Saturday, May 31, 2014

BÍ ẨN VỀ TIỀN KIẾP, HẬU KIẾP - PHẦN 1

ĐOÀN VĂN THÔNG

Mở Đầu
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả.
Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển. Rồi hơi nước lại bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây rồi thành mưa, cứ thế mà Nước luân hồi chuyển tiếp mãi chẳng bao giờ mất cả.
Tương tự như thế: đất gió, lửa cây cối, thú vật, con người, tất cả đều chuyển biến theo luật Luân hồi nhân quả. Trong vũ trụ cũng vậy, sự xuất hiện tuần tự của ngày và đêm, sự hình thành và hủy diệt để rồi phát sinh mặt trời khác. Trong vũ trụ có vô số mặt trời, chúng cũng đều phát sinh, phát triển và hủy diệt. Quả đất chúng ta đang ở cũng cùng số phận ấy để rồi quả đất khác lại được sinh ra. Cả vũ trụ đều chịu chung quy luật ấy. Những gì đã có sinh thì phải có tử nhưng rõ ràng qua nhận thức của ngũ quan con người thì khi đã tử tức là không còn gì nữa. Nhưng thực tế lúc tử lại là lúc khởi đầu của sinh. Chỉ có cái gì không sinh ra mới gọi là không bị hủy diệt mà thôi. Vì thế mới có câu Hữu sinh, hữu tử, hữu luân hồi.
Vô sinh, vô tử, vô luân hồi. Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên. Nhân quả luôn luôn có sự tương quan mật thiết với nhau và ngay trong nhân đã có quả và ngay trong quả đã có nhân. Vì thế từ nhân đến quả và từ quả đến nhân phải có sự chuyển hóa ấy liên quan với nhau rất chặt chẽ, chính sự tương quan chuyển hóa liên tục ấy mà sự tuần hoàn của trời đất, vũ trũ được điều hòa bằng không sẽ tạo sự bất hợp, rối loạn.
Hiện tượng nhân quả thường phải qua một thời gian chuyển hóa và thời gian ấy dài, ngắn còn tùy ở sự kiện, sự vật, sự tác động. v.v...
Vi trùng đột nhập cơ thể phải qua một thời gian mới tàn hại được cơ thể, sự chuyển hóa của bào thai trong bụng người mẹ phải qua một thời gian, sự chuyển hóa từ tuổi trẻ đến tuổi già cũng phải trải qua một thời gian.v.v... Đôi khi từ nhân đến quả có thể xảy ra rất nhanh hay rất chậm chạp như sự tác động của hai luồng điện âm dương phát sinh dòng điện, sức nóng hay xẹt ra lửa hoặc phát ra ánh sáng.v.v... hoặc hiện tượng tạo sơn, nổi núi, hiện tượng xâm thực trong thiên nhên...
Hiện tượng nhân quả thấy rõ trong thiên nhiên:
- Hiện tượng địa chất: Đây là những hiện tượng xuất hiện chậm chạp như hiện tượng đất bồi, hiện tượng xâm thực, xói mòn của gió, của nước lên đất đai, núi đồi. Có khi phải mấy triệu năm mới chuyển biến thấy rõ kết quả từ nhân đến quả như tạo sơn (nổi núi). Sự sồi, sụt của đáy biển, biển rút khỏi lục địa hay biển chiếm lục địa. Đọc các giai đoạn phát sinh sự sống và sự hình thành quả đất chúng ta mới thấy nhân và quả liên quan tác động lên nhau qua một thời gian rất dài có khi hàng triệu hay hàng tỷ năm.
Ngoài ra còn có những hiên tược xuất hiện nhanh chóng như gió mạnh gây ra sóng lớn, bão tố, Nguyên nhân (Nhân) tạo ra gió (Quả) là sự chuyển dịch mau lẹ mạnh mẽ của không khí. Gió phát sinh là do không khí ở vùng nào đó bị loãng khiến không khí của vùng kế cận chuyển đến để bù 
đắp và sự chuyển động lớn của không khí như vậy đã phát sinh ra gió bão... Sất sét phát sinh là do hai luồng điện âm dương từ các đám mây đến gần nhau. Lụt lội phát sinh do mưa nhiều, nước không thoát kịp dâng cao. v.v... Mưa là do hơi nước bốc lên gặp lạnh tạo thành mây rồi thành mưa. v.v...
- Hiện tượng sinh vật học. Các sinh vật từ vi trùng, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc vớ`i kích thước vô cùng nhỏ bé đến các loài sâu, kiến, chim chóc, trâu bò, voi ngựa và loài người cũng đều chịu luật Nhân quả chi phối. Nhân và quả ấy luôn luôn tuân theo một quy luật chặt chẽ đó là nhân nào quả ấy. Từ sinh vật li ti cho đến loài to lớn, loài nào sinh loài đó như voi kết hợp (Nhân) với voi sẽ sinh ra voi con (Quả). Voi con qua một thời gian sẽ lớn lên, khi trưởng thành lại kết hợp với một voi khác (cùng loài) để lại sinh ra voi.
Ở thực vật cũng vậy từ những loài rất nhỏ phải nhìn qua kính hiển vi đến những loài to lớn như Thông, Tùng, Bác, Đại Thọ. v.v... cũng đều trải qua các giai đoạn chuyển hóa của Nhân và quả. Hạt bí (Nhân) gieo xuống đất sẽ nẩy mầm, phát triển thành cây Bí (Quả), cây lúa cây táo, cây cà chua cũng vậy loài nào sinh ra loài đó. Khi cây lớn lên lại sinh hoa kết quả tiếp tục.
Ở đây còn thấy rõ thời gian, giai đoạn chuyển biến từ nhân đến quả có khi rất lâu dài tạo thành một vòng chuyển biến mà các nhà sinh vật học gọi là chu trình và trong mỗi chu trình hóa, thoạt nhìn qua tưởng chừng như phức tạp riêng rẽ khác nhau nhưng thực sự cái chung nhất đều nằm trong cái thành, trụ, hoại, không, sinh, lão, bệnh tử để rồi chuyển vòng trở lại theo luật luân hồi, tái sinh.
Schoperhauer đã viết: "Cái tượng trưng đích thực của thiên nhiên ở muôn nơi và muôn thuở vẫn là cái vòng tròn bất diệt. Cái vòng tròn đó là biểu thức của sự xoay vần, trở lại có định kỳ. Đó là hình thức phổ biến nhất trong thiên nhiên, một hình thức phổ quát mà thiên nhên thể hiện ở mọi sự vật, từ sự chuyển vận của các thiên thể, các hành tinh trong vũ trụ, cho đến sự sống chết của các sinh vật. Chính nhờ sự trở lại nầy mà duy trì được đời sống trường tồn."
... Người và vật có chết đi thì đó cũng chỉ là hiện tượng bề ngoài vì bản thể đích thực của chúng vẫn tồn tại suốt thời gian ấy.
Đối với người Đông phương, thuyết Luân hồi xuất hiện từ lâu, và trong dân gian luật quả báo luân hồi được xem như là điều tự nhiên. "Làm ác gặp ác", "Ở hiền gặp lành", "Để đức lại cho con". v.v... là những câu bình thường trong ý tưởng và trên cửa miệng mọi người nhất là những người bình dân, dù họ không phải là người theo Phật giáo. Trái lại, đối với người Tây phương, thuyết Luân hồi vẫn còn nhiều xa lạ với họ cách đây mấy thế kỷ. Chỉ gần đây, khi những nhà Tâm lý học. Sinh lý học, các nhà khoa học họ bắt đầu đi sâu vào vấn đề nghiên cứu các hiện tượng tái sinh kỳ lạ mà thỉnh thoảng xuất hiện trong cuộc sống thì vấn đề mới được khơi dậy và từ đó sự tìm hiểu bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn và dĩ nhiên dù muốn dù không, các nhà khoa học cũng phải tiến sâu vào lãnh vực nghiên cứu thuyết luân hồi, tái sinh, nghiệp quả... của đạo Phật. Đã từ lâu đối với người Tây phương, hiện tượng tái sinh quả thật là một hiện tượng lạ lùng nếu không muốn nói là kỳ quái và đôi khi được gán cho là chuyện huyền hoặc đầy vẻ mơ hồ mê tín. Đối với tín đồ Ky Tô giáo thì hiện tượng tái sinh lại càng khó được chấp nhận và được coi như là "một trong những loại tín ngưỡng ngoại đạo."
Tuy nhiên, mặc cho sự bài bác, chống đối, chỉ trích hiện tượng liên quan đến sự luân hồi, tái sinh vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi và 
đối với con người, tái sinh vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi và đối với con người, không hiếm những trường hợp tái sinh đã xuất hiện ở các quốc gia: Không riêng ở Ấn Độ mà Việt Nam, Trung Hoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Tích Lan, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, A Phú Hãn, An, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ý, Đan Mạch, Hòa Lan, Liban và ở cả những dân tộc khác như người da đỏ ở Bắc Mỹ châu chẳng hạn. Các hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều là những bằng chứng rõ ràng về sự kiện tái sinh, tiền kiếp và cũng chính những bằng chứng nầy đã khiến có sự xích lại gần nhau hơn của các triết gia, các học giả, các nhà khoa học mà phần lớn người Tây phương trong vấn đề hợp tác, tìm hiểu, nghiên cứu hiện tượng các hiện tượng liên quan đến tái sinh, luân hồi.
Chưa bao giờ các nước Tân Phương lại xuất hiện vô số nhà nghiên cứu, đi sâu vào vấn đề tái sinh, luân hồi như hiện nay, cũng như chưa bao giờ đề tài thuộc lãnh vực nầy lại được thảo luận với tính cánh nghiêm túc qua các cuộc hội thảo, diễn thuyết, thuyết trình hoặc qua báo chí, sách vở nhiều như bây giờ. Điều đáng nói là những người hăng hái, say mê nhất và 
đi sâu vào lãnh vực luân hồi tái sinh lại là những Bác sĩ y khoa mà nổi tiếng phải kể đến Bác sĩ Ian Stevenson (Đại học Virginia), Bác sĩ Bruce Greyson, nữ Bác sĩ Elizabeth Kubler Ross, nữ Bác sĩ Edith Fiore, Bác sĩ R.J.Staver. Bác sĩ R.B.Hout, Bác sĩ Ahdrey Butt, Bác sĩ Raymon Moody, Bác sĩ C.G.Jung. Bác sĩ Schultz, Bác sĩ Wiltse. Bác sĩ A.J.Davis v.v... Nếu kể về các Y Bác sĩ đã tham gia vào việc nghiên cứu hiện tượng tái sinh, luân hồi thì danh sách nêu ra sẽ rất nhiều và bên cạnh đó còn có thêm các nhà khoa học khác tiếp tay như Tiến Sĩ Carl Jung, một Khoa học gia nổi tiếng trên thế giới. Tiến sĩ Rhine, nhà Khoa học đã mạnh dạn tiên phong trong vấn đề nghiên cứu hiện tượng siêu linh, người đã phát triển ngành Siêu tâm lý (Metapsychique hay Parapsychologie). Tiến sĩ Micheal Sabom (người mà trước đó đã bác bỏ hiện tượng tái sinh, cho đó là điêu huyền hoặc) là một nhà khoa học bảo thủ nhất nhưng lại là người đã ủng hộ thuyết tái sinh. Đó là chưa kể các Giáo sư tại các Đại học Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Trong đó có các giáo sư như Carol Zaleski, Daniel Dennette, Ernst Benz. Giáo sư Tiến sĩ Werner Borin, nữ giáo sư Diane Kemp, giáo sư Crado, Balducci. Giáo sư Tiến sĩ Kenneth Ring v.v.. Ngoài ra còn vô số các nhà phân tâm học, Tâm lý học và đặc biệt là những nhà nghiên cứu về thôi miên, trong có Tiến sĩ vật lý nổi tiếng người Pháp là Patrick Drouot đã áp dụng phương pháp thôi miên để đưa con người đi về quá khứ xa xăm của mình. Cái quá khứ vượt khỏi đời người hay gọi là Tiền kiếp. Nữ Bác sĩ Edith Fiore cũng là người đã dùng thôi miên để giúp bệnh nhân thấy lại tiền kiếp của mình. Cuốn sách quy tụ các công trình của bà là cuốn "Bạn đã sống nơi nầy trước đây" (kiếp trước) (You have been here before) đã làm bà nổi tiếng và đã thôi thúc thêm các nhà khoa học mạnh dạn hơn trong việc tiến sâu vào nghiên cứu vấn đề tái sinh. Đặc biệt hơn nữa là Nữ tiến sĩ Helen Wambach với tác phẩm biên soạn công phu có giá trị viết về vấn đề kiếp trước (life before life) trong đó ghi lại hàng trăm trường hợp lạ lùng có thật về hiện tượng Tái sinh, luân hồi đã xãy ra. Những sự kiện nầy đã khám phá được nhờ phương pháp thôi miên để đưa con người vào giấc ngủ gọi là giấc ngủ thôi miên và qua giấc ngủ ấy, họ đã thấy lại những gì về đời sống ở kiếp trước của họ. Như thế nhờ thuật thôi miên hổ trợ mà tiền kiếp của mỗi con người được hiện ra giống như một cuốn phim chiếu lại. Hiện nay các công trình nầy đã và đang phát triển mạnh trên khắp thế giới. Nhiều sách vở, tài liệu đề cập đến vấn đề nầy được rất nhiều nhà nghiên cứu biên soạn như Col Albert de Rochas, Bác sĩ Alexander cannon, Bác sĩ Jonhathan Rodney, Henry Blythe, Bác sĩ Stevenson, Arnoll Bloxom, Morey Berenstein, Johnathan Rodney v.v...
Trong cuốn Many Mansions của Gina Cerninira, cuốn The next world and the Next hay cuốn Out of the body experiences của Robert Crookall, cuốn Born Again, Again (Tái sinh) của John Van Auken, cuốn Reincarnation (Sự luân hồi, Tái sinh) của Lynn Sparrow và Violet Shelley hay trong In search of the Dead (Nghiên cứu về cái chết) của Jeffrey Iverson... đều nêu lên trường hợp có thật về sự tái sinh. Các tài liệu giá trị và trung thực nầy đã được xem là những bằng chứng rõ ràng chứng minh sự luân hồi tái sinh là có thật. Những cuốn sách điển hình vừa nêu trên chỉ là một phần, nhỏ trong hàng ngàn cuốn sách trình bày lý giải về những gì thuộc tiền kiếp con người. Sách được biên soạn bởi các tác giả có uy tín, phần lớn là những nhà Khoa học, các nhà Sinh lý học, Tâm lý học, các nhân vật nổi tiếng trong giới y khoa, điều đó nói lên được phần nào sự thật đáng lưu tâm của vấn đề từ lâu bị ngộ nhận là mê tín và mơ hồ.
Tuy nhiên không phải tất cả giới khoa học đều chấp nhận hay lưu tâm đến vấn đề tái sinh, về những gì gọi là tiền kiếp và hậu kiếp. Hiện nay vẫn còn nhiều và rất nhiều nhà khoa học (và ngay cả một số không ít những con người bình thường có nghĩa không phải họ là những nhà khoa học) không thừa nhận có sự tái sinh hoặc nếu có quan tâm thì cũng ở trạng thái hoài nghi mà thôi. Điều dễ hiểu chính là nguyên nhân tự nhiên rằng với tinh thần khoa học, khó mà không cho phép con người có thái độ hay nhận thức bất hợp với hiện tượng luân hồi không nằm trong phạm vi của lý trí con người cũng như không thể chứng minh trong phòng thí nghiệm. Thật vậy, cho đến nay, mặc dầu sự kiện vẫn xảy ra đều đều ở khắp nơi trên thế giới về điều mà rõ ràng sự tái sinh đã được thể hiện. Nhưng cái khó là ở sự nhận thức. Vì làm thế nào để thấy được sự tái sinh và chứng minh một cách rõ ràng. Từ lâu các nhà Khoa học cho rằng con người nếu có được sự tái sinh thể hiện qua các trường hợp được coi là biểu hiện cho sự luân hồi thì sự thấy hay sự nhận thức ngoại giác quan cả. Mà quả thật con người chỉ có được khả năng nhận thức theo ngũ quan hiện có của mình mà thôi. Vì thế đối với một số lớn nhà Khoa học cũng như những người không tin vào hiện tượng tái sinh thì nhựng gì mà từ lâu con người cho rằng thuộc về hiện tượng luân hồi, tiền kiếp đều là những hiện tượng do tưởng tượng, do sự thêu dệt, trùng ngẫu hoặc đôi khi tạo dựng vì mục đích nào đó chớ không có thực.
Trong khi đó, những người đã và 
đang nghiên cứu, tìm hiểu hiện tượng luân hồi, tái sinh cũng cho rằng: Sự nhận thức của con người về hiện tượng tái sinh quả thật có nhiều trở ngại. Lý do là con người chỉ nhận thức sự kiện qua năm giác quan giới hạn của mình chớ không thể vượt ra khỏi năm giác quan ấy.
Theo Pierre Lecomte de Noiiy, nhà Bác học nổi tiếng thế giới thì "Ngay cả những hình ảnh mà ta thấy, ta biết hay tự tạo về vũ trụ thì đôi khi cái vũ trụ ấy chỉ là cái vũ trụ tự tạo của ta qua bộ não của con người. Những hình ảnh có được sẽ bị lệnh lạc đi gấp đôi do hệ thống giác quan của con người tác động vào. Từ đó sự hiểu biết trở nên chủ quan vì tùy thuộc vào giác quan và bộ não. Như thế thì những gì mà khoa học giải đáp cho con người hiểu rõ thường tùy vào cơ cấu của giác quan và bộ não nên bị cái giới hạn tuyệt đối là dựa vào nhiều định luật thống kê mà không lưu tâm tới những hiện tượng cơ bản cá tính. Điều đó đã cản trở con người phần nào trong việc tiến sâu vào việc khám phá thêm những gì thuộc về sự tiến hóa và trật tự của vũ trụ...
Nếu con người chỉ dựa vào năm giác quan mình để nhận thức sự vật, hiện tượng thì con người chỉ nhận được những chân lý tương đối mà thôi. Phương pháp của Khoa học chính là phương pháp thực nghiệm vì dựa vào sự quan sát những hiện tượng cũng như phân tách, diễn dịch. Tuy nhiên khi gặp những hiện tượng có tính cách siêu hình khó giải thích vì phương pháp thực nghiệm không áp dụng được ở lãnh vực nầy thì siêu hình được xem như thoát ra ngoài thực tại và giác quan giới hạn của con người không đủ khả năng để quan sát, nhận thức. Các nhà khoa học thường có cái tự hào về những gì gọi là Khoa học thực nghiệm. Họ chỉ tin vào những gì mà họ thấy và biết qua các giác quan của mình, giác quan của con người. Vì thế mà không lạ gì khi một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng lại gật gù khoái trá tuyên bố rằng: "Tôi chưa bao giờ thấy được linh hồn ở mũi dao mổ của tôi cả". Theo Pierre Lecompte de Noiiy thì "làm sao mà khi mổ xẻ một đĩa hát, ta lại có thể bắt gặp tiếng hát của Caruso ở đấy được?"
Con người lỗi lạc Ch.Eug.Guye đã có lần phát biểu như sau: "Con người chỉ có thể thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa của hiện tượng vật lý, hóa ngày nào ta biết được mối liên hệ kết hợp nó với hiện tượng Tâm lý và Tâm linh có thể đi đôi với nó ở cơ thể sinh vật" (Nguyễn Hữu Trọng dịch từ Entre savoir et croire của Pierre Lecompte de Noiiy).
Bao lâu con người còn khăng khăng cho rằng sự giải quyết mọi vấn đề phải chứng minh bằng khoa học thực nghiệm thì trong tự nhiên vẫn còn vô số hiện tượng mà các nhà khoa học sẽ không thể chứng minh được và khi đó những hiện tượng ấy lại vẫn còn bị cho là vô lý, huyền hoặc, mơ hồ hoặc có tính cách tôn giáo, trừu tượng. Từ những nguyên nhân xa, gần trên mà ta thấy rõ được rằng: Ta không thể tìm cách để đưa vấn đề có tính cách "Huyền bí" như vấn đề Tiền kiếp, Hậu kiếp, vấn đề Tái sinh Luân hồi đi vào khoa học được, vì cho đến nay, thật sự vấn đề nầy trước nhất chưa phải là vấn đề mà khoa học chấp nhận dễ dàng vì có những vấn đề cần được chứng minh nhưng phương pháp khoa học thực nghiệm lại không thể tiến hành trên các hiện tựơng về tái sinh cũng như sự kiện nầy không thể đưa vào phòng thí nghiệm, và cũng không thể hiện rõ qua các giác quan có tầm mức giới hạn của con người. Hơn nữa trên thế giới, không thiếu những con người đưa khoa học lên hàng Tôn giáo. Cái gì cũng đều phải là khoa học mới đúng, mới có thật. Ngày xưa hiện tượng thần giao cách cảm hay thôi miên đều bị xem như những trò mê tín dị đoan. Ngày nay các nhà Khoa học đã chấp nhận Phân tâm học là một khoa học. Ngày xưa khi nói ảnh hưởng tinh tú lên con người hay toàn bộ sinh vật là 
điều huyền hoặc, vô lý mơ hồ thì ngày nay chính xác các nhà khoa học nhất là các nhà Khoa học Nga lại đề cao và gọi nó là Thời học sinh, là Nhịp điệu học sinh. Điều cần nhớ là như nhà khoa học nổi danh Fritjov Carpra đã phát biểu, rằng những hiện tượng mà ta nghe được, thấy được, thường chỉ là những hậu quả chứ không bao giờ là bản thân của những hiện tượng mà ta đang cố công tìm kiếm. Ngày nay con người tự hào đã tìm ra và đi sâu vào thế giới nguyên tử, siêu nguyên tử nhưng thật sự con người chưa hoàn toàn thấy, biết rõ rằng bản thân thế giới nhỏ bé nầy vì chúng làm ngoài sự nhận thức của ngũ quan giới hạn của con người. Nhưng dù cho con người có tận dụng đến những máy móc tinh xảo để quan sát sâu xa hơn thì cái tận cùng sâu thẳm và nguyên nhân sau cùng làm phát sinh chúng cũng khó mà biết rõ hết được. Thật ra, khi đi sâu vào thế giới bên trong của hạt nguyên tử và tìm hiểu cấu trúc của chúng tức là khoa học đã từng bước qua lằn ranh giới của cảm quan con người và lúc đó nếu khoa học vẫn bảo thủ cái khoa học theo ý nghĩ hoàn toàn của mình thì khó lòng để tiến sâu hơn nữa vào tận cùng của sự khám phá... Nhưng dù sao, đối với các nhà khoa học, ngay từ thế kỷ 20, cái thế thế giới quan của họ đã bị rung chuyển vì những khám phá về nguyên tử đã khiến có sự đổi thay lớn về những khái niệm không gian, thời gian, vật chất và cả hiện tượng nhân quả. Và cũng từ đó các nhà khoa học mà phần lớn đều đã có cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới, vũ trụ, con người... Ngày xưa, qua vật lý học cổ điển, thói quen suy nghĩ trong đầu óc con người, ngay cã những nhà khoa học lỗi lại lúc đó cũng cho rằng không gian rỗng không và vật thể là lại rắn chắc di chuyển trong không gian trống ấy. Ngày nay ý niệm không gian và vật chất kiểu đó đã dần dần bị lỗi thời và mất ý nghĩa. Đối với nguyên tử ngày xưa được xem như là một vật vô cùng nhỏ và cứng chắc, về sau nhờ Rutherford mà phát giác ra rằng nguyên tử là vùng không gian rộng lớn hay một thế giới mà trong đó có hiện diện những hạt rất nhỏ gọi là điện tử xoay quanh một hạt nhân. Ngày xưa nói đến vi trùng gây bệnh không ai tưởng tượng ra nổi vi trùng là gì. Đã có biết bao nhà khoa học ngày xưa cho rằng thịt sinh ra giòi, bùn sinh ra giun, sưong mù sinh ra bướm và họ lập ra thuyết Tự nhiên sinh. Rồi khi kính hiển vi ra đời, lúc đó mới thấy rõ vi trùng là có thật và thuyết tự nhiên sinh là cả một sai lầm lớn lao... Do đó những gì chưa nắm vững được, chưa rõ được, những gì chưa chứng minh ngay được thì tốt nhất là cần bình tâm tìm hiểu, chưa nên vội vàng quả quyết sai hay đúng vì một ngày nào đó sự thật sẽ là sự thật vì tìm chân lý và nói đến chân lý là vấn đề không phải dễ dàng nhất là khi con người (dù tài năng đến mấy thì vẫn phải chịu một giới hạn nào đó trong vấn đề tìm hiểu vũ trụ tự nhiên) muốn đi sâu vào thiên nhiên, vật chất để quyết khám phá tìm hiểu đến tận cùng của sự vật và hiện tượng thì con người vẫn còn khó mà thấy được những "viên gạch cơ bản" (buiding blocks) (theo như nhà khoa học Fritjov Carpa đã nói) riêng biệt mà chỉ thấy phức tạp rắc rối như một mạng lưới liên kết các phần của một cái toàn thể.
Hiện tượng tái sinh, luân hồi cũng vậy, đó là một hiện tượng vượt ra ngoài phạm vi của Lý trí và sự Hiểu biết của con người. Mặc dầu trên thế giới đã xảy ra vô số trường hợp nói lên sự thật về hiện tượng nầy nhưng không ai dám chắc hay khẳng định rằng hiện tượng tái sinh là có thật vì theo yêu cầu của ý muốn con người ở thời đại hiện nay là phải có sự chứng minh rõ ràng. Ông cũng chỉ phát biểu đại ý rằng các hiện tượng, các trường hợp mà ông sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu đã góp phần vào việc nghiên cứu và hy vọng trong tương lai, vấn đề Luân hồi tái sinh sẽ trở thành một vấn đề tự nhiên như bao nhiêu vấn đề sẽ trở thành một vấn đề tự nhiên như bao nhiêu vấn đề liên hệ đến cuộc đời cửa con người vậy. Trước đó, tại Hoa Kỳ cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu hiện tượng liên quan đến tiền kiếp. Ông Edgar Cayee là một người Hoa Kỳ có khả năng biết được kiếp trước của người nào đó bằng phương thức dùng thôi miên gọi là cuộc soi kiếp. Kết quả ông đã thực hiện ở khoảng 30.000 trường hợp kể rõ rằng về tiền kiếp cho thấy có sự luân hồi tái sinh.
Riêng đối với Albert Einstein, nhà bác học với thuyết Tương đối nổi tiếng đã phát biểu như sau khi được hỏi về vấn đề Nhân quả: "Càng ngày, con người càng tin vào luật Nhân quả và ngay cả khoa học cũng đang tiến dần vào việc xác nhận sự kiện nầy là có cơ sở. Riêng tôi, tôi tin vào luật Nhân Quả".
Cuốn sách nầy chủ ý được viết không ngoài mục đích là trình bày một số vấn đề liên quan đến hiện tượng Nhân Quả, Tái sinh. Hy vọng rằng với mấy trăm trang sách đơn, sơ, độc giả vẫn có được một sự kiện lạ lùng mà ngay cả chính bản thân mình đôi khi cũng gặp phải trong đời và một số thắc mắc từ muôn nơi, muôn thuở về những gì liên hệ đến hiện tượng Luân hồi tái sinh cũng sẽ được giải đáp phần nào.
Đọc hết quyển sách, chắc hẳn độc giả sẽ hoặc hài lòng về một số vấn đề đã được nêu ra. Đó chính là 
điều khó tránh vì sự lãnh hội và phê bình là những cái mà độc giả hoàn toàn tự do. Tác giả chỉ hy vọng đóng góp một phần rất nhỏ vào lãnh vực nghiên cứu hiện tượng Luân hồi. Tái sinh, một lãnh vựv mà ngày nay, không riêng gỉ các nhà tôn giáo mà cả các nhà khoa học cũng đã quan tâm, vì đó là một dữ kiện cần được nghiên cứu và kiêm nhận.
Khi viết quyển sách nầy, tác giả may mắn đã có được khá nhiều thuận lợi về nhiều mặt nhất là vấn đề tài liệu. Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm tạ Thượng toa Thích Trí Hải ở chùa Hải Đức (Nam Giao Huế) đã gởi tặng bức ảnh (chụp năm 1958) Sư Phước Huệ chụp chung với viên Kỹ sự Frank. M. Balk (người con tiền kiếp) để chứng minh cho câu chuyện lạ lùng có thật ở Việt Nam.
Ngoài ra tác giả cũng xin cảm tạ Linh mục T.H. Châu, Sư huynh Thanh Đức. Thượng tọa Thích Chánh Lạc, Thượng tọa Thích Giác Lượng đã góp ý, phê bình, khuyến khích và giúp một số tài liệu. Tác giả cũng không quên cám ơn ông Đoàn Văn Hai, nhà giáo và cũng là nhà sưu tầm biên soạn ở Huế đã cung cấp nhiều tài liệu quý giá cũng như đã liên lạc với quý thầy tại chùa Phước Huệ để ghi lại các sự kiện về Sư Phước Huệ để gởi sang. Tác giả cũng ghi nhận hảo ý của anh Nguyễn Huy Trực ở Cali đã vui lòng giới thiệu một một số sách một số sách liên hệ đền đề tài Tái Sinh, Luân hồi. Ngoài ra còn có nhã ý giới thiệu anh Ngô Văn Hoa ở Montreal dịch giả cuốn Have We Lived beford của Linda Atkinson (1982). Chính dịch giả cũng đã từ Montreal viết thư qua khích lệ khi biết tác giả đang biên soạn cuốn sách nầy và 
đã cung cấp khá nhiều tư liệu quý giá.
May mắn nhất là những tư liệu tranh ảnh trong công trình biên soạn cuốn Medical Curiosities của hai nhà khoa học George M.Gould (AM.MD) và Walter L.Pyle (AM.MD) do nhà xuất bản Hammond Hoa Kỳ phát hành năm 1983. Đây là những tư liệu tranh ảnh rất có giá trị, giúp góp phần vào sự tìm hiểu và giải đáp về vấn đề Luân hồi nghiệp báo. Những tư liệu đặc biệt của nhà nghiên cức Jeffrey Iverson trình bày những trường hợp có thật về hiện tượng tái sinh cũng như những trường hợp lạ lung mà Đ.Đ. K. Sri Dhammananda thu thập được khắp nơi trên thế giới (Minh Tuệ - 1974). Ngoài ra còn nhiều tư liệu tranh ảnh, sách báo trong và ngoài nước ũng được thu thập để minh họa cho đề tài Tiền Kiếp và Hậu Kiếp.
Vì nhiều khó khăn trở ngại, chúng tôi không thể tiếp xúc hay liên lạc được với tát cả tác giả của những tác phẩm, những tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng, đó là một điều đáng tiếc. Rất mong quý vị hoan hỉ bỏ qua những thiếu sót lớn lao ấy. Tuy nhiên, để được rõ ràng về nguồn gốc tư liệu, chúng tôi luôn luôn ghi chú đầy đủ xuất xứ của những tư liệu ở những đoạn trích đăng hay dưới các tranh ảnh. Các tư liệu trích dẫn còn được ghi chú rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo nơi cuối sách.
Cuốn sách nhỏ nầy không thể chứa đựng đầy đủ những chi tiết quan trọng. Mặc dầu vậy, chúng tôi cũng hy vọng giúp bạn đọc phần nào có được vài ý niệm về Luân hồi tái sinh.
Dù tác giả đã cố gắng thật nhiều trong khi soạn thảo cuốn sách nầy, nhưng chắc chắn lần xuất bản đầu tiên sẽ có nhiều sai sót. Rất mong được sự sự đóng góp tài liệu và chỉ giáo thêm của quý vị độc giả xa gần để hy vọng lần xuất bản sau được đầy đủ hơn.
Đoàn Văn Thông

Chương 1
Luân Hồi, Tái Sinh Là Gì?
Luân hồi hay tái sinh là sự chuyển hóa sự sống của một sinh vật qua nhiều kiếp theo sự tái sinh. Đây chính là triết thuyết tôn giáo được phát triển cách đây đến mấy nghìn năm. Thuyết nầy bàng bạc trong dân gian, khắp nơi trên thế giới, ở Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, nhất là Ấn Độ. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học (theosophy) đều đề cập đến vấn đề nầy... thuyết luân hồi lan truyền hầu như toàn bộ các nước ở Châu Á. Người Tây phương hiểu luân hồi qua từ Metempsychosis, Tranmission hay Reincarnation. Theo Webster's New World Encylopedia (1992) thì thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết, linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể nầy qua cơ thể khác từ dạng nầy qua dạng khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.
Thuyết luân hồi hay tái sinh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóa từ một thân xác nầy sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ cũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyển sinh, đầu thai (transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ thân xác nầy để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại.
Theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phản ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấy từ Phạn ngữ là Samsàra.
Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh.
Theo thuyết của Phật giáo có mười nghiệp dữ (sát sinh, trộm cắp, dâm dật, tham muốn, tức giận, si mê) đối lại với mười nghiệp dữ có mười nghiệp lành như không giết hại, không tham lam trộm cắp, không giận hờn, không mê muội...) nếu khi sống tạo nghiệp ác thì khi chết phải chịu luân hồi tái sinh vào thân phận kẻ chịu khổ đau vì phải trả cái nghiệp xấu ấy. Nếu khi sống tạo nghiệp lành, thì khi chết sẽ luân hồi đầu thai vào thân xác mới có đời sống sung sướng tốt lành hơn. Nói tóm lại tất cả những gì mà bản thân đang phải trải qua ở hiện tại chính là kết quả của những nghiệp gì mà kiếp trước bản thân đã làm. Và tất cả những gì mà hiện tại bản thân hành động thì đó sẽ là cái nghiệp được tạo lập trong hiện tại để có nghiệp báo ở tương lai tức là sư báo ứng của việc mình làm.
Các nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi tái sinh lúc đầu tưởng rằng thuyết nầy chỉ phát triển ở các nước Á Châu, nhất là vùng Đông Nam Á. Nhưng dần dần họ khám phá ra rằng không riêng gì ở vùng Á Châu mà ở các nước Ai Cập, Hy Lạp cổ đại như nơi vùng ốc đảo xa xăm, thuyết nầy vẫn bàng bạc trong dân chúng và cả người dân Da đỏ cũng thường tin vào thuyết tái sinh. Các nhà nghiên cứu hiện tượng luân hồi lúc đầu rất ngạc nhiên về sự trùng hợp lạ lùng của một số lớn người Da đỏ ở Bắc Mỹ Châu giống một số lớn người dân Châu Á về niềm tin có sự tái sinh. Nhưng khi xét về mặt địa lý họ thấy không có gì đáng ngạc nhiên vì thời đại Băng Hà, Á Châu và Mỹ Châu đã dính liền với nhau một cách tạm thời từ hai vùng Tây Bá Lợi Á (Siberia) và Alaska. Lúc bấy giờ người Á Châu đã liên lạc được với vùng Bắc Mỹ qua ngả nầy và ngay cả một số loài thú cũng vậy. Bác Sĩ Mills đã đưa ra những điểm tương đồng về sự kiện nầy như sau.
Người Tây Tạng tin rằng, vì Phật Sống Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăm dắt và che chở cho dân tộc họ. Cũng vậy, những người Da đỏ Bắc Mỹ Châu tin rằng vị Tù Trưởng bộ lạc đôi khi chọn sự đầu thai trở lại để giúp đỡ những người trong thị tộc. Ngày nay, một số tôn giáo khác tuy nhiên một số người dân ở đây vẫn còn tin vào sự tái sinh. Thường thì họ suy đoán qua giấc mộng, qua lời nói bất chợt của người trong nhà, nhất là của đứa bé. Sự trùng hợp về hình hài, cử chỉ, hiện tượng v.. v... đều được chú ý cẩn thận. Đôi khi họ còn tin tưởng rằng người chết hiện về dù trong giấc mộng cũng bao hàm ý tưởng là họ sắp đầu thai trở lại. Đôi khi họ còn để ý qua dấu bớt, vết sẹo trên da của trẻ sơ sinh. Nếu giống với dấu vết mà người đã chết trước đó có thì có thể nghĩ rằng người ấy đã lại tái sinh. Cũng có khi họ quan sát đứa trẻ về cách cư xử, ăn ở của nó. Nếu giống với người đã chết thì đó là 
điều đáng quan tâm. Nhiều người trước khi chết thường trối trăn lại lời ao ước muốn hay không muốn được sinh ra lần nữa.
Ý Nghĩa Sâu Xa Của Hai Chữ Luân Hồi.
Chữ luân hồi còn được hiểu rộng nghĩa hơn nữa khi nhắc đến thuyết Linh Vật (Animism). Bách khoa tự điển cho field Enterpises Educational corporation (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1961 ghi rằng thuyết Linh Vật tin tưởng rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều có tính linh và cũng chịu luân hồi nhân quả. Mọi sinh vật đều có linh hồn, Ngay cả con người có vị thế tối cao trong các loài đôi khi vẫn phải tái sinh làm loài thú như ngựa, bò heo tùy theo những gì mà người ấy đã tạo trước đó. Cái mà người ấy đã gây ra được gọi là nghiệp. Theo D. T. Suzuki nhà tâm lý, triết học nổi danh thế giới, khi nghiên cứu về vấn đề tái sinh từ người qua loài thú đã ghi nhận rằng "cái mà ta gọi là những nghiệp có thể xem như tương đương với những bản tính mà ta thường thấy từ những con vật ấy". Từ đó ông nêu lên những thí dụ như có những con người lúc sống đã có những hành động, cử chỉ, cách sống biểu lộ qua những gì gọi là "thói"1 thì khi chết có thể tái sinh thành con vật có những đặc tính tương tự. Như kẻ phàm ăn, tục tĩu, thô lậu, xấu xa, hèn hạ, dơ bẩn, sau khi chết có thể họ sẽ tái sinh thành loài heo. Trái lại những kẻ khi sống thường ranh mãnh mưu lược, ganh tỵ, thâm hiểm, xảo quyệt... sau khi chết có thể chuyển sinh thành chồn cáo, chuột, khỉ. v. v... lý luận nầy mới nghe qua sẽ không hiếm cho là kỳ quặc mơ hồ. Cũng có lý luận ngược lại rằng những người khi sống có những tướng cách ấy là hình ảnh của loài vật thấp hèn ở tiền kiếp. Những thuyết luân hồi tái sinh thật sự đã trình bày sự việc vấn đề một cách chi li, phức tạp như đã nói và ai trong chúng ta dù không tán thành, đồng ý nhưng cũng ít nhất một lần trong cuộc, sẽ tự hỏi tại sao trong đời lại có những người hình dáng, cử chỉ, hành động, cách sống giống loài thú? Có người khi nằm ngủ co quắp hay co co rúm lại, có người ngáy vang như sấm, có những đi như rắn bò, có người cười như ngựa hí, có kẻ gương mặt luôn luôn nhăn nhó như loài khỉ hay hằn lên nét mặt dữ tợn, với đôi mắt trắng dã, gườm gườm như ác thú. Có người khi ngồi có tư thế như cọp heo hày giọng nói to, sang sảng như tiếng thú gầm vang? Phải chăng đó là những loài thú ở các kiếp quá khứ và hiện tại mang kiếp người nhưng vẫn chưa thoát hẳn một số chi tiết của loài thú? Những kẻ giết người, những kẻ tra tấn người không gớm tay, những đao phủ, luôn cả những đồ tể (những kẻ giết súc vật) phần lớn hiện rõ ác tính trên cử chỉ dáng đi, giọng nói và nhất là gương mặt; thường thì đi lầm lũi (như cảm nhận được cái xấu xa tàn ác của mình nên không thể biểu lộ được sự thanh thản, yên tĩnh của tâm hồn), đôi tay thường nắm lại, như thủ thế, đặc biệt đôi mắt trắng đã lộ nhãn có nhiều đường gân máu tràn cả lòng trắng và lan vào tròng đen. Có điều kỳ dị là những người nầy gần như hầu hết đều có con mắt lồi hay tròng đen treo để lộ 3 phần trắng trong mắt gọi là tam bạch đản hoặc xuất phát, biểu lộ ác tính dã man không có chút tính người qua lời nói như năm 1992, tại Hoa Kỳ, tên sát nhân kỳ dị, dã man chuyên ăn thịt người tên là Jeffrey Dahmer mặc dầu bị bắt hắn vẫn không tỏ dấu ăn năn tội lỗi mà còn tuyên bố: "Nếu có cơ hội, tôi sẽ giết, phân thây và ăn thịt những ai mà tôi bắt được!"
Tên sát nhân Jeffrey Dahmer nầy đã giết 17 người vô tội và ăn thịt rất nhiều người.
Mặc dầu là một con người nhưng rõ ràng hắn còn kém xa thú vật nếu xét về mặt tiến hóa của chủng loại về sự phát triển của tư duy tỉnh cảm.
Vấn đề thú có thể chuyển sinh làm người hay người có thể chuyển sinh làm thú trong thuyết luân hồi quả báo đã khiến cho thuyết nầy trở nên bao trùm mọi vật tương tự như thuyết Linh Vật (Animism) theo đó mọi vật đều có tính linh hay linh hồn và chịu sự chuyển sinh của luân hồi, vì thế những người tin vào thuyết luân hồi thường kiêng ăn thịt vì hai lý do: Thứ nhất sinh vật đã có sinh, có diệt, có sống có chết tức là có biết đau biết khổ, biết sung sướng thì tại sao ta lại giết chúng? Thứ hai sinh vật ta thấy sống trên quả đất có thể là hậu thân của những người nào đó hoặc đôi khi có thể là người thân mang hình hài loài thú qua sự chuyển sinh? Tuy nhiên thuyết luân hồi cho rằng sự tái sinh luôn luôn xem như một sự tiến hóa hơn. Ở đây cần phải lưu ý về một số thắc mắc được đặt ra, rằng đã là loài thú thì làm gì có trí óc sáng suốt để nhận ra đâu là tà 
đâu là chánh đâu là điều lành đâu là điều dữ. Vì thế bảo rằng loài thú gây nghiệp lành hay nghiệp dữ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi chớ không phải do chủ ý của nó. Điều thắc mắc rõ ràng hữu lý, nhưng nếu nhìn lại ngay cả loài người mà từ lâu ai cũng công nhận là loài sinh vật thượng đẳng có trí óc thông minh hơn tất cả loài vật vẫn không hiếm những con người tàn ác, vô nhân đạo, những con người hoàn toàn vô luân, tay luôn luôn nhúng máu, mắt luôn luôn chỉ muốn thấy cảnh chết chóc và ai thích nghe những lời kêu la thảng thốt, khổ đau của người khác. Những kẻ nầy có trí óc, có suy nghĩ nhưng không bao giờ có lòng nhân đạo xót xa. Vậy họ cũng ở cấp độ cao của trí thức, về cấu tạo bộ não nhưng tại sao họ lại giống loài ác thú? Những kẻ nầy xét cho cùng còn thua loài vật vì có nhiều loài vật rất hiền lành. Về ý niệm tái sinh luân hồi từ cấp độ thấp tới cấp độ cao theo sự tiến hóa từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm. Nhà sinh vật học Charles Darwin nêu thuyết tiến hóa của sinh vật theo đó sinh vật tiến hóa từ trình độ thấp đơn giản dần dần đến trình độ cao hơn và phức tạp hơn theo nhu cầu, cuộc sống và môi trường sống. Tuy nhiên nhà khoa học chỉ nghiên cứu căn cứ phần lớn vào những gì có tính cách thuần vật chất về cấu tạo, dạng thể của các cơ quan cơ thể cùng liên hệ với các hiện tượng sinh lý, sinh hóa chớ không đi sâu vào lĩnh vực luân lý đạo đức, tâm linh sâu xa hơn như thuyết luân hồi chuyển kiếp tái sinh. Charles Darwin nhận thấy rằng những sinh vật như cá, rùa, ếch, chim, sư tử, bò, ngựa, khỉ, người đều có dạng thể phôi (Rmbryos) đầu tiên tương tự nhau.
Nhà khoa học chỉ thấy rõ sự tiến hóa từ "vạn vật đồng nhất thể" ấy qua sự tiến hóa mà thành nhiều hướng để phát sinh ra các loài, họ, bộ, giống, ngành sinh vật khác nhau mà không chú tâm nghiên cứu cái nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn bên trong và trước đó ở mỗi sự vật. Thuyết tiến hóa như thế chỉ phát họa được rằng: "con người như là một toàn thể đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Trong khi thuyết luân hồi cho thấy sự chuyển hóa để thành con người phải trải qua nhiều giai đoạn của sự tái sinh có liên quan nhiều đến những gì thuộc về tâm linh và luân lý cùng sự thưởng phạt công minh giống như những định luật tự nhiên trong vũ trụ. Mỗi con người trước khi trở thành toàn hảo, hoàn thiện để vào cảnh giới an lạc phải trải qua nhiều kiếp chuyển hóa tái sinh. Trong các lần chuyển sinh ấy sẽ có những kiếp khác nhau; khi thì loài vật, khi thì loài người, khi chuyển sinh thành loài vật, có thể họ phải trải qua nhiều kiếp như khi thì loài nầy khi thì loài kia tùy theo cấp độ của nghiệp quả. Qua các tài liệu kinh Phật giáo thì đức Phật Thích Ca, trước khi thành Phật, ngài đã phải chuyển sinh qua nhiều kiếp.
