Saturday, November 16, 2013

CÁC VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HÔM NAY HUMAN LIFE AND PROBLEMS - Phần Cuối

NGHIỆN RƯỢU

Nghiện rượu là bệnh kinh niên gây nên tinh thần hỗn loạn. Đặc điểm của bệnh này là bởi uống rượu hoài hoài quá mức thông thường.
Từ ngữ 'nghiện rượu' rất khó để định nghĩa vì con người có những phản ứng khác nhau với rượu và cách thức họ dùng nó. Thường từ 10 đến 15 năm ưống năm ly hay hơn một ngày (ít hơn với phụ nữ) thì một người phát triển triệu chúng của người nghiện - đó là sự suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và các quan hệ xã hội của người đó. Thực chất, nghiện rượu không thể đo lường bằng số lượng rượu uống nhưng mà là cách thức người ấy uống để đối phó với khó khăn đời sống và hậu quả ảnh hưởng đến hạnh phúc vật chất con người.

Lạm dụng rượu lâu ngày có thể tác hại tất cả các cơ quan chính yếu của cơ thể. Bắt đầu nó có thể tác hại tế bào cơ tim, dẫn đến đau tim và chết. Vì rượu thấm nhập vào gan, cơ quan có công năng vô hiệu hóa và loại một số chất độc, gan rất dễ bị rượu gây tác hại.
Nghiện rượu có thể làm cho gan lớn ra, sưng lên, và phát triển bệnh ngặt nghèo gọi là bệnh sơ gan. Một trong những tác hại nhất là óc. Nghiện rượu có thể làm hư hại óc và làm tinh thần hỗn loạn.
Rượu uống vào những tháng mới mang thai có thể tác hại tim đứa trẻ chưa sinh. Phụ nữ mang thai uống rượu gây ra hàng loạt bệnh bất thường cho đứa trẻ chưa sinh (triệu chứng của rượu với bào thai).
Sự chịu đựng chất rượu có nghĩa là hóa chất trong cơ thể điều chỉnh dần dần phù hợp với lượng rượu uống vào. Kết quả là phải dùng thêm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được. Do đó, có người ít khi uống rượu, có thể trở nên say dù chỉ uống có một ly rượu vang. Sự chịu đựng, thực ra, là một trong hai dấu hiệu then chốt của sự lệ thuộc vào rượu. Dấu hiệu thứ hai là sự phát triển các triệu chứng khi người ngưng không uống rượu. Khả năng uống nhiều tùy thuộc một số yếu tố, chẳng hạn như cơ cấu hóa chất của người ấy, tình trạng thể chất và tinh thần, thời gian uống bao lâu, số lượng đồ ăn trong dạ dày trong khi uống.
Một số tổ chức, trong các cuộc liên hoan hội họp, khuyến khích thanh thiếu niên tham gia vào thi đua uống bia treo những giải thưởng hấp dẫn cho những người thắng cuộc. Những tổ chức nhu vậy vô hình chung đã đẩy các thanh thiếu niên khờ dại, nhiều đứa chưa bao giớ biết uống một loại rượu nào, vào hàng người nghiện, đưa đến đủ loại khó khăn cho xã hội và gia đình và cho cộng đồng.
Có thể một người uống nhiều quá có thể chết không? Tuy hiếm nhưng vẫn xẩy ra, thường là trong các cuộc thi đua uống. Đó là vì trong những trường hợp như vậy có một số lượng lớn các loại rượu được đem ra uống và uống mỗi lần cạn ly. Uống một số lượng quá nhiều có thể làm cho hệ thống hô hấp không chịu nổi, và lại vừa bị nôn mửa, có thể dẫn đến tắt thở. Thêm vào, chất rượu quá nhiều có thể giảm thiểu chất glucose sản sinh, gây hôn mê. Rượu cũng có thể hạ thấp ngưỡng cảm giác đau đớn, và làm suy yếu khả năng đông máu.
Giới cuối cùng trong năm giới cấm của người Phật Tử là tuyệt đối không uống rượu và các chất say. Triệt để tuân hành giới cấm này rất quan trọng với người Phật Tử cho hạnh phúc về tinh thần cũng như thể chất của con người vì nếu không giữ giới này, giới này nó có thể làm hại giá trị của tất cả các giới kia.
Kết thúc một buổi liên hoan, một tiệc rượu, thói quen giữa người khách và chủ nhân là uống thêm một ly trước khi lên đường đi về, cần phải loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Luật lệ của chính phủ hiện nay " lái xe không được uống rượu " phải được tuân hành, triệt để tuân hành để bảo đảm an ninh cho tất cả mọi người trên đường lộ.
Quán rượu mọc lên như nấm khắp các thành phố và lôi cuốn thanh thiếu niên lao vào thói quen uống rượu. Nhiều màn trình diễn thiếu đứng đắn được thấy tại các quán rượu và disco, ngược lại với giấy phép được cấp phát khiến các nơi này bị cảnh sát tấn công bắt bớ.
Đối với những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, một ly rượu mạnh hòa với đường và nước giúp họ khuây khỏa. Tuy nhiên một số lại uống quá nhiều, kết quả trở nên say xỉu, hung dữ tạo thành bạo lực gia đình tại nhà. Nhiều người lợi tức thấp cũng say mê uống rượu đế cất từ gạo. Nhưng điều làm cho nhà chức trách lo lắng là nhiều người uống rượu đế rẻ tiền, chưng cất thiếu vệ sinh dẫn đến nhiều trường hợp tử vong xẩy ra từ việc uống các loại có chất độc này.
Hội Vô Danh chống nghiện rượu là một nhóm tự nguyện giúp đỡ những người nghiện chừa bỏ thói quen uống rượu và khi cần thiết chữa cho họ hồi phục. Những người tự nguyện này làm việc suốt ngày đêm và có thể liên lạc với họ bằng điện thoại.

SỰ CÁCH BIỆT GIỮA CÁC THẾ HỆ
Từ "thế hệ" thường dùng để chỉ sự đo lường thời gian một khoảng 30 năm, khoảng thời gian một người cần có để đạt được sự chín chắn, ở tuổi mà như luật thông thường, đứa con đầu sanh ra. Khoảng cách biệt lớn gĩữa một hay nhiều thế hệ thường được nói đến là 'biệt thế hệ'.
Có thể cho rằng người từ những thế hệ khác nhau nên có sự khác biệt về đường lối suy nghĩ, thái độ, cách sống và giá trị, cho nên không đồng ý với nhau về hầu hết mọi vấn đề. Do sự khác biệt về tu?i tác, nhóm người già giữ quan điểm ngược lại đường lối của thế hệ trẻ. Những sự dị biệt trong quan điểm phát xuất và dẫn đến sự hiểu nhầm trong gia đình.
Truyền thống cổ hủ, tập tục không hợp thời và thái độ bè phái của người già thường mâu thuẫn với những khát vọng của người trẻ. Thế hệ trẻ của thanh niên tạo nên để đứng trước ngã ba đường vào lúc quan trọng trong tuổi còn trẻ thiếu kinh nghiệm. Tự nhiên họ chống lại sự can thiệp của người già và không chịu khuất phục dưới cách đối xử kẻ cả bề trên.
Một số người già không chịu nổi quan điểm hiện đại, lối sống của thế hệ trẻ. Các cụ muốn các con phải theo các tập tục xưa và truyền thống cha ông. Thay vì áp dụng thái độ như vậy, các cụ nên cho con cái sống phù hợp với thời đại nếu những hoạt động này vô hại, và đem lợi ích tiến bộ. Các cụ nên nhớ lại khi xưa cha mẹ các cụ cũng phản đối một số cung cách đối xử thịnh hành vào thời các cụ còn trẻ. Chẳng hạn vào thập niên 60 thanh niên bắt chước những người (ca hát) Beatles và Hyppies được xem là khó coi. Những người trẻ này lớn lên và cũng đến lượt bị choáng váng bởi những đứa con bắt chước "lưu manh" và "bỉ ổi".
Sự cách biệt về quan niệm giữa những bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ là nguyên nhân thường gây mâu thuẫn trong phạm vi gia đình ngày nay. Điều đó không có nghĩa là bậc cha mẹ e sợ trong việc cố vấn và hướng dẫn con cái nếu chúng đi lạc đường do một số giá trị sai lầm.
Nhưng khi giáo dục chúng, bậc cha mẹ nên theo nguyên tắc ngăn ngừa tốt hơn là trừng phạt. Cha mẹ cũng nên giảng giải cho con cái tại sao lại không chấp nhận hay tại sao lại chấp nhận một số giá trị. Chúng ta hiểu cái mà ta gọi 'giá trị Phương Đông' rất tốt nhưng chỉ khi chúng thích hợp cho nhu cầu hiện đại và có thể áp dụng thích ứng với tình trạng hiện nay.
Thiếu hiểu biết giữa cha mẹ và con cái hiện nay là nguyên nhân làm cha mẹ và con cái cách xa nhau. Nên tạo nhiều cơ hội hơn nữa giúp cho con cái trưởng thành và làm chúng tự có ý thức trao đổi tâm sự với cha mẹ.
