Với bài viết dài “Liên Thành chê TT Diệm bất lực chống Cộng,
phải chờ đến anh-hùng tuổi trẻ tài cao
ra tay”; phần cuối bài chúng tôi có hỏi: Chế độ Thục-Diệm-Nhu-Cẩn làm gì với nhóm đối lập “Caravelle”?
Đáp: Vu khống họ là Cộng Sản muốn giựt sập chế
độ. Giam hết họ vào địa ngục, lùa ra tắm biển ở…nhà tù Côn Đảo! Nên lịch sử Việt trong thời Ngô Triều có hai vụ Tự Tử
vang rền thế giới…
Bài “Liên Thành chê TT Diệm bất lực chống Cộng,
phải chờ đến anh-hùng tuổi trẻ tài cao
ra tay” gởi đi, chúng tôi nghĩ sẽ bị người Ki-Tô -giáo và giới quân đội
phản đối mạnh mẽ. Nhưng không, bài được nhiều diển đàn ủng hộ, trong đó có Mã
Tuyên, Đáp Lời Sông Núi, khối 8406
Saigon-Hà Nội và riêng diễn đàn Liên Hội Chiến sỹ Quân Lực VNCH lại còn post
với lời giới thiệu ân cần: “Trân trọng
giới thiệu đến quý độc giả quốc nội lẫn hải ngoại trang Webblog với những bài
viết giá trị của Nữ văn sỹ, cựu Luật gia Nguyễn Việt Nữ”, khiến chúng tôi
rất ngạc nhiên.
Bây giờ xin vào đề để thực hiện lời hứa, nhân tiện có thể giải đáp được vì sao các khối nầy, nhất là
giới quân nhân ủng hộ bài “Liên Thành chê TT Diệm bất lực chống Cộng,
phải chờ đến anh-hùng tuổi trẻ tài cao
ra tay”…?
XXXXX
ÔNG
NGÔ ĐÌNH NHU ĐEM
ĐẢNG CẦN LAO VÀO QUÂN ĐỘI
Khi nghe nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Bắc Truyển trên đài VOA ngày 12/8/13, nói (tóm tắt): Những gì –Mỹ-- biết, họ muốn kiểm tra lại xem có chính xác hay không, như các tình trạng vi phạm nhân quyền; họ quan tâm đến chuyện đàn áp tôn giáo ở Việt Nam v.v. Nên tôi thường được gặp các viên chức chính trị của đại sứ quán, tổng lãnh sự Mỹ. Đó là các viên chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Lần này, tôi gặp những người bên Quốc hội Mỹ, những đại diện của người dân Mỹ. Một bên là hành pháp, còn một bên là lập pháp. Sau lần gặp này, tôi thấy cả hành pháp lẫn lập pháp Mỹ đều thống nhất quan điểm về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ có sự quan tâm đến việc này. Họ đi gần 10 ngàn cây số từ Mỹ sang đây, chứng tỏ thật sự họ rất quan tâm.
Về tôn
giáo: “họ đặt câu hỏi về, đặc biệt tại các vùng có
người dân tộc thiểu số, Phật giáo thiểu thừa của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, và Thiên Chúa giáo
ở các miền Thượng ở Trung phần.” (hết
trích)
Sự lên tiếng nầy khiến chúng tôi viết bài Vu-Lan
Báo Hiếu ngày 21/8/2013 nhằm ngày Rằm tháng Bảy AL trăng tròn, có tiểu đề “Vu Lan giết người”, tức chuyện thật về cái chết của
Chị Trần thị Lan đang
có thai và chồng là anh Huệ như sau:
Nếu có một ngày, ai có đến Tiền Giang
Hãy lắng nghe một câu chuyện đau lòng
Chuyện kể rằng ngày Rằm tháng 7 Vu - Lan
Ủy Ban Quân Quản Tiền Giang giết người
Ma Vương hô hố tiếng cười
Sau khi chúng giết 2 người thành 3
Bào thai 8 tháng không tha
Bào thai 8 tháng mang ra tử hình
Tiền Giang ơi hởi Tiền Giang
Tiền Giang ơi hởi đau lòng Huệ Lan!!!
(Nhạc
sĩ Nguyễn Hữu Cầu)
Bài nầy cũng được nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị bị án 3 năm rưỡi tù giam hồi năm 2007 về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, đã ở chung với Nhạc sĩ cựu Đại Úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu, “đơn ca” dưới tựa là “Khỏe re như Con Bò Kéo Xe”.
Lời “Ủy Ban Quân Quản Tiền Giang giết người. Ma Vương hô hố
tiếng cười. Sau khi chúng giết 2 người thành 3” khiến chứng minh
thêm được vì sao Ngô triều gây “hai vụ tự tử vang rền thế giới”?
Tại sao? Vì khi đọc “Chủ thuyết Nhân Vị” mới giựt
mình bởi nó cũng nhân danh con người để độc đảng, độc
đạo, độc quyền, tàn ác loại trừ người đối lập như Chủ thuyết Mác-Lênin”! Tổ chức Đảng
Cần-Lao cũng đặt cấp Quân Ủy, quân đội phải phục vụ Đảng chứ
không phải bảo vệ tổ quốc y như Đảng Cộng Sản có “Ủy Ban Quân Quản”.
Đảng Cần- Lao cũng có cấp Ủy từ xã, quận đến Trung Ương mà Tổng Bí thư
Đảng là Cố vấn Ngô Đình Nhu có nhiệm vụ đem
đảng Cần Lao vào Quân Đội...
