cũng có một số vị tướng tôi quen, có đức có tài có lý tưởng sống ngay thẳng, có nhân cách, làm việc ở cơ quan, trường học, học viện, lương ba cọc ba đồng, vài bộ quần áo, sống ở ngoại ô hoặc nông thôn không hơn gì người dân bình thường. Họ chỉ có chức cao mà không có quyền, họ lại không ham hố, có khi bị vợ con trách cứ là không biết sống, là "khốt- ta- bít" theo tên ông già "Khốt- ta- bít" trong một bộ phim Liên xô sống "lẩm cẩm" với lý tưởng, là dở hơi, không biết sống theo thời thế... Cũng là hai ông tướng, nhưng cuộc sống một trời một vực; một vị ở trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi, lột vị sống ở ngoài rìa, chịu thiệt thòi, hòa với đồng bào mình.

Nhà ở của các vị lãnh đạo chóp bu thì khỏi phải nói. Tổng bí thư Lê Duẩn có ngôi nhà rộng lớn ở đường Hoàng Diệu, được nhiều lần mở rộng và xây cất thêm, lại còn ngôi nhà 3 tầng lớn đường Trần Quốc Toán, nơi bà vợ cả từ Bích La, Triệu Phong, Quản Trị ra ở. Bà vợ hai này là bà Nga, còn gọi là bà Bảy Vân, ủy viên thường vụ tỉnh ủy An Giang đặc trách về công tác tuyên huấn hồi sau 1975, có ngôi nhà lớn giữa thị xã An Giang, sau về Sài Gòn làm phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cũng có một biệt thự lớn khác; cậu con trai lớn tên Hãn, nguyên là đại tá ở bộ đội phòng không, được đề bạt thiếu tướng, vào quân khu 7 (Sài Gòn) làm phó tư lệnh đạc trách về kỹ thuật được phán phối ưu tiên một ngôi nhà 3 tầng có vườn rộng. Theo tin từ Sài Gòn, khi hóa giá nhà năm 1992, anh ta chỉ phải trả cho sở nhà đất có 16 lượng vàng, nhận giấy ghi nhận quyền sở hữu để sau đó bán ngay cho một công ty nước ngoài lấy gần 120 lạng vàng bỏ túi! Biết bao cán bộ đảng viên theo cách mạng, theo đảng hơn 30 năm lẻ, vẫn còn xếp hàng mỏi cổ để chờ được phân phối một căn buồng nhỏ 16 mét vuông hoặc 22 mét vuông? Hoặc đang ở phòng quá chật, họ phải chờ hàng chục năm mới được phân phối một phòng rộng hơn 4 mét vuông, 6 mét vuông... sau khi đẻ 2, 3 con! Đó, một chế độ "dân chủ nói thao thao bất quyệt về "công bằng xã hội", về "tình đồng chí chung ngọt xẻ bùi", đói khổ có nhau, trên dưới đồng cam cộng khổ như vậy đó?

ở các cơ quan đều có những "ban phân phối nhà" để làm cố vấn cho cấp ủy và thủ trưởng và ban công đoàn, có nhiệm vụ bàn đến nhà ở cho cán bộ, công nhân viên. Các tổ chức này vẫn nặng về tính chất tham khảo, "trang sức" vì không được bàn đến nhà ở của cán bộ cao cấp, của cấp trên, do "trên" quản lý và phân phối; họ chỉ bàn việc phân phối nhà cho cán bộ dưới và nhân viên, cho những người trên thực tế là ở ngoài tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi của chế độ.

Từ năm 1989, các nhà nghỉ mát đặc biệt của Bộ Chính Trị ở Quảng Bá, bên hồ Tây Hà nội; ở Đồ Sơn, Tam Đảo; ở Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... đã được chuyển giao cho các công ty du lịch để kinh doanh, vì các vị cầm quyền lo rằng tiếp tục giữ hàng trăm ngôi nhà lớn ấy cho riêng họ thì ắt sẽ bị dư luận lên án và nhân dân căm phẫn vạch mặt. Chỉ đến lúc chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu họ mới phải nhượng bộ đôi chút một cách bị động và kín đáo như vậy? Đã bao nhiêu lần, lãnh đạo buộc phải nói đến cải cách chế độ nhà ở của các bộ cáp cao, thế nhưng mọi sự đều giữ nguyên như cũ với biết bao điều bất hợp lý. Có ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng có nhà ở Hà nội, vẫn còn giữ nhà ở Sài Gòn. Có vị tướng có đến 2 hoặc 3 nhà, giữ cho vợ và con, sang tên một cách mờ ám để chiếm nhà của nhà nước. ở Hà nội cũng như ở Sài gòn các vị chủ tịch, phó chủ tịch thành phố, các chủ tịch, phó chủ tịch quận, các giám đốc sở và trưởng phòng nhà đất quận đều thu nhập những khoản tiền và vàng không sao tính hết để bán nhà, bán đất, phân phối nhà đất theo cửa sau, trong những cuộc mặc cả mờ ám... Và biết bao nhà cửa đã được phân phối theo thư tay, trong thời kỳ lộn xộn sau 30- 4- 1975, khi bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và giám đốc công an tỉnh có quyền hạn không hạn chế, định đoạt mọi chuyện trong giang sơn của mình; từ chuyện bắt giam, bỏ tù cho đến tịch thu tài sản, phân phối chiến lợi phẩm thu được trong các chiến dịch cải tạo, kiểm tra hành chính, trong đó, việc phân phối, chia chác nhà cửa là một việc làm hết sức tùy tiện, tùy hứng, không theo một quy định, một pháp luật nào!

Bất công này sẽ được giải quyết ra sao? Biết bao trí thức chân chính, văn nghệ sĩ có tài năng, nhân sĩ có trình độ, đóng góp không ít cho đất nước phải sống chật chội, âm thầm chịu đựng, tủi nhục lặng lẽ cho số phận của mình, trong khi tầng lớp đặc quyền đặc lợi rất ít cống hiến, thậm chí phá nhiều hơn xây dựng cho đất nước, thì vênh vang đài các sống trong các biệt thự xa hoa lớn nhỏ. Dân nói không sai, họ thay thế cho những kẻ cầm quyền thối nát khi xưa và điều thật mỉa mai và ô nhục, họ tỏ ra còn kém, còn tệ hơn nhiều về trí tuệ và nhân cách không ít người trong những tầng lớp cầm quyền mà họ thay thế!

NHỮNG CHUYẾN XUẤT NGOẠI

Năm 1985, một chuyên cơ Liên xô nhận trách nhiệm đưa một đoàn khách đặc biệt của Việt nam từ Moscow về Hà nội. Đây là đoàn do Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam cầm đầu, có 12 nhân vật chính thức và 19 cán bộ nhân viên tùy tùng. Máy bay cất cánh trễ 40 phút vì một trục trặc hiếm có! Đó là do số hàng hóa đi theo đoàn quy định mỗi người mang trong mức 60 kilôgam, so với máy bay hành khách đã là gấp 3 lần, chưa kể các cặp, túi xách tay và một số hàng tặng phẩm. Thế nhưng khi 3 xe tải lớn chở hàng ra sân bay thì quá tải đến 6 tấn! Phía Liên xô kiên quyết phản đối, không chất lên máy bay số hàng quá tải, "để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đoàn". Phía Việt nam cứ nêu là trước đây cũng thế, máy bay lớn, sức chở rất nặng, thêm 6 hay 7 tấn thì có gì đáng kế! Nhưng ở Liên xô đã vào thời kỳ đổi mới, không thể xuê xoa làm càn như cũ! Họ biết rất rõ đó là 6 tấn gì? Đó là hàng đi khua khoảng khắp Moscow của các vị trong sứ quán Việt nam, phục vụ đoàn của Tổng bí thư và cũng kiếm lợi cho riêng các quan chức trong sứ quán. Nói toạc ra là hàng lậu. Hàng dựa vào công vụ, vào hộ chiếu ngoại giao, xuất nhập không thuế để mang về Hà nội bán theo kiểu 1 vốn 4 lời! Đó là lưỡi cưa kim loại, máy bơm nước, máy may, máy kéo sợi, là nồi áp suất, bàn là, là thuốc tây đủ loại... của chính gia đình Tổng bí thư, các Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Vụ Trưởng, nhân viên trong đoàn.

