Thursday, May 16, 2013

NGHE CHUYỆN “BÀ MẸ CỦA CÁC TỔNG THỐNG MỸ” NHỚ THƯƠNG MẸ VIỆT NAM

Nguyễn Việt Nữ

Trong năm mươi tiểu bang của Hoa Kỳ, tiểu bang Virginia còn có nickname  “Mother of the Presidents” (Bà mẹ của các Tổng thống Mỹ).

Virginia  có diện tích 39,490.09 dặm vuông, nằm bên bờ Nam Đại Tây Dương (Atlantic Ocean), Code bưu điện là VA, theo thống kê dân số năm 2010, VA có 8,001,024 người, đủ các sắc tộc, thủ đô là Richmond.

Sở dĩ tiểu bang Virginia còn được coi là “Bà mẹ của các Tổng thống Mỹ” vì đất nầy đã sanh ra được  8 ông Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, James Madison, James Monroe, John Tyler. William Henry Harrison, Zachary Taylor, và Woodrow Wilson.

Chỉ với biệt danh nầy của VA, nội tháng 5 ta đã có nhiều sự kiện để nói về văn hóa, tôn giáo, chính trị, giáo dục,  quân sự  v.v. liên quan đến Mẹ Việt Nam, cho nên e nói dài mà không thể hết!

Virginia còn có thêm biệt danh khác là “Old domination” (Cựu thống trị hay Vùng đất phát pháo lệnh), phối họp lại thì có thể nói, hầu hết những lịch sử quan trọng của Hoa Kỳ đều “phát pháo” tại vùng đất địa linh nhân kiệt sanh ra tới 8 ông Tổng thống mà chỉ tháng 5 hàng năm ta có nhiều chuyện để nhắc tới trong lịch sử Việt Mỹ: ta nhắc đến, trước hết là ngày Lễ Hiền Mẫu (Mother’s Day) , cuối tháng 5 còn có Ngày Tưởng Nhớ Bức Tường chiến tranh Việt Nam (Vietnam Memorial Day)

Còn nơi quê Mẹ Việt Nam thì  đảng Cộng sản tại mỗi tỉnh bận rộn tíu tít lo làm lễ sinh nhật 19 tháng 5 cho “cha già”  Hồ Chí Minh, người  đã có những “thành tích” lịch sử với các con trai của “Mother of  the Presidents” sau đây:

Hồ Chí Minh và tội dối trá liên quan đến Hiền Mẫu Virginia

Trong 8 Tổng thống Mỹ của Bà Mẹ Virginia, có ít nhất tên 3 người con mà Hồ bị bắt quả tang là kẻ lừa đảo, dối trá.

1. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành ở Pháp. Là thời Woodrow Wilson, Tổng thống thứ 28th (1913- 1921) thuộc đảng Dân Chủ của Mỹ lãnh đạo, lúc ấy các nước Âu Châu chia phe lâm chiến với nhau, ông cố gắng hết sức giữ thế trung lập, cho Mỹ khỏi lọt vào vòng chiến. Nhưng cuối cùng vì hai tàu buôn Mỹ bị tiềm thủy đỉnh Đức liên tục đe dọa rồi  đánh chìm, khiến Tổng thống Woodrow Wilson đã phải xin Quốc hội lệnh tuyên chiến với Đức Quốc Xã năm 1917, --Cũng như thế chiến thứ II-- nhờ có Mỹ nhảy vào nên năm sau mới chấm dứt được thế chiến thứ I (1914-1918)

--Khi hòa bình, Woodrow Wilson đưa ra “bản tuyên bố 14 điểm”  mà thời ấy gọi là “Học thuyết Wilson” trong  ấy có điểm quan trọng là ông khuyên các nước trên bàn hội nghị “khi giải quyết vấn đề chủ quyền thì phải chú ý đến quyền lợi của nhân dân bản xứ như quyền độc lâp, tự do…”.  Năm 1919 Woodrow Wilson bay sang Paris cố giúp các nước Âu châu hàn vá vết thương chiến tranh.

 Tại điện Versailles ở Paris, Wilson ký hòa ước Versailles (The Treaty of Versailles) buộc tội Đức Quốc Xã gây ra chiến tranh và đòi bồi thường con số khổng lồ cho các quốc gia thắng trận.

--Cho nên nhiều đoàn thể các nước thuộc địa trên thế giới như khối Á Rập,  Ái Nhĩ  Lan,  Ấn Độ, Triều Tiên  v.v  đều nghiên cứu “Học thuyết Wilson”  rồi họ đến Paris , đòi các nước trên bàn Hội nghị Versailles  giải quyết các yêu cầu tự do dân chủ của dân bản xứ bị trị như đã hứa.

Lúc ấy tại Paris, người Việt Nam mình từ lâu đã có nhóm “Tứ Long” gồm cụ Phan Chu Trinh, Luật sư  Phan Văn Trường, Kỷ sư Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh từng  lập “Hội những người Việt Nam yêu nước”, nên càng theo dõi kỷ “bản tuyên bố 14 điểm của “Học thuyết Wilson” hơn các nước ở xa. Sau cùng mới có Nguyễn Tất Thành gia nhập thành nhóm Ngũ Long.

 Đây là lúc Nguyễn Tất Thành ăn cắp danh Nguyễn Ái Quốc là tên chung của nhóm Ngũ Long, vì ai viết gì cũng ký tên là Nguyễn Ái Quốc (Nguyen the Patriot). Ngày 18 tháng 6 năm 1919, “Hội những người Việt Nam yêu nước” làm một việc gây tiếng vang lớn là gởi đến Hội nghị Versailles “bản yêu sách tám điểm”, kêu gọi các nước trên bàn hội nghị: “Cho Việt Nam tự trị, tôn trọng thực sự quyền tự quyết tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính trị...”

 Bản sao “Yêu sách tám điểm” gởi cho các quốc gia thuộc địa khác, cho tất cả các nghị viên quốc hội Pháp. Nhờ vậy mà danh tiếng Nguyễn Ái Quốc nổi như cồn.

Sau năm 1919, Nguyễn Ái Quốc càng hoạt động mạnh trong chính giới tại Paris, lên án chủ thuyết Woodrow Wilson che đậy lời lẽ mỵ dân ..v.v ..nên được các báo đảng Xã hội Pháp chuyển về An Nam, khiến tên tuổi Nguyễn Ái Quốc càng lẫy lừng trong khối dân tộc bị áp bức, dĩ nhiên có xứ Việt rồi!

Mãi đến năm 1948, tại Hà Nội xuất hiện tác giả Trần Dân Tiên viết lại cuộc xin hẹn để phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Ái Quốc) nhân  ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trần Dân Tiên là người không ai ở Hà Nội biết tên, viết cho “Tổng thống” họ Hồ,  gởi đi buổi sáng là chiều được trả lời liền! Thì ra là “thư ta gởi cho mình” để tự khen mình.