Cũng theo thuyết luân hồi thì khi còn là kiếp thú, kiếp thú nầy cũng có hạn định của nó. Hạn định nầy tùy thuộc vào những gì mà nghiệp quả trước đó đã quy định trong thời gian bao lâu để trải qua. Cùng là một loài vật nhưng cũng vẫn có những con khác nhau về cách sống. Nhưng cùng là một loài chó, vậy mà có con rất trung thành, hiền lành, từ tốn. Trái lại có con rất hung dữ, phản chủ, nhác lười, tham ăn...
Chúng ta từ nhỏ thường đã từng nghe kể chuyện con chó trung thành nọ rất thương chủ, thường ngày ra ga đón chủ về. Nhưng sau đó chủ nó không trở về nữa vì bị pháo kích chết trong một chuyến đi. Con chó không biết chủ đã chết, vẫn ngày ngày đến sân ga đón chủ. Suốt mấy tháng trời, con chó buồn bả một cách lạ thường bỏ ăn bỏ ngủ và sau đó gục chết ở trên đường tới nhà ga. Người dân trong vùng vô cùng thương tiếc nên đã chôn cất và xây cho nó một nấm mồ với tấm bia mộ ghi câu "đây là nơi an nghỉ cuối cùng của con chó trung nghĩa".
Tùy theo bản tính riêng biệt ở mỗi con vật mà luật luân hồi tái sanh quy định cho chúng sự chuyển sinh vào một kiếp nào đó theo đúng với sự thưởng phạt hoàn toàn vô tư và công bình. Dù mèo, chó, chim chóc, cây cối...các chủng loại nầy ở cạnh nhau, gần gũi nhau từ thời đại nầy qua thời đại khác và chẳng có gì là 
đáng ngạc nhiên khi chúng ta và ngay cả những đứa bé mới hiểu biết cũng vẫn cảm thấy rõ ràng là có sự tự nhiên, quen thuộc và hầu như gần gũi với tất cả những sinh vật xung quanh ta với mọi chủng loại. Phải chăng điều đó nói lên rằng ta và những sinh vật ấy đã có sự liên hệ vô hình nào đó ràng buộc? Phải chăng chúng có cùng một bản tính với ta là cùng sinh ra, lớn lên, bệnh (sâu, bệnh) dinh dưỡng (ăn, uống, hô hấp, bài tiết) sinh sản rồi chết là do ta và chúng đã có lần chuyển sinh cho nhau từ muôn ngàn kiếp trước và sẽ còn gặp gỡ ở những kiếp lai sinh? Thế gian, vạn vật đồng nhất thể đã một phần thể hiện ở đó. Nhìn mọi loài vạn vật chung quanh chúng ta mới thấy được những hình thức tiến hóa quy tụ cả trên thế gian nầy giống như trong một trường học có vô số học sinh nhưng khác nhau về trình độ tri thức, số năm học, lớp học, môn học...
Bên ngoài là toàn thể ngôi trường và toàn thể học sinh nhưng bên trong tiềm tàng sự chuyển động, vận hành của vấn đề học vấn, về sự tiến hóa của kiến thức, học hỏi và trình độ ngày càng cao của các học sinh. Nếu các học sinh chuyên tâm học hỏi thì vào thời gian nào đó họ sẽ được chuyển dần lên lớp mới và ra trường, họ sẽ không còn phải học ở trường đó nữa. Chỉ có những học sinh nào nhác lười, ham chơi, hạnh kiểm xấu, học kém thì những học sinh ấy mới dễ bị thi hỏng, ở lại lớp chậm ra trường... Tất cả những hình ảnh vừa kể là biểu tượng của hình ảnh về sự tiến hóa của những kiếp.
Ngay trong một kiếp sống của ta, nếu tìm hiểu kỹ và suy luận theo thuyết luân hồi thì (theo D.J.Suziki) cũng thấy được một cách khá rõ ràng những giai đoạn tương ứng với những cõi mà suốt trong vô lượng kiếp ta đã phải và sẽ trải qua. Daisetz Teitaro Suzuki đã viết trong cuốn Mysticism Christian and Buddisht một đoạn về nhận định nầy với đại ý như sau: "qua những kinh nghiệm hàng ngày của mỗi con người chúng ta, nếu lưu tâm để ý chúng ta sẽ thấy ngay trong cuộc sống của đời mình có tất cả những gì mà ta có thể kinh nghiệm được bằng cách đi qua một hạn kỳ về tái sinh dài. Những gì mà chúng ta có được hay gặp phải khi đang còn sống đều thấy có sự tương đồng với nó ở một nơi nào đó ở cõi thanh cao tốt đẹp là chốn thiên đ
àng dưới hỏa ngục hoặc ở những nơi khác như cõi ngạ quỉ súc sanh. Khi ta vui vẻ hớn hở, hạnh phúc chính là điều tương ứng với cõi thiên đàng, còn khi ta đau khổ, gặp hiểm nguy, tai họa khốn cùng là như ta đã rơi vào cõi địa ngục. Khi ta tức giận, nộ khí xung thiên là như ta đã đi vào cõi A - tu - la rồi vậy..."
Viviane Contri khi trình bày vấn đề đầu thai trong tạp chí Madame actuelle số 254 đã viết như sau:
"Thời gian trải qua do sự đầu thai ở mỗi linh hồn thường khác biệt nhau, tu nhiên trung bình một linh hồn đầu thai khoảng mỗi 250 năm. Giữa thời gian nầy, mỗi linh hồn sẽ nhìn lại kiếp sống đã qua và từ đó sẽ chọn lựa một cách lý tưởng cho cuộc tái sinh kế tiếp."
Theo Jean Francis Crolart, nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi và là tác giả cuốn sách nổi tiếng nhan đề: "Tái sinh sau khi chết đã ghi nhận rằng:
"Kiếp sống hiện nay của mỗi con người chúng ta tùy thuộc nhiều kiếp sống trước đây (tiền kiếp) nhưng chính từ kiếp sống hiện tại sẽ đặt nền tảng và tiền đề cho kiếp sống ở tương lai hay hậu kiếp.
Vai Trò Của Linh Hồn Trong Sự Luân Hồi Tái Sinh.
Câu hỏi từ ngàn xưa đã được đặt ra là cái gì đã giúp cho sự luân hồi chuyển sinh được thực hiện, phải chăng đó là linh hồn? Nhưng linh hồn thật sự có hay không? Nếu có thì linh hồn là gì? Linh hồn hiện hữu hay vô hình?
Từ thời cổ đại con người đã tin rằng: ngoài thân xác ra, con người còn có linh hồn. Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và 
đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người.
Người Âu Mỹ gọi linh hồn qua từ Âme, soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay psyché (Hy Lạp) hoặc seel (Đức). Từ Âme được giải thích là nguyên lý của sự sống, của tư tưởng hay của tất cả hai, khi nguyên lý được xem như là một thực tại khác biệt với thể xác, qua đó hồn hoạt động. Thực tại ấy có thể xem là vật chất hay không vật chất.
Theo người Daisetz Teeitaro Suzuki thì linh hồn không thể được khái niệm như là một thực thể hay một đối tượng như bất cứ một đối tượng nào khác mà ta đã thấy quanh ta. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có thể thấy được qua mắt người... bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi vào thể xác được?
Đối với người Hy Lạp thì linh hồn chính là cái tinh thần có nhiệt, cái giúp ta cử động hô hấp.
Theo Tự điển và Danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh vật. Linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng. Nhờ linh hồn mà sinh vật mới có sự sống. Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết nầy thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm nầy còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: "Hồn thiêng sông núi" "Hồn nước"... Ngày nay, một số lớn người Á Châu, Phi Châu, Úc Châu và nhất là các thổ dân vùng Hải đảo vẫn còn tin tưởng về thuyết đó. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo, phong tục, tập quán mỗi quốc gia mà sự tin tưởng của mỗi dân tộc có vài khác biệt, nhưng phần chính yếu thì vẫn giống nhau đó là sự tin tưởng rằng có linh hồn. Người Việt Nam và Trung Hoa còn chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa cổ xưa, họ quan niệm rằng con người có ba hồn. Ba thứ hồn ấy là:Sinh hồn: phần đem lại sinh hoạt lực cho thể xác. Giác hồn: giúp thu nhận và thể hiện các cảm giác và những phản ứng. Linh hồn: là phần quan trọng nhất, đây là phần thâm sâu vi điệu nhất của con người và cũng chính nhờ phần nầy mà sự luân hồi, đầu thai, chuyển sinh được thực hiện thuận lợi.
Đối với người Ai Cập thì khi chết linh hồn sẽ thoát khỏi thể xác như chim bay vì thể họ dùng hình ảnh một phi điểu biểu tượng cho linh hồn thể xác thì tan rã nhưng linh hồn thì tường tồn và chuẩn bị chuyển vào một cuộc sống mới khác qua mo6t thân xác khác.
Việc ướp xác của người Ai Cập phần lớn chủ đích muốn duy trì sự liên hệ giữa linh hồn và thân xác được lâu dài.
Đối với người Tây Tạng thì hồn là phần linh diệu trú ngụ trong một phần gọi là thân xác. Thể xác chỉ có cái vỏ cho hôn trú ngụ mà thôi. Hồn và xác liên hệ nhau qua một thể giống như sợi dây đặc biệt có từ tính. Khi sợi dây ấy đứt chính là lúc hồn lìa khỏi xác.
Đối với các nhà triết học thì từ cổ đại, một số nhà triết học như Platon, Pythagore, Hereclite. Empedocles, Aristote Epicure đề có nghiên cứu và 
đề cập nhiều đến linh hồn và coi linh hồn như là một thể quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống. Về sau có Plotin, Descartes, Pascal, Shopenhauer, Ralph Waldl Emerson, Frederic William Henry Myers... tiếp nối sự nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tin tưởng vào sự hiện hữa của linh hồn.
Plotin tin rằng: con người phạp tội, khi chết linh hồn rời khỏi thân xác sẽ nhập vào một cơ thể khác để trải qua một kiếp sống khác nhằm trả nợ những tội lỗi, sai lầm mà người ấy đã gây ra trước đó. Như vậy, theo Plotin thì sự tái sinh hay đầu thai phát sinh là do ở tội lỗi mà ra. Chính những sai lầm, những hành động từ trước của ta đã gây ra những trừng phạt kế tiếp mà ta phải trả.
D. T. Suzuki ghi nhận rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ một thân xác nầy sang một thân xác khác thuộc cõi thiên, nhân, động vật, thực vật...
Đối với c tôn giáo thì mặc dầu có khác nhau về lý thuyết nhưng hiếm có tôn giáo nào phủ nhận về linh hồn.
Theo Ấn Độ giáo thì linh hồn là thực thể vô cùng quan trọng đối với mọi vật thể sống. Linh hồn được gọi là Atman và do đấng toàn năng Brahma tạo ra. Theo Ấn Độ giáo thì tất cả mọi loài sống trên quả đất nầy đều có linh hồn. Linh hồn bất sinh bất diệt. Linh hồn giúp sự tái sinh chuyển hóa. Linh hồn chuyển hoán từ thân xác nầy qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.
Theo quan niệm của Ky Tô giáo thì con người là một linh hồn và vì con người là một linh hồn nên khi chết, linh hồn cũng sẽ chết theo. Như vậy đối với Ky Tô giáo, linh hồn hiện hữa nhưng nhưng linh hồn không thể biệt lập và riêng tư đối với thể xác. Tuy nhiên cần lưu ý là, theo quan niêm Ky Tô giáo thì "linh hồn nào phạm tôi thì sẽ chết (Ê Xê Chiên 18: 4 và 20) và 
đến ngày phán xét: "mọi người trong Mồ Mả nghe tiếng ngày và ra khỏi: ai làm lành thì sống lại để được sống, ai làm ác thì sống lại để bị xét đoán... (Giăng 5: 28 - 30). Như thế, khi một linh hồn chết đi (người là một linh hồn) thì có thể trong tương lai, trong nầy phán xét, linh hồn ấy sẽ sống lại và qua sự phán xét của Đấng tối cao, sẽ được sống đời đời hay chết vĩnh viễn.
Đối với Khổng giáo thì con người là kết hợp của thể các, hồn, khí và phách. Phách hay vía, không phải là thể xác (như thể xác đối với tinh thần, mà là những nguyên lý của sự sống nhưng hạ đẳng. Không thể xem phách là thể xác (corps) được, những thành ngữ phổ biến trong dân gian chứng minh điều đó. Như vía độc: fluide vital irefacte đốt vía (để trừ khử hơi hay khí độc, hay xui xẻo, hay: hồn phi phách lạc (hồn hay phách, hay vía, hay khí rơi: hoảng hốt, sợ hãi (I'ame s'envole, le suoffle tombe, épouvanté)... khi chết, chỉ có hình hài tan rã, còn cái khí tinh anh sẽ vào trong vũ trụ.
Riêng đối với Phật giáo thì sinh vật, nhất là con người, có cái năng lực vi diệu được chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác. Cái năng lực ấy được gọi là Yid Kyi Mawpar Shespa, một danh từ ất đặc biệt phức tạp mà thông thường được hiểu như cái gọi là Linh Hồn. Hai chữ linh hồn đối với quan niệm Phật giáo thật ra chỉ là danh từ tạm dùng mà tạm hiểu cho thuyết luân hồi chuyên hóa của kiếp người theo luật Karma (nghiệp) để người bình dân dễ lĩnh hội mà thôi. Vì con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết. Tuy nhiên, để dễ hiểu khi giải thích sự chuyển hóa của hiện tượng luân hồi, tái sinh, linh hồn được xem như cái cầu nối, là cái chuyển sinh là cái để đầu thai, trả nghiệp. Vì thế nhiều sách Phật giáo thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chữ Hồn hay Linh Hồn vì một phần nào để giản dị hóa cho vấn đề là con người sau khi chết sẽ lại tái sinh tùy theo những gì mà người ấy đã gây ra trước đó.
Theo quan niệm trong dân gian của người Việt Nam và phần lớn chịu ảnh hưởng quan niệm của đạo Phật thì:
Sau khi con người trút hơi thơ cuối cùng thì cái mà ta gọi là linh hồn tuy đã thoát khỏi thể xác nhưng lúc nầy "linh hồn" còn như ở trong tình trạng tự do, chưa nhập vào một thân xác mới, giai đoạn nầy phải trải qua một thời gian là 49 ngày. "linh hồn" thuộc giai đoạn 49 ngày nầy được gọi là Thân Trung Ấm, một cái "thân" khác với nhục thâ đã bất động là thân xác. Thân trung ấm còn được gọi là Thần thức.
Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trun âm nầy (ngoại trừ những người đã cósẵn đạo đức tu hành, nghiệp quả lớn thì được sinh ngay lên cảnh giới cao còn những người ác độc thì phải sinh vào địa ngục sau khi chết). Thân trung ấm có thể xem như linh hồn, tuy không có hình hài, tai mắt... nhưng vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe và 
đặc biệt lại có thể đi thông suốt qua mọi vật, nhưng con người đang sống không thể thấy được thân trung ấm.
Trong Luận Câu Xá (cuốn thứ 9) có một đoạn mô tả về thân trung ấm như sau:
Thân trung ấm của chúng sanh nơi Dục giới có kích thước bằng một đứa bé 5 đến 6 tuổi nhưng linh hoạt sáng suốt vô cùng. Thức ăn chỉ toàn là mùi hương vì thế mà có tên là Càn thát ba (nguyên văn: Dục giới trung hữa chi lượng, như tiểu nhi niên ngũ, lục tuế, nhiên chư căn minh lợi, Dục giới chi trung hữa dĩ hương vi thực, nhân chu xưng chi vi Càn thát bà) (theo T.T Thích chánh lạc Sống và Chết).
Khi chết, thân xác không còn biết gì nữa. Lúc ấy "linh hồn" đang ở vào trạng thái của thân trung ấm hay thần thức. Thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Thời gian tách rời ấy nhanh hay chậm còn tùy vào nhiều vấn đề. Tổng quát có thể chia ra làm 2 trường hợp chính sau đây:
1 Trường hợp thứ nhất: Thân trung ấm ngay thân xác trường hợp nầy hiếm, chỉ có những bậc chân tu, đức độ, đã rủ sạch được nghiệp quả.
2. Trường hợp thứ nhì: thân trung ấm rời khỏi thân xác sau một thời gian hoặc sau nửa ngày, sau vài ngày hoặc lâu hơn là 49 ngày.
Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì hồn lìa khỏi xác trong khoảng thời gian 3 ngày đầu sau khi chết rất quan trọng vì hồn cò thể còn nuối tiếc thân xác và cuộc sống nên vẫn còn lẩn quẩn không chịu rời.
Đối với trường hợp những người bị tai nạn, bị giết hại một cách bất ngờ thì sự tách rời của "hồn": ra khỏi thể xác lúc đó xảy ra quá nhanh, bất thình lình nên đã tạo nên một sốc lớn khiến thể xác có những tư thế bất bình thường qua các phản ứng cơ thể với tác nhân bên ngoài. Thể xác sẽ có những tư thế nằm, ngồi co quắp hay gương mặt nhăn nhó, mắt mở trừng trừng, mồm há hốc. v..v...
Linh Hồn Có Hay Không?
Mới đây ký giả Báo Paris Match là Patrice Van Eersel đã viết cuốn sách nhan đề "Ia source Noire", trong đó ông trình bày những trường hợp đặc biệt về những người chết đi sống lại mà những nhà khoa học, những giáo sư, bác sĩ tại các Đại Học Hoa Kỳ đã lưu tâm nghiên cứu. Theo các nhà nghiên cứu nầy phần lớn những người chết đi sống lại ấy đều không ít thì nhiều đã có những cảm nhận lạ lùng là thấy... "hình như" họ đã thoát khỏi thân xác trong một khoảng thời gian tương ứng với lúc họ mê man bất động. Điều đặc biệt là "họ thấy chính họ" đang nằm chết. Nhà nghiên cứu những hiện tượng huyền bí Joe West Hoa Kỳ) năm 1991 cũng viết cuốn sách nói về những điều bí mật lạ kỳ đáng lưu ý ở nước Mỹ (Great American Mysteries) ông nghi nhận rằng: có đến hơn 3.000.000 người Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm về sự rời lìa của chính họ ra khỏi thân xác họ trong những trường hợp khác nhau như tai nạn, bệnh tật, mổ xẻ... có người thấy rõ được mình, đã rời khỏi thể xác và đi khá xa đến những nơi mà khi mô tả lại đều trùng hợp với những gì kiểm chứng sau đó từ thời gian, địa điểm, địa danh, sự việc xảy ra. v.v... Bác sĩ Eugene E. Barnard (giáo sư thuộc nghành Bệnh Học Tâm Thần (Psychiatry) ở Đại Học thuộc Bắc Carolina tin rằng: trung bình cứ 100 người trong chúng ta thì có một người đã có lần cảm nhận được điều đó.
Nhà Tâm bệnh học John Bjorkhelm đã khảo cứu hơn 3000 trường hợp về những hiện tượng lạ thường mà khoa học không giải thích được, những sự "xuất hồn và chu du nhiều nơi của một số người. Trường hợp nổi bật nhất cũng là chứng cớ sôi nổi nhất đã do chính Văn Hào Emest Hemingway kể lại trong lần bị thương nặng đến thập tử nhất sinh nơi chiến trường trong trận thế chiến thứ 2. Ông đã thấy rõ ràng chính ông đã thoát ra khỏi cơ thể của ông giống như như hình ảnh của việc lôi cái khăn tay ra khỏi túi áo, rồi sau đó ông thấy chính mình trở lại, nhập vào cái tha6nn xác của chính mình lúc hồi tỉnh... Chính sự kiện nầy đã là nguyên nhân thúc đẩy ông viết cuốn: Giã Từ Vũ Khí (A Farewell to Arms), cuốn sách hấp dẫn thuộc loại beest seller. Năm 1991 Jim Hogshire cũng thu thập các sự kiện liên quan đến vần đề "hồn lìa khỏi xác". Đề tài Out of body đã được nói nhiều trong cuốn Life after Death (Đời sống sau khi chết). Theo nhà nghiên cứu hiện tượng vừa nói là Jim Hogshire thì các nhân chứng thường là bác sĩ, y tá, bệnh nhân... không những chính bản thân của người bị của người bị nạn thấy "hồn" mình thoát khỏi cơ thể mình vào lúc họ thiếp đi vì tai nạn, mổ xẻ... mà ngay những người đang ở kề cận họ lúc đó cũng có thể thấy được điều đó. Cô y tá Linda ở Floria đã kể rằng chính mắt cô thấy rõ một khối mờ đục có dạng như sương khói thoát khỏi cơ thể một người bệnh đúng lúc người ấy tắt thở. theo các bác sĩ và nhân viên làm việc ở các bệnh viện cấp cứu (emergency) thì sự kiện vừa nêu không phải là chuyện lạ lùng. Bác sĩ Josef Issels, (bác sĩ nổi danh về khoa ung thư ở Đức) cho rằng: hiện tượng người chết "xuất hồn" là chuyện mới nghe qua có vẻ kỳ bí và phản khoa học. Nhưng đó là một vấn đề trước mắt mà giới y khoa cần phải lưu tâm. Nếu xét theo hiện tượng Vật lý thì hơi ra từ nắp ấm nước cho thấy nước đã bắt đầu sôi thì khối hơi trắng đục thoát ra khỏi cơ thể bệnh nhân cũng chỉ là dấu hiệu của sự chết bắt đầu. Cái khối hơi ấy là hồn, là linh hồn hay gì đó thì cũng chỉ là tiếng gọi mà thôi. Điều quan trọng là khoa học cần lưu tâm nghiên cứu xem đó là gì? Và phần thoát ra khỏi cơ thể ấy sẽ đi đâu? Nhiệm vụ nó là gì?... " Có lần theo lời thuật lại của chính bác sĩ Josef Issels thì một hôm đang ở bệnh viện, ông vào phòng của một nữ bệnh nhân già, bà nhìn ông chăm chăm và nói: "Bác sĩ có biết rằng tôi có thể rời khỏi thân xác tôi không? Tôi sẽ cho bác sĩ một chứng cớ về vấn đề nầy..." Bác sĩ Josef lấy làm lạ chưa kịp trả lời thì bà lại nói: "Ngay tại đây và ngay bây giờ, bác sĩ hãy đến phòng số 12, tại đó sẽ thấy một người đ
àn bà đang ngồi viết thư cho con..." rồi bà ta còn mô tả hình dạng của người đàn bà đó và nội dung phần đầu của bức thư. Cho dây là một dịp thuận lợi là lùng cho mình, bác sĩ Josef Issels vội vã đến ngay phòng sối 12 vừa lúc thấy người đàn bà ngồi viết thư... Bác sĩ Josef liền quay trở về phòng nữ bệnh nhân gài thì bà đã chết. Theo bác sĩ Josef thì rõ ràng người bệnh nầy đã thấy được những gì ở phòng số 12 cách phòng bà khá xa là nhờ một năng lực nào đó. Nếu đúng như lời bà nói "tôi có thể rời khỏi thân xác tôi..." thì có thể ngoài thể xác, bà còn có một thể xác nữa đã có thể rời khỏi bà đi tới đó. Cái thể mà người ta thường gọi là hồn ấy cò khả năng đi xuyên qua tường, cây cối hay xuyên qua người khác...
Một trường hợp khác Jacky C. Bayne, quân nhân Mỹ đã kể lại rất rõ (như đã nói từ trước) trong khi chiến đấu tại Việt Nam (trong trận chiến ở Chu Lai) đã bị thương nặng và trong giờ phút ngất xỉu ấy, anh ta thấy mình thoát ra khỏi thể xác và 
đã thấy rõ ràng thân xác mình ở trên bàn mổ...
Tuy nhiên, một số nhà khoa học không tin vào những gì mà chính cả những đồng nghiệp của mình đã kể lại về cái hiện tượng vừa nói. Bác sĩ Karl Osis, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Tâm Thần ở Hoa Kỳ (người đã viết cuốn sách nói về những người chết trên giường bệnh và những hiện tượng quan sát được qua những cái chết ấy bởi các thầy thuốc và y tá (Deathbed Observations by Physicans and Nurses), mới đây đã cho biết là hai nhà nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến cõi chết là W. F Barretl và bác sĩ J.H. Hyslop đã có những nhận xét thuộc hiện tượng ảo giác (Hallucinations). Những ảo giác về người chết thường bao gồm từ những cái nhìn mơ hồ của người sắp chết và cả người sống lúc nhìn sự vật, nhất là sự vật ấy đượm nét siêu linh huyền bí. Thông thường, đối với những người đang sống, chẳng có gì khác lạ đối diện gặp gỡ nhau. Nhưng cũng là người quen biết ấy, gặp vào lúc họ sắp qua đời hay trút hơi hở cuối cùng thì rõ ràng giữa người sống và người chết đã có sự khác biệt hoàn toàn. Cái cảm giác ấy có ở hầu hết mọi người. Trong giờ phút đó, cái cảm giác sợ hãi, xa cách giữa sự sống và sự chết nẩy nở rất nhanh và sự nhìn, sự nhận định sẽ phần nào chịu ảnh hưởng của những cảm giác vừa kể, được tăng cường đối với không khí huyền bí siêu linh của sự chết làm dễ phát sinh những nhận xét thuộc về hiện tượng ảo giác. Người yếu bóng vía có thể tưởng tượng ra nhiều hình ảnh phát sinh từ người chết. Hiện tượng trông thấy linh hồn xuất ra từ thân xác người chết cũng thuộc vào một trong những ảo giác. Như thế, rõ ràng nhiều nhà khoa học đã cho rằng những gì mà nhiều người đã thấy, đã kể lại về sự kiên xuất hồn ở người mới lìa đời chi là hiện tượng ảo giác mà thôi. Ngược lại, những nhà khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng xuất hồn hiện nay mặc dầu chưa khẳng định hoàn toàn có hay không hiện tượng lìa khỏi xác nhưng họ cũng không đồng ý với lập luận về hiện tượng ảo giác mà một số nhà khoa học đã nêu ra. Theo họ, có thể sự nghi ngờ ấy chỉ là 
đặc tính của phần lớn các nhà khoa học mà thôi đó là đặc tính thận trọng Trong thực tế, những trường hợp lạ lùng có tính cách siêu linh khó lý giải vẫn thưởng xảy ra và được thực rõ ràng.
Bác sĩ Crookall và F. W. H Myers đã sưu tập hành trăm trường hợp về vấn đề liên quan đến cái gọi là "hồn lìa khỏi xác" và họ phân ra hai trường hợp chính: Một là những kinh nghiệm đã trải qua về hồn rời thân xác và hai là những tin tức, dữ kiện thu nhận được thông qua những người ngồi đồng, những đồng tử (medium), giáo sư C. J. Ducasse là một trong những nhà triết học và khoa học tự nhiên nổi tiếng đã tìm cách lý giải những gì mà hiện nay giới khoa học đang bàn cãi sôi nổi về sự kiện có hay không cái gọi là hồn hay linh hồn và sự rời lìa của hồn khỏi xác khi chết. Theo giáo sư thì hiện nay, các nhà nghiên cứu và ngay cả các nhà khoa học đã dấn thân vào lãnh vực tìm hiểu sự thật của vấn đề. Họ đã thu thập vô số trường hợp có liên quan, những mô tả về điều mà họ gọi là linh hồn, về sự liên kết giữa linh hồn và thể xác qua một vật thể giống như một sợi dây, sự rung động đầy sức sống của sợi dây ấy và cả trường hợp sợi dây liên hợp ấy đứt rời để cái gọi là "hồn" tách lìa khỏi thể xác cũng được nhiều người mô tả, sự mô tả thường đồng nhất và nhân chứng không phải chỉ có người lớn mà còn là trẻ con, sự kiện mà chúng chưa bao giờ nghe, đã thấy hay đã đủ khả năng nghĩ tới.
Nhà phân tâm học Hippolyte Baraduc đã tận mắt trông thấy một khối hơi thoát ra khỏi cơ thể người vợ ông khi bà nầy trút hơi thở cuối cùng. Ông Baraduc đã chụp được bức ảnh lạ lùng nầy.
Một tài liệu sưu tầm về hiện tượng nầy đã được tạp chí tiền phong 1991 đăng tải, theo đó, nhiều nhà khoa học đang mạnh dạn bước vào lãnh vực nghiên cứu về linh hồn.
Như nhà khoa học Jan Lundquyst đã quyết tâm tìm hiểu sự thật về vấn đề linh hồn khi ông trông thấy một thứ ánh sáng màu xanh xuất phát từ cơ thể người vừa lìa đời. Bác sĩ phân tâm học Elizabeth Kubler Ross thì khẳng định rằng: "trước đây tôi không tin về những gì gọi là 
đời sống sau khi chết. Nhưng nay tôi đã có một vài chuyển hướng trong cách nhận định của tôi về vấn đề nầy".
Sau đây là một số hình ảnh mà các nhà nghiên cứu như các bác sĩ Raymond Moody Jr., Robert H. Elizebeth Kubler Ross, Iair Stevenson, giáo sư Carey Williams chuyên nghiên cứu về những gì sau cõi chết... đã thu thập được từ những người đã gần gũi với cái chết hay đã có lần chết đi sống lại, đã trải qua một đoạn đường vượt qua ranh giới cõi sống và cõi chết, nghĩa là bước đi một khoảng đường đi qua bên kia cửa tử để rồi vì một lý do nào đó lại quay về... đã sống lại. Trong một bài sưu tập về những hình ảnh của những người đã chết đi sống lại đã mô tả, nhan đề "trở về từ cõi chết" đăng tải trong L.S. Tiền Phong 1992, tác giả Thế Vỹ đã nêu ra ba trường hợp chính sau đây:
1. Một người tên là Iva Brawn, sinh sống ở Lamiraada (Cali) đã bị tai nạn xe hơi khi băng ngang qua đường lộ. Người nầy bị xe hất tung đi rất xa và ngất xỉu. Trong thời gian mê man như chết đó, người nầy đã thấy nhiều hình ảnh lạ lùng: nguồn sáng từ đâu chói lòa bao phủ và có tiếng nói phát ra từ ánh sáng đó "đừng sợ, con sẽ không sao cả" sau 6 ngày hôn mê, người ta cứ ngỡ rằng bà chết nhưng rồi bà sống lại và bà kể chuyện nầy cho người chồng nghe. Mấy năm sau, chồng bà Iva Brawn mất và một năm sau bà Iva Brawn đang nằm ngủ bỗng nhiên thấy chồng mình xuất hiện nói với bà rằng: "Cách đây mấy năm, mình có kể cho tôi nghe những gì mà mình đã thấy trong vụ tai nạn xe hơi, nhưng tôi không hiểu giờ đây, tôi đã hiểu nơi đây thật đẹp, nhất là nước. Mình không thể tưởng tượng được là nước ở đây đẹp đến độ nào..."
2. Một phụ nữ tên là Sttooksbury kể lại rằng, bà bị chính người chồng dùng dao quyết tâm đâm chết nhưng nhờ bề trên che chở, bà 
đã được sống lại trước sự kinh ngạc của các y bác sĩ ở bệnh viện. Sttooksbury kể rằng: "lúc bị ngất đi và được mang vào bệnh viện ai cũng tưởng tôi chết vì máu ra quá nhiều, riêng tôi, tôi cảm thấy như trôi vào một đường hầm tối đen... ở ngưỡng cửa sinh tử, tôi đã trông thấy mẹ tôi đứng đó thật rõ ràng, bà đưa tay vẩy vẩy ra dấu bảo tôi hãy trở về: "Hãy trở lại đi, chưa tới lượt con đâu!"
3. Bà Connie Zickefoose ở Cloverdale (tiểu bang Ohio) kể rằng: lúc đó tôi đang ở trên bàn sanh, đầu óc tôi quay cuồng rồi một màn đen phủ ập lên... tôi thấy mình đi trên con đường đầy ánh sáng, hoa nở, hồ nước với cá lội muôn màu... Tôi vào một căn phòng, trong đó có chúa Jesus. Chúa ân cần đặt bàn tay lên vai tôi và nói: "con không vào được đâu! vì một khi con đã vào thì không thể ra được phải nhanh lên vì ở đây không có thì giờ và trên cõi thế, giờ của con cũng sắp hết rồi! thế rồi tôi trở lại, tôi thấy thân thể tôi rõ ràng ở trên bàn sanh, mặt tái nhợt. Các bác sĩ đang yên lặng, có lẽ họ nghĩ tôi đã chết, rồi tự nhiên họ reo lên vì biểu hiện sự sống nơi tôi đã thể hiện qua cái máy gắn vào cơ thể tôi.
Trong cuốn "In search of the Dead" củ Jeffrey Iverson tác giả Jeffrey đã nêu ra rất nhiều trường hợp của những người chết đi sống lại kể về những gì họ đã thấy.
Kể từ khi cuốn sách Đời tiếp nối đời (life after life) xuất bản năm 1975, hàng ngàn trường hợp liên quan đến vấn đề tiếp cận đến những hình ảnh thấy được sau khi chết được báo cáo, phân tích và nghiên cứu.
Bác sĩ Melvin Morse đã kể lại một trường hợp có thật đã xảy ra như sau:
Vào năm 1982, một bé gái 7 tuổi bị rơi vào một hồ bơi, khi vớt lên, thì bé gái nầy đã ngưng thở gần 20 phút đồng hồ. Các bác sĩ cho rằng cháu bé nầy đã chết. Nhưng như có một phép lạ, nhờ hô hấp nhân tạo, cháu bé đã tỉnh lại và sau đó kể những gì mà cháu đã trải qua trong thời gian coi như đã chết ấy. Cháu cho biết đã gặp một người mà cháu nghĩ rằng đó là Chúa Trời. Người hỏi: "cháu có muốn ở lại đây không thì cháu bé trả lời muốn nhưng người lắc đầu; con còn mẹ, con có trách nhiệm với người mẹ đang còn sống, vì thế con nên trở về..."
Ngoài ra cháu bé còn kể rằng cháu đã gặp nhiều trẻ con và người lớn, những người nầy đi lại tự nhiên nhưng nét mặt không vui và không rõ nét lắm. Ở đây có nhiều người tập trung như chuẩn bị đi đâu đó có lẽ đang chờ tái sanh. Khi bác sĩ Melvin Morse hỏi cháu bé rằng: cháu đã tỉnh lại lúc nào cháu biết không thì cháu bé trả lời là khi nghe Chúa bảo con có trách nhiệm với mẹ đang còn sống hãy trở về thì vừa lúc cháu tỉnh lại...
Bác sĩ Melvin Morse còn tiếp tục tìm kiếm và phỏng vấn những trẻ con khác, những trẻ con đã có lần tiếp cận với cái chết hay đã có lần chết đi sống lại. Điều kỳ lạ là nhiều trẻ nhỏ đã mô tả lại cả những hình ảnh mà lúc đó chúng đang trong tình trạng hôn mê. Như đã trông thấy các nhân viên bệnh viện làm việc ra sao, đẩy băng ca mà trẻ đang nằm bất tỉnh vào phòng mổ, rồi bác sĩ đặt ống thở vào mũi, rồi những cái máy hồi lực, đo nhịp tim... tuy bé không hiểu gì nhưng mô tả khá linh động và bác sĩ Melvin Morse đã cố gắng thành lập các nhóm khảo cứu gồm những nhà thần kinh học, những chuyên gia chuyên chữa trị bệnh thần kinh (psychiatrists), neurologists... để tìm hiểu do đâu mà khi bất tỉnh mê man thường phát sinh ra những hình ảnh lạ lùng và thường hay trùng hợp, tương tự khi so sánh với những trường hợp như thế với người khác. Sau một thời gian, một vài kết quả sơ khởi đã được nêu ra. Những nhà nghiên cứu nầy nhận thấy rằng: Thùy thái dương ở não bộ có vai trò quan trọng đối với hiện tượng vừa kể trên. Thùy thái dương (the temporal lobe) được xem như vùng có những mật mã di truyền về những gì gần gũi với cái chết. Khi bị kích thích điện não một thành viên trong nhóm đã kêu lên "Ôi chúa tôi! tôi đã rời thân xác tôi rồi!" Phải chăng trong thùy thái dương của não bộ có một vùng liên quan mẫn cảm với một thể mà ta gọi là linh hồn. Nhưng nguyên nhân nào đã gây lên tác động ở thùy nầy của bộ não? Tại sao khi hôn mê phần nầy sẽ được kích động để biết linh hồn tách khỏi thể xác và những hình ảnh ở cõi giới khác xuất hiện.
Jeffrey Iverson, nhà nghiên cứu về sự chết đã phát biểu như sau: "Rõ ràng có một giới hạn lớn và giới hạn ấy khá xa để khoa học có thể tới gần được với linh hồn và những hình ảnh mà con người lúc đó thấy được..." Trong cuốn life after life (đời tiếp nối đời) của bác sĩ Raymond A. Moody cũng có nhiều đoạn mô tả củ những hình ảnh, ánh sáng và màu sắc lạ lùng như đầu tiên họ thấy một vùng ánh sáng hình quả cầu xuất hiện ở góc phòng, ngay dưới trần phòng. Khối cầu sáng ấy có năng lực lạ lùng nâng nhẹ họ lên rồi sau đó họ thấy mình ở trên cao và nhìn xuống thân xác mình nằm bất động trên giường. Họ nhìn lại cái thể mới của họ cái thể vừa thoát ra khỏi thân xác. Cái thể mới nầy giống như sương khói, có pha chút màu sắc xanh lơ, màu cam và màu vàng. Cái thể ấy họ gọi là "cái hồn". Hồn ấy có dạng hình Ô van và có phần giống như đầu và tay. Khi hồn họ chuyển theo khối cầu sáng ấy thì chính họ như được đẩy đi hay nói khác đi là được khối cầu hút theo nó. Họ cho biết lúc bấy giờ họ nhẹ như tơ và lòng thanh thản vô biên. Họ xuyên qua tường, xuyên qua những cây cột ở hành lang bệnh viện, xuyên qua các tầng lầu để xuống tầng dưới các cửa dù đóng hay mở họ đều đi xuyên qua, xuyên qua cả các nhân viên ở bệnh viện nữa. Điều kỳ lạ là họ không biết vận tốc của sự chuyển dịch nhất là nhận thức về tốc độ. Mỗi lần đền gần sát một vật cản như bức tường, cánh cửa họ đều thấy tất cả như tan biến hết và trống không vì thề mà họ xuyên qua dễ dàng. Trong thời gian di chuyển họ thường nghe bên tại như có lời khuyên bảo hay chỉ dẫn và cái âm thanh lạ lùng kia xa vắng mông lung khó diễn tả được.
Một bệnh nhân tên Jack cũng đã kể lại những gì mà mình đã trải qua khi anh đang ở trong giai đoạn hôn mê. Jack đã mô tả những cảnh trí như vừa nói trên và anh ta đã theo tiếng gọi xuất phát từ khối cầu sáng đưa anh xuyên qua nhiều phòng. Sau cùng khi trở lại thân xác mình anh có ảm tưởng như có người nào đó ở cõi giới vô hình đang đợi anh. Anh nghĩ rằng anh sẽ chết. Ngày mai người ta sẽ đưa anh vào phòng mổ. Anh cố viết hai lá thư, một lá thư cho vợ và một lá thư cho con. Anh có cảm tưởng những lời viết trong thư là những lời giã biệt. Thế rồi anh khóc. Vừa lúc đó anh có cảm tưởng như ai đang ở bên cạnh và có tiếng hỏi: Sao lại khóc? Anh có thích theo ra không? Anh trả lời trong tâm trí mình: vâng tôi thích, tôi muốn ra đi! tiếng nói lại văng vẳng bên tai: thế tại sao lại khóc? anh trả lời: tôi đang khóc vì thương nhớ vợ và con, Tôi nghĩ khi ra đi, ai lo cho vợ con tôi...?! Có tiếng đáp lời anh "Vậy là tốt, anh đã nghĩ đến người khác hơn là nghĩ tới mình, anh sẽ được sống cho đến khi cháu bé trưởng thành.
Ngày hôm sau cuộc giải phẫu tuy có nhiều khó khăn nhưng bác sĩ Cofeman và 
đồng sự đã cố gắng hết mình nên đã đem lại kết quả tốt lành, Jack hồi tỉnh...
Những trường hợp đáng lưu tâm:
Dưới đây là lời kể của một người đ
àn bà đã phải trải qua một giai đoạn gần gũi với cái chết. Nhà nghiên cứu Verlyn Klinkenborg chuyên phỏng vấn nhưng người đã đi vào cõi chết ghi lại lời kể sau đây của một thiếu phụ:
"Tôi nhớ là mình đã bị sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 106 độ (độ F). Tôi như bị loạn nhịp tim. Toàn thân cảm thấy đau nhức, ớn lạnh nóng ran xen kẽ. Tôi cảm thấy đau đớn lạ thường. Tôi bị nhiễm trùng đột ngột. Trong lúc ý thức tôi chìm đắm dần vào cơm mê thì tôi nghe văng vẳng bên tai tiêng kêu... "tôi không thể, tôi không thể kiểm soát nổi huyết của bà ta nữa rồi!" (có lẽ đó là tiếng kêu than của bác sĩ đang theo dõi cơn sốt của tôi.
Rồi bỗng nhiên torng khoảnh khắc, tôi thấy vô số những phần nhỏ li tu xuất hiện tràn đến, tôi lâng lâng và cảm thấy nhẹ bỗng một cách lạ thường và tôi thoát ra khỏi cơ thể của chính tôi dễ dàng như cởi bỏ bộ áo choàng và cùng lúc như trút lại đ
àng sau cơn đau khủng khiếp mà trước đó đã hành hạ tôi. Tôi như bay lên phía góc của trần nhà trong căn phòng bệnh viện. Từ đó tôi thấy phía dưới các bác sĩ, các cô y tá đang lăng xăng lo cứu mạng sống của tôi. Một bác sĩ lộ vẻ bối rối, nét mặt lo âu thực sự vỉ có lẽ tôi đã chết dưới nhận định của ông và của mọi người đang có mặt trong phòng. Tôi nghe tiếng bác sĩ làu bàu như nguyền rủa cái gì đó và vô tình ông ngước nhìn về phía góc trần nơi tôi đang ở đó, nhưng chắc chắn là ông ta không trông thấy được tôi. Một thoáng sau, tôi bắt đầu trôi dần vào một vùng sâu thẳm lạ lùng, có thể ví đó là một đường hầm có miệng hun hút như cái giếng với những lớp mây màu xám đục bao phủ nhưng tôi vẫn có thể thấy được mình đang xuyên qua những lớp mây giăng phía trước... Tôi nghe bên tai tiêng gió vun vún tôi như lướt đi mặc dầu lúc đó tôi không còn có thân xác nữa vì thân xác tôi đang năm trên giường với tấm ráp phủ lên thân mình.
Lúc bấy giờ tôi cảm thấy nỗi kinh dị lạ lùng đến cùng với vầng sáng, những tia sáng vàng rực rỡ và tôi hòa vào những ánh sáng ấy. Tôi có linh cảm rằng mình đang đi vào nơi tận cùng của thế giới, đang qua một nơi trung gian của thế giới tôi đang sống với thế giới khác... tôi muốn tiếp tục tiến sâu vào nơi chan hòa ánh sáng lạ kỳ ấy nhưng lại như có cái gì đó níu kéo tôi dừng lại. Tôi bỗng sực nhớ đến hai con tôi. Tôi không thể xa chúng, tôi phải săn sóc chúng.
Thế rồi tôi lại thấy những chấm nhỏ li ti xuất hiện lần thứ hai y như lúc tôi vừa bị rơi vào đường hầm hun hút. Tôi nghĩ mình đang quay về đường cũ. Tôi đến gần thể xác mình và nhập vào cái thân xác bất động ấy. Sự việc có vẻ tự nhiên và dễ dàng như lần tôi thoát khỏi thân xác mình. Tôi cảm thấy mình có sức nặng và bỗng nhiên cảm giác đau đớn lại đến... vừa lúc tôi nghe có tiếng động xôn xao và có tiếng kêu lên: "Bà ta đã sống lại rồi kìa!". Sau đó, bác sĩ cho tôi biết là 
đứa con tôi vừa mới chào đời đã chết...
Từ đó, tôi luôn luôn giữ mãi những hình ảnh lạ lùng về những gì mà tôi đã trải qua, những hình ảnh ấy cứ chập chờn mãi trong tâm trí nhất là vào mỗi đ
êm trước khi đi ngủ và tôi nghĩ rằng: "mình đã có một lần chết đi sống lại", và tôi tự hỏi: phải chăng đoạn đường tôi mới bước qua là đoạn đường dẫn vào thế giới khác, một thế giới khác xa với thế giới mà tôi hiện đang sống.
