Sunday, October 13, 2013

CUỘC ĐỜI VÀ CÁI CHẾT CỦA TƯỚNG GIÁP: QUÁ NHIỀU NGƯỜI DÂN VIỆT VẪN ĐANG CÒN U MÊ!


 Nguyễn Thu Trâm, 8406

Tướng Võ Nguyên Giáp, người cuối cùng trong số bốn khai quốc công thần của chế độ cộng sản Việt Nam đã chết hôm 4 tháng 10 vừa qua vàm hôm nay, ngày 13 tháng 10 năm 2013, thi hài của ông đã được mai táng tại một hoang đảo nằm ở cực Bắc của tỉnh Quảng Bình, thuộc huyện Quảng Trạch, mà theo con gái của ông thì đó là nguyện vọng cuối đời của ông, muốn được yên nghỉ gần nơi quê hương bản quán.

Nhiều người cho rằng “chết là hết” nhưng điều đó chỉ đúng một phần. Chết, thực ra chỉ kết thúc cái thân phận làm người, nghĩa là chỉ “hết” về phương diện vật lý, tức là thân xác vốn từ cát bụi, trở về với các bụi, nhưng những tư tưởng và hành động  lúc họ còn sinh thời nhất định không bao giờ hết, mà hoặc là sẽ  được lưu lưu danh thiên cổ hoặc lưu xú vạn niên. Điều này cũng không là một ngoại lệ đối với Tướng Giáp. Cổ nhân há đã chẳng dạy rằng: "Thiên niên mai cốt bất mai tu", nghĩa là ngàn năm cũng chỉ chôn được xác, mà không thể chôn được tiếng dơ, tiếng xấu!

Cũng như các lãnh tụ khác của các nước cộng sản qua đời, lập tức các phương tiện truyền thông của đảng và nhà nước nườm nượp tung hê, với vô vàn những ngôn từ hoa mỹ để ca ngợi công đức của vị lãnh tụ vừa nằm xuống như thần như thánh, hầu cho dân chúng tin rằng mọi việc làm của lãnh tụ họ đều đúng đắn, đều cao cả. Đó là một chiêu thức để nhồi vào sọ dân chúng rằng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mà họ đang theo đuổi là chính nghĩa và là tuyệt đối đúng đắn.

Suốt mấy ngày qua, các báo giấy, báo mạng trong nước đầy đặc những bài viết về tướng Giáp với hình ảnh những rừng người với rừng hoa trên tay xếp hàng rồng rắn dày kín ở khu vực Ba Đình, chờ đợi để được vào viếng tướng Giáp, những người đến viếng đủ các giới, từ các cụ già đã gần đất xa trời, cho đến những em bé lên năm lên ba cũng được phụ huynh hoặc các bảo mẫu ở các trường mẫu giáo đưa đến viếng ông tướng. Liên tục trong mấy năm gần đây, nhiều, rất nhiều cuộc biểu tình đả đảo của dân oan từ các tỉnh kéo về thủ đô nằm vật nằm vạ trước các trụ sợ tiếp dân, các văn phòng của trung ương đảng để khiếu kiện vì nhà cửa của họ bị trưng thu trái luật, đất đai ruộng vườn của họ bị trấn cướp, và gần đây nhất vào hôm 2 tháng 10, tức là chỉ 2 ngày trước khi tướng Giáp qua đời, cũng tại thủ đô Hà nội, hàng ngàn người dân khắp nước cũng đã kéo về đây để theo dõi phiên tòa của những kẻ bán nước xét xử người yêu nước Lê Quốc Quân, với nhiều cuộc tuần hành qua các phố để phản đối và đả đảo phiên tòa phi công lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, một phiên tòa khiến cho cái đảng, cái nhà nước cộng sản Việt Nam vốn đã quá ô nhục, nay lại càn ô nhục thêm trong mắt của các nhà ngoại giao và báo giới quốc tế. Cho nên cái chết của tướng Giáp là một cơ hội bằng vàng để rửa mặt cho đảng và nhà nước, trước các ngoại giao đoàn cũng như trước báo giới quốc tế, bởi giữa thanh thiên bạch nhật ai ai cũng được mục kích được mỗi ngày dễ có đến hàng chục ngàn, thậm chí là hàng trăm ngàn lượt người, xếp hàng rồng rắn để vào viếng ông tướng, không chỉ riêng người Hà Nội, mà có  cả những người đến từ những vùng quê xa xôi hẻo lánh của Nam Định, Thái Bình, của Nghệ An, Hà Tĩnh, và thậm chí có cả Mr. Đàm, là một ca sỹ, một cán bộ văn hóa vận của thành đoàn thành phố Sài Gòn ở tận phương Nam cũng cơm đùm, cơm nắm ra tận Hà Nội để viếng tang ông tướng.