Trần Dân Tiên  cũng phải thú thật lúc ấy Quốc  chưa biết nhiều tiếng Pháp, nên “bản yêu sách tám điểm” do Luật sư Phan Văn Trường viết tiếng Pháp, cụ Phan Chu Trinh  dịch Hán văn để phân phối cho các dân tộc thuộc địa .v.v…

Ông Tiên giả còn vạch rõ thêm về Hồ Chủ tịch: “là một người yêu nước quyết tâm hi sinh tất cả cho Tổ quốc, nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu biết về chính trị,  không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công, và  thế nào là chính đảng…”

Như vậy đủ kết luận là trong nhóm Ngũ Long thời từ 1919 đến 1923 trước khi Tất Thành đi Liên Xô, chỉ có Nguyễn Tất Thành là dốt nhất, vai trò chỉ đi nộp “Bản Yêu sách..” cho Hội nghị Versailles và phân phát như truyền đơn những gì do người khác làm, rồi nhận là công mình. Hồ Chí Minh ăn cắp tên Nguyễn Ái Quốc lúc ấy vì có sự hiện diện của Tổng thống Woodrow Wilson.

Thế là tội quá khứ ở Pháp, không ai khảo mà tự khai ra.

2. Khi về nước cướp chính quyền năm 1945 đọc Tuyên Ngôn Độc Lập

Đây là lần thứ hai Hồ Chí Minh ăn cắp tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ làm của mình, mà tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ phát thảo bởi Thomas Jefferson (Tổng Thống thứ 3rd)  đứa con khác trong 8 đứa của mẹ Virginia sau những trận chiến dành độc lâp với Anh quốc thành công.

Xứ có tên “Bà mẹ của các Tổng thống Mỹ” ở gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có nhiều cơ sở liên bang của Mỹ lại đặt trụ sở ở tiểu bang Virginia như 3 phi trường Dulles, Ronald Reagan và  BWI, nghĩa trang quốc gia Arlington, Ngũ Giác Đài, tượng đài kỷ niệm 6 chiến sĩ Mỹ dựng cờ chiếm đảo Iwo Jima báo hiệu chiến thắng quân Nhật ở Thái Bình Dương, y như cảnh quân đội VNCH dựng cờ Vàng khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị.. v.v..Hành khách chỉ cần vượt qua cầu vào bên kia bờ sông Potomac là đến thủ đô Washington-DC  của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà Hồ Chí Minh từng thò bàn tay lông lá dựng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hô hào “Chống Mỹ cứu nước”. Nhưng  hiện con cháu Hồ đều xem đất nước có thủ đô là Washington-DC, (George Washington, Tổng Thống đầu tiên khai sinh ra nước Mỹ) là một trong 8 đứa con của Mẹ Virginia, như thiên đàng giáo dục tuổi thơ.  (Chưa kể đến các Đại học của Mẹ Virginia rất nổi tiếng,  như George Mason University=GMU) , Georgetown,  Johns Hopkins v.v.,  nhất là University of  Virginia (UVA) do Tổng Thống Thomas Jefferson lập nên là trường Đại học duy nhất trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản  văn hóa thế giới v.v.
Sông Potomac
Ai cũng muốn cho con cháu thụ hưởng nền giáo dục miễn phí hoàn toàn ở bậc  trung học, trái ngược với Trần Dân Tiên=Nguyễn Ái Quốc ăn cắp tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ để mỵ dân, lừa các chính trị gia  toàn thế giới mà thực hành thì sai bét: từ lớp 1 cũng phải đóng tiền trường, 38 năm từ ngày Mỹ bỏ đi năm 1975, Cộng sản “thống nhất” đất nước mà học phí càng ngày càng nặng!

Nhân chứng sống về nền Giáo dục của Hồ Chí Minh.

Nhân vật thời sự mới nhất của nước Việt Nam XHCN nối chí “5 điều bác Hồ dạy” được nhắc đến nhiều trong  hội nghị 7 ban chấp hành trung ương Đảng CS họp tại Hà Nội từ 2 tháng 5 đến 11 tháng 5 năm 2013 là  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.  Nhưng việc gì mà ông ta lên đường sang Trung Quốc vào ngày 10/5/2013 giữa lúc hội nghị trung ương 7 chưa kết thúc?

Sau 10 ngày làm việc, cùng với việc thảo luận nhiều nội dung quan trọng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương cũng vừa được bầu vào Ban Bí thư.  Nhưng ông ta lên đường sang Trung Quốc vào ngày 10/5/2013 giữa lúc hội nghị trung ương 7 chưa kết thúc??

Theo tin  “bí mật”,  ngay khi biết tin hai nhân vật mới được đề nghị, lập tức, Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản đã gửi 'văn bản chỉ đạo', khẳng định về chủ trương đã được thông qua từ hội nghị 6, theo đó trưởng ban nội chính trung ương là ông Nguyễn Bá Thanh cũng phải "được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư trung ương".

Như vậy việc bổ sung 2 nhân vật nầy chứng tỏ sự thất bại thêm của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, vì hội nghị 6, ông Chúa đảng nầy cũng không “Hạ” nổi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng nổi tiếng! Kỳ 7 nầy quyết đưa Nguyễn Bá Thanh, người dám thẳng tay “thanh lọc” tham nhũng từ Đà Nẵng vào Bộ Chính trị cũng là công dã tràng!

Theo thông báo chính thức ngày 11/5 được đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ ngoại giao cho biết, chuyến đi của tân Ủy viên Nguyễn Thiện Nhân với vai trò đồng chủ trì 'Phiên họp lần 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương VN - TQ'. Đại diện phía TQ là Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì. Phiên họp sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, kéo dài từ ngày 10 đến 12/5/2013.

Khi tin thành công khai, dư luận bàn tán sôi nổi, rằng: Đối với đảng cộng sản VN, việc sang Trung Quốc được xem là một công việc bắt buộc đối với hầu hết các tân Ủy viên Bộ chính trị. Người dân thường gọi đây là các chuyến 'đi xứ' nhằm 'yết kiến thiên triều' của hai đảng cộng sản 'anh em'.

Chuyến đi Bắc Kinh của ông Nguyễn Thiện Nhân diễn ra trong thời điểm TQ ồ ạt xua quân hoành hành Biển Đông, trong khí đó Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vẫn tiếp tục 'biết ơn sự giúp đỡ to lớn' của TQ. Điều này đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là 'chủ trương' đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7?
Riêng chúng tôi –Nguyễn Việt Nữ--chỉ muốn tóm tắt tin “mừng” vì thấy thế lực đảng Cộng sản càng ngày càng tuột dốc không phanh của Tổng bí thư Phú Trọng.
Trở lại về nhân chứng ngành Giáo dục: Nguyễn Thiện Nhân.

Nguyễn Thiện Nhân (theo báoVnExpress ngày 13 tháng 5, 2013).  Ông Nguyễn Thiện Nhân, 59 tuổi, Phó thủ tướng, người có bằng Thạc sĩ ngành quản trị công từ trường Đại học Oregon, vừa được chọn tham gia vào Bộ Chính trị trong một cuộc họp của ủy ban trung ương Đảng. Ông Nhân từng là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khi Intel quyết định rót 1 tỷ USD để xây nhà máy mới tại thành phố này.

"Tôi đã cùng ông ấy sang Mỹ, nơi ông ấy thuyết trình bằng slide PowerPoint cho các nhà đầu tư tiềm năng, và cách tiếp cận của ông ấy thể hiện đẳng cấp thế giới", Fred Burke, Tổng giám đốc công ty luật Baker & McKenzie (Vietnam) có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Ông Burke đã biết ông Nguyễn Thiện Nhân hơn một thập kỷ nay. "Ông ấy thuộc về một thế hệ mới với nhiều kinh nghiệm quốc tế đáng kể", ông nói.