Mặc cho đại sứ Việt nam phải cúi mặt van xin phía Liên xô các bạn Liên xô vẫn từ chối chở số hàng hóa quá tải. Họ kiên quyết cho phía Việt nam một bài học? Thế là máy bay cất cánh, và 6 tấn hàng phải chở về, chất đống la liệt trong sân của sứ quán Việt nam! Sau mấy tháng, hàng vẫn chở về Hà nội được, vì thiếu gì cách, chuyển vào Công- te- nơ hàng ngoại giao, hay chở đường biển từ biển Đen hoặc Vladivostock. Chỉ có lâu! Tất nhiên tổng bí thư đã ra lệnh là cấm mua hàng kiểu buôn bán! Chỉ mua để dùng! Nhưng chính gia đình của tổng bí thư cùng với mấy cận thần như Chánh văn phòng, bí thư, vệ sĩ... lại mua không ít. Hàng chục máy bơm, hàng trăm bàn là, quạt máy, hàng chục nồi áp suất, hàng ngàn lưỡi cưa, hàng nghìn vỉ thuốc... chắc đều là quà cho con cháu thôi mà? ở Moscow và Hà nội, hàng hóa đặc biệt một thời lên xuống giá theo nhịp độ của các chuyên cơ (máy bay lớn đặc biệt chở các quan chức chóp bu đi việc nước). Khi có máy bay sắp lên đường, ở Hà nội giá ki- mô- nô thêu, giá áo sơ mi nữ thêu, giá áo Thái Lan có hoa kim tuyến, giá kem, phấn sáp trang điểm cao vọt lên; quần jeans và áo gió cũng táng lên rõ rệt. ở Mát (tiếng gọi Moscow của giới sinh viên buôn bán) cứ có chuyên cơ Việt nam đến là các hàng đầu vị kể trên cũng tăng vọt lên. ở Liên xô cũ, giá hàng ổn định suốt hàng mấy chục năm, khắc rõ ở đế quạt máy, ở bàn là, ở máy bơm... Thế nhưng sứ quán có cả một kho để nhượng lại cho cán bộ sang công tác đỡ phải đi xếp hàng, chỉ tính "hữu nghị" thêm 20 phần trăm, có khi 30 phần trăm! Anh em gọi đó là máy chém, là thói bắt chẹt, là thủ đoạn làm tiền của sứ quán! Cho nên dù thị trường tự do chỉ mới được nói đến công khai ở Việt nam từ sau đại hội VI (1986) thật ra tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã xây dựng một kiểu thị trường tự do của mình từ khá lâu, và đã thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu tự do cho riêng mình, từ hàng vài chục năm trước. Một anh bạn ở báo Nhân Dân đã có lần cùng tôi tính rằng một cán bộ được đi công tác ra nước ngoài trung bình được độ 800 rúp tiền lời (lúc bấy giờ ước tính bằng 500 đô la), bằng tiền lương suốt hai năm làm việc. Nếu anh ta có vốn, có bạn bè ở Liên xô tiếp sức fhì 1 chuyến đi có thể mang lại gấp 10 lần, bằng tiền lương 20 năm. Nếu anh ta là con buôn thực thụ, đi về mỗi năm vài lần, có tay trong sành sỏi, biết đường giây buôn bán và bản thân tháo vát, thì có thể thành triệu phú rúp sau 1, 2 năm. Nếu dám liều buôn hàng cấm thì vô cùng, có thể thành triệu phú đô la, như hiện nay đã có vài chục người Việt nam ở Moscow đạt được mức ấy. Trước đây không lâu, xuất ngoại là độc quyền của tầng lớp Nomenclature vì chỉ có các quan chức cao cấp nhất là thường hay xuất ngoại và hướng xuất chỉ đến Moscow, Bắc Kinh và thủ đô các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Về sau, chỉ có các nhà ngoại giao ít ỏi đi một số nước tư bản, vì các nước này luôn bị coi là thù địch. Cán bộ trí thức, các nhà khoa học kỹ thuật, các nhà báo, văn nghệ sĩ cũng gần như chỉ đi họp công tác, học tập ở các nước cộng sản anh em. Mỗi chuyến đi đều được tuyển chọn kỹ, qua cơ quan an ninh và cơ quan tổ chức cán bộ. Hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao đều do vụ lãnh sự bộ ngoại giao giữ. Khi có chứng nhận của cơ quan an ninh và cơ quan tố chức cán bộ xét duyệt và thông qua đưa trình vụ lãnh sự thì đương sự mới được giao hộ chiếu. Khi về nước hộ chiếu được thu hồi ngay tại sân bay. Còn hộ chiếu thường của công dân thì trước đây hầu như không có vì công dân trên thực tế không có quyền xuất ngoại.

Cả một thời gian đài, xuất ngoại là độc quyền, là đặc quyền của một tầng lớp quan chức của Đảng. Một số nhân sĩ thỉnh thoảng được xét đến và được chiếu cố cho đi một vài cuộc họp, nhưng luôn có đảng viên cấp cao đi kèm để lãnh đạo, đồng thời và chủ yếu là để kiểm soát, theo dõi chặt chẽ. Một điều làm cho nhiều cơ quan ở nước ngoài rất khó chịu và phản đối là thường họ mời đích danh một giáo sư, một nhà văn, một nhà báo, một trí thức nào đó đi dự hội nghị quốc tế thì các vị nắm quyền ở Việt nam lại tự động đánh tráo, cử người khác đi thay thế, mà người đó nhiều khi không có đủ tiêu chuẩn cần thiết! Họ được chọn chỉ vì là bà con thân thiết, là phe cánh của các vị lãnh đạo. Cho đến nay, chỉ có Việt nam là nước xử sự một cách kỳ quặc, thiếu văn hóa như vậy!

Trong khi đi họp, làm việc ở nước ngoài, có quy định là mọi thu nhập đều phải báo cáo, các tặng phẩm có giá trị dù là tặng cá nhân cũng đều phải nộp lên trên để xem xét và chỉ cho nhận một phần rất nhỏ, "vì đất nước còn nghèo", cần đưa vào công quỹ! Mọi quy định này được cán bộ các sứ quán nhắc nhở kỹ, nhưng trên thực tế chỉ có cán bộ sơ cấp và nhân sĩ ngoài đảng là chấp hành nghiêm chỉnh. Còn cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước thì thường quên mất quy định này! Và các vị này đều có những tặng phẩm rất lớn. Qua các cuộc đi thăm chính thức các nước anh em, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thường được tặng những món quà có giá trị rất lớn: Đài thu vô tuyến truyền hình màu loại mới nhất, các bộ máy ghi âm, video, máy thu thanh hiện đại, các lọ pha lê lớn, thảm len, vải len, nhung lụa loại thượng hạng, đồng hồ vàng, đồ mỹ nghệ, trang sức đắt tiền bằng ngọc, đá quý, vàng cho các quý phu nhân, cho đến sâm nhung rượu bổ loại đặc biệt và các đặc sản quý hiếm khác của từng nước...

Người ta thường thấy phu nhân các cụ lớn ra cửa hàng đặc biệt bán hàng lấy ngoại tệ ở đường Hàng Trống trông ra Hồ Hoàn Kiếm Hà nội, gửi bán dần những tặng phẩm của Quý Phu quân để lại. Tất cả có thể thành một nhà bảo tàng nhỏ nói lên trình độ công nghiệp và mỹ nghệ của các nước anh em trước đây.

Đây là sự có đi có lại giữa các Nomenclatura các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngân sách quốc gia đều có khoản đặc biệt về tặng phẩm cho các đoàn cấp cao nhất. Các vị đến Việt nam đều khuân về: nào là những cặp đồi mồi cực lớn; những bộ đa hổ lớn, những cặp ngà voi quý, những bộ khay cốc chén bằng bạc, những bộ cùi dĩa, phóng xiết lớn bằng bạc; những cuộn thổ cẩm, những thảm len đặc biệt, cho đến các bộ áo quần may đo bởi thợ may lành nghề nổi tiếng của thủ đô Hà Nội các bộ áo quần ngủ thêu tay, những tập dày đồ thêu, ren trang trí, rồi đến từng thùng rượu trắng rượu ngâm tắc kè, rồi các bộ bàn ghế khảm trai, khảm xà cừ giá trị hàng chục triệu đồng mỗi xuất tặng phẩm cá nhân. Đó là các lọ cổ, các bình phong bằng gỗ quý... tài sản quốc gia cực lớn, nhiều thứ cực kỳ quý hiếm. Chẳng đi đâu mà mất cả. Của chú trao đi, của dì trao lại. "Nghĩa vụ quốc tế là cùng giúp nhau cho tầng lớp đặc quyền đặc lợi của mỗi nước giàu sang lên, thêm trưởng giả lên, tiến kịp các nước giàu có của thế giới! Đấy trên thực tế là một cuộc thông đồng lớn nhằm tước đoạt tài sản quốc gia để nuôi béo những tập đoàn cám quyền tham nhũng mang danh cách mạng và cộng sản!

QUAN HỆ MÓC NGOẶC TRONG NỘI BỘ TẦNG LỚP ĐẶC QUYỀN

Ở Hà nội, thời bao cấp có câu châm ngôn vỉa hè: nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế, nói lên mối quan hệ giữa những người có chút quyền lực trong xã hội. Trước hết là thân, bạn thân, người thân trong gia đình. Thứ hai đến quen, người quen là do tình cảm, là giúp đỡ, chiếu cố nhau. Thứ ba đến người có quyền, phải thỏa mãn họ để được họ che chở khi cần, để họ giúp đỡ, hỗ trợ. Thứ tư mới đến chế, có nghĩa là chế độ, chế độ phân phối theo tiêu chuẩn được qui định.

Các quan hệ móc ngoặc do thân do quen, do quyền thế bao trùm các mối quan hệ phân phối hàng hóa và đặc quyền trong xã hội. Cô mậu dịch bán gạo móc với bà mậu dịch bán thịt. Thế là cả hai có gạo ngon, có thịt thăn, thịt chân giò hảo hạng. Hai người này lại móc với bà phụ trách cửa hàng bách hóa, thế là khi nào có vải đẹp, có len ngoại về được ưu tiên báo tin để đến mua theo phiếu... Đó là móc ngoặc, cảm tình trong nội bộ ngành mậu dịch. Các cô mậu dịch lại móc với các ông bà ở ngành y tế, để khi cần được đưa bố, mẹ, con đến chữa bệnh, xin thuốc tốt (vì thời đó thuốc được phát không lấy tiền), có khi được vào nằm bệnh viện để chữa bệnh, để mổ xẻ thuận lợi... Các ông bà bác sĩ lại móc ngoặc với các vị ở sở giáo dục, ở bộ giáo dục để con cái họ được nhận vào trường mẫu giáo loại tốt nhất, học ở trường đại học hay chuyên nghiệp ra được xếp cho nơi công tác ở Hà nội, ở tỉnh gần, theo nguyện vọng... Các vị trên lại móc ngoặc với những cán bộ ở ngành văn hóa nghệ thuật để các vi này cho vé xem phim, xem kịch đủ các dạ hội ca múa nhạc đặc sắc. Các nhân vật trên lại có quan hệ có đi có lại với sở nhà đất để việc thuê nhà, đổi nhà, tậu đất được thuận lợi, hợp với nguyện vọng.

