Tác giả: Ven. Dr K.
Sri Dhammananda
Phần I LỜI NGƯỜI DỊCH
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không? Một số người khi nghe
nói đến đạo Phật thì nghĩ rằng tư tưởng và hành động của tôn giáo này yếm thế,
thiếu tích cực vì hình dung đến các thầy tu tham thiền nhập định, ẩn dật tại
các chùa chiền hẻo lánh trên núi cao rừng thẳm. Thiển kiến trên đây hoàn toàn
sai lầm, không đúng với thực tế. Đạo Phật tuy là một tôn giáo nhưng khác hẳn với
các tôn giáo khác. Đạo Phật lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới.
Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda, một học giả uyên bác và cũng là Đại
Lão Hòa-Thượng Tăng Thống Mã Lai – Tân Gia Ba, tác giả cuốn sách này, chứng
minh rõ quan điểm cũng như việc triển khai của đạo Phậttrên tất cả mọi lĩnh vực
của đời sống hiện tại như tư tưởng về xã hội, kinh tế, an sinh, khoa học, môi
sinh v..v..
Nhờ thiện duyên chúng tôi được Hòa Thượng tặng cho cuốn sách quí
giá này và khuyến khích chúng tôi phát tâm dịch thuật.
Tự biết khả năng yếu kém, kiến thức thô thiển nhưng với tấm lòng
nhiệt thành chúng tôi cố gắng dịch ra Việt ngữ hy vọng đóng góp một phần nhỏ
vào kho tàng văn hóa Phật Giáo Việt Nam và cũng để đền đáp công ơn sâu dày của
các bậc Thầy Tổ trong muôn một.
Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo
và cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Quí vi. Cùng Bửu quyến thân tâm
thường an lạc và hạnh phúc.
Sau cùng chúng tôi kính mong chư tôn thiền đức, pháp hữu ân
nhân, các bậc thức giả cao minh, vui lòng bổ chính cho những sai lầm thiếu sót
để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.
TỲ KHEO THÍCH TÂM QUANG
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera, Trưởng
Lão Tăng Già Mã Lai Á, sanh ngày 18 - 03 -1919 tại làng Kirinde, Matara phía
nam Sri Lanka (Tích Lan ).
Khi ngài 12 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di và tiếp tục chương trình
tu học 10 năm trước khi thọ đại giới tỳ kheo ( bikkhu ) vào năm 1940.
Sau 10 năm tu học chuyên về giáo lý của Đức Phật tại các Tu viện
Sri Dhammarama, Privena, Ratmalana, Vidyawardhana, tại Colombo, Vidyalankara
Pirivena tại Peliyagoda, Kelaniya, một Đại học Phật Giáo rất có uy tín, năm 26
tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn ngữ học, Triết lý và Qui tắc Pali.
Năm 1949, Ngài tốt nghiệp cao học triết lý Ấn Độ sau bốn năm học
tập tại Đại học Ba La Nại ( Benares ) tại Ấn Độ.
Tại Kotawila ( Sri Lanka), Ngài thiết lập viện “Sudharma” huấn
luyện giáo dục, an sinh và nhu cầu tôn giáo xã hội cho quần chúng. Ngài cũng
phát hành tam-cá-nguyệt tạp chí bằng tiếng Tích Lan (Singhalese).
Năm 1952, trong số 400 Thầy tu trẻ tại Viyalanka Pirivina, Ngài
được tuyển chọn đi phục vụ Mã Lai Á vì nơi đây cần một nhà hoằng pháp Giáo Lý
Phật Đà.
Nhờ có sự cố gắng hoằng pháp của Ngài, nhiều người Hoa trong nước
nhận thức được giáo lý chân thật của Đức Phật, Ngài nhận được rất nhiều thư của
các người Hoa trẻ có học thức rành Anh ngữ trên khắp cả Mã Lai tán dương Ngài
vì đây là lần đầu tiên trong đời họ đã hiểu được sự thật giáo lý Phật Đà. Rồi
Ngài khai sáng tờ báo “ Tiếng Nói Của Phật Giáo” cho đến bây giờ vẫn đều đặn xuất
bản một năm hai kỳ bởi Hội Truyền Giáo. Ngài là tác giả của những cuốn sách rất
phổ thông như “ Người Phật Tử Tin Gì “, “ Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi Và Lo
Lắng “ ,“ Hạnh Phúc Lứa Đôi “, “ Nhân Loại Tiến Về Đâu”, và “ Thiền Định – Con
Đường Duy Nhất “.
Do những thành quả của các hoạt động hoằng pháp và giáo dục của
Ngài, Ngài được suy tôn “ Tăng Thống “ Giáo Hội Siam Maha Nikaya, Malwatta, tại
Mã Lai năm 1965 và được tặng cấp bằng Tiến Sĩ Danh Dự của các Đại học Dharma
Realm, Đại học Đông Phương ( Hoa Ky`), Đại học Nalanda, Đại học Ba La Nại (
Benares), và Đại học Pali của Tích Lan. Ngài cũng được ân thưởng tước vị Hoàng
gia Johan Setta Mahkota bởi Hoàng đế Mã Lai.
Kết quả tốt đẹp của Hòa thượng trong việc phục vụ cho cộng đồng
Phật giáo không những trong phạm vi Mã Lai mà cũng cho tất cả thế giới bởi những
ai cảm nhận được sự nhiệt thành không chút vị kỷ của Ngài để hoằng dương Phật Pháp.
_______________
ĐẠO PHẬT VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết
cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc
sắc hay có một sự đóng góp hay một đặc tính đáng kể tìm thấy ở Đạo Phật mà các
đạo khác không có? Có một trường dạy về tư tưởng nói rằng tất cả các tôn giáo
chủ yếu đều giống nhau. Không có gì khác biệt đáng kể. Cái khác biệt duy nhất
là trong sự thuyết minh và thực hành. Sau hết, trong phân tích cuối cùng, chúng
ta đều đến tại một nơi : thiên đường hay địa ngục. Đó là niềm tin thông thường
của hầu hết các tôn giáo.
Đạo Phật có cùng một quan điểm đó không? Để trả lời câu hỏi này
chúng ta hãy nghiên cứu tôn giáo được định nghĩa ra sao.
ĐỊNH NGHĨA
Theo nghiên cứu về văn học, từ ngữ “tôn giáo”, một hiện tượng
trong lịch sử có thể xét về nhiều mặt khác nhau : như một kinh nghiệm nội tâm,
như một khoa thần học hay một công thức tinh thần của một học thuyết, như một nền
tảng hay căn bản đạo đức, một yếu tố của văn hoá. Nhiều học giả đã cho những
quan điểm và ý kiến khác nhau về bản chất và ý nghĩa.
Theo Aldous Huxley (1), tôn giáo là, giữa các sự việc, một hệ thống
giáo dục, bằng các phương tiện, con người có thể tự mình huấn luyện lấy mình,
trước nhất là thay đổi cái mình mong muốn cho chính nhân cách mình và trong xã
hội, thứ hai là nâng cao lương tri và thiết lập quan hệ đầy đủ giữa con người
và vũ trụ mà họ là thành phần trong đó. Những nhà triết học tiên tiến Ấn như Tiến
sĩ Radhakrishnan (2) giải thích luận đề cho là tôn giáo không phải một mớ chủ
nghĩa, nhưng tôn giáo là kinh nghiệm. Kinh nghiệm tôn giáo căn cứ trên ý thức sự
“hiện hữu thần linh trong con người”. H.G Wells (3) cho rằng “tôn giáo là trung
tâm của giáo dục xác định luân lý phẩm hạnh của chúng ta”. Nhà Triết học Đức
Kant (4), cho rằng “tôn giáo thừa nhận luân lý căn bản như luật lệ không được
vi phạm”.
Thông điệp của Đức Phật tức con đường tôn giáo của cuộc đời :
“Hãy tránh xa tất cả những hành động tội lỗi, trau dồi cuộc sống bằng những
hành động tốt, thanh lọc tâm trí khỏi những ý nghĩ bất tịnh”.
Theo định kiến của chúng tôi, tôn giáo có thể giải thích trong một
ý nghĩa rộng như một nền tảng của luân lý và giáo lý triết học được chấp nhận với
lòng tin tưởng vào giáo lý ấy. Theo nghĩa trên, đạo Phật là một tôn giáo.
Tuy nhiên, đạo Phật không giống chút nào với các tôn giáo thông
thường đại cương nói trên đây. Đạo Phật cũng không có những đặc tính chung với
những tôn giáo hiện hữu trong nhiều chiều hướng. Để cứu xét vấn đề sau này,
chúng tôi xin được trước tiên nghiên cứu ngắn gọn tôn giáo đã có thể xuất hiện
như thế nào.
KHỞI ĐẦU
Tại sao tôn giáo đã bắt nguồn? Quí vị có thể đã nghe nguồn gốc
tôn giáo nằm trong sự sợ hãi của con người, và trong sự bất an. Vào thời gian
trước khi tôn giáo được tổ chức, người dân không đủ kiến thức và cũng không hiểu
nổi thực chất của đời sống và cái gì đã xảy ra cho họ sau khi chết. Họ cũng
không hiểu nổi cả đến những hiện tượng thiên nhiên hay những biến cố thiên
nhiên. Theo sự hiểu biết hạn hẹp của họ, họ nghĩ chắc chắn phải có những sức mạnh
“không biết đến” đã tạo thành những việc vừa ý hay không vừa ý. Ngẫu nhiên, họ
nhận thấy có một năng lực sau các sức mạnh thiên nhiên mà họ gọi là “shakti”. Họ
chứng nghiệm một ý thức kinh hãi, sợ sệt không thể giải thích nổi về những sức
mạnh đó mà họ cảm thấy có thể làm hại họ được.
Cho nên họ nghĩ rằng các sức mạnh đó phải được xoa dịu và sử dụng
để che chở họ hay ít nhất không đụng đến họ. Không tin về khả năng có thể “nói
chuyện” với các sức mạnh đó bằng ngôn ngữ bình thường, họ nghĩ rằng có thể diễn
đạt thông điệp của họ trong thầm nín. Cuối cùng những hành động ghi nhận sức mạnh
này trở thành nghi thức trong những dạng thức sùng bái. Một số người xem như có
thần thông đặc biệt để truyền đạt với các sức mạnh ấy và những người này vui hưởng
quyền uy lớn lao trong nhóm.
Sau khi sùng bái và cầu nguyện, những người thưở xưa nghĩ rằng họ
có thể kiểm soát được những biến cố có hại và cũng đồng thời bảo đảm được mức độ
che chở như một phần thưởng từ những sức mạnh và năng lực vô hình. Để giúp họ có
thể mường tượng hữu hiệu hơn đến những sức mạnh ( vô hình ) mà họ đang cố truyền
đạt đến, họ đặt tên, hình dung một hình ảnh cho mỗi sức mạnh – hoặc hình dạng
giống người hoặc hình dạng kỳ lạ không giống người, nhưng luôn luôn gợi lên một
hình ảnh kinh hãi, sợ sệt.
Rồi thời gian qua, họ quên hẳn ý nghĩa thực sự của các hình ảnh
tượng trưng ấy và cho những hình ảnh ấy là thực và chấp nhận như là các thiên
thần.
Có những văn hoá biến những ý tưởng và quan niệm thành những
hình dạng và khai triển các nghi lễ đặc biệt tôn vinh, sùng bái các hình ảnh ấy
như các Đấng Thiêng liêng. Dần dà, khi các châu thị định cư lúc sơ khai bắt đầu
việc thực hiện an ninh xã hội, thấy cần thiết áp dụng một số thực hành làm căn
bản để mở mang luân lý, cư xử và để hướng dẫn người công dân đúng đường lối và
đảm bảo hạnh phúc cộng đồng. Do đó các quan niệm như nhân đạo, trách nhiệm của
con người, và giá trị nhân bản như thành thực, hảo tâm, từ bi, nhẫn nại, khoan
dung, chân thành, đoàn kết và hài hoà được khuếch trương .