"Kỹ năng căn bản của ông Nhân được thể hiện khi làm việc với phương tây", ông Carl Thayer, giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra. "Đây là người có mạng lưới liên hệ quốc tế tuyệt vời".

Ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Giáo dục, quê gốc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều khiển học tại Đông Đức năm 1979 và từng làm giảng viên trước khi tham gia chính trị. Ông tham gia chương trình học bổng Fulbright, với trường nhận học là Đại học Oregon, theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhiều lãnh đạo của Việt Nam đều trưởng thành trong chiến tranh và học tập ở trong nước hoặc tại các nước thuộc khối Xô Viết và đây là lần đầu tiên có một ủy viên Bộ Chính trị tốt nghiệp từ các trường Mỹ, hãng tin Mỹ nhận xét.

Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế, vốn bị cản trở bởi tăng trưởng tín dụng chậm do sức khỏe của hệ thống ngân hàng và các công ty nhà nước. Việt Nam bắt đầu chuyển sang một nền kinh tế thị trường tự do hơn vào năm 1986 và mở sàn chứng khoán năm 2000, tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.

"Đối với một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, những lựa chọn như tinh giản khu vực nhà nước sẽ không còn khó khăn như đối với những người tiền nhiệm của họ", Zachary Abuza, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Simmons, Boston, người có chuyên môn về Đông Nam Á, dự đoán..

Việt Nam là một trong 12 quốc gia Thái Bình Dương đang đàm phán để tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tháng trước giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho năm nay và năm sau xuống còn 5,2%.(Hết)

Thế giới chú ý đến kinh tế, còn trước đó, VnExpress ngày 11/5/13 loan tin trong nước nói rõ thêm về giáo dục:

 Nguyễn Thiện Nhân 60 tuổi, quê ở tỉnh Trà Vinh, giáo sư kinh tế, tiến sỹ điều khiển học, thạc sĩ quản lý cộng đồng; cao cấp lý luận chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, đại biểu Quốc hội khóa 10, 12, 13.

Ông là Phó chủ tịch UBND TP HCM trước khi trở thành Bộ trưởng GD&ĐT năm 2006. Tháng 8/2007, ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Giáo dục cho tới năm 2010) và tiếp tục được phê chuẩn giữ chức vụ này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011.

"Hai không" Nói đến ông Nguyễn Thiện Nhân, nhiều người nói đến dấu ấn "Hai không" khi ông làm Bộ trưởng Giáo dục. Sau vụ thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực thi tốt nghiệp THPT năm 2006 ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), đầu năm học 2006 - 2007 ông đưa ra cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích".

"Năm không": Ngoài ra ông Nhân còn đưa ra cuộc vận động "Năm không": "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp, và đào tạo không theo nhu cầu xã hội"; trình Chính phủ về việc tăng học phí, tăng tính tự chủ cho các trường đại học. Ông cho hay, sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để năm 2010 giáo viên có thể sống được bằng lương. (Hết trích)

Bệnh…Lùn Trí Tuệ
Hiện nay XHCN VN cho biết có tới 24, 000 Tiến sĩ, như vậy chắc chắn Nguyễn Thiện Nhân không phải là Tiến sĩ…giấy, ông ta học đại học Mỹ hẳn hòi, nên được cử làm Bộ trưởng GD&ĐT với tâm tư muốn sửa đổi nền giáo dục. Người hải ngoại chỉ thấy sự cải đổi kinh tế, khi thăng lúc trầm, nhưng ít ai biết sự thật về  bệnh ..lùn trí tuệ kinh niên của dân tộc. Ở đây chỉ cần nêu bậc tiểu học thôi!

Thời làm Bộ trưởng GD&ĐT, Nguyễn Thiện Nhân nhận xét đúng, đề nghị với chính phủ đúng: lúc ấy ông ta lên Radio, TV hứa chắc sẽ không còn việc tăng học phí tiểu học nữa và sẽ cải cách tiền lương công nhân viên, tức người có đồng lương cố định để họ có thể nuôi con đi học. Cả nước hi vọng rồi thất vọng, y như  bao nhiêu ngành nghề khác, riết rồi không ai còn muốn nghe đảng hứa hẹn nữa.

Nhưng vì chủ đề bài nầy là “Chuyện Bà Mẹ của các Tổng thống Mỹ”  mà đảng của HCM cứ chống Mỹ để rồi chúng tôi quả quyết là ngành nào của Mỹ cũng có điểm tốt lẫn xấu, nhưng về “giáo dục được miễn phí hoàn toàn ở bậc  trung học”  thì hoàn toàn tốt, so với XHCN Việt Nam. 

Ngày Lễ Mẹ 12 tháng 5 lại rơi vào dịp  Nguyễn Thiện Nhân được vào Bộ chính trị trong hội nghị trung ương đảng kỳ 7, báo đảng nhắc lại thành tích của ông ta trong giáo dục như trên: “cải cách tiền lương nhà giáo để năm 2010 giáo viên có thể sống được bằng lương.”

Nguyễn Thiện Nhân là nhân chứng hứa năm 2010,  bài báo Đảng dưới đây là vật chứng năm về niên học 2012, lúc ông Nhân “thăng” Phó Thủ tướng.

Bài báo tuy liệt kê những số tiền “lẳn mẳn” nhưng là một ung nhọt nhức nhối cho mỗi gia đình lương thiện, lảnh lương cố định. Và càng thấy Mỹ là thiên đàng giáo dục cho tuổi thơ!

VnEXPRESS  11/9/2012, 15:49 GMT+7

Công chức lao đao vì phí học hành của con

Lo lắng vì phụ phí

Hầu hết các trường giờ chạy đua với chuẩn quốc gia, đổ xô lắp điều hòa, máy chiếu, thậm chí có trường còn lắp hệ thống camera.

Số tiền để xây dựng hệ thống này kêu gọi sự "tự nguyện bắt buộc" của phụ huynh học sinh. Mỗi một lớp học ngày nay đều quá số học sinh cho phép.

Chúng ta kêu gọi giảm hiệu ứng nhà kính, kêu gọi tắt điện 60 phút để cứu thế giới. Nhưng trên thực tế các trường học lại đua nhau lắp đặt hệ thống điều hòa để rồi hàng tháng thêm phụ phí.

Thử làm một phép tính đơn giản nếu một gia đình có 2 trẻ trong lứa tuổi đi học nhé:



1. Tiền học phí: theo qui định (vừa phải, chấp nhận được)
2. Tiền ăn bán trú: 25.000 đồng/1 bữa + 1.000 đồng (tiền khăn ướt, khoản này là quá nhỏ mọn)
3. Tiền nước uống: 6.000 đồng/tháng (tiền nước khoáng)
4. Tiền điều hòa: 700.000 đồng
5. Tiền quỹ phụ huynh trường: khoảng 200.000 đồng
6. Tiền quỹ phụ huynh lớp: 600.000 đồng

Nếu có hai con đi học thì đầu năm mỗi gia đình chuẩn bị ít nhất là một tháng lương của một cán bộ nhà nước có thâm niên 6 năm, gần 3 triệu đồng. Vậy tháng đầu tiên đi học gia đình đó sẽ thế nào?

Gánh nặng với nhiều loại quỹ

Tôi năm nay có 2 cháu vào học mầm non, đứa lớn học lớp lá, đứa em học lớp mầm tại một trường mầm non ở Vũng Tàu. Là trường công lập nên học phí rất thấp, nhưng hôm vừa rồi tôi nhẩm tính số tiền hôm cháu vào nhập học tới giờ mỗi cháu đóng cũng đã hết gần 2 triệu.