Những quan hệ móc ngoặc, thân quen, "có đi có lại mới toại lòng nhau" như trên rất dễ hiểu, trở nên bình thường, tạo nên một lớp người sống ung dung, thoải mái, dưới chế độ bao cấp chặt chẽ do thiếu thốn hàng hóa thường xuyên, mọi thứ đều khan hiếm, từ gạo, đường, sữa đến xà phòng, diêm, vải, cho đến cả quằn đùi, áo lót, cả đến kim, chỉ, giấy bản, vải màn cho phụ nữ dùng hàng tháng cũng có khi khan hiếm! Thời ấy, đầu óc các bà nội trợ ngổn ngang những con số và thông báo; các bà do lo toan tần tảo, nhớ thật tài! Tháng này ngày nào, sữa hết hạn bán! Tháng này được mấy lít đầu, mấy bánh xà phòng, mấy lạng đường... Rồi cầm cả mấy tập tem phiếu, các bà nhớ phiếu số 5B là mua gì, 6C là mua gì... Rồi ngày lễ, ngày Tết mua được gì thêm ở cửa hàng nào, thời hạn nào... Tất cả những phiếu lớn, nhỏ, đủ màu sắc ấy, cứ mỗi lần mua các cô mậu địch lại cắt đi một ô, phải cất giữ cẩn thận, mất là chịu chết, chịu thiệt thòi lớn... Cho nên mất tem phiếu, mất sổ gạo... là một tai họa có khi còn hơn cả mất trộm!

Trong nếp sống móc ngoặc ấy, điều cần vạch rõ là móc ngoặc của cáo quan lớn, những người có quyền thế lớn. Bộ trưởng này móc với bộ trưởng khác. Bí thư tỉnh này móc với bí thư tỉnh khác. Các vị uỷ viên trung ương đảng móc với nhau; đó là sự móc ngoặc của những nhân vật có quyền cao, chức trọng, thuộc táng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi của chế độ. Các móc ngoặc kiết này thường là qua gặp gỡ, vỗ vai, bắt tay nhau, hứa hẹn, nhớ kỹ, thực hiện sòng phảng vì có đi có lại có lợi cho các bên.

Chính đo móc ngoặc có thương lượng hoặc mặc nhiên hiểu ngầm giữa các vị "quan lớn" cửa chế độ mà vợ con nhiều vị được cử vào các vị trí đặc biệt, được đi học hoặc đi công tác ở nước ngoài, bất chấp tiêu chuẩn về trình độ văn hóa, chuyên môn. Chính do tinh thần ấy mà khi ông Lê Đức Thọ (lên thạt là Phan Đình Khải) đã ở vào vị trí uỷ viên bộ Chính trị, uỷ viên quân uỷ trung ương (sau là uỷ viên đảng uỷ quân sự trung ương- cho dù không có một ngày ở trong quần đội) thì hai em ruột của ông đều làm lớn: ông Đinh Đức Thiện (tên thật Phan Đình Dinh), lên đến cấp trung tướng, phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần, rồi Tổng cục trưởng tổng cục dầu khí, rồi bộ trưởng bộ dầu khí của chính phủ, mặc dầu ông không có một chút kiến thức gì về khoa học, kỹ thuật cả.

Trước đó ông từng là Bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim, là Trưởng ban xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, trong khi ông không có hiểu biết ngay cả ở trình độ sơ cấp về cơ khí, về luyện kim! Và em út của ông Lê Đức Thọ là Mai Chí Thọ (tên thật Phan Đình Đống) lên đến uỷ viên Bộ chính trị, đại tướng công an, Bộ trưởng bộ nội vụ sau khi là chủ tịch uỷ ban hành cánh thành phố Hồ Chí Minh, mặc dầu chưa qua một lớp học nào về đào tạo cán bộ an ninh! Người ta thường gọi đó kiểu làm "quan tắt": Em gái ông Lê đức Thọ cũng được cử làm chủ nhiệm các cửa hàng mậu dịch quốc tế Hà nội, năm trong tay các cửa hàng đặc biệt cung cấp hàng hóa cho các chuyên gia, các cơ quan ngoại giao và những cửa hàng đặc biệt, kín đáo cung cấp riêng cho Bộ chính trị và ban bí thư, đặt ở phố Tôn Đản, phố Ngô Quyền và phố Hàng Trống Hà nội. Vậy là cả một gia đình lớn nắm những chức vụ then chối, có nhiều quyền lực và bổng lộc vào loại bự nhất của chế độ.

Tổng bí thư Lê Duẩn có bà vợ hai làm đến uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ An Giang, sau là phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, mặc dầu không có tay nghề làm báo, chỉ ngồi dự các cuộc họp của tòa soạn một cách hình thức! Các con ông Lê Duẩn đều được học Liên xô, ngoài tiêu chuẩn bình thường. Đó là Thành, học ở Liên xô cùng lớp với Võ Điện Biên, con của đại tướng Võ Nguyên Giáp về kỹ thuật hàng không quân sự. Đó là Vũ Anh, con gái, được học ở trường đại học Lomonossov, nguyên là con dâu của thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm, về sau lấy một giáo sư Nga, chết năm 1981 ở Moscou trong một vụ mổ khi mang bầu quá lớn, bị chảy máu quá nhiều. Hai con rể của ông Lê Duẩn thì một là tiến sĩ giáo dục tốt nghiệp ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Hồ Ngọc Đại và một là kỹ sư cơ khí đào tạo ở Nga, Lê Bá Tôn, cả hai đều quê ở Quảng Trị; hai người khác hẳn nhau. Lê Bá Tôn kiêu ngạo, loại công tử huênh hoang, ăn chơi khá nổi tiếng, thường được anh em gọi là: Lê Ba Tôi (vì hay đưa bố vợ ra khoe để tạo thế cho mình), trình độ chuyên môn yếu, có dạo ngấp nghé lên Thứ Trưởng Bộ cơ khí nhưng vi sợ dư luận không thuận nên Ban tổ chức cán bộ phải bỏ ý định này. Còn Hồ Ngọc Đại thì có trình độ nghiên cứu, có sáng kiến đề ra một đường lối giáo dục mới lấy học sinh làm chủ, đánh thức tiềm năng vốn có của học sinh, tạo nên một hệ thống trường thực nghiệm mặc dù sáng kiến này bị các quan chức bảo thủ cũ của Bộ Giáo Dục ngăn chặn. Hồ Ngọc Đại sống giản dị, từ chối những ưu đãi đặc biệt của một "phò mã", lụi cụi đạp xe đạp đi làm, chan hòa với tuổi trẻ, tận tâm lao động bằng sức mình, thật lòng có tâm huyết với thế hệ trẻ và nền giáo dục của đất nước. Đây là một con người hiếm trong chế độ đặc quyền đặc lợi, bị những người trong tầng lớp ấy gọi là "phò mã cứng đầu, dở hơi, không chịu học thuộc bài.

Dư luận còn bàn nhiều đến các bà vợ của các "cụ lớn". Như bà Tư, vợ ông Nguyễn Duy Trinh, từng là uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng bộ ngoại giao. Bà là vụ trưởng Bộ nội thương, lại là vụ trưởng vụ kế hoạch chuyên phân phối hàng hóa, vụ then chốt của bộ, mặc dầu trình độ chỉ là ở mức trung cấp! Lợi lộc ở vị trí này không nhỏ!

Đó còn là bà vợ của cựu thứ trưởng bộ văn hóa Hà Huy Giáp, làm thứ trưởng bộ công nghiệp nhẹ, nắm trong tay cả ngành đất lớn của đất nước mặc dù không có hiểu biết gì cơ bản về công nghiệp! Đó cũng là bà Thanh, vợ của cựu uỷ viên Bộ Chính tri, phó thủ trưởng Tố Hữu. Khi ở Việt Bắc, bà mới phụ trách lãnh đạo một đơn vị văn nghệ nhỏ sau khi ở Thanh Hóa lên với nhà thơ. Bà vào ngành Tuyên huấn, từ năm 1974 nghiễm nhiên là Trưởng phòng Báo cáo viên chính tri của ban Tuyên huân trung ương ngang cấp vụ trưởng loại 1 để từ 1977 lên Phó Ban Tuyên Huấn Trung ương đảng, ngang với một thứ trưởng, chuyên đi họp Báo cáo viên chính tri của Đảng ở Liên xô, Ba Lan, Đông Đức, Mông Cổ... Cả ngành Tuyên Huấn đều tôn trọng bà (về hình thức, vi là bà lớn, vợ của cụ lớn uỷ viên bộ chính trị) đồng thời lại "thương hại" cho bà, vì cầm đầu lực lượng báo cáo viên mà bản thân bà không bao giờ nói chuyện hay trình bày nổi một vấn đề chính trị hay thời sự nào. Cũng giống như bà Trần Thị Tích, vợ của Tổng biên tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng, công tác ở báo Nhân Dân, ở đủ các Vụ và Ban, từ văn phòng đến ban bạn đọc, Ban nữ công, để lên tới Trưởng ban Nội Chính của báo Đảng, ngang cấp vụ trưởng loại 1, bà không tự viết nổi một bài báo nào có chất lượng, thế mà vẫn có bài trên báo, do phu quân viết hộ! Về hưu từ năm 1987, sau trung ương cho lên đến bậc 7 (ngang với thứ trưởng) bởi thành tích cũ: vào đảng từ trước tháng 8- 1945!