Lời yêu cầu tha thiết của một thanh thiếu niên là muốn cha mẹ hiểu khó khăn của nó, thường là điển hình trong nhiều gia đình ngày nay:
"Tôi đã ở với cha mẹ tôi gần 20 năm . Tôi thương yêu cha mẹ tôi, nhưng cũng có những vấn đề với cha mẹ tôi. Có những sự hiểu nhầm giữa ba người (tôi và cha mẹ), và các khó khăn hình như càng ngày càng gia tăng.
Những khó khăn ấy bắt nguồn từ những hành động của tôi mà cha mẹ tôi không hiểu. Cha mẹ tôi hình như không biết lý do đằng sau những điều tôi nói và làm. Tôi đã cố gắng sửa chữa và làm dịu đi những nỗi bất bình giữa cha mẹ và tôi, nhưng không kết quả.
Cha mẹ tôi lúc nào cũng bên cạnh tôi khi tôi còn nhỏ, bất cứ lúc nào tôi cần được an ủi. Cho nên tôi nghĩ không cần cha mẹ bảo tôi làm gì và tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi là những người tuyệt diệu nhất trên thế giới này.
Quan niệm về mọi chuyện của tôi bắt đầu khác biệt với cha mẹ tôi, nhưng tôi giữ im lặng vì e ngại bị họ trừng phạt. Những khó khăn sinh khi tôi đủ khôn lớn để nói lên ý kiến của tôi.
Bây giờ tôi nói lại cha mẹ tôi, không phải là tôi chống lại mà đó là vì cho chính tôi. Tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi biết nhưng tôi đã có thể tự lo cho mình. Tôi sẽ yêu cầu giúp đõ khi cần thiết, nhưng chuyện tôi muốn lưu ý đến lời khuyên của cha mẹ tôi lại là một vấn đề khác.
Cha mẹ tôi vẫn coi tôi như một đứa bé, một em bé cần sự giám sát thường xuyên. Tôi cảm nhận cha mẹ tôi săn sóc tôi, nhưng các người cũng phải để cho tôi tự do và không bóp nghẹt tôi. ông bà chẳng bao giờ nghe tôi nói gì, và bảo tôi không hiểu ông bà. Ông bà cũng xâm phạm tự do cá nhân của tôi và không hiểu tôi. Vì lúc nào ông bà cũng canh chừng tôi, tôi không còn có tự do để thăm viếng bạn tôi hay làm việc gì mà tôi thích làm.
Cha mẹ tôi lúc nào cũng hỏi tôi tại sao làm cái này hay cái kia nhưng không bao giờ nghe những lý do của tôi vì ông bà chẳng bao giờ muốn nói chuyện với tôi. Đương nhiên tôi phải tìm đến bạn tôi, và như thế làm cho cha mẹ tôi ngạc nhiên.
Tôi không muốn làm đau buồn cha mẹ tôi bằng cách không nghe ông bà, nhưng việc ấy phải do cả hai bên cùng xây dựng. Làm sao tôi có thể nghe lời khuyên nơi ông bà khi ông bà không lưu ý gì đến sự kiện đúng? Tôi còn trẻ, làm sao tôi có thể học hỏi được nếu tôi không có cơ hội?
Những khó khăn mà tôi phải chịu đựng do nơi cha mẹ và tôi. ông bà chỉ chỉ huy tôi và không cho tôi cơ hội để đặt câu hỏi với ông bà. Trong tình trạng gia đình ngột ngạt không thể chịu được, ai là người đáng trách cứ nếu tôi đi tìm sự khuây khỏa ngoài gia đình với bạn bè bao che tôi và say mê vào những hoạt động không lành mạnh? Tôi có được lựa chọn không?
Cha mẹ tôi có thể hiểu tôi hơn nếu bỏ thì giờ để nói chuyện với tôi và hiểu quan điểm của tôi. Cha mẹ và tôi phải cùng nhau giải quyết vấn đề để có một mái ấm gia đình."
Sự xuất hiện của thế hệ 1950 là một hiện tượng không hiểu nổi đối với những người cao tuổi thời bấy giờ nay không còn mấy huyền bí so với thời ấy khi có những thay đổi lớn lao trong văn minh thế giới. Rồi, người ta nói đến 'sự cách biệt giũa thế hệ', một hiện tượng mới. Người trẻ không còn phải suốt đời làm việc cực nhọc sau khi rời khỏi ghế nhà trường, mà có thì giờ rảnh rỗi, tiền bạc để tiêu sài. Một văn hóa bao quát hình thành xung quanh chúng.
Sự bất lực của người cao tuổi để hiểu biết giới trẻ, niềm tin của giới trẻ là tuổi thanh xuân trường cửu, sự không chấp nhận cái chết- những điều ấy hiện hữu trong tất cả xã hội con người ở mọi thời đại.
Sự cách biệt giữa thế hệ, với những bi kịch, các vai anh hùng và kẻ không phục thiện đã trở nên rắc rối và phức tạp. Ở Phương Tây, nay người ta đã chấp nhận là thường tình hầu hết mọi người có rất ít quan hệ xã hội ngoài người đồng tuế. Sự khởi đầu tốt lành hay ít nhất vô hại, nhưng nay những yếu tố nuôi dưỡng những dị biệt giữa các thế hệ bây giờ trở nên đen tối và đe dọa hơn, do đó, khoảng cách đang phát triển thành 'vực thẳm ngăn cách'.
Khó khăn chính nhiều xã hội Tây Phương gặp phải - như Đức, Anh Quốc, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha, là dân số không tự bổ xung, cho nên người già trở thành một gánh nặng ngày nay.
Một phần của phong trào muốn tách ly, và ý thức về bản thân của thế hệ trẻ ở thập niên 1950 và 1960, tượng trựng sự khinh khi đối với người già, ít nhất cũng là loại bỏ trí tuệ, kinh nghiệm, một sự thoái hóa trong tương quan truyền thống giữa trẻ và già.
Những sự hiểu lầm ấp ủ, những bức tường ngăn cách giữa già và trẻ đưa đến kết quả tạo thành nhiều mâu thuẫn sâu xa trong tương lai. Đương nhiên sự xúc phạm của trẻ con với người già đã là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Những việc xẩy ra như vậy, sẽ chắc chắn tăng trưởng theo thời gian, vì người già sống lâu nhờ các phép lạ khoa học kỹ thuật, bởi thuốc men thần hiệu, bởi tất cả các máy móc làm tuổi thọ gia tăng theo. Tuy nhiên phẩm chất về đời sống không được cải tiến theo đà gia tăng dân số, cho nên khó khăn phát sinh.
Không khó khăn cũng đoán trước được những hình thái trả đũa thù hận sẽ xẩy ra khi giới trẻ nhân thức được họ sẽ phải lo cho phần "thặng dư" của dân số mà họ coi như vô dụng, thải hồi, người bệnh, người không sinh lợi và người tàn tật. Đó là gánh nặng càng ngày càng gia tăng mà xã hội miễn cưỡng phải gánh vác. Cho nên ta có thể tưởng tượng những lý luận ủng hộ cho cái chết không đau đớn cho những người tuổi quá cao đang ngày càng được đồng tình và người ta cũng ngày càng chấp nhận phương pháp này. Vấn đề nhân khẩu học trước đây nhằm vào số trẻ em quá nhiều ở thế giới thứ ba, nay đã chuyển sang những người già không muốn chết trong thế giới phát triển. Người già đã nói họ sống quá lâu. Họ cần sự giúp đỡ để nhường chỗ cho thế hệ kế tiếp. Có thể nối nhịp cầu người Già với người Trẻ bằng sự yêu thương và hiểu biết!
Không cần phải có kinh nghiệm bản thân trong một số sự việc để hiểu những sự việc này tốt hay xấu. Đây là một sự tương đồng cho bạn để hiểu tình thế. Môt số cá muốn vượt qua cái ngăn nước chỉ có một lỗ hổng nhỏ. Một cái hom người đánh cá để vào đó để bẫy cá. Một số cá muốn vào hom để biết đó là gì, nhưng những con cá có kinh nghiệm khuyên những con cái dại khờ kia đừng vào vì đó là một cái bẫy nguy hiểm. Cá trẻ hỏi "Sao chúng ta có thể biết được cái đó có nguy hiểm hay không nguy hiểm? Chúng ta phải vào và nhìn xem, chúng ta chỉ có thể vào mới biết đó là gì'. Cho nên một số đã đi vào và mắc vào bẫy.
Chúng ta phải sæn sàng chấp nhận lời khuyên nhủ của người trí như Đức Phật, bậc giác ngộ. Đương nhiên, chính Đức Phật dạy chúng ta không nên chấp nhận giáo lý của Ngài một cách mù quáng. Đồng thời chúng ta có thể nghe một số người khôn ngoan hay các bậc đạo sư tôn giáo khác. Việc này đơn giản vì kinh nghiệm về đời sống trần thế của họ sâu hơn kiến thức giới hạn của chúng ta.
Cha mẹ thường khuyên các con làm điều này và không làm điều kia. Bởi cẩu thả không nghe lời khuyên của người già, người trẻ làm nhiều điều theo đường lối suy nghĩ riêng tư của mình. Kết quả khó khăn xẩy ra, họ mới nhớ đến người già, đến các bậc đạo sư để được giúp đỡ và yêu cầu các vị đ?o sư tôn giáo cầu nguyện cho họ.