Vai trò ông
Nhu quan trọng hơn Tổng Thống, Ông Ngô Đình Nhu diệt các đảng phái Quốc Gia,
chính trị gia nổi tiếng miền Nam như Đại-Việt Đảng, Quốc Dân Đảng, các tôn giáo có
lực lượng vũ trang như Cao Đài, Hòa Hảo đều bị độc đảng Cần Lao dụ hàng, rồi
đem chém (Ba Cụt) hay giết chết. Chính con trai của ông Trình Minh Thế cho
rằng cha mình đã bị ám sát bởi chính quyền Ngô Đình Diệm để ngăn chặn khả năng
ông ta trở thành phe đối lập với chính quyền.
Nên các môn
phái tôn giáo miền Nam nầy từ đó rất thù chế độ Ngô Đình Diệm mà cũng thù Cộng
sản!
Cho nên
Quân Đội VNCH không thể chịu nổi Đảng Cần Lao chỉ huy độc tài, họ là giới đầu tiên
bất mãn, phải tạo tới 3 lần đảo chánh
mới thành công, vang rền thế giới….
Sự hiểu biết nầy đối với
chúng tôi là quá mới, nên Nguyễn Việt Nữ càng là một học trò Việt sử cần chia
xẽ bài học từ những sách báo của những nhân vật thân cận triều Ngô để cùng suy
ngẫm mà bỏ hận thù tôn giáo.
XXXXXXXXX
I. NHÀ NGÔ CÓ ĐẢNG CẦN LAO NHÂN VỊ BÍ
MẬT
Cũng xin dùng sách của nhà biên khảo Minh Võ Vũ Đức Minh một trí thức Thiên Chúa giáo, một người gắn
bó gần trọn nửa đời với ngành truyền thanh cho
VNCH, tác giả nhiều sách nổi tiếng; ông Minh Võ xác nhận đảng Cần Lao
hoạt động bí mật trong sách Ngô
Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc (NĐDvCNDT)
do Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân tái bản lần thứ nhất Tại California – Hoa Kỳ, 01-2009, trích nguyên văn:
“Trong lúc bôn ba nơi
hải ngoại, ông Diệm vẫn theo dõi và trông chờ vào hoạt động của người em uyên
bác là Ngô Đình Nhu ở trong nước. Ông Nhu từng du học tại Pháp, có
bằng cử nhân Pháp, sau lại tốt nghiệp tại trường École des Chartes nổi tiếng
lúc ấy. Ông Nhu đã chịu ảnh hưởng của hai triết gia Công Giáo là Emmanuel
Mounier và Jacques Maritain. Thuyết “ngôi vị”
(personalisme) của Mounier và thuyết nhân bản (Humanisme Intégrale) của
Maritain đã gợi hứng cho ông Nhu đưa ra thuyết Nhân Vị Việt Nam, lấy đó làm chủ
thuyết của một đảng mới. Năm 1952 ông Nhu đã âm thầm cùng với một nhà hoạt động công đoàn
là ông Trần Quốc Bửu thành lập đảng bí mật
này. Ông Bửu, tuy không phải Công Giáo, nhưng lại chịu ảnh hưởng của
các tổ chức công đoàn Ki Tô Giáo ở Paris, là nơi ông đã từng
sinh sống trong một thời gian vắn, trước khi về hợp tác với ông Ngô Đình Nhu.
Ông Nhu, một lý thuyết gia, và ông Bửu, một nhà hoạt động công
đoàn, đã đặt tên cho đảng mới của hai ông là đảng Công Nông, sau đổi thành Cần
Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng.” (NĐDvCNDT, tr. 49,50)
[Hết trích]
II. CẦN-LAO ĐẢNG ĐỒNG HÀNH
CÙNG CỘNG SẢN ĐẢNG
Mánh lới tổ chức y hệt giữa hai đảng Cần Lao và Cộng Sản “ác ôn”
nầy không do ai “bêu xấu” Dòng họ Ngô Đình cả, mà lại do chính ông cựu Đại úy Nguyễn Văn
Minh biệt phái phụ trách VP Cố vấn Lãnh Chúa Ngô Đình Cẩn viết ra trong quyển “ Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt”
Ông Lê Xuân Nhuận viết: Theo Ông NGUYỄN VĂN
MINH
(Cựu đại uý biệt phái văn phòng Cố Vấn Ngô
Đình Cẩn):
... “Đến đầu năm 1954 Đảng
bắt đầu phát triển mạnh, đặc biệt là trong hàng ngũ Quân Đội tại miền Trung. Cố
Trung Tá Nguyễn Văn Châu, khi ấy là Trung Úy thuộc Phòng Quân Nhu Quân Khu II,
người được Linh Mục Lê Sương Huệ tiến cử làm liên lạc viên cho ông Ngô Đình Diệm,
thời gian ông bị ông Hồ chí Minh quản thúc tại Hà Nội (1946), được ông Ngô Đình
Cẩn, với tư cách Bí Thư của Đảng, giao nhiệm vụ tổ chức đảng trong Quân Đội.
Đảng được tổ chức theo hệ
thống, trên hết là Trung Ương Đảng, kế đến là:
Phía Dân Sự: Liên Khu,
Khu, Tỉnh, Quận và Chi Bộ.
Phía Quân Sự: Quân Ủy,
Khu, Sư, Liên Chi, Chi Bộ và Tổ.