Tất nhiên, các nhân sỹ trí thức, các cán bộ đảng viên phải đến viếng tướng Giáp bởi đó là một nhiệm vụ chính trị của những người đang được đảng và nhà nước ban phát bổng lộc và bát cơm manh áo hàng ngày. Họ không thể không đến, bởi đó là cơ hội để bày tỏ lòng tận hiếu, tận trung với lãnh tụ, với chế độ, một yếu tố quan trọng để được tin dùng và được thăng quan tiến chức. Số còn lại từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn người đến viếng tang ông tướng bởi họ tin rằng tướng Giáp là vị cứu tinh của nòi giống, là người đã giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách độ hộ của thực dân Pháp giành lại độc lập cho nước nhà và cũng chính là vị ân nhân dân tộc, rằng tướng Giáp là danh tướng tài ba đã tổng chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trong 56 ngày đêm, để kết thúc “cuộc chiến tranh thần thánh, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho toàn dân”. Thương thay, vì mù quáng, vì mê cuồng mà nhiều người dân Việt đã không nhận diện được kẻ tội đồ, đã phản dân hại nước, lại còn đi khóc thương, đi tôn thờ kẻ đã gieo muôn vàn đau thương tang tóc cho quê hương và mang biết bao họa hại đến cho nòi giống, cho dân tộc.

Không lâu trước khi tướng Giáp qua đời, một sự việc khác cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và giấy mực của báo giới, đó là việc ra mắt sách của Huyền Chip – XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI – Tập 2, là nhật ký hành trình của cô bé Nguyễn Thị Khánh Huyền, thuật lại hành trình đi du lịch “bụi” qua 25 quốc gia, trong thời gian 2 năm, với vốn liếng ban đầu chỉ có 700 Đô la Mỹ. Sự việc đã tạo được sự quan tâm của nhiều người, bởi khi bắt đầu thực hiện chuyến hành trình này, Khánh Huyền chỉ mới 20 tuổi, và với một số tiền túi quá ư khiêm tốn. Báo giấy, báo mạng và cả hệ thống truyền hình cũng tốn khá nhiều thời gian cho “sự kiện” này. Nhưng điều cần được nêu ra ở đây đó là sự “ném đá tưng bừng của nhiều người đối với Huyền Chip về hai tập sách vừa được xuất bản, mà không ít những kẻ ném đá không giấu tay đó là những trí thức, là những người có danh phận trong xã hội. Bởi họ nghi ngờ tính xác thực của nhật ký hành trình mà tác giả Huyền Chip đã ghi lại trong sách. Họ nghi ngờ rằng cô bé đã không thể nào tđi qua được 25 nước, bởi tuổi đời, bởi kinh nghiệm sống của tác giả và nhất là với số tiền ít ỏi đó. Chính vì vậy mà hàng trăm người tham dự các buổi ra mắt sách đã “nả súng” vào tác giả một cách không thương tiếc bằng rất nhiều những lời hạch hỏi hết sức xách mé, vì họ chỉ tin rằng tác giả đã hư cấu nhiều tình tiết trong nhật ký hành trình. Thật nực cười là đến cả ông Vũ Khoan, một cựu phó thủ tướng cũng tham gia hạch xách Huyền Chíp về cách thức xin VISA vào các nước… Và ngay sau buổi ra mắt sách ở Hà nội vào cuối tháng 9 vừa qua, ngoài hàng trăm người “nả súng” vào Huyền chip trên mọi phương tiện truyền thông, thì cả Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh ngoài một bài báo với những lời lẽ cay như ớt rằng “Giáo Sư Tiến Sỹ Còn Là Nạn Nhân Của Huyền Chip”, Thịnh còn dành thời gian thảo cả một văn bản dài đến 21 trang, gởi đến cục xuất bản yêu cầu thu hồi lại hai cuốn sách đã xuất bản về nhật ký hành trình của Huyền Chip để tiêu hủy vì một số chi tiết bất khả tín trong đó. Thật khôi hài cho việc làm của các nhân sỹ trí thức XHCN!