Chỉ khi việc xẩy ra rồi, họ mới nhớ đến tôn giáo, và tìm phước lành và hướng dẫn. Nhưng họ không nghĩ rằng mục đích chính của tôn giáo là giúp đỡ chúng ta theo một số nguyên tắc cao thượng để tránh nhiều khó khăn trước khi phải đương đầu với các khó khăn ấy. Giáo dục tôn giáo nhằm vào huấn luyện tâm, trau dồi những nguyên tắc đạo lý phổ thông hỗ trợ đường lối sống của chúng ta trong hòa bình.
Con người được tạo hóa phú cho trí thông minh. Từ lúc nhỏ đến tuổi thanh niên, nhận thức về đời sống là nhận thức từ một cuộc sống cường tráng trẻ trung với những tư tưởng và mong muốn cao ngạo. Khi tới tưổi trưởng thành, tuổi bắt đầu có lý trí hiện ra, và với cái nhìn chín chắn, người đó nhận thức rằng tư tưởng không tưởng nhận định lúc còn trẻ phải quẳng đi, và phải nhận thức lại đời sống đứng theo phối cảnh thực sự của nó. Với tuổi càng cao, và với cái nhìn đời một cách chín chắn, người đó thấy rằng cần phải thay đổi, và điều chỉnh lối sống cho thích hợp. Cả đến những hoài bão không tưởng trong cuộc sống chất chứa trong lòng ở tuổi hoa niên, sẽ phải chấm dứt với sự thay đổi thực tại. Chu trình đời sống không tránh được như vậy ảnh hưởng đến con ngưới và các hoài bão của mình.
' Khi tôi còn trẻ tôi mong muốn thay đổi thế giới.
Khi tôi lớn lên, tôi nhận thức việc đó quá nhiều tham vọng, và tôi phải thay đổi đất nước của tôi.
Như vậy, tôi nhận định khi tôi già hơn cũng quá nhiều tham vọng, tôi muốn thay đổi thành phố của tôi. Khi tôi nhận thấy tôi không thể làm được, tôi cố gắng thay đổi gia đình tôi.
Bây giờ là một người già, tôi hiểu phải bắt đầu nơi chính mình trước.
Nếu tôi thay đổi chính tôi trước, có lẽ tôi đã thành công trong việc thay đổi gia đình, thành phố, và có thể cả nước, và biết đâu, có thể là cả thế giới'.
Người thông minh nhất và người ngu đần nhất cả hai đều không chịu thay đổi tâm mình. (Đức Khổng Tử).
Qua kiến thức sách vở con người có đạt được mà không có kinh qua nhưng một số người trẻ nghĩ rằng họ có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề. Khoa học có thể cung cấp vật chất để giải quyết khó khăn của chúng ta, nhưng khoa học không thể giúp ta giải quyết nhiều vấn đề của đời sống. Không có ai thay thế được người khôn ngoan có kinh nghiệm cuộc sống. Hãy nghĩ về câu nói này:' khi tôi 18, tôi nghĩ cha tôi quả điên khùng. Bây giờ tôi 28, tôi hết sức ngạc nhiên là người già đã học hỏi biết bao nhiêu trong 10 năm!
Thực ra không phải người cha đã học được mà là người trẻ đã học để nhìn sự vật trong đường lối chín chắn hơn.
Hơn hai nghìn năm qua, Đức Phật, Khổng Phu Tử, Lão Tử và nhiều những bậc đạo sư tôn giáo khác đã dạy những lời khuyên tuyệt vời. Lời khuyên này chẳng bao giờ lỗi thời, vì căn cứ vào chân lý, và lúc nào cũng vẫn hợp thời. Con người không thể nào vượt qua được các khó khăn bằng cách không lưu ý đến trí tuệ của người xưa. Trí tuệ của người xưa mở mang nhân phẩm, hiểu biết, hòa bình và hạnh phúc.
Cha mẹ vào tuổi già, thân hình ngày một yếu đi và tàn tạ, làm cho họ không ngớt chịu bệnh não do hậu quả suy nhược của mỗi cơ quan trong bộ máy tuần hoàn. Khi họ nhận thức đó là qui luật tự nhiên không thể tránh khỏi, họ phải chấp nhận thực tế phũ phàng này.
Hiếu hạnh là một yếu tố quan trọng trong việc săn sóc cha mẹ già theo truyền thống xã hội Á Châu. Là người Á Đông, đã từ lâu, chúng ta có bổn phận chu cấp và phụng dưỡng cha mẹ già tại nhà riêng của chúng ta theo khả năng.
Có phải theo luật định người con có trách nhiệm phải trông nom cha mẹ già hay tàn tật không? Bất hạnh thay câu trả lời là "Không". Đơn giản, cha mẹ chỉ biết trông vào thiện chí của con cái. Mặc dù, chúng ta hãnh diện về giá trị của chúng ta, về di sản văn hóa, bất hạnh thay một số người già không có tiền tiết kiệm, bị bỏ rơi bởi gia đình, càng ngày càng đông tại Á Châu. Vấn đề là xét xem có phải giá trị của chúng ta, gồm có hiếu thảo và tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái đang bị hao mòn vì sự tan vỡ của mối quan hệ và gia đình truyền thống, sự thay đổi kinh tế và về nhân khẩu học.
Những căn phòng tù túng và những phòng chật chội không phải là chỗ thích hợp cho những người già.Có rất nhiều trường hợp các người già bị con cái và người thân cẩu thả không trông nom săn sóc. Tính trạng đó thật đáng buồn, những giá trị và truyền thống đã không còn đuợc thực thi nữa.
Những nhà (dành cho những người lợi tức thấp và thất nghiệp) và môi trường chung quanh hầu hết không phải là những chỗ thích họp cho việc cư ngụ của người già. Trong tất cả những nơi cư ngụ chọn lựa, để người già trong các nhà dưỡng lão kiểu này chắc chắn là giải pháp đưa đến mặc cảm tội lỗi về người con như vong ân bội nghĩa, không tận tâm, hay bất hiếu và ruồng bỏ.
Nhà dưỡng lão, tuy có đắt tiền, nhưng là nơi thích hợp nhất cho người già cư ngụ. Mỗi người phải tự quyết định cho chính mình và phải hiểu không thể có một sự lựa chọn nào hoàn toàn được. Trong khi việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão lâu dài là một giải pháp không khỏi gây đau thương, rất cần thiết phải cung cấp sự săn sóc cho những cha mẹ già yếu.
Để cha mẹ trong một viện dưỡng lão, không có nghĩa là "tống cha mẹ già đi khỏi hẳn", ít nhất cũng không phải như vậy. Gia đình vẫn chủ yếu trông nom săn sóc từ bước đầu chọn viện dưỡng lão, thường xuyên liên lạc với ban giám đốc, thường xuyên thăm viếng và cùng cha mẹ liên hệ giải quyết các vấn đề gia đình. Cha mẹ phải được khuyến khích vui vẻ và hiểu rằng có nhiều người thật sự quan tâm đến mình.
Có một số người vô trách nhiệm đem cha mẹ bệnh hoạn già cả vào khu hạng ba của một bệnh viện, để lại địa chỉ sai, và trốn biệt tăm. Đó là một hành động cực kỳ tàn ác đối với cha mẹ già của chính mình.
Thái độ đối xử cũng như sự lo lắng săn sóc cha mẹ già thịnh hành nếu thế hệ già không bị ảnh hưởng trái ngược bởi sự thay đổi xã hội-kinh tế mau lẹ về thành thị hóa và kỹ nghệ hóa. Nên nhận thức rằng người già bị ảnh hưởng nhiều về những sự thay đổi này và sự suy thoái về giá trị tinh thần đạo đức xã hội. Nó cũng bao gồm đường lối trách nhiệm theo đó người già phải được đối xử, chăm sóc, kính mến và quý trọng.
Phương diện chăm sóc người già cần đến trách nhiệm của toàn thể gia đình. Sự kính trọng người già phải được duy trì vì không có một cơ sở nào chăm sóc người già bằng gia đình.
Trong nhiều bài thuyết giảng, Đức Phật khuyên con cái nên triệt để lưu ý đến cha mẹ. Một câu ngạn ngữ cổ nói: "Hãy hết sức chăm nom cha mẹ, bạn sẽ vô cùng thương tiếc khi cha mẹ từ giã cõi đời"
Cờ bạc là đánh cuộc bằng tiền bạc hay phẩm vật quý giá vào một trò chơi, thi đua hay một cuộc đấu. Tuy một số ít xã hội chấp nhận cho cờ bạc, nhưng không một xã hội nào có thể trừ tiệt được cờ bạc.
Hy vọng kiếm tiền nhanh dễ dàng là cái hấp dẫn người ta tìm đến cờ bạc. Nếu cờ bạc hấp dẫn ở chỗ thắng được tiền thì sự hồi hộp của nó nằm trong sự rủi ro, nguy hiểm, người đánh cuộc sẽ bị thua. Với đa số người, cờ bạc trở thành ghiền.