Để đảm bảo cho các đức tính đó được nâng cao, các nhà lãnh đạo
áp đặt sự kinh hãi vào những đệ tử của mình và hăm doạ họ sẽ bị trừng phạt đời
sau này bởi các đấng thiêng liêng nếu không tuân hành. Tôn giáo là kết quả hỗn
hợp của phẩm hạnh luân lý và lòng tin tưởng siêu nhiên. Chúng tôi sẽ bàn về
luân lý tỉ mỉ hơn ở phần sau.
QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ
Trên đây cho thấy sự tưởng tượng và nhân đạo ngẫu nhiên hỗn hợp
với nhau tạo thành tôn giáo. Một số người nói rằng thật khó để có thể tin là một
đấng thiêng liêng nào đó đã tạo ra tôn giáo. Có lẽ chúng tôi cũng có thể nói
con người tạo ra tôn giáo và sau đó giới thiệu quan niệm đấng thiêng liêng vào
tôn giáo. Một triết gia Hoa Kỳ, giáo sư Whitehead (5), một lần đã tuyên bố
nguyên thủy con người tạo ra đấng thiêng liêng và sau đó đấng thiêng liêng tạo
ra người. Cái mà ông ta muốn giải thích là quan niệm về đấng thiêng liêng do
con nguời tạo ra và sau đó quan niệm này biến thành thần thánh. Mặt khác, một
triết gia Pháp, Anatole France (6), nói nếu quan niệm về đấng thiêng liêng không
có, con người phải tạo một vị bởi lẽ rất cần thiết cho tâm linh con người. Thế
lực thần quyền cần thiết để làm dịu bớt sợ hãi trong nội tâm, nghi ngờ, lo lắng,
bực dọc, băn khoăn, dục vọng. Để tránh các phiền não, chúng ta phải trông vào một
tha lực để chúng ta được an ủi. Hiểu biết bản chất tâm linh con người, cho nên
Anatole France đã nói nếu không có đấng thiêng liêng, chúng ta phải tạo ra một
đấng thiêng liêng.
Trong ý nghĩa ấy chúng ta chỉ như trẻ nít. Khi em nhỏ đang khóc
và người mẹ đang bận rộn không bế em được, cái người mẹ làm ngay là đưa vào miệng
em một núm vú khiến em thoải mái và em nín ngay. Quan niệm về đấng thiêng liêng
cứu giúp con người cũng như vậy. Để con người ngưng phiền muộn và nước mắt khóc
than ngưng chảy, người ta đã triển khai mọi cách đem an lạc dưới những hình thức
niềm tin tôn giáo và hành đạo.
ĐỨC PHẬT
Trong bầu không khí tôn giáo như vậy, Đức Phật xuất hiện. Là một
thái tử sống trong cảnh xa hoa, Ngài bắt đầu suy tư sâu xa tại sao chúng sanh lại
đau khổ trên cõi đời này. Cái gì là nguyên nhân của khổ đau? Ngài tự hỏi.
Một hôm Ngài ngồi dưới một gốc cây khi Ngài còn là một thiếu
niên, Ngày nhìn thấy một con rắn bất thình lình xuất hiện và bắt một con
nhái.Trong lúc con nhái và con rắn đang tranh đấu với nhau, một con diều hâu từ
trên trời xà xuống và bắt con rắn trong khi con rắn còn đang ngậm con nhái
trong miệng.
Sự việc này là khúc ngoặt của vị thái tử trẻ tuổi để từ bỏ cuộc
đời trần tục. Ngài bắt đầu nghĩ ngợi làm sao cho chúng sanh trên mặt đất cũng
như dưới nước thoát cảnh làm mồi cấu xé ăn thịt lẫn nhau. Đời sống này đang cố
tranh cướp đời sống kia, đời sống nọ đang cố vẫy vùng để thoát hiểm, cuộc tranh
chiến bất tận này cứ thế tiếp diễn mãi theo thời gian khi thế giới còn tồn tại.
Phương pháp săn mồi bất tận này, và phương pháp tự bảo vệ này là căn nguyên niềm
bất hạnh của chúng ta. Đó là nguồn gốc khổ đau. Thái tữ quyết định phải tìm
phương thức để chấm dứt khổ đau này.
TỪ BỎ THẾ TỤC
Ngài nghiên cứu học hỏi nhiều thầy của nhiều tôn giáo khác nhau
và thấy tất cả những gì các vị thầy đã dạy cũng không thể tìm được phương cách
chấm dứt khổ đau. Ngài đã bỏ nhiều năm tháng suy tư về câu hỏi này. Cuối cùng
vào năm Ngài 29 tuổi, chứng kiến cảnh già, bệnh, chết và niềm tự do qua việc từ
bỏ (thế tục), Ngài quyết định nếu không bỏ mối bận tâm, trách nhiệm và dục lạc
của cuộc đời trần tục thì Ngài sẽ không thể tìm được câu trả lời. Cho nên tại
sao Ngài rời bỏ cung điện thực hiện cái được gọi là “Sự Từ Bỏ Vĩ Đại”. Sau sáu
năm phấn đấu, thời gian tiêu biểu cực điểm của dòng đời bất tận, trau dồi và phấn
đấu để mở mang trí tuệ, cuối cùng Ngài đạt được giác ngộ và hiểu được bí mật sự
khổ đau của chúng ta. Đó làsự tiên khởi của một “hệ thống tôn giáo” khác. Nhưng
đó là một tôn giáo không giống bất cứ tôn giáo nào con người từng biết trong
quá khứ.
Thật ra hiện tại có nhiều người không thích gọi đạo Phật là một
tôn giáo, vì lẽ chữ “tôn giáo” gợi lên một số lớn các xúc cảm tiêu cực trong
tâm trí họ.
NIỀM TIN VÀ SỰ HÀNH ĐẠO TẠI ẤN ĐỘ THỜI CỔ
Không có lý do nào cho Đức Phật lại giới thiệu thêm một tôn giáo
nữa vì vào thời đó, 2600 năm trước đây, riêng tại Ấn đã có đến 62 tôn giáo. Những
tôn giáo hiện hữu trong thời gian đó đã không thể giải đáp đượccâu hỏi của Đức
Phật nên ngài quyết định không dùng các chất liệu hay quan niệm của các tôn
giáo đó để trình bày những gì chính Ngài đã đạt được.
Trong thời gian đó, các tôn giáo tại Ấn nghĩ gì ? “Thượng đế tạo
ra tất cả mọi người. Thượng đế chịu trách nhiệm tất cả mọi việc. Thượng đế ban
thưởng và tha thứ tội lỗi của chúng ta. Thượng đế chịu trách nhiệm về cuộc đời
chúng ta sau khi chúng ta chết ; Thượng đế sẽ cho ta lên thiên đường hay bắt ta
xuống địa ngục”.
Trên đây là những chất liệu căn bản của tất cả các tôn giáo thời
đó và ngay cả hiện tại nữa. Đồng thời cũng có một số tôn giáo tại Ấn dạy các
tín đồ mình phải hành hạ thể xác, cho rằng làm như vậy có thể rửa sạch tội lỗi
trong cuộc sống và có thể lên thiên đàng sau khi chết. Một số tôn giáo khác lại
cổ vũ việc dùng nghi thức, nghi lễ và đem hy sinh các súc vật dâng cúng để làm
vừa lòng các đấng thiêng liêng. Những người theo tôn giáo trên tin tưởng là làm
như vậy sẽ được lên thiên đường. Một số tôn giáo khác lại dùng cách thức cầu
nguyện, lễ bái, xin được tha thứ các tội lỗi họ đã phạm.
Đức Phật không công nhận hiệu quả của các việc hành đạo này.
ĐỨC PHẬT CÓ HỨA HẸN GÌ KHÔNG ?
Đức Phật không hứa hẹn hạnh phúc tuyệt đối hay ban thưởng cho những
ai tự nhận là tín đồ của Ngài và Ngài cũng không hứa hẹn cứu rỗi cho những ai đặt
niềm tin nơi Ngài. Với Ngài, tôn giáo không phải là sự mặc cả, mà là con đường
sống cao thượng để đạt đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật không muốn các tín
đồ của Ngài tin tưởng trong mù quáng. Ngài muốn chúng sanh phải biết suy nghĩ
và thấu hiểu. Phật Giáo là con đường cao thượng cho đời sống mà nơi đó, nhân đạo,
bình đẳng, công bằng và an lạc chiếm vị trí tối thượng. Cừu hận, ác cảm, chỉ
trích, và oán giận hoàn toàn xa lạ với Giáo Lý của Ngài.
Thế giới mang ơn Đức Phật do việc Ngài nêu cao sự hợp lý chống lại
những dị đoan trong tôn giáo. Phải chăng chính Ngài đã giải thoát con người khỏi
vòng áp chế của các thầy tu? Phải chăng chính Ngài là nguời đầu tiên chỉ con đường
giải thoát cho con người thoát khỏi những sợi dây trói buộc của đạo đức giả và
của chính sách độc tài trong tôn giáo?
Trong thời gian Đức Phật tại thế không có việc hành đạo nào được
coi là cao hơn tập tục lễ nghi và việc đem tính mạng của chúng sanh cúng cho
các đấng thiêng liêng ; nhưng với Đức Phật, không có việc hành đạo nào có thể
làm mất phẩm giá con người hơn thế . Việcđem sanh mạng làm vật hy sinh không
khác gì hơn là việc hối lộ ; và sự cứu rỗi bằng hối lộ, tham nhũng không phải
là sự cứu rỗi mà bất cứ con người tự trọng nào lại muốn có.
THUẬT NGỮ TRONG TÔN GIÁO
Nhưng trong khiđem trình bày giáo lý, đức Phật đã dùng những từ
ngữ tôn giáo thông dụng tại Ấn thời đó vì lẽ bằng cách này Ngài trở nên gần gũi
với những người nghe. Những người này hiểu rõ được Ngài muốn ám chỉ đến gì và
Ngài có thể triển khai ý nghĩa căn bản của Ngài từ một lập trường đại chúng.
Pháp, Nghiệp, Niết Bàn, Giải Thoát, Địa Ngục, Luân Hồi, Ngã là
những chữ rất thông dụng trong tất cả các giáo phái thời đó. Nhưng trong giáo
lý của Ngàiù, Đức Phật đã giảng dạy những từ đó với ý nghĩa độc đáo và hết sức
hợp lý .
PHÁP
Chúng ta thử xem chữ dharma hay dhamma (Pháp). Giải nghĩa theo lối
cổ, Pháp có nghĩa là luật ban bởi đấng thiêng liêng. Theo niềm tin thời cổ, đấng
thiêng liêng hứa thỉnh thoảng, với nhiều hoá thân khác nhau, sẽ xuất hiện để bảo
vệ Pháp. Đức Phật không chấp nhận đấng thiêng liêng nào đó có thể ban giáo lý,
lời răn, và giới luật tôn giáo. Đức Phật dùng chữ Pháp để mô tả toàn bộ giáo lý
của Ngài, Pháp có nghĩa là giữ vững, gìn giữ, hỗ trợ.
Đức Phật dạy Pháp để giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau do nguyên
nhân cuộc sống và để khỏi mất giá trị nhân phẩm và khỏi rơi vào nơi khổ đau như
địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, địa hạt của ma vương. Pháp trình bày bởi Đức Phật,
gìn giữ , hỗ trợ chúng ta, và giải thoát chúng ta khỏi cảnh khổ não tại các nơi
trên. Pháp cũng có nghĩa là nếu chúng ta theo những phương pháp do Ngài đề ra,
chúng ta không bao giờ bị sa vào những trường hợp bất hạnh như bị mù ngay từ
lúc mới sinh ra, tàn tật, điếc, câm hoặc điên dại. Cho nên theo phương pháp của
đức Phật, Pháp là lời khuyên để giúp chúng ta tranh đấu thoát khỏi khổ đau và
cũng để nâng cao phẩm hạnh của con người. Các nhà triết học phương Tây mô tả Phật
giáo là một lối sống cao thượng, một “ tôn giáo tự do và hữu lý”
Pháp không phải là một luật lệ phi thường tạo ra hay ban bố bởi
người nào đó. Thân thể của chính chúng ta cũng là Pháp. Tư tưởng của chúng ta
cũng chính là Pháp; tất cả vũ trụ này cũng là Pháp. Hiểu được bản chất thân thể
vật lý của chúng ta, tính chất tư tưởng của chúng ta và những điều kiện trần thế,
chúng ta nhận ra Pháp.