Tất nhiên là mọi sự thật đều cần phải được tôn trọng và mọi sự dối trá đều cần phải được bài xích thậm chí là phải được loại ra khỏi đời sống xã hội, nhất là đối với các nhân vật lịch sử hay những sự kiện mang tính chất lịch sử. Nhưng đây là chuyện của một cá nhân, với những dòng nhật ký về một chuyến hành trình riêng tư thì chắc chắn là chẳng có ảnh hưởng gì đến bất cứ ai và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tương lai của dân tộc. Vậy thì dù tác giả có hư cấu ít nhiều khi ghi lại nhật ký hành trình của mình cũng chẳng có gì để báo giới, để các nhân sỹ trí thức phải quan tâm hay phẫn nộ đến vậy, bởi xét cho cùng, đối với giới trẻ Việt Nam được đào luyện bởi nền giáo dục XHCN thì việc các em dối gian trong lời nói, trong việc làm cũng chỉ là hệ quả tất yếu của cái nền giáo dục đầy dẫy sự dối trá đó mà thôi, bởi chính nền giáo dục XHCN vốn dĩ chỉ dạy cho học sinh toàn những điều dối trá, thì có gì đáng trách khi những sản phẩm của hệ thống giáo dục đó luôn luôn dối trá, huống chi sự hư cấu của Huyền Chíp trong nhật ký hành trình của em hoàn toàn không phương hại gì đến tiền đồ của dân tộc hay tương lai của đất nước, vậy thì hà cớ gì các nhân sỹ, trí thức và thậm chí là cả một chính khách, từng là lãnh đạo cấp bộ cũng phải cảm thấy quá nặng lòng và phải cương quyết đi tìm đến cùng cho ra sự thật, trong khi trong lịch sử của đất nước hiện đang tồn tại muôn vạn điều dối gian, man trá mà có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của giống nòi, sự an nguy của đất nước thì các vị lại không chịu quan tâm, tìm hiểu?

Chẳng hạn đối với lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, hiện một giáo sư người Đài Loan là Hồ Tuấn Hùng, đã bạch hóa rằng, ấy chính Hồ Tập Chương, một người Đài Loan được tình báo Hoa Nam cài cắm vào với một âm mưu lâu dài là thôn tính đất nước Việt Nam, sau khi Hồ Chí Minh thật đã chết vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện tại Hongkong từ thập niên 1930s của thế kỷ trước, sao các nhân sỹ trí thức chúng ta không đi tìm xem hư thực thế nào. Cả những điều mà sử sách đã dạy cho bao thế hệ học sinh ở nhà trường XHCN rằng “Bác Hồ” là người không vợ không con vì “Người” đã công hiến cả cuộc đời cho dân cho nước, trong khi sự thật quá rõ rang rằng y là kẻ lắm vợ nhiều con, nhưng vì trót đã tự xưng là “cha già dân tộc” nên không thể nào công khai những mối quan hệ chồng vợ đó, bởi khó ăn khó nói với bàng dân thiên hạ, sao cha già lại đi lấy con trẻ làm vợ. Và còn nhiều, nhiều nữa những giai thoại hết sức man trá về vị “Cha già dân tộc” vĩ đại đó, sao chúng ta không đi tìm hiểu thực hư thế nào, để mà cứ mãi tôn thờ cái con người giả trá, gian dâm và bạo ác đó của dân tộc? Sao nhân sỹ trí thức Việt Nam không tự hỏi chính mình rằng các vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Quang Trung, Hưng Đạo, Phi Khanh há không có công lao gì với đất nước, với dân tộc Việt Nam hay sao mà họ không "dám" xưng là cha già dân tộc? Những nữ tướng uy danh của Việt tộc như Trưng, Triệu, như Lê Chân chắc cũng chẳng có công lao gì sánh được cùng Hồ Chí Minh, nên cũng chẳng ai dám thậm xưng là "Mẹ Già Dân Tôc"?
 
Lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khi đảng cộng sản ra đời đã bị bóp méo hết cả. Nhiều sự thật đã bị bôi đen, nhiều điều giả trá, ngụy tạo đã được tô hồng, cớ sao dân Việt, đặc biệt là giới nhân sỹ trí thức không dám nghi ngờ, không dám tìm hiểu để biết đâu là chân lý, là sự thật và đâu là sự man trá: chẳng hạn như một Lê Văn Tám, từ một nhân vật hư cấu trong một vỡ kịch trên sân khấu, thông qua lịch sử đảng cộng sản lại hiên ngang bước vào đời thành một anh hùng trẻ tuổi, vì yêu nước, yêu chủ nghĩa công sản, đã tẩm xăng vào người mà đi đốt kho xăng của giặc, để rồi trên khắp cả nước, nơi nào cũng có những con đường, những ngôi trường mang tên vị anh hùng "ảo" Lê Văn Tám sao nhân sỹ trí thức Việt Nam cứ nhắm mắt làm ngơ cho cái giả dối, gian ác cứ được thể lên ngôi?