Những trò chơi liên hệ chặt chẽ với cớ bạc dính líu đến yếu tố nặng về may mắn. Xét vì chơi bài xì chẳng hạn, đòi hỏi phải chơi giỏi, kết quả trước tiên do sự chia bài. Nhiều sòng bài, như quay số, chỉ có thể thắng được do may mắn. Đánh cá vào kết quả của một trận đấu thể thao, nhất là về đua ngựa, hay về sổ số là một hình thức của cờ bạc được hợp pháp phổ biến khắp nơi, một số chính phủ tạo các hệ thống đổ các món tiền to lớn, giữ một phần vào việc tổ chức cờ bạc để kiếm lời. Đánh cá về các trận đấu bóng tròn rất thịnh hành tại Phương Tây.
Cờ bạc không hạn chế trong một giai tầng xã hội nào. Nhiều bà nội trợ được biết là những người cờ bạc thường đã sao lãng bổn phận đối với gia đình và con cái khi họ đi sâu vào thói xấu cờ bạc này. Họ đã đem cả tiền chợ để cờ bạc và trở nên con mồi của chủ nợ cá mập cho vay nặng lãi lúc nào cũng sæn sàng ra tay "tế độ" cứu vớt các phụ nữ bất hạnh này. Những bà đam mê cờ bạc đi đến độ làm hại cả sự trong trắng của họ trước những kẻ tham tàn để có tiền gỡ.
Đam mê cờ bạc được coi là bệnh, và những tổ chức gọi là Hội Chống Cờ Bạc Vô Danh được thành lập để giúp đỡ các cá nhân đau khổ vì vấn đề này.
Cờ bạc bất hợp pháp là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trong hiện tại, và tổng số thu nhập của họ còn hơn cả tổ chức cờ bạc hợp pháp. Cờ bạc có thể trở thành nguyên nhân của sự suy sụp của một người nếu ông ấy hay bà ấy đam mê cờ bạc theo như lời dạy của Đức Phật.
Nhiều người ghiền cờ bạc và rượu chè mang công mắc nợ để thỏa mãn thói xấu cờ bạc và rượu chè, làm như vậy họ rất dễ dàng rơi vào nanh vuốt của chủ nợ cá mập cho vay nặng lãi vô lương tâm.
Nhiều chủ nợ hoạt động có giấy phép thường tính lời cao về những số tiền họ cho con nợ vay. Mặc dù số tiền cho vay thì nhỏ, nhưng họ bắt con nợ phải ký kết với một số tiền cao hơn như một hình thức để bảo đảm. Trường hợp, người vay không trả được nợ, chủ nợ sẽ đưa ra tòa án, họ bắt người vay ký kết giấy tờ với số tiền cao hon để làm căn bản cho việc họ đòi nợ.
Những chủ nợ và những con cá mập cho vay có giấy phép là nguyên nhân suy sụp của những người ghiền rượu và cờ bạc vô kế khả thi, bọn này thường khai thác cái yếu kém cố hữu trong con người nạn nhân. ' Miệng người say làm cạn túi tiền '- một câu châm ngôn nói như vậy.
Cả đến những người tại các xã hội giàu có cũng tìm đến những người cho vay như phương tiện để giải quyết những khó khăn tài chánh. Những tài sản và đất đai có giá trị đôi khi cũng đem cầm cho những người cho vay tiền như một hình thức bảo đảm tiền vay để đầu cơ vào thương trường. Người vay không trả được, nhửng chủ nợ cho vay tiền vô lương tâm không có mối e ngại gì mà không đưa ra tòa để đòi nợ. Luật lệ ấn định cho phép tịch thu tài sản nguờì nợ để trả lại tiền vay, cùng với án phí. Một người không thiếu nợ ai là một người hạnh phúc trong đời, đó là lời Phật dạy.
Nhiều thương gia nợ nần quá nhiều, không thể tự giải quyết được, không còn giải pháp nào hơn là tự tuyên bố vỡ nợ.
Những khó khăn của con người rất phức tạp và xẩy ra bất thần trong nhiều phương cách. Từ khi sanh ra cho đến hơi thở cuối cùng, biết bao nhiêu khó khăn chúng ta phải đương đầu. Không ai có thể tránh được mà không đối đầu với các loại khó khăn. Đức Phật khuyên chúng ta phải hiểu biết bản chất của các khó khăn của chúng ta nếu chúng ta muốn sống an lạc. Ngài cũng khuyên chúng ta cân nhắc mục đích của cuộc đời và cố gắng tìm ra tại sao ta không thỏa mãn với đời sống và thế giới. Nếu ta hiểu được những điều đó, chúng ta không có gì phải đau khổ và quá mức sợ hãi, thất vọng và dao động.
Cách giải quyết cái khổ của con người của Đức Phật là thiết thực và dựa trên kinh nghiệm chứ không phải có tính cách lý thuyết hay trìu tượng. Không có con đường tắt để tránh khỏi các khó khăn. Chúng ta phải trau dồi đường lối sống của chúng ta để khám phá ra nguyên nhân của các khó khăn mà ta phải đương đầu. Chúng ta phải hiểu không có cuộc sống nào mà không có khó khăn. Nếu muốn thực sự tự tại, chúng ta phải quan sát các khó khăn của chúng ta bằng cách giảm thiểu lòng vị kỷ qua sự hiểu biết tại sao các khó khăn ấy làm ta khổ sở.
Tất cả chúng ta đều mong muốn có một đời sống như ý và an lạc nhưng bao nhiêu trong chúng ta có thể đạt được hạnh phúc như vậy? Chúng ta mong muốn làm bất cứ việc gì có thể được để được thỏa mãn, nhưng rất khó khăn đạt được sự thỏa mãn thực sự.

[05]
Khi gặp khó khăn, nhiều người trong chúng ta tìm đến người khác để nghe lời khuyên của họ. Họ có thể khuyên chúng ta đi cầu nguyện với một số thần thánh ở một ngôi chùa hay một chỗ thờ tự nào đó hay tụng một vài câu chú hay thực thi một số nghi thức và nghi lễ.
Nhưng lời khuyên của Đức Phật lại khác hẳn. Ngài chẳng bao giờ khuyên ai làm điều gì mà không điều tra và phân tách các khó khăn để khám phá ra nguyên nhân chính của khó khăn đó là gì. Cái lo lắng của chúng ta là khi chúng ta gặp khó khăn, do ngu si chúng ta đau khổ vì sợ hãi, và chính chúng ta tạo ra nỗi sợ hãi vô cớ, tưởng tượng và nghi ngờ. Sau đó chúng ta tìm lời khuyên ở người khác để xóa bỏ những tư tưởng ấy đi.
Chẳng hạn, khi người ta thất bại trong thương trường, họ lại cố gắng sử dụng ma thuật để đạt may mắn và thắng lợi trong công việc làm ăn. Họ không cố gắng tìm ra sơ sót hay yếu điểm gì dẫn đến thất bại và không nhận thức được những việc cầu xin như thế chỉ căn cứ vào niềm tin dị đoan. Một số được gọi là 'thầy bói' hay chiêm tinh gia lợi dụng cái ngu dốt của các người nhẹ dạ làm cho họ tin tưởng là những sức mạnh tai họa đứng đằng sau sự không may của họ.
Đức Phật khuyên chúng ta phát triển sự kiên nhẫn và hiểu biết, không tin vào niềm tin dị đoan, và tu tập lối sống duy lý, không phí phạm thì giờ và tiền bạc vào những sự thực hành vô nghĩa và chính mình cố gắng để vượt qua những điều đó một cách có suy nghĩ.
Thông thường chúng ta không thể hiểu nguyên nhân gây khó khăn cho chúng ta vì lối suy nghĩ của chúng ta không sáng suốt do bị che mờ bởi nghi ngờ và ảo tưởng. Do sự thiếu hiểu biết chánh đáng mà mà không hiểu đúng nguyên nhân của vấn đề, do đó có cách giải quyết sai lầm. Chúng ta cầu nguyện, dâng lễ vật, và phát nguyện vì nghĩ rằng sự khổ cực của chúng ta là do sự chi phối của một lực lượng bên ngoài. Thực ra hầu hết các khó khăn và lo lắng của chúng ta là do chính chúng ta tạo nên.
Chúng ta không cố gắng phát triển một đường lối sống đứng đắn qua luân lý và mở mang tinh thần. Chúng ta nghĩ rằng tôn giáo chỉ để cho chúng ta cầu nguyện và thi hành một số nghi thức để quét sạch những khó khăn của chúng ta. Nếu chúng ta duy trì niềm tin như vậy, sao ta có thể tập trung để tăng trưởng kiến thức và hiểu biết sự việc đúng như bạn chất của nó?
Hầu hết chúng ta không ý thức được rằng giá trị luân lý là gốc rễ của cây văn minh. Không có những rễ ấy, lá sẽ phải rụng và bỏ lại cái cây chỉ còn lại gốc cây chết.