Những khoản như: đồng phục, tài liệu học tập thì tôi không bàn ở đây nhưng tôi thấy phi lý nhất là quỹ Hội phụ huynh. Quỹ này có tới 2 loại, quỹ hội phụ huynh trường và quỹ hội phụ huynh lớp. Tôi cũng không biết là quỹ này để làm gì nữa khi các cháu đang học mầm non.

Riêng các ngày lễ thì phụ huynh nào cũng tặng hoa và quà cho thầy cô, đó là tấm lòng của phụ huynh tới thầy cô giáo rồi. Và điều kiện mỗi gia đình mỗi khác.

Ngày họp phụ huynh đã thống nhất là không đóng tiền quỹ lớp, vậy mà hôm sau đi học đến đón con vị hội trưởng phụ huynh đứng ngay ở cửa kêu đóng tiền, vì ngại nên tôi đóng luôn cho rồi nhưng thực sự tôi vẫn không thấy hài lòng.

Một việc tôi nói ra đây nữa là khi đang chờ nhà trường duyệt đơn cho con vào học thì một số kẻ lợi dụng đã đến nhà từng cháu, "cò" chạy vào trường cho cháu, với giá là 10 triệu đồng, khi cháu vào học mới lấy tiền.

Tôi không đồng ý vì quan điểm của tôi là con tôi nằm trong diện được xét duyệt, vả lại không học trường này thì học trường khác. Nhưng thực sự một vài vị phụ huynh trong khu phố tôi ở đã phải chi tiền để con vào học mầm non với giá 10 triệu. (Hết)

Đó là phương thuốc “đầu tiên” tức “Tiền đâu” đã thất bại, giáo viên không đủ sống phải mở lớp dạy thêm là hình thức lương thiện nhất phụ thêm chi phí cho gia đình. Nhưng lại kéo theo hệ quả trầm trọng khác vì “luật” kiểm tra theo” đạo đức” bác Hồ như  báo đảng loan tin tiếp sau đây:

 VnExpress  thứ tư, 14/11/2012, 15:03 GMT+7
Giáo viên dạy học trò nói dối
Dù mở lớp học thêm tại nhà, cô giáo vẫn dạy học trò trả lời "không" nếu có ai hỏi "cháu có đi học thêm không". Cô còn luyện các con trả lời trên lớp trước khi đoàn thanh tra xuống kiểm tra.

Phụ huynh có con đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc cho biết, cô giáo chủ nhiệm của con liên tục dạy học sinh nói dối. Cách đây vài tháng, con gái về nhà kể chuyện cô giáo dặn "Nếu sao đỏ hỏi có ăn quà vặt không, các con phải trả lời là không".

Câu chuyện về sự trung thực tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó thì cách đây vài ngày, con chị lại kể cô giáo dặn nếu ai hỏi "Lớp mình có đi học thêm không, các con phải trả lời là không". Để chắc chắn là các con "thuộc bài", cô còn cho học trò tập thử trên lớp. Khi cô hỏi, cả lớp đồng thanh hô "Dạ thưa cô không ạ" dù cô vẫn dạy thêm tại nhà.

"Chúng tôi vừa bức xúc, vừa lo lắng. Ở nhà bố mẹ không dám làm điều gì để làm gương xấu cho con, đưa con đến trường học cái tốt đẹp thì cô lại dạy con nói dối. Như vậy tương lai các con sẽ thành người như thế nào?", người mẹ trẻ băn khoăn.

Cùng chung bức xúc, một nam phụ huynh có con đang học lớp 2 trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, trước khi vào năm học anh đã đóng góp xây dựng trường, rồi tiền học thêm. Cô giáo thường dạy vào sáng thứ bảy một ca 20 cháu, chiều một ca 20 cháu. Ngoài ra, còn các khoản khác như tiền máy chiếu, dù không nhiều tiền nhưng cũng làm phụ huynh bức xúc vì nó không phục vụ hiệu quả cho việc học của con.

Tuy nhiên, trong bữa cơm, cả gia đình giật mình khi con trai hồn nhiên kể trên lớp cô dạy nếu chơi ở ngoài sân có người lớn hỏi cô có dạy thêm hay không thì phải trả lời là không. Trước đợt thanh tra của Sở, trưởng ban phụ huynh còn điện thoại đến gia đình nói nếu trong giờ đưa đón con có người hỏi tiền máy chiếu có tự nguyện không thì nói là tự nguyện.

"Vài ngày sau thì có trưởng ban phụ huynh đến nhà nói khoản tiền 350.000 đã nộp để mua máy chiếu nếu không đồng ý thì nhận lại, còn không thì ký tên vào giấy "tự nguyện". Tôi cho rằng việc cô dạy trò nói dối, trưởng ban phụ huynh dặn dò các thành viên khác để đối phó với thanh tra là việc làm rất phản giáo dục", nam phụ huynh nói.

Trao đổi với VnExpress, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, giáo dục phải dạy cho người ta trung thực, làm được thì nói được, không làm được thì thẳng thắn nhận lỗi. Trẻ con như một tờ giấy trắng, nếu thầy cô bày cho nó chuyện nói dối thì rất sai trái. Như vậy là không xứng đáng với vai trò của người thầy giáo.

"Trẻ nói dối nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dần dần nó sẽ nói dối cha mẹ, nói dối xã hội thì làm sao đất nước có thể phát triển. Hậu quả chúng ta nhìn thấy được là hiện nay có nhiều người lớn đang nói dối. Mình phải ngăn chặn chuyện đó", thầy Nhĩ nói.
Vị giáo già cũng cho rằng phải kỷ luật nghiêm khắc những thầy cô đã dạy học sinh nói dối. Nói một, hai lần còn phê bình cảnh cáo, nói nhiều lần thì phải mời ra khỏi ngành bởi giáo viên như thế không xứng đáng với nghề nghiệp.

"Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần", nguyên Thứ trưởng giáo dục nhấn mạnh. (Hết)

4 Ông Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Xuân Nhĩ phê rất đúng: Trẻ con như một tờ giấy trắng, nếu thầy cô bày cho nó chuyện nói dối thì rất sai trái. “Trẻ nói dối nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dần dần nó sẽ nói dối cha mẹ, nói dối xã hội thì làm sao đất nước có thể phát triển. Hậu quả chúng ta nhìn thấy được là hiện nay có nhiều người lớn đang nói dối. Mình phải ngăn chặn chuyện đó".

Khổ nỗi không chỉ thầy cô mà còn có sự “đoàn kết” với trưởng ban phụ huynh dạy học sinh nói dối nữa chứ?

Trong báo cáo ta thấy “Vị giáo già” cho rằng phải kỷ luật nghiêm khắc những thầy cô đã dạy học sinh nói dối. Ai phạm kỷ luật nhiều lần thì phải mời ra khỏi ngành, vì chính ông Thứ trưởng quả quyết "Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần".

Thứ trưởng GD/ĐT nói đúng quá, phải sa thải hết những kẻ không xứng đáng đi! Nhưng “kẹt” quá,  ông Bộ trưởng GD/ĐT Nguyễn Thiện Ân kiêm Phó Thủ tướng than: quí ông quên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  nói ông “nhân từ” như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngồi ghế 40 năm nhưng chưa hề sa thải ai sao?