Phía Quân Sự, một cuộc họp Đại Biểu Đảng trong toàn quân được tổ
chức tại Nha Trang vào hạ bán niên 1955, do Trung Tá Đỗ Mậu khi ấy là Chỉ Huy
Trưởng Phân Khu Duyên Hải phụ trách. Tại Đại Hội này, một Quân Ủy đã được thành
lập với tên gọi là Quân Ủy Lê Lợi. Đại Hội cũng bầu ra Ban Chấp Hành đầu tiên của
Quân Ủy Lê Lợi với Bí Thư là Tướng Lê Văn Nghiêm, bí danh Minh Sơn. Ông Ngô
Đình Nhu, từ Sài Gòn ra dự buổi họp bế mạc với tư cách Tổng Bí Thư, chấp nhận
thành phần Ban Chấp Hành Quân Ủy và chứng kiến lễ huyết thệ tuyệt đối trung
thành với Lãnh Tụ Ngô Đình Diệm và Đảng của tất cả các đảng viên tham dự cuộc họp.
Năm 1957, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cấm mọi sinh hoạt chính trị
trong Quân Đội, Quân Ủy Đảng Cần Lao đã được ngụy trang dưới bí số B5 (Ban
5).
THỰC TRẠNG: Trong những
năm đầu (1954-1960) đảng sinh hoạt đều đặn, nội dung sinh hoạt tương đối có chất
lượng về các mặt xây dựng cán bộ, cơ sở đảng và chính quyền. Nhưng từ năm
1961, sinh hoạt của đảng mỗi ngày mỗi lỏng lẻo, rời rạc. Sở dĩ xảy ra tình trạng
này là vì:
1. Từ khi được thành lập đến khi nắm được chính quyền là một
thời gian quá ngắn. Hầu hết cán bộ, đảng viên chưa học hỏi kinh nghiệm
sinh hoạt đảng phái, chưa từng trải những khó khăn, gian nguy trong tranh đấu.
2. Ngay sau khi Lãnh Tụ Ngô Đình Diệm vừa nắm chính quyền,
các vị lãnh đạo cũng như cán bộ, đảng viên mọi cấp đã bị công tác đối phó với
những khó khăn thời cuộc cuốn hút hết thời gian. Công tác huấn luyện, đào tạo
cán bộ không được thực hiện đúng quy định và yêu cầu.
3. Trong thời gian tình hình đất nước nổi lên quá nhiều
khó khăn (1954-1956), một phần chi phối bởi nhu cầu đối phó với tình hình, phần
khác cũng do một số cán bộ mắc bệnh chủ quan, thiếu thận trọng. Nên việc kết nạp
đảng viên thường căn cứ vào cấp bậc, chức vụ hoặc tình cảm mà bỏ qua nguyên tắc
điều tra lập trường, thử thách đạo đức trong một thời gian cần thiết, trước khi
chính thức kết nạp.
Tình trạng kết nạp đảng
viên lệ thuộc vào tình hình và phần nào thiếu thận trọng trên đây đã tạo cơ hội
cho một số bọn ‘’thời cơ chủ nghĩa’’ lọt được vào đảng với mục đích bảo vệ quyền
lợi cá nhân hơn là lý tưởng. Sau khi lọt được vào Đảng, để củng cố uy thế, mưu
lợi cá nhân, nhóm này thường khoa trương ‘’nhãn hiệu’’ Cần Lao và để tỏ ra là một
đảng viên trung thành, họ hay có những hành động thiếu ý thức đối với các đảng
phái khác và những người có tư tưởng không đồng nhất với chính quyền. Hành
động của nhóm người này cộng với tác phong của chú ngựa chở sắc phong Thành
Hoàng về làng của một vài cán bộ được Tổng Thống Diệm tín nhiệm, đã góp phần
không nhỏ vào việc tạo ra nguyên nhân làm cho một số người bất mãn với chế độ.
Đồng thời làm cho người bàng quan lầm tưởng rằng Tổng Thống Diệm dùng Đảng Cần
Lao khống chế chính quyền. Vì thực ra, tuy được tôn là Lãnh Tụ của Đảng, nhưng
ông Diệm hoàn toàn không biết gì đến Đảng Cần Lao. Từ ngày đầu trong cuộc đời
tranh đấu của ông, ông luôn giữ lập trường phải đứng trên các đảng phái để đoàn
kết được toàn lực quốc gia. Ông không dành một đặc quyền nào cho đảng viên Đảng
Cần Lao. Chính vì thế mà số đảng viên vào đảng vì lợi và danh đã trở lại giết
ông vì ông không thỏa mãn sự thèm khát danh và lợi của họ.
4.
Thêm vào những yếu tố trên đây, lệnh cấm mọi sinh hoạt chính trị trong Quân Đội
của Tổng Thống Diệm đã ảnh hưởng quá mạnh trên các tổ chức và sinh hoạt của đảng.
Do lệnh này (1957), Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia trong Quân Đội phải giải tán,
các cơ sở sinh hoạt Đảng Cần Lao ở mọi cấp trong Quân Đội đều phải ngụy
trang. Vin vào tình trạng này, nhiều cơ sở đảng đã dần dần lơ là hẳn với
nhiệm vụ sinh hoạt bồi dưỡng tinh thần cán bộ.
Riêng về tình trạng phân hóa của Đảng Cần Lao tại miền Nam, có dư luận cho rằng ông Ngô Đình Cẩn gây ra tình trạng này. Vì muốn mở rộng ảnh hưởng vào miền Nam, ông Cẩn đã lập một Đảng Cần Lao riêng chống lại Đảng Cần Lao của ông Nhu. Sở dĩ có dư luận này là vì vào khoảng năm 1958-1959, ông Cẩn có chấp thuận cho ông Phan Ngọc Các tổ chức thâu nhận đảng viên cho Đảng Cần Lao tại miền Nam. ..”