Một trường hợp đặc biệt khác cũng đáng lưu tâm là ngay chính một bác sĩ (thuộc khoa tâm thần học và là giáo sư bác sĩ tại một trung tâm y khoa lớn kiêm bệnh viện thuộc đại học đường Virginia) trước đó cũng đã trở về từ cõi chết tường thuật lại những gì ông đã thấy qua một lần chết đi sống lại: Giáo sư bác sĩ George Richie, trước đây là một quân nhân bị bệnh sưng phổi nặng nên được chuyển vào một bệnh viện lớn chữa trị. Thời đó, thuốc penicilline chưa được phát minh nên việc chữa trị bệnh sưng phổi vô cùng khó khăn và thường thường thì hết 90 phần trăm là người bệnh khó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vì thế một thời gian ngắn khi được chuyển vào bệnh viện, bệnh tình của George Ritchie ngày càng trầm trọng và 
đã qua đời. Các bác sĩ ở bệnh viện đã xác nhận rằng George Ritchie đã chết nên người ta chuyển xác đến nhà quàng. Tại đây một số thủ tục giấy tờ, khai tử và chuẩn bị đưa người chết vào quan tài đang được tiến hành và một mặt báo tin cho nhân viên trông coi về các thủ tục nhập học và tiếp nhận sinh viên được gởi từ các nơi đến để được huấn luyện các khóa chuyên môn tại đại học Virginia biết là khóa sinh George Ritchie đã chết. Tuy nhiên bác sĩ trực nhật cho rằng điều nầy không cần thiết vì thế việc báo tin cho đại học Virginia được bãi bỏ. Trong lúc Ritchie nằm duỗi trên chiếc băng ca, bác sĩ trực khám lại một lần nữa và lắc đầu thất vọng, ông nói, giọng rất trầm "chết thật rồi" vừa nói, bác sĩ nầy vừa kéo hai cánh tay người chết cho thẳng ra để lòng bàn tay úp xuống. Sau đó phủ tấm drap lên khắp thân xác người chết. Lúc bấy giờ, nhà xác đầy người chết vì thế bác sĩ trực đề nghị cử người canh xác và chính nhờ người canh xác nầy mà sau đó anh ta phát giác được người chết đã cựa quậy dưới tấm drap trắng. Các nhân viên trực nhật khi nghe người canh xác báo cáo sự việc đều. Chỉ có bác sĩ trực và cô y tá chịu lắng nghe và họ đã đến bên xác Ritchie. Khi tấm drap được kéo khỏi mặt Ritchie bác sĩ trực đã dùng 2 ngón tay lật mi mắt xác chết để quan sát, trong khi đó, cô y tá thấy rõ ràng các ngón tay của Ritchie cử động... và từ từ Ritchie mở mắt. Thế là George Ritchie, người quân nhân chết vì bệnh sưng phổi đã sống lại một cách kỳ lạ và vì cơ thể còn quá yếu nên phải nằm bệnh viện chờ bình phục một thời gian khá lâu và sau đó mới được chuyển về trại Barkey rồi sang Âu Châu phục vụ trong quân đội ở ngành quân y. Sau cuộc chiến, George Ritchie tiếp tục vào học ngành y tại đại học Virginia và tốt nghiệp khoa bác sĩ.
Bác sĩ George Ritchie đã nhớ lại những gì mà mình đã trải qua trong suốt khoảng thời gian coi như đã giã từ cõi đời. Mọi chi tiết bác sĩ đều ghi lại thật đầy đủ và về sau câu chuyện có thật nầy còn được giáo sư bác sĩ Wilfred Abse ở đại học Virginia kể lại và nhất là giáo sư Carey Williams và chuyên gia khảo cứu các vấn đề luần hồi là Sylvia Cranston mô tả lại rõ ràng.
Theo lời kể của chính bác sĩ George Ritchie thì khi đang nằm trên giường của bệnh viện, tự nhiên ông ta cảm thấy thân xác rã rời rồi một bức màn xám đen từ đâu phủ ập lên đôi mắt ông nghe mơ màng có tiếng người chuyển động, tiếng bàn tán và lời của bác sĩ trưởng nói: "đã tắt thở rồi!". Lúc bấy giờ theo lời của bác sĩ George Ritchie: "tôi không có y nghĩ gì khác lạ cả. Tôi chỉ cảm thấy mơ màng thôi nhưng tâm trí tôi rất sáng suốt tôi nhớ là tôi được tuyển chọn để được huấn luyện chuyên môn về ngành y tại đại học Virginia nhưng vì bệnh phổi nên phải tạm vào điều trị ở bệnh viện. Giờ đây tôi phải đến trường đại học gấp vì ở đó đang chuẩn bị lể khai giảng khóa mới. Tự nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình lạnh buốt. Tôi phải thay quần áo và thế là tôi đi tìm. Bỗng nhiên tôi thấy một người nằm trên giường mà tôi đang nằm. Tôi nhìn không lầm vì giường có ghi số rõ ràng. Tôi cảm thấy lạnh quá, phải tìm quần áo ẩm để mặc vào mới được. Tôi thấy một sĩ quan đang bước qua nên tôi vội vã chạy lại yêu cầu ông giúp đỡ nhưng tôi có nói bao nhiêu ông ta cũng mơ hồ như không nghe thấy mà cứ bước đi tự nhiên. Thời giờ gấp rút quá nên tôi, quyết định chịu rét để đi nhanh đến trường đại học y khoa tại Virginia cho kịp. Tôi cảm thấy mình lướt đi như những gì thường gặp trong mộng khi di chuyển. Tôi thấy một con sông rộng rồi cây cầu dài bắt qua sông để tới một thành phố lớn. Thành phố nầy quả thật tôi chưa bao giờ đến tôi thấy một tiệm giải khát, tiệm Bia và cả tiệm cà phê nữa. Tại đây tôi gặp một vài người và hỏi họ tên đường và tên thành phố nhưng chẳng có ai trả lời tôi cũng như thấy tôi cả. Có lần tôi đập tay lên vai một người khi tôi hỏi nhiều lần nhưng người nầy vẫn không nói. Tuy nhiên tay tôi như chạm vào khoảng không. Người nầy có gương mặt tròn và cằm có sợi râu dài. Sau đó tôi đi đến bên một người thợ điện đang loay hoay quấn dây điện thoại vào một bánh xe lớn. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy mình khác người và rõ ràng chẳng có ai trông thấy tôi mặt dù tôi thấy tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng nếu cứ như vầy mà tìm đến đại học Virginia thì quả là bất tiện nên tôi quyết định trở lại bệnh viện tôi đi đến nhà xác, hàng trăm người đang nằm trên giường. Tôi đi loanh quanh để tìm chỗ nằm của mình. Tôi thấy một cái xác đã phủ tấm drap trắng, nơi ngón tay của xác nầy có đeo một chiếc nhẫn mà thoạt nhìn tôi đã cảm thấy ngờ ngợ một cách lạ lùng. Tôi nhớ là tôi cũng đeo một chiếc nhẫn như thế. Tôi cúi xuống nhìn thật kỹ, rõ ràng bàn tay có những đặc điểm giống tay tôi... và cái giường số giường lại chính là số giường tôi đã nằm. Vây đây chính là thân xác của tôi, tôi đã chết thật rồi sao? Nhưng tôi không có cái cảm tưởng rằng mình đã chết, tôi thấy đủ thứ như đang còn sống. Chỉ có điều mà trước đó tôi phải phân vân là hình như chẳng có ai thấy tôi cả. Tôi cố gắng kéo tấm drap phủ lên các thân xác mà tôi nghĩ là của tôi, ý chí của tôi thì muốn hành động nhưng tôi không thể nào kéo được tấm drap phủ mặt cái xác ấy. Tôi cố gắng nhiều lần nhưng tôi không tài nào làm được và cuối cùng tôi nhận rõ rằng quả thật tôi đã chết. Vừa lúc đó tự nhiên tôi cảm thấy trong phòng nhà xác sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng lạ lùng tôi chưa bao giờ thấy và tôi như bị lôi cuốn theo cái nguồn sáng lạ kia, tôi đã thấy những cảnh trí mà từ khi sinh ra cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ thấy, những cảnh trí mà tôi cảm tưởng rằng chỉ có ở thế giới bên kia vì những con người ở đây thường không rõ ràng, mờ ảo, vó vùng tối tăm, có vùng chan hòa ánh sáng mà những nhân vật hiện diện giống như những thiên thần.
Sau đó tự nhiên vầng sáng giảm dần, tôi cảm thấy muốn quay về. Trong phút chốc tôi thấy lại những căn phòng, những thân xác bất động trên giường và tôi tiến tới chiếc giường mà trên đó là thân xác tôi. Tôi như bị cuốn hút vào cái thân xác đó, tôi từ từ chuyển động các ngón tay và cuối cùng mở mắt ra. Một lúc sau, bác sĩ và cô y tá đã ở trước mắt tôi, nét mặt rạng rỡ. Tôi đã sống lại, đã thật sự sống lại...
Những gì mà sau đó George Ritchie kể lại đã làm một số bác sĩ trong bệnh viện ngạc nhiên. Điều kỳ lạ đáng lưu ý là những gì mà Ritchie đã kể và 
đã ghi chép lại trong tập nhật ký đều chứng thực sau đó. Như trường hợp lạ kỳ sau đây: Sau khi câu chuyện đi vào thế giới sau cõi chết của Ritchie đã mô tả được một năm thì Ritchie phải trở về trại Barkey và được gởi sang Âu Châu để phục vụ tại một bệnh viện quân đội. Trên đường xe chơ Ritchie đã đi qua một thành phố mà trước đây một năm trong khi coi như đã chết, Ritchie đã đi qua, nào tiệm bán bia, tiệm cà phê, cây cầu dài bắt qua sông, những khúc đường rẽ, những bảng hiệu và kỳ lạ hơn nữa là cái cột điện thoại mà trước đây tôi đã đi xuyên ngang qua thân thể của một người thợ điện đang quấn dây điện thoại... Đây là thành phố ở gần chân thành Vicksburg thuộc tiểu bang Mississipi, nơi mà chưa bao giờ George Ritchie đã đi qua.
Ngày nay George Ritchie đã là Viện Trưởng Viện tâm thần ở Charlotsville và không bao giờ quên rằng mình đã có lần chết đi sống lại cũng như không bao giờ quên những cảnh giới lạ lùng ở bên kia cõi thế gian mà loài người đã sống.
Nhà nghiên cứu hiện tượng tâm lý Sushil Bose đã tìm gặp trực tiếp những người đã từng nhớ lại tiền kiếp để phỏng vấn họ. Năm 1939, ông đã viết một báo cáo chi tiết về cuộc phỏng vấn giữa ông và cô gái Ấn Độ tên là Shanti Devi. Cô gái nầy đã nhớ lại rất rõ ràng về tiền kiếp của mình. Cô cho biết trước đó tên cô là Lugdi Devi, vợ một người tên là Pandit Kendermath Chowbey. Nhưng rồi bị một tai nạn nhiễm trùng và qua đời. Nhà nghiên cứu tâm linh Sushil Bose đã hỏi Shanti Devi như sau:
- Shanti nhớ rõ về tiền kiếp mình thì có thể nhớ lại những gì xảy ra trước và sau khi chết đó?
Shanti trả lời là nhớ rõ. Và sau đây là một phần của cuộc phỏng vấn đó.
- S, Bose: Shanti hãy thuật lại những gì đã xảy ra vào lúc đó.
- Shanti: Khi ấy tôi cảm thấy mình như mơ màng đi vào cõi sâu thẳm tối đen rồi sau đó lại thấy ánh sáng chói lọi tỏa rạng dần dần. Đó là thứ ánh sáng chan hòa kỳ diệu làm hoa mắt. Chính vào lúc đó, tôi biết được rằng mình đã lìa khỏi thân xác mình qua dạng thể một làn hơi và chuyển động lên cao dần.
- S. Bose: Lúc đó Shanti có thấy cái thân xác của mình không?
- Shanti: Lúc đó tôi chỉ có cảm tưởng là 
đã lìa khỏi thể xác, mặc dầu tôi như chuyển động lên cao nhưng tôi lại không nhìn xuống mà chỉ mãi lo nhìn ngắm cái ánh sáng lạ lùng bao phủ quanh mình. Có lẽ lúc đó nếu nhìn xuống ngay khi tôi có cảm giác mình tách rời thân xác tôi có thể thấy được thân xác mình.
- S. Bose: Lúc đó Shanti có cảm giác đau đớn mỏi mệt yếu đuối hay không?
- Shanti: Không! lúc đó tôi không thấy một chút gì gọi là 
đau đớn mệt mỏi cả. Trái lại tôi thấy mình nhẹ nhàng thanh thản lạ lùng.
- S, Bose: Sau đó còn điều gì xảy ra?
- Shanti: Khi đó, trong cái áng áng chói lọi rực rỡ ấy, tôi thấy có bốn người mặc áo dài màu vàng sẩm cùng xuất hiện. Những người nầy đều rất trẻ khoảng 14, 15 tuổi. Trông họ tươi sáng như những thiên thần. Những người nầy đi về phía tôi với dáng vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Trước mắt tôi là một ngôi vườn đẹp tuyệt vời, cái vẻ đẹp mà chưa bao giờ tôi đã thấy được ở thế gian nên khó mà mô tả cho hết được... Rồi tôi thấy 4 người hồi nãy tiến gần và nhấc bổng tôi lên cao. Tôi cảm thấy một niềm lâng lâng khó tả lan khắp người. Tôi chẳng có ý niệm gì nữa về thời gian. Chẳng có mặt trời, mặt trăng, cũng chẳng có ngày đ
êm. Tất cả đều chan hòa trong cái ánh sáng vô cùng tỏa rạng, ấm áp, huyền diệu, lung linh sinh động lạ thường. Tôi chẳng biết nói hay diễn tả làm sao cho hết những gì tôi đã thấy vào lúc đó. Điều kỳ lạ là lúc nầy hình như tôi không còn lệ thuộc vào những giác quan mà con người có lúc còn sống để nhìn, để nghe, để cảm xúc.
Điều đáng lưu tâm là khi kho6ng còn lệ thuộc vào giác quan mình nữa thì tri giác lại trở nên bén nhạy vô cùng. Dù giác quan con người có tinh xảo đến mấy cũng không giúp con người thấy được xuyên tường, nhưng nếu không còn hiện hữu cơ thể phàm trần hay cơ quan thị giác chẳng hạn thì lại có thể thông suốt được cả bức tường như không và 
điều nầy cũng thể hiện cho các giác quan khác, ở lãnh vực nghe, cảm nhận, ngửi...
Trên đây là một số sự kiện thu thập được từ các nhà tâm lý, khoa học, các nhà y học khi họ tiếp xúc được với những người có khả năng nhớ lại tiển kiếp hay đã có lần chết đi sống lại, những người đã có kinh nghiệm với cái chết. Những người nầy may mắn có được ý niệm về những gì gọi là sự chết và linh hồn. Giáo sư H. H. Price (tại Đại học Oxford) cho rằng: Linh hồn của con người là một phương tiện của ý thức hay nói rõ là hơn là một công cụ của sự hiểu biết và trong cuộc sống, từ cổ đại đến nay kinh nghiệm ở mỗi con người đã có được những sự kiện để chứng minh rằng có cái gì đó ngay trong thân xác họ. Nhiều chứng nhân và nhiều sự kiện được chứng minh về sự hiện hữu của linh hồn và còn khẳng định rằng linh hồn không chỉ đơn thuần là một thể luân phiên thay đổi cho thân xác mà còn là một thể siêu việt hơn nhiều vì giữ những vai trò then chốt, quan trọng trong vấn đề suy nghĩ, cảm nhận, cũng như là cầu nối cho những cuộc sống khác tiếp diễn...
Nhà nghiên cứu Robert Crookall vừa là nhà tâm lý học vừa là nhà khoa học (ông là giáo sư khoa học tài nhiều trường Đại học và là hội viên của nhiều hiệp hội chuyên nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên huyền bí). Khi nghiên cứu và tìm hiểu về sự hiện hữu của linh hồn, ông đã sưu tập vô số các sự kiện liên quan và nhất là gặp gỡ những nhân vật đáng tin cậy, đặc biệt những người có lần đã trông thấy tận mắt cái mà con người thường gọi là hồn hay linh hồn. Ô đã ghi chép tất cả những gì đã thu thập và hệ thống rõ ràng. Sau đây là một số hình ảnh và màu sắc về linh hồn mà Robert Crookall đã sưu tầm được.
"Theo tổng kết của R. Crookall thì linh hồn thể hiện dưới nhiều hình dáng và màu sắc. Theo Muldoon thì mờ sáng như sương khói, đôi khi như đầy hơi nước hoặc như vầng mây nhỏ màu trắng không hoàn toàn trong suốt. Hình ảnh nầy chỉ hiện rõ trong khoảng một vài phút đồng hồ rồi tan biến. Chính ông Edgar Cayce, người có khả năng xuất hồn để chữa bệnh ( nổi tiếng ở Hoa Kỳ) cũng thường mô tả linh hồn giống như lớp sương hay khói mờ. Maurice và Irene Elliot cũng đã thấy phần thoát ra từ thể xác người chết có màu trắng như lớp sương mù. E. W.Oaten thì: "giống như hơi nước bốc lên".
Bác sĩ Charles Richet xác nhận rằng: tôi thấy ngay tại giường người chết có một đám mây từ từ thoát khỏi thân xác người chết. Trong tài liệu sưu tập của Robert Crookall có nhiều phần mô tả như thế và 
đó là những mô tả do chính các nhân chứng như bác sĩ Whiteman, bác sĩ Simons, giáo sư E. Boano, bác sĩ Gilbert (Alice Gilbert), bác sĩ A.J.Davis, bác sĩ D.P.Kayner, bác sĩ Hereward Carrington...
Theo một số nhân chứng mà phần lớn là bác sĩ và y tá thì phần sương khói ấy sau khi thoát ra khỏi cơ thể vẫn còn ở cách cơ thể một khoảng mà không rời hẳn. Điều kỳ lạ là sự xuất hiện của một dảy sáng mờ giống như giải lụa nối liền người chết với phần mờ đục như khói sương của cái mà ta thường gọi là linh hồn.
Ngoài ra những hình ảnh đáng ghi nhớ khác còn được nhiều nhân chứng đáng tin cậy trông thấy mà mô tả lại. Đó là sự xuất hiện của một giải màu sáng trắng xuất phát từ phía sau đầu (tiểu não hay ở thùy chẩm) của người chết nối liền với phần mờ đục thoát ra khỏi thể xác người chết (linh hồn).
Trong cuốn Out of the Body Experiences, nhà nghiên cứu Robert Crookall đã mô tả chi tiết các sự kiện vừa trình bày trên đây. Ông đã tiếp xúc với các nhân chứng, họ là những nhà khoa học, những y tá, những bác sĩ. Như bác sĩ R.J.Staver, giáo sư Hitchcock, bác sĩ Hout, các nhà khoa học như J.Bertrand. Oliver Fox, Reverend L.J.C.Street bác sĩ D.P.Kayner, giáo sư M.Eliade, bác sĩ E.W.Oaten, bác sĩ A.J.Davis và Raynor C.Johnson... Những người nầy đều đã chứng kiến rõ ràng một khối hơi thoát ra từ cơ thể người vừa tắt thở và trước đó khối hơi còn nối kết với thân xác bằng một giải màu sáng đục rung động và khi sợi dây nầy rung động mạnh và 
đứt lìa thì chính là lúc người chấm dứt sự sống, có nghĩa là "hồn đã lìa khỏi xác" Không còn liên hệ gì với thân xác nữa (vấn đề nầy đã được trình bày đầy đủ chi tiết trong cuốn Những bí ẩn sau cõi chết - đã xuất bản"
Tóm lại. Hiện tượng về sợi dây liên kết giữa thân xác người chết và phần giống như sương khói thoát ra từ thân xác ấy mà người ta thường gọi là hồn hay linh hồn đã là sự kiện mà các nhà khoa học và nhất là giới y học hiện nay quan tâm và ra sức nghiên cứu vì như đã trình bày từ trước, nếu sự kiện nầy là có thật như nhiều chứng nhân đã thấy rõ ràng thì chắc chắn sẽ phát sinh thêm những ngành chuyên về sự chết như linh hồn học, tử sinh học... Các nhà khoa học cố gắng tìm cách để có thể cụ thể hóa qua hình ảnh rõ ràng và sợi dây bạc ấy, họ không muốn với tinh thần khoa học thực nghiệm lại chỉ vào những lời kể, mô tả của những nhân chứng dù là các nhà khoa học đáng tin cậy đi nữa mà không có bằng cớ rõ ràng. Vì về thu hình đã cố tìm cách ghi lại hình ảnh mà những gì có được lúc con người vừa trút hơi thở cuối cùng. Một số hình ảnh chụp được khối hơi thoát ra từ cơ thể người mới chết, nhưng những nhà nghiên cứu còn muốn thu được những hình ảnh rõ ràng về sợi dây bạc (Silver core). Schrench Notzing, giáo sư bác sĩ nổi tiếng thế giới, trong cuốn Phenomena of Materialisation (1928 - Kegan Paul) đã cho rằng, qua những ảnh chụp về những gì liên hệ đến khối hơi hay sợi dây bạc, tuy không rõ nét nhưng dù sao đó cũng là một hình ảnh đáng lưu tâm. Có thể hình ảnh ấy chỉ là lớp ngoại mạo che dấu bên trong nhiều bí ẩn hơn. Theo một số lớn các nhà khoa học thì hình ảnh cho thấy như là một khối siêu vật thể ấy khi tách khỏi cơ thể tức là sự sống không còn, giống như dòng điện đã ngưng truyền nguồn điện lực vào cái máy.

Chương 2
Luân Hồi Qua Các Tôn Giáo
Thuyết luân hồi đã có từ lâu và bàng bạc cùng khắp thế giới. Lúc đầu nhiều người vẫn tưởng triết thuyết Luân hồi chỉ có ở Ấn Độ nhưng qua các nghiên cứu sâu xa hơn thì Luân hồi còn là tín ngưỡng của người Ai Cập. Ở Hy Lạp, vấn đề luân hồi được nói đến nhiều mà đại diện là nhà triết học cổ đại nổi danh Platon đã nhiều lần đề xướng trong các tác phẩm bất hủ của mình. Không riêng gì Ấn Độ giáo và Phật giáo thường dùng thuyết luân hồi làm căn bản, các vị tăng lữ Gô Loa cũng đã một thời giảng dạy Luân hồi cho các tín đồ của mình. Nhà triết học Schopenhauer khi nhắc đến vấn đề Luân hồi cũng đã ghi nhận rằng các dân tộc Mỹ Châu, da đen và cả người Úc Đại Lợi cũng đã biết khá nhiều về luân hồi. Giáo phái Hồi ở Hindoustan (giáo phái Bohrahs) đã rao giảng về thuyết Luân hồi cũng như cổ xúy vấn đề ăn chay không ăn thịt. Một số lớn dân vùng hoang đảo, những người dân Fijii cũng tin vào luân hồi: Tuy nhiên đi sâu vào thuyết Luân hồi phải là Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Ấn Độ Là Cái Nôi Cơ Bản Của Thuyết Luân Hồi Tái Sinh
Nhà biên khảo nổi tiếng William Durant (thường gọi là Will Durant) khi viết về triết thuyết của các tôn giáo cổ xưa ở Ấn Độ đã lưu ý nhiều về tín ngưỡng mà dân chúng Ấn đã tin tưởng từ thời Vệ Đà (Veda) (2000 - 1000). Tôn giáo xưa cổ nhất của Ấn, theo Durant là tôn giáo mà người Naga đã theo (dân tộc cổ nhất Ấn Độ thường thờ thần rắn).
Người Naga thờ đủ các vị thần, họ tin là có đủ linh hồn, tin vào thần tạo ra muôn loài trên quả đất, vị thần đó có thể là Soura, là Prajapati, là Indra... Thần nầy có cơ thể tách đôi phần pati thuộc nam giới và phần patnie thuộc nữ giới. Về sau hai phần ấy rời ra và chuyển hóa thành những hình tượng sinh vật khác qua mỗi lần đều tìm đến nhau để phối hợp nên vạn vật mới được sinh thành. Bộ kinh lâu đời Upanishad cho thấy rằng mọi vật đều được sinh ra theo vòng luân hồi chuyển hóa, hình thể sinh vật nầy được phát sinh là do một hình thể khác kia chuyển qua. Con người phàm trần mắt thịt chỉ thấy mọi sự vật qua hình dáng, biểu tượng bên ngoài mà tưởng rằng cái nầy khác cái kia. Giác quan con người chưa đủ khả năng để lãnh hội được những gì có tính cách huyền vi sâu xa bên trong những gì mà họ thường thấy, nghĩa là giác quan con người không nhận ra được cái bản thể vi diệu bên trong những hình thể hiện hữu trên thế gian nầy. Theo lời dạy trong bộ kinh nầy thì con người có linh hồn, linh hồn liên kết với thể xác lúc sống, nhưng khi chết, linh hồn tách rời khỏi thể xác và chịu sự phán xét theo luật tự nhiên. Linh hồn sẽ được sống ở cảnh an lạc hay chịu xử phạt công minh. Kinh Upanishad Katha thì chỉ cần nhìn đời sống của một cây lúa từ khi được gieo cho đến khi chết là có thể biết được kiếp người sống chết ra sao, câu: "Con người giống cây lúa, sẽ chết đi như cây lúa rồi lại tái sanh như cây lúa mà thôi" đã được dân tộc Ấn thời cổ đại thuộc nằm lòng. Các kinh Veda thường là những bài thơ dài và 
được truyền khẩu từ đời nầy qua đời khác. Kinh Veda được người Ấn xem như là báu vật thiêng liêng là một tín ngưỡng thâm sâu cao cả và các nhà nghiên cứu tôn giáo đã xem kinh Veda của người Ấn cổ đại giống như kinh Coran của người Hồi giáo hay Thánh kinh (Bible) của người Ky tô giáo vậy: Bộ kinh Upanishad được dân Ấn ngày xưa coi như phép màu cứu rỗi con người. Nhà triết học Schopenhauer khi nghiên cứu về bộ kinh nầy đã viết như sau: "trên thế giới, chỉ có các Upanishad là có thể xem như nguồn an ủi vô biên cho đời sống của tôi, suốt cả đời tôi cho đến khi tôi từ giả cõi đời". Theo William Durant thì Upanishad có thể xem như một tác phẩm triết lý và tâm lý xưa cổ nhất của loài người. Đây là tác phẩm chứa đựng những tư tưởng sâu sắc huyền vi nhất trong lịch sử triết học. Giải đáp những thắc mắc to lớn từ muôn nơi muôn thủa của con người: Vì sao lại sinh ra ta? Ai đã sinh ra ta? Ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu trong tương lai? Sau khi chết? Cái mà loài người vừa thắc mắc, vừa lo sợ, vừa phân vân là sự tái sinh của con người qua nhiều kiếp nhiều đời đến độ một vụ quốc vương quyền uy tột bực, sống cuộc đời giàu sang tuyệt đỉnh nhưng vẫn phải lo lắng phân vân về cái chết sẽ đến cùng với sự luân hồi tái sinh trở lại. Chỉ có sự giác ngộ của chính mình, dẹp bỏ các ta, cái "ngã" ẩn núp trong con người ta thì mới mong thoát được sự tái sinh mà thôi. Muốn vậy phải tẩy sạch mọi ý nghĩ, mọi hành động, phải giữ cho tinh thần trong sạch không vướng mắc những ý nghĩ của con người phạm tục... có thể mới thấy được cái nội tâm mình, thấy được cái bao la diệu kỳ của linh hồn mà họ chỉ là một phần tử và sau cùng cá nhân sẽ biến đi để lộ rõ cái thực thể siêu việt hiện ra, khi đó rõ ràng ta không còn là ta nữa vì cái ta thật sự chỉ là một chuỗi của những trạng thái ý thức kế tiếp liên hệ nhau, đó là cái xác thân được nhìn từ phía trong ở nội tâm mà thấy cái Atman như cái tinh anh siêu đẳng của Linh hồn, đó là cái tuyệt vô cùng vô sắc vô tướng vô thanh... (theo William Durant). Ngoài ra còn có cái bản thể của vũ trụ thế giới hồn bao la là Brahman, đó là linh hồn của vũ trụ. Đó là linh hồn của mọi vật. Sai cùng Atman sẽ hòa đồng với Brahman thành một, nghĩa là Linh hồn của vũ trụ thế giới.
Trong Upanishad đề cập nhiều đến vấn đề Luân hồi tái sinh. Ở đây từ Moksha được hiểu như sự luân hồi hay vòng luân hồi chuyển tiếp.
Tuy nhiên không phải ngay trên đất Ấn Độ thời xưa cổ ấy mọi người đều tin vào thuyết con người cò Linh hồn và linh hồn chuyển hóa theo sự Luân hồi tái sinh. Có nhiều thuyết phát sinh từ các nhà thuyết giáo khác đi ngược lại những gì về thuyết luân hồi hay còn bài bác thuyết luân hồi. Những người hoài nghi thuyết luân hồi tái sinh cho rằng người ác hay kẻ hiền lương đều bị lệ thuộc cả vào Số mệnh chớ không phải làm ác là chịu tai họa hay làm lành là 
được ân sủng của Thượng Đế. Mọi người ai cũng đều phải chết dù cho đó là kẻ tài ba xuất chúng hay kẻ ngu muội điên khùng và khi chết thân xác đều tan rã chẳng còn gì. Brishaspati đã đưa ra thuyết Hư vô để theo đó chẳng có trời, chẳng có Thượng Đế, chẳng có Linh hồn, thần linh gì cả nên chẳng có thế giới mai sau cho mỗi kiếp người, không có sự luân hôi tái sinh hay sự giải thoát cuối cùng. Trong một cuốn kinh của Brihaspati có những đoạn đại ý như sau:
Cuộc đời không có gì đáng lo nghĩ. Đời người không có gì đáng sợ, không trời đất, không linh hồn
Không có thế giới khác cũng như không có kiếp sau.
Ngày nào còn sống thì cứ vui hưởng cho thoả xác thân.
Hãy mượn tiền bạn bè 
để ăn chơi. Càng nhiều bơ sữa càng hay. Tại sao ta phải ép xác nhịn ăn, nhịn uống, nhịn mặc, hạn chế và tiết kiệm?
Làm sao cho thân xác chúng ta sau đã chết rồi đã trở thành bụi, đất lại còn có thể quay về nữa? Còn nếu một hồn ma nào đó là có thật thì khi qua thế giới khác, tại sao lại quen đi mọi thứ mà không còn nhớ thương nuối tiếc những người thân yêu của mình còn lại đằng sau?
Vậy thì hễ còn sống thì ta cứ hưởng mọi thứ.
Từ những ý niệm ấy của Brihaspati làm xuất hiện nhiều phái duy vật trong đó đáng kể nhất là phái Charvaka. Phái nầy đề cao giác quan con người và cho rằng cái gì giác quan không nhận thấy thì đó là sự hư không mà thôi. Do đó linh hồn chỉ là cái tưởng tượng mà kinh Veda đã đưa ra để phỉnh gạt mọi người. Phái Charvaka đề cao vật chất và cho vật chất là cái thực thể rõ ràng và quan trọng mà thôi. Họ lý luận rằng từ khi loài người xuất hiện đến giờ chưa ai thấy linh hồn cả và cũng chưa ai thấy linh hồn tách rời khỏi thể xác hết. Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là tự nhiên. Sở dĩ nhiều người đặt ra giả thiết có một Thượng Đế là có ý giảng về thế giới hay hiểu thế giới. Vì không tự tin nên họ tin vào tôn giáo và thần linh, thần quyền. Thiên nhiên lúc nào cũng thản nhiên như không trước mọi sự. Kẻ thiện, kẻ ác, người khôn người ngu đều chết và khi sống những con người đó đều hít cùng hơi thở của thiên nhiên, uống nước của thiên nhiên, hứng ánh mặt trời chung không phân biệt kẻ nầy người kia vì mục đích của đời sống là sống. Chính những lý luận có tính cách "Bình dân" "thực tế" và "nghe thuật tai" cho một số người ấy mỗi ngày một lan rộng mà những gì gọi là thâm sâu vi diệu trong các kinh Veda ngày càng bị mai một. Hơn nữa nhiều đoạn trong kinh Veda quá sâu sắc khó hiểu khiến nhiều người Ấn cảm thấy phân vân... và Ấn Độ đã trải qua một thời gian dài ở trong tình trạng hoài nghi về tôn giáo. Tuy nhiên Ấn Độ cũng không hiếm những triết thuyết mới mẻ khác dần dần thay thế và trám chỗ cho khoảng trống đầy hoài nghi đó. Phái Jainisme cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều có linh hồn. Tinh thần và vật chất là hai phần chính ở một bản thể. Khi một linh hồn nào đó không phạm tội lỗi lúc ở một thân xác nào đó nghĩa là không gây khổ đau, tàn hại kẻ khác thì linh hồn ấy sẽ thành Paratmatman ( linh hồn tối cao) để khỏi bị đầu thai lại trong một khoảng thời gian nào đó. Sau khi hết định kỳ linh hồn ấy sẽ tiếp tục đầu thai trở lại. Sự giải thoát hoàn toàn không còn bị tái sanh chỉ dành cho linh hồn nào hoàn thiện tuyệt đối mà thôi. Những linh hồn hoàn hảo ấy là Arhat. Muốn đạt tới kết quả ấy thì con người phải đoạn tuyệt với những thú vui của thể xác, phải an vui tự tại, phải giữ tâm hồn thanh thản không tư lợi, dục vọng. Không trộm cướp và không tàn hại, không gây khổ đau cho mọi sinh vật. Chỉ có thể mình làm khổ mình hay tự giết mình thôi còn ngoài ra không được giết bất kỳ con vật nào.
Đây rõ ràng là tu khổ hạnh để đạt mục đích tối thượng là không còn khổ đau, tái sanh trở lại cõi trần. Tuy nhiên các lời nguyện vừa kể thật khó cho số lớn tín đồ nào muốn đạt đạo vì giới luật Ashima rõ ràng là quá khắt khe nhưng những tín đồ của giáo phái Jain vẫn tin rằng cứ mỗi thời gian đã định nào đó, thế gian sẽ lại có một Đấng cứu thế gọi là Jina giáng trần để cứu độ chúng sanh.
Trong khi phần lớn dân Ấn còn hoang mang trước những luận thuyết của một số tôn giáo rao truyền trong dân gian qua các bộ kinh Veda, hay qua những lời báng bổ của Brihaspati (phái Charvaka), hoặc qua những giáo điều khổ hạnh của giáo phái Jain v.v... thì một tôn giáo mới ra đời. Tôn giáo nầy đã giải thích nguyên nhân sự đau khổ của con người, của sự luân chuyển liên tục của kiếp người qua bốn giai đoạn: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, và khi đã tử thì sự tái sanh lại khiến loài người soay vần chuyển hoán mãi trong kiếp luân hồi đau khổ. Sự kỳ lạ là người tìm ra nguyên nhân của sự đau khổ và sự luân hồi tái sinh lại là một con người đầy hạnh phúc quyền uy và 
đầy hứa hẹn ở tương lai. Người ấy là một Thái tử, tục danh là Siddgharta (Tất Đạt Đa), tên họ thị tộc là Cồ Đàm (Gautama) con của Quốc Vương Shuddodhana xứ Kapilavatsu thuộc vùng Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya). Mặc dầu sống giữa sự giàu sang quyền quý những tâm tư Thái Tử lại luôn luôn u uẩn vì những dằn vặt lạ lùng về những khổ đau của kiếp người. Thái tử đã thấy rõ cảnh già lão, bệnh tật, đau khổ và cảnh tử biệt chia ly giữa kẻ chết và người sống, nhiều cảnh khổ đau ghê sợ diễn ra trước mắt ngài là khi ngài ra khỏi 4 cửa thành để dạo chơi, Thái tử tự đặt câu hỏi rằng tại sao mọi người đều phải già, phải bệnh, phải chết sau khi được sinh ra? Vì sao con người lại phải sinh ra, lớn lên và chịu quy luật lạ lùng đó. Thái tử hỏi tả hữu thì ai cũng bảo đó là lẽ trời, là luật tự nhiên. Vậy chính Thái tử cũng phải chịu quy luật đó, chính phụ vương và mẫu hậu của người cũng không thoát khỏi được những cảnh khổ đau ấy dù là bậc đế vương quyền cao đức trọng? Ngay cả loài sinh vật, Thái tử cũng đều thấy chịu quy luật chung ấy. Phải làm sao để các khổ đau ấy không còn tái diễn mãi ở mọi người. Nỗi suy tư ấy dằn vặt Thái tử và mặc dầu có vợ đẹp, con ngoan, sống cuộc đời vàng son đầy hạnh phúc. Thái tử vẫn cảm thấy đó chỉ là giai đoạn và rồi chính mình cũng phải theo luật tự nhiên để đến hồi già nua run rẩy, bệnh hoạn đau đớn rồi chết mà thôi. Rõ ràng con người đang lặn hụp trong bể khổ đau mà không có ai cứu thoát quyết định cuối cùng là Thái tử cương quyết lìa bỏ những ràng buộc của vật chất tầm thường của cuộc sống để đi tìm chân lý, tìm nguyên nhân của sự khổ đau và tìm sự giải thoát không những chỉ riêng cho bản thân Thái tử mà còn cho tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Một đêm kia, nhân mọi người đều ngủ say, Thái tử lẻn trốn khỏi Hoàng cung cùng với một người thân tín là Channa (Xa Nặc) lên ngựa đến nơi hoang vắng cho Channa trở về còn một mình quyết tâm vào rừng tìm nơi thâm sơn cùng cốc để nghiền ngẫm cuộc đời. Sau bao nhiêu gian khổ và sau bao phương cách thực hành lối tu khổ hạnh ngài cũng không tìm thấy được lời giải đáp của vấn đề. Ngài ngồi xuống gốc một cây cổ thụ và bắt đầu tập trung tư tưởng nghĩ về mọi lý lẽ của cuộc sống, về nguyên lai của Sinh, Lão, Bệnh, Tử... Nhờ cái có "thấy" (kiến chữ kiến ở đây không nên hiểu như sự thấy bình thường bằng kiến thức tương đối mà bằng con mắt bát nhã, một thứ trực giác đặc biệt giúp ta tiến vào sâu bên trong của chính thực tại (D.T.Suzuki) Cái "biết" (tri: Nana, janàna) có chiều sâu, nhờ cái "kinh nghiệm Ngộ" mà sau sáu năm tu khổ hạnh và tu tập thiền định mà Ngài khai mở được cái tri giác nội tại để thấy được mọi lẽ huyền vi của vũ trụ. Ngài thấy rõ sự luân hồi như cái vòng xoay chuyển, cái khổ đau của tất cả mọi loài, mọi chúng sanh chớ không riêng gì con người. Tất cả là do ở Nghiệp được gọi là Karma. Chính luật Karma nầy đã khiến cho sự sinh tử và tử sinh xoay vòng chuyển hóa mãi không ngừng và sự đau khổ cứ thế mà không bao giờ chấm dứt. Con người ở kiếp nầy hành động ra sao lúc sống tức là đã tạo nghiệp. Sự tạo Nghiệp nầy là sự gieo Nhân để rồi gặt Quả. Nếu gieo nhân lành thì gặt quả tốt, nếu gieo nhân ác thì gặt quả dữ. Nghiệp lành hay dữ ấy chính là nguyên nhân chuyển biến vòng luân hồi nó như tác động đội ngược lại như khi ta ném trái banh vào vách tường vậy. Tuy nhiên, con người cũng như tất cả chúng sanh thường mê mờ u tối vì bị vô minh che lấp nên không thấy, không biết được định luật liên hồi quả báo vì thế mà tưởng rằng chết là hết nên mọi hành động của mình dù tàn ác bất nhân rồi cũng qua tất cả vì chết là hết, không biết rằng nghiệp quả khiến con người phải tái sanh mãi để chuộc lấy tội lỗi do mình đã gây ra từ kiếp trước.
Trong các lần truyền đạo Ngài thường tóm tắt những bài giảng thật dễ hiểu cho mọi người.
Sinh, già, bệnh là những đau khổ.
Than khóc, tiếc nuối, buồn thương, thất vọng, giận hờn, ganh ghét đều là những điều khổ hạnh và cũng là nguyên nhân gây nên đau khổ. Dục vọng làm con người mê mờ u tối. Cái mong ước, cái thỏa mãn, cái đam mê vì cái bản ngã, cái ta chính là những nguyên nhân gây nên luân hồi tái sinh mãi mãi. Sự giác ngộ mọi lẽ huyền vi của vũ trụ, luân hồi đến với Ngài được mô tả trong Ngũ Lục của Đại Đăng Quốc Sư như sau:
... Đó là buổi sáng, nhằm ngày mồng tám tháng chạp. Sau một thời nhập định, Ngài bỗng ngước lên nhìn trời và thấy sao Mai chiếu sáng.Ngay lập tức, sự kiện nầy giống như một tia sáng xuyên sâu vào ý thức ngài (cái ánh sáng vi diệu không phải phát ra từ sao Mai mà chính là cái ánh sáng phát sinh trong tiềm thức Ngài, được khơi dậy từ ánh sáng của sao Mai) và chấm dứt sự tìm chân lý của Ngài. Đây là biến cố trọng đại nhất trong cuộc đời tìm đạo của đức Phật. Vì thế về sau những buổi lễ kỷ niệm ngày Thành Đạo, tín đồ thường ghi nhớ để tổ chức vào ngày mồng 8 tháng Chạp".
Ấn Độ giáo cho rằng những kẻ khốn cùng, đói khổ, tàn tật nghèo nàn là những kẻ đang gánh chịu những gì mà ở tiền kiếp họ đã gây ra. Cái quả báo ấy luôn luôn tương xứng với các hành động từ trước. Đó là lẽ tự nhiên, công bằng, hợp lý. Tội lỗi của một con người khi còn sống sẽ xác định nên đời sống kế tiếp. Con người chính là kết quả, là sản phẩm của những tội lỗi từ kiếp trước nên khi đầu thai vào đời kế tiếp sẽ luôn luôn tùy vào những tội lỗi trước đây để xác định kiếp sống và những gì mà kiếp sống ấy phải cưu mang gánh chịu. Vì thế những kẻ đang đau khổ không có gì phải kêu ca than khóc trách cứ bất cứ ai. Ở Ấn, nhan nhản những người đói khổ lê lết tấm thân tàn, dù kêu rên tha thiết khẩn cầu cũng hiếm có ai thương tình giúp đỡ. Vì từ ngàn xưa trong tâm trí người dân Ấn đã in sâu thuyết luân hồi căn cứ vào luật của Manou, một triết gia nổi danh Ấn Độ thời xưa cổ. Theo đó xã hội có nhiều giai cấp từ cao xuống thấp. Đại cương thì xã hội Ấn gồm có 4 giai cấp chính. Tuy nhiên mỗi giai cấp lai phần thành hàng chục giai cấp nhỏ hơn, chính sự phân chia giai cấp nầy đã làm chia rẽ dân Ấn, tạo sự kỳ thị, áp bức, khinh miệt, căm thù, xa lạ, ích kỷ giữa những con người với nhau. Giai cấp thấp nhất trong xã hội là hạng cùng đinh. Đây là hạng người không ai để ý đến, chẳng ai thương xót cứu giúp vì ai cũng cho rằng kiếp trước họ đã tạo nhân ác cho nên nay phải nhận quả báo là lẽ tự nhiên. Người Ấn tin vào thuyết của Manou nên phần lớn đều thờ ơ trước những người khốn khổ nầy. Tuy nhiên không phải mọi người đều có thái độ và niềm tin giống nhau vì thế vẫn có người đứng ra cứu trợ, nhưng chỉ là thiểu số.
Chính Phật Thích Ca đã nhìn thấy sự vô lý bất công và sai lầm trong việc phân chia giai cấp ở xã hội Ấn nên trong khi truyền đạo đã thường căn dặn các đệ tử là không nên có ý nghĩ nông cạn và hẹp hòi như thế. Phật giáo cũng nêu nên vấn đề tái sanh nhưng sâu sắc và chú trọng nhiều vào phương thức để giải thoát khỏi sự tái sanh, do đó, đạo Phật được coi là đạo Giải Thoát.
Theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì mọi sinh vật đều chịu chung một quy luật tự nhiên là thành, trụ, hoại, không. Sinh tử, sống chết cứ tuần tự xoay vần chuyển hóa theo vòng luân hồi nhân quả mà nguyên nhân là do bởi những gì bản thân đã tạo ra. Trong vũ trụ, thế gian, không có sự vật gì mà không qua 4 giai đoạn thành, trụ, hoại, không cả. Từ một tế bào là 
đơn vị nhỏ nhất trong cơ thể cho đến vật to lớn như mặt trời trong thái dương hệ của chúng ta cũng đều chịu quy luật là sự hình thành, tồn tại trong thời gian nào đó (trụ) nhưng rồi cũng phải hủy diệt (hoại) cuối cùng trở thành không... để rồi lại kết hợp và tạo thành vật mới. Đó là tính cách vô thường, vô ngã ở mọi vật.
Đã hiểu được luật luân hồi thì phải làm thế nào để thoát khỏi cái vòng ràng buộc đó chớ không thể an phận chịu đựng một cách thụ động phải làm sao để khắc phục, chế ngự tìm lối thoát khỏi sự đọa đ
ày triền miên của những kiếp người.
Theo thuyết luân hồi thì:
Sự sống và hành động lúc còn sống liên hệ nhân quả với nhau rất chặt chẽ. Trong khế kinh có đoạn như sau:
"Nếu muốn biết hành động của quá khứ thế nào thì hãy nhìn đời sống hiện tại. Nếu muốn biết đời sống tương lai ra sao thì hãy nhìn vào hành động hiện tại".
Sự sống là phản ánh của hành động, từ đó có thể rút ra luận lý rằng chỉ có hành động mới làm cho thay đổi đời sống sinh vật. Vì thế, điều dễ hiểu là làm ác đời nầy thì đời sau sẽ khổ. Đời nầy khổ là do đời trước đã làm việc bất nhân. Làm thiện đời nầy thì đời sau sẽ được an vui. Như thế vấn đề cải hóa việc làm của mình lúc còn sống chính là gieo cái nhân tốt để rồi sẽ gặt vào đời sau những gì an lạc do cái nhân trước đã tạo nên.
Tuy nhiên khi nói về vấn đề luân hồi, về nhân và quả, cũng nên lưu ý rằng, lý thuyết nhân quả của Phật giáo không có tính cách hoàn toàn cứng ngắc và theo quy luật kiểu máy móc, có nghĩa rằng không phải luôn luôn hễ nhân nào đã tạo thì sẽ nhận lại quả hoàn toàn như thế, không phải tuyệt đối kiếp nầy dùng dao giết người thì kiếp sau sẽ bị kẻ khác dùng dao giết lại (bộ kinh Hiền Ngu của Phật giáo cũng có ghi nhận điều nầy), Luân hồi ở đây phải hiểu là sự tác động ngược lại một cách tương xứng, chữ tương xứng không có nghĩa là sự giống nhau hoàn toàn, trái lại đôi khi còn có sự sai khác về hình thức, nguyên nhân và kết quả nhưng chủ đích sau cùng của vấn đề nhân quả vẫn phù hợp.