Toàn dân từng nghe bác Hồ dạy: “Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết” và “Cứ nói dối, nói dối mãi rồi ai cũng tin là thật”! Xong nắm tay nhau  nhảy Sol, Đố, Mì “Kết đoàn chúng ta là Sức mạnh” ! Ba lực lượng: Giáo viên+Phụ huynh+Chính quyền+Cụ Hồ  nắm tay nhau làm gương  để mầm non cả nước “thi đua”  lập thành tích tạo độc dược chữa bệnh Lùn Trí Tuệ.

Bệnh thành tích giáo dục
Nguyễn Thiện Ân với dấu ấn “Hai không rồi Năm Không”  từ  năm 2006  đến năm 2013 là 7 năm,  nói “không” với “Bệnh thành tích giáo dục” là ưu điểm của ông Tiến sĩ học ở Mỹ.

Nhưng cũng như bao nhiêu chánh sách hay ho khác, XHCN đã lôi “Đỉnh cao trí tuệ” –điều mà Đảng Cộng sản thường khoe khoan--thành bệnh “Lùn trí tuệ” đến tận đáy biển sâu! Cũng ba lực lượng đoàn kết theo năm điều bác Hồ dạy,  y như bài “văn mẩu” mới có điểm cao khiến có những chuyện thật ở bậc tiểu học sau đây, không biết nên khóc hay cười sau khi đọc?

VnExpress ngày 7/5/2013, 08:58 GMT+7

Trẻ được dạy học thuộc lòng văn mẫu

Thấy con tập làm văn bằng cách học thuộc văn mẫu đến từng dấu chấm, phẩy, chị Hiền (Hà Nội) sửng sốt khi nghe con giải thích "cô giáo dặn thế".

Sau bữa cơm tối, chị Lê Thanh Hiền (Ba Đình, Hà Nội) giúp con ôn tập làm văn chuẩn bị cho bài kiểm tra. Giảng xong phần ngữ pháp, đến tập làm văn, con gái đưa cho chị quyển văn mẫu đề nghị "mẹ giúp con kiểm tra lỗi nhé".

"Cháu đọc từng câu, mỗi khi dừng lại không quên đọc thêm chấm. Tôi hoảng quá hỏi thì con bé hồn nhiên trả lời cô giáo dặn thế mẹ ạ", chị Hiền kể.

Theo phụ huynh này, trước đó khi có bài tập làm văn về tả ông nội, chị đã hướng dẫn cháu làm bài hoàn chỉnh. Hôm sau về nhà, cháu buồn thiu vì bài làm chỉ được 6 điểm và mếu máo giải thích: "Cô giáo nói ông nội phải có tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, nụ cười móm mém trong khi con tả ông cười khà khà, tóc vẫn còn đen vì nhuộm".

Từ hôm đó, con gái không nhờ mẹ hướng dẫn làm văn nữa mà tự học bằng cách đọc thuộc các bài văn mẫu. "Cháu bảo cô giáo dặn phải học thuộc để lúc đi thi trúng đề nào thì cứ thế mà làm", chị Hiền chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh, chị Hiền Nga (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, con gái chị mới học lớp 4 nhưng mỗi khi đến ngày có bài kiểm tra tập làm văn là tối hôm trước hai mẹ con "căng như dây đàn". Chị giúp con lập dàn ý đầy đủ nhất, còn con gái thì lật hết các cuốn sách tập làm văn tham khảo để tìm bài mẫu có cùng đề bài.

"Cháu đọc rồi học thuộc các câu hay, thậm chí có câu miêu tả không đúng như những gì cháu thấy nhưng vẫn ghi vào vì như thế mới được điểm cao. Tôi thật sự giật mình vì cách nghĩ của cháu", chị Nga nói.

Chị kể, nhiều lần đã giải thích cho con rằng miêu tả là tả lại chân thực những gì nhìn thấy, cảm nhận được và so sánh với những thứ đã biết. Nhưng con gái chị không nghe vì "những lần trước con làm như mẹ nói toàn được điểm thấp, trong khi các bạn viết theo văn mẫu thì lại được điểm cao".

Không bắt học sinh học thuộc văn mẫu, nhưng cô giáo của bé Lan (Đống Đa, Hà Nội) lại đưa ra công thức miêu tả con vật và dặn học sinh học thuộc. Với mỗi đề bài, cô đều kẻ cột và ghi rõ thứ tự mở bài, thân bài, kết luận. Tương ứng với mỗi phần, cô nêu những bộ phận cần miêu tả và cho luôn "đáp án" để trẻ lựa chọn, lắp ghép. Ví dụ tả con chó, cô hướng dẫn miêu tả cái đuôi cong lên hình dấu hỏi hoặc ngoe nguẩy; con gà thì đầu như cái chén và cái mào đỏ chót.

"Ưu điểm của cách dạy này là giúp học sinh không bỏ sót ý, tuy nhiên đôi khi nó cũng gây ra những chuyện cười ra nước mắt khi trẻ lắp sai công thức. Con gái tôi từng ghép các từ theo cú pháp của cô thành câu con gà mái nhà em có cái mào đỏ chót. Thậm chí bình thường cháu được điểm rất cao, nhưng khi đi thi vào đề chưa từng làm bao giờ, cháu loay hoay mãi không biết viết ra sao", mẹ bé Lan chia sẻ.

Không đồng tình với cách cô giáo dạy học sinh học thuộc văn mẫu, nhiều phụ huynh cho rằng, văn là cảm xúc, là quan sát và được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Khi trẻ viết chính là lúc suy nghĩ lại và bộc lộ cảm xúc của mình. Việc để trẻ viết đúng như những gì chúng nghĩ (có sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô) là cách để chúng phát triển tư duy sáng tạo.

"Nếu cứ học thuộc văn mẫu, ngôn ngữ của trẻ chỉ bó hẹp trong một số từ ngữ có sẵn, lối mòn và sáo rỗng. Đôi khi tính trung thực của trẻ bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc tả mẹ phải có dáng thanh mảnh, gương mặt hiền từ, ông phải tóc bạc, cười móm mém trong khi thực tế chúng nhìn thấy không như vậy", một phụ huynh nhận định.

Anh Mạnh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) thì chia sẻ, tập làm văn nên để trẻ tự làm, cô giáo khi ra đề cần hướng vào những gì thân thuộc, gần gũi mà các em đã nhìn thấy, đã biết đến, tránh trường hợp trẻ ở nông thôn chưa bao giờ ra Hà Nội nhưng lại phải tả hồ Gươm, trẻ ở thành thị chưa nhìn thấy cánh đồng lúa lại phải tả cảnh được mùa.

"Nguyên tắc tả bao giờ cũng là từ xa đến gần, từ lúc nhỏ đến lúc lớn, từ bên ngoài đến các chi tiết, thói quen sinh hoạt, từ đó nêu cảm nhận. Tôi thấy đối với đề tả con vật mà trẻ chưa được nhìn thấy, cô giáo nên dẫn học sinh đến công viên, hướng dẫn trẻ quan sát và viết bài, từ đó uốn nắn cho các cháu", anh Hùng góp ý (Hết)

Chỉ một ngày sau, báo đảng còn kể  chi tiết nghệ thuật lấy “Râu ông cắm cằm bà” của các tâm hồn như tờ giấy trắng kiểu: “Mùa hè em thường ngồi hóng mát dưới bóng cây cà chua” và đặc biệt là luôn luôn kết luận rất hiếu thảo “Em hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ đã ngồi dưới gốc cây".