ở các tỉnh, tình hình còn bê bết hơn nhiều. Học theo trung ương có khi Giám đốc bệnh viện không có tý hiểu biết gì về y tế, Trưởng phòng ngân hàng không biết gì về tài chánh, kế toán và Giám đốc Sở Giáo Dục không hề là một giáo viên! Đó chỉ là các bà lớn, các cậu ấm, cô chiêu của các quan chức lớn nhất ở tỉnh!

Kể ra những trường hợp trên, tôi không có ý định đả kích cá nhân ai, chỉ nêu lên làm dẫn chứng cho một chế độ "xã hội chủ nghĩa" hiện thực, chuyên nói về công bằng xã hội, về tôn trọng nhân tài, về ngay thật và trung thực, mà trong việc làm có quá nhiều chuyện móc ngoặc mờ ám, không dựa vào tiêu chuẩn tài năng và đạo đức thật sự nào, có hại cho công việc chung của đất nước. Các điều trên nói lên sự móc ngoặc, tự tư tự lợi trong nội bộ tầng lớp đặc quyền, mang mầm mống thất bại và phá sản chắc chắn.

NHỮNG CHỨC QUYỀN SUỐT ĐỜI

Tầng lớp đặc quyền đặc lợi cầm quyền từ chỗ hầu như tay không về quyền lực và tài sản nên có xu hướng giữ chặt đặc quyền đặc lợi đến cùng, cho suốt cuộc đời mình. Và xu hướng và ý định ấy được thực hiện trên thực tế, trở thành một vấn đề tất yếu như theo một qui luật vậy. Đại biểu quốc hội suốt đời, chủ tịch nước suốt đời, thủ tướng suốt đời, tổng bí thư suốt đời... trở thành những việc tất nhiên, không ai bàn tán đến nữa. ở địa phương cũng thế, đại biểu hội đồng nhân dân, chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện suốt đời cũng là phổ biến. Cúng nhiều người thay đổi nhiệm vụ chức trách, nhưng thường là đề bạt lên, chỉ có nâng lên cấp chức cao hơn mà thôi! Cho đến cả khi bị sai lầm, khuyết điểm rõ ràng thì cũng vẫn cứ "bị" "đá lên", nghĩa là đưa lên một vị trí cao hơn. Nhất là khi những sai lầm ấy thuộc tính chất "tả" khuynh, quá "tả" được coi là có "thừa" tinh thần cách mạng, có "thừa" tinh thần tiến công, một ưu điểm trong khuyết điểm cụ thể.

Đây cũng là nét chung của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực, dẫn đến lãnh đạo đã bảo thủ ngày càng thêm bảo thủ, chế độ gia trưởng và gia đình trị lan tràn, nhân sự của chế độ ngày càng lão hóa, ngăn chặn thế hệ trẻ thay thế! Việc phát hiện nhân tài, tuyến chọn nhân tài vào các chức vụ cần thiết thay thế cho những kẻ bất lực bị cản trở. Quanh quẩn suốt mấy chục năm vẫn là những bộ mặt cũ theo kiểu lưỡi gỗ đến phát ngấy, xã hội bắt buộc cứ phải chịu đựng và chấp nhận. Bi kịch của đất nước bắt nguồn từ đó.

Những người cầm quyền không thể chấp nhận chế độ dân chủ thật sự là vì thế. Mỗi người đều lo sợ đến lượt mình bị thay thế! Cuộc sống thiếu thốn khi buộc phải rời quyền lực làm cho họ bám riết lấy cái ghế đá chiếm được bằng mọi giá, không buông nhả cho người khác. Ông Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp chịu trách nhiệm về sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất thì vẫn cứ là uỷ viên bộ chính trị, trở thành phó thủ tướng rồi chủ tịch uỷ ban thường vụ quốc hội! Ông Nguyễn Sỹ Đồng bị truy tố về tội diệt các làng công giáo ở Quảng Bình, thì được đổi tên là Đồng Sỹ Nguyên, đưa lên cục trưởng, rồi Tư lệnh bộ chỉ huy đường mòn Hồ Chí Minh, trung tướng, rồi là uỷ viên Bộ chính trị trung ương Đảng, phó thủ tướng... Người có trách nhiệm chỉ huy bộ đội Việt nam ở Cam Bốt, kéo dài sự có mặt của hàng chục vạn bộ đội ở đó với biết bao tổn thất của cả người Khờ me và chiến sĩ Việt nam làm cho cả đất nước bị cô lập, tẩy chay và trừng phạt, cấm vận cho đến tận bây giờ, thì nay lại lên chủ tịch nước! (Một bức thư từ Long An gửi cho chúng tôi nói rằng nếu tập họp tất cả anh em chiến sĩ trẻ bị cụt chân do chiến đấu ở Cam Bốt dưới quyền ông tướng này để chào mừng ông thì sẽ chật hết sân chủ tịch phủ, anh em thương binh oan uổng mang nạng từ cả nước đến sẽ không còn chỗ đứng, dù chỉ còn một chân hay không còn có chân nào?)

Ông Đặng Thí, nguyên bí thư tỉnh uỷ Quảng Trị hồi 1948, sau là phó bí thư đảng uỷ Liên khu 4 (gồm các tỉnh từ Thanh Hóa vào Bình Trị Thiên), trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động chấn chỉnh tổ chức ở Liên Khu 4 khi cải cách ruộng đất (đã tra tấn, cầm tù rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cấp tỉnh và huyện, phần lớn thuộc thành phần tiểu tư sản, nhiều người chết, bị tật nguyền...) thì được đá lên làm bộ trưởng phụ trách hợp tác với Lào và Cam bốt, vào cả ban chấp hành trung ương khóa 4 và khóa 5!

Ông Hồ Viết Thắng, ủy viên thường trực Ban chỉ đại cải cách ruộng đát, từng xét duyệt hàng trăm vụ xử bắn oan ức thì lại được đưa về ủy ban Kế hoạch Nhà nước, làm Bí thư Đảng ủy của ủy ban? Sau 30- 4- 1975, vào Sài Gòn, chính ông ta chủ trương gại bỏ, không dùng cán bộ nhân viên cũ trong cơ quan điện toán, chỉ vì anh. chị em ấy là do Mỹ đào tạo, người Công giáo hoặc gia đình di cư... Việc đặt ra chức vụ "cố vấn ban chấp hành trung ương đảng" cũng là để các vị mất chức mà vẫn cứ còn có chức mới đặt ra. Các vị này đủ sức đã quá yếu, gần hoặc hơn 80 tuổi, vẫn còn một chức hữu đanh vô thực! Lương, nhà cửa, quyền lợi vẫn còn nguyên, vẫn còn một văn phòng cho mỗi vị, vẫn được cung cấp vật chất đầy đủ như cũ. ở Trung Quốc, chức vụ này đã bị bãi bỏ. Thật đáng buồn cho ông Phạm Văn Đồng, đã từng viết bài khá tốt về Nguyễn Trãi, mà không thể hiện được nhân cách quân tử của Nguyễn Trãi, khi ông nhận cái chức vụ vô duyên này! Không cần là "cố vấn", nếu ông thật lòng và cương trực, ông vẫn có thể góp ý kiến với nhân dân và đất nước.

Thường vẫn có hai thước đo, hai tiêu chuẩn cho các loại cán bộ., đảng viên. Loại ở ngoài đảng, hoặc ở trong đảng, nhưng ở ngoài tầng lớp đặc quyền thì bị nghi kỵ, sử dụng cầm chừng, vấp sai lầm thì bị nện tơi bời không thương tiếc; loại thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi thì chỉ phê bình, xử lý nội bộ, đưa đi nơi khác ít lâu cho nguôi ngoài tội lỗi để rồi lại được đưa lên cao hơn nữa!

Anh chị em trí thức Hà nội có lần trao đổi ý kiến rằng: nếu như thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ làm việc trong 8 hay 10 năm chứ không phải gần 40 năm (thủ tướng lâu nhất, già nhất và bất lực nhất như ông thường tự nhận xét).; nếu như Tổng bí thư, uỷ viên Bộ chính trị, uỷ viên ban bí thư, bộ trưởng, đại biểu quốc hội cũng chỉ làm nhiều nhất là hai khóa đại hội đảng và hai khoá quốc hội thì tình hình đã có thể khác được một phần? Bộ máy đã có thể đỡ lão hóa đi nhiều và sự đổi mới có thể sớm hơn, mạnh dạn hơn... Thế nhưng nghĩ kỹ lại thì mọi cái "nếu đều vô ích. Vì bản chất của tầng lớp đặc quyền là tham quan cố vị, cán bệnh của những người thành đạt bất ngờ không do thực tài mà chủ yếu là đo thời cuộc tận dụng được ý chí quật khởi vốn có của dân tộc. Thường những người thuộc tầng lớp đặc quyền gả con cái của họ cho nhau vì thân nhau, quen nhau, cùng chung nếp sống và nếp nghĩ, thành những vòng tròn khép kín. Họ tự cho là tầng lớp thượng lưu của xã hội, ít liên hệ với những giới khác. Hơn nữa có như vậy thì quyền lực, đặc quyền và tài sản không bị thất thoát ra ngoài...