Ngày nay, chúng ta phát triển đời sống theo một phương thức đến nỗi chúng ta không có thì giờ để dành cho kỷ luật tự giác hay trau dồi nội tâm. Mặc dù chúng ta thừa thãi để thỏa mãn nhu cầu vật chất như thực phẩm, nhà cửa và quần áo, tất cả chúng ta lại nghĩ làm sao làm ra nhiều tiền và làm sao hưởng thụ lạc thú cho dù phạm đến quyền lợi của người khác. Khi chúng ta gặp phải một số khó khăn, chúng ta bắt đầu càu nhàu, tỏ nóng giận và tạo nhiều xáo trộn hơn nữa mà không hiểu là không thể vượt qua được khó khăn bằng thái độ như thế.
Người ta đã tập trung nhiều vào dục lạc hơn là vào an lạc và sức khỏe. Một số người lo lắng cho tương lai mặc dù có dư thừa trong hiện tại. Họ lo lắng về bệnh tật, tuổi già, chết, tang lễ và cả đến thiên đường hay địa ngục trong kiếp tới. Ngày ngày họ chứng kiến cái bất trắc của đời họ. Họ chạy đi tìm kiếm thuốc chữa để chấm dứt những khó khăn của họ. Họ lo lắng khi ho trở thành già cả. Họ lo lắng không đạt được điều mong muốn. Họ lo lắng khi mất của cải hay người mà họ thương yêu. Sau đó họ khủng hoảng, rầu buồn, tinh thần đau đớn, và đau khổ vì xáo trộn tinh thần và cuối cùng những thứ đó biến thành cái đau thể chất. Qua suốt cuộc đời, họ tiếp tục tìm an lạc và hạnh phúc cho đến khi chết cũng vẫn chưa tìm ra được giải pháp thực sự.
Vì không hiểu bản chất thực sự của đời sống, chúng ta cố gắng duy trì cuộc sống sao cho không phải trải qua thất vọng và thay đổi. Nhưng bản chất của đời sống là thay đổi. Đời sống là một tập hợp các yếu tố và năng lực lúc nào cũng thay đổi và chúng ta không bao giờ được thỏa mãn. Đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống không thuận với chúng ta. Khi những yếu tố và năng lực không quân bình, chúng ta thấy khó chịu, bệnh, đau đớn và nhiều khó khăn khác. Khi năng lượng tinh thần bị xáo trộn, chúng ta thấy khó khăn tinh thần. Sau đó những cơ quan và các tuyến cũng thay đổi chức năng của chúng, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu, hóc-môn (hormones), tim và các tế bào óc.
Chúng ta có thể tránh các khó khăn ấy nếu chúng ta hiểu sự mâu thuẫn trong cơ thể và sống một cuộc đời thuận theo lực tự nhiên tạo thành cuộc sống vật chất của chúng ta.
Ngày nay nhiều người sống một cuộc đời trái tự nhiên mà không biết đến sự nguy hiểm của nó. Những khó khăn mà chúng ta tạo nên là do thái độ điên dại gây nên bởi lòng bị cám dỗ. Bình dị làm cuộc sống êm trôi. Nhiều người trong chúng ta nhân thức và chứng nghiệm như vậy chỉ khi đã về già.
Thí dụ, chúng ta có một cái hố sâu 100 feet (mỗi foot + 30 cm 48 ) và chúng ta để than đốt ở dưới đáy. Chúng ta lấy một cái thang và yêu cầu từng người xuống hố. Những người xuống đầu tiên không phàn nàn chi cả cho đến khi họ xuống sâu chừng 30 đến 40 feet. Qua 50 đến 50 feet, họ cảm thấy sức nóng, họ càng xuống sâu hơn đến từ 70 đến 80 feet, gần đến than cháy, họ có cảm giác bị phỏng. Cũng giống như vậy, người trẻ không thấy khổ não măc dù Đức Phật dạy đời là khổ. Nò cũng giống như khi giải thích nếu chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhìn rõ sụ thật về khổ đau hơn. Ý nghĩa thực sự của khổ đau là chứng nghiệm tính chất bất toại nguyện trong mọi sự vật.
Chúng ta hãy xét đến gia đình chúng ta. Có bao nhiêu gia đình sống trong sự hiểu biết và tinh thần tương ái? Nơi đây chúng ta nghĩ đến không những gia đình của chúng ta mà những gia đình sống chung quanh chúng ta. Chúng ta có thể mời cả thế giới vào phòng chúng ta qua truyền hình nhưng chúng ta không muốn mời người láng giềng bên cạnh chúng ta vào nhà để nói chuyện thân ái với họ. Chúng ta không có thì giờ để nhìn tận mặt những người thân trong gia đình nhưng chúng ta đã bỏ ra nhiều giờ để nhìn những người xa lạ trên màn ảnh truyền hình. Ngay trong phạm vi gia đình chúng ta không có thì giờ để nhìn tận mặt những người thân với nụ cười tuy chúng ta cùng sống dưới một mái nhà. Làm sao ta có thể đoàn kết và có hạnh phúc trong những gia đình như vậy? Sư kiện đáng buồn này là thái độ cư xử lạ lùng rất thường thấy trong xã hội hiện đại.
Một số người sao lãng người thân trong gia đình sau ngày cưới. Đó không phải là cuộc sống thực sự. Chúng ta nên duy trì một cộng đồng sống bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và bằng cách hỗ trợ tinh thần cho những ai cần đến sự giúp đỡ. Mặc dù con vật không giúp đỡ lẫn nhau như con người, nhưng con vật sống chung, đôi khi bảo vệ nhóm chúng hay những con vật nhỏ chống kẻ thù và những con vật còn non bao giờ cũng theo những con vật già.
Dường như ngày nay chúng ta sống không phải thực sự là con người. Chúng ta đã đi trệch hướng rất xa đường lối tự nhiên của đời sống. Do đó tại sao chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và chúng ta cảm thấy cô đơn. Chúng ta phải hiểu rằng có những khó khăn do tự nhiên và không có cách chi có thể thoát khỏi được. Cũng có nhiều khó khăn khác do tâm tạo, kết quả của ảo tưởng, vô minh và vị kỷ của con người.
Cả đến những người có học cũng không sử dụng một các thông thái kiến thức của mình khi họ thực hành dị đoan dưới danh nghĩa tôn giáo. Hãy cố gắng quét sạch tinh thần yếu đuối đó bằng cách củng cố tâm trí và phát triển lòng tự tin. Rồi chúng ta có thể vượt qua nhiều trong những khó khăn và trong hầu hết các trường hợp, những khó khăn tưởng tượng sẽ dễ dàng biến đi.
Theo một số niềm tin tôn giáo, có một thượng đế chịu trách nhiệm tất cả những việc tốt lành xẩy ra cho chúng ta, và nếu có điều gì sai trái là do quỷ thần làm ra. Đối với chúng ta, đó không phải là một niềm tin có sức thuyết phục.
Hầu hết chúng ta không cố gắng hiểu tại sao chúng ta không hạnh phúc, và sao chúng ta không thỏa mãn với đời sống, và ai là người chịu trách nhiệm tình trạng đó. Đức Phật dạy rằng chúng ta chịu trách nhiệm chính về mỗi hành động của chúng ta dẫn đến toại nguyện hay bất toại nguyện.
Ngoài tất cả những khó khăn mà ta chịu trách nhiệm, trực tiếp chịu ảnh hưởng, chúng ta còn tạo ra những khó khăn chia rẽ nhân loại, tạo ra những vấn đề như kỳ thị chủng tộc, tôn giáo quá khích, kỳ thị văn hóa và truyền thống, ngôn ngữ, màu da, độc tôn và tự tôn tự ti bởi nghĩ rằng người theo tôn giáo khác là kẻ thù, và bị coi là phạm tội khi ủng hộ hoạt động của tôn giáo khác. Họ không bao giờ nghĩ rằng những tín đồ của bất cứ tôn giáo nào cũng đều cố gắng phục vụ nhân loại và không làm hại người khác. Những khó khăn như trên đậy đã gián tiếp góp phần vào cảm nghĩ bất toại nguyện của chúng ta.
Mục đích của tôn giáo là hướng dẫn nhân loại, phát triển đoàn kết, một cuộc sống hòa hợp, trau dồi đức tính và tinh thần thanh tịnh . Thế mà, tôn giáo lại dùng để gây xáo trộn các tôn giáo khác, phát triển ganh ghét hay thù địch. Ngày nay người ta không dùng tôn giáo để bảo vệ hòa bình mà để xáo trộn và thù hận người khác. Sự cao ngạo không lành mạnh này cùng với sự cạnh tranh tôn giáo đã tạo ra bạo động và đổ máu ở nhiều nơi trên thế giới này,
Đồng thời trong khi trân trọng tưởng tượng và quan niệm của mình như niềm tin thực sự như là một phần của văn hóa và truyền thống, một số nhà tôn giáo lại chế diễu văn hóa và truyền thống tôn giáo khác. Trong niềm tin và phương pháp tu tập mà họ giới thiệu thực sự là tôn giáo, họ quảng bá tư tưởng ích kỷ mong cầu lợi dưỡng vật chất, quyền hành chính trị và tự tôn vinh.