Trở lại việc tướng Giáp, sao người dân, sao thành phần trí thức trong xã hội không tìm hiểu để biết rằng sau Đại Chiến Thế Giới Thứ II, Thực dân Pháp đã lần lượt trao trả độc lập cho tất cả các nước thuộc địa mà không cần phải có bất cứ một tiếng súng hay một giọt máu nào của người dân xứ thuộc địa phải đổ ra, vậy thì việc đảng cộng sản Việt Nam phải đi cầu viện súng đạn của Nga, và binh sỹ của Tàu, để tướng Giáp nướng  hơn 15 ngàn sinh mạng của thanh niên Việt Nam vào trận chiến Điện Biên Phủ là một việc có thực sự cần thiết để đổi lấy nền độc lập cho đất nước hay không? Rồi trong cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam nữa: Hơn 5 triệu thanh niên của cả hai miền Nam – Bắc đã vong mạng và hàng triệu người khác mang thương tật kể từ khi miền Bắc do tướng Giáp tổng chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam từ 1955 cho đến ngày tàn cuộc chiến vào tháng Tư năm 1975 để thống nhất đất nước, Một nền thống nhất, mà không có tự do, dân chủ, nhân quyền, lại phải đánh đổi đến ngần ấy sinh linh trong một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đẫm máu suốt 20 năm đó, có thực sự cần thiết hay không? Nhân sỹ Trí thức XHCN Việt Nam hãy thử xem: Đông Đức và Tây Đức là hai quốc gia đã thống nhất mà không cần đến một cuộc "chiến tranh thần thánh" nào cả, và cũng chẳng có một công dân nào của Đông, Tây Đức phải vong mạng hay bị thương tật để thống nhất nước nhà đâu? Vậy, cớ sao chúng ta không đặt cho mình những nghi vấn về công lao của tướng Giáp đối với quê hương, với dân tộc, để được sáng tỏ rằng, liệu tướng Giáp có đúng là một công thần hay chỉ là một đại tội đồ của dân tộc? Có như thế mọi người mới nhận ra rằng tướng Giáp, thực ra đâu có xứng đáng với lòng thương yêu và tôn thờ như những gì mà người dân Việt Nam đã thể hiện trong mấy ngày qua, sau khi nghe tin ông đã chết thật, sau cái chết lâm sàn kéo dài suốt mấy năm qua. 

Sao học sinh, sinh viên và nhân sỹ trí thức Việt Nam không chịu đi tìm sự thật đang bị che đậy dưới cái lớp vỏ bọc giả trá, được tô hồng ấy, để thấy ra rằng nếu không có HỒ ĐỒNG CHINH GIÁP, thì đất nước Việt Nam đâu có nghèo nàn tụt hậu đến cả nhiều thế kỷ so với thế giới như thế này và dân tộc Việt Nam đâu có hèn nhược và ngu tối đến mức này, để cho Hán Tặc nó cứ hà hiếp, coi khinh và trấn cướp dần đất đai, biển đảo mà cả dân tộc cứ buộc phải câm nín cúi đầu như thế này đâu!

Thật xót xa cho sự u mê, tăm tối của quá nhiều người dân Việt. Bởi việc đó sẽ khiến cho dân tộc Việt Nam còn phải khổ đau lâu dài thêm nữa, đất nước Việt Nam sẽ còn phải tăm tối triền miên hơn nữa.

Mọi người suy nghĩ như thế nào trước hình ảnh hàng chục ngàn người quỳ phục xuống đường, khi xe chở quan tài của Tướng Giáp đi qua, rồi gào thét một cách thống thiết "Cha ơi! Cha ơi!", thống thiết hơn cả khi người thân của học qua đời:


“Hai chị em cô bé Phương Linh đến từ trường tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn và tiểu học Nguyễn Du ôm nhau nghẹn ngào. Từ khi Đại tướng mất, mỗi khi nhắc đến tên cụ, Linh lại nức nở không cầm được lòng.”

Đến cả một người có ăn có học, có cả học hàm Giáo Sư, như ông Vũ Khiêu mà cũng khóc lóc thảm thiết với tướng Giáp, như ông đã từng khóc người thầy của tướng Giáp là ông Hồ trước đây. Điều này cho thấy rằng hàng triệu, có thể là hàng chục triệu người Việt khác đang u mê, ám chướng, đang khóc thương ông Giáp, một tội đồ của dân tộc, cũng chẳng có gì lạ. Và dây là lời khóc than của vị Giáo Sư nô lệ tự nguyện đó:

"Anh Văn ơi! Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ Anh trên toàn trái đất.

Hôm nay toàn quốc khóc anh như đã khóc Bác Hồ. Còn tôi khóc anh nhiều hơn nữa. Anh là lãnh tụ của toàn dân, là hồn thiêng sông núi. Đối với tôi, anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: "Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”.

Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”

Ôi! Quê hương Việt Nam còn phải điêu linh đến bao giờ nữa?
ÔI! Dân tộc Việt Nam còn phải tối tăm, u trệ đến mấy ngàn năm nữa, mới được mở mắt ra để nhìn đời?

Và dưới đây là hình ảnh của những người dân Việt u mê, đang sống trong tối tăm, đang bước đi trong sự ngu tối - Một dấu chỉ của sự u tối dài lâu của nước Việt - Buồn thay!
















Ngày 13 tháng 10, năm quốc nhục thứ 38
 
Nguyễn Thu Trâm, 8406

No comments:

Post a Comment