Tầng lớp đặc quyền đặc lợi ở Việt nam không đến nỗi kỳ quái về hưởng thụ như Trung Quốc, không đến nỗi giàu sang như Liên xô, nơi Brejnev có cả một bãi xe ô tô riêng mang nhãn hiệu Mỹ, Đức, Pháp, Anh, ý... cực sang; Không cha truyền con nối trắng trợn như Bắc Triều Tiên; chưa sống sa hoa kiểu Hoàng đế cộng sản như Ceausescou ở Rumani với những lâu đài đáy các bức danh họa quý... Nó sinh sau đẻ muộn, lại ở trong thời kỳ chiến tranh lâu dài nên sức phát triển còn hạn chế, chỉ mới phất lên mạnh từ gần 20 năm nay. Trong khi nhân dân bình thường, một số trí thức và văn nghệ sĩ tỉnh táo, có lương tâm đã sớm cười vào mũi các ông vua, các bà hoàng cộng sản mới ở Moscou, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Bucarest... thi các vị lãnh đạo bảo thủ ở Hà nội vẫn không chút khó chịu, ngượng ngùng khi quan hệ với họ. Tôi còn nhớ cuối năm 1989, ông Đào Duy Tùng cầm đầu đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt nam đi dự đại hội đảng cộng sản Rumani ở Bucarest về, đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay của đại hội để hoan hô bài diễn văn của Tống bí thư Ceausescu; ông ta lại còn khen tại cuộc họp với các nhà báo ở Hà nội rằng: đảng cộng sản Rumani có tinh thần dân tộc rất mạnh (!), đảng bạn rất giỏi đã trả được hết nợ cho Liên xô và nước ngoài (!). Chỉ hai tuần sau, hai vợ chồng Ceausescu bị bắn chết và chế độ xã hội chủ nghĩa" kiểu phát xít tắt thở! Nhận định của nhà tư tưởng Đào Duy Tùng trở thành một điều mỉa mai khổng lồ; cái "ổn định", cái "đoàn kết", cái "tài giỏi" mà ông ta vừa nói hiện lên thành một sự đảo ngược bi đát cho tầng lớp đặc quyền ở Rumani! Trông người lại ngầm đến ta! Không biết ông ta có nghĩ đến số phận của tầng lớp đặc quyền ở Việt nam không.

Cho nên cũng chính lại các ông Đào Duy Tùng và Trần Trọng Tân (uỷ viên bộ chính trị phụ trách công tác tư tưởng và Trưởng ban tư tưởng văn hóa của đảng), hồi 1991 đã thi hành kỷ luật nhà báo Kim Hạnh tổng biên tập báo Tuổi Trẻ vì đã dám nói xấu hai cha con kiểu cha truyền con nối ở Bắc Triều Tiên. Thì ra các tầng lớp đặc quyền ở "các nước anh em" còn có cái nghĩa vụ quốc tế là bênh che, bảo vệ cho nhau nữa?

CÁC CÔ CẬU 5 "C"
NĂM C LÀ "CON CHÁU CÁC CỤ CẢ!"


Tầng lớp đặc quyền đặc lợi có nhà cao, cửa rộng, tài sản ngày một lớn, nhiều quyền thế nên tất nhiên cả gia đình, vợ con và họ hàng đều được chung hưởng phú quý. Tính chất cơ hội của nó thể hiện rất rõ ở chỗ lợi dụng chức quyền, móc ngoặc để cho con cái "thành đạt" bằng những con đường thường được gọi là "cửa sau. Chỉ có ban tổ chức trung ương mới biết rõ số đi học chui ở nước ngoài là bao nhiêu? Tệ hơn nữa, chỉ họ mới biết số "đè đầu con em dân thường xuống để leo lên trên hay chiếm đoạt chỗ để thay thế số đã đủ điểm (thực tế là ăn gian, phi pháp) là bao nhiêu? Ta chỉ biết "con cháu các cụ chẳng mấy ai đi lính, chẳng mấy ai cầm súng ra trận, chẳng mấy ai bị tử trận cả, trong khi biết bao con em dân thường bị chết nơi chiến trường. Cái chết ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) tại một đơn vị cao xạ, con của vị bí thư tỉnh Hưng Yên Lê Quý Quỳnh được báo chí nhắc đi nhắc lại một thời gian dài chứng minh cho sự hiếm hoi ấy. Đến cuộc chiến tranh Cam Bốt thì tuyệt nhiên các con cháu các cụ đều đã kiếm được chỗ ăn học tốt đẹp cả, nghĩa vụ quốc tế cao cả, đầy gay go và hiểm nguy ấy xin nhường hết cho con em nông dân!

Con vua thời lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Ở chế độ nào chả thế, kể cả ở chế độ gọi là cách mạng!

Ban cán bộ của quân đội nằm trong tổng cục chính trị là nơi các "cụ nhờ vả rất nhiều. Điện thoại, thư tay, gọi và gửi đến đó tới tấp. Các cán bộ ở Ban ấy luôn sẵn sàng "vâng dạ" các "cụ, để thu xếp con cháu các cụ được đào tạo thành cán bộ kỹ thuật, có dịp để xuất ngoại, khi trở về lại được sắp xếp ở những vị trí béo bở, có quyền thế mà không nguy hiểm, ở trong hoặc ngoài quân đội. Ban cán bộ quân đội luôn tự coi mình là một bộ phận của Ban tổ chức trung ương đảng do ông Lê Đức Thọ đứng đầu. Đảng nắm quân đội, đảng lãnh đạo và chỉ huy quân đội là một nguyên tắc của cơ chế.

Cụ "tổng" hiếm hoi, cụ chỉ có một cậu con trai. Cậu cả lại lười học, chẳng đỗ đạt gì ra trò cả. Ngay tốt nghiệp phổ thông cũng đã là "nài ép". Phu nhân của cụ, bà Thanh, chẳng hiểu biết gì về ngành y, được chiếu cố về nhận nhiệm vụ Bí thư đảng uỷ của bệnh viện C, sau trở thành Viện bà mẹ và trẻ sơ sinh, trên đường Tràng Thi Hà nội, đối diện với Bệnh viện Phủ Doãn nay mang bên Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Chỉ vì cái lý bà là một đảng viên. Mà đảng viên thì làm gì chả được. Bà bận việc "nước" nên không kèm nổi cậu cả. Thật ra, bà không có học vấn để kèm cặp nổi con. Làm sao lo cho cậu cả nối dõi cha, làm nên sự nghiệp?