Cách xử thế có thể định nghĩa là cách đối xử thích đáng để sống tốt đẹp trong xã hội. Vì nhiều lý do xác đáng, một số truyền thống được truyền thừa, và chỉ một số người không đầu óc mới coi là vô giá trị việc tuân theo những luật lệ hướng dẫn các quan hệ xã hội của chúng ta. Goethe khôn ngoan nói:' Một người thực sự sống chỉ khi người ấy tìm thấy nguồn vui trong thiện chí của người khác' Câu phương ngôn cổ xưa 'Cách xử thế tạo nên con người' vẫn còn đúng ngay cả đến ngày nay.
Những tiêu chuẩn mà chúng ta coi như cách xử thế tốt đẹp khác biệt ở từng dân tộc và từng cộng đồng. Chúng ta khám phá thấy những tính chất đặc biệt về cách xử thế và tập tục thịnh hành tại các xã hội khác khi chúng ta ra nước ngoài. Chúng ta không nên vội vàng có thành kiến về cách xử thế và tập tục của người khác mà quyết định cái đó thích hợp hay không thích hợp. Cách xử thế chính nó chẳng tốt mà cũng chẳng xấu, nhưng khi chúng gây cảm nghĩ xấu cho người khác, thì có thể coi như cách xử thế xấu.
Chúng ta sống trong một thế giới luôn thay đổi. Chúng ta không nên mù quáng bám níu vào các truyền thống, tập tục, cách xử thế, nghi thức và nghi lễ mà cha ông thực hành hay đã áp dụng theo niềm tin và điều kiện thịnh hành trong thời đại đó. Một số tập tục và truyền thống truyền thừa từ tổ tiên của chúng ta có thể tốt, trong khi cũng có một số không hẳn là hữu ích. Chúng ta hãy xét một cách vô tư xem chúng có thích hợp và xác đáng cho thế giới hiện đại hay không?
Trong cộng đồng Trung Hoa, họ nhấn mạnh đến việc kế tục truyền thống gia đình và tôn trọng trí tuệ của người cao tuổi. Thờ cúng tổ tiên có từ rất lâu đời (có từ hai nghìn năm trước Công Nguyên). Đời sống cần thiết là việc gia đình, bao gồm tụng niệm và dâng lễ vật trước bàn thờ nhỏ và trong am miếu thờ tổ tiên, với một hệ thống soạn thảo tỉ mỉ về chôn cất và tang chế, lễ nghi, thăm viếng mộ phần như dấu hiệu lòng tôn kính sâu xa. Theo đạo đức, đức hạnh trước nhất là hiếu thảo- một bổn phận phải phục vụ và kính trọng cha mẹ và các bậc tiền bối không vì sợ hãi hay lợi lạc. Tôn kính như vậy đưa đến kết quả đoàn kết mạnh mẽ trong gia đình. Đức Khổng Tử rất quan tâm với việc tôn kính trí tuệ của người cao tuổi. Kính trọng người cao tuổi là một truyền thống cổ xưa ở Ấn Độ và một số quốc gia.
Mặt khác hạnh kiểm tốt như tử tế, kiên nhẫn, độ lượng, thành thật và khoan dung cũng không thể diệt trừ được một số khó khăn vì người xảo quyệt có thể lợi dụng đức tính tốt của người khác. Cho nên những đức tính tốt phải được thực hành một cách khôn ngoan.
Những nhân viên phúc lợi xã hội đang cố gắng quét sạch những khó khăn nhân loại. Nhưng sự đóng góp của họ chỉ giảm thiểu được một số khó khăn của nhân loại. Một số người khác cố gắng giải quyết những khó khăn của nhân loại bằng cách phân phát của cải và lợi tức của quốc gia đồng đều cho dân chúng trong xã hội gọi là xã hội chủ nghĩa. Dường như phương pháp của họ cũng chẳng mấy hữu hiệu trong việc giải quyết khó khăn của nhân loại, và đã thất bại ở một số quốc gia, vì vị kỷ, xảo trá, biếng nhác và nhiều nhược điểm khác có thể làm xáo trộn tình hình. Giáo dục khoa học hiện đại thực ra đã tạo nhiều khó khăn hơn là vận động cho hòa bình, hạnh phúc, và an ninh. Chính phủ cố gắng duy trì hòa bình và trật tự bằng cách trừng phạt những ai không tuân theo luật pháp. Nhưng trên khắp thế giới, hành động tội lỗi và vô luân lan tràn nhanh chóng.
Những người kém hiểu biết tìm đến bùa ngải, ma thuật, thần thông siêu nhiên và bùa chú để vượt qua các khó khăn. Nhưng không một ai biết họ đã có thể đạt được gì qua niềm tin và thực hành như vậy.
Một số dùng phương pháp bạo lực để giải quyết các khó khăn. Một số khác lại giải quyết khó khăn bằng cách cải thiện đời sống qua viện trợ tài chính.
Một số các nhà chức trách tôn giáo, mặt khác cố gắng giải quyết các khó khăn bằng cách minh họa quan niệm thiên đường để cám dỗ, và làm cho sợ hãi bằng cách dọa họ về lửa địa ngục.
Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa để tránh các khó khăn, họ vẫn càng phải đối đầu với nhiều khó khăn mới trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do tâm trí không được huấn luyện, và tham dục vị kỷ hay những điều kiện bất trắc của thế giới.
Khi chúng ta nghiên cứu đời sống người nguyên thủy, chúng ta có thể thấy người nguyên thủy, đối đầu tương đối ít khó khăn. Những khó khăn này hầu hết chỉ là nhu cầu sống. Nhưng ngày này trong xã hội gọi là văn minh hiện đại, nhiều khó khăn không phải là chỉ do lòng ham muốn để được tiếp tục sống mà vì chúng ta đi tìm nhiều dục lạc. Nhiều người cho rằng mục đích của đời họ chỉ để thụ hưởng.
Chúng ta thường tạo các khó khăn mới trong khi đang giải quyết các khó khăn hiện tại. Nếu những khó khăn mới không đáng kể, chúng ta cố gắng chịu đựng và làm điều chúng ta có thể nhẹ bớt buồn đau. Chẳng hạn khi chúng ta bị bệnh loét dạ dày, chúng ta bị đau, chúng ta đi bác sĩ khám bệnh. Nếu Bác Sĩ nói ta cần phải được giải phẫu, chúng ta sæn sàng chấp nhận sự việc nếu chúng ta muốn lành bệnh. Vì chúng ta biết không có một giải pháp khác nữa, chúng ta quyết định đối đầu với khó khăn mới là sự giải phẫu để trừ cái đau hiện tại. Rồi chúng ta sæn sàng chịu đựng cái đau và cái khó chịu trong cuộc giải phẫu nghĩ rằng cuối cùng không còn đau nữa.
Cũng giống như vậy, chúng ta muốn chấp nhận một số khó khăn hay đau đớn để vượt qua khó khăn to lớn hiện tại. Do đó, đôi khi chúng ta phải đối đầu với khó khăn với nét mặt vui tươi. Chúng ta không thể vượt qua các khó khăn hiện hữu mà không phải đối đầu với các khó khăn mới hay không phải hy sinh môt thứ gì. Nhưng có môt điều rõ ràng là không thể giải quyết tất cả những khó khăn của chúng ta vì khó khăn như những làn sóng. Khi làn sóng này tan đi, nó tạo thành một lực cho làn sóng khác nhô lên. Đôi khi sự có đi có lại cũng giúp giải quyết khó khăn.
Đức Phật đã chủ trương một phương pháp có ý nghĩa và thực tiễn trong việc giải quyết các khó khăn. Ngài không cho ta môt giải pháp vá víu chỗ này chỗ kia đơn giản để thỏa mãn chúng ta vào lúc ấy. Ngài dạy chúng ta phuơng cách phải đi sâu vào gốc rễ vấn đề và tìm ra nguyên nhân chính của nó. Phương pháp của Ngài không phải chỉ để giảm thiểu triệu chứng của khó khăn giống như một số thuốc men chỉ để loại bỏ triệu chứng bệnh mà không chữa lành bệnh. Nếu một thứ thuốc hay loại giảm đau công hiệu trong một lúc nào đó, nó bao giờ cũng kèm theo một hay nhiều tác dụng phụ có hại.
Khi chúng ta bị đau bụng hay nhức đầu nặng, chúng ta uống thuốc giảm đau. Chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn một lúc, rồi cơn đau trở lại. Thí dụ chúng ta có một vết thương hết súc đau đớn trên cơ thể. Sau khi thoa đủ mọi thứ thuốc, vết thương lành . Khi một bác sĩ hay một người nào đó hỏi ' bây giờ bạn cảm thấy thế nào?', chúng ta trả lời: 'chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn nhiều'. Nhưng chúng ta có thể định nghĩa từ ngữ 'dễ chịu hơn' không? Ta có thể chứng minh cảm nghĩ dễ chịu hơn như thế nào không? Đây có nghĩa là không còn đau nữa. Về bất cứ điều gì trên thế giới này, khi chúng ta nói cảm thấy dễ chịu, hay khá hơn là chỉ nói cho người khác biết không còn khó khăn vào thời điểm đó. Khi chúng ta nói chúng ta cảm thấy dễ chịu, chúng ta phải hiểu cảm giác dễ chịu đó không lâu dài vì khi những hiệu quả của thuốc giảm đau không còn tác dụng nữa thì chúng ta lại bị đau trở lại. Đó là bản chất của đời sống. Phương pháp của Đức Phật để đạt hạnh phúc vĩnh viễn là nhổ tận gốc rễ khó khăn chứ không phải chỉ tạm thời kìm nén chúng. Đương nhiên, một số người nói rằng thật khó khăn thực hành lời Phật dạy, vì nó không làm cho giảm đau ngay. Đức Phật dạy nguyên nhân khổ đau mọc rễ thâm sâu cho nên chúng ta phải có các biện pháp mạnh mẽ mới nhổ vĩnh viễn dược chúng để chúng không bao giờ có thể trở lại được nữa.