VnEXPRESS Thứ tư, 8/5/2013, 08:59 GMT+7

Những câu văn khiến người lớn giật mình


Chị Minh ở Đống Đa (Hà Nội) bất ngờ khi con trai học tiểu học thủ thỉ: "Đọc lại 8 bài văn con làm từ đầu năm đến giờ thấy hoang mang quá mẹ ạ". Rồi cậu kể, cô giáo yêu cầu cả lớp viết tập làm văn theo gợi ý cô cho sẵn nên khi làm bài văn tả bác sĩ, cậu dùng câu kết luận "Em mơ ước sau này lớn lên em là bác sĩ". Khi làm văn tả người nghệ sĩ, cũng kết "Em mơ ước sau này làm nhạc sĩ", và khi tả bác công nhân, cậu lại viết: "Em ước mơ lớn lên em làm công nhân".


"Con tả thầy giáo, ca sĩ, rồi kỹ sư... cũng phải lặp lại câu ước mơ lớn lên em làm nghề như họ. Thế sau này con làm gì, mẹ nhỉ?", cậu bé đặt câu hỏi.

Chị Minh vội xem lại tập văn con làm. "Đọc văn của con mình phì cười, phần mở đầu và thân bài, con trai có nhiều sáng tạo. Riêng cái kết thì đúng là 8 bài như một. Cái sự máy móc vớ vẩn đó làm hỏng cả ước mơ của con mình, phải rút kinh nghiệm thôi", chị Minh nói và cho hay lâu nay nhìn bảng điểm, bài văn nào con trai cũng được 8, 9, thậm chí 10 nên chị vẫn yên tâm.

Còn chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) kể, sau một lần hướng dẫn con làm bài tập về nhà, hôm sau bé mếu máo trách "vì mẹ dạy mà bài tập làm văn của con chỉ được cô cho 5 điểm". Kể từ đó, bé tự học thuộc văn trong sách tham khảo hoặc dàn bài mà cô cho, không nhờ mẹ hướng dẫn nữa vì sợ "không đúng ý cô".

Có lần, bé ghép nhầm cấu trúc cô hướng dẫn, viết "con gà mái nhà em có cái mào đỏ chót" khiến cả nhà phì cười. Lúc tả con mèo, bé nghe lời cô học theo văn mẫu, viết rất hay. Nhưng khi đề bài yêu cầu tả ông nội, bé lại lấy cấu trúc của bài trước ra tham khảo và viết "ông em có hai cái râu vểnh lên".

"Tả cây cối thì bé phải tả đầy đủ bộ phận theo lời cô dặn. Thế mới có bài tả cây cà chua: 'Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây cà chua. Gốc cây to, rễ cây mọc thành từng chùm, thân cây sum suê cành lá. Mùa hè em thường ngồi hóng mát dưới bóng cây", chị Hoài kể và cho biết phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho con hiểu, nhưng bé vẫn giữ lập trường "học theo văn mẫu và lời cô dặn".

Bạn đọc Mỹ Tiên kể, mới đây chị về thăm nhà, kiểm tra vở của em trai đang học lớp 5. Khi xem đến vở tập làm văn thì chị giật mình. Như bài yêu cầu tả con vật nhà em nuôi, do nhà chị không nuôi con vật gì nên em trai đã viết mở bài: "Nhà em có một con chó của nhà dì Thúy".

Thân bài cậu bé mô tả: "Con chó có mắt đen như hạt nhãn, mũi to bằng mũi của em, còn mõm thì to như mõm cá sấu. Nó chỉ ăn thịt và xương. Khi có người lạ vào nhà nó sủa gâu gâu, nếu người ta chửi nó sẽ quay đít bỏ đi". Cuối cùng cậu kết luận: "Em xin hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ đã thương con chó".

Mỹ Tiên cười đến chảy nước mắt vì trong tất cả bài văn của em đều có câu kết 'Em xin hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ'. Ngay cả khi tả cây cổ thụ, cậu bé cũng viết: "Nhà em vừa mới có một cây cổ thụ, cây to bằng con lươn. Rồi kết lại cũng hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ đã ngồi dưới gốc cây".

"Ở trường cô giáo dạy em mình học thuộc các bài văn mẫu của cô, cho nên khi em làm bài, lúc nhớ lúc không, đành lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Mình cảm thấy nản cho cách dạy văn và học văn của thầy cô giáo và các em học sinh bây giờ", Mỹ Tiên nói.(Hết trích)

Một tác giả khác cũng viết trên báo đảng cùng ngày 8 tháng 5 như để kết luận về sự thất bại không thể nói “Không” với “Bệnh thành tích” của Bộ trưởng GD&ĐT kiêm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

VnExpress ngày 8/5/2013, bài:

Bệnh thành tích giáo dục cao như 'núi đề cương ôn thi'

Một học sinh kể lại kỳ thi thử tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông (THPT) vừa rồi “Tôi là một học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa hai kỳ thi quan trọng nhất trong đời, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Bởi đó là kết quả phản ánh quá trình học tập của tôi trong suốt 12 năm học và quyết định tương lai sau này (…….)

Hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là một cách để phân loại nguồn lao động trong tương lai, giúp phân luồng lao động trong xã hội trở nên đồng đều. Vậy mà, chỉ vì bệnh thành tích, các trường đã làm mất đi tính đánh giá, phân loại học sinh trong những kỳ thi quan trọng này.

Cụ thể, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn lên thành thị, đâu đâu cũng thấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hằng năm cao ngất ngưởng, thậm chí là gần như tuyệt đối. Một tín hiệu đáng mừng? Nhưng không hẳn như vậy.

Để chạy theo thành tích, các trường đã làm đủ mọi cách để nâng cao tỷ lệ đậu tốt nghiệp của trường mình. Gần đến ngày thi, các thầy cô tăng cường trả bài học sinh, giao một núi đề cương dày cộp và bắt học sinh học thuộc bằng hết. Bệnh thành tích cũng cao như núi đề cương này.

Cá biệt, nhiều trường THPT còn giữ học sinh ở lại trường đến 11 giờ đêm để khảo bài. Tất nhiên, các em sẽ có gắng nhồi nhét hết kiên thức ấy vào trong đầu.

Nhưng cách học đối phó ấy sẽ để lại hậu quả sau khi kết thúc kỳ thi, mà có thể là những hành động như xé đề cương, tài liệu, atlat… Khi đó dư luận lại phê phán học sinh không tôn trọng môn học.

Chưa kể, việc nhồi nhét một cách quá đáng những môn học thuộc, sẽ làm tốn thời gian và sức lực của giáo viên và học sinh để dò bài, phụ đạo… Mặt khác, nó còn làm mất thời gian của học sinh ôn thi các môn trọng tâm cho kì thi ĐH,CĐ sắp tới.

Như tôi là người chuyên ban A, trong kỳ thi thử tốt nghiệp THPT vừa rồi (đạt tổng điểm 45,1 điểm) chỉ vì môn địa lý được 6 điểm mà vẫn bị bắt phải lên trường vào một buổi chiều để dò bài (!).

Thật vô lý hết sức, bởi chúng tôi đâu chỉ thi tốt nghiệp, còn kì thi ĐH phía trước, áp lực hơn nhiều, đề thi khó hơn. Nếu học môn của cô để thuộc “như cháo chảy” thì chúng tôi lấy đâu ra thời gian để luyện thi cho kỳ thi ĐH,CĐ?