Thế là cụ Tổng gặp may. Chả là ông Lê Thanh Nghị vốn là phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, uỷ viên Bộ chính trị từ năm 1960 (qua đại hội đảng lần thứ 3); ông Nghị là cán bộ cộng sản chuyên nghiệp, bị tù từ những năm 1941 thời thực dân Pháp; ông từng là thợ xếp chữ thủ công ở một nhà in từ thời xưa và thế là được cái "mác" công nhân. Ông là bí thư khu uỷ Liên khu 3 (bao gồm vùng hữu ngạn sông Hồng bao quanh Hà nội). Là phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, nhiệm vụ chính của ông trong suốt thời gian chiến tranh là xuân thu nhị kỳ, đi Bắc Kinh và Moscou cùng tất cả các thủ đô các nước "anh em" khác để... xin viện trợ. Tôi quen với người bí thư của ông, cũng quen vớ nhiều người tham gia đoàn đàm phán của ông. Gọi là đàm phán, thật ra là chỉ đưa ra đơn xin viện trợ. Đó là những xấp dày cộm liệt kê hàng hóa đủ loại, từ xe tăng, máy bay, tàu chiến, xăng dầu... cho đến đồ dùng thường ngày như giấy in báo, thuốc cảm cúm, sữa, đường, vải vóc! Có những tập liệt kê hàng vài trăm trang! Đó là tổng hợp từ những tập liệt kê của tất cả các bộ, tổng cục, các tỉnh, huyện cả miền Bắc, gửi lên Phủ thủ tướng. Tôi cũng từng gặp các phóng viên báo Pravda của đảng cộng sản Liên xô theo dõi các cuộc đàm phán. Cái tài của ông Lê Thanh Nghị là ghi nhận những lời ca ngợi của các vị lãnh đạo cao nhất của bạn đối với cuộc chiến đấu của Việt nam, và từ đó để nài xin cho được nhiều nhất ở các cơ quan lo việc chi viện cho Việt nam. ở Hà nội, cứ gần cuối năm (quãng tháng 10) và gần giữa năm (tháng 3, tháng 4), cán bộ lại kháo nhau: Cụ Nghị sắp quang gánh lên đường đây! Và chờ xem lời lẽ các bài diễn văn ra sao thì biết ngay là xin được nhiều hay ít. Cuộc sống toàn xã hội ăn nhờ vào "thúng" nặng hay nhẹ cụ gánh về! Tôi xin lỗi về sự dông dài trên đây. Ông Nghị có con trai; cụ muốn cho con sang học ở một nước đế quốc, nước Pháp chẳng hạn. Cụ đi nhiều, hiểu khá rộng, nên tính được nước cờ xa! Thế là Bộ đại học sẵn sàng chiều lòng cụ. Sứ quán Pháp cũng tỏ ý vui vẻ. Sứ quán Việt nam ở Paris thì rất mừng là có dịp làm hài lòng vị phó thủ tướng. Và qua con đường êm ái, nhẹ nhàng, không ồn ào, anh Lê Thành Nhơn được sang Pháp học. Anh đỗ về ngành tin học, lấy vợ Pháp; thành đạt theo kiểu cách riêng, mà trong nước bàn tán rằng chỉ có ông Nghị mới tạo được cho con một tương lai đến thế. Một chuyến về thăm quê hương, anh Nhơn được cụ "tổng" mời đến chơi. Chẳng phải để hỏi gì về nền giáo dục của nước Pháp, mà để yêu cầu anh giúp cho con trai cụ có được một tương lai tương tự. Thế là cậu cả Dũng lên đường sang Pháp, có học bổng hẳn hoi, cũng theo một con đường tắt, không chính thức và tất nhiên là có phần kém đàng hoàng. Cậu vào lớp học tiếng Pháp ở một thành phố nhỏ phía Nam, ở Montpellier. Quen sống an nhàn ở thủ đô, cậu không sao học nổi. Đã vậy, hạnh kiểm của cậu bị điểm đen. ở nhà trường, có nhà ở tập thể, cậu thường hay giải trí bằng cách nhòm qua các chỗ hở của phòng tắm các nữ sinh! Sau tập thể thao, các cô nữ sinh thường tắm với nhau, không cần che dấu gì! Các cô hô hoán lên, mắng mỏ kiểu miệt thị, cậu không chừa. Đến lần thứ 3, cậu bị tóm cổ quả tang đưa lên nhà trường. Chuyện này, ở một nước văn minh là một tội kinh khủng: mất hết nhân phẩm? Anh Nhơn đau khổ, không sao bênh vực được chú em, liền buộc phải nhận về nhà và báo cáo cho sứ quán. Cụ Tổng được tin con, lo buồn chút ít, rồi cụ ra chỉ thị: chú Nhơn và sứ quán lo cho em nó một nơi khác ở bên đó học hay tạm làm gì cũng được. Anh Nhơn lại phải tìm cho chú em làm tạm ở một labo (phòng thí nghiệm), lau rửa các ống nghiệm. Chú em chỉ ngoan ngoãn được có 2 tháng rưỡi! "Con nhà nòi" có khác! Không giống con của thường dân! ở trong "labo" cán bộ đến làm thường thay quần áo treo trong tủ để mặc áo quần lao động. Bỗng nhiên người ta thấy mất vài thứ lặt vặt, chuyện chưa từng xảy ra. Rồi một lần người ta thấy "cậu ấm nhà ta" thọc nhầm tay vào túi quần người khác treo ở trong tủ và ngăn tủ riêng của họ bị lục lọi. Cậu ta không còn cãi được. Và anh Nhơn lại đau khổ nhặn cậu ấm về.

Cụ "tổng" được tin, liền chỉ thị sang, nhẹ nhàng: "Mong các anh ở sứ quán thu xếp, cho em về ở sứ quán ta, làm việc gì cũng được". Bà đại sứ rất sốt sắng bàn với ông đại sứ: hay cho em nó làm thường trực, tiếp khách! Cả sứ quán dãy nãy lên: tư cách, trình độ áy mà làm thường trực và tiếp khách thì chết. Bà đại sứ đành thôi. Bà luôn sốt sắng chấp hành mọi chỉ thị của các cụ ở bên nhà. Vốn là một thứ trưởng về hưu, ở trong cái sứ quán bà luôn tự cho là cao hơn chồng, và tự cho "quyền" đừ các cuộc giao ban hàng ngày, hàng tuần của sứ quán, và cũng tự ban phát "chỉ thị" cho anh chị em. Có người của sứ quán than rằng: cách làm việc ở đây thật lộn xộn, gia trưởng, vô nguyên tắc, nhưng không dám nêu lên để nhận xét hay phê bình. Thế rồi "cậu ấm" ở chơi thêm vài tháng ở Pháp rồi về nhà. Để đỡ mất danh dự cho cả gia đình và đất nước, đã có sáng kiến nói rằng: cậu ta bị yếu thần kinh. Có bệnh thần kinh thì mọi việc đều có thể tha thứ!

ở Hà nội, có lần tôi tới khám bệnh ở quân y viện 108, nơi có khoa A 10 và A 11 dành riêng cho bệnh nhân cấp ca, các tướng trong quân đội và các vị uỷ viên ban bí thư, uỷ viên bộ chính trị của đảng và phó thủ tướng trở lên của chính phủ. Các bác sĩ thân quen kể rằng ông Đỗ Mười thường vào khám sức khỏe ở đây. Ông vốn bị đau thần kinh khá nặng, từng nằm điều trị mấy tháng hồi 1969, 1970 và một lần sau nữa hồi 1976. Ông mất ngủ kéo dài, có lúc lên cơn thần kinh, đi lang thang cả đêm ngoài sân, có lần leo lên cả cây bàng ngồi. Các cô y lá đi theo phát hoảng lên, sợ ông ngã, đến dưới cây bàng dụ dỗ ông xuống: "Bác ơi, xin bác xuống, bác mà ngã, có làm sao thì chúng cháu chết!" Có nước quy định những người từng bị đau thần kinh không thể ra ứng cử những chức vụ quyết định của đất nước. Mong rằng ông đã khỏi hẳn bệnh cũ.

Ông nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng chỉ có một con trai. Rủi cho ông bà, các con học hành không xuất sắc đủ điều kiện thuận lợi hơn biết bao nhiêu người mà cũng chẳng bằng ai. Cậu đã tự kết thúc cuộc đời ở thành phố trong nỗi niềm đau buồn của ông bà. Cuộc tự vẫn của anh ta do những lý do cá nhân, trong quan hệ với bạn bè. Có người bảo anh ta tự chọn cái chết để tránh mất thể diện và danh dự cho mình và cho gia đình. Con các "cụ cũng có những bi kịch chứ đâu phải chỉ có "thành đạt" kiểu quan tắt. Dù cho thành đạt chăng nữa thì thường cũng là một kiểu bi kịch...

NHỮNG THANH NIÊN CỦA THỜI THẾ
Không nên vơ đũa cả nấm, cho rằng hễ là "con cháu các cụ cả thì đều là hư hỏng, không thành người tốt. ở đâu cũng có những ngoại lệ.

Tôi hiểu ra điều này khá sâu sắc khi gặp gỡ một số anh chị em thanh niên Việt nam ở Đông Âu, trong chuyến đi thăm một số nước năm 1992 và 1993. Đó là những anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước. Khởi đầu là một số anh chị em ở Moscou và ở Varsawa (Ba Lan) gửi thư cho tôi yêu cầu tôi gửi ngay cuốn Hoa Xuyên Tuyết. Sau đó cả một nhóm anh chị em ở Mainz và ở Berlin (Đức) nhờ báo Diễn Đàn (báo tiếng Việt do một số anh chị em trí thức vốn có nhiều quan hệ với đất nước chủ trương ra hằng tháng ở Paris) chuyển thư cho tôi cũng với yêu cầu như trên và mong rằng tôi có dịp sang gặp để nói chuyện, trao đổi ý kiến với anh chị em. Chị Irina Zisman ở đài phát thanh Moscou cũng đã cho tôi biết tình hình về mối quan hệ căng thẳng giữa các quan chức sứ quán Việt nam với anh chị em có ý thức yêu nước và dân chủ.

ở Nuremberg, Mun chen, Mainz cũng như ở thủ đô Berlin, Dortmund và cảng Hamburg tôi đã sống cùng các bạn trẻ làm báo Cánh én, Tia Sáng Hy vọng và có nhiều cuộc nói chuyện, trao đổi ý kiến sôi nổi, rất cảm động và bổ ích. ở Tiệp Khắc, tại Plezen, Calovy- Vary, một thắng cảnh nổi tiếng, nhất là tại thủ đô Praha, tôi cũng sống cùng các bạn trẻ làm báo Diễn Đàn Praha, Điểm tin thời sự tôi cũng gặp một số anh chị em từ Bungari và Ba Lan sang Đức để tìm gặp tôi. Mới đây, trong tháng 5- 1993, anh chị em ở Đông Âu đã có cuộc gặp mặt đông đảo ở Franfurt (Đức) để bàn về hiện tình đất nước và trách nhiệm của tuổi trẻ ở Đông Âu. Một cuộc vẫy gọi, tìm kiếm nhau, tập họp đầy tâm huyết. Phần lớn anh chi em dấn thân cho dấn chủ rất trẻ, từ 21 đến 40 tuổi, đi lao động rồi ở lại; một số vốn là sinh viên, thực tập sinh nay ở lại hoặc đã về nước nay trở sang lại; một số là sinh viên hiện vẫn đang học hoặc vừa tốt nghiệp đại học đang học thêm lên bậc cao hơn. Có anh chị đậu bằng tiến sĩ vật lý và tiến sĩ toán học loại ưu, học giỏi có tiếng, cũng tham gia phong trào mới. Tất cả trước đây ở trong Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, có người là đảng viên, có anh từng là Bí thư chi bộ đảng cộng sản. Có người từng là quân nhân, từng lái máy bay, từng là sĩ quan ở bộ Tổng Tham Mưu, từng lái tàu chiến cỡ nhỏ... Có người bố là thiếu tướng, là cán bộ ở văn phòng trung ương, là phó chủ tịch tỉnh, là sĩ quan cấp cao về hưu...