Theo lý thuyết của Phật giáo thì sự sống phát sinh là do nguyên nhân, do cái nghiệp (Karma) đã dẫn vào 6 con đường gọi là lục đạo. Sáu con đường đó là Thiên, Nhân, A tu la, Ngạ quỉ, Địa ngục, Súc sanh. Đó là 6 con đường đáng sợ. Mọi sự vật đều được hình thành do nhân duyên (nhân cái nầy, vì cái nầy mà sinh ra cái khác), gieo hạt giống xuống đất thì sẽ nẩy mầm mọc ra cây cối rồi sinh cây ra quả. Nhân duyên gồm có: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và ý), xúc, thọ, thủ, hữu, sinh, lão, tử... Nhân duyên tương quan tác động lên nhau. Chính vì có nhân duyên mới có sự vật, mới có cái thân, có cái thân mới có sinh, lão, bệnh, tử, mới có khổ đau.
Mười hai thứ trong nhân duyên vừa kể chính là 12 giai đoạn liên hệ nhau, tạo nên cái vòng luân hồi ràng buộc những đời sinh vật. Tín ngưỡng luân hồi nhân quả hầu như là một tín nhiệm tự nhiên của con người và vì thế mà nhiều người tưởng rằng trong Phật giáo đạo lý nhân quả được xem như là một đạo lý đơn giản dể hiểu. Tuy nhiên vấn đề không phải như ta tưởng. T.T.Trí Quang đã trình bày rõ hơn vấn đề nầy như sau khi bàn đến Đạo lý nhân quả luân hồi.
Đạo Lý Nhân Quả.
Có nhiều người nghĩ rằng trong Phật giáo, đạo lý nhân quả được nhận là một đạo lý dễ hiểu. Nhưng sự thực trái lại. Sự thực là 
đạo lý đó tuy quá hiển nhiên, chi phối trực tiếp và toàn diện cuộc sống của con người nên con người ai cũng phải nhận biết, nhưng sự nhận biết đó rất dễ sai lầm. Khi người ta nói nhân quả là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, nói như vậy tức là công nhận lý thuyết "duy vật" hẳn hoi, trong khi đạo lý nhân quả là chứng minh chủng từ phát hiện, hiện hành hay đảo lại; cũng như khi người ta nói nhân nào quả đó, mảy mún không sai, nói như vậy tức là "thường kiến" ngoại đạo, vì đạo lý nhân quả chứng tỏ nếu có nhân mới có quả mà quả có thể không có nếu nhân bị đổi bỏ. Nhiều khi người ta đưa luận điệu bảo nhân quả nhất định không thể tránh được để muốn cho mọi người sợ hãi và dè dặt hành động của họ, nhưng đồng thời họ đã phủ nhận tất cả lập trường của Phật pháp, vì nếu nhất định không tránh được, nghĩa là nguyên nhân không thể đổi bỏ được thì tu hành làm gì và tu hành sao được? Kiểm tra lại sự nhận định và lối thuyết minh cẩu thả của chúng ta như thế, để mọi người thấy rằng đừng nghĩ Phật pháp có đạo lý nầy dễ, đạo lý kia khó, rồi nói càn nói bướng với cái mình cho là dễ, nói kiêu nói ngạo với cái mình cho là khó. Điều quan trọng của Phật pháp mà ai cũng phải biết, là đạo lý nào cũng chứa đựng toàn diện Phật pháp, nên phải dè chừng trong sự hơi hiểu và nhất là sự nói ra.
Đại cương đạo lý nhân quả có hai phần:
1. Tất cả các pháp đều có chủng tử riêng biệt, tâm có chủng tử của tâm,vật có chủng tử của vật, tất cả các pháp là những hiện hành do chủng tử của nó phát hiện, như vậy gọi là "đẳng lưu nhân quả".
2. Tất cả sự sống đều là nghiệp lực riêng biệt, khổ do nghiệp lực ác, vui do nghiệp lực thiện, tất cả sự sống là những hiện hành do nghiệp lực phát hiện, như vậy gọi là "dị thục nhân quả".
Hai hệ thống nhân quả nầy hiểu như thế nào nơi sinh mạng của ta? Ta gọi là sinh mạng của ta, nếu phân tích ra rồi gồm lại mà nói, thì sinh mạng là một danh từ gọi là sự hóa hợp của bao nhiêu hiện hành thuộc về tâm lý và vật lý; bao nhiêu hiện hành được phát hiện bởi bao nhiêu chủng tử riêng biệt của chúng nó, đó là hệ thống nhân quả đẳng lưu. Nhưng bao nhiêu hiện hành tâm lý vật lý hóa hợp thành một sinh mạng như vậy, sinh mạng đó hoặc đồng màu sắc khổ hoặc đồng màu sắc vui, khổ hay vui đó là hiện hành của nghiệp lực ác hay thiện; đó là hệ thống nhân quả dị thục. Gồm cả hai hệ thống nhân quả nầy lại là nhân quả nơi chánh báo, nơi nhân sinh, còn phía y báo, phía vũ trụ thì chỉ tùy thuộc và gồm vào nhân sinh (đẳng lưu quả của vũ trụ cũng chỉ là chủng tử ở "tạng thức" còn dị thục quả của vũ trụ cũng chỉ do nghiệp lực ảnh hiện).
Đại cương đạo lý nhân quả như vậy, có vài chi tiết cần phải chú ý:
Trước hết, cứ theo hệ thống nhân quả thứ hai, chúng ta thấy sự sống có ra là vì năng lực của hành động. Hành động thế nào sẽ hình thành sự sống như thế. Nên khế kinh nói "muốn biết hành động quá khứ như thế nào, thì chính sự sống ngày nay đó, muốn biết sự sống ngày sau như thế nào, thì chính hành động ngày nay đó". Và chính nguyên lý sự sống là phản ảnh của hành động nầy chứng minh rằng cũng chỉ hành động mới thay đổi sự sống. Nói như vậy hay nói rằng muốn thay đổi đời sống thì căn bản là phải thay đổi hành động, cũng như nhau. Cho nên làm ác phải khổ, muốn hết khổ được vui thì phải bỏ ác làm thiện. Hình thức sinh hoạt hiện tại của con người. Cũng nguyên lý đó, chứng tỏ hiện tại và mai hậu, hình thức sinh hoạt của con người muốn nó như thế nào là phải hóa cải hành vi của mình. Đó là nguyên lý mà 
đức Phật thiết lập ra phần giáo lý căn bản cho con người. Bởi vì nguyên lý đó thật là nguyên lý căn bản cũng như hành vi thật là căn bản của đời sống con người cà con người thật là căn bản của tất cả hình thức sinh hoạt của nó.
Thứ nữa, phụ thuộc vào chi tiết trên đây nếu ta đặt ra câu hỏi như thế nầy: khi cái nhân chưa ra kết quả, nhân ấy có thể đổi bỏ được không? Khi cái nhân đã kết quả, quả ấy có thể gia giảm được không? Đổi từ ngữ đi mà hỏi thì hành vi đã làm mà chưa kết quả, hành vi đó có thể đổi bỏ không? Hành vi đã tạo ra đời sống rồi nghĩa là đời sống hiện tại đây có thể thay đổi gì không? Nếu không thì như đã nói trước kia, sự tu hành có hiệu lực gì và tu hành sao được? Cho nên phải biết đạo lý nhân quả chứng minh tất cả vạn hữu trong đó con người cũng vậy, thảy thảy đều có thật có đặc tánh cố định nên chỉ "có thể có nếu có nguyên nhân". Đã là nếu thì nguyên nhân nếu không có, kết quả cũng không. Làm cho không nguyên nhân đi, đó là năng lực của sự tu hành. Làm cho không đi bằng cách nào? Là đem một nguyên nhân khác thay đổi vào nguyên nhân đó, đem một hành động đổi bỏ hành động, vì nguyên nhân hay hành động cũng không có một thứ nào có đặc tính cố định. Nếu cố định thì đã không thể có ra được. Đó là cắt nghĩa một nguyên nhân có thể đổi bỏ. Còn đời sống hiện tại, một kết quả đã có, thì sao? Đạo lý nhân quả nói trong dị thục nhân quả có "sĩ dụng nhân quả", nghĩa là nhân lực hiện tại có thể gia giảm đến thay đổi được đời sống hiện tại.
Đó là nguyên lý trong luật nhân quả chứng minh sự hành trì giáo lý "căn bản" của người tại gia thì hóa cải và có thể hóa cải được hình thức sinh hoạt hiện tại - Cho nên nhân quả là một luật rất hoạt động, trong đó các hệ thống nhân quả đổi bỏ nhau và hỗ trợ cho nhau. Do đó, thuyết định mạng ngày nay và thuyết thường kiến ngày xưa không thể đứng vững được với sự thật biến chuyển trong luật nhân quả và chính đó là tất cả nguyên lý căn bản của sự tu hành. Vạn hữu chuyển biến theo luật nhân quả nên khổ não có thể đổi bỏ và an lạc có thể kiến thiết.
Đạo Lý Luân Hồi.
Đạo lý luân hồi tùy thuộc và bổ túc cho hệ thống nhân quả thứ hai, nhân quả dị thục. Đạo lý luân hồi cốt chứng minh hai điều:
- Năng lực của hành động tạo ra đời sống.
- Đời sống ấy, như vậy, có thể hóa cải được bằng năng lực của hành động.
Tất cả nguyên lý của sự tu hành thiết lập trên căn bản nầy. Căn bản nầy thuật ngữ gọi là "nghiệp quả". Không biết hai điều ấy của nguyên lý nghiệp quả thì như trước đã nói, "tu hành nghĩa là hóa cải đời sống bằng cách sửa đổi hành động", vậy nếu hành động không liên quan gì đến đời sống và 
đời sống cũng như hành động không thể hóa cải được thì tu hành sao được và tu hành làm gì. Nhưng thực tế, đời sống của con người do chính năng lực hành động của con người tác động và chi phối, vì lẽ đó mới phải tu hành và có thể tu hành được. Hiểu như vậy là đã biết được đại ý và mục đích của đạo lý luân hồi rồi đó. Không cần phải lặp lại một lần nữa, người tại gia cũng đủ thấy do theo sự hiểu biết như vậy mới xác nhận hình thức sinh hoạt của con người cần phải hóa cải và có thể hóa cải được bằng cách hóa cải hành động, đổi bỏ hành động ác thay thế vào bằng hành động thiện thì hình thức sinh hoạt của con người sẽ hình thành một màu sắc an lạc chân thật.
Nhưng năng lực hành động là gì và tạo ra sự sống như thế nào? Sự sống là gì? Đó là những câu hỏi để giải thích thế nào là luân hồi.
Trước hết, điều mà bất cứ khi cắt nghĩa về sự phát sinh của một hiện tượng gì, mọi người Phật tử phải nhớ rằng lý thuyết của phật giáo chủ trương rằng do "chủng tử phát hiện". Do theo thuyết ấy, chúng có thể hình dung thấy vũ trụ là một bể cả gồm có vô số lượng, vô số làn sóng chủng tử. Tất cả hiện tượng chỉ là sự phát hiện của chủng tử đó. Và chủng tử là gì? là năng lực mà bản thân của chúng là chuyển động và hoạt động liên tiếp. Sự hoạt diễn liên tiếp của chủng tử là các hiện tượng. Mọi hiện tượng, như vậy, là gì? chỉ là những vòng lửa do chủng tử liên tiếp hoạt diễn mà thành, giống như cây hương quay vòng một cách nhanh chóng rồi, vì không thấy kịp, chúng ta ngó như có một vòng lửa. Mọi hiện tượng cũng y như vậy. Chúng có ra và tồn tại là do sự hoạt diễn và hoạt diễn liên tiếp của chủng tử mà vì thiếu "tuệ giác bát nhã", chúng ta thấy như là có và sống với cái thấy ấy.
Sự sống cũng vậy, cũng là một tổ chức có nhịp nhàng một chút do sự hoạt diễn của vô số chủng tử sắc tâm (vật lý và tâm lý) Và như trước đã cắt nghĩa, làm cho sắc tâm ấy hóa hợp (sinh mạng), hoạt diễn nhịp nhàng (sống) trong một màu sắc (quả báo) hoặc khổ hoặc sướng. Trong một thời gian (đời sống) hoặc dài hoặc ngắn, là do năng lực của hành động. Năng lực của hành động ấy cũng là một loại chủng tử: chủng tử của nghiệp, động lực của ý chí manh động (vô minh) và khuynh hướng vị ngã (tham ái). Đức Phật có nói rằng làm cho nắm đất rời rạc thành một vắt là nước, cũng y như vậy, tạo nên sự sống là nghiệp, nghiệp của si và ái.
Ta có thể hình dung sự sống của ta như một bộ máy lớn lao và phức tạp, được chạy bởi điện lực. Mọi bộ phận phức tạp gồm thành bộ máy ấy giống như mọi hiện hành sắc tâm có chủng tử riêng biệt mà tổ hợp lại thành sinh mạng. Nghiệp lực làm cho sinh mạng sống cũng như y điện lực làm cho các bộ phận ấy hoạt động với nhau nhịp nhàng trong một bộ máy lớn. Như vậy điện lực có thì máu chạy, điện lực tắt thì máy đứng; nghiệp lực còn thì sanh mạng liên tục mà nghiệp lực chết hết thì sự sống khổ não sẽ giải thoát.
Nhưng làm ra máy cũng như lắp máy, tạo ra điện lực cũng như cho điện lực chạy, tất cả việc ấy là bàn tay của trí thức con người, cho đến thay đổi bộ máy ấy làm ra bộ máy khác, bộ điện lực chiều nầy ra một chiều khác, cũng là bàn tay trí thức của con người. Tạm thí dụ như vậy để thấy tất cả và hết thảy mọi hiện tượng hiện tại (được mệnh danh là y báo chánh báo đau khổ) là do tạng thức, mà 
đổi bỏ đi, thay thế vào mọi hiện trạng sau khi giải thoát (được mệnh danh là y báo chánh báo an lạc) cũng là tạng thức.
Tạng thức ấy, học giả Duy thức học xưa đã thí dụ, giống như một bể cả tùy chiều gió mà các đợt sóng nổi lên thế nầy hay thế khác, hay giống như một tấm vải, tùy thuốc nhuộm mà có màu sắc nầy hay màu sắc khác. Nhưng, thế nầy hay thế khác cũng đều là tạng thức. Và làm cho thế nầy mất đi hay mà thay thế vào thế khác là bàn tay của người thợ nhuộm. Cũng y như vậy đó, luân hồi hay giải thoát đều là tạng thức nhưng làm cho luân hồi diệt mất mà hiện thành giải thoát là năng lực của hành động.
Hành động ác thì do chủng tử ác ấy hiện hành ra đời sống khổ não, đó là luân hồi. Đổi bỏ hành động ác bằng hành động thiện thì do chủng tử thiện đó mà hiện hành ra đời sống giải thoát. Đạo lý luân hồi, như vậy, là 
đạo lý căn bản dạy cho ta thấy đời ta, ta có thể hóa cải và cần phải hóa cải bằng chính hành động của ta. Và như vậy, đạo lý luân hồi không cốt khăng khăng chứng minh có đời sau mà lại cốt làm cho đời sống giải thoát, điều ấy không cần phải biện luận nữa.
Ngoài ra nguyên nhân gây nên vòng luân hồi nghiệp báo xoay chuyển không ngừng thật ra chính là do sự mê mờ u tối, do vô minh che lấp không nhận thức được đâu là thật, đâu là giả, đâu là nguyên nhân của mọi sự, mọi vật. Không biết rằng "cái ta", cái thân xác của mình cái bản ngã của mình chỉ là hư ảo tạm bợ, mà cứ nhầm tưởng là thật.
Ngay cả cái cảnh giới mà con người đang sống, cũng không phải là thật, không phải trường tồn, bất diệt. Vì cứ tưởng tất cả đều là thật, là bất diệt, vĩnh cửu nên cứ giữ mãi, tiếc rẻ. Do đó mà sinh ra tham muốn, chấp ngã (giữ lấy cái ta, nhận lầm là có cái ta). Cũng chính bởi quá vì cái ta đó mà phát sinh sự vị kỷ, ham lợi, danh, vật chất. Ham sống, sợ chết, phân biệt ta và kẻ khác. Không biết rằng mọi vật luôn luôn thay đổi biến hóa. Cái thân của ta luôn luôn thay đổi từng giây từng phút. Nên cái thân vô thường. Cái tâm của con người cũng thay đổi đó là cái tâm vô thường, môi trường mà con người đang sống cũng luôn luôn thay đổi biến hóa, đó là hoàn cảnh vô thường. Sự thật hiển nhiên ấy lại khó được con người hiểu thấu vì lẽ như đã nói trên là vì con người đã bị cái "vô minh" mê mờ che lấp.
Tuy nhiên, trên thế gian vẫn không phải không có những con người sớm giác ngộ và có khả năng thoát dần ra khỏi cái vô minh che lấp ấy.
Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì trên thế gian vẫn có nhiều người tuy bị luật sinh tử luân hồi chi phối, nhưng vì họ có trí óc sáng suốt, phát triển về tâm linh và trí tuệ hơn người nên biết rõ mục đích mình phải đến và tránh các cạm bẫy do vọng tưởng và cái bản ngã chi phối. Chính nhờ cái ý tưởng cao cả, cương quyết, trong sáng và hướng tới mục đích vị tha theo tâm nguyện mà họ không bị lôi cuốn vào những con đường bất định trong khi luân hồi chuyển kiếp. Vì thế cuộc đời họ ít chịu cảnh khổ đau. Nhưng nhiều người về sau tuy có thể thoát khỏi vòng ràng buộc của sự tái sinh, họ vẫn có ý hướng muốn quay trở lại cái vòng luân hồi lần nữa với mục đích vị tha bằng cách chọn kiếp đầu thai theo mục đích mình.
Đây là trường hợp của những nhà tu hành, những vị chân tu ở Tây Tạng. Người Tây Tạng thường tự hào qua kinh sách rằng nơi rặng Tuyết Sơn hàng năm có nhiều vị Lạt Ma đã quyết định chọn kiếp luân hồi nào đó để hoàn tất lời nguyện của mình. Họ là những người muốn rằng sau khi chết, họ phát nguyện đầu thai vào một nhân vật nào, ở vùng nào đó với mục đích là cứu giúp nhân loại hoặc vì họ nhận thấy khi sống ho họ chưa hoàn tất ý nguyện mình nên muốn đầu thai lại để tiếp tục công việc còn bỏ dở. Người Tây Tạng gọi họ là các vị Hóa thân mà cao hơn nữa là những vị Phật.
Theo kinh Phật giáo thì những vị Bồ Tát đôi khi có nhiều ý chí vô cùng to lớn. Những ý chí ấy được gọi là nguyện (pranidhàna) hay nguyện lực (pùrvapranidhàna) Phật A Di Đà (Amitàbha) có 48 nguyện Đức Địa Tạng (Ksitgarha) có 10 nguyện, cũng giống Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Sarmantabhadra có 10 nguyện). Mỗi vị có nhiều điều mong mõi cứu độ chúng sanh khác nhau như Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri) mong bất cứ ai đến với ngài đều có được trí tuệ siêu việt hoặc Đức Phật A Di Đà muốn chúng sanh sau khi chết đến được cõi an lành tịnh độ và thành Phật đạo.
Những vị Bồ Tát (Bodhisattwa) là vị Phật đáng lý nhập Niết Bàn nghĩa là 
đã thoát khỏi sự tái sanh, luân hồi, nghiệp quả, nhưng vì họ còn thấy chúng sanh đau khổ trong bể trầm luân nên không nỡ nhắm mắt bước vào hẳn trong cõi Niết Bàn an lạc mà tự nguyện đầu thai trở lại mong cứu giúp kẻ phàm trần thấy rõ con đường phải đi, không còn lầm lạc.
Thuyết Luân Hồi Và Những Tôn Giáo Khác
Như đã nói từ trước, thuyết Luân Hồi thật sự từ ngàn xưa đã lan tràn hầu như khắp thế giới, nhất là các nước ở Á Châu. Nhiều tài liệu sách vở nói về thuyết luân hồi đã ảnh hưởng không nhiều thì ít lên các tôn giáo về sau.
Trong cuốn Du Nirvana Indien, Obry ghi nhận rằng: "Luân hồi là một triết thuyết tôn giáo lâu đời nhất, đã lan tràn khắp thế giới. Tín ngưỡng nầy phát triển mạnh vào thời cổ đại khiến một nhà Thanh giáo uyên thâm phải lo lắng quan tâm" theo Schopenhauer thì thuyết luân hồi bàng bạc trong dân chúng Ai Cập cổ đại, ở Hy Lạp và là giáo điều căn bản của tôn giáo của các tăng ni Gaulois. Thuyết luân hồi cũng có mặt trong một số giáo phái Hồi giáo ở Hindoustan" (giáo phái Bohrahs); Người Do Thái một số lớn cũng tin vào sự tái sinh, luân hồi thấy rõ qua kinh Talmud. Trong kinh nầy có nhắc đến sự chuyển sinh của linh hồn từ thân xác nầy qua thân xác khác như trường hợp linh hồn Abel đã chuyển hoán qua thân xác Moise sau khi đã nhập vào thân xác Seth. Đối với Ky tô giáo thì vào thời cổ xưa không hiếm những vị có chức sắc trong giáo hội đã giảng dạy một số điều liên hệ đến thuyết Luân Hồi Thánh Jerome, cũng như những vị khác có uy tín vào thời đó như: Thánh Gregory, Arnobius, giám mục Nyasa, Lactantius.v..v.. Justior Natryr, Origene, Clement d'Alexandrie, giám mục Mercier đều đã chống lại thuyết Luân hồi mà còn coi đó là vấn đề làm tăng cường rõ rệt sự phán xét công minh về tội lỗi của mỗi người. Hơn nữa thật sự Ky tô giáo cũng cho thấy phần nào đề cập đến thuyết Luân hồi tái sanh khi quan niệm rằng, rồi ra mỗi ngày cũng sẽ gặp lại mình nơi một thế giới nào đó sau ngày phán xét. Điểm đáng lưu tâm là khoảng vào thế kỷ thứ 17 khi chăm sóc những người nô lệ da đen bị chợ từ Phi Châu đến Y Pha Nho và bị đ
ày đọa, vị tu sĩ nổi danh suốt đời tận tụy vì người khác tên là Pierre Claver đã khuyên nhủ họ những câu bao hàm những gì thuộc về Luân hồi nghiệp quả như: "Các con hãy nhớ rằng, những gì mà các con đang trải qua, đang đau khổ thì đó là kết quả của những tội lỗi mà các con đã gây ra từ trước. Giờ đây, các con nên ăn năn sám hối!". Câu nói rõ ràng nhắc đến những tội lỗi xa xưa và phải chăng đó là những tội lỗi từ tiền kiếp của họ. Vì quả thật những người da đen thời bấy giờ bị bọn thực dân da trắng bắt đem bán làm nô lệ chẳng có làm gì nên tội. Tội lỗi nếu có chăng chính là tội lỗi do những người da trắng gây ra. Điều nầy khiến ta nhớ lại thuyết nguyên tội thường được nhắc đi nhắc lại nhiều trong Ky tô giáo. Theo Schopenhauer thì "thuyết nguyên tội, được hiểu như là thuyết phải trả cái tội lỗi của một cá nhân nào đã gây ra trước đó. Thuyết nầy thay cho thuyết Di hồn và chuộc tội đã phạm từ tiền kiếp" (Schopenhauer Metaphysique de la Mort).
Khi tìm hiểu sâu xa hơn qua cuốn Thánh kinh (Bible) của Ky tô giáo thì vô số lời khuyên bảo răn dạy của Chúa còn nói lên biết bao ý nghĩa thâm sâu về vấn đề luân hồi về kiếp trước và kiếp sau, về quả báo như sau:
- Ai gieo giống chi thì sẽ phải gặt lấy giống ấy (gieo và gặt - 5:13 - 6:18).
- Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả, trái lại, phải chúc phước. Ấy là vì điều đó mà anh em được gọi để phước lành. (thơ thứ nhất của Phi e rơ).
- Kẻ nào gieo sự bất công sẽ gặp điều tai họa (châm ngôn 22:8)
- Những ai tìm điều ác, tất cả sẽ ác đến với nó (châm ngôn 11:27).
- Kẻ nào đ
ào hầm thì kẻ đó té xuống đó.
- Kẻ nào lăn đá, đá đó sẽ trở lại đ
è nó (châm ngôn 26:27)
- Kẻ nào bưng tai không khứng nghe tiếng kêu la của người nghèo khổ thì kẻ đó cũng sẽ lại kêu la mà chẳng có ai đáp lại (châm ngôn 21:13).
- Tai họa không hề lìa khỏi nhà kẻ lấy ác trả thiện (châm ngôn 17:13).
- Chẳng một tai nạn nào xảy đến cho người công bình. Song kẻ hung ác sẽ bị đầy đau đớn (châm ngôn 12:21).
- Kẻ nào giam cầm kẻ khác thì rồi cũng sẽ bị kẻ khác giam cầm lại. Kẻ nào sử dụng gương đao, kẻ ấy sẽ bị chết vì gươm đao (thiên Apocalypse - chương 13).
Còn nhiều và nhiều nữa những câu đầy ý nghĩa tương tự trong Kinh Thánh và 
đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu, tôn giáo, kinh điển về Ky tô giáo và Phật giáo đều thấy những điểm tương đồng đôi khi tưởng chừng như hai tôn giáo là một.
Thí dụ Phật giáo có câu:
"Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không tìm thấy được ai là kẻ đáng thương hơn mình.
Ấy vậy là do mình đã thương mình.
Mình đã thương mình thì cũng đừng làm phiền người".
Ky tô giáo có câu:
"Hãy kính yêu Chúa ngươi với tất cả tấm lòng và cả tâm hồn. Và ngươi hãy thương yêu kẻ đồng loại ngươi như ngươi vậy"
Trong mấy lời khuyên dạy (12:1 - 15:13) có câu:
"Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình yêu mình vậy".
Kinh Phật giáo có câu: "Đem tình thương xóa bỏ hận thù".
Kinh Thánh có câu: Đừng để điều ác thắng mình, hãy lấy điều thiện thắng kẻ ác (những lời khuyên 12:1 - 15:13).
Hoặc: "Đừng mắc nợ ai chi hết
Chỉ mắc nợ về sự yêu thương mà thôi".
Hay: "Chớ lấy ác trả ác cho ai
Phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người"
Phật giáo có câu: Lấy oán báo oán, oán chất chồng.
Lấy đức báo oán, oán tiêu tan.
Ý nghĩa luân hồi quả báo thấy rõ qua các câu sau đây trong kinh thánh:
"Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình. Ai tát người má bên nầy, hãy đưa luôn má kia cho họ; còn nếu ai dựt áo ngoài của người thì cũng đừng ngăn họ lấy luôn áo trong. Hễ ai xin, hãy cho và nếu có ai đoạt lấy của cải của các ngươi thì đừng đòi lại. Các ngươi muốn người ta làm cho mình thế nào, hãy làm cho người ta thế ấy".
Hoặc:
"... Hãy cho, người sẽ cho lại mình; họ sẽ lấy đấu lớn nhận, lắc cho đầy tràn mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào thì họ cũng sẽ lường lại cho các ngươi mực đó..."
Rõ ràng nhất về ý nghĩa của vấn đề quả báo được thể hiện ở những câu sau đây khi Chúa khuyên loài người hãy làm điều thiện để tự mình cứu chuộc tội lỗi do mình gây ra vì điều đó sẽ giúp tránh được nhân quả:
"Hãy làm điều thiện đối với những kẻ làm hại ngươi rồi ngươi sẽ cứu chuộc được những tội lỗi do chính ngươi gây ra cho kẻ khác".
Hoặc: "Những gì mà ngươi đã gieo rắc thì sẽ được ngươi gặt lấy!" hoặc: "Kẻ nào gieo sự bất công sẽ gặp điều tai họa (châm ngôn 22:8).
Luật nhân quả luân hồi báo ứng thấy rõ trong lời Chúa răn dạy loài người sau đây:
"Sự báo thù ở ngay trong tay ta và ta sẽ trả nợ đó đầy đủ. Bởi vì mọi tai họa sẽ đến cho kẻ nào chưa giải quyết xong những món Nợ Cũ ấy"
Lời răn dạy của Chúa sau đây còn rõ ràng hơn nữa về sự chăm lo điều tốt lành phước đức để dành cho đời sau:
"Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức. Kíp ban phát, phân chia của cải mình có. Vậy là dồn chứa về Ngày Sau một cái nền tốt và bền vững cho mình để được cầm lấy sự sống thật" câu" cái "ngày sau ấy nổi lên ý nghĩa của sự trả vay và phải chăng đó cũng có nghĩa là ở đời sau hay kiếp sau?".
Luật nhân quả đôi khi còn bao hàm, liên quan đến cả sự phúc đức, nghiệp quả, hành động gây nên bởi cha mẹ, con cái. Đó là thắc mắc lớn lao của một số tín đồ:
"... và khi Chúa bước qua, ngài trông thấy một người đ
àn ông bị mù (người nầy bị mù ngay từ lúc mới chào đời). Lúc ấy một môn đồ đã hỏi Chúa rằng: Bạch thầy! Ai là kẻ đã gây lên tội lỗi khiến anh ta bị mù từ lúc ra đời? Cha mẹ anh ta hay chính anh ta? (John 9:1 - 2 Myitalies).
Như vậy, rõ ràng có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại giữa những hành động và hậu quả của những hành động mỗi con người sẽ phải nhận lấy không sớm thì muộn theo Luật Nhân Quả tự nhiên.
Hiện tượng tái sinh (born again) còn được thấy rõ ở một số đoạn trong kinh thánh. Điển hình nhất là sự phục sinh của Chúa và những người chết sẽ sống lại cùng với xác thân của họ. Trường hợp sự tái sinh của Thánh Jean Baptiste cũng đã được Chúa cho các môn đồ biết qua câu: "Ellie đã trở lại!" (Mathieu 17:12 - 13).
Trong công vụ các sứ đồ (26:23) có câu: "Chúa Jesus đã được nói đến la đấng được sống lại trước nhất từ trong những kẻ chết".
Trong I phi e rơ (3:18) có câu " Ngài là người đầu tiên được sống lại với thể thiêng liêng. Theo quan niệm của những người tin vào thuyết luân hồi thì Chúa là một vị Đại Bồ Tát hóa thân thân trở lại cõi trần để mong cứu chuộc loài người. Ngài đã phó sự sống mình làm giá chuộc. Mạng sống con người hoàn toàn của Jesus đã được hiến dâng để giải thoát nhân loại khỏi sự nô lệ của tôi lỗi và sự chết (Phi e rơ 1: 18, 19; Ê phê sô 1:7)
Trong Sáng thế kỷ 18:8: Hê bơ rơ 13:2 còn có đoạn nói về sự sống lại của Chúa Jesus với dấu tích bên hông (có thể được hiểu như là một hình ảnh của Dấu tích luân hồi) tuy rằng Chúa là Đấng tối cao cả không còn phải chịu luật luân hồi tái sinh nữa.
"... Nhưng vì lẽ sứ đồ Thô ma đã đặt tay vào lỗ thủng ở bên hông của Giê su, điều đó há không tỏ cho thấy rằng Giê su được sống lại từ cõi chết với cùng một thân thể đã bị đóng đinh trên cây khổ hình hay sao? Không đâu, vì Giê su chi biến dạng hay là mặc lấy hình người bằng xác thịt, giống như các thiên sứ đã làm trong quá khứ vậy. Để thuyết phục Thô ma rằng ngày chính là 
đấng Christ, ngài đã dùng một thân thể mang vết đâm thủng. Ngài đã hiện ra như là một người thật sự với khả năng ăn uống, giống như các thiên sứ mà Áp ra ham có lần đã tiếp đãi vậy (Sáng thế Ký 18:8: Hê bơ rơ 13:2).
Trong khi Giê su đã hiện ra cho Thôma với một thân thể giống như thân thể ngài xó lúc ngài bị xử tử, ngài cũng đã mặc lấy các thân thể khác nhau hiện ra cho các môn đồ ngài. Vì thế Ma ri Ma đơ len thoạt tiên đã lầm tưởng Giê su là người làm vườn. Có những lần khác các môn đồ của ngày đã không nhận ra ngài liền được. Trong những trường hợp đó, không phải hình dạng của ngài đã giúp họ nhận ra ngài, nhưng bởi một lời nói hoặc cử chỉ nào đó mà họ đã nhận ra ngài (Giăng 20:14 - 16; 21:6,7; Lu ca 24:30,31)
Mới đây, (tháng 4 năm 1993), hai nhà báo Arthur Dale và Jenny Lynn đã tìm thấy một số tài liệu bí mật cổ xưa (Lưu trữ tại tòa thánh Vatican) nói về đời sống sau khi chết. Hai nhà báo nầy đã viết một bài nhan đề: Found: the Vatican's secret files on life after death, tài liệu nầy được đăng tải lần đầu tiên sau đó trong báo Sun ra ngày 13 tháng 4 năm 1993. Theo tài liệu nầy thì một số tu sĩ Ky tô giáo đã từng thấy những cõi thế giới kỳ lạ sau cõi chết. Trong một tập hồ sơ, tài liệu khá dày được tìm thấy trong một nhà kho lâu đời, nhiều bảng viết tay mà các chữ viết thảo của những vị chức sắc trng Giáo Hội, mô tả lại những hình ảnh họ thấy về những gì sau khi chết. Trường hợp cha Carlo Malatesta bị một cơn sốc tim ngất đi rất lâu. Sau một thời gian cứu chữa, cha Carlo tỉnh dậy (tính ra cha đã hôn mê trong 40 phút đồng hồ) và 
đã kể lại những gì mà trong thời gian tim coi như ngừng đập hay nói khác đi là "đã chết" đó, cha Carlo Malatesta đã cảm thấy mình nhẹ bổng một cách lạ lùng, rồi cha thấy những người bay lơ lửng có cánh giống các thiên thần đưa mình đến cái cổng lớn của một nơi tươi sáng lạ lùng và sau đó lại được các thiên thần đưa cha trở lại thể xác mình. Trong thời gian Cha Carlo cảm thấy mình nhẹ lâng lâng, chính lúc đó cha cũng cảm nhận được là mình đã chết rồi nhưng không có sự hối tiếc, sợ sệt nào hết. Những lời cha Carlo Malatesta kể cha đều ghi lại rõ ràng trong lưu bút của mình.
Riêng đối với loài người theo Ky tô giáo cũng sẽ có sự sống lại hay tái sinh. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả mọi người đều sẽ được sống lại. Kinh thánh đã cho biết là Giu đa Ích ca ri ốt là kẻ phản chúa Jesus sẽ không được sống lại. Nguyên nhân y là kẻ đã tạo nhiều điều ác, đã gieo nhiều nghiệp ác nên sẽ nhận quả ác tương xứng. Đức chúa trời cũng sẽ không làm sống lại những kẻ nào đã phạm tội cùng thành linh của ngài (Ma thi ơ 12:32; Hê bơ rơ 6:4- 6; 10:26 - 27).
Mỗi người theo thứ tự riêng của mình sẽ được phán xét và sống lại. Sau sự sống lại của đáng Christ thì đến lượt 144000 người (những môn đồ trung thành của ngài) được sống lại và họ là những người sẽ sống với đấng Christ trong cõi trời hay nước trời. Tiếp đến là một số lớn người chết khác được sẽ được sống lại để sống ngay trogn Đia đ
àng trên đất. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều được sống lại để bị xét đoán (Giăng 5:29) trong Ngày Phán Xét.
Do đó, Đức Chúa Trời sẽ tạo lại một con người mới cũng bằng xương bằng thịt với cùng một nhân cách với những đức tính riêng, ký ức và lý lịch mà người đó đã thu thập cho đến lúc chết. Thân thể mới nầy sẽ giống như thân thể mà người ấy đã có trước khi chết. Điều đó giúp cho những người đã quen biết nhau từ trước có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng. Ở đây, sự tái sinh chi xảy ra một lần và ta có thể bảo rằng mỗi người có thể xem như có hai lần được sống. Tiền thân sẽ trải qua một lần phải chết và lần thứ hai sau khi được tái sinh thì hậu thân ấy sẽ có một sự sống khác tiếp theo đó, ấy là sự sống để sống trong Địa đ
àng trên đất. Điều đó xảy ra vào ngày phán xét.
Đối với Hồi giáo (Islam) tuy không có nói đến luân hồi nhưng tôn giáo nầy cũng nhấn mạnh lại sự phục sinh của con người. Con người đã được tiền định bởi những hành động của mình khi đang sống trên cõi thế. Nếu như con người gây tội lỗi thì sau khi chết sẽ vào Địa ngục để chịu xử phạt. Nơi đó linh hồn sẽ chịu cảnh đau đớn ê chề cùng với sự hành hạ tra tấn rùng rợn. Nhưng nếu con người lúc sống tạo sự tốt lành thì khi chết sẽ lên cõi Thiên đ
àng sung sướng. Ở đây Chết là đi vào một cái cổng dẫn đến đời sống miên viễn không còn tái sinh trở lại nữa. Ngày cả kẻ ác, sau khi chết cũng bị đày xuống địa ngục và ở đó đời đời.
Theo kinh Coran của Hồi giáo thì con người sống là nhờ sự kết hợp của linh hồn và thể xác. Thể xác và linh hồn sẽ được phục sinh trở lại khi đến ngày phán xét. Ngày đó, kẻ ác sẽ bị xử phạt xuống cõi địa ngục còn kẻ thiện tâm sẽ được tới cõi thiên đ
àng an lạc.

Chương 3
Dấu Tích Luân Hồi
Dấu tích luân hồi là dấu ấn của một thời quá vãng Trước đây, vấn đề Luân Hồi, Tái Sinh, Tiền Kiếp, Hậu Kiếp chỉ được xem như là vấn đề của một số thuyết tôn giáo.
Ngày nay, chính các nhà khoa học, đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lãnh vực nghiên cứu vấn đề. Từ những năm của thập niên 60 cho đến nầy (1993) danh sách những nhà khoa học tên tuổi đã dấn thân vào việc tìm hiểu vấn đề luân hồi đã dài thêm ra và chắc chắn trong tương lai, sẽ có một số kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính cách thâm sâu huyền bí nầy.
Qua hàng ngàn câu chuyện có thật đã xảy ra trên khắp thế giới với những chứng cớ và tư liệu rõ ràng chứng minh vấn đề luân hồi chuyển kiếp đã được thu thập. Nhưng các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học còn muốn thêm càng nhiều càng tốt những hiện tượng đã xảy ra có liên hệ đến những gì mà họ gọi là "những tài liệu chứng minh". Những hiện tượng mà theo họ có thể xem là những dấu tích của Luân Hồi theo các nhà khoa học, nếu luân hồi là có thật thì ít trên những chặng đường chuyển hóa từ kiếp nầy đến kiếp khác phải có những dấu vết rơi rớt lại không nhiều thì ít cũng giống như trong lịch trình tiến hóa của sinh vật nói chung và con người nói riêng đã có nhiều dấu tích còn lại trên cơ thể sinh vật và sự kiện ấy đã giúp các nhà sinh vật học, nhất là cổ sinh vật học biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm mà thời gian có khi hàng vạn năm đến hàng triệu năm.
Nói tóm lại, dấu tích luân hồi là những gì khả dĩ giúp chứng minh Luân hồi là có thật, hay ít ra cũng là hình ảnh của dấu ấn một thới quá vãng nào đó ở con người. Để dễ hiểu hơn, chúng ta thử đọc câu chuyện có thật sau đây đã xảy ra tại Ấn Độ: "Vết sẹo từ tiền kiếp" mà báo India Today đã đăng tải như sau:
Titu là một cậu bé mới 5 tuổi có cha mẹ là Samti và Makhavia Pratxa ở làng Varkhe... Lúc cậu bé vừa lên năm thì người mẹ rất ngạc nhiên khi nghe cậu lập đi lập lại những câu nói lạ lùng:
"Tôi chính là người đ
àn ông chủ cửa hàng bán máy phát thanh ở Agra. Vợ tôi là Uma, tôi phải đên đó. Tôi chính là Suresh Vema" Cha cậu bé cũng rất ngạc nhiên khi nghe con mình nhắc lại câu nói nầy, người cha kéo con lại phía bên mình và hỏi:
- "Con có thể nói rõ thêm cho ba nghe về điều con nói không? Cậu bé chậm rãi ngước mắt nhìn vào cõi xa xăm rồi nói:
- "Câu chuyện xảy ra từ thuở xa xưa, nhưng tôi nhớ rõ như mới ngay hôm qua... Hôm ấy tôi lái xe hơi về nhà. Vừa bước xuống xe, tôi đã cất tiếng gọi vợ tôi Uma đâu! Uma đâu ra xem quà nầy... Bỗng nhiên tôi thấy có hai người lạo về phía tôi và bắn hai phát súng vào đầu tôi. Tôi ngã nhào ngày giữa sân... Trời ơi!
Vừa kể đến đây, cậu bé Titu ôm đầu kêu thét lên:
- "Quân giết người! quân khốn kiếp!", rồi liệng đồ đạc vào ngưới ch với vẻ hằn học lạ lùng. Sợ quá, cha mẹ cậu bé vội vã cùng với cậu tìm đến vùng Agra và dò hỏi xem nhà của người bán máy phát thanh ở đâu. Dân chúng vùng đó đã chỉ cho họ một căn nhà dưới một ngọn đồi. Hai vợ chồng liền đến ngay căn nhà ấy và gặp một người đ
àn bà ra mở cửa. Vừa trông thấy người đàn bà, Titu chạy lại kêu lên vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ:
- Trời ơi! Uma!
Người đ
àn bà ấy chính là Uma. Cha mẹ cậu bé sợ quá đến nỗi gai ốc đầy mình. Ngạc nhiên và kinh hãi hơn nữa là khi họ hỏi về người chồng của bà ta (bà Uma) thì bà nầy cho biết như sau:
- Chồng tôi đã qua đời từ lâu rồi. Lúc ấy chồng tôi lái xe về nhà thì bị hai người đ
àn ông nấp sẵn đâu đó bắn chết. Tôi sống với hai con từ đó đến nay.
Điều kỳ lạ hơn nữa là cậu bé Titu đã bất thần hỏi bà Uma một câu khi thấy chiếc xe hơi đậu ở cạnh nhà.
- Chiếc xe nầy của ai? Còn chiếc xe của tôi đâu?
Bà Uma vô cùng kinh ngạc và sợ sệt, bà nhìn hai con và trả lời cậu bé với đôi mắt ngơ ngác:
... Chiếc xe cũ bán rồi... nhưng sao cậu bé nầy lại có cử chỉ và lời nói lạ lùng vậy?
Sau khi cha mẹ cậu bé Titu kể hết mọi chuyện cho người đ
àn bà có tên là Uma nghe thì người đàn bà nầy lại càng kinh ngạc hơn nữa.
Câu chuyện có thật nầy mà báo chí Ấn Độ đã đăng tải làm xôn xao mọi người đã gây kinh ngạc cho giới khoa học không ít. Tại Ấn Độ, Tiến sĩ Narender Chadha (đại học Delhi) là giáo sư chuyên nghiên cứu về các vấn đề khoa học và siêu hình đã lưu ý đến câu chuyện nầy. Đặc biệt giáo sư Eminde ở Đại học Virginia Hoa Kỳ cũng đã tìm gặp gia đình cậu bé Titu. Điều kỳ lạ được phát hiện sau đó là vết đạn ở gần thái dương nơi đầu cậu bé. Hỏi cha mẹ cậu thì từ ngày sinh cậu ra cho đến lúc 5 tuổi, cậu bé Titu không có một vết thương nào trên người do té ngã hay bị đâm, bắn gì cả. Vết sẹo tìm thấy trên, theo lời kể của cha mẹ cậu bé, có ngay từ khi cậu bé Titu chào đời. Để chắc chắn hơn, các nhà nghiên cứu đã đến ngay nhà hộ sinh ở làng Varkhe để yêu cầu được xem lại hồ sơ sinh sản của người đ
àn bà tên là Uma. Trong hồ sơ có ghi một câu "Cháu bé có vết sẹo lạ ở thái dương khi mới lọt lòng mẹ". Lạ lùng hơn nữa là khi được thân nhân đồng ý để cơ quan điều tra khai quật mộ chí của người chủ tiệm Suresh Verma để giảo nghiệm tự thi thì thấy dấu vết viên đạn xuyên qua đầu ở ngay vị trí tương ứng với vị trí vết sẹo xuất hiện nơi đầu cậu bé Titu. Phải chăng đây là dấu tích luân hồi còn lưu lại nơi cháu bé hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tuy nhiên điều thắc mắc lớn lao vẫn còn tồn tại là do đâu mà một cháu bé mới 5 tuổi như bé Titu lại có những trí nhớ cùng lời nói hết sức lạ lùng hoàn toàn trùng hợp với những gì đã xảy ra trước khi cháu ra đời?
Từ câu chuyện có thật trên và vô số các trường hợp tương tự đã xảy ra trên khắp thế giới các nhà nghiên cứu đã có được một số nhận xét sơ khởi như sau:
- Có những dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể của hài nhi lúc chào đời. Những dấu tích ấy có từ lúc hài nhi còn trong bào thai nghĩa là còn trong bụng mẹ.
