Tác Giả: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA và Bác Sĩ HOWARD C.
CUTLER
Dịch Giả: Tỳ kheo THÍCH TÂM QUANG
PHẦN IV
VƯỢT QUA CÁC CHƯỚNG NGẠI
(tiếp theo)
CHƯƠNG 14
ĐỐI TRỊ VỚI LO ÂU VÀ XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG
Người ta đánh giá rằng trong một đời người, ít nhất một phần tư
người Mỹ bị suy nhược bởi lo ấu hay lo lắng đủ nghiêm trọng theo tiêu chuẩn chẩn
bệnh y tế về chứng lo ấu. Nhưng ngay cả những người chưa bao giờ bị chứng bệnh
lo ấu hay tình trạng bất lực trước lo ấu vào lúc này hay lúc khác, sẽ trải qua
nhiều mức độ phiền muộn và lo ấu thái quá mà không đáp ứng được mục đích hữu
ích nào cả và chẳng tác dụng gì cả ngoài việc xói mòn hạnh phúc và ngăn cản khả
năng đạt mục tiêu.
Bộ não con người được trang bị với một hệ thống phức tạp dành để
ghi nhận những cảm xúc sợ sệt và lo lắng. Hệ thống này đáp ứng một chức năng
quan trọng - nó huy động chúng ta phản ứng với nguy hiểm bằng cách phát động
hàng loạt những phản ứng sinh lý và sinh hóa. Khía cạnh thích ứng cho lo lắng
là làm cho chúng ta biết trước nguy hiểm và có hành động phòng ngừa. Cho nên, một
số loại sợ hãi, và mức lo ấu nào đó có thể là lành mạnh. Tuy nhiên, cảm xúc sợ
hãi và lo ậu có thể dai dẳng và thậm chí leo thang khi không có đe dọa đích thực,
và khi những cảm xúc này phát triển không cân xứng với bất cứ nguy hiểm thực sự
nào, chúng trở thành thích ứng sai. Lo ấu và lo lắng thái quá giống như giận dữ
và sân hận có thể có những tác động tàn phá đến tâm và thân, trở thành nguồn khổ
đau nhiều về xúc cảm và cả đến bệnh về thể chất.