Đức Phật dạy chúng ta hiểu bản chất sự hiện hữu của chúng ta một
cách hợp lý theo đường lối thực tế. Nó liên quan đến cuộc sống ngay đây và bây
giờ, của mỗi chúng sanh và như thếù tương quan đến mọi sự hiện hữu.
Thường thường, khi nói đến tôn giáo, người ta thường hỏi “Tín
ngưỡng của Quí vị là gì ?”. Họ dùng chữ“tín ngưỡng”. Đức Phật không lưu tâm đến
việc triển khai “tín ngưỡng” theo đúng nghĩa của nó, dù rằng rất là hữu ích
trong việc mở mang “tín ngưỡng” để phát triển một tôn giáo lúc ban đầu. Cái
nguy hiểm khi chỉ tin cậy vào “tín ngưỡng” mà không có kiến thức phân tích, có
thể làm chúng ta trở thành cuồng tín. Những ai để tín ngưỡng kết tinh trong tư
tưởng của họ sẽ không nhìn thấy quan điểm của người khác bởi lẽ họ đã khắc sâu
vào tư tưởng của họ chỉ cái gì họ tin mới là chân lý.
Đức Phật nhấn mạnh một người không nên chấp nhận cả đến giáo lý
của chính họ chỉ trên nền tảng bằng tín ngưỡng không thôi. Một người phải có kiến
thức, mở rộng tầm hiểu biết qua nghiên cứu, bàn cãi, thiền định, và cuối cùng :
sự suy gẫm. Kiến thức là một việc, hiểu biết là một việc khác nữa. Nếu có hiểu
biết, người ta có thể điều hoà cuộc sống theo các trường hợp biến chuyển dựa
theo sự hiểu biết mà người ta có.
Chúng ta có thể gặp nhiều người học thức hiểu biết rất nhiều việc
nhưng không thực tế bởi lẽ lòng vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, ích kỷ, sân hận và
ganh tị của họ đã khiến họ không có thái độ tinh thần vô tư và an lạc trong tư
tưởng. Khi cần thoả hiệp, chúng ta phải biết thoả hiệp như thế nào. Khi cần
khoan dung, chúng ta phải biết khoan dung như thế nào. Khi cần giữ vững lập trường,
chúng ta phải biết giữ vững lập trường trong phẩm hạnh.
NGHIỆP
Chúng ta hãy lấy một thí dụ khác, chữ Karma hay Kamma (Nghiệp).
Chữ này có nghĩa đơn giản là hành động. Nếu một người có hành động xấu thì người
này không thể tránh được hậu quả xấu. Bằng cách này hay cách khác, ông hay bà
đó phải đương đầu với hậu quả xấu theo sau.
Đấng thiêng liêng phạt kẻ có hành động xấu, thưởng kẻ có hành động
tốt, đức Phật không chấp nhận niềm tin như vậy. Ngài nói không một ai hay sức mạnh
nào nắm giữ việc điều động thi hành những tác dụng của nghiệp. Chính nghiệp tự
nó phát xuất ra kết quả như một tác động trung lập của luật nhân quả. Ngài nói
chúng ta có thể tránh, trong một số trường hợp chúng ta có thể vượt khỏi tác dụng
của nghiệp nếu chúng ta hành động khôn ngoan. Ngài dạy chúng ta không bao giờ tự
chúng ta đầu hàng nghĩ rằng là định mệnh khi chúng ta đã làm một hành động xấu
và không còn hy vọng gì nữa. Các tôn giáo khác dạy là đấng thiêng liêng có thể
vô hiệu hoá tác dụng của nghiệp bằng tha thứ nếu tín đồ sùng bái, cầu nguyện và
hy sinh. Nhưng Đức Phật dạy rằng chúng ta phải tìm sự cứu rỗi của chúng ta bằng
sức cố gắng riêng của chúng ta và sự thanh tịnh tinh thần.
“Đức Phật có thể bảo chúng ta phải làm gì nhưng Ngài không thể
làm công việc đó thay chúng ta”. Chúng ta phải tự mình làm công việc cứu rỗi
cho chính chúng ta. Đức Phật dạy rõ ràng không ai có thể làm thế việc cứu rỗi
cho người khác ngoại trừ chỉ dẫn con đường phải làm. Cho nên chúng ta không nên
ỷ lại vào đấng thiêng liêng, và cũng không ỷ lại vào cả Đức Phật nữa. Chúng ta
phải hiểu được những gì là phẩm hạnh, nhiệm vu,ï trách nhiệm của một con người.
Ngài nói nếu chúng ta phạm một nghiệp xấu, chúng ta không nên phí năng lực quí
báu của mình bằng việc trở nên hoảng sợ hay thất vọng trong việc cố điều chỉnh
lại cho đúng.
Việc trước tiên phải làm là quyết định chấm dứt ngay việc tái diễn
nghiệp xấu đó bởi hiểu rõ nguy hại do nó gây ra. Thứ hai là phải đào luyện nhiều
thêm nữa các nghiệp tốt. Thứ ba là chúng ta phải giảm thiểu tư tưởng tội lỗi,
ích kỷ, oán ghét, nóng giận, ghen tỵ, thù hận và ác ý. Làm theo con đường này,
chúng ta có thể giảm thiểu hậu quả của nghiệp xấu mà ta đã phạm. Đó là phương
pháp của Đức Phật để vượt qua các nghiệp xấu.
Ngài không dạy là phải cầu nguyện và sùng bái Ngài để được Ngài
tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta. Thanh tịnh hay ô nhiễm trong tư tưởng của
chúng ta tùy thuộc nơi chúng ta. Không một đấng thiêng liêng nào, Phật hay một
chúng sanh nào có thể làm ô nhiễm hay thanh tịnh tư tưởng của chúng ta. Tôi
không thể tạo sự bất tịnh cho quí vị, tôi không thể thanh tịnh hoá được tư tưởng
quí vị. Nhưng theo lời tôi và hành động của tôi, quí vị có thể tạo thanh tịnh
hay bất tịnh chính nơi quí vị. Người ngoài không thể làm gì cho tư tưởng quí vị
nếu quí vị có một tư tưởng mạnh mẽ để đối kháng. Cho nên tại sao kiến thức và sự
hiểu biết lại quan trọng.
Đức Phật dạy cái cần thiết cho hạnh phúc con người không phải là
tôn giáo hay một mớ lý thuyết mà là sự thấu hiểu trật tự , bản tính của vạn vật
và tác động đầy đủ của nó theo luật nhân quả. Cho đến khi việc đó được thấu triệt
hoàn toàn, sự hiểu biết của con người về cuộc sống và vạn vật vẫn không trọn vẹn
và sai lầm. “Con đường mà Đức Phật chỉ cho chúng ta, theo tôi tin, là con đường
duy nhất nhân loại phải đi theo để tránh khỏi thảm hoa.”. Jawaharial Nehru (7)
NIẾT BÀN
Đức Phật không bao giờ tuyên bố là đã tạo ra Pháp. Cái mà Ngài
khám phá ra là chân lý phổ quát của bản chất xác thực của sự hiện hữu. Thật ra
một số từ ngữ tôn giáo đã được biết tại Ấn độ thời đó. Nhưng điều vô song của
Ngài là dùng những quan niệm sẵn có, bổ khuyết nghĩa lý sáng suốt hơn và sâu xa
hơn.
Thí dụ, trước thời Đức Phật, Niết Bàn ( Nirvana hay Nibbana) đơn
thuần chỉ có nghĩa là an lạc hay dập tắt. Nhưng Ngài định nghĩa rộng ra. Niết
(Ni) có nghĩa “Không” và “Bàn” (Vana) có nghĩa dục vọng : Không còn dục vọng,
không còn luyến ái, và không còn vị kỷ. Chúng ta không thể chứng nghiệm được Niết
Bàn vì chúng ta còn dục vọng, luyến ái và vị kỷ. Khi chúng ta đã quét sạch được
những tính xấu nhơ bẩn này, chúng ta sẽ chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Thật
khó khăn để chúng ta chứng nghiệm được chân hạnh phúc vì chúng ta có những cảm
xúc, và chúng ta còn ham muốn dục lạc. Nếu chúng ta sống vướng mắc mãi dục lạc
trên thế gian này, chúng ta không bao giờ có thể chứng nghiệm được chân hạnh
phúc. Lẽ dĩ nhiên thật ra chúng ta cũng chứng nghiệm được một vài loại hạnh
phúc trong cuộc sống, nhưng không phải đúng “hạnh phúc” theo nghĩa tuyệt đối vì
lẽ hạnh phúc này không vĩnh cửu.
Chúng ta không thể đạt được hạnh phúc khi còn chứa chấp giận hờn,
oán ghét, vị kỷ hay ảo tưởng sai lầm. Đôi khi ở một mức độ nào đó chúng ta chứng
nghiệm được một sự thoải mái về tinh thần nhưng bản chất của hạnh phúc đó chỉ
như ánh chớp : Nó vừa hiện ra lại biến mất ngay. Hạnh phúc chân thật không phải
như vậy. Nếu có chân hạnh phúc, chúng ta sẽ chứng nghiệm cảm giác vĩnh cửu của
sự thanh thản, thoả mãn và an tâm. Cho nên mục đích chính của đời sống chúng ta
là phải thanh tịnh hóa những tư tưởng mờ ám, sai lầm, lạc hướng của chúng ta và
tự chúng ta giải thoát khỏi các lo âu, băn khoăn, bối rối. Chúng ta còn bỏ nhiều
thời gian để giải quyết những khó khăn, lúc nào cũng canh chừng, lúc nào cũng
lo lắng phải làm cái gì tiếp đây thì chúng ta không bao giờ được an lạc.
MỞ MANG TRÍ ÓC
Lời khuyên của Đức Phật là chúng ta nên thoát khỏi những cuồng
loạn đó nếu chúng ta muốn chứng nghiệm hạnh phúc. Tuy nhiên sự giải thoát đạt
được là do chính sự cố gắng của chúng ta, đến từ nơi chúng ta. Chúng ta không
thể đạt được một sự cứu rỗi từ một Đấng Thiêng Liêng, Đức Phật hay Trời. Chúng
ta không thể đạt được sự tự do tối hậu từ những yếu tố bên ngoài. Những đấng
siêu nhiên không thể giúp gì cho chúng ta để đạt được trí tuệ và sự giải thoát
cuối cùng dù chúng ta sùng bái các đấng này đến đâu đi nữa hay tán dương các đấng
này qua những hình thức như khổ hạnh, tán tụng, bùa, chú, cầu đảo hay đem hy
sinh các súc vật để cúng.