Nhiều người đã biết hiện ở các nước Đông Âu, thị trường tự do đang mở rộng (như ở Việt nam), luật pháp còn thiếu và không chặt chẽ với biết bao sơ hở, tạo điều kiện cho kiệu buôn bán chụp giựt, rất dễ làm giàu nhanh cho những ai có máu liều. Thanh niên Việt nam lao vào kinh doanh phải nói là số lớn. Có người phất, có người phá sản, cũng có người bị lừa, hoặc vào tù vì buôn lậu... Riêng có mấy trăm anh chị em để cả tâm huyết vào cuộc đấu tranh cho dân chủ. Họ trăn trở, nghĩ suy, thu lượm tin tức quê nhà, ham đọc sách, viết báo, viết truyện ngắn, làm thơ, ra báo... Mỗi tờ báo có ban biên tập hẳn hoi, có họa sĩ trình bày, có đường giây phát hành, có cơ sở in chữ đẹp, mỗi tờ in đến cả ngàn số... Đó là những tờ báo quý, khỏe thông tư duy, chân thực, tỉnh. táo, đúng mức, mang rõ niềm đau với quê hương nghèo khổ, lạc hậu, không bằng người, lại lất gắn bó, gần gũi với quê hương. ở Tiệp, anh chị em đã làm một cuộc khảo sát tại chỗ về cuộc "cách mạng nhung" cuối năm 1989 và có liên hệ đến tình hình nước ta. Cả cuộc cách mạng rung chuyển tận gốc chế độ cũ mà chỉ có một sinh viên bị cảnh sát đánh bị thương (từ đó bùng nổ khí thế đấu tranh quyết liệt đẫn đến toàn thắng), chỉ có hai quan chức cũ tự sát vì lo sợ về số phận bản thán do có tội ác (một ở Bộ nội vụ, một ở Tổng cục an ninh); quy định của chính quyền mới là những ai từng giữ chức từ bí thư huyện, chủ tịch huyện, cấp vụ phó, vụ trưởng trở lên thì không được tham gia ứng cử vào chính quyền mới , thế thôi. Tất cả từ uỷ viên bộ chính trị cũ, trung ương cũ đều sống bình thường. Đảng cộng sản vẫn được hoạt động tuy rằng tín nhiệm chẳng còn gì đối với nhân dân. Họ vẫn được nhận lương hưu. Chỉ có Bilak, nguyên là uỷ viên bộ chính trị, đang bị điều tra; gần đây từ Moscou phát hiện ra bức thư có chứ ký của ông ta yêu cầu quân đội Liên xô vào Tiệp Khắc năm 1968, ông ta bị thẩm vấn rằng đó có phải chữ ký của ông ta không? Vụ này đang được xem xét theo pháp luật. Hiện nay, ai muốn giương cờ gì, muốn mang huân chương cũ hay không, trong nhà treo ảnh ai... là tuỳ ý muốn. Tất nhiên ai cũng hiểu được mong muốn, nguyện vọng của đông đảo nhân dân, đó là đoạn tuyệt với chế độ độc đoán của quá khứ, xây dựng một nền dân chủ ngày càng hoàn thiện, xây dựng nền kinh tế quốc gia trên cơ sở quyền tư hữu chính đáng, thị trường tự do và pháp luật. Đời sống Praha và cả ở nông thôn ổn định nhanh. Dịp Noel, thủ đô trang hoàng lộng lẫy hơn xưa rất nhiều, hàng hóa đủ thứ trưng bày, mua bán tấp nập, trong khi tiền cua- ron Tiệp giữ được giá, còn cao giá hơn một năm trước so với đồng đô la. Thịt, rượu, bia, hoa quả ê hề. Thái độ người bán hàng lịch sự niềm nở hơn hẳn trước. Cửa hàng trang trí đẹp hơn xưa. Chúng tôi ghé thăm cửa hàng bán dày dép Ba ta ở ngôi nhà 5 tầng, ông chủ đi tản sau 1948 sang Canada vừa trở về nước, có đại lý ở khắp các nơi trên đất Tiệp, bán giá hạ cho đồng bào nhân dịp Noel và năm mới. Chúng tôi đọc báo Hà nội, thấy nói Moscou và Praha tiêu điều, xác xơ, khan hiếm mọi thứ, từ bánh mì, đến khoai tây, là cố tình phản ánh sai lạc tình hình với dụng ý chính trị không lành mạnh. Khó khăn của chế độ mới không ít nhưng do được lòng phần lớn, tuyệt đại đa số nhân dân, được thế giới giúp mạnh mẽ theo quá trình dán chủ, nên họ đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất rồi. Tiếp xúc với người Tiệp, tôi hiểu rất rõ xu thế dân chủ hóa là không thể đảo ngược. Vấn đề chia cắt Tiệp Khắc làm hai nước được thực hiện hoàn toàn hợp thức, theo đúng Hiến Pháp và pháp luật, trên cơ sở điều tra ý dần và bỏ phiếu dân chủ và tự nguyện. Đó là vi hai nước vốn cũng là hai nước trong một Liên Bang; vì trước đây không bình đẳng kéo dài, sinh ra nhiều điều bất công và không hợp lý. Tách ra là để giải quyết những tồn tại ấy. Các bạn Tiệp bình tĩnh nói: chia ra hai nước, chúng tôi không coi đó là bi kịch! Như đôi vợ chồng có vấn đề, thỏa thuận ly dị, nhưng vẫn để mở sự lựa chọn, ít lâu sau cả hai trưởng thành, cần đến nhau, yêu nhau thì lại cưới nhau lại, không sao. Điều hệ trọng là: nay là hai nước láng giềng bình đẳng và có nhiều mối quan hệ mật thiết.

Cùng các bạn trẻ Việt nam, chúng tôi đã gặp và nói chuyện với nhiều trí thức Tiệp Khắc trong phong trào Hiến Chương 77, với bà Dana Nemcova người phát ngôn của tổ chức này, bạn chiến đấu gần gũi của ông Havel. Bà có 7 con, ngoan đạo Thiên chúa, là tiến sĩ tâm lý học, mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc, có ý chí bất khuất, bị tù hai lần vẫn kiên nghị đấu tranh. Bài học lớn nhất của bà qua cuộc "cách mạng nhung" là : trí thức thức tỉnh phải là lực lượng đầu tàu; trí thức gồm cả văn nghệ sĩ là những người ưa cái đẹp và cái thiện; không thể chờ chế độ cũ ban ơn; phải đấu tranh không bạo động nhưng quyết liệt để giành quyền tự do, dân chủ. Bà mong chờ nhiều ở trí thức và nghệ sĩ Việt nam. Các bạn dân chủ Tiệp Khắc muốn nhắn các chiến sĩ dân chủ Việt nam hãy suy nghĩ về lời nói chí tình của ông Havel: Hãy gieo hạt và biết chờ đợi! Gieo hạt là tuyên truyền, truyền bá qua nóichuyện, thảo luận, viết báo, viết sách... về quyền dân chủ. Gieo hại không mệt mỏi, chăm sóc hạt, tưới và xới đất cây dân chủ sẽ mọc. Nó mọc lên rồi, chớ sốt ruột, kéo thân cây lên để lớn nhanh, thán cây sẽ đứt, cáy chết! Biết chăm sóc để nó lớn, lớn mãi thành cây cao, sum sê cành lá và hoa quả... Cây dân chủ ở Tiệp đang lớn từng ngày qua vận động, giải thích, nàng cao dân trí và đấu tranh... Phấn chấn biết bao, khi ở Đông Âu đang có hơn một ngàn hạt dân chủ Việt nam đã nẩy mầm và nhú ngọn. Đó là các chiến sĩ dân chủ năng động, thông minh và quả cảm. Được gặp các bạn trẻ, tôi bừng lên ý nghĩ, đất nước mình sẽ nằm trong những bàn tay khỏe khoán, những trí tuệ tỉnh táo, những tấm lòng ngay thật. Đó là các bạn trẻ sinh ra ở nửa sau thế kỷ này, từ quãng 1951 trở đi, nay mới hơn 40 tuổi trở lại, không giống a; cũng không muốn ai giống mình, tự mình và tự tin giải quyết những công việc của đất nước, không hận thù, nhìn không tới tương lai. Điều thích thú là một số người trong họ là từ tầng lớp đặc quyền đặc lợi mà ra, tự thấy sự phi lý, bất công, lạc hậu và tội lỗi của tầng lớp ấy, có ý chí đổi mới thật sự để cứu nước, cứu mình. Họ là những người con của thời thế và đang sáng tạo ra thời thế mới. Hôm chia tay, từ biệt các bạn trẻ ở Tiệp Khắc, một anh sinh viên nói vui: "Chúng tôi vừa họp và có sáng kiến đề nghi với cả nước đồng thanh ra quyết nghị từ nay đất nước ta sẽ không có một ai được chúc là sống mãi cả. Chỉ gây nên tệ sùng bái cá nhân rất có hại. Ai cũng đến lúc phải chết. Không một cá nhân nào có thể sống mãi được. Chỉ có nhân dân và dân tộc là trường tồn, sống mãi mà thôi!"