- Những dấu tích ấy thường khó được giới y khoa giải thích rõ ràng về nguyên nhân. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chính đứa bé có mang dấu tích trên cơ thể, sau khi chào đời được 5, 6 năm đã cho biết xuất xứ của dấu tích ấy qua câu chuyện mà bé kể. Chuyện được thuật lại về cái gọi là tiền kiếp của chính đứa bé và nội dung câu chuyện có liên quan đến dấu tích ấy.
- Về câu chuyện có thật của cậu bé Titu thì vết sẹo ở thái dương có thể là vết sẹo của tiền kiếp, có thể nói đó là dấu tích của Luân hồi.
Sở dĩ đi đến kết luận ấy là do 3 nguyên nhân:
Thứ nhất, cậu bé Titu mới lên 5 tuổi, trí óc còn quá non nớt, có thể nói thẳng là chẳng có chút ký ức nào trong đầu óc nhưng lại nói lên những điều không ai có thể ngờ được rằng đó là lời của một đứa bé 5 tuổi. Thứ hai, vết sẹo trên thái dương cậu bé đã có trước khi chào đời, nghĩa là có từ bào thai còn trong bụng mẹ.
Thứ ba, nội dung câu chuyện mà cậu bé đã kể có liên quan đến dấu tích trên cơ thể của cậu có trước khi ra đời. Dấu tích đó là vết sẹo mà theo lời cậu bé kể thì vết sẹo ấy có là do súng bắn. Tại sao lại có trường hợp lạ lùng ấy?
Cho đến nay, câu chuyện có thật nầy và rất nhiều câu chuyện có thật tương tự khác đã làm cho các nhà khoa học tâm. Sự quan tâm ấy có nhiều lý do: Lý do đầu tiên không phải là vấn đề hấp dẫn đầy vẻ siêu hình huyền bí mà chính là sự kiện từ lâu các nhà khoa học tuy tỏ ý không quan tâm nhưng sự thật họ chưa có dữ kiện hay bằng chứng để chứng minh rằng có hiện tượng luân hồi (Mytempsychosis) một hiện tượng mà nếu khám phá được có thật thì sẽ làm đảo lộn nhiều lý thuyết từ xưa đến nay không những về một số chu trình vật chất mà còn liên hệ đến sự hiểu biết thâm sâu vi diệu hơn về cấu trúc của vật chất là các trạng thái nguyên tử. Lý do thứ hai là xác định lại lối định nghĩa về một vài hiện tượng đặc biệt xuất hiện ngay trên cơ thể của hài nhi khi chào đời. Nhiều hài nhi sinh ra có cơ thể dị dạng mà ta thường gọi là quái thai, thì đó là do sự lệch lạc trong giai đoạn phát triển phôi (embryo) hay là do những nguyên nhân sâu xa nào khác? Một vài hiện tượng thông thường xảy ra từ xưa đến nay về dấu vết giống vết chàm, vết bớt trên da hài nhi xuất hiện trước khi chào đời có phải do những nguyên nhân nào khác lạ lùng thâm sâu hơn là theo định nghĩa thông thường của ngành y học hiện nay?
Vết Chàm, Vết Bớt, Vết Sẹo Trên Da Trẻ Sơ Sinh
Nhiều hài nhi lọt lòng mẹ, trên cơ thể xuất hiện vài dấu vết lạ. Những dấu vết ấy được khẳng định (các nhà y học) có trước khi đứa bé chào đời. Hình dạng và màu sắc thường khác nhau.
Theo bách khoa tự điển thế giới (the world book encyclopedia) xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1961 thì vết chàm xuất hiện trên da của trẻ sơ sinh được gọi là Brithmark (vết bớt). Vết chàm hay vết bớt năm trên da hài nhi. Trong y khoa, dấu vết ấy còn được gọi là Angle Bite (vết cắn của thiên thần) sở dĩ gọi như vậy là do vết bớt xuất hiện khá kỳ lạ và quả thật cho đến khoa học chưa hoàn toàn hiểu được thấu đáo nguyên nhân.
Thật ra, vết cắn của thiên thần còn để chỉ những vết chàm, vết bầm tự nhiên xuất hiện trên da không riêng trẻ em mà 
đôi khi người lớn. Ở Việt Nam, trong nhân gian thường gọi đó là vết ma cắn màu xanh xuất hiện một thời gian rồi biến mất, đừng nhầm với vết bớt màu hồng đỏ. Vết bầm màu xanh được giải thích là do các mạch máu nhỏ (vi tí huyết quản bị vỡ vì nguyên nhân nào đó như va chạm mà ta vô tình không để ý).
Vết bớt có khi ẩn trong da, có khi nổi cộm lên sờ thấy mềm, thường có màu sắc của rượu vang được gọi là dấu vết của rượu vang đỏ (port wine marks), có khi đỏ tươi như trái dâu tây nên còn được gọi là strawberry marks. Theo một số nhà y học giải thích thì vết bớt nầy sở dĩ có hài nhi mới sanh là do ở người mẹ là chính, do những tác động bên ngoài lên cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi hài nhi chào đời. Mặc dầu vậy, giải thích nầy đến nay, những vết ấy chẳng ảnh hưởng gì lên cơ thể đứa bé và người ta có thể tẩy, xóa hoặc cắt đi bằng cách dùng kim điện để đốt hay dùng những phương thức vật lý đặc biệt khác.
Thật ra không phải đứa bé nào khi lọt lòng mẹ có dấu vết ấy khi lớn lên đều kể lại quá khứ xa xăm hay tiền kiếp mình giống như trường hợp của bé Titu. Những vết chàm, vết bớt xuất hiện trên da hài nhi mới chào đời là dấu vết thuộc cấp độ thấp. Các nhà nghiên cứu đã thu thập vô số các loại dấu vết trên da của trẻ sơ sinh từ nhiều nơi trên thế giới. Giáo sư Ian Stevenson đã nghiên cứu 10.623 trường hợp về hiện tượng đầu thai, luân hồi và 
đặc biệt chú ý đến các trường hợp có dấu vết bẩm sinh và đương sự đã đưa ra những sự kiện liên quan xảy ra từ kiếp trước. Có nhiều loại dấu vết; Vết chàm, vết bớt, xuất hiện cạn trên da của hài nhi thuộc cấp độ nhỏ. Dấu vết mạnh mẽ, sâu đậm và nổi rõ có khi lún sâu hay nổi cao giống vết sẹo từ một vết thương được cho là dấu vết đáng quan tâm về nhiều phương diện cả y khoa lẫn siêu hình. Bác sĩ Mills cũng là người đã chuyên tâm nghiên cứu các dấu vết bẩm sinh và bác sĩ đã có được một bộ sưu tập dồi dào hình ảnh và sự kiện về những dấu vết lạ lùng nầy.
Cấp độ trung gian giữa vết chàm và vết sẹo trên cơ thể hài nhi là vết thâm đen dày. Đây là dấu vết xuất hiện trên da đôi khi tạo thành một mảng dày như lớp da thú vật. Có khi trên lớp da ấy lại còn có lông mọc tua tủa chẳng khác nào da trâu. Trong các hồ sơ lưu trữ tại các bệnh viện có ghi lại các trường hợp về các dấu về các dấu vết lạ lùng nầy. Năm 1878, tại Hoa Kỳ có một người tên là Blake, lúc sinh ra, phần nửa phần cơ thể bao bọc bởi một lớp da dày màu xám đen sần sùi như da voi, da trâu, trên thế giới nhiều người có những dấu vết ấy xuất hiện hoặc ở mặt, ở cổ, ở ngực, ở tay chân... Hình ảnh mà nhiều người thấy khá rõ là chính tổng thống Nga Sô McGobachev cũng có dấu vết màu đỏ port-wine marks ngay trên trán và giới y khoa cho rằng đó là dấu vết bẩm sinh.
Cho đến nay thật sự chưa ai giải thích khác hơn về các dấu vết ấy, nghĩa là sự giải thích vẫn trong vòng luẫn quẫn như: đó là dấu vết bẩm sinh do người mẹ khi mang thai chịu ảnh hưởng của một vài tác nhân nào đó như chất thuốc uống, hoặc thuốc xức trên da người mẹ hoặc thức ăn hay một tác nhân nào khác như những xáo trộn trong sự chuyển biến của cơ thể lúc còn là bào thai hay do sự lệch lạc về cấu tạo, thàng lập của tế bào, nhiễm thể, gen, do bệnh lý của cha mẹ, do hiện tượng di truyền.v..v..
Những Trường Hợp Chứng Minh
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã không chịu ngừng ở giải thích đó, họ muốn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa hơn và nhất là khi những câu chuyện có thật liên quan đến các dấu vết lạ lùng đó xảy ra thì không những các nhà nghiên cứu nghiệp dư, tài tử mà ngay cả các nhà chuyên môn, các nhà khoa học cũng đều nhảy vào vòng nghiên cứu. Thật ra vấn đề đã có từ lâu, trong nhân gian, con người đã nghĩ rằng: có thể có cái gì đó ẩn tàng từ những vết tích trên cơ thể trẻ sơ sinh. Tại sao vết tích ấy lại có từ lúc hài nhi ở trong bụng mẹ? Họ tin rằng đó là vết tích của kiếp trước còn sót lại qua sự đầu thai. Nhiều câu chuyện có thật đã chứng minh những gì mà từ lâu con người đã nghi ngờ và nghĩ đến. Chuyện cậu bé Titu với vết sẹo bẩm sinh do súng bắn từ tiền kiếp là một trong hàng ngàn chuyện có thật đã xảy ra trên thế giới cũng như câu chuyện có thật về trường hợp cô bé Winnie Easland đã làm ngạc nhiên giới khoa học:
I. Chuyện có thật về bé Winnie Easland Bé Winie Easland mất năm 1961 nhưng hồ sơ của bé lại được nhà nghiên cứu và sưu tập các vấn đề liên quan tới sự đầu thai là Ian Stevenson lưu giữ cẩn thận.
Stevenson vừa là nhà phân tâm học vừa là bác sĩ tại Virginia (Hoa Kỳ). Theo hồ sơ ấy thì cô bé Winnie Easland chết vì tai nạn xe hơi lúc mới sáu tuổi. Mặc dù các bác sĩ đã tận tình cứu giúp và giải phẫu cẩn thận nhưng vì vết thương quá nặng nên cô bé qua đời. Năm 1964, người mẹ cô bé bất hạnh nầy lại sinh được một bé gái nữa khi cô bé nầy vừa tròn sáu tuổi thì bổng nhiên cô bé có những lời nói cử chỉ lạ lùng. Cô bé nói với mẹ "Má ơi! con chính là Winnie đây!" khi xem tập ảnh của gia đình thì cô bé chỉ hình của bé Winnie và nói: "con đây nầy!" và cô bé đã kể rằng kiếp trước mình đã bị tai nạn được đưa vào bệnh viện giải phẫu nhưng vết thương quá nặng nên đã qua đời. Điều kỳ lạ đáng lưu ý là khi mới lọt lòng mẹ cô bé nầy đã có một dấu vết giống như đường mổ lớn nằm bên hông của cơ thể. Đó là một dấu vết bẩm sinh. Theo bác sĩ Ian Stevenson thì phải chăng đó là dấu vết của một tai nạn của tiền kiếp và dấu vết ấy vẫn còn theo đuổi đến kiếp hiện tại? Đó là dấu vết của luân hồi? Cũng theo bác sĩ Stevenson thì trong hơn hàng nghìn trường hợp nghiên cứu về vấn đề tiền kiếp và hậu kiếp thì có khoảng vài trăm trường hợp có thể kiểm nghiệm xác định qua những dấu vết bẩm sinh trên cơ thể. Bác sĩ Stevension cho rằng đó chính là dấu ấn của những gì xảy ra từ kiếp trước và sẽ giúp minh chứng cho những khám phá tiếp theo về tiền kiếp của những người mang dấu tích ấy.
II. Chuyện có thật về bé SanJay ở Ấn Độ Bác sĩ Stevenson đã thu thập vô số chuyện lạ liên quan đến tiền thân của con người. Sau đây là một số câu chuyện có thật do bác sĩ Stevenson đã đưa ra với đầy đủ bằng chứng: Câu chuyện xảy ra tại hai ngôi làng ở miền nam Ấn Độ. Một gia đìng nọ có một đứa bé mới sinh đặt tên là SanJay đứa bé nầy mới lọt lòng mẹ đã có dị tật đó là các ngón ở bàn tay mặt bị cụt. Theo sự chuẩn đoán của các y sĩ tại nhà hộ sinh thì đó là dấu tích bẩm sinh. Nhưng đối với bác sĩ Stevenson thì đây là trường hợp đáng lưu ý vì theo bác sĩ thông thường rất nhiều trường hợp trẻ mới sinh ra có các ngón tay ngắn hoặc có khi không có ngón tay và thường thì cả hai tay. Riêng trường hợp đứa bé nầy, các ngón ở bàn tay mặt không phải ngắn mà có dạng thể như bị cắt ngang nên đầu ngón tay cụt rút lại như thành sẹo. Sự nghi ngờ của bác sĩ Stevenson trùng hợp với hiện tượng lạ kỳ về đứa bé ấy. Đứa bé đã nói với người mẹ một câu làm mọi người ngạc nhiên: "Bàn tay mặt của con ngày trước đã bị cái máy quạt nghiền nát các ngón. Lúc đó con ở tại ngôi làng cách xa làng nầy khoảng 8 cây số. Cha mẹ và anh con lúc đó hiện nay vẫn còn sống..." Thế rồi, đứa bé đòi mẹ dẫn mình tới căn nhà ở ngôi làng đó. Tại đó có một gia đình có đứa con trai chết vì bị máy cắt đứt các ngón tay.
Về sau Sanjay đã kể lại như sau: "Lúc tôi đến thì đang có đám cưới trong làng, anh tôi cũng tới dự. Tôi biết ba má và anh tôi (những người thân ở kiếp trước của tôi) nhưng họ không biết tôi. Họ chỉ nghe chuyện tôi bảo rằng tôi là em và con trong gia đình họ. Nhiều người vừa cười vừa nói như đ
ùa: "Nầy, cháu bé hãy nói đi, tại sao mấy ngón tay cháu lại bị đứt vậy? Còn mẹ tôi ( người mẹ kiếp trước của tôi) thì bảo:" nếu là con của mẹ thì hãy chỉ cho mọi người cái máy ở đâu, cái máy đã cắt mấy ngón tay con đó?" Sau đó tôi dẫn mọi người đi chỉ chổ cái máy và lúc đó trong khi mọi người còn ngạc nhiên thì tôi vẫn quả quyết tôi chính là con của mẹ kiếp trước của tôi đây." Bác sĩ Psricha đã hỏi Sanjay thật kỹ ông nói: cháu còn nhớ lại lần bị cái máy cắt mấy ngón tay như thế nào không? thì đứa bé cho biết như sau: Người cha của cháu (tiền kiếp) thường uống rượu. Buổi chiều ông về nhà và quay máy, lúc ấy cháu loay hoay bên cái máy và rồi bàn tay bị cuốn vào bánh xe, cháu thét lên, ba cháu cố gắng kéo tay cháu ra. Thế rồi các ngón tay đứt lìa. Mọi người chạy lại. Họ mang cháu đến bệnh viện... Mẹ cháu vừa khóc, vừa bế cháu lên xe bò..." và sau đó cháu thiếp đi... vì đường đến bệnh viện quá xa nên cháu đã chết sau đó."
Sau cuộc thử thách thực hư về những gì chứng minh đứa bé trước đây (tiền kiếp) là con của gia đình nầy, đứa bé được người mẹ ruột (hậu kiếp) dẫn đến nhà của gia đình cha mẹ có người con trước đây bị chết vì bị cái máy cắt đứt năm ngón tay (tiền kiếp). Cuộc hội ngộ thật lạ lùng. Đứa bé đã thốt lên một câu như người lớn: tôi đã chết một lần và tôi lại được sinh lần nữa và ở đây". Bác sĩ Pasricha hỏi người đ
àn bà mà đứa bé nhận là mẹ mình rằng: " nếu quả thật cháu bé nầy là con của bà, cho dù bà ở kiếp trước thì bà tính sao?" Người đàn bà trả lời: " Dĩ nhiên là tôi vui vẽ chấp nhận cháu là con tôi. Cháu đã muốn tôi làm mẹ thì tôi quyết định rằng cháu là con tôi..."
Riêng đối với người mẹ mới sinh ra cháu bé thì tình cảnh thật vô cùng nan giải. Bà khóc thút thít nắm tay đứa bé vừa mếu máo vừa nói: "con là con của mẹ, Sanjay à!" Thế rồi chung cuộc, các bô lão trong làng đã đứng ra dàn xếp ổn thỏa. Đứa bé là con chung của hai gia đình. Giờ đây đứa bé đã là một thanh niên mạnh khỏe và vui vẻ hòa đồng giữa hai nhà. Anh ta thường nói: khi tôi đến ở nhà nầy, tôi lại nóng lòng mong về lại nhà kia, rồi khi tôi đến ở nhà kia, tôi lại nóng lòng muốn về nhà nầy... Hiếm ai có được nhiều cha mẹ anh em ruột như tôi."
Hiện nay người con trai tái sinh nầy có đến 7 người anh và cứ đều đặn, anh ở nhà nầy một tháng rồi lại đến nhà kia ở một tháng. Hai gia đình ở hai làng cách xa nhau 8 cây số tự nhiên có một mối liên lạc thân tình, đó là 
đứa con chung của hai kiếp.
III. Chuyện có thật về cô gái ở Miến Điện.
Một trường hợp khác do bác sĩ Stevenson nêu lên cũng đã gây một ấn tượng sâu sắc lạ lùng về hình ảnh của vết tích tiền kiếp. Đó là trường hợp của một cô gái Miến Điện (nay đã có gia đình) cô gái nầy có dấu vết bẩm sinh, lúc sinh ra bàn tay mặt các ngón bị cụt gần sát ở bàn tay, cô thường nhớ lại dĩ vãng của cô thật lạ lùng, đó là tiền kiếp của cô, một dĩ vãng quá xa xăm. Điều đặc biệt lúc ấy cô là một người đ
àn ông, và người đàn ông nầy đã tạo nhiều điều đau khổ cho người vợ khiến người vợ phải tự vẫn. Bà mẹ vợ căm hận, quyết tìm cách trả thù cho con gái nên đã thuê một tay giết mướn, tên nầy đã dùng một thanh kiếm chém người đàn ông nầy khi anh ta đang đi xe đạp. Lúc đó vì sợ quá, anh vừa đưa tay ra đỡ vừa kêu lên: trời ơi! đừng giết tôi!... Nhưng tên giết mướn đã đưa một đường kiếm cắt đứt các ngón tay người đàn ông và rồi đâm chết. Bức ảnh mà bác sĩ Strverson đã đưa ra trong một buổi thuyết trình tại đại học Virginia Hoa Kỳ cho thấy rõ bàn tay cô gái với các ngón tay bị cụt, đó chính là dấu tích còn lại của kiếp trước của cô, (lúc ấy cô là một người đàn ông).
IVChuyện có thật về cháu bé ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bác sĩ Stevenson còn nêu lên trường hợp một đứa bé Thổ Nhĩ Kỳ mà bác sĩ dã chụp hình được. Đứa bé nầy tự nhiên kể lại tiền kiếp của mình từng chi tiết: kiếp trước là một chủ máy xay bột. Một hôm có sự xích mích với khách hàng và không may, chủ máy xay bột bị đánh chết, bởi một vết thương nặng sau đầu. Khi sinh ra đứa bé nầy có một dấu vết bẩm sinh rất lạ giống như dấu tích bởi một chấn thương gây ra. Vị trí có dấu vết ấy hoàn toàn trùng hợp với những gì mà 
đứa bé ấy đã mô tả về những gì đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.
Bác sĩ Stevenson đã thu thập rất nhiều sự kiện liên quan đến các vết tích của tiền kiếp. Bác sĩ cho rằng: Có nhiều trường hợp các vết tích nầy không liên hệ đến vấn đề di truyền và có dạng thể rất lạ lùng mà các nhà sinh vật học cũng như giới y khoa không thể kết luận đó là do sự lệch lạc trong giai đoạn chuyển từ phôi đến thai hoặc nhiễm sắc thể có sự cố nào đó. Có lần bác sĩ Stevenson đã chụp ảnh và quan sát 1 dấu vết đặc biệt trên thân mình một cháu bé vừa mới sinh giống vết thương do đạn bắn. Có 2 dấu vết tương ứng nhau. Dấu trước nhỏ tròn trong khi dấu sau rộng hơn và không đều. Có khoảng 15 trường hợp tương tự đã được bác sĩ Stevenson sưu tập và chụp ảnh đầy đủ để tìm tài liệu nghiên cứu và bác sĩ hy vọng vấn đề sẽ rõ hơn thêm khi cháu bé lớn lên, có thể cháu sẽ tự nhiên kể lại những gì xảy ra ở kiếp trước...
Hiện nay, những dấu vết bẩm sinh đang được các nhà nghiên cứu lưu tâm không phải đều thể hiện qua các vết chàm vết sẹo trên cơ thể mà những dấu tích ấy đôi khi còn xuất hiện ở cấp độ rõ nét hơn và hiện hữa dưới dạng thể như một cơ quan của cơ thể ngoài ra theo các nhà nghiên cứu thì còn có một số dấu tích khác trên cơ thể con người cần được lưu tâm tìm hiểu thêm. Sau đây là một số dấu tích chính:
Hài Nhi Có Đuôi.
Đối với các nhà khoa học thì đây là một trong những trường hợp về quái thai dị dạng. Tuy nhiên nếu giải thích rằng quái thai là hiện tượng phát sinh do sự lệch lạc về các gen ở nhiễm sắc thể trong lãnh vực di truyền thì dó chưa phải là tận cùng của nguyên nhân của vấn đề dù cho là giải thích là hoàn mỹ thì điều nầy cũng chứng tỏ trong gen ấy có ẩn chứa những gì liên quan đến loài khác. Khi thấy một hài nhi có đuôi xuất hiện nhiều nghi vấn đã đặt ra: Tại sao cơ thể hài nhi không bị lệch lạc hay tạo quái tượng mà trái lại cơ thể lành lặn, mạnh khỏe nhưng chỉ có thêm một cái đuôi mà thôi. Cái đuôi ấy do đâu mà có. Darwin dựa vào thuyết tiến hóa của mình để giải thích rằng cái đuôi chính là đốt xương cùng của cột sống kéo dài ra. Ở người đốt xương cùng chính là cái đuôi của loài động vật có vú, qua sự tiến hóa hằng triệu năm để thành người cái đuôi rút ngắn lại. Vậy theo thuyết cấu tạo và giao thoa của nhiễm sắc thể, gen di truyền cũng như theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự giải thích nguyên nhân nào hài nhi có đuôi vẫn chưa được rõ ràng trong khi từ cổ đại đến nay có vô số những trường hợp các con trẻ mới sinh có đuôi một cách kỳ dị.
Những trường hợp đặc biệt nầy được tìm thấy qua các tài liệu lưu trữ ở các bệnh viện. Năm 1872, Lissner cho biết có trường hợp một bé gái vừa mới chào đời đã mang sau mông một cái đuôi. Năm 1884, Lissner lại có dịp thấy một trường hợp tương tự: một bé gái có đuôi đo được 13 cm. Nhiều trường hợp hài nhi chào đời cơ thể có đuôi được thấy ở nhiều nơi. Oliver Wendell Holwes năm 1890 cho biết ở Luân Đôn (Anh) có một đứa bé trai có cái đuôi thật lớn, quan sát cái đuôi ấy, các nhà y khoa khẳng định rằng chẳng khác gì mấy với đuôi loài vật như đuôi bò, đuôi trâu. Ở Đông Dương người ta cũng tìm thấy nhiều trường hợp tương tự. "Bé Mọi" là tên của một bé trai 12 tuổi có đuôi dài. Bartels đã mô tả rõ ràng 21 hài nhi chào đời với cái đuôi mọc dài ra từ đốt xương cùng. Chính nhà sinh vật học nổi danh Charles Darwin (Anh) là người đã từng theo dõi, nghiên cứu các trường hợp về người có đuôi và 
đã cho rằng đây là một trong nhiều hiện tượng chứng minh về sự tiến hóa của sinh vật).
Tại đại học Cambridge và New York, các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp một hài nhi da đen (sinh gần Louisville) mới chào đời 8 tuần lễ nhưng đã có đuôi dài 5cm.
Nhiều người có đuôi và 
đặc biệt ở phần cuối đuôi còn có một túm lông trông giống như đuôi bò, trâu hay sư tử.
Ở Hibernia cũng có nhiều trường hợp như vậy. Nhiều người có đuôi khá dài. Theo một tài liệu y khoa ghi trong cuốn Medical Curiosities của Geotge M. Gould và Walter L. Pylle thì vào năm 1690, Blachard đã trông thấy và mô tả một người đ
àn ông tên là Emanuel Koning, người nầy có đuôi và Gosselin cũng thấy tại bệnh viện một người có đuôi dài khoảng 10cm.
Hài Nhi Có Sừng, Có Gạc
Trường hợp đặc biệt khác đáng lưu ý là người có sừng, có gạc trông như sừng tê giác, sừng trâu, bò được nhiều nhà y học quan tâm. Howse, Cooper và Treves đã thu thập nhiều trường hợp đặc biệt về người có sừng (Hurman horms). Những người nầy khi mới sinh ra có sừng có gạc ở đầu hay mặt, càng ngày sừng càng lớn và dài ra. Có người sừng mọc ở trán, ở mũi, ở hai bên đầu trông giống như loài thú có sừng. Lamprey (bác sĩ ở Luân Đôn) đã có lần thấy một người có sừng ở Phi Châu, cái sừng phát sinh do xương hàm trên phát triển dài ra. Có người sừng nầy lại phát triển ngay trước trán.
Warren cho biết đã có lần đo được đo chiều dài một chiếc sừng mọc trước trán một người đ
àn bà là 6 inches, vào năm 1696, một người đàn bà ở Pháp có sừng dài 12 inches mọc ngay trước trán.
Năm 1886 ngay tại Học Viện Y Khoa, có lần nhà nghiên cứu Vidal đã giới thiệu và tường trình về trường hợp một người đ
àn bà có 2 sừng mọc trên đầu, mỗi sừng dài 10 inches. Một trường hợp khác, một người đàn bà sống gần York có cái sừng mọc ngay ở mặt. Sau một lần té ngã, cái sừng bị gãy nhưng sau đó sừng ấy vẫn còn tiếp tục mọc lại.
Người Có Nhiều Vú.
Một trong những trường hợp đặc biệt khác mà từ lâu được các nhà nghiên cứu về sinh lý học cũng như về hiện tượng siêu hình lưu tâm là người có nhiều vú. Charles Darwin đã gọi trường hợp nầy là một trong những trường hợp của hiện tượng trở lại giống cũ "hiện tượng lại giống". Theo đó thì qua sự tiến hóa của toàn bộ cơ thể một cơ quan nào không còn cần thiết sẽ thoái hóa dần để rồi mất hẳn. Trong thời gian thoái hóa sẽ còn một giai đoạn chuyển tiếp dài và cơ quan ấy vẫn còn lưu lại trên cơ thể mà cấp độ hiện hữu giảm dần để chỉ còn lại dấu vết, ví dụ ở bào thai người có giai đoạn phôi có khe mang như cá... Từ cổ đại, người có nhiều vú được tượng trưng bởi tượng thần Artemisia hay Diana (ở Đông Phương cổ đại). Nhiều nhà nghiên cứu đã sưu tập các trường hợp nầy khá nhiều.
Năm 1876, Peuch đã thu thập được 77 trường hợp về người có nhiều vú, Engstrom cũng đã tham gia nghiên cứu. Bartholinus (Thomas) đã quan sát một cá thể dị hình, đó là một người đ
àn bà có ba vú. Gardneer đã mô tả một người đàn ông có 4 vú. Trong khi đó có người đã gặp một người đàn ông có đến 6 nuốm vú. Khi người nầy ở trần nằm ngủ trông phần ngực bụng anh ta giống con heo nái với hai dẫy vú. Ngay ở Hoa Kỳ người ta cũng biết nhiều người có nhiều vú trong đó hai người Việt Nam hiện sống tại California (một người có 4 vú, một người có 6 vú).
Người Voi
Ở Leicester có một trường hợp rất lạ về người Voi (elephant man). Đây là một người đúng nghĩa về hình dạng, cách ăn uống sinh hoạt và đi đứng nhưng gương mặt và thân hình phần lớn cấu tạo bởi lớp da sần sùi giống da voi. Điều đáng lưu ý là trước khi người nầy được sinh ra đời không lâu thì bà mẹ anh ta bị một con voi ở gánh xiếc tấn công nhưng may mắn thoát chết. Người voi đi đứng và nằm ngồi có vẻ khó nhọc vì cái đầu quá nặng, rồi ngày 11 tháng 4 năm 1890, trong khi đang nằm ngủ trên giường, người voi bất thình lình trở mình, cái đầu nặng nề đã không chuyển đổi kịp vì thế cho nên đã làm lệch khợp xương cổ. Trong cuốn Autour du monde có thuật lại chuyện một người đàn bà tên Mu Mu (người Sudan Phi Châu) sinh hạ một lần hai bé trai.
Cặp sinh đôi nầy có dạng thể rất kỳ dị, thoạt nhìn vào trong gương mặt giống voi con và hai đứa bé nầy chỉ sống được một năm thì tự nhiên cả hai đều bị bệnh viêm màng não mà qua đời. Điều đáng chú ý là gia đình dòng họ người đ
àn bà nầy chuyên sinh sống bằng nghề săn bắn voi để lấy ngà. Câu chuyện có thật nầy đã được các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi quả báo ghi nhận để giải thích phần nào về vấn đề nghiệp quả. Phải chăng gia đình người đàn bà nầy đã tàn hại không biết bao nhiêu loài voi mà quả báo tượng trưng là sinh hạ hai đứa con sinh đôi có dáng thể của loài voi và bị chết yểu? Phải chăng đó lài giai đoạn đầu của lời cảnh báo, nhắc nhở về những hành động mà gia đình dòng họ nầy đang gieo rắc?
Người Có Lông Như Lông Thú.
Đây là trường hợp khá phổ biến trên thế giời từ xưa đến nay và được các nhà nghiên cứu chụp hình cẩn thận, rõ ràng để làm tài liệu. Phần lớn các hình nhi thuộc trường hợp nầy khi chào đời thân mình có đầy lông, sau đó càng ngày lông càng mọc dài và dày như loài thú. Vào thế kỷ thứ 16, một tài liệu của Aldrovandus đã ghi nhận ở đảo Canry có một gia đình 4 người, tất cả đều giống loài chó lông xù vì từ mặt đến thân mình đều có lông dài bao phủ. Tuy nhiên họ vẫn ăn uống, sinh hoạt và nói chuyện bình thường.
Năm 1883, người ta đã đem một cô bé người Trung Hoa tên là Krao (lúc đó lên 7 tuổi) đến biểu diễn ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ, cô bé chẳng có gì đặc sắc ngoài bộ lông dài và dày màu đen bao phủ toàn bột cơ thể trông xa chẳng khác nào một con thú.
Ngày 30 tháng 9 năm 1977, ở Trung Hoa có một cháu bé chào đời cháu bé nầy được đặt tên là Yu Zhenhuan mà nét độc đáo là cơ thể cháu bé đều phủ bởi lớp lông măng mọc dài, màu đen trông giống một con mèo.
Theo Yule và Crawford, hai nhà sưu tập các dấu vết luân hồi thì ở Miến Điện có một gia đình mà từ cha, mẹ đến con gái và cháu gái đều có lông bao phủ cơ thể. Đặc biệt ở mặt, có lông măng còn mọc dài bao phủ rất dày trông giống như loài khỉ.
Một nhà báo Hồng Kông kể lại rằng: có một gia đình Trung Hoa sống ở Ma Cao có đứa con gái giống khỉ (từ mặt mày tay chân đều có lông mọc dày dáng dấp cử chỉ cũng rất giống khỉ). Cô gái nầy chỉ cất tiếng lí nhí như khỉ vượn chớ không nói được tiếng người và chết năm 1954. Theo người trong vùng cho biết thì cha mẹ côn nầy chuyên nấu và sản xuất cao khỉ. Người mẹ cô gái hàng ngày phải rạch da và lột da khỉ với từng mảng lông lớn.
Phải chẳng hình cảnh ấy cứ ăn sâu và chồng chất mãi trong ký ức khiến lúc mang thai bà vẫn bị ám ảnh khiến đứa con sinh ra mang hình ảnh của loài khỉ, vượn? Câu chuyện có thật nầy đã được đăng tải trong báo hàng ngày của Thượng Hải năm 1995.
Những Dấu Tích Kỳ Dị Khác
Theo các nhà nghiên cứu về các dấu tích kỳ lạ trên cơ thể hài nhi thì có nhiều dấu tích rất đặc biệt xuất hiện trên cơ thể của đứa bé vừa chào đời. Người ta tự hỏi đó là dấu tích của quá khứ, của luân hồi hay của hiện tượng lệch lạc cấu tạo có sự biến chuyển của phôi tử giai đoạn phôi đến thai nhi) tạo ra quái thai? Theo tài liệu y khoa của tiến sĩ George M. Gould và Walter L. Pyle (trong cuốn Medical curiosities, xuất bản vào năm 1982 ở Hoa Kỳ thì năm 1493, đã có trường hợp một hài nhi chà đời mà cơ thể mang dạng thể của 2 loài sinh vật: từ đầu xuống ngang thắt lưng là dạng thể người với 2 tay, đầu, mặt mũi, tai miệng và thân mình bình thường. Nhưng từ thắt lưng trở xuống lại có dạng của loài chó với 2 chân đầy lông và cái đuôi hơi cong.
Theo Lycosthenes thì vào năm 1110, tại Liège có một người đ
àn bà sinh hạ một hài nhi, đầu, mặt và 2 tay đều thuộc dạng người nhưng phần còn lại thì có dạng thể một.
Năm 1547, ở Cravovia có một hài nhi rất lạ: Đầu người nhưng có mũi dài như mũi loài voi, chân có màng bơi giống như chân ngỗng hay chân vịt ngoài ra từ đốt xương cùng lại có đuôi mọc dài. Ở Huế có một gia đình chuyên làm thịt heo, mỗi ngày vợ chồng nhà nầy giết khoảng 2 đến 3 con heo. Năm 1967, người vợ có thai và sinh hạ một bé trai. Kỳ lạ thay, khi hài nhi chào đời tại bệnh viện ở Huế thì cô mụ và các y tá (trong đó có chị Sen, chị nầy là nhân chứng) kinh hãi vì thấy gương mặt hài nhi rất kỳ dị, hai mắt ti hí còn mũi và miệng kéo dài dính nhau trông giống như một con heo. Hài nhi chỉ sống được ba tháng thì qua đời. Người hàng xóm kể rằng, trước khi đứa bé ấy chết có một chuyện lạ là người chồng chở 2 con heo sau vườn thì trong nôi, đứa bé vùng khóc thét lên rồi tắt thở. Hai vợ chồng nầy sợ quá từ bỏ nghề giết heo và cùng nhau vào Quảng Ngãi mở một cơ sở làm gạch. Trong vụ Tết Mậu Thân, cả hai vợ chồng đều trúng đạn chết bên đường, câu chuyện có thật nầy do anh L.V.H. học sinh Đệ tam A Quốc Học Huế là người đã ở và ăn cơm tháng tại gia đình nầy kể lại.
Một Số Suy Đoán Từ Các Dạng Thể Kỳ Lạ Bẩm Sinh.
Qua những hiện tượng đã xảy ra từ những hình ảnh kỳ dị của hài nhi, những tin về lý thuyết Luân hồi cho rằng: đó là một trong những hình ảnh của quá khứ xa xăm, quá khứ ở đây chính là tiền kiếp. Trong hầu hết các kinh sách của những tôn giáo nói về luân hồi, thường nhắc đến một câu đại ý như sau:
"Muốn biết kiếp trước thế nào thì hãy nhìn vào hiện tại..." Câu nầy ám chỉ rằng một người nào đó đang sống trên cõi thế gian nầy nếu y muốn biết tiền thân của y ra sao thì y chỉ cần nhìn lại thân phận y bây giờ. Con người của y hiện tại là tấm gương phản chiếu lại hình ảnh y của kiếp trước. Xét về cuộc sống vật chất, nếu y đau khổ, nghèo nàn thì đó là 
điều chứng tỏ kiếp trước y đã làm cho người khác đau khổ, nghèo nàn hay hoang phí, thản nhiên trước khổ đau của người khác. Xét về thể chất thì nếu y có một thân hình kỳ dị thì cứ nhìn theo những nét đặc trưng trên cơ thể mà suy đoán kiếp trước y đã tạo ra nghiệp ác nào đó trên thân xác kẻ khác hoặc với cả thú vật. Như trường hợp một hài nhi dị tướng mà tiến sĩ George M. Gould và Walter L.Pyle đã nêu ra có nửa thân hình của người và nửa thân hình của chó, những người tin vào thuyết luân hồi đều cho rằng tiền kiếp của đứa bé mới ra đời nầy có thể là loài chó nên khi tái sinh. Vì một lý do nào đó mà dấu vết và hình dạng nguyên thuỷ của kiếp trước đó là một người tàn ác đã hành hạ dã man lên vô số các loài chó.
Những người Ai Cập cổ đại, người Hy Lạp, một số người da đỏ vùng Bắc Mỹ, nhiều dân tộc ở Phi Châu, Á Châu và những dân thuộc các đảo Thái Bình dương... đều tin vào thuyết luân hồi, tái sinh, họ còn tin vào thuyết con người có thể đầu thai làm thú vật( thuyết animism), hoặc thú vật có thể đầu thai làm người. Bởi sự luân hồi là một sự tiến hoá. Theo quan niệm của những người tin vào thuyết luân hồi thì ở kiếp nầy ăn ở phúc đức hiền lương thì kiếp kế tiếp sẽ hưởng được sự tốt lành. Con người phải trải qua nhiều kiếp do bởi nghiệp lực, hay nói khác đi do những gì mình đã tạo ra trong lúc còn sông( Kiếp hiện tai). Trải qua nhiều kiếp như thế, nếu mỗi kiếp đều tạo nghiệp lành thì dĩ nhiên kiếp kế tiếp hưởng được thành quả tốt do nghiệp trước đó tạo nên. Nếu tạo nghiệp lành qua nhiều kiếp liên tục tức là 
đã có một sự tiến hóa tốt lành từ kiếp nầy đến kiếp khác, càng về sau càng tốt hơn thêm. Dĩ nhiên sự tiến hóa trong luân hồi ấy sẽ giúp linh hồn đi đến chỗ an lành siêu thoát sau nầy. Nếu linh hồn ấy từ loài thú vật thì trải qua sự tiến hóa của nhiều kiếp linh hồn ấy sẽ đầu thai làm người và khi đã thành người cũng phảo chịu trải qua các kiếp luân hồi tái sinh và nếu tiếp tục tạo được nghiệp lành qua nhiều kiếp người, tức là tạo sự tiến hóa về nghiệp trong luân hồi ở kiếp người thì chắc chắn linh hồn nầy sẽ tới được cõi tốt lành siêu thoát không còn tái sinh nữa... Do đó, đối với các hình ảnh về người có đuôi, người có lông như loài thú, người có nhiều vú, hay có sừng có gạc v.v... đều được họ giải thích đó là những dấu tích của luân hồi, hay dấu ấn của tiền kiếp. từ một vết chàm,vết sẹo tới lớp da sần sùi có lông tua tủa trên người của hài nhi nào đó mới chào đời, cho đến các hình ảnh dị kỳ hơn của một cơ thể biến thái có dạng thể người lẫn thú... gớm ghiếc... tất cả đều có liên quan đến những gì trong tiền kiếp mà người ấy đã sống, đã hành động....
Cũng theo những người theo thuyết luân hồn chuyển kiếp hay luân hồi quả báo thì mặc dù chi tiết hành động của con người ở tiền kiếp ra sao đã khiến tạo ra trong hiện tại những đặc điểm xuất hiện trên cơ thể thì họ chưa biết rõ, nhưng họ tin chắc rằng đó là viết tích của những gì từ kiếp trước. Là hậu quả của hành động ở tiền kiếp.
Các vị Lạt Ma Tây Tạng cho rằng: "Những gì mà khoa học gọi là quái thai thì đó chỉ là cách gọi". Các nhà khoa học khi thấy một hài nhi chào đời mang dạng thể dị kỳ thì gọi đó là quái thai (Monster) vì do những lệch lạc nào đó trong khâu di truyền cá thể hay trong khi chuyển biến từ phôi đến bào thai có sự xáo trộn, bất đồng bộ. Mới đây, khi khoa học di truyền (gentics) phát triển, các nhà khoa học còn cho rằng: do sự chuyển hóa, sắp xếp, phân chia hay lệch lạc của các gen trong nhiễm sắc thể (Chromosome) mà phát sinh ra quái thai. Cũng theo các nhà sinh vật học, các hình ảnh lạ xuất hiện trên cơ thể người dù cấp độ nhỏ như vết chàm, mảng da sần sùi cho đến người có bộ mặt gớm ghiếc, chân tay dị dạng... đều phát sinh từ những nguyên nhân vừa kể và ngoài ra còn do sự tác động của bệnh lý ví dụ bệnh giang mai dễ sinh quái thai khi người mẹ hay người cha mang bệnh nầy, hoặc đôi khi còn do tác dụng của thuốc uống thuốc chích vì dụ người mẹ dùng một loại thốc nào đó trong khi đang mang thai có thể làm biến đổi lịch trình chuyển hóa của bào thai. Có nhiều thuốc ngừa thai gây lên bệnh quái thai... Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu chuyên về luân hồi thì vấn đề không thể truy nguyên từ nửa chừng của sự kiện bằng những gì thấy trước mắt. Thật sự cách giải thích của các nhà khoa học chỉ hợp lý (theo lãnh vực khoa học) đối với một vài sự kiện mà thôi. Riêng đối với trường hợp của bé Titu, của bé Winnie Easland thì quả thực các nhà khoa học chưa hoàn toàn giải thích đầy đủ, bởi lẽ khoa học thực nghiệm chỉ chứng nhận những gì có tính cách rõ ràng, có chứng cớ hiển nhiên thì những trường hợp đã xảy ra (có đến hàng nghìn trường hợp) như đã nói trên dù sao cũng vẫn có chứng cớ và 
đó là điều làm cho một số nhà khoa học phải khựng lại ở giai đoạn giải thích hiện tượng vì họ cảm thấy có nhiều trường hợp không thể nào giải thích theo lý thuyết khoa học mà họ thường dùng được.
R. Ruly, nhà vật lý nổi danh đã đi vào lãnh vực nghiên cứu các hiện tượng siêu linh cho rằng: "những nhà khoa học không nên cứng nhắc khi giải thích mọi hiện tượng xảy ra thoe một chiều với luận lý mà con người đã có vì hai vấn đề; một là con người sẽ càng ngày càng khám phá ra nhiều sự kiện mới và hai là con người đang sống trong một không gian giới hạn của quả đất nên mọi vấn đề thường bị giới hạn trong khoảng không gian đó. Cũng như chịu ảnh hưởng, tác động của những hiện tượng cơ học, vật lý ở không gian đó mà thôi.
Thật ra, từ lâu, một số lớn vấn đề đã được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và những khám Phá ấy thường bắt nguồn từ những gì có tính cách đơn giản, bình thường hoặc đôi khi đượm màu mê tín, hoang đường từ những nhận định phát sinh trong dân gian hay từ các tôn giáo. Do đó một số lớn các nhà khoa học đã không ngừng thu thập tất cả mọi tài liệu, ngay cả những tài liệu mà sự kiện xảy ra có tính cách mơ hồ hoặc đôi khi đầy vẽ ma quái lạ lùng vì theo họ, một ngày nào đó, sự kiện sẽ có thể được chứng minh rõ ràng. Nhà bác học Einstein cũng đã có lần phát biểu như sau: Thuyết tương đối được phát sinh từ một nghi vấn về một định lý mà ra.
Sự nhận thức của con người là cả một sự tiến hoá dài.ngay lý thuyết và nhận đọnh của các nhà khoa học đã tiến những bước rất dài, dĩ nhiên cũng đã đi từ những sai lầm nầy đến sai lầm khác và 
được cải thiện sữa đổi, hoàn chỉnh. Chắc chắn trong tương lai sẽ có những vấn đề khoa học "sẽ phải sữa đổi" khi khám phá ra những sự kiện mới hơn...
Ngược dòng lịch sử nhân loại, không hiếm những nhận định sai lầm phát sinh từ các nhà khoa học.Thuyết tự nhiên sinh xuất hiện cách đây mấy thế kỷ với sự tham gia của biết bao nhà khoa học. Có ai nghĩ rằng thời đó nhiều khoa học gia tin rằng bùn sinh ra giun và thịt sinh ra giòi? Cũng như từ cổ đại vẫn có nhiều nhà khoa học tin rằng sự phối hợp giữa chó và người sẽ sinh ra người có dạng thể chó và người sẽ sinh ra người có dạng thể chó. Từ lâu trong dân gian cũng tin chuyện rắn phủ mèo thì mèo sẽ sinh mèo tam thể. Rồi khi kính hiển vi ra đời thuyết tự nhiên sinh trở thành một lý thuyết đầy khôi hài và khi khoa di truyền học phát sinh thì thuyết phối hợp giữa loài người và loài vật để sinh ra loài mới cũng bị xóa tan...