“Chúng ta gặt được kết quả nơi cái gì chúng ta đã làm và chúng
ta sẽ có kết quả nơi cái gì chúng ta đang làm”. Hành động điều kiện hoá hạnh
phúc hay không hạnh phúc cho chúng ta, và cuối cùng bảo đảm sự cứu rỗi cho
chúng ta. Cứu rỗi hay giải thoát là việc của cá nhân, giống như con người phải
ăn, uống, tiêu hoá và ngủ nghỉ cho chính mình. Tất cả những hành động của nghiệp
được giữ lại một phần trong việc hình thành tâm trí của chúng ta và lưu giữ ngầm
tại đấy. Chúng ta quên đi những hành động quá khứ vì lẽ những hoạt động tinh thần
khác che mờ tâm trí nên chúng ta không thể nhớ lại hành động quá khứ. Khi chúng
ta mở mang tâm trí qua thiền định, chúng ta ngưng những đắm đuối của năm giác
quan. Khi tâm trí trong sáng sẽ giảm đi lo âu, tham dục, nóng giận, ghen ghét
và ảo tưởng sai lầm. Tâm trí trong sáng trở nên sung mãn và bén nhạy. Đó chính
là khi chúng ta có thể tác động được hoạt động tâm thần và phát ra sức mạnh tiềm
ẩn to lớn. Đó là sức mạnh tâm linh. Sức mạnh này hiện hữu trong tất cả chúng
ta; chúng ta chỉ cần phải học cách phát ra sức mạnh này qua thiền định. Một
cách khác có thể tiến cận những hoạt động tinh thần tàng trữ (trong đầu) là
thôi miên. Qua thôi miên một số người có thể phát triển một mức độ sức mạnh tâm
linh nhưng môn này không được tiến dẫn vì lẽ thôi miên dựa trên một tác nhân
khác và không tác dụng đến việc thanh tịnh hoá tâm trí.
Đức Phật khuyên các tín đồ trau dồi và mở mang sức mạnh tiềm ẩn
trong con người và chỉ cho tín đồ làm sao sử dụng hữu hiệu nhất sức mạnh của ý
chí và trí thông minh mà không cần làm tôi mọi cho một cá nhân nào để mưu cầu hạnh
phúc trường cửu.
Không oán trách ai cả, Phật giáo dạy con người chịu trách nhiệm
hành động của chính mình. Con người phải đương đầu với thực tại cuộc đời, gánh
trách nhiệm và chu toàn nhiệm vụ, bổn phận với bản thân mình cũng như đối với
người khác. Đau khổ hay sung sướng do chính mình tạo nên và chính mình có khả
năng quét sạch mọi phiền não đau khổ, giữ an lạc, hạnh phúc bởi hiểu rõ những yếu
điểm của chính mình và tự gắng sức để vượt qua những trở ngại đó. Tâm trí của
con người không được rèn luyện chịu trách nhiệm về tất cả các rắc rối, tai biến
, nhiều loạn, bất hạnh và cả đến những thay đổi của môi trường và vật chất.
Trái lại tâm trí con người được rèn luyện có thể thay đổi tình trạng bất hạnh
trên thế giới và có thể đem lại hoà bình thịnh vượng và hạnh phúc khắp nơi cho
mọi người. Việc đó chỉ có thể làm được qua việc thanh tịnh hoá sức mạnh tinh thần.
PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT
Kỹ thuật giáo lý của Đức Phật khác hẳn các người khác. Ngài
không bao giờ sửa soạn “các bài giảng để nói trước công chúng” hay những “bài
diễn thuyết”. Ngài luôn luôn quyết định đề tài căn cứ vào sự việc xảy ra bất ngờ
hay từ nhận xét. Một trong những điểm kỳ tài của Đức Phật và tài năng của bậc
Mô Phạm này là việc thực hành phương pháp giáo huấn điêu luyện áp dụng từ “cái
biết đến cái không biết”. Thí dụ trong một dịp, Ngài cùng các đệ tử đang đi bộ
trên bờ một con sông, Ngài nhìn thấy có một khúc gỗ đang bồng bềnh trôi giữa
dòng nước, Ngài dừng lại và hỏi :” Các ông nghĩ gì về khúc gỗ này ? Khúc gỗ sẽ
ra sao ? Một đệ tử trả lời :”Khúc gỗ sẽ dạt vào hòn đảo giữa sông “. Những đệ tử
khác nói :”Nước sẽ vào khúc gỗ và khúc gỗ sẽ bị chìm ” ,“ Khúc gỗ sẽ được người
ta lấy , cắt ra để làm củi sưởi “ , “Khúc gỗ sẽ trôi ra biển “. Bây giờ ai là
người nói đúng ? Ai là người có thể tiên đoán trúng số phận khúc gỗ ? Rồi Đức
Phật giảng cuộc sống chúng ta giống khúc gỗ trôi trên dòng nước hoàn toàn bất
trắc. Không ai có thể biết được cái gì sẻ xảy đến với chúng tangày mai hay
tháng sau. Phương pháp của Đức Phật là lấy những bài học từ đời sống thường nhật
cho nên giáo lý của Ngài luôn rút từ mầm mống nơi này nơi kia và hoàn toàn
thích hợp cho kinh nghiệm của con người.
Theo đường lối như trên, Ngài thừa nhận con người hoàn toàn tự
do suy nghĩ, sử dụng giác quan thông thường để nhận định. Ngài không trình bày
một tôn giáo thực hành vì áp bức, do sợ hãi và ham muốn dục lạc.
Theo Đức Phật, một ý nghĩ, một lời nói cao đẹp mà không có hành
động tương xứng theo sau, thì chẳng khác nào như bông hoa đẹp không hương,
không kết trái.
Bát chánh đạo trình bày bởi Đức Phật là lớp đào luyện văn hoá và
tiến bộ nội tâm. Chỉ tin cậy vào những sùng bái bên ngoài, nghi lễ và cầu nguyện,
con người không thể tiến bộ trong việc phát triển nội tâm thích đáng. Chỉ trông
vào cầu nguyện để được cứu rỗi, theo Đức Phật, cũng giống như :” đòi hỏi bờ
sông bên kia chuyển qua bên này để khỏi phải mất công mệt sức” .
TỰ KHÁM PHÁ
Nhiều tôn giáo cho rằng những thông điệp được khám phá cho nhân
loại do một đấng thiêng liêng. Tuy nhiên, một số nhà duy lý luận hỏi nếu chỉ có
một đấng thiêng liêng và đấng này đã ban thông điệp lợi lạc cho tất cả nhân loại,
tại làm sao có quá nhiều niềm tin trên thế giới ? Nếu thông điệp có ý nghĩa cho
toàn thể con người thì điều khó khăn gì cho đấng thiêng liêng này công khai
loan báo cho toàn thể để không còn chỗ nghi ngờ và giải thích sai lầm? Mọi người
phải chấp nhận thông điệp ấy và sẽ không có sự xích mích giữa các tôn giáo và
toàn thể thế giới chỉ cần theo thông điệp của một đấng thiêng liêng là đủ.
Nhiều năm trước, có một cuộc hội thảo về tôn giáo tại Đại học đường
Mã Lai Á. Có tất cả năm thuyết trình viên, mỗi tôn giáo một thuyết trình viên.
Sau khi trình bày, một sinh viên hỏi :”Khi chúng tôi nghiên cứu tôn giáo của
chúng tôi, chúng tôi thu lượm được một số thông tin về thế gian, vũ trụ và cuộc
đời. Khi chúng tôi nghiên cứu về khoa học, thông tin thu lượm được hoàn toàn
khác hẳn. Thông tin khoa học ngược lại với quan điểm đạo giáo của chúng tôi.
Cho nên chúng tôi không biết nên chấp nhận tin việc học hỏi nơi tôn giáo chúng
tôi hay nơi khoa học”.
Một thuyết trình viên đáp :”Tôi tin là Thượng đế ban giáo pháp của
Ngài dưới hình thức một thông điệp cho một người, người này truyền bá đến những
người khác, cho nên chúng ta phải tin lời Thượng đế”.
Nhưng người sinh viên khăng khăng :”Làm sao ông biết được người
nhận thông điệp thông suốt được thông điệp đó một cách chính xác ? Có thể thông
điệp đã sai lạc và được giải thích lầm lẫn theo tư tưởng của họ và cứ thế truyền
lại cho hậu thế “.
Đức Phật, trái lại, không bao giờ cho rằng bất cứ việc gì đều do
nhận được từ nguồn tin bên ngoài. Trong suốt quá trình hoằng pháp của Ngài,
Ngài luôn luôn khẳng định các người dự thính cứ tự do hỏi Ngài, chất vấn Ngài về
giáo lý của Ngài để họ có thể tự mình hiểu được chân lý. Ngài nói “Hãy đến xem
và nhận xét” (Ehipassiko). Ngài không nói “Hãy đến để tin theo”.
Bất cứ lúc nào Ngài nói đến việc gì, việc đó đã được đích thân
Ngài trắc nghiệm giá trị của nó qua bản thân Ngài như một con người bình thường.
Ngài tuyên bố không có thần linh. Ngài thấu rõ mọi sự vì lẽ Ngài biết vì sao
Ngài phải chứng nghiệm khổ đau trong nhiều tiền kiếp do những hành động xấu
Ngài phạm vì ngu si. Ngài đã khó khăn mới học được. Ngài đã khuyên răn các tín
đồ của Ngài qua kinh nghiệm bản thân của Ngài. Ngài đã hoàn tất một việc phi
thường cho nhân loại bằng thực hành và nhận xét những sự toàn hảo vĩ đại
(perfections) qua nhiều cuộc sống và cuối cùng chứng nghiệm được hạnh phúc tối
thượng. Chúng ta phải tự hỏi cái nào đáng tin cậy, lời xác nhận do kinh nghiệm
bản thân của một người có thật hay tin cậy vào một người mà họ cho rằng đã nghe
thấy từ một người nào đó và người này lúc nào cũng vô hình.
TỰ DO TƯ TƯỞNG
Lời khuyên của Đức Phật là không nên tin vào lý thuyết, thờ cúng
và các trưởng giáo. Thực sự, bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải làm chủ chúng ta
qua lòng tự tin. Chúng ta đừng bao giờ chịu khuất phục phẩm giá hay sở thích của
chúng ta. Đức Phật cực lực ủng hộ giáo pháp về lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn,
giác ngộ, an lạc và tình thương đại đồng. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của hiểu
biết vì lẽ không hiểu biết, phần tâm linh bên trong đưa đến trí tuệ không thể đạt
được. Ngài nói :”Nếu quí vị muốn chấm dứt khổ đau, sợ hãi, hãy triển khai kỷ luật,
từ bi và trí tuệ “. Lúc nào chúng ta cũng phải để cho đầu óc chúng ta tự do suy
nghĩ và hiểu rõ không cần ỷ lại vào ảnh hưởng bên ngoài. Kẻ nào trông cậy vào
người khác thì chẳng khác trẻ nít. Chúng ta hãy theo gương Đức Phật, Đức Phật
nói khi Ngài thiền định để đạt giác ngộ thì không đấng thiêng liêng nào đến thầm
thì bên tai Ngài để khám phá những bí mật giấu kín của sức mạnh tinh thần.
Không một ai cho ngài một điều răn hay giới luật nào. Ngài nói :”Ta không bao
giờ có một vị Thầy nào hay một thần linh nào dạy ta hay bảo ta làm cách nào để
đạt được giác ngộ. Cái mà ta thành công là do sự cố gắng, năng lực, kiến thức,
thanh tịnh của chính ta để đạt được trí tuệ tối thượng”.
Đó là lý do tại sao Ngài nói trí tuệ “trỗi lên” nơi Ngài khi
Ngài giác ngộ. Trí tuệ tiềm ẩn trong tất cả chúng ta. Chúng ta chỉ cần tạo điều
kiện đúng, trí tuệ sẽ phát sinh.
Tự do tư tưởng, tự do tìm hiểu phát xuất từ nội dung tinh thần
và triết lý của Phật Giáo. Không có một tổ chức tôn giáo nào trên thế giới lại
tương tự, song hành như vậy. Không bắt buộc, không cưỡng bách để tin theo hay
chấp nhận giáo pháp.
Đường hướng của Phật Giáo la` thấy và hiểu. Nó là thái độ khoa học
của tâm trí. Giáo pháp vể triết lý căn bản dạy trong Phật Giáo càng ngày càng minh
chứng vững vàng bởi những khám phá mới của khoa học.
Phật Giáo ủng hộ lòng tự tin, tự kiềm chế, tự tín nhiệm, tự
thanh tịnh cho con người trong xã hội.
Một đặc tính đặc biệt của Phật Giáo là tôn giáo này liên kết chặt
với các lý tưởng dân chủ. Các cuộc bàn cãi công khai phải được khuyến khích, cả
đến những quan điểm trái ngược cũng được phát biểu đưa đến tâm trí được mở rộng
và sung mãn. Những giới của các sư nam và sư nữ được cấu tạo hoàn toàn theo các
nguyên tắc dân chủ.