Riêng về tình trạng phân hóa của Đảng Cần Lao tại miền Nam, có dư luận cho rằng ông Ngô Đình Cẩn gây ra tình trạng này. Vì muốn mở rộng ảnh hưởng vào miền Nam, ông Cẩn đã lập một Đảng Cần Lao riêng chống lại Đảng Cần Lao của ông Nhu. Sở dĩ có dư luận này là vì vào khoảng năm 1958-1959, ông Cẩn có chấp thuận cho ông Phan Ngọc Các tổ chức thâu nhận đảng viên cho Đảng Cần Lao tại miền Nam. ..”
(Trích từ cuốn sách “Dòng họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt” của Nguyễn
Văn Minh)
XXXXXXXXX
III. ÔNG LÊ XUÂN NHUẬN, TÁC GIẢ “BIẾN LOẠN MIỀN TRUNG”
Từ “Dòng họ Ngô Đình…” : có hai ông Tổng Bí Thư lãnh đạo đảng Cần-Lao đối nghịch nhau” , ông Lê Xuân Nhuận nguyên ủng hộ TT NĐD và Cố
vấn Ngô Đình Nhu ở Saigon, nhưng trách nhiệm Cảnh Sát Đặc Biệt vùng Huế, Cao
Nguyên rồi vùng I VNCH, nên chứng kiến những khổ
đau của quân đội trong cảnh mà ông Nguyễn Văn Minh trình bày.
Trong quyển “Biến Loạn Miền
Trung”, tác giả Lê Xuân Nhuận viết những chuyện thật khổ đau của dân chúng, quân đội
v.v bị “kẹt” ở giữa trận chiến dù chỉ
trong “Một Buổi Lễ Chào Quốc-Kỳ” rằng:
Thuở đó, các công- sở và
quân- cứ đều cử lễ Chào Quốc-Kỳ vào lúc bảy giờ rưỡi sáng mỗi ngày đầu tuần.
Nha Cảnh -Sát Trung -Nguyên Trung- Phần cho nhân- viên trực-thuộc sắp hàng chỉnh-tề
trước sân trụ-sở Nha năm phút sớm hơn.
Hôm ấy, toàn-thể viên- chức
hiện- diện đều vô cùng hoang-mang, và sau đó chán-ngán bàn-tán với nhau về sự-việc
đã xảy ra. Phó Thẩm-Sát-Viên Hồ Đắc Vang, Trưởng Đội Biệt-Động thuộc Ty Cảnh-Sát
thành-phố Huế, đem thuộc-hạ đến bao vây sân chào cờ tại Nha và gác chận trước
đường, vào lúc đúng bảy giờ hai mươi lăm phút. Vang ra lệnh điểm-danh và đống cổng
trụ-sở. Lúc đó, Quận-Trưởng Trần Văn Cư và Quận-Trưởng Tôn Thất Dẫn, hai Chủ-Sự
Phòng thuộc Nha, vừa đến nơi thì bị giữ lại bên ngoài. Viên Giám-Đốc Nha ấy liền
đứng ra hứa sẽ phạt hai viên-chức kia, và xin cho họ vào vì còn kịp dự lễ chào
cờ. Nhưng Trưởng Đội thuộc Ty—là một nhân-viên dưới quyền và ở dưới nhiều cấp-đã
không chấp-thuận. Vang điều-khiển lễ thượng-kỳ, hát quốc-ca và “suy tôn Ngô Tổng-Thống”, xong chở Cư và Dẫn đến báo-cáo nội vụ lên Văn-Phòng của "Cậu", tức ông Cố- Vấn Ngô Đình Cẩn,
bào-đệ của an hem Diệm+Nhu.
Vang là một trong một số
ít những phần-tử đến hầu “Cậu” thường-xuyên” (BLMT, tr.216, 217) (Hết trích)
Sau đó còn những màn “Một buổi họp Tố-Khổ”, “Công-chức bị phạt vì về với gia –đình” v.v.
gần 10 trang để kết luận:
“Có đến hai bài “suy tôn” khác nhau, một của miền Trung, một của
miền Nam, nên nhịp và lời chỏi nhau nghe rất chói tai.”(BLMT, tr. 223)! (Hết
trích)
IV. TIẾN TRÌNH CÁC VỤ ĐẢO
CHÁNH CỦA QUÂN ĐỘI VNCH
Trong quyển “Ngô Đình Diệm và Chính
Nghĩa Dân Tộc”
(NĐDvCNDT)
nhà trí thức Thiên Chúa giáo Minh Võ có liệt kê
danh sách đầy đủ nhóm Caravelle và giới quân đội bất mãn gây đảo chánh, cùng ý
kiến của tác giả.
IV.1. Ngày 26 tháng 4
năm 1960: tuyên ngôn đối lập của nhóm Caravelle
Theo Luật sư Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ Trưởng Bộ
Nội vụ thời Đệ I VNCH viết “…Sáng ngày 26.4.1960, hai
ông Phan Khắc Sửu và Trần Văn Văn, âu phục chỉnh tề, bất thần đến trước cổng
Dinh Độc lập. đại lộ Thống Nhứt Saigon, nhờ quân phòng vệ chuyển đến Tổng thống
Ngô Đình Diệm một bản tuyên ngôn mang chử ký của 18 nhân sĩ thưộc nhiều khuynh
hướng chính trị, xong họ đi thẳng đến khách sạn Caravelle, ở trung tâm Saigon,
họp báo.