Sao lại phải gò ép học sinh đến mức như vậy? Nếu tổ chức một kì thi kiểm tra sát hạch, phân loại, đánh giá mà mục đích lại là làm cho tất cả các thí sinh đều vượt qua thì tổ chức làm gì cho tốn thời gian, tiền bạc của xã hội? (Hết trích)

Trở lại đầu bài, ta đã so sánh “Hồ Chí Minh và tội dối trá liên quan đến Hiền Mẫu Virginia” từ năm 1919 ăn cắp bút danh của nhóm Ngũ Long. Vậy đến nay là 94 năm (1919—2013), Nguyễn Ái Quốc với “bản yêu sách tám điểm”, kêu gọi các nước trên bàn Hội nghị Versailles: “tôn trọng thực sự quyền tự quyết, tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính trị...”  con cháu Hồ Chí Minh thực hiện được mấy điểm cho dân cùng dòng máu Rồng Tiên??

Còn ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day) cũng phát pháo từ Virginia

Do cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, một số phụ nữ cả hai miền Nam Bắc đều tham gia, dù không là nữ chiến sĩ thì đa số đều có con chết trong chiến tranh, trong đó có bà  Ann Jarvis. Chiến tranh chấm dứt năm 1865, nhưng bà  Ann Jarvis sống đến ngày  9 tháng 5, 1905 mới  mất.  Con gái của bà là Anna Jarvis làm lễ nhỏ tưởng nhớ mẹ mình ngày  12 tháng 5,  1907 tại nhà thờ tin lành Andrew's Methodist Episcopal  quận  Grafton, West Virginia nơi mẹ bà thường dạy học ngày Chúa Nhật. Đến 10 tháng 5 năm 1908 mới được cử hành lớn hơn cho cả tiểu bang Philadelphia, năm sau đến New York. Do đó ngày lễ Mẹ chính thức được chọn là ngày lễ vào năm 1910 tại West Virginia.

Bà Anna  Jarvis bèn vận động cho ngày nầy thành ngày lễ được nhìn nhận cho cả nước. Thì cũng chính Tổng Thống Woodrow Wilson, một trong 8 đứa con của Mẹ Virginia vận động lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ chịu ban hành Nghị Quyết chọn ngày Chúa Nhật tuần lễ thứ nhì của tháng 5 là ngày Lễ Mẹ chính thức cho các công dân Mỹ treo cờ để vinh danh những bà mẹ có con chết trong chiến tranh nội chiến Nam Bắc. Mà năm Quí Tỵ nhằm ngày 12 tháng 5, 2013.

Tổng Thống Woodrow Wilson như trên ta đã biết sinh ra từ lòng đất có biệt danh  Old domination  là Vùng đất phát pháo lệnh xây nền “Giáo dục” trung học miễn phí như thiên đàng tuổi thơ so với  con cháu HCM. Hoa Kỳ còn là gương sáng cho các cháu ngoan quàng khăn đỏ học về lòng hận thù để sống cho ra con người văn minh chứ không phải trở lại thời tiền sử.

Lòng hận thù của Hồ Chí Minh:

 Hồ Chủ tịch, tức Nguyễn Tất Thành nhận trách nhiệm của Cộng Sản Quốc Tế từ “lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 30-12-1920” và cứng đầu lý luận với cụ Phan Chu Trinh từ thời ở Pháp, đem hận thù giai cấp mà chống Pháp, thề “không sống chung với họ trên cùng một trái đất.” [Yêu &Bị Yêu tr. 100, 165 của Nguyễn Việt Nữ]

Tứ trụ triều đình Sang+Trọng+Hùng+Dũng và Nguyễn Thiện Nhân hãy học văn minh Hoa Kỳ về lòng hận thù là, Hoa Kỳ đã trải qua trận nội chiến Nam Bắc với những trận đánh lớn giữa hai phe như Yorktown, Peterburg, Antietam (tương đương với trận Điện Biên Phủ, Khe Sanh, Tết Mậu Thân-Huế) là một trong những chiến trường đẩm máu.

 Tướng Robert E. Lee đã ký giấy đầu hàng tướng Ulysses S. Grant ngày 9 April 1865 nơi trụ sở tọa lạc tại làng Appomattox, Virginia để chấm dứt 5 năm cốt nhục tương tàn với ít nhất một triệu sinh mạng con người. Nhưng sau đó và mãi đến hiện nay, gia đình chiến sĩ hai phe và nghĩa trang của hai phe tử sĩ Nam Bắc vẫn được lịch sử Hoa Kỳ tôn trọng ngang nhau.

Còn kẻ cắp và kẻ cướp CSVN?  Thậm chí họ gọi ngày 17 tháng 2 là ngày tưởng niệm những tử sĩ của họ trong trận chiến Trung Cộng xâm lăng 6 tỉnh Bắc Việt năm 1979, mà  kẻ cướp Cộng sản ngày đó, tức ngày 17 tháng 2 năm 2013, họ không cho mang vòng hoa tưởng niệm có chữ Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”!

Còn về bài học giáo viên dạy nói dối như VnExpress  báo cáo ngày 14/11/2012, thì chính Hồ Chí Minh đã dùng tuổi thơ Việt Nam làm vũ khí phục vụ tư tưởng Mác-Lê trong Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt (1953—1956). Cụ Việt Minh Hoàng Văn Chí kể rằng, vì miền Bắc chưa ai biết gì về Đảng và Bác, nên bất cứ việc gì cũng kết luận đó là đường lối sáng suốt đứng đắn của đảng và của bác Hồ. Khi Đảng mở chiến dịch “đấu tranh chính trị” mục đích cho người tư sản nầy đấu tố người kia không khai thuế để Đảng có cớ bắt giết hay cho đi tù hết những người có của hầu chỉ còn giai cấp vô sản tiến lên cai trị XHCN.

Năm 1954, một cô giáo Cấp I cho các em một bài luận “Hãy tả một cuộc ‘đấu’ trong xã các em”. Lũ trẻ cứ thực tình tả nào là cảnh bắt người, trói, đánh đập, tra tấn v.v. và không quên kết luận bằng câu ca tụng: “Đó là đường lối sáng suốt đứng đắn của đảng và của bác Hồ!”. Báo hại mấy ngày sau Đảng phải lên tiếng là họ chẳng dính dáng gì đến cuộc ‘đấu’, còn cô giáo phải phê bình học sinh tả không trung thực. Cả lớp bị mắng oan là ‘nói điêu’ nên rán gân cổ cãi lại cô giáo là chúng thấy tận mắt….v.v.
Cho nên chuyện giáo viên dạy học sinh nói dối tiếp tục tới 68 năm nay (2012—1954) của Bộ trưởng GD/ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ là ông Vũ Như Cẩn! Cho nên chính người Cộng sản gạo cội xưa kia ở Pháp ủng hộ nhà giáo Nguyễn Tất Thành là Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997)  phải nhìn nhận rằng “ Người Cộng sản bị phân đôi: ngồi với nhau thì trao đổi chân thật, thì nói một đàng; mà khi họp lại bàn bạc, viết lên báo chí thì lại nói một nẽo. Trong mỗi người Cộng sản có hai con người: con người thật và con người giả. Làm sao có thể xây dựng một xã hội mới với những con người giả? Làm sao có thể xây dựng  một cái gì tốt đẹp và bền vững trên một nền tảng giả?” (Yêu &Bị Yêu, tr. 61của Nguyễn Việt Nữ)

Tức nhiên thảm trạng quê Mẹ Việt Nam trên đà mất nước, phải do chính những đứa con của Mẹ Việt Nam giải quyết, không thể phó thác cho Hoa Kỳ hay đồng minh nào khác,  nhưng ta cần sáng suốt bỏ cái dở, học cái hay của người ta mới mong trồi đầu lên thở khí trời mà lành bệnh. Trung ương đảng CSVN, nhất là tân thành viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân vừa đi triều cống Bắc Kinh,  nở biến kiến thức Tiến sĩ thiệt thành Tiến sĩ giấy, không học bài học từ “Bà mẹ của các Tổng thống Mỹ” cho Mẹ Việt Nam ư??