Có thể nói cuối thế kỷ thứ 20 là thời gian chuyển biến trong sự nghiên cứu của các nhà khoa học. Thay vì tập trung nghiên cứu mọi vấn đề theo hướng thuận thì các nhà khoa học quay ngược lại sự nghiên cứu nghĩa là tìm hiểu lại vấn đề hay các hiện tượng của quá khứ.
Ngày xưa Darwin và trước đó là Cuvier cũng đã có những thuyết truy nguyên từ quá khứ như thuyết Đại biến của Cuvier đã mô tả quả đất qua nhiều thời đại với những cuộc đại biến xảy ra đã làm một số lớn sinh vật bị tiêu diệt rồi đến một thời đại khác với những sinh vật bị tiêu diệt rồi đến một thời đại khác với những sinh vật khác xuất hiện rồi lại bị cuộc đại biến khác (do biển tiến vào lục địa hay biển rút khỏi lục địa, sóng thần, núi lửa động đất v..v..) Còn Darwin, nhà sinh vật học Anh nêu thuyết tiến hóa của sinh vật và thuyết biến đổi của cơ thể sinh vật theo môi trường. Darwin còn cho hiện hài nhi sinh ra có đuôi, có lông phủ đầy, ngực có nhiều vú... là hiện tượng lại giống (lại là quay về, trở lại, lại giống là quay trở lại giống cũ). Hiện tược lại giống thật ra chỉ là một ý niệm xét về hình dạng cơ thể mang tính chất của giống của giống nầy và giống k¸ch như cơ thể mang tính chất của giống nầy và giống khác như cơ thể hai nhi có đuôi, theo Darwin cái đuôi nầy là dấu tích của sự tiến vì con người là cả một quá trình tiến của sinh vật. Con người có thể xem như là kết quả của một sự tiến hóa tự động vật có vú... Trong sinh vật học, các sinh vật tiến hóa từ nước lên cạn. Theo Darwin, ruột thừa của con người là dấu tích củu ruột tịt ở loài nhai lại khi đã tiến hóa, những gì không cần thiết cho đời sống mới sẽ thoái hóa dần. Tuy nhiên, như đã nói trên, hiện nay các nhà nghiên cứu không những tìm hiểu, sưu tập mọi hiện tượng, lý thuyết, ý tưởng cổ xưa mà còn tìm cách chứng minh các sự kiện ấy cũng như các hiện tượng về ma quỷ. Trở lại trường hợp các dấu tích luân hồi, ngoài các câu chuyện có thật như chuyện bé Titu ở Ấn Độ hay bé Winnie Easland với chứng cớ rõ ràng, trong dân gian tản mạn biết bao trường hợp lạ lùng nhưng có lẽ vì xảy ra quá thường nên con người đôi khi không còn cho đó là quan trọng hoặc thấy rồi nhưng sự kiện chưa được giải thích rõ ràng nên cũng quên đi. Một trường hợp khi phổ biến mà dân Việt nam thường gặp là vấn đề con ranh con lộn, đó là vấn đề một vấn đề có liên quan nhiều đến dấu vết bẩm sinh và là một đề tài lạ lùng, lý thú hấp dẫn và 
đầy vẻ thâm sâu huyền bí.

Chương 4
Dấu Tích Khác Liên Hệ Đến Hiện Tượng Luân Hồi
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Dạng Thể Và Cử Chỉ:
Trên thế giới, con người dù ở quốc gia nào, vùng đất nào cũng đều có một dạnh thể chung, nhưng xét riêng mỗi người thì lại có những dáng dấp và cử chỉ khác nhau, ít ai giống ai. Có ngưới dáng dấp và cử chỉ khác nhau, ít ai giống ai. Có người dáng dấp và cử chỉ thảnh thơi, sung sướng, có người gáng co ro cúm rúm. Có người trông dáng dấp giống một con thú. Có kẻ có gương mặt như chuột, có người gương mặt giống một con rắn độc dữ dằn, có người đi nhún nhẩy như con chi sẻ hay uốn lượn như loài bò sát, có người khi ngồi uy nghi như một con hổ, có người thiểu não, khổ sở, u buồn như bóng ma. Có người từ nhỏ đến lớn luôn luôn gắt gỏng, có người hay sầu bi, rầu rĩ, có người lại ghét cay, ghét đắng có cái gì đó. Nguyên nhân thường được truy ra từ tiền kiếp, có người ghét màu xanh, cò người ghét trẻ con, có người ghét đ
àn bà con gái, có người thích màu đỏ, có người thích ca hát, có người mê thơ và làm thơ hơn cả mọi thứ, có người thích đi tu từ tấm bé.v.v.
Có người khi nằm ngủ co ro khốn khổ lạ lùng, người co quắp, mặt nhăn nhó đau khổ, tay co rút vào ngực hay ôm lấy đầu. Có người khi ngồi dáng điệu ủ rũ như cây khô rụng lá. Có người khi ăn uống có cử chỉ trông giống loài heo.
Có người còn có những cử chỉ sợ sệt hốt hoảng khi gặp một vài thứ gì đó như có người thấy con bướm lại sợ, có người sợ nước, có người sợ tiếng động, tiếng cười, có người sợ mùi khói. Có người sợ sợi dây kết lại thành vòng, có người sợ cái khăn màu đỏ... Ở Huế, tại thành nội có bà T.T.L, mỗi lần thấy thân cây nào phân thành 2 nhánh là bà ôm ngực nhắm mắt sợ phát run lên, có người thấy chuột không sợ nhưng lại sợ mèo... câu hỏi đã được đặt ra là do đâu mà mỗi con người lại có cử chỉ khác nhau một cách lạ lùng như thế?
Từ lâu, các danh sư, các nhà tâm lý, các nhà lý số từ Hippocrate cho đến Lý Thời Trân, Josef Ranald, Nicolas Pende, Gibert Robin, Lepold Velkhover... đều lưu ý đến cá tánh của con người. Theo tâm lý học thì cá tánh của mỗi người là tâm gương biểu lộ của tâm hồn. Theo các nhà y học thì cá tính còn phát sinh từ bệnh lý, vì thế người bị đau dạ dày đau gan thường hay cáu kỉnh, bực bội gắt gỏng. Cá tánh con người còn biểu lộ tùy theo các tuyến nội tiết của cơ thể hoạt động mạnh hay yếu... các nhà nghiên cứu Tây phương đã và 
đang đi sâu vào lãnh vực nghiên cứu nầy họ cho rằng "có sự biểu lộ từ bên ngoài tức là có sự hiện hữu ở bên trong". Mới đây hai nhà nghiên cứu và cá tính con người là Gerard J.Nierenberg và Henry H. Calero đã tận dụng kỹ thuật video để ghi lại các hành động, cử chỉ, tư thế, động tác của mỗi con người để từ đó phân tích nghiên cứu, tìm hiểu những gì ẩn tàng, thâm sâu trong mỗi con người được biểu lộ qua hành vi cử chi... Tuy nhiên, sự nghiên cứu của Gerard J. Nierenberg và Henry H. Calero phần lớn đều tập trung vào lãnh vực tâm lý học chớ không đi sâu thêm vào lãnh vực siêu linh huyền bí của hiện tượng luân hồi tài sinh, tiền kiếp và hậu kiếp như ngày xưa ông Edgar Cayce hay một số nhà phân tâm học và mới đây là tiến sĩ vật lý học Pháp Patrich Drouot đã thực hiện.
Theo ông Edgar Catce (người có khả năng thấy được quá khứ xa xăm hay tiền kiếp của con người) thì những cá tính riêng biệt của mỗi con người như tính tàn bạo, lạnh nhạt... kiên nhẫn, nhân từ, rụt rè, dữ tợn, keo kiệt, dâm đãng... đều có nguyên nhân và nguyên nhân nầy phát sin từ tiền kiếp.
Ông Cayce đã có lần "soi kiếp" cho một người đ
àn ông 60 tuổi. Ông nầy lúc nào cũng có vẻ khổ sở, dáng điệu hốt hoảng, mặc dầu ông là một người rất giàu có. Cuộc soi kiếp cho thấy tiền kiếp của ông nầy, là một chủ tiệm cầm đồ keo kiệt, luôn luôn cầm đồ với giá rẻ mạt và lúc nào cũng hồi hộp mong cho người ta đến với mình và mong được món hời. Lúc nào ông cũng tính toán lo âu, hồi hộp, hấp tấp, vội vàng... nổi bật qua dáng dấp và ở kiếp nầy dấu vết ấy vẫn còn là dấu ấn trên nét mặt và cử chi của ông ta. Nhà vật lý học Pháp Patrick Drouot đã cho biết có lần ông đã khơi dậy tiềm thức của một người đàn ông luôn luôn có cử chỉ lạ lùng là dù đứng hay ngồi đều ở dạng thủ thế như sắp bị ai đánh đập. Kết quả tiền kiếp của ông nầy là một đấu sĩ chuyên biểu diễn ở đấu trường với người và thú dưới triều đại La Mã còn hưng thịnh. Theo các nhà nghiên cứu về luân hồi thì những người khi thấy những vật gì đó thì cảm thấy sợ hãi (đôi khi những vật ấy thật sự không có gì đáng sợ cả) là do những người nầy đã có sự liên hệ nào đó với những sự vật ấy như thế có thể họ đã bị nước cuốn đi trong một cơn lũ lụt ở tiền kiếp hay bị mắc kẹt trong một đám cháy đầy khói hoặc là bà L. ở tiền kiếp đã bị quân giặc treo giữa 2 cành cây để tra khảo.v.v...
Tất cả đều có một liên hệ nào đó từ tiền kiếp và ở kiếp nầy, những hình ảnh quá khứ xa xăm ẩn tàng trong tiềm thức sẽ trổi dậy mỗi khi gặp hình ảnh tương tự giống như trong khoa tâm lý học thường gọi là sự liên tại ấn tượng...
Ông Edgar Cayce cho biết: Có người suốt đời đầu tắt mặt tối để góp nhặt từng đồng xu để rồi hết sức giàu có nhưng luôn luôn ăn uống kham khổ, ăn mặc rách rưới, mở miệng ra là than vãn nghèo cực khổ và cuối cùng là chết với hai bàn tay trắng. Có lần ông Cayce đã soi kiếp cho một người có trường hợp tương tự, ông nầy có nhiều cửa hàng lớn ở New York, tiền kiếp của ông ta là chủ nhân của một cơ xưởng lớn vào những năm 1790. Những người thợ dưới quyền ông đều bị ông đ
ày đọa, bóc lột công sức và tiền bạc rất trắng trợn đến độ người làm lụng cực nhọc quá ngã bệnh chết nhưng ông ta chẳng chút đoái hoài thương xót. Ở kiếp nầy ông nhận hậu quả của luật luân hồi quả báo qua hình thức một kẻ nô lệ vì đồng tiền, làm việc khổ nhọc mà chẳng được tận hưởng gì, đó chính là hình phạt lớn lao đối với ông. Tuy rằng quả báo không hoàn toàn tương ứng với những gì ông ta đã gây ra từ kiếp trước, nhưng xét cho cùng thì trước đây những người thợ là những kẻ nô lệ mà ông đã đầy đọa không hơn không kém. Giờ đây ông lại trở thành kẻ nô lệ không phải của chính những người mà ông ta đã đày đọa mà là của những đồng tiền vô tri vô giác. Tuy nhiên chính những đồng tiền ấy lại là cái làm ông mất đi lòng nhân đạo với đồng loại.
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Tật Bệnh,
Những Khổ Đau Của Xác Thân
Trên thế gian nầy xuất hiện không biết bao nhiêu những hình ảnh khổ đau củ những người mà bệnh hoạn và tật ác từ đâu phủ ngập cuộc đời họ. Có người vừa mới chào đời đã mang trong cơ thể trọng bệnh, có người lọt lòng mẹ đã bị mù, câm điếc hay không có tay chân hoặc có tay chân lại bị bại liệt. Tại sao lại có kẻ phải chịu cảnh đau đớn cùng cực ấy?
Trường hợp quả báo thể hiện qua tai nạn và bệnh tật Những người Ky tô giáo đã phải thích những trường hợp nầy bằng câu "Đó là ý muốn của Chúa Trời!" Phải chăng Chúa Trời muốn thế? Không! thật sự câu nói ấy hàm bao ý nghĩa thâm sâu về những tội lỗi mà những con người ấy đã gây ra để rồi phải chịu gánh lấy. Trong châm ngôn 22:8 có đoạn như sau: "Những gì mà ngươi đã gieo rắc thì sẽ được chính ngươi gặt lấy". hoặc: "Kẻ nào gieo sự bất công, sẽ gặt điều tai học". Cũng trong châm ngôn 12:21 có câu: "Chẳng một tai họa xảy đến cho người công bình, song kẻ dữ sẽ bị đ
ày đọa khổ đau". hay "sự công bình hoàn toàn của Đức Giê hô va đòi hỏi phải lấy Mạng đền Mạng, Mắt đền Mắt, Răng đền Răng" (phục truyền, luật lệ ký 19:21). Những câu tương tự gặp trong Kinh Thánh cho thấy bao hàm ý nghĩa về luật quả báo là một luật tự nhiên, công bằng của Thượng Đế, những kẻ gây ác nghiệp sẽ lấy nghiệp ác không sớm thì muộn đấng cha lành là Đức Chúa Trời không thể nào nhẫn tâm đứng trước những khổ đau của con cái mình và bảo rằng đó là ý muốn mình mà trái lại Ngài đã đưa ra một lời răn bảo đến với loài người rằng: Hễ gieo gió thì phải gặp bão.
Từ ngàn xưa, Ấn Độ giáo và Phật Giáo đã đi sâu vào vấn đề nầy và phát triển thành một triết lý tôn giáo thâm sâu vi diệu xoay quanh vấn đề Luân Hồi quả báo... Mọi tội lỗi do mình đã gây ra ở kiếp nầy thì kiếp ở kiếp hiện tại hay kiếp kế tiếp sẽ đến với chính mình chớ không phải ai khác, đau khổ, tai ách, bệnh tật có nguồn gốc cũng từ đó, sự tàn nhẫn, ác độc là nguyên nhân sẽ gây nên quả báo thể hiện qua các tai nạn, bệnh tật như đui mù, mất máu, bại liệt, các bệnh nan y, cụt tay cụt chân, câm điếc v.v...
Trong tài liệu lưu trữ tại viện nghiên cứu về hiện tượng luân hồi tái sinh tại Virginia có ghi lại những trường hợp quả báo thể hiện qua tại nạn và bệnh tật như sau:
A) Một người từ lúc sinh ra đã bị mù lòa, mỗi lần đi phải bò, lết, quờ quạng khổ sở. Khi được ông Edgar Cayce dùng thuật thôi miên để tìm về nguyên nhân từ tiền kiếp cho người nầy thì được biết kiếp trước ông ta là một người Ba Tư rất hung dữ, thường hành hạ những tù nhân bắt được bằng cách dùng dùi sắt nung đỏ đâm vào mắt cho họ mù.
Theo thuyết luân hồi quả báo của đạo Phật thì sự mù lòa của một người có từ lúc sinh ra đời là một nghiệp quả báo ứng. Trong phần phụ chương của cuốn sách viết về luân hồi (Reincamation) (cuốn Bom again, again xuất bản lần thứ 2 năm 19890 tác giả John Van Auken cũng đã ghi lại một đoạn dẫn chứng về vấn đề luân hồi tái sinh và quả báo tiềm tàng trong giáo lý Cơ Đốc ngày xưa về những thắc mắc của các môn đồ của Chúa về vấn đề tội lỗi và tật bệnh như sau:
Có lần một môn đồ đã hỏi Chúa khi người nầy trông thấy một người bị mù ngay từ lúc chào đời: "Bạch thầy ai là kẻ đã gây nên tội lỗi đau đớn nầy? Chính người nầy hay cha mẹ của anh ta? (John 9: 1-2 (my italics) Dĩ nhiên từ lâu Chúa đã dạy rằng "kẻ nào làm ác sẽ gặp ác" "Hễ gieo rắc thì tự gặt lấy" "Kẻ nào gieo sự bất công, sẽ gặt điều tai họa" (châm ngôn 22:8).
B) Qua cuộc tìm về cội nguồn của chứng bệnh máu loãng ở một thanh niên, ông Cayce đã biết được rằng trong tiếp kiếp anh nầy từng gây nên không biết bao nhiêu cuộc tàn sát đẫm máu ở xứ Perou và giờ đây phải nhận cái hậu quả ghê gớm ấy và 
được thể hiện qua chứng bệnh nguy hiểm gây lo lắng khủng hoảng đến anh ta là bệnh máu loãng.
C) Những kẻ đ
àn áp người cô thế, yếu đuối hay gây sự khổ đau, tàn tạ cho người khác thì quả báo tương ứng có thể được thể hiện qua các chứng bệnh về thần kinh, tim mạch, lo lắng, hoang mang dẫn đến bệnh về bao tử, đường ruột, gan...
D) Những kẻ nhẫn tâm, làm ngơ, coi thường sự đau khổ của kẻ khác, mặc cho kẻ khác van xin vẫn một mực tàn nhẫn lờ đi đề là những kẻ phải chịu hậu quả ở kiếp kế tiếp về những gì mà họ đã làm, quả báo sẽ thể hiên qua chứng ù tai, điếc hay câm ngay từ thuở lọt lòng mẹ.
E) Có những chứng bệnh do tư tưởng mà phát sinh như khủng hoảng tinh thần, bệnh thần kinh, sự lo lắng nghĩ ngợi dễ làm rối loạn thần kinh và dễ dẫn đến chứng áp huyết caoi, đau bao tử, rối loạn tiêu hóa.
F) Có những khuyết tật phát sinh làm đau khổ co vô số người, có người mới sinh ra đã không có hai chân hoặc không có cả hai tay. Có kẻ lọt lòng mẹ không có cả tay và chân. Theo thuyết luân hồi quả báo thì đây là hình ảnh của sự nhận nghiệp quả báo tương ứng. Có thể từ kiếp trước những người nầy đã tàn hại kẻ khác khiến kẻ khác phải chịu thương tật bị chặt tay chặt chân vì trực tiếp hay gián tiếp và tùy theo cấp độ của nghiệp quả mà những người nầy đã gây ra mà nhận lại quả báo ở kiếp nầy.
Thật ra đây chỉ là một số biểu hiện về nghiệp quả do luật quả báo tác động lên những gì đã được phát sinh. Không phải hễ thấy một người đau tim là vội bảo kiếp trước người nầy đã đ
àn áp kẻ yếu hay thấy người câm điếc là bảo người nầy trước đây đã tàn nhẫn làm ngơ trước những yêu cầu của kẻ khác hay người bị bệnh xuất huyết là do trước đây người ấy đã gây tổn thương, máu chay cho kẻ khác. v.v... dĩ nhiên có những loại bệnh tương tự phát sinh từ nguyên nhân bên ngoài hoặc do hoàn cảnh, môi trường, hóa chất, vi trùng chẳng hạn... Tuy nhiên nếu theo đúng suy luận diễn dịch của thuyết luân hồi quả báo thì bất cứ nguyên nhân nào gây bệnh, người mắc phải bệnh trọng, nhất là bệnh nan y hoặc các tổn thương thân xác lớn như bại liệt, cụt chân, cụt tay, mù mắt... đều có nguyên nhân sâu xa của nó, đó là kết quả của hành động từ kiếp trước của họ. Đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn sâu xa của bệnh tật.
Từ ngàn xưa người Ấn cho rằng: có những bệnh biểu lộ rõ ràng tên thân thê của một người bằng chứng hiển nhiên cho thấy đó là kết quả của những tội lỗi mà ở kiếp trước người đó đã gây ra. Những tật bệnh lộ rõ ấy chính là dấu ấn của tiền kiếp, có thể đó là bản sao của những tội lỗi trong quá khứ. Trên thế giới có vô số người bị tật nguyền hay mắc phải những chứng bệnh lạ lùng số lượng những kẻ bị tổn thương thân xác đến khổ sở ấy rất nhiều và từ lâu đã là một thắc mắc lớn lao cho tất cả mọi người: "Tại sao người nầy bị mà người khác lại không? Phải chăng đó là số kiếp đọa đ
ày hay là kết quả những gì họ đã gây ra từ trước nay phải chịu quả báo?" Chính bản thân những người đã bị tàn phế, bị những dị tật, những chứng bệnh lạ lùng cũng cảm nhận điều đó và trong thâm tâm họ cũng đã nhiều lần tự hỏi: "Phải chăng những gì mình đang gánh lấy là kết quả của những gì mà chính bản thân mình đã gây ra?"
Hiện nay luân hồi quả báo biểu hiện qua tật bệnh còn có những ý nghĩa sâu xa hơn nữa khi có những bệnh và những biểu hiện bệnh lạ lùng ghê sợ xuất hiện ở một số người, những bệnh không những vừa gây đau đớn, mà còn làm cho cơ thể trở nên dị kỳ, gớm ghiếc, xấu xa khiến bệnh nhân phải đau khổ triền miên và 
đôi khi ẩn trốn trong nhà không dám ló mặt ra đường hay bị mọi người xa lánh. Đối với thuyết luân hồi, quả báo thì cách giải thích vẫn là do nghiệp quả gây nên những kẻ đã từng đày đọa kẻ khác bắt họ lao động khổ sở, xách vát đầy đồ vật nặng, hay giam giữ người trong tù ngục với những quả báo tương xứng nặng nề như bại liệt chân tay, phải ngồi hay nằm một chỗ hay tay chân phồn lên hoặc lở loét quanh năm đau đớn. Bệnh phù chân voi là một dạng mà biểu hiện của quả báo thường nhắc đến. Bệnh phù chân voi (elepantiasis, elephantoid) là bệnh làm cả bàn chân và bàn tay hay các ngón tay đều phát triển to không thể đi đứng hay làm gì được. Bệnh nầy giống như bệnh trương mạch bạch huyết (dạng Lymphedema) khiến cho hai chân phù to trông vô cùng khủng khiếp khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Các tài liệu y khoa cho thấy rất nhiều dạng thể bệnh tật lạ lùng thuộc một phần của cơ thể phát triển to lên một cách bất thường khiến người bệnh phải khổ sở vì phải mang nó một cách nặng nề. George M. Gould và Walter L. Pyle là hai nhà sinh vật học có tiếng đã sưu tập vô số hình ảnh về các dạng bệnh trong cuốn: Medical Curiositles (nhà xuất bản Hammond 1982) Trước đây, từ năm 1896 một số lớn nội dung đã được W. B Sauders phổ biến.
Trong các tài liệu thu thập được có một hình ảnh đặc biệt do bác sĩ Jemes Thorington chụp một bệnh nhân ở đảo Fiji, người đàn ông nầy đặc biệt có cái bìu dái (serotum) trương nở to như một cái nồi lớn. Với cấu tạo dị tướng đó, người thanh niên nầy vô cùng đau khổ và anh ta cảm thấy cuộc đời mình tàn tạ, mỗi ngày phải kéo lê một vật nặng như thế quả là một điều khó khăn. Người dân Fiji thường tin vào sự luân hồi quả báo. Mẹ người thanh niên nầy đã nghĩ rằng kiếp trước bà 
đã làm điều ác nên nay mới khiến bà sinh con chịu cảnh khổ đau ấy. Còn người thanh niên ấy lại tin rằng chính anh ta đã tạo nghiệp dữ trong tiền kiếp và nay phải chịu trả quả. Những trường hợp như trên cũng được báo cáo (y học) ở bệnh viện Mardas, ở pháp, ở Anh, ở Hoa Kỳ, ở Đức... Ngoài ra hiện tượng phát triển quá đáng về bộ phận sinh dục còn thấy ở nữ giới như trường hợp một người đàn bà có bộ phận sinh dục phát triển lớn ở hai âm môi của âm hộ làm kéo dài xuống tận đầu gối. Phần nở lớn nầy nặng đến 55 ký. Năm 1962, các nhà y học còn ghi nhận một trường hợp tương tự mà toàn bộ phần nở lớn từ mép âm hộ nặng đến gần cả 100 ký. Nhiều nơi khác trên thế giới cũng có những báo cáo như thế. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có sự bất thường phát sinh từ cơ quan sinh dục của người nầy? Đối với các nhà y học thì câu trả lời thần sinh lý học cơ thể. Đó là sự lệch lạc về cấu tạo cơ thể do thể tượng di truyền, hiện tượng đột biến, do gen, nhiễm sắc thể v..v... nhưng các nhà nghiên cứu và tìm hiểu về hiện tượng, luân hồi quả báo thì lại nghĩ đến những nguyên nhân, những cội nguồn sâu xa hơn nữa. Vì thế câu hỏi tuy dè dặt nhưng vẫn được đặt ra là phải chăng đó là hình ảnh về những nghiệp báo luân hồi? Nhiều trường hợp còn lạ kỳ hơn nữa khiến những người tin vào thuyết luân hồi cảm thấy câu giải đáp như chỉ cần bằng hình ảnh khi tìm thấy được một số báo cáo y học về sự phát triển phì đại của cái lưỡi (hiện tượng Macroglossia) ở một số bệnh nhân khiến người nầy rất khó khăn khi nói hay ăn uống, có người cổ và ty trương phù khiến rất khó xoay chuyển đầu, có người sau lưng bị nở phồn lên nên khi đi phải cong người như phải gánh vác một vật nặng to lớn. Tóm lại một trường đại học ở Philadelphi (Hoa Kỳ) có một bức ảnh chụp người thiếi nữ Trung Hoa hầu như không thể di chuyển được vì bị một khối u lớn phát triển ở bụng. Khối u nầy to như một quả bóng năng 90 ký lô trong đó chứa đến 22 gallons nước. Một người đàn bà da đen khác có vú và bụng nối liền nhau và trương nở lớn ra nặng đến 153 pounds (1 pound bằng gần nửa ký).
Vì phải mang một vật nặng nề như thế nên mỗi lần di chuyển, người đàn bà nầy rất khổ sở, khó khăn. Một trường hợp khác, một người đàn bà da trắng có phần bụng trương nở lớn cân nặng đến 149 pounds nên bà không di chuyển được phải nằm trên giường.
Có người sinh ra và lớn lên mang theo mình một khối lớn do một phần của cơ thể phồng to lên. Người nầy chỉ nằm và do người nhà cho ăn uống. Họ sống trong khổ đau với cái khối nặng đ
è lên mình cho tới chết. Nghiệp quả trong những trường hợp nầy có thể được hiểu như là những gì mà ở kiếp trước đã gieo nay phải gánh lấy quả báo tương ứng (như đã đày đọa những người nào đó (kẻ tôi tớ, các người tù, lao công...) bắt họ gánh vác, làm việc mệt nhọc không ngơi nghỉ và nhẫn tâm trước khổ đau thể xác của họ.
Riêng về các trường hợp những người sinh ra có thân hình hay gương mặt kỳ quái thì những trường hợp nầy y khoa gọi là những quái thai. Nhưng những người tin vào thuyết luân hồi quả báo thì có một nguyên nhân sâu xa nào đó đã gây nên những quái trạng ấy. Nguyên nhân ấy chính là nghiệp quả mà trước đó người ấy đã tạo nên vì thế quả báo đã quay ngược trở lại để tác động lên chính bản thân người ấy. Do đó, có người sinh ra với gương mặt xấu xí ai cũng ghê sợ phải lánh xa. Ở Ấn Độ năm 1970 có loan truyền trong dân chúng tại Bombay câu chuyện một người hành khất có gương mặt vô cùng ghê sợ, hai mắt như nối liền nhau, răng và xương hàm lộ ra nên trông như có miệng rộng thấu đến hai tai. Người nầy vừa bò ở chợ vừa kể lể: "Hãy thương xót tôi, trước đây chính tôi đã tạt axit vào mặt nhân tình của vợ tôi nên đã bị quả báo ở kiếp nầy. Tôi là kẻ đáng ghê tởm hãy khinh ghét lòng dạ tôi nhưng hãy cứu lấy thân xác tôi..."
Thường thì những người dị tướng ít khi dám ra đường vì thế hiếm thấy, tuy nhiên các tài liệu y khoa cho biết trên thế giới có rất nhiều người loại nầy. Họ chỉ là những người luôn luôn cảm thấy đau khổ, họ không dám nhìn mình trong gương, không dám tiếp xúc với ai vì quả tình không ai dám đến gần họ. Không phải họ độc ác, nghèo hèn mà vì học có thân hình hay gương mặt dị hợm lạ lùng khác người. Bác sĩ Robert W. King là người tiếp xúc nhiều với những người dị tướng phát biểu như sau: "Tâm trạng của những người nầy luôn luôn ở tận cùng đau khổ. Họ thường than thân trách phận rằng thàm làm quỉ, làm thú vật, còn hơn làm người mà lại dị dạng nhất là gương mặt xấu xí ghê sợ. Phần lớn những người nầy đã tìm đến với tôn giáo và họ nghĩ rằng họ đang bị đấng tối cao trừng phạt về những tội lỗi mà họ đã gieo trước đó. Đó là nguồn an ủi duy nhất cứu họ thoát khỏi sự tự vẫn. Vì dù bị hất hủi đến mấy, họ vẫn ham sống và thích được sống.
Câu phát biểu sau cùng của bác sĩ Robert W.King đã gợi ý cho một câu hỏi và câu trả lời tiếp theo của nhữn nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi.
Tại sao những người dị tướng sống trong khổ đau tủi hận lại vẫn ham thích sống?
Phải chăng đó là bản năng của tất cả mọi loài sinh vật hay phải chăng đó là nghiệp quả mà những người đó đã tạo ra thì phải gánh lấy theo đúng thời gian nào đó? Họ phải sống để chịu khổ đau hay nói khác đi là phải sống để trả quả báo.
Trở lại những hình ảnh về người dị tướng, các tài liệu y học đã nêu khá nhiều. Những hồ sơ lưu trữ tại các viện y học, các bệnh viện, các đại học y khoa khắp thế giới cho thấy có vô số những hình ảnh về người dị tướng. Sách Medical curiosities của Waller L. Pyle và George M. gould có in lại hình ảnh của người đ
àn ông có cái mũi to lớn kỳ dị thoạt trông giống như mũi két. Người nầy có tên là Thomas Wedders có cái mũi dài đến 7 inches rưỡi.
Có người mặt giống như con hà mã, như một người đ
àn ông ở Philadelphia có mũi và miệng môi kéo dài ra phía trước một cách lạ lùng. Trong một báo cáo y khoa. Ohmann Dumesnil đã trình bày những trường hợp đặc biệt, theo đó những người có gương mặt rất giống con tê giác. Có người đôi môi dài ra và nhỏ lại như mỏ chim có người mũi kéo dài giống như mũi voi. Có người gương mặt hoàn toàn giống sư tử mà bác sĩ Moor đã báo cáo về trường hợp nầy ở một người có gương mặt lạ lùng; mũi to từ sống mũi chạy dài từ trán xuống gần miệng trong khi hai mắt dang ra gần hai bên thái dương. Ở bệnh viện Luân Đôn (Anh Quốc) cũng có một báo cáo về 1 người tên là Merrick, người nầy sinh tại Leicester có gương mặt giống voi...
Tất cả những hình ảnh ấy càng khiến cho những người tin vào thuyết luân hồi nghĩ đến những nguyên nhân nào đó từ kiếp trước mà người có gương mặt giống thú đã gây ra và giờ đây họ phải nhận quả báo bằng cách mang lấy hình hài hay diện mạo của loài thú. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng những người ấy là từ loài thú đầu thai mà thành nhưng vì lý do gì mà chưa gột bỏ được hoàn toàn xác cũ? Hoặc là những người nầy ở kiếp trước đã tàn hại một cách dã man không thương tiếc những loài thú?...
Tóm lại những bệnh tật, những khổ đau xác thân, theo thuyết luân hồi là kết quả của những gì đã gây lên từ tiền kiếp. Không lý do gì cũng đều là loài người như nhau mà có người luôn luôn được khỏe mạnh an vui, lại có người bệnh tật khổ đau dày vò. Tại sao lại có sự bất công lạ lùng tàn nhẫn đó. Chỉ cần nhìn hình ảnh của một con người như hình chụp dưới đây về một thanh niên có tên là Rosa Lee Plemons mới 18 tuổi, với tuổi trẻ đáng lý phải vui tươi tràn đầy nhựa sống, anh ta chỉ nặng khoảng 27 pound (chưa đầy 14 ký lô) vì cơ thể chỉ có da bọc xương không phải vì đói khát mà từ lúc sinh ra đến 18 tuổi, dù 
được nuôi nấng cơ thể vẫn thế. Giới y khoa rất ngạc nhiên vì anh ta chẳng có bệnh tật gì? Câu hỏi lại được đặt ra là tại sao người thanh niên nầy lại phải chịu cảnh đau khổ đó? Với một nắm xương khẳng khiu ấy, anh ta sẽ hoạt động ra sao trong suốt cuộc đời mình? anh ta còn làm bạn được với ai? và tại sao anh ta phải chịu đau khổ như vậy? Ngoài câu giải đáp của giới y khoa về sự lệch lạc trong cấu tạo cơ thể thì giải đáp từ thuyết luân hồi quả báo vẫn là giải đáp có ý nghĩa sâu xa.
Trở lại vấn đề chữa bệnh của ông Cayce tại Hoa Kỳ, ông nầy có năng khiếu lạ lùng là có thể, qua giấc ngủ thôi miên, tìm lại tiền kiếp của người bệnh và truy nguyên ra nguồn gốc gây ra bệnh, dĩ nhiên chỉ những bệnh nan y, còn những bệnh phát sinh bình thường thì phần lớn chỉ đơn thuần chữa trị theo phép y khoa. Ông Cayce đã thực hiện hơn hai nghìn cuộc chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên tìm về tiền kiếp và của bệnh nhân trong vòng hai mươi năm trời, nhờ năng khiếu thần nhãn lạ lùng ma ông biết được nhiều sự kiện qua các cuộc "soi kiếp" đó để có được một số kết luận mới lạ và giá trị như sau: sự khổ đau, bệnh tật xuất hiện ở kiếp hiện tại nhưng nguyên nhân lại ở tiền kiếp, có nghĩa là nguồn gốc của sự đau khổ cũng như những căn bệnh (nhất là bệnh nan y hiểm nghèo) chính là do những hành động ở kiếp trước tạo nên.
Giữa thể xác và tâm hồn luôn luôn có sự tương quan mật thiết với nhau. Khoa tâm bệnh học gọi là Psychosomatique chuyên nghiên cứu về vấn đề nầy. Bệnh tật thật sự không phải hoàn toàn phát sinh từ nguyên nhân thuộc về sinh lý học mà còn liên quan đến tâm thần, vì thế mà khoa tâm thần học phát sinh. Nhiều căn bệnh phát sinh do tinh thần bị nhiễu loạn. Khi tinh thần bị rối loạn, căng thẳng, sẽ dễ biểu lộ qua những gì liên quan đến thể xác, có người hay bị hồi hộp, hốt hoảng, uất nghẹn trong khi ngủ, khi nói, khi ăn,o phần lớn đều có nguyên nhân rối loạn tinh thần. Ngoại trừ trường hợp sự hồi hộp, uất nghẹn ấy phát sinh do chất thuốc, do thức ăn nuốt quá mau, nghĩ là thuộc về sinh lý cơ thể thì không nói.
Theo ông Cayce, khi chẩn bệnh cho một người bị bệnh suyễn, ông truy nguyên từ kiếp trước của người nầy và thấy rằng trong tiền kiếp, ông ta là người đã từng áp bức, hà hiếp kẻ khác những kẻ cô thế thường phải đau khổ, nín răng chịu đựng qua kiếp nầy, ôn ta phải chịu luật nhân quả và những gì ông đang gặp phải như sự đ
è nặng ở tim, hồi hộp, đau khổ, bực bội, khó thở... Chính là hình thức quả báo phát sinh do những hành động từ tiền kiếp mà ông đã gây ra. Như vậy, phần lớn những điểm về bệnh lý thấy ở mỗi người là những biểu hiện tượng trưng của những gì người ấy đã hành động ở kiếp trước.
G) Có nhiều bệnh được y học chữa khỏi nhưng cũng có rất nhiều bệnh mà y học đ
ành chịu bó tay. Nguyên nhân là những bệnh nầy thuộc về lãnh vực tâm linh chớ không phải thuộc về sinh lý học của thân xác. Bệnh có thể tiềm ẩn, có thể biểu lộ qua thân xác nhưng y học nếu có thể phát triển mạnh cũng chỉ làm cho bệnh giảm bớt sự lan rộng chớ không thể lành bệnh. Muốn lành bệnh thì cách chữa phải áp dụng vào lãnh vực tinh thần, có nghĩa rằng bệnh nhân phải tự soi sáng tâm hồn mình và hiểu rằng mình đã có những hành động xấu xa nào đó ở kiếp trước và bây giờ phải nhận lấy nghiệp quả khổ đau, vì thế phải sống bằng hành động tự cứu chuộc qua việc làm từ thiện, giúp đỡ mọi người với tất cả tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân hòa...
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi bệnh tật đều do có nguyên nhân từ tiền kiếp như đã nói từ trước, cũng như mọi bệnh tật đều không thể chữa bằng phương pháp y học. Tốt nhất là sự hỗ trợ hài hòa của phương pháp chữa bệnh theo lãnh vực sinh lý học thuộc về y học và phương pháp chữa bệnh thuộc tâm linh.
Ứng Dụng Của Hiện Tượng Tiền Kiếp Vào Phép Trị Bệnh.
Cách đây khoảng hơn 30 năm vấn đề nầy hầu như chỉ thuộc lãnh vực lý thuyết được gọi là mơ hồ ở một số tôn giáo và sau đó nhiều nhà tâm lý và tâm thần học lưu tâm kết hợp phần nào và khoa chuyên ngành của mình mà thôi, tuyệt nhiên các nhà khoa học cơ hồ không dính dấp vào hiện tượng luân hồi, tiền kiếp, tái sinh không thể nào có thể chứng minh được từ phòng thí nghiệm khoa học. Tuy nhiên về sau, trong số các nhà khoa học đã có một vài nhân vật xé rào. Họ cảm thấy trong vấn đề được coi là mơ hồ có tính cách tôn giáo ấy hình như có cái gì đó cần được khám phá tìm hiểu. Mặc dầu vậy, những người nầy chỉ đang trên con đường dò dẫm và thu thập sự kiện. Có thề còn lâu vấn đề mới sáng tỏ. Bác sĩ Ian Stevenson mà giới khoa học đều biết danh phát biểu như sau: "Ngày xưa lúc khoa học chưa phát triển nhiều hiện tượng lạ lùng bí hiểm đều ấn nhập mãi trong dân gian, trong tôn giáo như là hiện tượng huyền bí. Ngay cả sấm chớp, sóng thần, mưa đá cũng là chuyện lạ... Ngày nay khoa học đã khám phá và chứng minh được nguyên nhân của sự kiện và còn áp dụng những gì có tính cách mơ hồ siêu linh huyền bí vào trong cuộc sống để nâng cao cuộc sống. Điều đó không lạ gì khi vấn đề tiền kiếp, tái sinh, luân hồi đang trong giai đoạn sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu ngay cả trong phòng thí nghiệm tuy chưa đi đến giải đáp chung cuộc nhưng ứng dụng phát sinh từ hiện tượng lại được phát triển tốt lành. Thí dụ rõ nét nhất của vấn đề là mới đây, các nhà khoa học và tâm sinh lý học đã bắt đầu áp dụng phương pháp trị liệu mới về tâm thần và bệnh lý thông qua điều họ gọi là tiền kiếp hay kiếp trước. Những nhà khoa học và tâm sinh lý tiên phong mạnh dạn nhất phải kể là Fiore, Emie Pecci. Morris Netheton (Hoa Kỳ), Dennis Kelsey, Joan Grant, Joe Scranton (Anh quốc)... Ở lãnh vực nầy cũng nên nhắc đến hai nhân vật quan trọng không nhưng chú tâm nghiên cứu sự kiện và áp dụng vào việc chữa trị mà còn là người có khả năng "xuất hồn" đó là Edgar Cayce và Robert Monroe (cả hai đều là người Hoa Kỳ)...
Các nhà nghiên cứu vừa kể trên trong đó có bác sĩ tâm thần Ernie Pecci (california) đã có công thành lập hie65p hội nghiên cứu và 
điều trị qua tiền kiếp. Mặc dầu hiệp hội mới thành lập chưa được bao lâu nhưng số hội viên và bệnh nhân đến với hội ngày càng đông đảo vượt sự tưởng tượng ban đầu.
Theo các chuyên gia của hiệp hội nầy thì các nhà khoa học đã lưu ý đến các nhịp sóng Alpha xuất hiện ở não khi con người suy nghĩ, nhớ lại sự kiện và ngay trong một số giai đoạn của giấc ngủ. Nếu nhịp sóng não nầy có chu kỳ đống bộ tạo sự giao thoa tương ứng với những chu kỳ âm thanh nào đó sẽ tạo nên một trạng thái thanh thản tự nhiên để thuận lợi cho các năng lượng tiềm tàng trng con người được thức tỉnh, giúp ý thức có điều kiện đi vào thời gian trước đó. Khi áp dụng phương thức khơi dậy năng lượng và ý thức trỗi dậy để đi sâu vào quá khứ trong phép trị liệu, các nhà tâm sinh lý và khoa học đã chú tâm vào vấn đề thể chất. Đó chính là khởi điểm. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khổ sở, lo lắng, sợ sệt về căn bệnh của mình thì cách hay nhất là 
để "cơn đau tự diễn tả" với lý do nào đã sinh ra nó và thường thì cơn đau liên hệ với sự kiện đã xảy ra trong quá khứ cái quá khứ xa xăm mà người ta thường gọi là tiền kiếp. Các sự kiện nầy được quay về với ký ức như một cuốn phim được quay trở lại rõ ràng.
Công trình đáng kể nhất về lãnh vực nầy có thể nói là nhà Vật Lý học P. Drouot.
Theo nhả Vật Lý học P. Drouot thì phần lớn các sự kiện xảy ra ở quá khứ hay tiền kiếp đều có liên hệ mật thiết với hiện tại. Điều thấy rõ nhất trong bệnh nầy, theo P. Drouot thường do kết quả của những hiện tượng nào đó xảy ra từ tiền kiếp.
Phương pháp mà nhà Vật Lý học Pháp đang ứng dụng để chữa bệnh thật ra không phải là mục đích tối hậu của ông, theo ông, có thể chứng minh cho tiền kiếp hay hậu kiếp qua những phương pháp chữa bệnh của mình. Phương pháp mà ông đang áp dụng để tìm hiểu tiền kiếp một người nào đó xem ra đơn giản nhưng lại thật sự là do sự phối hợp của các ngành vật lý học, toán học, điện học, âm học, tâm lý học và cả pháp môn thiền định Yoga nữa. Người chịu thí nghiệm sẽ được nằm thoải mái ở trạng thái thư giãn trên một cái giường êm ả. Nơi đây, có một máy ghi âm phát ra một điệu nhạc mà chu kỳ ứng với nhịp sóng alpha phát sinh từ não bộ của người thí nghiệm đang chìm dần vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong tiềm thức người ấy lại đang khơi dậy những hình ảnh và năng lượng tiềm ẩn sâu trong bộ não và nhờ đó mà một phần ý thức đã quay về với thời gian giúp ta biết được những gì của quá khứ và người thí nghiệm sẽ kể hết (cuộc đời quá khứ" hay "tiền kiếp" của mình vào một thời gian nào đó. Một máy ghi âm khác sẽ ghi lại tất cả những lời kể ấy.
Điều nầy mới nghe qua, quả thật quá mơ hồ, kỳ lạ, nhưng thực tế đã và 
đang được áp dụng tại một vài bệnh viện lớn ở Pháp. Người đề xướng ra phương pháp chữa bệnh là lùng nầy chính là nhà vật lý học nổi tiếng của Pháp là Patrich Drouot. Ông đã lưu tâm nhiều về thuyết luân hồi của Phật giáo từ lâu và muốn đi sâu vào cái thế giới đầy sự lập lại nầy,. Mãi tới khi thuyết của nhà thiên văn học Anh là David nêu ra, ông mới cảm thấy đã đến lúc dấn thân vào việc nghiên cứu vấn đề tiền kiếp hậu kiếp của con người. Khi dược báo chí phỏng vấn, nhà Vật Lý học nầy cho biết rằng việc làm của ông không phải là đưa con người vào cõi mê tín huyền hoặc mà chỉ dùng khao học thực nghiệm để đưa ra ánh sáng một số vấn đề sôi nổi từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết rõ ràng, dứt khoát, theo Pactrick Drouot thì công cuộc nghiên cứu của ông phần nào đã ảnh hưởng tới vấn đề y học và không chừng sẽ giúp một cách đắc lực cho ngành nầy trong vấn đề chữa bệnh. Quá trình thử nghiệm phân tích tâm lý học, chính điều nầy từ lâu đã được nhiều nhà khoa học lưu tâm hỗ trợ và hưởng ứng.