Vê câu hỏi làm sao có thể tận diệt hết được các khó khăn, Đức Phật trả lời:' Khi môt người khôn ngoan, gìn giữ luân lý (giới), mở mang tâm trí và chánh kiến, một người hăng hái và khôn ngoan như vậy tự gỡ được rối rắm'. Một người chuyên cần và hiểu biết, bởi nhận thức được bản chất thực sự của cuộc sống, phát triển đạo đức và hạnh tự kỷ. Giới có nghĩa là kỷ luật trong ý, lời nói và hành động theo giới luật. Một người chuyên cần và khôn ngoan, biết cách phải đối đầu với các khó khăn như thế nào và làm sao để vượt qua chúng. Nơi đây Đức Phật khuyên chúng ta phải lương thiện, chuyên cần và hành động khôn ngoan nếu chúng ta muốn giải quyết những khó khăn. Không có một phương pháp nào khác có thể đem đến giải pháp cuối cùng cho những khó khăn của chúng ta.
Hệ thống giáo dục hướng nghiệp hiện đại đào tạo các học sinh trang bị được nhiều kiến thức học thuật hơn nhưng cũng phát triển lòng vị kỷ. Hệ thống đó tạo ra người tài giỏi mà không phát triển tinh thần đạo đức cho họ. Những người như vậy không quan tâm đến người khác hay đến thế giới miễn là họ được mức lợi lạc vật chất. Qua xảo quyệt và áp dụng phương pháp khoa học để đạt ham muốn vị kỷ, chính họ càng ngày càng lo âu.
Con người ích kỷ tham đắm lạc thú hơn tất cả chúng sinh khác. Họ vui sống cuộc đời trần tục và lạc thú nhục dục không nghĩ đến phúc lợi của người khác hay sự sống còn của các loài khác. Họ muốn sống lâu để hưởng khoái lạc. Họ phát triển lòng tham tài sản mà họ tích lũy và sợ chết vì không muốn ra đi bỏ lại các tài sản này trong khi các chúng sanh khác không có các tư tưởng ích kỷ như vậy. Những chúng sanh này chỉ sử dụng ý thức của họ để sinh tồn và sống một cuộc đời thiên nhiên không làm hại người khác . Có câu nói rằng chỉ con người mới tích lũy nhiều hơn số lượng thực phẩm mà họ có thể ăn được. Tất cả những con vật khác chỉ lấy cho đủ để được sống mà thôi. Cái gì chúng không cần thì chúng không lấy và để cho kẻ khác. Ngày nay, chúng ta không quan tâm cả đến sự nghỉ ngơi mà say mê đến mức độ chúng ta trở thành nô lệ cho lòng ham muốn được tự mãn.
Có người hỏi Euthanasia nghĩa là gì? Từ này khởi nguyên từ danh từ ghép của Hy Lạp: eu có nghĩa là tốt, và thanathox có nghĩa là chết. Ghép lại với nhau từ này có nghĩa là một cái chết xứng đáng không đau đớn.
Người ta đã bàn luận nhiều đến việc có nên hợp pháp được chết (cho phép người bệnh được tự tử với sự giúp đỡ của bác sĩ) là giết người hay giết người để chấm dứt sự đau đớn. Lập luận của phía ủng hộ hợp pháp nói rằng con người có thể chết trong vinh dự, phẩm giá và tình thương.
Khi một người trong gia đình hay một người thân bị bệnh trầm trọng và phát triển các dấu hiệu phức tạp gây ra sự bất tỉnh khó thay đổi được, người đó sống trong tình trạng hôn mê, hay bộ não đã chết làm cho gia đình buồn đau và lo âu trong việc săn sóc và nuôi dưỡng người bệnh- một gánh nặng cho gia đình phải chịu đựng bằng sự can đảm phi thường và sự kiên cường.
"Người bệnh trong tình trạng hôn mê" là từ ngữ diễn đạt mới được sử dụng trong y khoa. " Tình trạng hôn mê" nảy sanh do sự hư hoại nặng nề của bộ não khiến bệnh nhân không thể động đậy, nói và nuốt. Nhưng bệnh nhân vẫn còn thở và tim vẫn đập không cần thiết bị trợ giúp. Nếu có cử động thì những cử động cũng chỉ là do sự phản ứng hơn là hành động do bệnh nhân điều khiển.
Vì kỹ thuật kéo dài đời sống ngày càng tiến bộ, xã hội bắt buộc phải đương đầu với câu hỏi căn bản: Bao giờ, đúng lúc nào, đời sống chấm dứt? Trong khi hầu hết ai cũng đồng ý bộ não không hoạt động tức là chết, trong giới y khoa và công chúng đã có những tranh cãi về tình trạng hôn mê của bệnh nhân.
Sự chẩn đoán "bệnh nhân trong tình trạng hôn mê" theo Đại Học Y Khoa Hoàng Gia Anh Quốc là một bệnh nhân đã ở trong tình trạng này sau 12 tháng. Về thuật ngữ mô tả một người đau đớn trong điều kiện này, không may từ 'vegetative' lại được lựa chọn vì con người được sáng tạo khác hẳn cây cỏ hoàn toàn.
Xác thân chết, nhưng có đời sống sau khi chết. Niềm tin này được cả đến triết lý gia Plato tin tưởng tuy ông cũng không có tư tưởng gì khám phá ra tôn giáo từ trên hai nghìn năm qua.
Thêm vào sự không cử động được và không giao tiếp được với thân quyến trông nom mình, những người bất hạnh này đau khổ chịu đựng sự đàm tiếu khinh khi vì bị đối xử như cỏ cây. Và tệ hại hơn nữa, trong một số trường hợp, theo lời yêu cầu của thân nhân, người bệnh không được tiếp tế chất dinh dưỡng. Người thân cho như vậy để cho người bệnh chết. Số người khác coi là như vậy để bệnh nhân đói đến chết.
Chắc chắn, có một bài học nơi đây cho tất cả chúng ta. Đời sống vô cùng quý giá và không thể bào chữa được khi lấy đi mạng sống của một người. Đương nhiên, chúng ta có bổn phận canh chừng và cố gắng làm cho ông ấy hay bà ấy khỏe lại, hay nếu không thể được thì ít nhất cũng có thể làm cho người bệnh được an ủi chừng nào tốt chừng nấy.
Có một sự khác biệt hẳn trên nguyên tắc giữa sự chấm dứt đời sống của một người đồng loại và sự loại hay giảm thiểu sự đau đớn, để cho người bệnh được an ủi và giữ phẩm giá đến hơi thở cuối cùng. Đời sống thiêng liêng và ai cũng đáng được kính trọng.
Có phải một người thực sự đã chết khi người đó trong tình trạng hôn mê và các cơ quan chính không còn hoạt động bởi máy móc hay loại gì đó? Kỹ thuật y khoa tiến bộ và những phương pháp tân tiến trong thế kỷ này đã đưa đến một sự khó xử trong nhiều trường hợp, săn sóc những bệnh nhân hôn mê bất tỉnh không hồi phục được, thường được biết là bộ não đã chết.
Trước khi có những tiến bộ, khi tim và phổi không hoạt động, bộ não cũng chết ngay sau đó. Tương tự như vậy khi não không hoạt động, tim và phổi cũng không hoạt động ngay sau.
Trong khi quan điểm y khoa ít nhiều giải quyết như vậy, hậu quả hợp pháp của những hành động hay không hành động của bác sĩ trong những trường hợp như vậy thì bác sĩ hành động hay không hành động trong những trường hợp như thế sẽ phải xét xử thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Những bác sĩ này có có bị kết án giết người hay ngộ sát khi tắt máy dưỡng khí trong trường hợp vô vọng không?
Chết không đau đớn, hay nói một cách thô thiển ' giết để chấm dứt khổ đau', thường được hiểu là hành động nhân từ chấm dứt đời sống của một người bị bệnh không thể chữa nổi. Về phương diện pháp lý hay đạo lý hành động đó bị cấm với loài người. Trong khi luật cho phép bác sĩ ngưng chữa bệnh, bác sĩ không được phép dùng thuốc giết người hay tiêm thuốc để chấm dứt m?ng sống của bệnh nhân. Cách giải quyết như vậy cũng bị coi là bất hợp pháp ngay cả khi nó phát xuất từ ý tưởng nhân đạo muốn chấm dứt sự đau đớn cho người bệnh.