Việc này làm theo Pháp khám phá ra bởi Đức Phật tối thượng, một
đấng cởi mở và uy hùng can đảm khích lệ các đệ tử không chấp nhận cả đến những
gì Ngài tuyên bố mà không khảo sát và xác tín. Thực ra, Đức Phật đã tuyên bố
Pháp là thầy của Ngài và tất cả những gìNgài làm là để tìm ra chân lý của Pháp
bao quát đã bị chìm dắm nơi con người vì ngu si. Chúng ta phải để cho tâm trí
chúng ta được tự do suy nghĩ không thành kiến và không lệ thuộc.
Trước khi Ngài qua đời, Ngài dặn dò những lới cuối cùng “Hãy tìm
nơi nương tựa ngay nơi các con”. Tại sao sau 45 năm hoằng pháp, Ngài lại thốt
ra những lời như vậy ? Tại sao Ngài không khuyên mọi người tìm sự cứu rỗi nơi
Ngài. Cái Ngài muốn nói là chúng ta không nên tìm sự cứu rỗi ỷ lại vào người
khác. Chúng ta phát triển lòng tự tin ngay nơi chúng ta. Lời khuyên răn thật
tuyệt diệu và cao thượng biết bao ! Có lẽ bây giờ quí vị có thể hỏi :”Tại sao
chúng tôi nói “Buddham saranam gaccami “ ? “(Tôi đến với Đức Phật để nương tựa
)
Khi chúng tôi nói như trên không có nghĩa là chúng tôi ỷ lại vào
Đức Phật. Chúng tôi muốn nói là nếu chúng tôi theo những phương pháp dạy bởi Đức
Phật, chúng tôi sẽ mở mang lòng tự tin để đạt được sự cứu rỗi. Chắc chắn chúng
tôi không nghĩ một ngày nào Đức Phật sẽ đến và mang chúng tôi đến “Thiên Đường”
trong một chuyến bay vinh quang.
Một số người nói rằng Đức Phật chỉ là một người bình thường
không phải là một Thượng đế, tại sao dân chúng lại theo Ngài ? Những người này
không hiểu rằng người Phật tử không trông chờ sự cứu rỗi từ nơi Đức Phật mà là
thực hành phương pháp cao thượng do Ngài dạy. Phương pháp của Đức Phật ngay từ
lúc khởi đầu là chúng ta phải làm thế nào để phát triển lòng tự tin qua việc
rèn luyện tâm trí của chúng ta. Tự mình cố gắng, tự mình thực hiện, đó là con
đường duy nhất tiến đến sự cứu rỗi.
Bất cứ ai cũng có thể đứng trước Đức Phật trong tư thế một người
có phẩm cách chứ không phải trong tư thế một người nô lệ. Với hy vọng và tự
tin, một người có thể quyết định vận mạng của chính mình. Đức Phật hoan nghênh
quí vị nếu quí vị giữ lập trường như một con người có phẩm cách. Nhưng quí vị
phải sẵn sàng tỏ ra phải chăng và chịu nghe các lý luận có ý thức trái ngược với
niềm tin của quí vị nhưng lý luận này đáng được chú ý đến. Đó là thái độ của một
người hiểu biết. Khi Ngài gần tịch diệt, rất nhiều bậc quyền quí, thái tử, tộc
trưởng, và cả đến những thánh chúng với các vòng hoa đến gặp Ngài để tỏ bày
lòng tôn kính của họ với Ngài, nhưng Đức Phật sai Anan, thị giả của Ngài, nói với
họ rằng nếu họ muốn tỏ lòng tôn kính Ngài, họ chỉ việc theo đúng giáo lý của
Ngài, vị thầy của họ. Trên đây cho thấy Ngài không muốn cá nhân Ngài được vinh
danh hay đòi hỏi một sự phục tùng tuyệt đối cho uy quyền của Ngài.
Phần II VÔ TƯ
Sau khi biết chân lý, những người hiểu biết cố gắng trau dồi tư
tưởng của họ để phòng và bảo vệ chính họ. Họ không chấp nhận hoặc bác bỏ cái gì
mà có người nói. Khrisnamurti nói những ai lúc nào cũng ỷ lại vào ý kiến người
khác là những con người thuộc hạng hai. Không chấp nhận hay tin tưởng bất cứ
cái gì được dạy trong phần thực hành tôn giáo và đồng thời không bác bỏ hoàn
toàn. Có những điều chúng ta chấp nhận là đúng nhưng sau đó chúng ta khám phá
ra những điều ấy lại sai. Ngược lại, có khi chúng ta bắt buộc chấp nhận một số
điều ta cho là sai lúc đầu thì cuối cùng là đúng. Cho nên Đức Phật khuyên chúng
ta hãy chờ đợi một thời gian để nghiên cứu, suy gẫm , quan sát, điều tra trước
khi chúng ta quyết định điều mà chúng ta nghe phải hay không phải, nên hay
không nên, chấp nhận hay bác bỏ. Chỉ dựa vào tình cảm hay niềm tin mù quáng hay
niềm lo âu, chúng ta có thể chấp nhận một số điều ngay cả khi chúng ta còn hoài
nghi. Kết quả của biếng nhác, tâm trí bối rối, chúng ta có thể bác bỏ hay không
tin những điều chúng ta nghe thấy. Nhưng chúng ta phải để cho tâm trí chúng ta
có dịp may để suy tư, và hiểu được phải hay không phải , đúng hay sai.
NIỀM TIN
Niềm tin không thôi thì không nghĩa lý gì vì lẽ niềm tin phải được
rèn luyện với sự hiểu biết phát xuất từ một tâm trí được rèn luyện. Mục đích
chính của tôn giáo là làm sao chỉ cho tín đồ cách sử dụng kiến thức với sự hiểu
biết phê phán để đạt được tối đa tình cảm hạnh phúc và nhiệm vụ của chính mình.
Dù kiến thức có nhiều thế nào đi nữa, nếu chúng ta không nhổ được gốc rễ những
hoen ố và nghi ngờ trong đầu óc chúng ta, chúng ta vẫn còn trong tình trạng
không hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được thanh tịnh ở mức cao nhất (A-La-Hán),
chúng ta hoàn toàn bật được gốc rễ tham dục, sân hận, ảo tưởng sai lầm của
chúng ta và chúng ta thiết lập được một trạng thái bình thản trong tâm hồn
chúng ta. Rồi khi những “thanh tịnh” đến thì không một tư tưởng xấu xa nào có
thể phát sinh được. Chúng ta không thể thốt ra những lời gay gắt hay phạm những
hành động tội lỗi. Một người đã thanh tịnh được tâm trí cao hơn cả trăm lần những
người có thế lực hay những người chỉ có niềm tin và kiến thức đắm chìm trong những
nhơ bẩn của tâm trí. Chúng ta cho rằng chúng ta “văn minh”,nhưng làm sao chúng
ta có thể nhận mình văn minh khi đầu óc chúng ta còn hiện rõ những nét nhơ bẩn
cùng mức độ như những tổ tiên “cổ xưa” của chúng ta đã có từ hằng ngàn năm qua
?
Trên thế giới, dân chúng chen chúc tại các chùa, nhà thờmgiáo đường
và các nơi sùng bái để cầu nguyện, hy sinh các sinh vật, thực thi khổ hạnh.
Nhưng khi họ vừa ra khỏi các nơi trên, họ vẫn sân si, tham dục, ganh tị, thù hận,
ác cảm như trước. Người dân cho rằng là người có đạo lý khi họ cầu nguyện, lễ
bái và thực thi các nghi lễ tôn giáo, nhưng “tâm trí” họ vẫn ích kỷ và bất
chánh. Nếu quả họ là những người có đạo lý, họ sẽ không còn kỳ thị lẫn nhau,
làm cho nhau đau khổ hay chế diễu lẫn nhau trong việc hành đạo. Đức Phật cố gắng
khai thị tâm trí của chúng ta để chúng ta hiểu tường tận mọi điều mà không phát
triển niềm tin cuồng tín và kỳ thị.
DỊ GIÁO
Một lý do khác tại sao giáo lý của Đức Phật không rơi vào một loại
tôn giáo đã đượcthiết lập là vì không có chỗ cho “dị giáo” trong hệ thống giáo
lý của Ngài. Dị giáo là cái gì nó thách thức “lời của đấng thiêng liêng”. Đức
Phật đã chân thành mời cả đệ tử Ngài lẫn các người chống đối Ngài đến thách thức
giáo lý của Ngài từ mọi góc độ để không còn chỗ nào nghi ngờ nữa. Đúng theo lệnh
truyền của Ngài, các đệ tử của Ngài đã lý luận về giáo lý của Ngài và ngay khi
họ đã thiết lập các trường Phật Học khác theo sự hiểu biết của họ mà khôngxảy
ra bạo động hay đổ máu. Hiện nay, trường Đại Học Phật Giáo nổi tiếng Nalanda
(đã bị phá hủy bởi bàn tay cuồng tín của tôn giáo khác), những tín đồ của các
trường Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại thừa, sống cùng nhau, nghiên cứu và bàn bạc
các quan điểm dị biệt hoàn toàn trong hoà hài. Đức Phật dạy nếu một ai tin rằng
mình biết chân lý thì đừng nên sợ sệt sự thách đố vì lẽ chân lý bao giờ cũng thắng.
Hơn thế nữa Ngài còn tích cực khuyến khích bất cứ ai thách đố giáo lý của Ngài.
Những giải đáp của Ngài cho nhiều câu hỏi làm giàu thêm giáo pháp trong cánh đồng
rộng lớn của sự tu hành được ghi lại một cách trung thực bởi các đệ tử của
Ngài. Ngày nay chúng ta có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào về Phật Giáo, chỉ việc
đơn giản tham khảo các lời giải thích của Đức Phật. Suy nghĩ hợp lý và khích lệ
việc phê phán là tối quan trọng trong Phật Giáo.
KHOA HỌC
Sự thử thách của một giáo lý tôn giáo nằm trong sự thích ứng của
giáo lý với các khám phá của khoa học và sự lôi cuốn đạt được trong tâm trí của
con người có trí thông minh cao độ. Một vài tôn giáo từng trải nghiệm sự bối rối
ở một chừng mực nào đó, vì khoa học tiết lộ các khám phá của các tôn giáo này.
Kết quả đưa đến vài sửa đổi hay việc thuyết minh lại thánh kinh của họ trở nên
cần thiết. Trên phương diện này, Đạo Phật, với giáo pháp hợp lý của Đấng Đại
Giác, không phải đương đầu với các bối rối như trên vì nguyên lý căn bản rất
phù hợp với những khám phá của khoa học. Chúng ta hãy nghiên cứu một thí dụ.
Dưới ánh sáng nghiên cứu mới nhất về nguyên tử, khái niệm cổ của
thế giới thay đổi giống như khái niệm về nguyên tử cũng tự nó thay đổi. Không
còn vật chất giống như đã từng được tin tưởng trong quá khứ; khái niệm về vật
chất được giảm thiểu đến mức năng lượng, rồi đến khái niệm về năng lực cuối
cùng cũng biến đi , đến mức độ vi tế hơn và chính các nhà khoa học cũng không
biết gọi nó là gì nữa. Những nhà khoa học bây giờ đi đến kết luận ngay đến
nguyên tử chỉ là một khái niệm, nói rộng ra thế giới cũng không là gì cả mà chỉ
là một quan niệm. Các nhà khoa học càng đi sâu vào việc nghiên cứu sự cấu tạo của
nguyên tử, họ càng chịu tin kết luận trên.