(…)
Mười trong số đó là cựu ân nhân, đồng chí, bạn thân và Bộ trưởng từng hợp tác với ông Diệm. Cố vấn Ngô Đình Nhu mỉa mai gọi họ là «chính khách xa-lông, chính khách phòng trà». Lời kêu gọi của các trí thức đối lập này, tiếc thay, không được chính phủ xét đến. [Lâm Lễ Trinh, Xuân Ất Dậu, California] (Hết trích)
Mười trong số đó là cựu ân nhân, đồng chí, bạn thân và Bộ trưởng từng hợp tác với ông Diệm. Cố vấn Ngô Đình Nhu mỉa mai gọi họ là «chính khách xa-lông, chính khách phòng trà». Lời kêu gọi của các trí thức đối lập này, tiếc thay, không được chính phủ xét đến. [Lâm Lễ Trinh, Xuân Ất Dậu, California] (Hết trích)
Thì ra không chỉ Bà Nhu
có lời lẽ “Chọc gan” nhiều giới, mà Ông Nhu cũng chọc tiết nhóm trí thức yêu
nước nổi tiếng Caravelle nầy!
Ông Minh Võ Vũ Đức Minh còn cho biết có người liên
hệ ruột thịt với bà Nhu nữa và tác giả cũng “Tiếc rằng…” như ông Lâm Lễ Trinh.
Ông Minh Võ viết: Gọi là nhóm Caravelle vì nhóm này, gồm 18
nhân sĩ và trí thức tên tuổi, họp tại khách sạn Caravelle, ngay trung tâm thủ
đô Sài Gòn, để đưa ra yêu cầu chính phủ cải tổ và mở rộng cho đối lập
tham gia. Trong số 18 nhân vật này có những người rất nổi tiếng từ lâu như các
cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, ông Trần Văn Văn, luật sư Trần Văn Tuyên... và cả bác sĩ Trần Văn Đỗ chú ruột của bà Nhu từng là bộ trưởng
ngoại giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm vào những ngày đầu. Tiếc rằng chính
quyền đã không đáp ứng yêu cầu nầy (NĐDvCNDT, tr. 89)
IV.2. NGÀY 11-11- 1960 ĐẠI TÁ NGUYỄN CHÁNH THI ĐẢO CHÍNH HỤT
Nhưng ông Minh Võ thì ca ngợi danh tiếng do “khách phương xa” khen tặng mà chê “người trong nhà” chỉ vì “kình chống, ghen ghét, vọng động” mà làm đảo chánh rằng: “Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Phó Tổng Thống Johnson đã gọi Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ tại Á Châu. Và cũng ví ông với hai vị tổng thống Mỹ nổi tiếng khác là Andrew Jackson và Woodrow Wilson (giải Nobel Hòa Bình).
Những
thành quả về ngoại giao cũng như nội trị của ông Diệm khiến một số người kình
chống ông ghen ghét và mất sáng suốt. Thay vì cố gắng thi đua để dành thắng lợi
trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 1961, họ đã
vọng động làm cuộc đảo chính vào ngày 11-11-1960. Nhưng đã không thành
công. Tiếc rằng ngoài những sĩ quan đứng đầu cuộc binh biến như 2 trung tá
Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, còn có những khuôn mặt
chính trị đảng phái lớn dính líu vào, như các ông Hoàng Cơ Thụy,
Phan Quang Đán, Nguyễn Tường Tam tức nhà văn nổi tiếng Nhất Linh.”
(Hết trích)
Tác giả viết chi tiết về cuộc tự tử vang rền của nhà văn hóa Tự
Lực Văn Đoàn rằng: Nhà văn Nhất Linh khi thấy cuộc đảo chính thất bại đã chạy vào
tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc xin tỵ nạn. Nhưng rồi được giao cho cảnh sát tạm
giam ít ngày trước khi được thả ra. Nhưng đến tháng 7-1963, 3 năm sau, khi nhận
được trát đòi ra hầu tòa về tội phản nghịch, ông đã uống thuốc ngủ để tự tử.
Cái chết của ông đã khiến ông Diệm rất buồn rầu, phải lên Đà Lạt tĩnh dưỡng mấy ngày. “Vì dầu sao ông cũng
là một trong những nhà cách mạng từng ngưỡng mộ và hết lòng ủng hộ ông Diệm
trong những năm đầu mới về nước.”
Nhưng
với nhà truyền thông suốt đời chống Cộng sản tích cực, cố sức nói lên chính
nghĩa dân tộc của TT Ngô Đình Diệm, nhưng cuối cùng vẫn phải nhìn nhận: “Việc
chính quyền đưa vụ đảo chính hụt 1960 ra xử vào giữa lúc biến cố Phật Giáo đang xảy
ra bất lợi là một hành động bị phê bình là rất vụng về.”
(NĐDvCNDT, tr. 89)
V. NGÔ TRIỀU GÂY HAI VỤ
TỰ TỬ NÀO VANG RỀN THẾ GIỚI?
V.1. NGÀY 11/6/ 1963:
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU
Lương
Khải Minh viết rất cụ thể: Vụ cấm treo
cờ Phật Giáo tại Huế, Ngô Đình Diệm mắc lỗi lầm lớn.
“Tại Huế, cố đô của những lăng tẩm, chùa
chiền, ngày lễ Phật Đản mỗi năm đều như một đại hoa đăng. Đồng bào Phật Giáo ở
đây chiếm đại đa số, Huế từ bao nhiêu năm vẫn là một hình ảnh của Thuận Hóa,
của Phú Xuân, của tiếng chuông Thiên Mụ và ấp ủ trong chiếc nôi ru bằng từng
hồi kinh chùa Bảo Quốc, Diệu Đế, Từ Đàm. Cho nên, lễ Phật Đản là một dịp thiêng
liêng trọng đại. Trước ngày lễ, từ nhà đến chùa chiền đã tấp nập và cờ xí rập
trời. Phật kỳ tung bay nơi nơi. Mọi năm vẫn thế. Bỗng dưng chỉ vì một cái công
điện, Huế bắt đầu thay đổi và chuyển mình. Ngọn lửa nào đó gặp cơn gió lớn bắt
đầu ngùn ngụt bốc cao.