Tưởng cần nói thêm ít nhất là hai sự thật lịch sử nữa của bà Mẹ Old Domination Virginia:

1.   Ngày 11-5-1994 là ngày  “Nhân Quyền Cho Việt Nam” cũng phát pháo từ Bà mẹ Virginia. Đến 2013 là được 19 năm rồi. Diễn tiến sơ lược:

-- Do Nghị Viên Alan Mayer đề xướng, Hạ Viện và Thượng Viện Virginia quy định ngày 17-2-1994 là ngày Nhân Quyền cho Việt Nam tại Virginia.

           -- Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại Mỹ và Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản do Bs Nguyễn Quốc Quân (anh Bs Nguyễn Đan Quế)  đã tới Nghị Viện Virginia tại Thủ Phủ Richmond để chính thức nhận Quyết Nghị 275 từ tay các Nghị Viên và Nghị Sĩ tiểu bang. Trong lễ trao tặng Quyết Nghị định ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, Nghị Viên Alan Mayer đã tuyên bố: Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản công bố ngày 11-5-1994 đã “nói lên nguyện vọng và nỗi khao khát của dân chúng Việt Nam, và nó cũng không khác gì bản tuyên ngôn dành độc lập và các văn kiện lịch sử đòi tự do và công lý của Hoa Kỳ”.

__Sở dĩ Nghị Viện Bang Virginia định ngày 11-5 là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, vì bốn năm trước đó, ngày 11-5-1990, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã công khai đưa ra Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản tại Sàigòn, đòi nhà cầm quyền Cộng Sản phải tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân, phải chấp nhận sinh hoạt chính trị đa nguyên, phải trả lại người dân quyền lựa chọn một chính thể phù hợp với nguyện vọng của mình qua bầu cử tự do và công bằng. Sau đó, BS Quế bị bắt, và bị kêu án 20 năm tù vào năm 1991.

---Từ Tiểu bang, vận động tới Liên bang: Tại Thượng Viện Liên Bang, Nghị Sĩ Charles Robb và tại Hạ Viện Liên Bang cũng chuẩn thuận Dự luật. Lưỡng Viện Quốc Hội tu chính, thông qua với đa số tuyệt đối  nên chuyển sang Hành Pháp ngày 20-5-1994. Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành ngày 25-5-1994, trở thành Công Luật số 103-258 (Public Law No. 103-258), quy định ngày 11-5-1994 là “Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam”.

 --Từ năm 1995, Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam đã được tổ chức trọng thể hàng năm tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

2.     Một thành công lịch sử của Hải quân Mỹ mới xảy ra ngày 14 tháng 5 năm 2013 cũng phát xuất từ Bà Mẹ Virginia.

Lần đầu tiên máy bay không người lái X-47B cất cánh từ hàng không mẫu hạm  USS George H. W. Bush ở ngoài khơi  tiểu bang Virginia, xử dụng cùng hệ thống phóng máy bay dành cho loại máy bay có người lái hiện nay.

 Theo cơ quan Reuters  Hải quân Mỹ đã thử nghiệm mang tính lịch sử lần đầu tiên trong ngày 14-5 phóng máy bay không người lái từ hàng không mẫu hạm.

Loại máy bay tàng hình cánh dơi X-47B được xem là bước nhảy vọt trong loại máy bay không người lái của Mỹ. Nó có thể mang bom định vị chính xác và  bay liên tục đến 3.700 km , gần gấp đôi máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Phi cơ không người lái X-47B chứng tỏ Mỹ có thể đóng vai trò chính  trong các chiến dịch quân sự trên biển.

Các chuyên viên phân tích quốc phòng cho rằng trước đây có mối đe dọa từ hỏa tiển  chống hạm tầm trung của những nước như Trung cộng , Iran… Loại hỏa tiển  này khiến hàng không mẫu hạm Mỹ không thể hoạt động quá gần bờ nên các máy bay chiến đấu như F-35, F/A-18 phải được tiếp liệu trong khi thực hiện sứ mệnh, khiến chúng dễ bị tấn công hơn.  Trong khi đó, X-47B không chỉ giúp lại cho Hải quân Mỹ có thể  tấn công từ xa mà còn cả khả năng do thám.  


Máy bay không người lái X-47B được đưa lên hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush  hôm 6-5
  
Do nhu cầu hoạt động xa và cất cánh từ  hàng không mẫu hạm vào bất kỳ lúc nào cần, X-47B được thiết kế để có thể hoạt động  nhiều hơn những máy bay không người lái đang được xử dụng. Điều này làm mọi người lo ngại rằng quân đội Mỹ đang trở nên phụ thuộc nhiều vào “những robot giết người”.

Phi cơ X-47B trên hàng không mẫu hạm USS
George H. W. Bush  hôm 6-5
Công ty Northrop Grumman chỉ mới chế tạo 2 nguyên mẫu của chiếc X-47B theo một hợp đồng với Hải quân Mỹ nhằm kiểm tra khả năng cất / hạ cánh của máy bay không người lái trên hàng không mẫu hạm và có thể  tiếp liệu tự động trên không.
(Theo Reuters)

Những kẻ thù ghét Hoa Kỳ như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Trung ương Đảng CSVN cứ cho Mỹ là đế quốc tư bản bốc lột hung ác, nay thấy Phi cơ không người lái X-47B “song toàn” như thế thì sợ rằng  quân đội Mỹ sẽ trở nên “những robot giết người”. nhưng Trung Cộng, Iran thì chắc chắn phải nễ sợ mà không dám ngạo mạn.

Trong khi đó  Bộ Chính trị Cộng sản VN với thành viên tân tòng như Nguyễn Thiện Nhân cứ lo đi triều cống và ca bản “Hợp tác toàn diện” với đảng anh em Bắc triều mà mới đây 32 chiến tàu đánh cá TC có cả tàu chiến hộ tống, rầm rộ tiến đến Hoàng Sa, không cho ngư dân Việt Nam đánh cá thì chỉ dám đánh võ mồm là “Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN”, nhưng Công An lúc nào cũng săn bắt các bloggers tranh đấu đòi “HS&TS là của Việt Nam” như Bùi Thị Minh Hằng, Trịnh Kim Tiến, Điếu Cày; và những người bênh vực dân oan như Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương cùng các tù nhân lương tâm khác  v.v.

Cho nên càng nghe chuyện “Bà Mẹ của các Tổng Thống Mỹ”, rồi nhìn về quê Mẹ Việt Nam mà lòng nhớ thương dồn dập tự hỏi: Phải làm gì để cứu Mẹ??

Nguyễn Việt Nữ
(Tổng hợp, 15/5/2013)



No comments:

Post a Comment