Năm 1989, tạp chí Paris Matchh của Pháp đã đăng một bài rất dài trình bày về vấn đề trên, trong đó có nêu ra những trường hợp là lùng như sau:
1) Trường hợp nữ ca sĩ Ariane: Đây là nữ ca sĩ ăn khách của những năm thuộc thập niên 80, tuy nhiên cô nầy lại hay hủy bỏ các chuyến lưu diễn một cách bất thường mà lý do là vì đau cổ họng và cảm thấy hồi hộp khó tả ở ngực nhất là mỗi khi cô được đám đông khán giả vỗ tay la ó tán thưởng, cô đã gặp nhà tâm thần học Dennis Kelsey của hội nghiên cứu và 
điều trị qua tiền kiếp, tại đây, cô đã được áp dụng phương pháp đặc biệt giúp ký ức quay về tiền kiếp và với sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu, cô đã từ từ thiếp đi vào cơn mê và đã kể lại đời mình một cách tự nhiên không vấp váp, theo lời kể của Ariane thì lúc bấy giờ cô sống ở thời đại cách mạng Pháp đang bùng nổ mạnh. Cô cùng một số nhân vật khác bị bắt chuẩn bị lên đầu đài. Khi cô bị dẫn tới gần máy chém, đám đông la ó vỗ tay vang dậy vì họ hân hoan trông thấy cô và những người khác sắp phải đền tội... giờ đây, ở kiếp tái sinh nầy, cô là một ca sĩ, nhưng cứ mỗi lần sắp tiếp cận với đám đông hay nghe tiếng la ó ồn ào là y như dầy thanh quản trong cổ cô co rút lại rất dữ dội đến choáng vàng và cô muốn ngất xỉu. Điều kỳ lạ là sau cuộc thử nghiệm ấy, cô Ariane như thở phào nhẹ nhõm vì đã giải tỏa tất cả những gì bấy lâu tiềm ẩn trong ký ức mình và cũng từ đó, cô không còn bị đau cổ như những lần lưu diễn nữa. "... Điều đặc biệt là sau khi nguyên nhân bí ẩn gây đau ấy đã được phơi bày rõ ràng thì tôi lại bỗng nhiên cảm thấy không còn bị đau ở cổ nữa"... Phải chăng đó là sự tự kỷ ám thị từ tiền kiếp nay đã bị xóa tan.
2) Một cô gái trẻ đã đến nhờ Hiệp Hội tìm nguyên nhân sâu xa của căn bệnh suyễn như đang đi vào giai đoạn kinh niên của mình. Nhờ cuộc thí nghiệm mà cô biết rằng cô đã hiện hữu qau cở thể một cô gái cách đây 8 thế kỷ. Lúc bấy giờ cô thuo6c dân của một bộ lạc và không may bị một tảng đá lăn đ
è lên ngực khiến cô luôn luôn bị khó thở và tức ngực, triệu chứng ấy giờ đây biểu hiện qua bệnh suyễn kinh niên. Chứng bệnh bộc phát mạnh lúc cô 27 tuổi. Qua cuộc thí nghiệm, cô gái cho biết rằng lúc cô còn là dân bộ lạc, và bị tảng đá đè lên ngực lúc cô 27 tuổi. Như vậy chu kỳ lập lại còn kéo theo cả giai đoạn thời gian tương ứng xảy ra sự việc nữa. Điều nầy cho thấy có một mối tương đồng nhân quả lạ lùng liên quan giữa kiếp hiện tại và tương lai...
3) Georges là một trường hợp đáng lưu tâm, ông ta là một người khỏe mạnh nhưng hay cảm thấy bực bội, cáu khỉng bất hợp ý. Ông bị chứng khó tiêu một cách trầm trọng. Mỗi lần nuốt thức ăn và sau bữa ăn luôn luôn cảm thấy khó chịu lạ lùng. Vấn đề nầy khéo dài từ lúc còn uống sữa cho đến khi ông vừa 50 tuổi.
Qua cuộc thí nghiệm, ông Georges cho biết rằng, cách đây gần 200 năm. Ông theo một con tàu cướp biển hoạt động trong vùng Đại Tây Dương. Về sau trong một chuyến hải hành, tàu bị mắc kẹt trong vùng biển rong dày đặc thường gọi là biển Sargasses và họ phải chịu cầm chân tại đó trong khi nước uống và thức ăn ngày càng cạn kho lương thực được lệnh khóa lại và canh giữ vô cùng nghiêm ngặt- riêng chìa khóa thì được giao cho ông Georges giữ, vì cơn đói hoành hành giữ dội đến mê mờ nên sẵn chìa khóa trong tay, Georges đã lén mở kho lương thực và mặc dù chỉ đánh cắp một nắm thức ăn để qua cơn đói, nhưng hành động ấy đã bị bắt gặp và luật biển đã không tha thứ kẻ phạm tội. Georges bị ném xuống biển, nơi đầy rong như tóc rối không thể nào xoay xở hay bơi lội được.
Sau khi những gì tàng ẩn nơi tiềm thức thâm sâu của quá khứ được làm sống dậy, sáng tỏ, Georges cảm thấy bao tử mình trở nên thoải mái hơn, cơn đau đ
è nặng nơi bộ máy tiêu hóa giảm dần và ông thoát khỏi những dư âm ám ảnh trong suốt 200 năm và bắt đầu cảm thấy dễ chịu sau các bữa ăn.
4) Một kỹ sư xuất thân từ một đại học nổi danh nhưng lại luôn luôn cảm thấy tự ti mặc cảm, u buồn, và nhất là không chịu đứng ra nhận lãnh một chức vụ lớn lao mặc dù anh ta là người rất thông minh, mực thước và có trình độ. Điều kỳ dị là mỗi lần trong các phiên họp bình bầu, mỗi khi anh được mọi người đề nghị đảm trách một công việc lớn lai hay đứng ra nhận lãnh một trách nhiệm quan trọng nào đó thì anh ta tái xanh mày mặt và tỏ thái độ lo lắng, sợ sệt thấy rõ.
Tình trạng kéo dài rất lâu cho đến năm anh ngoài 40 tuổi. Một hôm, tình cờ anh được giới thiệu về Hiệp Hội nghiên cứu mà 
điều trị qua tiền kiếp. Viên kỹ sư nầy liền đến gặp các nhà nghiên cứu ở đây và yêu cầu được biết nguyên nhân sâu xa của hiện tượng bất ổn tinh thần của mình. Sau nhiều cuộc thí nghiệm, anh ta được biết rằng vào thế kỷ thứ 18, anh là một giám đốc người Anh cai quản một cơ sở rộng lớn. Một hôm, một tai nạn đã khởi phát từ nhà máy. Lửa bùng cháy và lan rất nhanh, vì quá sợ hãi, ông giám đốc đã vội vã thoát lấy thân không ra lệnh cho các nhân viên di tản. Vì sự chậm trễ ấy mà có đến mấy mươi nhân viên đã bị chết thiêu. Chính sự kiện ấy đã làm tạo nỗi kinh hoàng, lo sợ và mối ân hận không nguôi về những gì mà một giám đốc đã không chu toàn trách nhiệm. Sự kiện ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, ám ảnh mãi không nguôi gần 200 năm để rồi giờ đây, là một kỹ sư giỏi nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ và nỗi dằn vặt ở tiền kiếp đã khiến anh ta không dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lớn lao nầy. Tuy nhiên, qua các thí nghiệm, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng bất ổn tinh thần đã được thấy rõ, tự nhiên người kỹ sư cảm thấy như đã giải thoát mọi trách nhiệm ràng buộc trước đây và từ đó anh yên tâm hăng hái trong công việc làm và sẵn sàng đứng ra nhận lãnh mọi trách nhiệm lớn mà không còn phải cảm thấy lo âu sợ sệt nữa.
Tại đại học y khoa Toronto (Canada) giáo sư Joel L Whitton đã bỏ ra nhiều để nghiên cứu vấn đề liên quan đến hậu kiếp và tiền kiếp. Theo giáo sư thì giữa tiền kiếp và hiện kiếp thường có sự liên hệ với nhau và hiện kiếp sẽ có ảnh hưởng nhiều ở kiếp lai sinh. Vì các sự liên hệ ràng buộc đó nên có thể giúp chữa những bệnh tật ở kiếp hiện tại bằng cách truy nguyên nguồn gốc của bệnh ở kiếp trước. Từ lâu có người bị những chứng bệnh lạ lùng đến độ khi khám bệnh kỹ lưỡng bằng máy móc tinh vi cũng không khám phá ra được người ấy bị bệnh gì. Những bệnh nan y thông thường theo giáo sư Witton đều phát nguôn từ tiền kiếp. Đặc biệt những bệnh thuộc về tâm thần thường có nguyên nhân sâu kín tiềm tàng từ ở tiền kiếp, có người luôn luôn u sầu ảm đạm, rầu bỉ bi ai dù họ không bị một sự kiện nào tác động trong hiện tại. Những người nầy thường lo lắng, lúc nào cũng cảm thấy mình như có một vấn đề gì thắc mắc trong lòng, hoặc cảm thấy như bị dày vò bởi một lỗi lầm nào đó mà chính họ cũng không rõ thì theo giáo sư Whitton chính những người nầy đã có một vấn đề gì đó từ tiền kiếp và dấu ấn của sự kiện vẫn hằn sâu trong tiềm thức vẫn thỉnh thoảng dấy động dày vò họ trong kiếp hiện tại.
Những uẩn khúc nầy nếu được khơi dậy bằng phương cách nào đó như đưa họ vào giấc ngủ thôi miên để họ nhớ lại toàn bộ sự việc trong kiếp sống trước đó thì chắc chắn họ sẽ được thanh thản tâm hồn không còn bị dằn vặt, đ
è nặng bởi những uẩn khúc phát sinh từ tiền kiếp nữa. Cho đến nay, nhiều cơ sở nghiên cứu các lãnh vực siêu hình huyền bí về tiền kiếp được thành lập mà các chuyên gia nghiên cứu lại thường là những nhà khoa học vì thế câu hỏi được đặt ra ngay sau khi áp dụng vào khoa học trị liệu các loại bệnh như đã trình bày ở trên có kết quả tốt đẹp. Câu hỏi đó là tại sao sau khi biết được những sự việc xảy ra ở tiền kiếp của mình thì căn bệnh ở kiếp hiện tại sẽ không còn?
Theo các nhà tâm lý học thì vấn đề hoàn toàn thuộc lãnh vực tinh thần. Phật giáo thường cho rằng "mọi sự tại tâm". Khoa tâm sinh lý cũng cho thấy có nhiều cảm giác do sự tưởng tượng mà không thật. Cảm giác còn do tinh thần chi phối. Trời lạnh nhưng nếu ta nghĩ đến sẽ lạnh lẽo rét buốt, ẩm ướt thì "cái lạnh" sẽ gia tăng. Bước vào một tòa lâu đ
ài hoang vắng cái sợ hãi len lỏi vào người vì sự tưởng tượng về những gì thuộc về hồn ma bóng quế đã nảy sinh, do đó các nhà y học từ cổ đại đã nêu ra vấn đề tâm bịnh. Ngoài ra phương pháp chữa bệnh không loại trừ việc kết hợp chữa bệnh không cần thuốc mà chỉ cần nâng cao tinh thần tin tưởng "sẽ lành bệnh" từ người bệnh. Cũng vậy những gì đã xảy ra từ tiền kiếp, nếu đó là những sự kiện tạo nên những kỷ niệm gây nên các chấn thương nhức nhối cho tinh thần mà ý thức muốn quên đi và dồn nén vào sâu trong cõi tiềm thức. Những sự kiện bị dồn nén nầy sẽ phản ứng lại qua những biểu hiện rối loạn tâm thần hay tác động lên những cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể. Đó là nguyên nhân phát sinh những bệnh lạ lùng mà bệnh trạng và nguồn gốc sinh bệnh không thể thăm dò, phát giác được chừng nào những sự kiện, những kỷ niệm bị dồn nén nầy không được giải tỏa thì người bệnh sẽ còn "vướng bệnh mãi mãi và trở thành bệnh nan y". Nhưng nếu những sự kiện dồn nén nầy được giải phóng nghĩa là được trả lại cho ý thức thì các rối loạn do ức chế sẽ không còn nữa. Đây là một phát hiện rất giá trị về mặt tâm thần và ngay cả mặt vật chất cũng vậy. Nếu ta nén một lò xo thì sự dồn nén nầy sẽ phát sinh phản lực. Sự dồn nén sẽ phản ứng lại qua những biểu hiện nào đó. Chính ông Edgar Cayce cũng đã lưu ý mọi người về vấn đề nầy chính là nhờ phát hiện ra điều nầy mà đã có hàng vạn bệnh nhân với những căn bệnh trầm kha, lạ lùng đã được chữa khỏi mặc dầu trước đó họ đã chạy chữa đủ thầy đủ thuốc từ các bệnh viện nổi tiếng nhưng vẫn không khỏi. Chỉ riêng ông Cayce thôi, dùng phương pháp chữa bệnh khơi dậy nơi họ sự nhớ lại những gì đã xảy ra trong tiền kiếp và những biểu hiện thể hiện qua căn bệnh ở kiếp hiện tại bằng giấc ngủ thôi miên, ông đã chữa khỏi cho khoảng hai chục nghìn người. Sau nầy, các hiệp hội khác, hỗ trợ bởi các nhà khoa học, các nhà tâm lý học... các bác sĩ... đã phát hiện thêm các phương thức chữa bệnh theo đường lối khơi dậy, phóng thích kỷ niệm bị chôn vùi từ tiền kiếp để chữa bệnh cho kiếp hiện tại ngày càng thành công. Dĩ nhie6n phương thức chữa bệnh chỉ dành riêng cho lãnh vực bệnh loại tâm thần, bệnh nan y khó chữa. Còn những bệnh do nguyên nhân trực tiếp gây ra nguyên nhân chính là do vi trùng xâm nhập hoặc ngay cả bệnh tâm thần phát sinh do chấn thương làm tổn hại đến thần kinh thì không phải chữa trị theo cách nầy mà chỉ cần chữa bệnh theo phương pháp y khoa thông thường mà thôi.
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Tài Năng.
Vấn đề năng khiếu và thiên tài từ lâu đã tạo nên nhiều thắc mắc lớn đối với con người.
Thật vậy, làm sao không ngạc nhiên được khi cùng là con người cả nhưng có kẻ tài ba xuất chúng, có năng khiếu vượt bực lại có kẻ vô cùng tối dạ, ngu dốt đến lạ lùng.
Những tài năng xuất chúng: Không phải riêng gì người lớn mà ngay cả trẻ em cùng có hiện tượng lạ lùng nầy. Từ xưa đến nay, có không biết bao nhiêu thần đồng đã được nêu tên như Mozart thần đồng âm nhạc đã phát triển tài năng từ lúc mới 5 tuổi Beathoven đã xuất hiện trước công chúng để trình diễn nhạc khác lúc lên 7 tuổi. Em bé Dorothy Straight mới 4 tuổi đã viết sách và 
đã được nhà xuất bản Pantheon Books ở New York in và phát hành. Bé John Stuart Mill sinh năm 1806 được xem như là một thần đồng về ngôn ngữ và triết học. Mill bắt đầu học sinh ngữ năm lên 3 tuổi, William Jamessidis nói được 4 thứ tiếng An, Pháp, Đức, Nga lúc lên 2. Kim Ung Yung là một bé trai nổi danh về tính toán. Mới hơn 4 tuổi cháu đã biểu diễn tài năng tính toán cực kỳ nhanh trên đài truyền hình Tokyo. Kim Ung Yung còn nói được 4 thứ tiếng Anh, Đức, Nhật và Triều Tiên. Một thiếu niên khác tên là Colin MeLaurin (người Scotland) đã trở thành giáo sư toán học tại đại học Marischal, Aberdeen năm 1717, lúc đó mới 19 tuổi. Đến năm 25 tuổi chuyển qua dạy tại đại học Ediburgh qua sự tiến cử của Sir Isaac New (nhà vật lý nổi danh thới bấy giờ). Đặc biệt hơn nữa bé gái Betty Bennett mới 10 tuổi như tự động mình lài chiếc máy bay nhỏ bay lượn trên bầu trời Cuba vào ngày 4 tháng giêng năm 1957. Còn Thomas Dobney là một thiếu niên đã gia nhập hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1907 đã vào đại học Glasgow năm mới có 10 tuổi. Cháu Henry Alban Chambers mới 11 tuổi nhưng lại là người chủ chốt đánh đàn dương cầm cho nhà thờ Leed ở miền Tây Yorkshire (nước Anh năm 1913). Arthur Ramian Drisoa mới 14 tuổi đã trở thành nhà toán học đại tài. Em được viện đại học Paris mời gia nhập vào nhóm nghiên cứu toán học và đỗ bằng tiến sĩ toán. Hiên Arthur sống với bố mẹ và người em gái tại Nogent Sur Marne thuộc ngoại Paris (Pháp quốc).
Bé Shaira Luna (Phi Luật Tân) mới 3 tuổi vào đại học lớp sáu tại một trường trung học ở Manila. Sau khi sinh ra được 5 tháng bé Shaira đã biết nói. Năm cháu lên hai tuổi đã có thể chỉ mọi bộ phận trên cơ thể người và gọi bằng tên khoa học rất rõ ràng. Điều lạ lùng là cháu Shaira thuộc tên của các quốc gia trên thế giới, quốc kỳ của các quốc gia đó và nhất là 
đọc tên các vị nguyên thủ quốc gia không chút nào lầm lẫn. Theo báo Asia Magazine thì Shaira Luna là một thần đồng lạ đời vì không thích đồ chơi cũng như nô đùa với chúng bạn mà chỉ thích chơi với sách vở.
Báo Sự thật của Nga Sô (1990) có đăng tin một em bé Hoa Kỳ tên là Etregun Istwist mới chào đời được một tháng rưỡi nhưng đã nói được. Khi lên 3 tuổi, bé đọc sách và viết chữ thông thạo năm 11 tuổi bé vào Đại học tổng hợp và 
đậu hạng ưu. Bé theo học ngành toán học thiên văn và nghiên cứu vũ trụ. Bé Luis Antonio de Borbon nổi tiếng về tài năng và được tôn vinh chức Hồng y vào năm mới 8 tuổi tại Rome vào năm 1735... Thomas Macaulay viết sách lịch sử lúc lên 7 tuổi. Thần đồng Doron mới 4 tuổi mà chỉ số Trí tuệ của bé đã đo được 200 điểm. Trong khi một nhà Khoa đoạt giải Nobel chỉ có số Trí tuệ cao nhất là 130 thôi.
Về người lớn số người có tài năng vượt bậc cũng không hiếm, trên thế giới có khá nhiều người mà năng khiếu vượt cả sự tưởng tượng của mọi người đó là những thiên tài. Có thể nêu ra một vài trường hợp:
- Cô Ga li na da Kốp va (Nga Xô) có trí nhớ lạ lùng cô ta có thể nhớ 500 địa chỉ trong khoảnh khắc, nên trong một ngày, phân loại được 20.000 bức thư trong khi máy tính điện tử phải cần mã số trên bao bì, còn cô thì chẳng cần.
- Ở Thụy sĩ, William Kellen tính nhẩm 50 bài toán chỉ trong 64 giây thôi.
- Ở Nga: Yu ti Go rơ ni, 41 tuổi, giải 50 bài toán trong 25 giây, anh ta có thể vừa viết thư bằng tay mặt vừa chơi dương cầm bằng tay trái. Lạ nhất là anh đọc một tờ báo dài rồi nói ngay có bao nhiêu chữ trong bài báo đó, và thêm một điều kỳ lạ nữa là anh có thể đọc được ý nghĩ của người đứng trước mặt anh.
- Cô gái giỏi toán Ấn Độ là Xakuhtala Devi đến Texas, Mỹ để đua tài với máy tính điện tử cực nhanh: kết quả là khi khai căn bậc 25 của 1 con số gồm 201 chữ số, cô chỉ cần 50 giây còn máy tính điện tử giây mới cho được kết quả.
- Viện sĩ Loffê Nga nhớ hết cả bảng Lôgarit. Trong khi viện sĩ Tsa lư ghin có thể nhớ bất cứ số điện thoại nào ông đã gọi dù 
đã qua 5 năm.
- Mozart, nhà soạn nhạc trứ danh, chỉ cần nghe qua một bản nhạc dài có thể viết lại đầy đủ.
- Vào thời cổ đại, Alexande đại đế được dân chúng yêu mến nhờ ông đã thuộc tên và nhớ mặt 20.000 dân sống trong thủ đô. Gặp ai ông cũng dừng lại hỏi chuyện và thăm gia đình, kêu đích tên cha mẹ, con cái họ không bao giờ sai. Hay những nhân tài đặc biệt khác trên thế giới từ cổ đại đến nay, nào Hippocrate, Aristore, Platon, galileé, Archiwède, Abu L Hassan Alial Masudi, Abu Al Rayhan Muhammad Ibn Ahmad al Biruni (Học giả vĩ đại là sử gia, triết gia, vật lý gia, thiên văn gia, địa lý gia, vừa nhà ngôn ngữ học, toán học và thi sĩ nưa), Leonard de Vinci, Von Brawm, Einstein, vv... còn nhiều nữa những thân đồng và những thiên tài xuất hiện khắp nơi trên thế giới.
Nguyên nhân sâu xa của những tài năng vượt bực: Câu hỏi được nhiều người đặt ra từ cổ đại đến nay là do đâu mà có người tài ba lỗi lạc xuất chúng đôi khi đến dị thường như thế? Phải chăng nếu luân hồi là có thật thì tài năng ấy đã có từ tiền kiếp vì tài năng thường do sự học tập và rèn luyện cùng với sự hỗ trợ của trí thông minh. Nhưng những đứa bé mới 2, 3, 5 tuổi thì làm gì có được sự học tập rèn luyện cũng như trí óc chúng còn quá non nớt? Đối với các nhà khoa học thì lời giải thích dựa vào thuyết di truyền nhưng nếu bảo là di truyền thì cần phải có sự liên hệ của cha mẹ, ông bà. Nhưng đôi khi cha mẹ các thần đồng lại bình thường, chẳng có gì xuất sắc về mọi lĩnh vực và nếu xét về phổ hệ cũng không thấy ai trong dòng họ trước đây có tài năng cả. Xét về mặt trí thức, các nhà khoa học và tâm lý học cho rằng ngoại trừ những người bị bệnh tâm thần ra còn những ai đi học đều đặn từ các cấp theo chương trình nào đó thì dần dần họ đều thu thập được kiến thức. Chỉ có sự khác biệt về sự thu nhân nhanh chậm khác nhau mà thôi. Nhưng tại sao có những người còn đưa sự hiểu biết của mình đi xa hơn, nghĩa là chư học tới đã biết. Trên thế giới có nhiều học sinh phải bỏ nhiều lớp trung gian để lên học lớp trên vì các lớp dưới tuy chưa học nhưng đã biết cả rồi... Tất cả những điều đó khẳng định rằng có một cái gì đó tàng ẩn trong kho kiến thức của những con người ấy. Một thần đồng tài ba được hiểu như là một học sinh đã học hè trước chương trình của năm tới thông suốt nên khi nhập học sẽ hiểu hết những gì thầy cô giáo dạy trong năm. Các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kếp cho rằng những gì mà trong kiếp hiện tại một thần đồng đã làm thì thật sự những hiểu biết vượt bực ấy đã có từ tiền kiếp, có nghĩa là ở kiếp trước thần đồng ấy là một người có kiến thức rộng, có thể kiến thức nầy cũng còn nhờ ở kiến thức từ kiếp trước đó nữa. (Vì luân hồi và một sự tiến hóa). Nên khi đến kiếp hiện tại, sẽ nổi bật những gì mà trước đó đã có vốn liếng sẵn rồi. do đó người xưa quả thật hợp lý khi nói: "Đầu tư bất cứ lãnh vực kiến thức nào cũng đều có lợi về sau."
Nếu bảo rằng những người có tài năng là do họ đã chăm chỉ học hành, nghiên cứu, tìm hiểu thì điều ấy chỉ đúng một phần nào thôi, vì như đã nói từ trước, cùng một chương trình cho nhiều người cùng học sẽ có sự tiếp thu sự hiểu biết khác biệt nhau ở mỗi người. Đó chỉ là trường hợp xét về một chương trình đã định sẵn. Ở đây những nhân tài nầy đã phát minh, phát kiến, phát triển ra nhiều vấn đề khác mà trong thời đại họ khó có ai nghĩ đến. Những kiến thức vượt thời gian ấy do đâu mà có? Phải chăng là do tích lũy từ tiền kiếp trong tiến trình luân hồi chuyển kiếp của những kiếp người. Luân hồi là cả một sư tiến hóa dài. Các kiến thức thu thập và phát triển từ một linh hồn nào đó qua nhiều kiếp thì sau một chặng đường dài của quá trình chuyển kiếp họ sẽ thành những người có kiến thức, tài năng xuất chúng. Biết đâu nhà bác học Einstein là hậu thân của những nhà khoa học ở tiền kiếp và hậu kiếp, Einstein có thể lại tái sinh qua thân xác của một nhà khoa học khác, và với những kiến thức tích lũy được qua nhiều kiếp, nhà khoa học mới xuất hiện nầy sẽ còn có những khám phá, phát minh kỳ diệu hơn. Có thể rằng thuyết tương đối của Einstein trong thế kỷ thứ 20 lúc ông đưa ra còn những thiếu sót nào đó thì ở hậu kiếp, nếu lại tái sinh, chắc chắn nhà bác học nầy sẽ tiếp tục bổ túc và hoàn chỉnh lý thuyết tương đối ấy. Sự tái sinh nầy cũng còn tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh trên quả đất, chẳng hạn thế kỷ 21, lúc mà 
đời sống nhân loại đang cần một khám phá mới hơn nữa về vũ trụ, lúc mà nạn nhân mãn gia tăng khủng khiếp và việc con người di cư đến hành tinh khác được tiến hành... Nếu Châu Atlantide, một vùng đất văn minh thời cổ đại theo truyền thuyết đã chìm sâu dưới đáy Đại Tây Dương là có thật thì phải chăng những con người tài ba lỗi lạc thời đó một số đã tái sinh vào các thế kỷ dau nầy trở thành những triết gia những danh sư những nhà khoa học, những họa sĩ, nhạc sĩ đại tài như: Platon, Aritote, Hippocrate, Hoa Đà, Biển thước, Leonard de Vinci, Atchimède, Mozart, Beethoven, Einstein v.v...
Trong số những người tài giỏi ở Châu Atlantide ở thời quá vãng vẫn còn có người chưa tái sinh vào thế kỷ nầy và có thể một số lớn sẽ đồng tái sinh vào những thế kỷ tới để hỗ trợ cho loài người về nhiều mặt nhất là về vấn đề tâm linh và khoa học vì những thế kỷ tới chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn, những vấn đề mới phát sinh về môi trường sống trên quả đất, về nên đạo Đức và cả về ý thức của nhân loại nữa.
Nói tóm lại, theo thuyết luân hồi, trong vũ trụ không có gì mất đi, sự mất đi chỉ là cái hình thức mà con người thấy bằng đôi mắt phàm trần của sự tạn rã. Một cái cây mục nát, tan rã nhưng những đơn chất cấu tạo nên nó như Carbon, Hydrogene, Oxygene, Nitơ, sulfune, Phoosphor, Magnesium, Calci, Kali, Sắt v..v... lại đi vào không khí, trong đất... và đó sẽ là những yếu tố để cấu tạo nên cây khác.
Tài năng, trí thức, khả năng cũng vậy. Không có gì mất đi. Nhiều người đã tiếc rẻ những nhân tài vội sớm lìa cõi thế, cái thân xác của thiên tài nầy tan rã nhưng tài năng vẫn còn đó sẽ lại chuyển hóa ở cấp độ cao hơn khi tái sinh và ở lần tái sinh kế tiếp họ lại được rèn luyện tích lũy hơn thêm.
Theo các nhà khoa học, nhất là những nhà nghiên cứu về bộ não con người (ở Hoa Kỳ và ở Nga Xô đều có những cơ sở nghiên cứu về óc não ở Nga, viện nghiên cứu óc não ở Moskva có lưu giữ các bộ óc của Pavlov, Lenin, M. Gorki, Stalin...) thì cuộc đời của một con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, dù có sống được 100 tuổi thì quả thật, người ấy chưa sử dụng hến năng lực tư duy cũng như năng lượng của bộ não. Phần lớn một đời người chỉ sử dụng có 1 phần 10 năng lực của bộ não. Vậy 9 phần còn lại ấy sẽ đi đâu? Phải chăng phần còn lại ấy sẽ được lưu trữ để dành cho kiếp lai sinh? Câu hỏi có phần mơ hồ trừu tượng, nhưng đối với các nhà nghiên cứu óc não thì khi những ngõ ngách bí mật thâm sâu trong bộ não con người được khám phá hoàn toàn thì những gì gọi là quá khứ và tương lai của đời người cũng sẽ được biết rõ hơn vì những vùng ký ức của quá khứ xa xăm trong bộ não đang được các nhà nghiên cứu dò dẫm khám phá.
Tuy nhiên, hiện tượng luân hồi cho thấy có nhiều trường hợp rất đặc biệt về tài năng vốn có của mỗi người nhưng họ không hẳn yêu thích hay đi theo những gì mà bản thân họ đã được chuyên môn hóa hay đã có khả năng ấy. Câu giải đáp cũng quy vào vấn đề tài năng từ tiền kiếp và mỗi người trong chúng ta ít nhất trong đời đã cảm nhận được điều nầy thường xảy ra trong xã hội và 
đôi khi ngay cả bản thân ta nữa.
Nhiều người học hành giỏi có bằng cấp, thay vì đi dạy, làm việc ở cơ sở nào đó thì người nầy lại chỉ thích buôn bán thương mại mà thôi, và ở lãnh vực nầy lại rất giỏi. Có người là một bác sĩ giỏi nhưng lại chỉ thích làm chính trị, có nhiều vị bác sĩ từ khi ra trường cho đến khi chết đã chưa một lần hành nghề bác sĩ hay chữa bệnh cho ai, sự say mê thích thú của một người nào đó về ngành nghề hay một lãnh vực nào đó đều có nguyên nhân từ kiếp trước. Vì như trên đã nói, có nhiều người đi học ngành khoa học nhưng chỉ say mê âm nhạc và cuối cùng thành lập một ban nhạc và chỉ hòa mình vào cái đam mê 
đó mà thôi, có người rất thích sưu tập đồ cổ, có người rất thích về máy móc, có người rất thích về biển cả hay nghề biển. Tất cả những sự ham mê thích thú ấy đều có nguyên nhân, theo ông Cayce thì tiền kiếp những người ấy đã có những khả năng thuộc về các lĩnh vực đó và qua thời gian dài của kiếp người, những khả năng ấy đôi khi đi sâu dần vào trong tiềm thức vì thế ở kiếp khác nếu có điều kiện, hình ảnh hay sự việc nào nhắc nhở đến những gì liên hệ với khả năng thì tự nhiên các khả năng ấy bộc lộ ra dưới hình thức của sự thích thú ham mê những lãnh vực mà đương sự có khả năng, dù cho lúc bấy giờ đương sự đã tốt nghiệp một ngành nghề nào khác.
Do đó, lúc nào bản thân chúng ta, con cái chúng ta bộc lộ sự ham thích say mê môn học nào, nghề nghiệp nào hay lãnh vực nào thì đó là 
điều phải quan tâm và nếu được, nên để cho phát triển tự nhiên vì đó là điều thuận lợi nhất.
Trong dân gian, từ lâu người dân Việt Nam mỗi khi làm lễ "thôi nôi" cho con trẻ thường không quên bày trên bàn cúng lễ những vật dụng tượng trưng như sách vở, bút giấy, kéo, kìm, kim chỉ, tiền bạc, son phấn..v.v... để đứa bé chọn và tùy theo vật được chọn, có thể suy đoán tương lai của đứa bé thích nganh nghề gì. Đây cũng là một hình thức tin vào những tài năng đã có từ tiền kiếp và khi đứa bé chọn vật tượng trưng cho ngành nghề gì đó như sách vở bút giấy chỉ về học hành, đỗ đạt, nhà văn, thầy giáo... thì cha mẹ có thể biết được khả năng của con để hướng nghiệp cho con.
Ngày nay, trong khi khoa học là ngành sinh vật học và di truyền học tiến bộ vượt bực, những khám phá mới về bộ não và cấu trúc của nhiễm sắc thể trong tế bào đã phần nào giúp các nhà khoa học và các nhà tâm sinh lý biết thêm về những gì liên quan đến tri thức nhưng quả thật vấn đề thiên tài, hay tài năng xuất chúng ở một người nào đó vẫn còn nhiều bí ẩn về nguồn gốc phát sinh. Nếu thật sự khả năng của con người được nối tiếp qua nhiều kiếp vì luân hồi là cả một sự tiến hóa dài của những kiếp người thì chúng ta nên tận dụng những tài năng nào mà chúng ta đã sẵn có. Nghĩa là những gì ta đã có khả năng và ham thích, vì như thế nếu ta bắt tay vào việc sẽ càng mau tiến bộ phát triển thêm hơn là chạy theo những gì mà ta không có hay chưa có khả năng, dĩ nhiên trong đời người, trong cuộc sống thường có những trái ngược. Những gì ta có khả năng thì lại không đúng lúc đúng thời. Cách hay nhất là theo môi trường sống mà học thêm cái mới nhưng nhớ rằng những gì mà ta đã có năng khiếu thì cũng nên trau dồi phát triển vì sẽ có lúc dùng đến nó. Vì không có gì dễ đem lại thành công bằng làm việc với sự đam mê ham thích và hợp với khả năng mình...
Cũng theo các nhà nghiên cứu về luân hồi thì các biểu hiên được xem như là dấu tích của tiền kiếp càng ngày càng được phát triển qua nhiều hình thức. Ngoài những biểu hiện đã trình bày như trên, còn có những biểu hiện có thể thấy rõ ở mỗi người qua sự chợt nhớ về hình ảnh môi trường, sự yêu thích hay chán ghét nơi chốn nào đó.
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Sự Yêu Thích Chán Ghét
Hay Nhớ Lại Một Nơi Chốn Nào Đó
Những trường hợp điển hình.
Có một điều mà ai cũng nhận ra ngay bản thân mình chúng ta nhiều khi cảm thấy yêu mến nơi mình đã sống hay một nơi nào đó có một quốc gia mà ta chưa hề đến. Dĩ nhiên đối với quê hương xứ sở nhiều người sẽ bảo rằng vì nơi ấy nhiều kỷ niệm đã in sâu vào trong trí óc ta từ lúc trẻ thơ đến khi khôn lớn làm ta khó quên. Tuy nhiên có nhiều người dù ở một nơi từ nhỏ đến già họ vẫn cảm thấy thích một xứ khác một nước khác. Có người chỉ học địa lý các nước, tự nhiên họ cảm tình sâu đậm với nước nào đó dù rằng nước ấy không giàu, không văn minh. Ngay trong một quốc gia, có người tự nhiên cảm thấy yêu mến, cảm tình với một tỉnh lẻ nào đó qua tên gọi hoặc qua phong tục tập quán hay khí hậu. Dù rằng những địa danh, phong tục, tập quán khí hậu hay con người ở đó chẳng có gì đặc sắc cũng như họ chẳng có kỷ niệm nào. Ai trong chúng ta cũng chẳng đã một lầy ý nghĩ ấy. Người ta tự hỏi do nguyên nhân nào mà một vùng xứ sở kia lại có liên hệ với người nầy dù không đem lại lợi nhuận hay kỷ niệm gì? Có những người đã vượt đại dương rời bỏ quê hương xứ sở có khi rất trù phú để tới một vùng đấy xa lạ khốn khổ khô cằn và sống cho đến già.
Trường hợp Jocélyn Crane: là một cô bé ra đời vào năm 1959 tại tỉnh Saint Louis. Lúc còn bé mỗi lần nhìn vào bảng đồ thế giới là cô nói với mẹ: "Con thích chỗ nầy, con muốn tới đây", chỗ cô bé là vùng đất Á Châu. Điều kỳ lạ là từ nhỏ cô bé đã ham thích các loài sinh vật, điều mà cả gia đình chẳng có ai thích ấy. Khi lớn lên Jocélyn tốt nghiệp ngành sinh vật học (1930) và sau đó đến sống ở Á Châu để nghiên cứu về sinh vật học.
Trường hợp bà Lise Meitner: là nhà nữ vật lý học nổi tiếng ở thành phố Vienna nhưng lại yêu mến nước Thụy Điển và bà 
đã nhập quốc tịch tại đây và chọn Thụy Điển làm quê hương thứ hai của bà. Nhiều người Âu Mỹ tự nhiên ham thích và cảm thấy yêu mến vùng đất Phi Châu hoang dã, nghèo nàn và quyết tâm đến sống chung cùng các thổ dân xa lạ nhưng họ cảm thấy thích thú, hạnh phúc vô cùng. Hoặc trường hợp của nhà lafcadio Heam người Hy Lạp nhưng lại chỉ thích qua Nhật sống và biết rất rành về văn hóa Nhật.
Trường hợp bà Alexandra David Neel: là một nữ phóng viên nổi tiếng. Từ nhỏ bà 
đã say mê đất nước Tây Tạng, không phải vì đất nước nầy giúp bà viết những bài báo hấp dẫn lạ kỳ, huyền bí mà theo bà, khi còn ở nhà trường, học lịch sử, nghe thầy giáo giảng về xứ sở của Đỉnh Trời nầy thì tâm hồn của bà dậy lên lòng cảm mến dạt dào và bà ước có ngày sẽ đặt chân đến đó. Mặc dầu vào những năm 1900, Tây Tạng được xem như là một xứ sở khắc nhiệt về nhiệt độ, cuộc sống và luật lệ. Tại đây luật lệ đặt ra chặt chẽ, không nhận sự hiện diện của một người ngoại quốc trên Tây Tạng nhất là những kẻ "mặt xanh mũi lõ". Vậy mà vào năm 1914 bà Alexandra David Neel vẫn quyết tâm tìm đường đến Tây Tạng, bà phải giả làm một người hành khất mới lọt được vào sâu trong lãnh đạo đất nước nầy. Nhưng khi gần đến thủ đô, bà tìm đến một ngôi chùa và vào đó xin cơm và may mắn gặp một nhà sư, bà ngỏ ý xin quy y. Thế là bà trở thành sư nữ và cũng từ đó bà trở thành người Tây Tạng và dân chúng quanh vùng đều biết đến bà. Trong cuốn nhật ký của mình bà có ghi chú những câu đáng lưu tâm như sau:
"Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng Tây Tạng là quê hương thân thuộc của mình. Tây Tạng như có mãnh lực lạ kỳ lôi cuốn tôi theo. Điều kỳ dị là có nhiều vùng xa lạ nhưng tôi lại có cảm tưởng như mình đã đi qua nhiều lần trong đời, điều đó làm tôi suy nghĩ rằng phải chăng ở tiền kiếp tôi đã làm người dân Tây Tạng?
Có lần ông Cayce đã tìm hiểu tiền kiếp của một Nha sĩ khi thấy ông nầy ham thích vùng đồng quê hoang vắng, giấc ngủ thôi miên đã giúp ông Cayce biết được tiền thân của ông nầy là một người Đan Mạch di cư đến vùng Bắc Mỹ trong thời kỳ có chiến tranh thuộc địa. Hình ảnh những vùng hoang dã, tĩnh mịch đã đi sâu vào ký ức ông đến độ ở kiếp hiện tại vẫn còn ảnh hưởng khiến ông ham thích môi trường sống cũ một cách say mê.
Một trường hợp lạ lùng khác mà nhiều người trong chúng ta ai cũng đã một lần trải qua. Đó là 
đôi khi đến một vùng nào đó tự nhiên trong tâm trí ta xuất hiện câu hỏi rằng chỗ nầy hình như có lần ta đã đến đó rồi, cũng hàng câu ấy, dãy nhà ấy, khúc đường ấy ánh nắng và tiếng động ấy... không phải ngay trong một tỉnh khác và ở nước khác nữa hình ảnh, nơi chốn, không gian, thời gian khiến ta như chợt nhớ rằng nơi đây mình đã sống qua hay đã đi qua.
Phải chăng đó là dấu tích của tiền kiếp? Câu hỏi tại sao mọi người trong chúng ta ai cũng đã một vài lần cảm nhận điều đó thì câu trả lời có thể rằng mọi người ai cũng đều phải trải qua nhiều kiếp và trong tiền kiếp có lần ta đã sống ở đó, ghé lại đó và hình ảnh ấy vẫn còn tồn tại trong tiềm thức tuy không rõ ràng ở kiếp hiện tại. Chính hình ảnh môi trường chợt hiện lên trong trí óc ta đó là dấu tích của luân hồi.
Trường hợp bé David: Đại Đức Dhamananda đã thuật lại câu chuyện lạ lùng về một cậu bé tên là David sống ở Luân Đôn (Anh Quốc) như sau:
Lúc cậu bé David vừa tròn 5 tuổi, cậu đã làm cho gia đình ngạc nhiên nhiều lần vì lời phát biểu của cậu, cậu bé thường nói một cách tự nhiên:
"Hồi trước con làm việc nhiều lắm, lúc đó, con là một người chuyên đi xem xét kiểm tra đôn đốc các hàng hóa, con còn được đi thăm nhiều nơi và hồi đó con còn gặp nhiều điều lạ lùng".
Một hôm, David được mẹ dẫn đi theo trong một chuyến du lịch sang La Mã. Tại đây, hai mẹ con đi theo một nhà khảo cổ để đến một ngôi làng vừa mới được các người phu khai quật lên. Khi đến một gian phòng nọ, David bỗng thấy cái bồn tắm xưa cũ vội chạy đến lần mò tìm kiếm các chữ khắc trên thành bồn, rồi cậu la lên: A! Đây chính là cái bồn tắm của con! Người mẹ nghe nói chẳng hiểu cậu nói cái gì chỉ kêu: "Ái chà! Con nói gì tầm phào thế, thôi dậy đi thôi...
Nhưng David vẫn không đứng dậy, cậu mân mê miếng ngói vỡ vừa nhặt lên trong tay vừa nói với mẹ: "Mẹ ơi! Hồi đó con thường lấy các mảnh ngói như thế nầy để chơi, mỗi mảnh chúng con đập cho có dạng thể một con vật... A! Đây là mảnh giống con cá, ngày xưa Macus rất thích mẫu cá...
Có lần, David được dẫn đi viếng một động đá huyền bí trên đảo Channel thuộc Guernsey, (một vùng đảo nằm ở vị trí gần bờ biển nước Pháp). Sau khi đi một vòng trước động đá, David bỗng như nhớ ra điều gì, chạy lại nắm tay mẹ nói:
"Trong động nầy có một người tù bị lính Pháp dẫn vào đây để giết, bọn lính Pháp đóng đinh người tù vào thành động rồi xây gạch bít kín lại". Người mẹ vừa sợ vừa không tin nên bảo David đừng nói bậy, nhưng cậu bé vẫn nhất mực quả quyết đó là chuyện có thật... Cậu phân bua với mẹ:
"Hồi đó, con là một lao công chiến trường, chính con đi theo đoàn lính nầy khuân đồ đạc..."
Về sau, chính quyền của xứ Guernsey đã cho người tới quan sát động đá và khám phá ra điều cậu bé David đã nói với mẹ. Cuối động đá, sau một bức vách được xây thêm là bộ xương của một người đ
àn ông bị đóng đinh dính vào vách động đá.
Tuy nhiên, mẹ của cậu bé David lúc nào cũng nhìn con trai mình qua hình ảnh một cậu bé con mà thôi. Có lần, David theo mẹ đi thăm viện bảo tàng nước Anh. Khi đến khu vực trưng bày các đồ vật xưa cổ thuộc xứ Ai Cập huyền bí, cậu bé vội vã chạy ngay đến bên những chiếc hòm gỗ, chỉ cho mẹ xem rồi nói:
"Mẹ biết không! Hồi con còn làm chức vụ thanh tra, con thường kiểm soát nhiều hàng hóa đồ vật. Chính các hòm nầy phải qua sự kiểm nhận của con. Nếu mẹ không tin, thì hãy lật xem ở dưới đây các hòm nầy đều có dấu kiểm nhận của con cả. David muốn mẹ tin mình hơn nên đã dùng cái que nhỏ viết lên nền viện bảo tàng những mẫu chữ tượng hình Ai Cập. Những mẫu chữ mà từ ngày được sinh ra đến bây giờ, cậu bé chưa bao giờ biết tới cũng chưa bao giờ được thấy.
Trong một tài liệu tương tự đã kể lại trường hợp một người Anh tên là Lawrence, người nầy mặc dầu là dân Anh chính gốc nhưng từ nhỏ chỉ thích giao du với người Ả Rập mà thôi. Khi khôn lớn, ông quyết định rời bỏ quê hương mình để đến đất nước xa xôi cằn cỗi của vùng bán đảo A Rập để có dịp sống chung với người dân xứ nầy. Từ đó ông ăn mặc và hành xử hoàn toàn giống như người Ả Rập.