Vụ cấm treo cờ Phật Giáo chỉ là nguyên
nhân gần tạo nên cuộc biến động 1963. Giả sử không có vụ Phật giáo thì cũng có
một vụ khác. Tuy nhiên vụ Phật Giáo lại trầm trọng quá và hậu quả của nó thực
ghê gớm và kéo dài cho đến nay cũng chưa tiêu tan.
Về vụ Phật Giáo nếu xét theo khía cạnh
chính trị thì chính quyền Ngô Đình Diệm đã mắc phải một lỗi lầm lớn. Nếu cắt nghĩa theo sự
an bài của định mệnh (nếu cho là có định mệnh) thì vụ Phật giáo quả là
một “Fatalite”đối với định mệnh của một ông Tổng Thống và chế độ Ngô
Đình Diệm.
Bất
cứ một chế độ nào, ngay khi được hình thành đã có sẵn cái mầm của sự tan rã…Chế
độ Ngô Đình Diệm cáo chung vào ngày 1-11-63 nhưng nó đã có khởi điểm của sự cáo chung ấy từ nhiều năm trước….” (LTNĐGMTT,
tr.74)
Đó
là lỗi lầm của Ngô triều do người trong ruột của Thiên Chúa giáo Vatican viết
ra, không thể bảo là do sách báo ngoại quốc thổi phồng, xuyên tạc hay do Phật
giáo gồm những đảng viên Cộng sản bóp méo, vo tròn như nhóm hoài Ngô và tác giả
Minh Võ “nghĩ”.
Khi có đủ
nhân chứng người Thiên Chúa giáo có thẩm quyền nói về Đảng và Đạo của Ngô triều
như trên rồi,
hi vọng mọi người, nhất là nhóm hoài Ngô tỉnh táo chấm dứt trận Thánh Chiến—chữ
của Lữ Giang-Nguyễn Cần -Tù Gàn—để dẹp bỏ hận thù tôn giáo mà chung lo việc đất
nước.
Về tôn giáo, các tôn phái Phật
giáo miền Nam cũng bị đè nén lâu dài từ khi ông NĐD về cầm quyền cho tới vụ Cấm
treo cờ Phật giáo Quốc Tế năm 1963 tại Huế là thủ đô Phật giáo. Thượng Tọa
Thích Quảng Đức vì thế quyết tâm tự thiêu vì lý tưởng bảo vệ Đạo pháp, còn việc
bị ai đó lợi dụng sự kiện lịch sử nầy để lôi cuốn vào chính trị là chuyện khác.
Ông Lương Khải Minh Trần Kim Tuyến đã nói quá đủ rằng “Vụ Cấm treo cờ Phật
giáo Quốc Tế năm 1963 tại Huế chỉ là nguyên nhân gần. Chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung vào ngày 1-11-63 nhưng nó đã có khởi điểm của sự cáo chung ấy từ nhiều năm
trước….”
Kết luận về tôn giáo, việc Ngô triều đã
gây ra cái tự tử của Bồ Tát Thích Quảng Đức vang rền thế giới đã chứng minh.
Còn sau đây chỉ nói về cái chết liên quan đến khối chính trị, và giới quân nhân
là đủ.
VI.2. Ngày song thất 7/7/1963, vụ Tự tử của nhà
văn Nhất Linh
Nhà biên khảo Minh Võ nói rõ vụ Tự tử lịch sử nầynhư trên.
Lễ giổ thứ 50 của nhà văn lớn Nhất Linh được đọc thấy trên nhật
báo Người Việt ở miền Nam California đúng ngày 7/7/2013, nhân Hội Thảo về Phong
Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, tóm tắt như vầy:
Người Việt Sunday, July 07, 2013 7:14:19 PM
Hà Giang & Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Hội Thảo về Phong
Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn bước sang ngày thứ hai, nói về, và cũng
để tái khẳng định, vai trò tiên phong của Tự Lực Văn Ðoàn đối với thơ văn Việt
Nam. Mở đầu buổi hội thảo, nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út nhà văn Nhất
Linh, ngỏ lời cảm tạ ban tổ chức, tất cả đồng hương đến tham dự buổi hội thảo,
được tổ chức đúng vào ngày giỗ của Nhất Linh, mà ông xem như một lễ tưởng niệm
trang trọng nhất cho thân phụ. (…)
Sự kiếm tìm miệt mài, cuối cùng đã đưa đến cho
nhà văn Nguyễn Tường Thiết một kết quả hài lòng, tạm trả lời được câu hỏi tại
sao một con người đa tài như thân phụ của ông, đã bỏ một cuộc sống có thể sung
túc hơn nhiều, gác một bên trách nhiệm gia đình, để chọn hướng đi “canh tân đất
nước bằng văn hóa,” theo đuổi vẻ đẹp cao cả của cách mạng, làm cho cuộc đời đẹp
lên - đời ông và đời của tất cả bao người khác.
Bài nói chuyện của Nguyễn Tường Thiết chấm dứt trong tràng vỗ tay vang dội, và
cử tọa cùng nhau đứng lên trong một phút mặc niệm Nhất Linh….”