Trong Phật Giáo, lý thuyết trên đã được trần thuyết từ 16 thế kỷ
qua, nếu không phải là sớm hơn. Vào thếkỷ thứ Tư sau Công Nguyên, nhà triết học
Phật Giáo Asanga (Vô Trước )triển khai một lý thuyết gọi là Vijnapti_matra hay
Citta-matra (Duy thức) căn cứ theo tài liệu nguyên thuỷ cho là thế giới chỉ là
một khái niệm, chỉ là một tư tưởng, chỉ là một ý kiến. Ngài Asanga ( Vô Trước )
đã định nghĩa nguyên tử, và định nghĩa của Ngài từ 16 thế kỷ qua vẫn còn giá trị
đến ngày nay. Nguyên tử (Paramanu) dược hiểu như không có thực thể (Nissarira).
Sự xác quyết thể tánh của nguyên tử được hoàn thành bởi các nhà trí thức qua việc
phân tách khối vật chất đến mức độ tối hậu. Dĩ nhiên Ngài Asanga không chú tâm
đến vật lý, nhưng Ngài nói về phương diện siêu hình học và triết học. Việc quan
tâm của Ngài là bày tỏ thế giới mà người bình thường cho là thực thể, thật ra
không có gì cả, ngoại trừ một khái niệm. Theo Albert Einstein (8) khi vũ trụ được
đem phân tách không còn gì tồn tại dưới dạng vật chất cả, chỉ còn lại âm ba
rung chuyển hay các làn sóng.
Ngày nay, lý thuyết của Phật Pháp vẫn đứng vững, không bị ảnh hưởng
của tiến trình thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc
ban đầu được bày tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng trưởng đến thế nào trên
chân trời trí óc của con người, trong Giáo Pháp vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng
hoá các khám phá xa hơn nữa. Lý do vì Phật Giáo không căn cứ vào sự dẫn dụ của
trên quan niệm hẹp hòi của các tri giác sơ khai hay vì sức mạnh của nó trên tư
tưởng tiêu cực.
PHÉP LẠ
Khoa học ngày nay không bác bỏ sự có thể có được các phép lạ,
như đã từng thấy, nhưhg chỉ là bước đầu chấp nhận những cái được biết là phép lạ
và những hiện tượng phi thường chưa được biết. Đức Phật tự Ngài đã bày tỏ quan
điểm : Với Ngài các phép lạ không được coi là chứng minh được chân lý mà chỉ
trình bày thành thạo được một số ít thần thông phát triển nơi một số người. Những
người có phép lạ không nhất thiết là bậc giác ngộ hay các bậc thánh.
Như vậy, Đức Phật không những dạy đệ tử Ngài đề cao cảnh giác việc
thi triển bất cứ loại thần thông phép lạ nào mà họ đạt được mà còn báo cho quần
chúng không nên lưu tâm quá mức tới những việc thi triển thần thông. Cho nên,
xét những tôn giáo khác lợi dụng phép lạ đến hết mức để thu phục quần chúng, Phật
Giáo coi những việc đó không đáng kể và không thích đáng với nhiệm vụ chính là
mở mang tinh thần và giải thoát. Theo Đức Phật, thần thông phép lạ cao nhất phải
là : làm sao biến một người ngu si thành một người khôn ngoan.
Liên quan đến việc trên, Swami Vivekananda nói :”Ý tưởng về siêu
nhiên lên đến một mức độ nào đó, đem thần thông sức mạnh cho con người, nhưng
nó cũng đem lại ỷ lại, sợ hãi và dị đoan. Nó suy thoái thành một niềm tin khủng
khiếp trong cái yếu đuối tự nhiên của con người “.
Quan điểm khoa học và nội dung của Phật Giáo đã khiến Albert
Einstein (8) tuyên bố :”Nếu có tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học
hiện đại, tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”
ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI
Một phương diện quan trọng khác của Phật Giáo như một tôn giáo của
thế giới là quan điểm về những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Một số người
không am tường thường cho rằng Phật Giáo muốn đào thoát hay rút lui khỏi cuộc sống
thực tại, ẩn náu trong một ngôi chùa, trong một hang động hay trong rừng và sống
một cuộc đời biệt lập khỏi xã hội. Đó chỉ là sự thiếu hiểu biết mà thôi, chính
ngay Đức Phật, Ngài là một người làm việc tích cực nhất chưa từng thấy trên thế
giới. Mỗi đêm Ngài chỉ ngủ có hai tiếng rưỡi, và Ngài làm việc suốt thời gian
còn lại. Ngài đi bộ ngang dọc khắp Ấn Độ, nói chuyện và dạy bảo dân chúng.
Không phải lúc nào Ngài cũng chỉ nói đến Niết Bàn với tất cả mọi người Ngài gặp.
Ngài nói về đời sống của họ. Đức Phật nói, Ngài không kỳ vọng người mới vào đạo
có thể thi hành ngay được Chân Lý cao thượng nhất. Theo Ngài thì phải tuần tự
vi tiến. Cho nên giúp đỡ bằng nhiều cách, phù hợp trình độ và mức tiến triển,
là một phần của tôn giáo này. Một cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị tích cực
không thể tách xa cuộc sống đạo lý thực sự.
Trong tôn giáo của Đức Phật, ta thấy một hệ thống đạo đức toàn
diện và một lý thuyết siêu hình siêu việt bao gồm một tâm lý cao thượng. Nó
thích hợp với mọi tầng lớp. Với những người bình dị,nó cung cấp một qui tắc
luân lý, một sự thờ phượng đẹp đẽ, một niềm hy vọng cuộc sống tại thiên đường.
Với những người nhiệt tình sùng đạo, nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một
triết lý cao thượng, và những lời giáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải
thoát khỏi khổ đau. Nhưng giáo lý căn bản vẫn là sự thanh tịnh hoá con người. Sự
tiến bộ về tinh thần không thể có được nơi người không có cuộc sống trong sạch
và từ bi.
Trong hình thức thực hành phổ thông cho đại chúng vời những lễ
nghi, diễu hành, và các hội liên hoan hoà nhập các tập tục truyền thống, Phật
Giáo tạo một động cơ thúc đẩy rộng lớn, kinh nghiệm và thực tế cho nền giáo dục.
Những hoạt động trong gia đình, các cuộc lễ trong xóm làng, hoạt động văn hoá
và các dịp như sanh, tử, cưới xin, tưởng niệm là những lúc giáo lý được sử dụng
bán chính thức để dạy con người. Các em nhỏ học hỏi được nhiều về tập quán,
phong tục, giá trị và cả đến những nguyện vọng qua quan sát hay tham dự vào những
hoạt động giáo dục bán chính thức này. Thanh niên và các người đứng tuổi cũng
được hưởng lợi ích từ các hoạt động này.
Ngoài trình độ cá nhân và sự giải phóng con người, Phật Giáo
công nhận gia đình là một đơn vị của xã hội và quốc gia. Cho nên từ một người nội
trợ tầm thường mà mục đích tối thượng là đạt được vật chất đầy đủ nơi cuộc đời
hiện tại và về với cảnh trời sau này, Phật Giáo cung cấp một qui tắc giáo lý
đơn giản -nói trong kinh Sigalovada (Thi-Ca-La-Việt)- sự thực hành làm vững mạnh
sự đoàn kết trong cộng đồng. Qui tắc giáo lý này bảo đảm sự liên hệ chính đáng
giữa người trong gia đình, giữa chủ nhân và người làm công.
Trong một bài thuyết giảng, Đức Phật đề ra 10 điều khuyên răn dạy
ta phải kính trọng và chu toàn bổn phận trách nhiệm đối với cha me., con cái,
chồng vợ, những người liên hệ trong gia đình, những bậc cao niên, những người
đã chết, thánh thần và để sống hoà hợp trong xã hội không phương hại đến quần
chúng và tiến bộ với một cuộc sống không tội lỗi.
Giáo lý trên đem hạnh phúc cho mọi người trong xã hội vì mục
đích là đem lại sự thực hành chuyên cần, những hành động thân hữu, đặc điểm của
con người thật sự vị tha.
Mặt khác người tiến bộ hiểu được các chướng ngại của cuộc sống
gia đình ( con đường hoen ố của dục vọng ) có thể lựa chọn qui tắc giáo lý và đạo
đức cao hơn đề cập trong Giới Luật Vinaya ( Luật Tạng). Những phẩm hạnh này
giúp cho người đó sống đời thanh tịnh, thánh thiện, từ bỏ mọi xiềng xích của
các dục lạc trần tục.
GIÁO LÝ
Giáo lý của người Phật tử căn cứ vào sự tự do và hiểu biết. Vì lẽ
giáo lý phát xuất từ nhu cầu của xã hội, để tự gìn giữ, nó cần thiết phải phù hợp
với hoàn cảnh và thời gian, cho nên giáo lý phải tương đối. Thật ra, không thể
có giáo lý hay đạo đức nào được chấp nhận nếu nó bắt nguồn từ sự ép buộc hay
can thiệp của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào cá nhân đó. Cá nhân phải được
hoàn toàn tự do khỏi tất cả ràng buộc để giáo lý được thực sự hữu hiệu.
Tâm từ (Metta) là căn bản của tất cả giáo lý và đạo đức trong Phật
Giáo. Do lòng từ bi, phát xuất các giới luật luân lý và đạo đức, các cơ quan xã
hội, pháp lý, an sinh. Bình đẳng, tình huynh đệ, khoan dung, thông cảm, kính trọng
đời sống, kính trọng quan điểm của người khác, kính trọng tôn giáo khác, tất cả
những thứ đó bắt nguồn từ tâm Từ. Dựa theo nguyên tắc cao thượng vĩ đại, Phật
Giáo luôn luôn là một tôn giáo hoà bình. Chiều dài lịch sử của Phật Giáo không
dấu vết của chiến tranh, ngược đãi hay tranh chấp vì dị giáo. Về phương diện
trên, Phật Giáo là duy nhất trong lịch sử các tôn giáo. Gương cao thượng của Đức
Phật trong vấn đề này được Swami Vivekananda đề cập trong một thời thuyết giảng
về karmayoga (nghiệp trong Du Già ): “Toàn thể nhân loại đã xuất hiện một người
như thế, một triết lý như thế, một cảm tình sâu đậm như thế. Nhà triết học vĩ đại
thuyết giảng triết lý cao thâm nhất, thương cảm sâu xa đến cả loài vật thấp hèn
nhất, và không bao giờ đòi hỏi một chút gì cho mình cả. Ngài là lý tưởng của Du
Già Karma, hành động hoàn toàn không động cơ nào thúc đẩy, và lịch sử nhân loại
chứng minh Ngài là người chưa từng có, không thể so sánh, một sự kết hợp vĩ đại
của con tim và khối óc chưa bao giờ từng có.”
Về phương diện xã hội và luân lý, nhà Triết học Đức, giáo sư Max
Muller nói: “Giáo lý căn bản của người Phật tử tự nó là một hệ thống hoàn hảo
nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.”
Về điểm trên, tất cả các lời chứng nhận từ bốn phương chống đối
cũng như thiện cảm đều đồng ý; dù họ đã là các triết gia, các nhà thuyết giáo,
các nhà siêu hình học tinh tế, các nhà lý luận, vì nơi đâu chúng ta có thể tìm
được một hoá thân của tình thương, tình thương không phân biệt giai cấp, tín điều,
màu da, tình thương vượt qua biên giới của nhân loại bao gồm tất cả chúng sinh,
một tình thương biểu hiện chân lý của lòng thương yêu thân ái bao la (Metta) và
không tổn hại ?
Albert Schweitzer nói :”Trên quả địa cầu này, Đức Phật đem ý
nghĩa chân lý giá trị trường cửu và tiến bộ đạo đức không chỉ riêng cho Ấn độ
mà cho tất cả nhân loại. Đức Phật là một bậc đạo đức kỳ tài vĩ đại nhất chưa từng
thấy có trên hoàn vũ.”
Xa hơn nữa, giáo sư Rhys Davids (9) nhận định :”việc nghiên cứu
Phật Giáo phải được coi là phần cần thiết của bất cứ một lớp nào về đạo đức và
không nên chỉ bàn đến qua loa trong một hay hai trang mà phải có được sự thừa
nhận thích đáng chiều sâu lịch sử của sự tiến hoá đạo đức.”