Báo chí Hoa Kỳ trong năm 1992 cũng đã đăng tải một câu chuyện liên quan đến vấn đề nêu trên, đó là trường hợp Derek Klinger: Câu chuyện có thật do chíng Derek Klinger, giáo viên người Anh dạy học tại trường trung học ở Waterford kể lại. Lúc còn bé ông đã có cảm tình với nước Đức nhưng ông cũng không hiểu tại sao. Càng lớn lên, ý nghĩ ấy vẫn không giảm trong trí óc ông. Thế rồi nhân một lần nghỉ hè, ông quyết định đi du lịch nước Đức (lúc đó ông 32 tuổi). Tại Đức ông đã đi nhiều nơi và 
điều kỳ lạ là có nơi khi đến ông có cảm tưởng như đã đến đó một vài lần. Cảnh trí nơi ấy đối với ông có vẻ rất quen thuộc. Tuy nhiên vấn đề không làm ông quan tâm. Hôm gần quay về nước Anh, ông tìm tới một tiệm đồ cổ mong mua được một vài thứ lạ làm kỷ niệm vì ông rất thích đồ xưa. Tiệm đồ cổ nầy nổi tiếng ở Munich vì có đủ thứ. Tại đây ông đã trầm ngâm trước một tấm ảnh chụp rất xưa, nước thuốc đã ngả sang màu nâu vàng. Tấm ảnh chụp 14 người lính Hải Quân Đức. Nhưng đối với ông lại vô cùng kỳ lạ vì làm ông nhớ lại quá khứ xa xôi vào khoảng thời gian mà ông là một trong 14 người lính đó. Dần dần ông nhớ lại tên từng người một trong ảnh. Ông đứng ngẩn ngơ chăm chăm nhìn bức ảnh và ông nhớ lại năm đó là 1942 ông cùng 13 đồng đội, cùng ở trong một chiếc tàu ngầm và đang có cuộc hải chiến trong vùng. Một chiến hạm Anh đã phóng ngư lôi vào trong vùng. Một chiến hạm Anh đã phóng ngư lôi vào ngay bụng chiếc tàu ngầm làm cho nổ tung lên khiến ông và 13 đồng đội tử thương... Ông Derek vội vã mua ngay tấm ảnh và tức tốc hỏi nhân viên cảnh sát Đức địa điểm của vân khố chiến tranh rồi tìm đến để hỏi về trường hợp chiếc tàu ngầm. Được biết cơ sở nầy là nơi lưu trữ,sưu tập, phân tích các sư kiện đã xãy ra trong cuộc chiến tranh giữa cuộc chiến tranh giữa Đức và Đồng Minh. Cơ nầy có vô tài liệu và tự hào là có thể trả lời trong một thời gian ngắn về những gì có liên quan tới cuộc chiến tranh, kể cả các cuộc hành quân của Đức. Khi Derek Klinger yêu cầu muốn biết số phận của các chiếc tiềm thủy đỉnh mà ông đã nhớ số hiệu và cuộc hải hành cùng năm tháng thì được chuyên viên văn khố chiến tranh cho biết như sau: "Chiếc tàu ngầm nầy có 14 người. Đó là tàu ngầm chữ U của Đức, tàu ngầm nầy bị Hải Quân Anh đánh chìm ở Bắc Hải và trước khi tàu chìm, trung tâm hành quân thuộc bộ Hải Quân có nhân được điện kêu cứu..." Ngày nay, Derek Klinger vẫn còn lưu giữ tấm ảnh lạ lùng nầy nhưng ông rất sợ nhìn nó vì theo ông, mỗi lần nhìn vào tấm ảnh ông lại có cảm tưởng xao xuyến lạ thường và bên tai như có tiếng nổ vang rền và tiếng la hét của 13 người đồng đội. Ông nói với các phóng viên nhà báo như sau:
"Tôi thấy rõ hình ảnh tôi lúc đó trong ảnh. Đó là hình ảnh của tôi ở tiền kiếp. Khi đó tôi là 1 quân nhân Đức. Giờ đây tôi là một giáo viên người Anh. Tôi chắc chắn lúc trước tôi là người Đức, điều dễ hiểu là từ nhỏ tôi đã có cảm tình với nước Đức và trong lần du lịch sang Đức, nhiều nơi tự nhiên có vẻ rất quen thuộc đối với tôi. Lúc đó tôi có phần ngạc nhiên nhưng giờ tôi đã biết rõ vì sao..."
Trường hợp của danh tướng George S. Paton.
George S. Paton là một danh tướng, một nhà chiến lược kỳ tài mà cả thế giới đều biết. Tánh tình nghiêm khắc và luôn luôn chỉ biết có "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Con người hùng ấy lại có một bộ óc lạ lùng là luôn luôn tin vào thuyết luân hồi. Ông thường bảo: "cuộc đời và cuộc sống là cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nhau. Đời tôi cũng nằm trong một cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp đó".
Một sĩ quan cao cấp đã kể lại câu chuyện có thật về tướng Patton: "Hôm đó tướng Patton đến thăm một vùng đất lịch sử tại Ý. Đó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến hãi hùng giữa Carthage và Rome với những đoàn quân dũng mạnh của 2 phe đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi đẫm máu, mặc dầu hai bên đều đã được những chiến lược gia, những danh tướng điều khiển.
Hình ảnh hùng tráng rùng rợn ấy đã đi vào quá khứ và cách thời đại của tướng Patton đến 1800 năm nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lãnh và số sĩ quan chuyển về sử học tháp tùng đến thăm vùng đất nầy và thử ôn lại những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị mới xảy ra. Nhân lúc một Đại Tá trình bày những nơi đóng quân của hai phe Carthage và Rome cho tướng Patton nghe thì ông nầy nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Đại Tá và nói như sau: "Tôi xin lỗi Đại Tá, mặc dầu Đại Tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul lúc bấy giờ (trong trận nầy) không phải đóng tại địa điểm mà Đại Tá đã trình bày mà là ở vị trí đầu kia kìa. Tôi quả quyết điều đó vì... một điều rất dễ hiểu là thời đó, chính tôi đã có mặt ở đó..."
Và 
để tăng cường cho sự tin tưởng của mọi người có mặt quanh mình, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếu can cầm ở tay lên chỉ về một điểm ở trước mặt và lập lại câu nói thậm chậm rãi, rõ ràng.
"Đó! Địa điểm mà 
đoàn kỵ binh của Hasdrubul là ở đó và tôi nhắc lại là lúc ấy tôi đã ở đó!".
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patton thường nói đến những địa danh và những mặt trận cổ xưa mà ông đã có mặt tuy rằng những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các bộ sử nơi thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường gi lại các cảm nghĩ lạ lùng của mình về những gì mà ông gọi là kiếp trước, có đoạn viết:
"Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp, tôi tin, thật sự là tôi biết rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại "Đầu thai" lần nữa vào đời binh nghiệp..."
Về sau, trong một hội nghĩ Quốc Tế với chủ đề là "Ứng dụng về khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961, một nhân vật có tên tuổi là Aldous Huxley đã trình bày những trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy. Trường hợp nầy đã được báo Paris Match đăng tải và bình luận ngày 23 tháng 3 năm 1989). Trong lần diễn đ
àn nầy, Aldous Huxley đã phát biểu như sau: không riêng gì tướng Patton, mà ngay cả chúng ta đây, đôi lúc ở một thời điểm nào đó trong đời ta bỗng có cái cảm giác, cái suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chính ta như bỗng nhiên hé mở có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như có lần ta đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa hề gặp bao giờ. Đó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi cái cảm nhận của giác quan thông thường ở mỗi con người... để đi về quá khứ xa xăm hay có thể gọi là tiền kiếp..."
Những dấu tích luân hồi thật ra bàng bạc, tản mạn trong mỗi đời người. Nó như dấu ấn chứng nhận cho một người phải đi qua nhiều trạm gác, nhiều biên giới của các quốc gia, chúng ta cũng còn thấy được dấu tích ấy ở mối liên hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bè bạn.v.v. và có thể nói đó là dấu tích luân hồi rõ ràng và thâm diệu nhất.
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Những Người Liên Hệ, Thân Thuộc
Những người liên hệ thân thuộc là những người liên quan về gia đình như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè. v.v... Nhìn chung, những người đó chỉ có sự ràng buộc về huyết thống, tình nghĩa. Mỗi người thường có cuộc sống và thể cách riêng. Tuy nhiên từ lâu trong dân gian và ngay cả những nhà nghiên cứu về nhân chủng học, tâm lý học, đều có một nhận xét về sự tương quan nào đó thuộc về dáng dấp, diện mạo của những người ấy với nhau. Nếu xét về mặt di truyền học thì dĩ nhiên con cái có những nét giống cha mẹ. Ở đây chỉ xét về trường hợp vợ chồng.
Trường Hợp Vợ Chồng.
Trên thế giới nhiều người đã có sự nhân xét giống nhau về một vấn đề: đó là sự tương quan về nhân dáng diện mạo giữa vợ và chồng. Phần lớn một cặp vợ chồng thường có những nét giống nhau về gương mặt và 
đôi khi cả tính tình. Có nhiều vợ chồng thoạt mới nhìn qua ai cũng tưởng đó là hai anh em. Nếu xét riêng về mặt tính tình thì có thể bảo rằng vì sống gần nhau họ sẽ chịu ảnh hưởng về cá tính của nhau. Nhưng trên thế giới, thật sự những người có tánh tình tương tự nhau mới hợp được nhau, mới khiến họ tìm đến nhau và dễ tiến tới hôn nhân (đồng thanh tương ứng, đồng chí tương cầu là vậy). Nếu xét về diện mạo thì khó mà giải thích theo lập luận nào. Vì quả thật vợ chồng không chung huyết thống, mỗi người thuộc một dòng dõi riêng. Vậy mà như đã trình bày ở trên, có lắm cặp vợ chồng có gương mặt tương tự nhau và ai trong chúng ta cũng có lần thấy rõ điều đó. Nguyên nhân nào đã khiến những người nầy liên hệ, kết hợp với nhau để thành vợ chồng? Theo các nhà tâm lý học thì một trong những nguyên nhân đáng kể là sự "gặp lại hình ảnh của chính mình". Những cặp vợ chồng ấy trước đây sống riêng lẻ, khi mới gặp nhau, quen biết nhau, họ đối mặt nhau và mỗi người tự cảm nhận một hình ảnh thân thuộc lạ lùng từ người kia mà họ chưa định rõ là gì. Cái hình ảnh thân thuộc ấy chính là những nét giống họ về gương mặt mà thường ngày họ bắt gặp trong lúc soi gương... Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không phải cặp vợ chồng nào cũng đều có gương mặt tương tự nhau mà trái lại có những cặp vợ chồng lại khác nhau một trời một vực về diện mạo và cả tính tình. Những nhà nghiên cứu về các hiện tượng siêu linh đã dựa vào một vài thuyết tôn giáo, trong đó có thuyết luân hồi để giải thích và làm sáng tỏ phần nào vấn đề nầy.
Hôn nhân có nguồn gốc từ tiền kiếp. Ở kiếp nầy khi hai người nam nữ cùng nhau đi đến hôn nhân vợ chồng, quyết định sống bên nhau trọn đời thì thật ra điều đó không có nghĩa là 
điều mới được quyết định, theo thuyết luân hồi, chính nhân duyên từ kiếp trước đã quyết định, thế nào họ cũng gặp nhau vì nhân duyên (nhân duyên được hiểu giản đơn là Nhân cái nầy mà sinh ra cái kia (quả) như nhân có hạt giống mà sinh ra quả.
Nhân duyên có 12 thứ: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thủ, hữu, sinh, lão và tử, xem ý nghĩa 12 nhân duyên Duyên giữa trai gái để trở thành vợ chồng. Nguyễn Du có câu thơ: Có nhân duyên, có vợ chồng).
Chính sợi dây duyên nghiệp sẽ nối kết trói buộc hai người nầy lại với nhau. Khi hai người nam nữ gặp nhau, cảm tình với nhau, mong ước được cùng nhau sống hạnh phúc dưới một mái nhà, họ vẫn tưởng họ là hai người xa lạ không quen biết nhau mà chỉ gặp nhau qua sự giới thiệu hoặc sự tình cờ nhưng thật sự họ ĐÃ QUEN BIẾT NHAU TỪ KIẾP TRƯỚC, hay nói khác đi là họ đã có duyên nghiệp với nhau từ kiếp trước. Duyên nghiệp gồm có nghiệp và duyên theo nhau để tạo nên quả báo. Có thể trước đây người nầy đã gây đau khổ cho người kia (về khía cạnh nào đó) và trái lại. Hoặc trước đây hai người vẫn còn mối liên hệ ràng buộc nào đó chưa dứt cần phải có thêm thời gian nữa mới mong trả hết cho nhau. v.v... Vì thế mà họ phải gặp nhau lại ở kiếp kết tiếp. Có thể trước đó họ là anh em trong một nhà, hay cùng một dòng giõi, thân thuộc, do đó không lạ gì khi có những ca85p vợ chồng có gương mặt thưởng giống nhau như hai anh em. Ngoài ra tùy theo duyên nghiệp mà cặp vợ chồng sống với nhau thuận hòa hạnh phúc hay lại xung đột, cãi vã, bất hòa khổ đau, chán chường để rồi đi đến ly hôn, ly dị, đôi khi còn coi nhau như kẻ thù, có những cặp vợ chòng mới cưới nhau một thời gian ngắ đã vội lìa nhau. Thời gian chung sống với nhau ấy tùy thuộc vào nghiệp quả (giống nghiệp báo chỉ sự báo ứng của những gì mà trước đó người nầy đã tác động lên người kia nhiều hay ít, dữ hay lành...)
Nhiều người ở tiền kiếp đã có nhiều nghiệp duyên với người khác và nếu chưa trả hết thì đến kiếp nầy họ phải trả. Vì thế có nhiều người đã phải trải qua nhiều cuộc hôn nhân mà không được hưởng hạnh phúc của một vợ một chồng. Theo những nhà nghiên cứu và thực hành phương pháp tìm về quá khứ hay tiền kiếp của con người như nhà vật lý học Pháp P. Drouot, Morris Nettherton, Cayce, N. Kchan... thì nhiều người trong những thời gian của những tiền kiếp khác nhau đã là vợ chồng của nhau nên bị cái hấp lực mạnh của nhau tác động vào vì thế đến kiếp nầy họ vẫn còn liên hệ ràng buộc với nhau theo kiểu tự nguyện. Dĩ nhiên phần lớn những trường hợp nầy họ dễ hòa thuận với nhau hơn là xung khắc vì họ đã biết nhau nhiều hơn qua nhiều kiếp và chắc chắn họ sẽ dễ đạt thành công trên đường đời. Có nhiều trường hợp ở tiền kiếp người nầy vì có nghiệp duyên với người kia quá nặng nên đến kiếp nầy họ tự nhiên bị ám ảnh bởi một sự hối thúc tìm gặp người kia và 
đôi khi người kia chẳng hề biết.
Ông Lê Xuân Nghĩa là một giáo viên đã kể một câu chuyện mà ông bảo rằng hoàn toàn có thật về người chị của mình là Lê Thị Mỹ người Mỹ Tho, sinh năm 1938. Chị là người tuy không đẹp nhưng lại rất có duyên. Nhiều chàng trai trong vùng ngấp nghé và nhiều nơi đến dạm hỏi nhưng chị không quan tâm. Mỗi lần gia đình hối thúc việc chồng con thì chị lại cương quyết từ chối bằng câu: "con đã có chồng và con phải tìm anh ấy." Gia đình anh Nghĩa tưởng chị Mỹ nói đ
ùa nhưng rồi một hôm cả nhà đang ngồi ăn cơm, chị Mỹ tuyên bố: "chồng con hiện đang bị giam ở khám chí hòa, con phải đi thăm anh ấy..." Cả nhà ngạc nhiên vô cùng khi nghe chị Mỹ nói, sự ngạc nhiên càng gia tăng khi chị Mỹ kể lại chi tiết câu chuyện như sau: "nhiều đêm nằm ngủ cô thường mơ thấy một người, người nầy cao và ốm, gương mặt choắt, đôi lông mày rậm, cổ đeo sợi dây chuyền có gắn cái vòng và giữa vòng là một chữ A hoa. Mặt người ấy luôn luôn buồn và mỗi lần người ấy hiện ra trong giấc mơ là cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói thì thầm: "người nầy là chồng của cô đó". Mấy tháng nay cô lại mơ thấy anh ấy. Lần nầy trông anh ta ốm yếu hơn, tội nghiệp hơn, rồi cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói lạ lùng ấy: "chồng cô đã bị đi tù và hiện vị giam ở khám Chí hòa, phải tìm cách đến thăm anh ấy không thì quá muộn... anh ấy tên là Phan Thái An..." Liên tiếp nhiều đêm cô đều mơ một giấc mơ như thế và cô tỏ ý muốn đi thăm người chồng trong giấc mơ mộng với lòng quyết tâm lạ lùng của cô. Người nhà lúc đầu không chịu nhưng anh Nghĩa là một giáo viên, anh là là người sống nội tâm và hay tìm hiểu về các vấn đề siêu linh, nhà anh sách vở nhiều như thư viện nhỏ, chính anh đã thuyết phục gia đình và chịu dẫn chị Mỹ lên Saigon đến khám chí hòa thăm người "anh rể" trong mộng của chị mình. Tại Saigon, hai chị em trú tại nhà một người bà con ở đường Trương Minh Giảng chờ đi thăm nuôi, chị Mỹ có vẻ sốt ruột mong sớm gặp mặt "người chồng trong mộng". Ngày thăm nuôi, hai chị em dậy sớm để cho đi cho kịp giờ. Chị Mỹ đã mua đủ thứ để bới xách, vì thật sự chị cũng chưa biết "anh ấy" thích món ăn gì và cần thứ gì. Khi gặp nhân viên lo việc thăm viếng thân nhân ở trại giam, chị Mỹ xin được gặp anh Phan Thái An để thăm nuôi. May mắn người giữ trật tự là học trò cũ của anh Lê Xuân Nghĩa nên chị được phép gặp người tù Phan Thái An dễ dàng. Mười phút sau anh An xuất hiện sau vòng dây kẽm gai và rồi người học trò dẫn anh ta ra gặp hai chị em tại phòng thăm nuôi. Thật là một cuộc thăm viếng lạ kỳ, không ai biết ai, chỉ có một mình chị Mỹ là nhận ra anh An mà thôi. Anh An cũng ngơ ngác không hiểu gì cả trong khi chị Mỹ nước mắt lưng tròng. Anh Nghĩa vội kể lại câu chuyện mà chị Mỹ đã kể lại cho anh An nghe. Nghe xong câu chuyện, anh An vẫn không hiểu ất giáp gì cả nhưng tỏ vẻ cảm động. Chị Mỹ đột nhiên nhìn vào mắt anh An và hỏi: trước khi bị bắt, anh có đeo sợi dây chuyền ở cổ không? anh An ngạc nhiên trả lời: "có sao cô biết?" chị Mỹ lại hỏi: Trên sợi dây chuyền ấy mang cái vòng có chữ A hoa phải không? anh An đáp "phải!" câu chuyện đã khiến cho Nghĩa và An vô cùng kinh ngạc. Anh Nghĩa nói:
- Dù câu chuyện thế nào thì sự thật vẫn có anh An đó và chị Tôi đây, biết đâu đó là vấn đề có liên quan đến kiếp trước của anh và chị tôi. Anh đừng ngại ngùng chi về cuộc viếng thăm nầy và nên nhận chút quà mà chị em tôi đem từ Mỹ Tho lên... Anh An vô cùng cảm động, anh nói:
- Tôi bị bắt oan, người ta nghi tôi là Cộng Sản nằm vùng vì có liên hệ tới một người hoạt động cho Cộng Sản. Anh ấy là bạn tôi nhưng tôi không biết anh là Cộng Sản, tôi thường đi chơi và chụp hình chung với anh ấy nhưng tôi không ngờ mỗi chuyến đi, anh ta đều chuyển tài liệu mật cho mật khu...
Câu chuyện không chấm dứt ở đó vì hai tháng sau, chị Mỹ nghe tin người ta chuyển toán từ nhân Cộng Sản về giam ở đảo Côn Sơn trong đó có anh An. Trên đường di chuyển không hiểu sao anh An lại có thể nhảy được ra khỏi xe để trốn thoát, nhưng vì xe chạy quá nhanh nên anh đã chết. Từ đó chị Mỹ như người mất hồn và mãi 6 năm sau, tức là vào năm 36 tuổi chị mới lấy chồng.
Trường hợp Cha Mẹ, Anh Chị Em, Con Cái.
Đối với trường hợp cha mẹ anh em cũng vậy, đã có những sự liên hệ nhân quả nào đó giữa cha, mẹ, anh em, con cái với nhau ở tiền kiếp. Cha mẹ dĩ nhiên có liên quan với con cái không phải xét về mặt di truyền và tình cảm ruột thịt mà xét về mặt luân hồi. Con cái và cha mẹ có những sợi dây liên hệ ràng buộc nhau, có thể kiếp trước người cha, người mẹ, những người có con có nghiệp căn nào đó và kiếp nầy gặp lại nhau để tiếp tục hoàn tất những gì thoe nghiệp quả báo ứng. Chuyện cái cân thủy ngân là câu chuyện giả tưởng trong dân gian một phần nào đã nói lên hình thức báo ứng của cha mẹ và con cái. Ngoài ra cũng phải hiểu thêm rằng để có cơ hội gần gủi sâu xa hơn, những đứa con đã mượn chỗ đầu thai ở cõi trần của kiếp nầy qua phương tiện là cha mẹ. Sự liên hệ của người con không phải luôn cả với cha và mẹ mà có thể người con chỉ có sự liên hệ nghiệp quả ràng buộc với người mẹ mà không phải người cha hoặc có khi trái lại. Vì thế thường có trường hợp có sự bất hợp ý hay dửng dưng, tẻ nhạt hoặc thương yêu, gắn bó mật thiết giữa mẹ con hay cha con tùy theo duyên nghiệp phát sinh từ tiền kiếp. Trong dân gian thường cho rằng, cha mẹ, con cái, vợ chồng thật ra đều là oan trái nghiệp quả của nhau cả. Những kẻ cùng sống chung một nhà hay tranh cãi, xung khắc, bất hòa chán gét nhau cũng đều có nguyên nhân từ tiền kiếp, có thể họ đã gây đau khổ cho nhau nên mới trả quả đã gây ra.
Thuyết luân hồi nhân quả còn cho rằng "có thể nhìn cuộc sống của con cái và cha mẹ với nhau trong một gia đình, cách đối xử, nuôi nấng, chăm sóc, tình phủ tử, mẫu tử nồng nàn hay tẻ lạnh của họ mà 
đoán được sự liên hệ ràng buộc của những con người ấy với nhau ở tiền kiếp. Ở kiếp trước có thể họ là anh em, là chị em, là cha con, là mẹ con, là bạn bè với nhau và đã tạo ra những nghiệp quả nào đó nên kiếp nầy vẫn phải còn liên hệ ràng buộc để hoàn tất những gì chưa giải quyết hết. Riêng về anh, chị em trong gia đìng cũng như thương yêu, ganh ghét, hay đôi khi xung khắc căm thù nhau đều là những dấu vết biểu hiện của luân hồi. Có thể ở kiếp trước họ là những người khác nhau về chí hướng, chủng tộc hoặc có sự tranh chấp đố kỵ nhau, hay cũng có thể ở kiếp trước họ là hai vợ chồng hoặc hai người bạn thân.v..v..
Câu chuyện có thật sau đây xảy ra tại Hoa Kỳ và 
đã được báo chí ở Hoa Kỳ đăng tải vào năm 1991. Bà Gillian sống ở tiểu bang Colorado, năm 1986 bà sinh hạ được một cháu bé kháu khỉnh đặt tên là Mandy. Nhưng không may cho bà Gillian, cháu bé chỉ sống được bốn tháng thì qua đời. Bà Gillian vô cùng đau khổ, bà khóc than vật vã bên mộ huyệt, bà đã té xỉu và khi tỉnh dậy lại muốn nhào xuống huyệt theo con... Một thời gian sau, bà Gillian có chuyện bất hòa với chồng, họ ly dị nhau và sau đó bà Gillian có thai với người chồng thứ hai. Lần nầy bà cũng sinh hạ được một cháu bé kháu khỉnh và bà lại đặt tên là Mandy để nhớ lại đứa con gái bất hạnh của mình trước đây.
Năm Mandy lên bốn tuổi, bà Gillian đưa cháu đến nghĩa trang để thăm mộ Mandy, chị gái cháu bé. Khi vừa đến gần mộ chị, bé Mandy bổng nhiên nói to lên có vẻ thích thú: "Má, Má! đây là nơi mà ngày trước má đã đặt co xuống dưới cái hố sâu trong đất. Lúc đó má khóc nhiều lắm, và má suýt rơi xuống cái hố đất ấy rồi, má có còn nhớ không?..."
Bà Gillian vừa ngạc nhiên vừa kinh hãi, bà không ngờ co bà mới bốn tuổi mà 
đã nói lên câu nói lạ lùng và trôi chảy như người lớn. Điều kỳ dị là bà chưa bao giờ kể chuyện bé Mandy, con gái đầu lòng của bà chết ra sao và an táng thế nào cho bé Mandy, đứa con thứ hai của bà nghe cả.
Vậy phải chăng bé Mandy con bà hiện đang sống với bà chính là bé Mandy ngày trước và 
đã lìa đời? Phải chăng bé Mandy đứa con thứ hai của bà là hậu thân của đứa con gái thứ nhất của bà? Từ đó bà Gillian cảm thấy sung sướng yêu đời bà thường ôm Mandy vào lòng và nói: Tôi cảm thấy có được tất cả và co tôi là tất cả..."Câu chuyện có thật ấy là một chứng cớ điển hình về những gì thuộc về tiền kiếp và hậu kiếp. Thời gian chuyển đổi từ kiếp nầy qua kiếp khác đôi khi rất xa hay đôi khi rất gần. Ngoài ra người thân thuộc trong một gia đình có khi lìa đời rồi vẫn có thể quay trở lại, đầu thai làm con hay cháu trong gia đình.
Ở Việt Nam năm 1942 dân chúng vùng Cầu Hai Nước Ngọt (lúc đó còn rất thưa thớt) kể lại cho nhau câu chuyện lạ lùng về gia đìng ông Nghênh. Hai vợ chồng ông Nghênh mới làm lễ thành hôn cho đứa con trai được bốn ngày thì người cha của ông Nghênh qua đời.
Một năm sau, con dâu ông Nghêng sinh hạ một người con trai. Đứa bé khi lên sáu tuổi tự nhiên ăn nói rất khôn ngoan, cử chỉ dáng điệu trầm mặc như người lớn và thường thích dậy sớm uống trà dù trời có lạnh lẽo đến thế nào. Một hôm đang ngồi chơi, bổng đứa bé nhìn quanh rồi hỏi người nhà: "Bộ ly tách của tôi sao cứ để trên bàn thờ mãi thế, đem xuống cho tôi đi!" cả nhà nghe câu nói lạ lùng đó sợ quá, nhưng khi hỏi đứa bé nguyên nhân thì nó chỉ yên lặng. Về sau, gia đình ông Nghêng còn chứng kiến những cử chỉ và nghe những lời nói lạ lùng của đứa bé hoàn toàn giống với ông cố nó ngày nào thì lại tưởng là 
đứa bé bị ma nhập nên lo bán vườn, nhà chuyển vào sống ở vùng Lăng Cô Đà Nẵng. Câu chuyện nầy phần nào trùng hợp với câu chuyện có thật xảy ra tại Hoa Kỳ năm 1979: Bà Diane Williams sinh một bé gái đặt tên là Kelly. Năm Kelly vừa tròn bốn tuổi thì nó đã ăn nói rất sành sỏi như người lớn. Một hôm bà dì tên là Pam đã bế Kelly đặt lên đùi mình và nô giởn với nó thì bổng nhie6n Kelly vừa cười vừa hỏi: "Nầy! cháu có còn nhớ ngày xưa cháu cũng đã ngồi lên đùi bà như thế nầy không?" Dì Pam hỏi: con nói gì thế" thì Kelly nói rõ ràng từng chữ một làm bà Pam và bà Diane Williams há hốc mồm ra vì kinh ngạc. Bé Kelly nói như sau: "Chắc chắn các cháu không nghĩ được rằng ta chính là bà ngoại của các cháu đâu!"
Những câu chuyện trên mới nghe qua quả thật vượt quá sự tưởng tượng của con người vì có vẻ mơ hồ, tuy rằng một phần chứng cớ vẫn còn đó. Lý do là tận cùng của vấn đề hiện nay vẫn chưa được lý giải hoàn toàn, tiến sĩ Ian Stevenson đã cho rằng không riêng gì ở một vài nơi xảy ra sự việc (có liên quan về vấn đề luân hồi tái sinh) có giới hạn mà khắp nơi trên thế giới, hầu như quốc gia nào, vùng đất nào cũng đã và 
đang xảy ra những sự việc như đã trình bày ở trên. Tại Ấn Độ, Nga Sô, Trung Hoa, Việt Nam, Canada, Anh Quốc, Thụy Điển, Ý, Đức, Nhật cũng không hiếm xảy ra những vấn đề liên quan đến lãnh vực đầu thai gây kinh ngạc cho nhiều gia đình và đôi khi còn gây xôn xao dư luận. Nhà vật lý học nổi tiếng của Pháp là Patrick Drouot phát biểu như sau về vấn đề nầy: "Nếu chúng ta xem vấn đề luân hồi tái sinh cũng giống như chu kỳ của vũ trụ, sự lập lại của những tình huống nào đó của những chu kỳ của sự sống thì điều đó cũng không đến nỗi phải làm chúng ta kinh ngạc. Điều tốt nhất trước mắt là hãy mạnh dạn đi sâu vào vấn đề để tìm hiểu, nghiên cứu, gạt bỏ những gì có tính cách mê tín huyền hoặc và ghi nhận những gì khả dĩ đem lại những giải đáp hữu lý cho vấn đề..."
Dấu Tích Luân Hồi Biểu Hiện Qua Giấc Mộng
Hiện tượng luân hồi biểu hiện dưới nhiều hình thức và sự khơi dậy về những gì thuộc về tiền kiếp cũng xảy ra qua tác động như nhau. Nhiều người tự nhiên nói lên những gì đã xảy ra về tiền kiếp của mình. Qua các cuộc nghiên cứu về hiện tượng nầy, giáo sư tiến sĩ Ian Stevenson cho rằng: phần lớn trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp tốt hơn người lớn. Riêng đối với người lớn thì phần nhiều phải nhờ những tác động từ bên ngoài như thôi miên hoặc qua giấc mộng mới giúp họ nhớ được tiền thân của mình.
Theo các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, tái sinh thì trên thế giới đã có vô số trường hợp con người lại thấy được tiền kiếp mình qua giấc mộng.
Sau đây là một vài trường hợp điển hình:
Trường hợp bà Georgia Rudolph:
Bà Georgia Rudolph là nữ y tá kỳ cựu tại một bệnh viện lớn ở thành phố Atlanta (Hoa Kỳ). Bà là một con người bình thường giống như bao nhiêu người khác, nhưng có một điều rất lạ ám ảnh tâm trí bà 
đó là những giấc mơ kỳ dị đã nhiều đêm liên tiếp hiện rõ trước mắt mình. Theo bà Georgia thì ngay lúc còn bé khoảng 5,6 tuổi bà cũng đã từng nằm mơ cùng một giấc mơ đó. Trong giấc ngủ bà thấy một cô gái trẻ độ 15 tuổi mặc bộ y phục màu trắng đứng trước một ngôi giáo đường.
Bị ám ảnh bởi hình ảnh ấy cho đến năm bà 40 tuổi, bà cảm thấy phân vân lo lắng trong lòng. Một hôm có một vị giáo sư dạy về tâm lý học đã giúp bà bằng cách giới thiệu cho bà một nhà phân tâm học nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Nhà phân tâm học nầy đã áp dụng phương pháp thôi miên giống như giáo sư tiến sĩ vật lý Patrick Drouot đã thực hiện tại Pháp. Qua cuộc thôi miên ấy, bà Georgia đã thấy lại tiền kiếp của mình, lúc ấy bà là một cô gái dễ thương tên là Sandra Jean Jenkins, Sandra là một cô gái đa tình, đa cảm và lãng mạn luôn luôn thích thơ văn thích cảnh gió trăng mây nước, nên thơ thích mặc toàn đồ trắng tuy còn nhỏ nhưng lại hay đến nơi yên tĩnh vắng lặng như nghĩa trang, công viên, nhà thờ... Trong lúc bị thôi miên, bà Georgia còn nói rõ năm sinh của chính mình lúc đó là cô gái Sandra) là vào năm 1895 và sinh quán là thị trấn Mariette thuộc tiểu bang Ohio. Năm Sandra 19 tuổi, cô gái có yêu một chàng trai, họ quấn quít bên nhau như bóng với hình. Nhưng đau đớn thay, chàng trai gặp tai nạn và qua đời khi Sandra mang thai được một tháng. Nỗi bất hạnh kế tiếp lại giáng vào chính cô gái, một hôm, Sandra ra tắm ở một con sống cạnh nhà rồi bị chết đuối...
Bà Georgia kể đến đó thì tỉnh lại. Nhà phân tâm học đã hỏi rằng bà có nhớ rõ gương mặt cô gái Sandra Jean Jenkins không thì bà Georgia gật đầu nhiều lần và bảo: Tôi nhớ rất kỹ vì gương mặt đó chính là gương mặt cô gái mà tôi thường thấy trong những giấc mơ qua suốt thời gian dài. Nhà phân tâm học liền đề nghị bà Georgia nếu thuận lợi nên đến thị trấn Mariertta để nhờ nhân viên tòa thị chánh lục lại hồ sơ các gia đình ở vào khoảng các năm 1895, 1896, 1897 thử ra sao. Bà Georgia liền đến thị trấn Mariette và tại tòa thị chánh bà 
đã thấy được hồ sơ lý lịch hộ khẩu của gia đình cô gái có tên là Sandra Jean Jenkins đã sống tại thị trấn nầy. Câu chuyện lạ lùng về giấc mơ kỳ lạ và tiền kiếp của bà Georgia Rudolph được báo chí loan truyền rất nhanh. Điều kỳ lạ tiếp theo là nhờ qua báo chí mà một người trong dòng họ của cô Sandra đã tìm gặp bà Georgia và cho bà xem một bức ảnh chụp toàn gia đình Sandra. Bà Georgia nhìn bức hình và đã tìm thấy một cô gái khoảng 13, 14 tuổi mặc bộ đồ trắng đứng bên người đàn ông lớn tuổi có lẽ là cha cô gái. Bà Georgia vô cùng kinh ngạc, trong người bà tự nhiên như có một luồng điện chạy và tay chân bà như nổi gai ốc vì cô gái trong bức hình chính là cô gái Sandra bà mô tả qua buổi thôi miên, đó là hình ảnh thực sự của bà trong tiền kiếp. Câu chuyện có thật về tiền kiếp của bà Georgia đã được đài truyền hình Hoa Kỳ chiếu đi chiếu lại nhiều lần trong những năm 1990, 1991, 1992.
Trường hợp cô bé Winnie Eastland sinh năm 1955 tại Virginia cũng rất kỳ lạ. Năm 1961 cô bé bị xe hơi cán khi chạy băng qua đường. Mặc dầu được các bác sĩ tận tình cứu chữa, cô bé vẫn hôn mê trong một tuần lễ rồi sau đó qua đời. Người mẹ của Suzane là bà Eastald vật vả khóc lóc thảm thương và 
đã nhiều lần nhảy xuống mộ huyệt quyết chết theo con. Người nhà và bạn bè hết lời khuyên giải nhưng người mẹ vẫn khóc lóc đau khổ khôn nguôi. Một năm sau, bà Eastland nằm mơ thấy con mình là Winnie nhẹ nhàng bước vào nhà vừa mỉm cười vừa nói: "mẹ yêu quý, con sẽ trở lại với mẹ một ngày gần đây!". Không riêng gì mẹ Winnie thấy con mình trở về mà người con gái lớn của bà cũng nằm mộng thấy em gái mình trở về nữa. Năm 1964, bà Eastland sinh ra một bé gái và đã nhớ đến người con yêu dấu 3 năm trước đây, bà đặt tên là Winnie. Một sự lạ lùng sau đó xảy ra khi bé Winnie 2 tuổi đã nói lên một câu làm cả nhà phải ngạc nhiên: "năm nay con đã 6 tuổi rồi..." Câu nói thật kỳ dị vì lúc đó Winnie mới 2 tuổi hay là cháu bé đã nhắc lại kỷ niệm xưa lúc Winnie bị đụng xe chết vào năm 6 tuổi? Về sau, bé Winnie còn nhắc lại những gì đã xảy ra lúc nó chưa ra đời nghĩa là những gì mà bé Winnie đầu tiên đã sống. Điều kỳ lạ la bé Winnie đã kể lại vụ đụng xe, nó nói như nó là nhân chứng: Hôm đó con chạy qua đường và bất ngờ chiếc xe lao tới con tối tăm mặt mày. Con thấy nhiều người tụ tập lại quanh co rồi con được đưa lên băng ca chở vào bệnh viện... rồi sau đó con lang thang và báo cho mẹ biết rằng con lại quay về..." Bác sĩ Ian Stevenson đã ghi chú một phần quan trọng về câu chuyện có thật nầy như sau:
Các chuyên viên nghiên cứu về hiện tượng tái sinh, luân hồi đã lưu ý đến một vết nám bên hông cháu bé. Đó là dấu tích luân hồi, dấu tích vết thương lớn của tiền kiếp cháu bé bị về vụ đụng xe gây thương tích trầm trọng và khiến bé qua đời. Chính các bác sĩ giải phẫu ở bệnh viện cũng đã quan sát dấu vết ấy và họ cho biết: "các vết sẹo thường khi co rút, thu nhỏ lại. Đây cũng là một vết tích về một tai nạn hay mổ xẻ nhưng vì xảy ra quá lâu nên dấu vết không lộ rõ nét".
Trường hợp kỹ sư Frank.M.Balk Câu chuyện có thật sau đây còn lạ lùng hơn nữa. Một kỹ sư người Hoa Kỳ có tên là Frank.M.Balk đã vô cùng ngạc nhiên vì ông thường nằm mộng thấy một người đ
àn bà mặc áo trắng đến bên giường bảo rằng: "ngươi hãy mau mau đến một đất nước có tên là Việt Nam để gặp lại cha mình, người ấy giống ngươi như tạc, đó chính là người cha tiền kiếp, ông ta là một nhà sư và hiện đang trụ trì tại một ngôi chùa trên một ngọn đồi gần thành phố!". Giấc mộng tiếp diễn nhiều đêm và nội dung đều giống nhau. Lúc đầu viên kỹ sư tưởng mình bị ám ảnh bởi vài một vấn đề nào đó nhưng khi nghĩ lại, ông ta thấy nội dung giấc mơ không liên quan gì đến công việc hàng ngày cũng như cuộc sống và vấn đề tình cảm của mình cả. Viên kỹ sư là một nhà khoa học nên ông không tin những gì có tính cách mơ hồ, huyền bí, nhưng lại nghĩ rằng có lẽ mình yếu thần kinh hay có sự xáo trộn, lệch lạc về tinh thần nên đã tìm đến bác sĩ khám bệnh thử. Kết quả bác sĩ cho biết "không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự mất quân bình về tâm, sinh lý cũng như não bộ về hệ thần kinh. Sức khỏe tốt" Nhưng rồi một thời gian ngắn sau đó, viên kỹ sư lại nằm mơ và bên tai lại nghe văng vẳng tiếng thúc dục "hãy mau mau đi tìm người cha của tiền kiếp..." Giấc mộng lạ lùng ấy cứ tái diễn nhiều lần vào năm 1956 (thời tổng thống Ngô Đình Diệm) viên kỹ sư nầy cảm thấy không thể an ổn được tâm thần khi chưa tìm ra sự thật về giấc mộng kỳ dị ấy. Thế rồi ông quyết định xin được công tác ở Việt Nam. Thời đó, tại Hoa Kỳ có rất nhiều đoàn chí nguyện đến Việt Nam để công tác và giúp đỡ đất nước nầy sau hiệp định Geneve (1954), một đất nước bắt đầu xây dựng về đủ mọi lãnh vực sau bao đau thương tang tóc vì chiến tranh. Tại Việt Nam, kỹ sư Frank.M.Balk làm việc ở một cơ quan xây dựng, tạo tác và thiết kế nhưng công tác của ông lại phải chuyển đổi luôn vì thế rất thuận lợi cho việc "đi tìm người cha tiền kiếp của ông theo như giấc mộng. Kỹ sư Fark.M.Balk đã đi nhiều nơi ở miền nam Việt Nam và nơi nào ông ta cũng tìm đến các ngôi chùa tọa lạc trên các ngọn đồi, tuy nhiên từ miệt Cần Thơ, An Giang, Châu Đốc, Tây Ninh cho đến Vũng Tàu, Saigon... nơi nào viên kỹ sư nầy cũng đều đặt chân tới và vào tận trong chùa tìm gặp vị trụ trì nhưng chẳng thấy nhà sư nào giống mình cả. Mãi đến một hôm công tác tại Nha Trang, dù bận rộn viên kỹ sư nầy cũng đã sắp xếp công việc để có thời gian đi viếng các ngôi chùa. Nơi xứ thùy dương cát trắng nầy, có một vài ngôi chùa tọa lạc trên đồi. Sau hai ngày đi thăm các chùa, viên kỹ sư vẫn chưa gặp được vị sư nào đã thấy qua giấc mộng. Ngày thứ ba viên kỹ sư bước vào một ngôi chùa nằm trên ngọn đồi lớn nằm ở vùng Mã Vòng đó là chùa Hải Đức. Trên đồi nầy là một trung tâm hoằng pháp thuộc giáo hội Phật giáo đang khuếch trương lớn để trở thành trung tâm phật học của Nha Trang sau nầy. Nhiều cơ sở được dựng lên và nơi đây có nhiều nhà sư trẻ có kiến thức văn hóa cao trú ngụ. Viên kỹ sư đã may mắn gặp được một số thầy, biết tiếng Anh nên sau khi tự giới thiệu và trình bày sự việc với nhà chùa viên kỹ sư được đưa vào chánh điện để gặp vị trụ trì. Lúc nầy trụ trì chùa là Sư Thích Phước Huệ. Vị sư nầy tuổi độ 70 đang ngồi tụng niệm trước bàn thờ Phật. Viên kỹ sư yên lặng đứng bên cây cột sau lưng vị sư già chờ đợi và quan sát. Trong khi đó các thầy, các chú, các sư tăng trong chùa cứ ngấp nghé quan sát viên kỹ sư vì ai cũng lấy làm lạ tại sao hai người: sư Phước Huệ và viên kỹ sư mỗi người một quốc gia riêng biệt, khác tôn giáo, phong tục tập quán, tiếng nói nhưng lại có gương mặt giống nhau như hai cha con?
Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, sư Phước Huệ tụng kinh xong đứng dậy. Chú tiểu vội ra dấu cho viên kỹ sư trở xuống hậu liêu chờ đợi. Sư Phước Huệ được các thầy trong chùa kể lại sự việc, rất ngạc nhiên nên vội vả xuống gặp viên kỹ sư. Cuộc hội ngộ lạ lùng đã diễn ra sau đó. Viên kỹ sư đã trình bày mọi việc cho sư Phước Huệ nghe, từ chuyện nhiều đ
êm thấy giấc mộng lạ kỳ cũng như những cuộc đi tìm người cha tiền kiếp trong mộng qua các ngôi chùa tọa lạc trên các đồi ở các tỉnh miền nam Việt Nam. Dĩ nhiên cuộc đối thoại ấy đã được các thầy, các chú ở chùa Phật học thông dịch. Sau cùng viên kỹ sư mong mỏi được gọi sư Phước Huệ là cha và còn xin được quy y làm đệ tử.
Hôm đó là ngày chủ nhật 27 tháng 4 năm 1958 lúc 4h30 phút chiều.
Thế rồi, hai tuần sau, một buổi lễ quy y cho viên kỹ sư Hoa Kỳ Frank. M. Balk được tổ chức tại chùa Hải Đức. Sư Phước Huệ đã chọn pháp danh cho viên kỷ sư nầy là Chơn Trí. Viên kỹ sư được sư Phước Huệ trao cho một chiếc áo tràng màu lam và chiếc quần dài nâu sòng. Sau đó "hai cha con" đã chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm ngày hội ngộ. Bức ảnh được phóng lớn treo ở hai ngôi chùa có cùng tên là Hải Đức, một ở Nha Trang và một ở Huế. Ngày nay, du khách đến Nha Trang hay Huế, nếu ghé thăm chùa Hải Đức sẽ thấy bức ảnh nầy treo ở nhà khách của chùa. Nhìn bức ảnh ai ai cũng ngạc nhiên thấy sự trùng hợp lạ lùng về hai con người xa lạ kẻ góc biển, người chân trời nhưng lại có hai gương mặt giống nhau như tạc từ mắt, mũi, miệng, tai và khuôn mặt. Dưới bức ảnh có đề hai hàng chữ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt Nam, (Le fils perdu et retrouvé dimanche, le 27 Avrill 1958 - 4hl/2PM Đứa con mất đã tìm lại được chúa nhật 27 - 4 - 1958 - 4h30 chiều).
Một thời gian sau, vì cảm thấy quá già yếu nên sư Phước Huệ ra Huế trụ trì tại chùa Hải Đức gần chùa Từ Đàm và viên tịch tại đây. Thi hài đã nhập tháp gần cạnh chùa.
Trong suốt thời gian công tác tại Việt Nam, viên kỹ sư nầy đã vẽ kiểu và xây dựng một ngôi bảo tháp trên đồi bên chùa Hải Đức gọi là chút lòng thành cúng dường Tam Bảo và cũng để kỷ niệm ngày gặp gỡ người cha tiền kiếp của mình. Câu chuyện lạ lùng đó lan truyền khắp Việt Nam, chánh quyền thời đó (thời T.T. Ngô Đình Diệm) đề tiền kiếp sẽ tạo lợi điểm cho Phật Giáo nên tìm cách để chính quyền Hoa Kỳ triệu hồi về nước sớm. Cuộc chia ly thật cảm động. Sư Phước Huệ đã nắm chặt tay đứa con tiền kiếp. Cả hai đều rơm rớm nước mắt. Từ đó, viên kỹ sư thường liên lạc thư từ cùng vị cha tiền kiếp của mình.
Ngày rằm tháng tư năm 1963, sư Phước Huệ viên tịch. Nhà chùa có đánh điện qua Hoa Kỳ báo tin buồn cho viên kỹ sư nhưng vào thời gian nầy tại Huế và Saigon xảy ra cuộc tranh đấu của Phật giáo. Vì thế việc trở lại Việt Nam của viên kỹ sư để đưa tiễn người cha tiền kiếp về nơi an nghỉ cuối cùng không thành.



No comments:

Post a Comment