Vậy Ngô Triều đã gây hai cái chết năm 1963 vang rền thế giới 4 tháng trước
khi hai anh em chết ngày 2/11/1963
VI. 3.VẬY VÌ SAO NHÀ VĂN NHẤT
LINH TỰ QUYÊN SINH?
Nhà văn Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam, cử nhân khoa học
Pháp, chủ súy nhóm văn chương Tự lực Văn đoàn những năm ba mươi, bốn mươi thế kỷ
trước.
Nhất Linh còn là đại biểu Quốc hội khóa I, là Bộ trưởng ngoại
giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến,... thế nhưng ông từ chức và lưu
vong.
Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng
yêu vừa đáng tiếc. Ông viết “Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đã theo bè
lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi
uất ức phải tự tử”.
Biểu ngữ “Đả đảo
Gia đình trị Ngô Đình Diệm”của đoàn biểu tình trên đường Thống Nhất (Sài
Gòn) trong cuộc binh biến của binh chủng Nhảy Dù ngày 11-11-1960
Bấy giờ chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức tìm diệt người kháng
chiến cũ. Luật 10/59 ra đời đã giết hại bao nhiêu thường dân vô tội, với phương
châm là thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Nhất Linh cùng các nhà hoạt động khác
thành lập mặt trận Quốc dân đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn
Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông.
Nhất Linh đã ra đi ở tuổi 58 để lại di chúc: “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng… Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. 7/7/1963 Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.
Theo Thế Uyên trong bài “Người bác” (TLVĐ trong tiến trình văn học
dân tộc – NXB VHTT, năm 2000), đám tang ông có nhiều cảnh sát chiến đấu và mật
vụ đi lẫn trong những người đưa đám. Đoàn đưa tang đầu tiên là một vòng hoa lớn,
sau là một người mang ảnh Nguyễn Thái Học, tiếp theo là tấm ảnh chụp lại hình
Nhất Linh do Nguyễn Gia Trí vẽ.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương viếng Nhất Linh đôi câu đối:
Người quay tơ, đôi bạn, tối tăm, anh phải sống chứ sao đoạn tuyệt
Đời mưa gió, lạnh lùng, bướm trắng, buổi chiều vàng đâu chỉ nắng
thu.
Trừ bốn chữ “chứ sao, đâu chỉ” ra, còn là tên tác phẩm của ông.
Ngày 8/7/1963 phiên tòa bắt đầu xét xử. Trong số những can phạm,
có người nào đó đã xé một chiếc áo đen làm thành từng mảnh chia cho mọi người,
đeo cánh tay trái làm băng tang Nhất Linh, khiến cho chủ tọa phiên tòa ngỡ
ngàng.
Di chúc viết ngày 7-7-1963 và Đám tang Nhất Linh tại Sài Gòn ngày 13-7-1963 |
“Ủy
viên chính phủ”, trung tá Lê Nguyên Phu tòa án quân sự đặc biệt (người ký trát
đòi Nhất Linh ra tòa) nói: “Bọn Quốc dân đảng để tang Nguyễn Tường Tam”.
Thực ra theo Trương Bảo Sơn, hôm đó gần ba chục chính trị phạm có mặt tại phiên
tòa đều đeo băng tang, chỉ trừ Phan Quang Đán. Kết thúc phiên tòa, mỗi bị cáo
bị kết án 5 năm tù đày ra Côn Đảo.
Thi hài Nhất Linh được an táng tại nghĩa trang
Giác Minh, sau được hỏa thiêu di cốt, gửi bình tro tại chùa Kim Cương đường
Trần Quang Diệu, quận 3, Sài Gòn.
(Hết
trích)
Tuy tác giả Khúc Hà Linh viết từ
trong nước, nhưng có hình ảnh hẳn hòi và nội dung cũng nói y như tưởng niệm
ngày song thất 7/7/2013 thứ 50 tưởng niệm Nhất Linh Nguyễn Tường Tam của nhật
báo Người Việt, nhất là nói đến “Bọn Quốc
dân đảng để tang Nguyễn Tường Tam” y như
sách của ông Minh Võ.
VI.3. DINH ĐỘC LẬP BỊ NÉM BOM THÁNG 2 NĂM 1962 DO PHI CÔNG PHẠM PHÚ QUỐC VÀ NGUYỄN VĂN CỬ
Ông Minh Võ Vũ Đức Minh viết: Về phía
nội bộ, sau vụ Caravelle và đảo chính hụt, lại đến
vụ dinh Độc Lập bị ném bom trong tháng 2 năm 1962. Tổng Thống không hề hấn gì,
nhưng bà Ngô Đình Nhu và vài binh sĩ bị thương
nhẹ. Dinh Độc Lập bị hư hại nặng phải sửa chữa.
Từ đó phủ Tổng Thống rời sang dinh Gia Long lúc đó đang là dinh Quốc Khách.
Hai phi công
nổi loạn này là Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Trung Úy Cử là con
một thủ lãnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Văn Lực. Đại Tá Nguyễn Xuân
Vinh tức nhà văn Toàn Phong và sau này là khoa học
gia nổi tiếng thế giới, đã không bị cách chức. Nhưng ông thấy mình có trách nhiệm
nên xin từ chức và được Tổng Thống chấp thuận.
Trong hai quân nhân phản loạn này, Nguyễn
Văn Cử đã trốn sang Cam Bốt. Còn Phạm Phú Quốc bị bắt. Cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc cho người viết biết: Có một hôm Tổng Thống chỉ
thị ông (lúc ấy là tùy viên của Tổng Thống) xuống cơ quan an ninh điều tra về
tin đồn Phạm Phú Quốc bị tra tấn dã man, bị rút các móng tay. Ông Lộc đã yêu
cầu Đại Tá Đỗ Mậu, giám đốc An Ninh Quân Đội dẫn tới gặp Phạm
Phú Quốc. Ông bắt tay anh ta để biết chắc là hai bàn tay lành lặn nguyên vẹn.