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong phạm vi cơ cấu tổ chức của người Phật tử, khả năng phát
triển kinh tế trên căn bản tích cực và hiệu quả nhận được sự chú ý đặc biệt của
các quốc gia giàu có cũng như các quốc gia đang phát triển. Lý thuyết phát triển
kinh tế hiện đại đã thất bại trong việc kìm hãm mức gia tăng các vấn đề môi
sinh và xã hội trong hầu hết các xã hội phát triển thì Phật Giáo có lối thoát
khỏi bế tắc này.
Kinh Cakkavatti Sihananda (Ca Diếp Sư Tử Hống) trong Digha
Nikaya (Trường bộ kinh) nêu rõ rằng nghèo khổ là nguyên nhân của tội ác và vô
luân. Đức Phật và các đệ tử Ngài dạy dân chúng giá trị của cải kiếm được và sự
quan trọng của sự phát triển kinh tế cho đời sống hạnh phúc của họ. Trong kinh
Kutadanta (Cửu La Đàn Đầu) trong tập Digha Nikaya Đức Phật cũng bày tỏ tội ác
như cướp bóc không thể ngăn được bằng hình phạt. Để có thể kiểm soát được hữu
hiệu và ngăn chận được những tội ác,phải tạo cơ hội cho họ có công ăn việc làm
để họ có được một đời sống thoải mái.
-An ninh kinh tế (atthi Sukha)
-Vui trong sung túc (bhoga-sukha)
-Không mắc nợ (anana-sukha)
-Sống cuộc đời không tội lỗi (anavajja-sukha)
Trên đây là bốn hạnh phúc cho người cư sĩ. Khả năng trong nghề
nghiệp (uthana sampada ), gìn giữ được của cải, thân hữu với bạn tốt (kalyana
mittata), chi tiêu trong khuôn khổ lợi tức (samajivikata) là bốn điều đem lại hạnh
phúc cho dân chúng trên thế giới.
Nhiều ý tưởng mẫu mực cho một xã hội tiến bộ, cũng như nhiệm vụ,
bổn phận cho gia đình lẫn xã hội, vì lợi ích qua lại của cả hai, được ghi trong
các bài giảng trong kinh Sigalavoda (Thi Ca La Việt), Parabhava (Tác Hữu) và
Vasala (Tỳ Xá Li).
Bằng chứng hiển nhiên, từ lời nhận định trong kinh Dhammapada
(Pháp Cú) cho thấy Đức Phật chú ý thẳng đến những vấn đề khó khăn của chính phủ
với lòng từ bi và một quan điểm khuyến khích một hình thức pháp lý không làm tổn
thương đau khổ cho người dân. Pháp lý phải ngăn ngừa đau khổ dưới ách chuyên chế
, sưu cao thuế nặng đặt ra bởi các nhà cầm quyền bất chính.
Phật Giáo dạy một nước phải cai trị theo đúng 10 nhiệm vụ của một
vị vua theo đúng chánh pháp (dasan raja dharma) :
-Tự do tư tưởng (dana)
-Luân lý (sila)
-Cho tất cả những gì lợi ích cho dân (pariccaga)
-Trung thực và liêm chính (ajjava)
-Ân cần và hoà nhã (maddava)
-Mộc mạc chân phương trong thói quen (tapa)
-Xa lánh oán ghét, ác ý, căm thù (akkadha)
-Bất bạo động (avihimsa)
-Kiên nhẫn, chịu đựng, khoan dung, thông cảm (khanti)
-Không chống đối, không che dấu, nghĩa là không bao che, cản trở
bất cứ biện pháp gì mang lại hạnh phúc cho dân (avirodha)
Theo đường lối nầy, Đức Phật và các đệ tử dạy dân chúng các ý niệm
quan trọng liên quan đến sức khoẻ, vệ sinh, kiếm tiền cho đời sống, giao tế hỗ
tương, hạnh phúc xã hội và một chính quyền công bằng- tất cả vì lợi ích cho người
dân.
Bà H.P Blavatsky, chủ tịch hội Thần học vào cuối thế kỷ 18 đã
tuyên bố như sau :”Đức Phật là người đầu tiên biểu hiện đạo đức cao thượng ấy
trong giáo lý của Ngài cho đại chúng và đã làm cho quần chúng trở thành nền tảng
cốt yếu nhất của giáo pháp đại chúng của Ngài. Điều này cho thấy sự cách biệt lớn
lao giữa Phật Giáo đại chúng và bất cứ tôn giáo nào khác. Trong khi các tôn
giáo khác, nghi thức và giáo điều nắm giữ trước nhất và nằm chỗ quan trọng nhất
nhưng trong Phật Giáo đạo đức bao giờ cũng là điều được nhấn mạnh nhất”.
CHÍNH PHỦ
Ngay cả đến hệ thống nghị viện ngày nay cũng mang sắc thái giống
hệt như đã thường áp dụng trong Phật Giáo. Hầu tước của Zetland, nguyên phó
vương Ấn độ phát giác :”Quả thật theo tài liệu Phật Giáo, chúng ta phải thừa nhận
cách thức điển hình về các cơ cấu đại diện tự quản trị lúc sơ khai được chỉ đạo.
Có thể là một điều ngạc nhiên cho nhiều người khi họ biết rằng trong các cuộc Hội
nghị của Phật Giáo từ trên 2500 năm qua, người ta đã thấy những hoạt động giống
như ngày nay của chúng ta thực thi tại nghị trường. Thẩm quyền trong hội nghị
được bảo vệ bằng cách bổ nhiệm một giới chức đặc biệt-Viện trưởng đầu tiên
trong Hạ nghị viện của chúng ta. Một giới chức thứ hai được bổ nhiệm để kiểm
soát khi túc số cần thiết được bảo đảm – theo kiểu nghị viện Chief Whip trong hệ
thống của chúng ta. Một nhân viên phụ trách điều động dưới hình thức biểu quyết
sau khi vấn đề được mang ra thảo luận. Trong một vài trường hợp, vấn đề chỉ phải
làm một lần, và đến ba lần trong các trường hợp khác, thủ tục tại nghị viện đòi
hỏi dự án phải được đọc lần thứ ba trước khi dự án này thành luật. Nếu cuộc thảo
luận có những ý kiến dị biệt, vấn đề phải được quyết định bằng đa số tuyệt đối
trong một cuộc đầu phiếu kín.”
HẠNH PHÚC
Tôn giáo nầy không phải một tôn giáo để người dân chỉ biết tuân
theo mà là để học hỏi, hiểu biết và thực hành để đạt kinh nghiệm vàhạnh phúc.
Một hôm Đức Phật đi bộ trong rừng, Ngài nắm trong tay vài chiếc
lá cây và tuyên bố những gì Ngài dạy đệ tử chỉ như chiếc lá trong lòng bàn tay
của Ngài. Toàn bộ giáo Pháp giống như tất cả các lá cây trong rừng. Giáo Pháp
mênh mông rộng lớn không tưởng tượng nổi, Đức Phật dạy những điều chủ yếu, cần
thiết ngay cho nhiệm vụ cấp thời để chấm dứt khổ đau và được giải thoát. Đức Phật
dạy chúng ta phải làm thế nào để tự chúng ta thoát khỏi khổ đau. Kiến thức trần
tục còn lại không quan trọng. Vì ngu si, chúng ta đã dành thời gian cả cuộc đời
cố gắng đương đầu với các khổ đau ấy, như lo lắng, đau buồn và mâu thuẫn. Việc
đó là do chúng ta không hiểu bản chất thực sự của cuộc sống và những nguyên
nhân của khổ đau. Thí dụ chúng ta hãy lấy ba đặc tính của Pháp là Vô thường
(Anicca), Bất toại nguyện (Dukkha) và Không có thực chất (Anatta, vô ngã). Toàn
thể vũ trụ này đều chung số phận của ba đặc tính trên. Không có sức mạnh nào có
thể ngăn chận được bước tiến của sự thay đổi hiện hữu từ lúc ta sanh ra và
trong đó đã ẩn tàng nguyên nhân của đau khổ. Chúng ta chẳng cần gì khác nữa để
nhận thức được về nguồn gốc của khổ đau.
Chúng ta muốn gì ngoài đời sống? Làm sao để chúng ta đạt được hạnh
phúc? Bất toại nguyện và hậu quả là không hạnh phúc đến từ nơi chúng ta không
hiểu mọi vật đều thay đổi và đi đến tan rã. Đó là luật của vũ trụ. Nhưng vì sự
ngu si và niềm tin lầm lẫn về cái ngã của chúng ta, chúng ta muốn sinh tồn
trong trạng thái luôn luôn không bao giờ thay đổi. Việc đó không bao giờ có thể
xãy ra được. Chúng ta muốn giữ của cải tài sản, sức khoẻ và tuổi thanh xuân của
chúng ta. Nhưng rồi ngày nào đó tất cả mọi thứ đó đều bị quét sạch như ngọn đèn
bị gió thổi tắt. Khi chúng ta nhận thấy những nét đẹp kiều diễm thay thế bằng
những nếp da nhăn nheo và tóc bạc, chúng ta lo lắng và trở nên không hạnh phúc
vì chúng ta từ chối chấp nhận sự thay đổi bản chất của vạn vật.
Đức Phật dạy chúng ta hãy suy gẫm các điều đó, chúng ta sẽ hiểu
và nhổ tận gốc nguồn không hạnh phúc của chúng ta. Giáo lý của Đức Phật soi
sáng đường lối cho nhân loại để bước qua thế gian mù quáng bởi dị đoan, căm thù
và sợ hãi để tiến tớimột thế giới ánh sáng mới, một thế giới của tình thương, hạnh
phúc và phẩm hạnh.
Edwin Arnold (10) mô tả con đường của Đức Phật trong thi phẩm
“Ánh sáng Á châu” :
“Đây hoa nở trên cây nhân loại
Đã bừng nở qua nhiều vạn kỷ
Làm thế giới chan hoà
Hương thơm trí tuệ
Và mật ngọt tình thương”.
VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta cũng phải lưu ý đến điều này dù
chúng ta đang còn trẻ, theo dòng thời gian, chúng ta sẽ già. Chúng ta đang mạnh
khoẻ, chúng ta phải nghĩ đến lúc nào đó chúng ta sẽ phải đau yếu. Khoẻ mạnh
không tồn tại mãi. Khi chúng ta sửa soạn cho chúng ta một cách khôn ngoan cho
việc suy tàn, già, bệnh và cuối cùng : cái chết, thì chúng ta sẽ không bị khó
khăn trong việc chấp nhận các bất hạnh này. Hiểu biết những việc đó là điều kiện
trần thế mà mọi người phải đối mặt, chúng ta có thể dũng cảm chịu đựng bất cứ một
khổ đau nào. Đó là sức mạnh, nơi “nương tựa” mà Đức Phật hứa khả. Có những kẻ
rên siết và khóc than khi gặp bất hạnh. Điều này không là gì ngoài sự thiếu hiểu
biết. Than van về các bất hạnh đó không làm cho đau khổ mất đi.
Muốn tránh đau thương và bất hạnh đến với chúng ta, chúng ta phải
làm cho tâm trí chúng ta vững mạnh hơn bằng sự thấu hiểu.
Không có gì hay bất cứ ai đến với cuộc sống mà thoát được tiến
trình thiên nhiên “đưa đến kết thúc”. Phải có một kết thúc. Nếu không thì mọi
thứ không hiện hữu. Chúng ta cần phải không sợ hãi hiện tượng hoàn toàn thiên
nhiên ấy. Tất cả chúng ta phải lưu ý ngay cả đến cái chết chưa phải là kết liễu
cuộc sống mà là bắt đầu một cuộc sống khác. Chúng ta được biết với thi sĩ
Wordsworth :”Linh hồn nổi lên với chúng ta, ngôi sao của đời chúng ta, đã mọc tại
nơi nào đó, đến từ xa”. Khi chúng ta biến đi từ thế giới vật chất này, một đời
sống khác hiện ra nơi nào đó – tại sao chúng ta phải lo lắng? Phải chăng đơn giản
là chúng ta có một giấy thông hành mới trong cuộc hành trình của chúng ta qua
ngả luân hồi (samsara) ?
