Tuesday, October 22, 2013

VIỆT CỘNG VINH DANH KẺ KHỦNG BỐ, CÀI BOM MÌN ĐỂ GIẾT NGƯỜI: NỮ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN TỪNG ĐÁNH NỔ MÁY BAY MỸ


Vừa qua, cộng sản Việt Nam tổ chức tuyên dương một nữ Việt Cộng, tức Việt Cộng Cái từng hoạt động khủng bố, gài bom trên một máy bay của Hoa Kỳ. 
Chúng tôi xin trích đăng toàn bộ bài báo nói về chiến công khủng bố đó của tên khủng bố là một Việt Cộng Cái, để quý độc giả rộng đường suy luận và hiểu thêm tội ác của cộng sản:
Đây rõ ràng là một vụ khủng bố, chiếc máy bay là máy bay dân sự và rất có khả năng là ngoài các “cố vấn Mỹ” còn có dân thường.

Qua vụ việc này có thể thấy Việt Cộng đã đi rất sớm trong việc đặt bom máy bay. Các vụ khủng bố tấn công đặt bom máy bay sau này chủ yếu từ sau 1966 và do các nhóm khủng bố Arab và Bắc Phi (và tình báo Bắc Triều Tiên) thực hiện.

Hài hước là con trai bà này sau đó lại học về Hàng không ở Mỹ và giờ làm ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam”.

Dưới đây là chiến công của nữ biệt động Sài Gòn đăng trên tờ VnExpress.

Bà Lê Thị Thu Nguyệt, nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa với bí danh Mỹ Linh, hay biệt danh Con chim sắt, là con gái gốc Sài Gòn, sinh ra tại Tân Định, quận 1. Cha là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, bị lộ nên năm 1954 tập kết ra Bắc. Mẹ từng là hội viên Hội Phụ nữ cứu quốc, mắc bệnh không có thuốc chữa đã qua đời khi Nguyệt mới vài tuổi.

Ở lại Sài Gòn, cô bé được cha gửi vào nhà chú ruột. Trước khi ra Bắc tập kết, cha dặn cô ở nhà chịu khó học tập, 2 năm nữa cha sẽ về. Rồi cuộc kháng chiến kéo dài hơn suy tính của nhiều người, 20 năm sau cha con mới được gặp nhau.

Năm 14 tuổi, Nguyệt tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ giao liên, đưa người vào chiến khu, mang tài liệu công văn, vận chuyển vũ khí vào nội thành… Khi ấy Nguyệt tham gia đánh giặc ban đầu đơn giản chỉ là căm thù quân xâm lược đã khiến gia đình mình ly tán, mẹ không có thuốc chữa bệnh. Qua năm tháng hoạt động, cô đã hiểu và yêu lý tưởng của mình.
 
VC Nguyệt (người đầu tiên từ trái)
 tại sân bay Lộc Ninh, 1974.
Nhắc đến bà Nguyệt, người ta vẫn còn nhớ đến chiến công làm phát nổ máy bay Boeing 707 của Mỹ ở tận Honolulu năm 1963. Để có thể tiêu diệt máy bay địch, đội Biệt động 159 yêu cầu Nguyệt và cán bộ bí số E8 đóng giả làm tình nhân. E8 là nhân viên điều khiển không lưu trong sân bay. Nguyệt giả làm người tình E8 để dễ ra vào sân bay, nghiên cứu mục tiêu. Cả hai mất nhiều thời gian chuẩn bị, đi xem địa thế, nắm bắt quy luật hoạt động của một số máy bay và sân bay… chờ đến khi thời cơ thuận tiện để hành động.

Vai trò tình nhân khiến Nguyệt gặp nhiều chuyện hiểu lầm. Cô bị trêu chọc, thậm chí bị vợ E8 đánh ghen… có lúc tưởng chừng bỏ cuộc. Để kế hoạch đưa mìn vào sân bay hoàn hảo, cô dàn dựng mang bụng bầu, bị bà thím bắt gặp mách chú. Người chú đau khổ khuyên: “Cha đã gửi con cho chú nuôi, mong con học hành cẩn thận, nếu con muốn lấy chồng thì về bảo chú, gả cho người ta đàng hàng đừng để ảnh hưởng đến danh dự gia đình”. Cô gái khi ấy chỉ khóc mà đáp: “Rồi có ngày con sẽ nói cho chú hiểu, con không bao giờ dám làm điều gì có lỗi với gia đình, với ba con và chú thím”.
Ngày 25/3/1963, cô mang bụng bầu chứa thuốc nổ C4 cài đồng hò hẹn giờ vào sân bay, xách theo một chiếc túi du lịch, giống túi cố vấn Mỹ thường dùng. Sau đó cô vào nhà vệ sinh, tráo “hàng” trong túi và trong bụng, rồi tiếp tục đánh tráo túi với một cố vấn Mỹ trong phòng đợi.

Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút, dự kiến sẽ rơi ở Thái Bình Dương để không ảnh hưởng đến người dân ở dưới. Chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị phá hỏng. Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên độ cao 10.000 m, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố vấn Mỹ đã thiệt mạng.

Bà Nguyệt kể, năm ấy do điều kiện kinh tế của cách mạng khó khăn nên khi đi mua đồng hồ bà chọn chiếc rẻ tiền nhất. Chính vì thế, kết quả đã không được như mong muốn. Tuy nhiên, trận đánh này vẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời khen ngợi qua sóng của Đài tiếng nói Việt Nam: “Không chỉ đánh Mỹ ở Việt Nam mà chúng ta còn đánh Mỹ ở ngay nước Mỹ”. Trận này cũng đã mang lại kinh nghiệm rất lớn cho những đơn vị đánh bằng thuốc nổ hẹn giờ.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều chiến công mà bà Nguyệt thực hiện cùng đồng đội, như vụ phá hỏng chiếc trực thăng HU1A, phá hỏng kế hoạch triển lãm trưng bày sức mạnh quân sự của chính quyền Sài Gòn tháng 10/1962 ngay trước tòa chánh đô Sài Gòn…
Năm 1963, bà Nguyệt bị bắt, trải qua 11 năm trong các nhà tù từ Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, chuồng cọp Côn Đảo… Trên đôi chân bà vết răng chó bécgiê cắn lúc bị thẩm vấn vẫn còn hằn dấu.

Khi đất nước thống nhất, bà Nguyệt gặp lại cha. Người cha không thể hình dung con gái đã trưởng thành như thế nào. Trong mắt ông, cô vẫn là đứa con gái bé nhỏ, thậm chí cha vẫn mua bánh kẹo và búp bê làm quà cho con.

Rồi bà lập gia đình, chồng hơn 17 tuổi nên bạn bè bà phản đối. Tuy nhiên, cha đã phân tích cho cô con gái thấy cô không còn trẻ, lại suy giảm sức khỏe sau 11 năm bị giam trong nhà tù, phải lấy người chồng có sức khỏe tương đương cả hai mới có thể đảm bảo hạnh phúc gia đình. “Lấy nhau xong, nhiều lúc thấy chồng còn rất trẻ”, bà mỉm cười hạnh phúc.

Sau kết hôn, trong 4 năm bà sảy thai tới 5 lần. Bà xin nghỉ việc không lương, ra Hà Nội điều trị tại Viện Y học dân tộc, coi bệnh viện là nhà. Ngày bà vào Bệnh viện Từ Dũ sinh con đầu lòng, chồng lại được điều động ra công tác ngoài Hà Nội. Không họ hàng thân thích bên cạnh, bà phải nhờ sự giúp đỡ của hai nữ bộ đội đưa mình đến bệnh viện. Trên đường đến nhà sinh, xe chết máy. Cuối cùng, cậu con trai đầu lòng cũng ra đời trong niềm vui khôn xiết. Ba năm sau, năm 1983, bà sinh thêm cậu con trai nữa.

Cả hai con trai của bà Nguyệt đều học hành chăm chỉ. Cậu anh đã tốt nghiệp ĐH Khoa Hàng không không gian hạng giỏi ở Boston (Mỹ), tốt nghiệp thạc sĩ quản trị Kinh doanh, hiện công tác tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Cậu em học chuyên ngành hóa tại Anh, và đang công tác trong lĩnh vực bất động sản. Năm đầu tiên, gia đình phải viện trợ, sau đó cả hai anh em đều kiếm được học bổng và tự đi làm để lo chi phí học hành cho mình.

Vợ chồng bà luôn khuyên các con: “Cần tiếp thu khoa học kỹ thuật ở các nước tiên tiến nhưng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam. Ra ngoài học để về phục vụ cho tổ quốc”. Cả hai con đều rất yêu thương bố mẹ.

Trưa 18/10, trời Sài Gòn nắng như đổ lửa. Tan buổi giao lưu tại Nhà văn hóa Phụ nữ thành phố, bà Nguyệt gọi điện cho cậu con út đến đón mẹ. Khoảng 15 phút sau, một thanh niên cao to dừng xe trước cổng. Thấy mẹ xách chiếc túi và ôm một bó hoa to, cậu trai tận tình đội mũ bảo hiểm và cài dây cho mẹ. Chờ mẹ ngồi ổn định, anh mới phóng xe hòa vào dòng người trên phố.

Kim Anh (VnExpress)

No comments:

Post a Comment