Ông cũng hỏi, anh có bị đánh đập gì không, thì được trả lời là không. Trong dịp
này Phạm Phú Quốc có nhờ ông Lộc chuyển lên Tổng Thống lá thư bày tỏ lòng hối
hận và xin lỗi Tổng Thống. Nhưng ông không nhận chuyển lá thư. Ông bảo mục đích
của ông chỉ là theo lệnh Tổng Thống xem tận mắt để biết can phạm không bị hành
hạ thôi. Thư hãy gửi qua cơ quan đang giam giữ.
Tuần báo Time của Mỹ (9-3-1962, trang 29) ghi: “Tổng Thống
Diệm đã thoát khỏi cuộc mưu sát một cách can đảm và bình tĩnh” (The President
himself came through the assassination attempt with courage and coolness.) (NĐDvCNDT, tr.
90&91).(Hết trích)
XXXXXXXX
Ý kiến:
Đại Tá Đỗ Mậu, giám đốc An Ninh Quân
Đội, nguyên cũng là đảng Cần Lao tích cực ủng hộ TT Diệm,
nhưng sau cũng chống lại TT Diệm, có thể ông ta kính trọng anh hùng Phạm Phú Quốc dám
ra tay trừ bạo quyền, nên càng đối xử tử tế trong tù? Còn ông Minh Võ kết tội
là “quân
nhân phản loạn”?
Dù
sao thì tác giả Minh Võ cũng xác nhận những cuộc đảo chánh do phi công quân lực VNCH, phe Việt Nam Quốc
Dân Đảng của Nhất Linh. Mà ông Cựu Đại Úy Nguyễn Văn Minh của
Lãnh Chúa Ngô Đình Cẩn xác nhận Đảng Cần Lao tổ chức y như độc đảng Cộng Sản,
loại bỏ đối lập và “Đảng hóa quân đội” nên giới quân đội bất mãn vì không thể
chống Cộng hữu hiệu được.
HỌ VÌ YÊU NƯỚC NÊN DỘI BOM DINH ĐỘC
LẬP THÁNG 2 NĂM 1962.
Quả thật
Ngô Triều gây ra hai cuộc tự tử vang rền thế giới mà Nhất Linh đã ra đi ở tuổi 58 để lại di chúc: “Sự
bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm
cho nước mất về tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình
cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp
mọi thứ tự do. 7/7/1963 Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.
Hai
vụ tự tử vang rền thế giới cùng do một thi sĩ Vũ Hoàng Chương với “Lửa Từ Bi” (1963)
bất hủ, ngọn lửa
thiêng ấy sẽ còn cháy mãi đến muôn thuở :
Lửa ! Lửa cháy ngất Tòa Sen ! Tám chín phương nhục thể trần tâm
Hiện thành Thơ
quỳ cả xuống. Hai Vầng Sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ
ngọc. Chắp tay đón một
Mặt Trời mới mọc
Ánh Đạo Vàng
phơi phới. Đang
bừng lên dâng lên
Ôi ! Đích thực
hôm nay Trời có Mặt. Giờ là giờ Hoàng đạo nguy nga
Muôn vạn khối
sân si vừa mở mắt. Nhìn nhau tình huynh đệ bao la
Nam mô Đức Phật
Di Đà. Sông
Hằng kia bởi đâu mà cát bay ?
Thương chúng
sinh trầm luân bể khổ. Người rẽ phăng đêm tối đất dày
Bước ra ngồi
nhập định hướng về Tây. Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật Pháp chẳng
rời tay. Sáu
ngả luân hồi đâu đó
Mang mang cùng
nín thở.
Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh xe quay
Không khí vặn
mình theo. Khóc
òa lên nổi gió
Người siêu thăng. Giông bão
lặng từ đây
Bóng Người vượt
chín tầng mây. Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ đề
Ngọc hay đá,
tượng chẳng cần ai tạc. Lụa hay tre nào khiến bút ai ghi
Chỗ Người ngồi :
Một thiên thu tuyệt tác. Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi (….)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916-1976 (?)
VII. VINH DANH ANH-HÙNG PHI CÔNG PHẠM PHÚ QUỐC TRÊN ĐẤT BẮC
Phi-công VNCH Phạm Phú Quốc lật đổ bạo quyền đệ I VNCH không thành, Tư lệnh lực lượng Không Quân lúc ấy là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị nghi ngờ nên xin từ chức.
Chính ông Minh Võ viết: “Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh tức nhà
văn Toàn Phong và sau này là khoa học gia nổi tiếng thế giới, đã không bị cách
chức. Nhưng ông thấy mình có trách nhiệm nên xin từ chức và được Tổng Thống
chấp thuận.”
Phi công Phạm Phú Quốc bị ở tù đến khi Ngô triều bị lật đổ mới được tự do
với đệ Nhị VNCH. Anh-hùng phi công Phạm Phú Quốc nhận lệnh đi oanh tạc xứ Bắc Tam -Vô của Hồ Chí
Minh, hiên ngang với cái chết vang rền lịch sử Việt ngàn thu còn nhớ đến tên!
Như “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” của nhạc
sĩ Phạm Duy và lời ngâm thơ của “Ngâm sĩ” Hoàng Oanh…
(24/8/2013)
Nguyễn Việt Nữ
No comments:
Post a Comment