Các dân tộc tiến hoá rồi diệt vong; các đế quốc trỗi lên rồi tan
rã; các lâu đài đồ sộ được kiến thiết rồi sụp đổ dưới cát bụi - con đường của
thế giới là như vậy. Những bông hoa lộng lẫy quyến rũ khách qua đường; ngày hôm
sau đã tàn lụi và héo khô.
Từng cánh hoa rơi và rồi tất cả đi vào lãng quên. Những cuộc vui
và những thành quả đạt được tột bực trên thế gian cũng chỉ là trò biểu diễn nhất
thời. Kẻ đắm mình trong dục lạc than van khóc hận khi dục lạc không còn và càng
chịu nhiều đau khổ. Vì lẽ không có gì trường tồn trên thế gian này nên con người
không nên hy vọng đạt được hạnh phúc tối đa của nó. Lời khuyên của Đức Phật là
hãy suy gẫm sự tạm bợ của trần gian và những dạng thức bất toại nguyện (khổ) tiềm
ẩn trong mọi biểu hiện cuộc sống trần ai.
Thế giới nầy, mặt trời, mặt trăng, dải ngân hà, chính cả vũ trụ,
tất cả đều bị chi phối bởi luật bất di bất dịch : Vô thường.
Nếu chúng ta vâng theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta sẽ không
phiền não trước viễn cảnh chia lìa người thân, tài sản và của cải. Điều này
không có nghĩa là người Phật tử không được nếm vui trần tục. Chúng ta phải theo
con đường Trung Đạo. Chúng ta vẫn có thể có những thú vui vừa phải mà không vi
phạm nguyên tắc luân lý, không trở thành nô lệ cho các thú vui này và hiểu thấu
thú vui này phải không gây trở ngại việc phát triển tinh thần.
Chồng vợ, cha mẹ con cái phát triển mạnh mẽ dây thân ái với
nhau. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Điều này quan trọng cho họ để sống cuộc đời
trên trần thế. Tuy nhiên đồng thời chúng ta phải đương đầu với sự thực là chính
những luyến ái đó là nguồn gốc của đau thương và khổ não có thể đưa đến sự tự tử
nữa. Để loại bỏ điều khó khăn này, luyến ái được chấp nhận nhưng với hiểu biết.
Bổn phận của một người là phát triển thương yêu bởi biết rằng ngày nào đó sẽ có
chia lìa. Dưới điều kiện như vậy, con người sẽ biết làm sao để đương đầu với
trường hợp chia ly khi nó xảy đến. Một người tránh được nóng giận và tự tử vì đầu
óc người đó đã được huấn luyện.
Cái mà Đức Phật đóng góp cho nhân loại là an ủi, giúp chúng ta
hiểu đượctất cả những khó khăn có thể xảy ra và làm sao để đương đầu với các
khó khăn ấy. Cầu nguyện sức mạnh bên ngoài có thể là giải pháp nhất thời cho ta
thấy an lạc trong thời gian ngắn ngủi. Nhưng chẳng khác chúng ta nhức đầu mà chỉ
uống có hai viên thuốc giảm đau. Sau ba tiếng cơn đau lại tái phát, vì nhức đầu
không phải là bệnh mà là triệu chứng mà thôi. Thuôc giảm đau không phải là thuốc
để trị bệnh. Những ai hiểu được là có khả năng làm hết nguyên nhân của khổ đau.
Giáo lý của Đức Phật cho chúng ta sự hiểu biết đó.
KẾT LUẬN
Tôi hy vọng rằng việc trình bày này khiến quí vị thấy được Phật
Giáo đứng tách rời như một hệ thống tôn giáo thực hành. Đức Phật là một bậc Thầy
vĩ đại, đem lợi ích và là một lương y. Ngài luôn nhắc nhở các tín đồ mục đích của
Ngài là giảng giải cho con người biết bản chất của khổ đau và bất toại nguyện
như thế nào và phải làm sao để đoạn trừ nó. Ngài hứa hẹn hạnh phúc trên đời này
cho những ai theo phương pháp cao thượng của Ngài bằng quyết tâm và quán triệt
thích đáng.
Thật không may vì trong nhiều tôn giáo hiện hữu, các tín đồ không
được khích lệ để kính trọng các bậc lãnh đạo tôn giáo khác. Họ lại được răn dạy
là nếu làm như vậy, họ đã phạm tội, và tệ hơn nữa, là họ phải xuống địa ngục vì
tội lỗi đó. Đức Phật dạy rõ ràng cho chúng ta là phải kính trọng những ai đáng
kính trọng. Mặc dù chúng ta có thể không đồng ý với một vài quan điểm mà họ nắm
giữ, nếu họ thành thực cố gắng để phục vụ và nâng cao nhân loại, chúng ta phải
kính trọng họ vì lẽ đó. Đạo nào cũng có người cao quí.
Đức Phật không khuyên các đệ tử của Ngài đi cải đạo dân chúng,
những người mà (nếu không theo ) sẽ đoạ địa ngục. Đúng hơn là chỉ cho họ thấy
trên thế giới này cái gì phải, cái gì trái, cái gì tốt và cái gì không tốt,
khuyến khích họ đến xem để tự nhận xét sự thật mà Ngài dạy.
Ngài và tín đồ của Ngài không chỉ trích những người khác đạo là
những người “phạm tội” bị đày đoạ vĩnh viễn nơi địa ngục. Theo người Phật tử, cả
đến những người “không đạo” nhưng sống trong phẩm hạnh có lòng từ bi và thiện
chí có thể “lên thiên đường”, đó là chứng được hạnh phúc.
Khi chúng ta được mãn nguyện, chúng ta ở “thiên đường”. Khi
chúng ta đau đớn về thể xác và tinh thần, chúng ta ở “địa ngục”. Chẳng cần phải
chờ đến lúc chết mới chứng nghiệm được những trạng thái đó.
Phật Giáo là độc nhất vô nhị vì lẽ chúng ta có thể nói đến “tôn
giáo” này cả đến khi không cần nhắc đến thiên đường hay địa ngục. Tôi tin là
các người khác không thể nói đến tôn giáo theo cách nầy.
Thông điệp thiện chí và hiểu biết của Đức Phật cho tất cả chúng
sanh là một thông điệp vũ trụ. Thế giới ngày nay cần thông điệp cao thượng này
hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại.
Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất trình bày chân lý tuyệt đối
chỉ dạy con người làm sao sống hoà bình, hoà hợp với chúng sanh đồng loại.
______________
CHÚ THÍCH CỦA DỊCH GIẢ
(1)ALDOUS LEONARD HUXLEY : (1894-1963). Một trong những tiểu
thuyết gia hàng đầu của thế kỷ 20. Những tác phẩm chính của ông gồm có : Thế Giới
Mới Lộng Lẫy, ấn hành năm 1932; Triết Lý Vĩnh Cửu, xuất bản năm 1945 và Những Cửa
Ngõ Của Tri Giác, phát hành năm 1954.
(2)SARVEPALLI RADHAKRISNAN : Sanh 5 tháng 9 năm 1888 tại
Tiruttani, tiểu bang Andhara Pradesh (Đông Nam Ấn độ). Là nhà giáo dục kiêm
chính trị gia Ấn. Ông làm giáo sư dạy triết tại Đại học Calcutta từ năm 1921 đến
1931; giáo sư dạy môn tôn giáo và đạo đức Đông phương tại Đại học Oxford (Anh
quốc) từ năm 1936 đến năm 1952. Ông giữ chức Viện trưởng Đại học Delhi (thủ đô Ấn)
từ năm 1953 đến 1962 và được bầu làm Tổng thống Ấn độ từ năm 1962 đến 1967. Ông
qua đời tại Madras (Nam Ấn) ngày 16 tháng 4 năm 1975. Những tác phẩm chính của
ông : Triết học Ấn độ, 2 cuốn xuất bản năm 1923-1927; Triết lý Áo Nghĩa Thư ấn
hành năm 1924; Tôn giáo Đông Phương và Tư Tưởng Tây Phương.
(3)HERBERT GEORGE WELLS : (1866-1946). Là sử gia, nhà văn và cải
cách xã hội nước Anh. Năm 1893 ông dạy môn khoa học và làm ký giả. Những tác phẩm
của ông gồm có các truyện khoa học giả tưởng : Máy Thời Gian, ấn hành 1895; Con
Người Vô Hình, 1897. Cuốnsách nổi tiếng của ông là Lịch Sử Đại Cương xuất bản
năm 1920.
(4)IMMANUEL KANT : (1724-1804). Triết học gia Đức. Các tác phẩm
của ông nhằm vào việc phân tích lý thuyết, lẽ phải tinh thần và khả năng xét
đoán của con người. Ông đã gây ảnh hưởng rộng lớn đến các phong trào hoạt động
trí thức của thế kỷ 19 và 20.
(5)ALFRED NORTH WHITEHEAD : (1861-1947). Toán học gia và Triết
gia Anh quốc. Ông tập trung vào toán hợp lý (lô gíc), chứng minh tất cả toán
nguồn gốc do một số khái niệm hợp lý. Ông cũng phát minh một hệ thống triết học
toàn diện đi đôi với khoa học hiện đại.
(6)ANATOLE FRANCE : (1824-1924). Tiểu thuyết gia và Triết gia
Pháp. Các tác phẩm của ông thể hiện cả về mặt văn chương trong sáng lẫn phản
ánh một sự châm biếm sâu sắc. Ông tượng trưng bộ mặt chủ yếu về truyền thống tự
do nhân bản của văn chương Pháp.
(7)JAWAHARLAL NEHRU : (1889-1964). Nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại Ấn,
tranh đấu độc lập và cải cách xã hội, là vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn độ độc lập,
giữ chức vụ này đến khi mất.
(8)ALBERT EINSTEIN : (1879-1955). Nhà Vật lý học Hoa kỳ sanh tại
Ulm (Đức). Năm 15 tuổi, ông nhập tịch Thụy Sĩ. Làm giáo sư Đại học Zurich (Thụy
sĩ) năm 1909-1911, Đại học Prague (Tiệp khắc) 1911-1912; Đại học Bá linh (Đức)
năm 1914. Năm 1933, ông sang Hoa kỳ, được mời làm hội viên Viện Nghiên Cứu Tiến
Bộ Princeton (New Jersey). Năm 1940, ông nhập tịch, trở thành công dân Mỹ. Tác
giả thuyết Tương Đối, phổ biến nguyên nhân tổng quát lý thuyết này năm 1916. Được
tặng Nobel Vật Lý năm 1921. Tác giả cuốn Ý Nghĩa về Thuyết Tương Đối xuất bản
năm 1923 và cuốn Những Nhà Kiến Tạo Vũ Trụ ấn hành năm 1932 v.v
(9)RHYS DAVIDS (1842-1922). Sanh tại Colchester, Anh quốc. Tiến
sĩ Davids là một học giả nghiên cứu đặc biệt về tiếng Pali và Phật Giáo. Các
tác phẩm của ông gồm có : Phật Giáo, xuất bản năm 1978. Phật Giáo từ tiếng
Pali, ấn hành 1871, Phật Giáo tại Ấn, xuất bản 1903, và Phật Giáo Nguyên Thủy,
xuất bản 1908.
(10)EDWIN ARNOLD (1832-1904). Nhà thơ và ký giả nước Anh. Tốt
nghiệp Đại học King College ở Luân đôn. Viện trưởng viện Đại học Deccan, Bombay
từ năm 1856 đến 1861; Chủ bút báo Daily Telegraph phát hành tại Luân đôn từ
1873-1901; Tác giả tập thơ nổi tiếng “Ánh sáng Á châu” diễn tả cuộc đời và giáo
lý của Đức Phật, xuất bản năm 1879.
No comments:
Post a Comment