MỘT TẦNG LỚP KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI

Không nên hiểu một cách máy móc là mọi cán bộ cấp cao của đảng, nhà nước, quân đội đều nằm trong tầng lớp Nomenclatura ở Việt nam. Thực tế phức tạp hơn là lý thuyết. Cũng có những cán bộ cao cấp sống trong sạch, ngay thẳng, có lương tâm và lý tưởng, tự đứng ngoài tầng lớp ấy. Ngược lại cũng có cán bộ trung cấp lại gia nhập tầng lớp ấy do những mối quan hệ xã hội và điều kiện cụ thể đặc biệt. Tâng lớp này đang có xu thế phát triển từ gần 20 năm nay; nó phất lên theo các thời cơ:

- Qua việc tiếp thu chiến lợi phẩm khi kết thúc chiến tranh sau 30- 4- 1975; bằng quà cáp, tặng phẩm cho nhau, do quản lý rất luộm thuộm, biết bao nhà cửa, xe cộ, đồ đạc riêng, của cải, vàng bạc, ngoại tệ... thu được bị chia chác bừa bãi. Phía Mỹ đánh giá tất cả chiến lợi phầm là trên dưới 6 tỷ đô la. Vào túi của tặng lớp đặc quyền này bao nhiêu? Có đến một nửa, là 3 tỷ đô la không? Cần tìm hiểu và đánh giá thêm.

- Qua các chiến dịch đánh gian thương, tiêu diệt giai cấp tư sản công thương nghiệp ở toàn miền Nam hồi 1977 và 1978 (có thể phần lớn tài sản nổi và chìm của họ đã vào túi tầng lớp đặc quyền tham nhũng). Qua các đợt thực hiện "cho người ra đi không chính thức", "bán chính thức", bán bãi, bán tàu, "xuất khẩu người di tản lấy vàng", "kế hoạch hai" của Bộ nội vụ... hồi các năm 1977, 1978, 1979, ước có nửa triệu người ra đi, mỗi người từ 3 đến 40 lạng vàng... Hiện chỉ biết vàng đưa vào công quỹ rất ít, hầu hết vào túi của tầng lớp đặc quyền ở trung ương và các địa phương. Cần chỉ rõ số vàng này vào túi các quan lớn của ngành an ninh là chủ yếu, trong khi đông đảo anh chị em an ninh, cảnh sát ở cơ sở vẫn phải sống thiếu thốn, gian khổ, có một số kẻ phen nhiễu đồng bào những cũng có anh chị em chung cuộc sống đạm bạc của bà con lao động. Có thể nêu lên những đặc điểm nổi bật của tầng lớp quan chức đặc quyền ở Việt nam như sau:

* Tuy tự nhận là đỉnh cao trí tuệ nhân loại do tự mãn kiêu ngạo sau khi lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập- mà thành tích này là do truyền thống quật khởi vốn có của dân tộc- tầng lớp này không có trí tuệ ngang tầm với nhiệm vụ. Giáo sư triết học Trần Đức Thảo, một trí thức xuất sắc từ thời trẻ, bị đánh tơi bời hồi Nhân văn Giai Phẩm, sang Paris từ tháng 4- 1991, cuối cùng trước khi chết (tháng 4- 1993) đã nhận xét rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam chẳng có một ai hiểu gì về chủ nghĩa Mác hết! Họ là những nhà "mác xít" khẩu hiệu! Vốn ghét bỏ trí thức, thành kiến với trí thức, không am hiểu khoa học và kỹ thuật thì làm sao mà họ có trí thức được! Họ là những người kém hiểu biết so với trình độ trí thức chung của nước ta. Nhược điểm cơ bản này họ không bao giờ nhận thấy. Cho nên không có gì là lạ khi ông Hà Sĩ Phu viết bài "Hãy dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" cuối năm 1988 thì họ len giật dây ra lệnh cho các trí thức cung đình của họ viết bài đã kích và phê phán một cách thấp kém, làm trò cười cho anh chị em trí thức ngay thật

* Vừa do kém hiểu biết, vừa do thiếu liêm sỉ, tầng lớp đặc quyền chuyên nói một đằng làm một nẻo, gây nên sự mất niềm tin thậm chí sự khinh thị của nhân dân. Họ nói leo lẻo là đầy tớ của nhân dân nhưng chuyên hà hiếp, miệt thị, thậm chí đày ải nhân dân, làm khổ dân. Họ nói về công bằng xã hội mà chế độ xã hội đầy bất công. Họ ba hoa về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà thực tế chủ nghĩa ấy ngày càng tỏ ra thấp kém, lạc hậu! Do sự lừa dối kéo dài, họ tự dẫn đến chỗ mất hết tín nhiệm, nhưng vẫn dương dương tức đắc và bắt dân cứ phải tin vào sự lãnh đạo của họ.

* Chính đo sự lừa dối có hệ thống, tầng lớp đặc quyền phơi bày rõ tính chất đạo đức giả của họ. Họ ngày càng biến chất; họ leo lẻo về tinh thần phê bình và tự phê bình nhưng lại không chịu tự phê bình thật sự, lại trả thù rất cay độc mọi ý kiến phê bình thẳng thắn, chụp mũ bừa những người phê phán họ là phản bội, là Việt gian, là tay sai đế quốc! Họ leo lẻo rằng phải tự phê bình hằng ngày như mỗi ngày phải rửa mặt, nhưng chính họ lại không chịu rửa mặt, để cáu bẩn đầy bộ mặt khó coi? Họ leo lẻo về con người, về quyền con người nhưng thực tế chà đạp ngang nhiên quyền công dân, trả thù người ngay tháng. Vụ kết án bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt 20 năm tù chỉ do những chính kiến chính trị đòi dân chủ đa nguyên là những biểu hiện nổi bật. Họ leo lẻo mong hòa nhập thế giới nhưng lại cố tình chống lại xu thế dần chủ của thế giới hiện đại.

* Họ đạo đức giả khi dẫn ra tư tưởng Hồ Chí Minh để áp đặt đường lô bảo thủ. Họ lợi dụng uy tín của chủ tịch Hồ Chí Minh để bất nhân dân chấp nhận đường lối đã lỗi thời trong khi chính họ đã cắt xén di chúc Hồ Chí Minh, xúc phạm sự mong muốn thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh là thi hài được hỏa thiêu, lại còn định lờ đi việc xóa bỏ thuế cho bà con nông dân trong một năm như bản di chúc đề ra.

Tầng lớp đặc quyền đặc lợi ở Việt nam đang biến chết và thoái hóa nhanh. Chính sách "đổi mới" của họ không nhất quán, không đủ liều lượng vì họ không tự đề ra nổi chiến lược đổi mới; trong hàng ngũ họ không có một người nào là "nhà chiến lược đổi mới" cả. Nam 1986 họ buộc phải đổi mới theo Liên xô. Nay lại cố đổi mới theo Trung Quốc. Khi bí quá lại muốn học Singapore (trong khi điều kiện hai nước khấc hẳn nhau!) Thật ra họ mang bản chất bảo thủ nặng nề, quay nhìn về dĩ văng hơn là hướng lới tương lai. Bảo thủ mà đẻ ra được "đổi mới" chỉ là chuyện hoang đường; con vịt sao đẻ nổi được ra con rồng!

* Từ mấy năm nay, tằng lớp đặc quyền đặc lợi ở Việt nam trong quá trình thoái hóa với tốc độ nhanh, càng ngày càng mang tính chất mafia tệ hại. Họ gãy nên nạn tham nhũng và nạn buôn lậu, hai quốc nạn khủng khiếp, lại còn đề ra chiến dịch bài trừ nhưng vì là căn bệnh của chính trong táng lớp họ nên chỉ càng tạo nên sự căm phẫn, mất niềm tin và khinh thường của nhân dân. Hai quốc nạn ấy vẫn cứ tồn tại và phát triển. Chính những kẻ trong hàng ngũ họ đã ký những hiệp định buôn bán bất bình đẳng với các công ty nước ngoài để bỏ túi những khoản tiền thưởng hoa hồng. Chính những kẻ trong hàng ngũ họ đang bán đứng nhà cửa, dinh thự, đất đai, tài sản quốc gia cho các công ty nước ngoài. Họ chịu trách nhiệm về tình trạng đạo đức suy đồi, nạn cờ bạc, mãi dâm, hút sách, trộm cướp lan tràn, nòi giống và tương lai dân tộc bị đe dọa một cách thảm khốc vì bệnh si- đa và suy dinh dưỡng. Biết bao ý kiến hợp tình hợp lý, biết bao kiến nghị, đề nghị của những người có lương tâm và trách nhiệm đưa ra, họ đều một mực khước từ và bác bỏ vì đụng đến đặc quyền đặc lợi của họ. Họ đã đặt mình cao hơn dân tộc, quyền lợi tầng lớp và cá nhân họ cao hơn số phận của nhân dân. Họ không chịu nhìn nhận rõ những sai lầm trong quá khứ, họ không có đủ dũng khí thú nhận những lầm lẫn và tội lỗi trong mấy chục năm qua nên họ không sao xác định nói con đường mới mẻ đúng đắn. Họ đang cầm giữ vận mệnh của dân tộc, của nhân dân, gây nên tình trạng bế tắc chung không có lối thoát.

Nhưng nhân dân Việt nam chuộng đạo lý và nhân cách với bộ phận ưu tú sáng suốt và quật khởi không thể để cho họ cầm tù, không cho phép họ giữ nhân dân làm con tin cho đường lối sai lầm, giáo điều và bảo thủ tệ hại của họ!

1      2      3      4     5     6

No comments:

Post a Comment