Tất cả những việc làm trên không có nghĩa là kéo dài sự sống bằng bất cứ giá nào khi nó rõ ràng đã đến lúc chấm dứt. Cho phép một người chết ngụ ý xác nhận bệnh tình vô phương cứu chữa và người đó được phép chết bình thường trong an lạc và phẩm giá. Không được có một hành động cố ý phá hoại mạng sống. Đúng hơn là không dính líu vào việc chũa trị nữa vì biết sự chữa trị không thể thực hiện được. Trong khi chúng ta phải kính trọng ước nguyện và quyền được chết của một người, chúng ta không nên giúp người đó chết hay tự tử.
Xét về luật pháp việc ngưng máy trợ tim hoạt động có thể phù hợp với nhiệm vụ săn sóc của bác sĩ không có nghĩa là, vì lý do chính trị bác sĩ có nhiệm vụ cho bệnh nhân môt mũi tiêm giết người để cho bệnh nhân không còn đau đớn.
Theo luật định một người chịu trách nhiệm săn sóc một người khác không thể chăm sóc được chính mình, thí dụ một em bé hay một người yếu ớt, trở thành người chịu trách nhiệm vì giết người hay ngộ sát vì đãng trí thì cũng giống như trước đây. Trong khi chúng ta nên hoan nghênh kỹ thuật y khoa và việc sử dụng các máy móc, như thuốc ' vi diệu', cấy ghép các bộ phận cơ thể, máy lọc máu vân vân.., chúng ta nên coi chừng tuột xuống dốc vào cái thung lũng chết "không đau đớn'.
Tháo máy trợ tim sau khi bộ não đã chết, không phải quá đáng mà nói rằng đó là vấn đề chung của bác sĩ và người thân nhất của người bệnh sắp chết. Câu hỏi đặt ra là: Có phải tốt hơn là để cho chết mau trong trường hợp vô vọng bằng cách tháo máy này với người bệnh không? Một ý nghĩ đến ngay trong tâm trí là: làm sao ta có thể chắc chắn là tình trạng đó vô vọng? Những điều kỳ diệu vẫn có thể và xẩy ra, tuy nhiên rất hiếm. Dù đúng hay không, ta chỉ có thể kết luận một cách an toàn là có nhiều những huyền bí không thể giải thích nổi trên thế giới này. Đó là một vấn đề đã làm bối rối phương đông từ nhiều năm.
Phật Giáo không ủng hộ cái 'chết không đau đớn' vì hai lý do. Thứ nhất mỗi chúng sanh là kết quả nghiệp của mình trong quá khứ và bất cứ sự can thiệp nào vào tình trạng của mình cũng sẽ chỉ là tạm thời làm cho bớt đau đớn mà người đó phải chịu. Lý do thứ hai kết tội sự ủng hộ nhầm lẫn cho cái chết 'không đau đớn' liên quan đến người giết và hành động giết. Hành động giết dù bất cứ động cơ nào thúc đẩy, cũng vẫn liên quan đến việc ngăn chia đời sống với xác thân một cách chủ ý chống lại sự cấu tạo tự nhiên con người theo năm yếu tố: năng lượng tinh thần, năng lượng nghiệp, trật tự thời kỳ phôi thai, trật tự thời gian, và và trật tự hiện tượng thiên nhiên. Cảm nghĩ biến thành hình thức ác cảm đối với sự đau đớn được mục kích. Người đó che đậy cảm nghĩ thật sự của mình làm như đó là một hành động tinh thần đáng ca ngợi, và tự mình bào chữa và cho là hợp với lẽ phải. Nếu người đó hiểu tâm lý của chính mình hơn, sức mạnh của sự ác độc ngủ ngầm xuất hiện ngay sau khi phạm hành động giết.
Tuy nhiên không cấm việc sử dụng thuốc an thần hoặc các biện pháp làm người bệnh giảm đau. Việc làm cho người bệnh bớt đau đớn bằng bất cứ phương tiện gì, và tạo bầu không khí lành mạnh để chữa trị đáng được ca ngợi. Tất cả những ai góp phần làm giảm đau, phục vụ người bệnh cần ý thức rõ rằng công việc của họ không chỉ là vấn đề học thuật hay nhân từ, mà là liên kết với chân lý, một phương pháp tâm lý loại trừ ích kỷ, ác cảm, và ảo tưởng.
Tự tử là một hành động cố ý và tự ý lấy đi mạng sống của chính mình. Tự tử rơi vào hai loại, tục lệ hay cá nhân. Loại thứ nhất xẩy ra do kết quả của truyền thống và lực của quan niệm quần chúng. Thí dụ như hara-kiri, tự tử bằng cách mổ bụng bởi của người Nhật Bản khi bị nhục.
Tự tử cá nhân là loại điển hình trong thời hiện đại. Lý thuyết thông thường chấp nhận tự tử là kết quả của sự thất bại không thích ứng đời sống của mình được với những căng thẳng trong cuộc sống.
Tự tử là môt cách để giải quyết những loại khó khăn riêng tư- cô đơn, ghét bỏ, ham muốn, trả thù, sợ hãi, đau đớn thể xác, cảm nghĩ tội lỗi vân vân... Đàn ông tự tử nhiều hơn đàn bà, và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ ít thành công hơn nam giới vì không biết cách tự tử hay vì sự cảm xúc khác biệt.
Đa số những người tự tử đều chán nản ngã lòng. Sự tác động cao nhất xẩy ra nơi những người thất vọng kèm theo một cảm nghĩ đầy vô vọng và mất hẳn sự quan tâm hay hứng thú trong các hoạt động. Thêm vào, những người già, lẻ loi, ly dị. hay góa, và nhất là những người ghiền rượu, ma túy, có nguy cơ nhất. Những người không nhà cửa cũng tự tử nhiều hơn người khác.
Mặt khác, thanh thiếu niên tự tử là một vấn đề lo ngại. Từ những năm 1950, tỷ lỷ lệ của hạng người này tăng gấp đôi ở những nam giới đã trưởng thành. Tuy nhiên vì nhiều lý do, việc này không xẩy ra với phụ nữ.
Một số chuyên viên cảm thấy thanh thiếu niên tự tử do sự phức tạp và căng thẳng của đời sống hiện đại. Được biết những chuyện bi thảm trên truyền hình và những tin tức mới về tự tử làm gia tăng con số thanh thiếu niên tự tử. Thất nghiệp và áp lực thành đạt cũng là những yếu tố.
Có một số dấu hiệu quan sát thấy, gồm có rút lui không giao du bè bạn và các hoạt động thường lệ, không để ý tới dung mạo, thay đổi hẳn trong thói quen ăn ngủ, lạm dụng ma túy và rượu. Một số thanh thiếu niên biểu lộ ý định của chúng rõ ràng. Chúng không còn thích những của cải sở hữu hay nói:' Tôi không còn vấn đề gì nữa cả'. Hành động tự tử thường do sự mất mát tình cảm như đoạn tuyệt vời người tình hay gia đình ly dị.
Cho nên, khi bạn thấy một trong những dấu hiệu thay đổi trên về cách cư xử - bạn phải đặc biệt quan tâm đến- bạn nên lập tức nói chuyện những điểm không hạnh phúc của đứa con với nó. Chẳng hạn, hỏi nó cụ thể và trực tiếp là nó định làm gì. Mổ sẻ những điều ấy ra có thể giảm thiểu nỗi lo âu của nó, và nó sẽ cảm thấy nó được bạn hỗ trợ. Chỉ như vậy rồi bạn mới có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc tìm những nhà chuyên môn giúp đỡ nếu cần thiết.
Tính chất dễ dãi của xã hội hiện đại ngụ ý khoan hồng dối với cách cư xử sai lệch có thể là một phần làm gia tăng các hành động tự tử, nhất là tự đầu độc.
Thái độ của xã hội đối với việc tự tử đã ít nặng nề hơn về đạo đức và hình phạt. Bây giờ người ta đã sæn sàng hiểu biết hơn là kết tội, nhưng khuynh hướng che giấu các hành động tự tử vẫn còn.
Hành động tai hại tự tử gây nên những phản ứng buồn đau và cảm nghĩ tội lỗi về phần những người cảm thấy có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc và thương yêu nhiều hơn mà họ đã làm. Không thỏa mãn được dục vọng và không làm được điều mình muốn là nguyên nhân những vụ tự tử. Không có tôn giáo nào tha thứ hành động ác độc này.
Điện thoại hiện nay dùng làm phương tiện truyền thông giũa những người lẻ loi và thất vọng có ý nghĩ quyên sinh, và tìm sự hỗ trợ và khuyên nhủ của những người quan tâm trong xã hội. Cũng giống như những Hội Vô Danh Giúp Đỡ người ghiền rượu, và những tổ chức tương tự khác, những người tình nguyện phục vụ như cố vấn đêm ngày và cơ quan của họ sæn sàng giúp đỡ các trường hợp muốn tự tử bất cứ lúc nào. Bằng chứng cho thấy các loại phục vụ này đã thực sự ngăn ngừa được các vụ tự tử trên một mức độ rộng lớn.
Tinh thần không quân bình mà chúng ta coi như nổi điên là một khó khăn to lớn khác. Vi phạm con đường đạo đức của đời sống, con người xáo trộn an lạc và hạnh phúc của chính mình và người khác. Rồi mang nhiều việc xẩy ra bên ngoài vào tâm, thì càng nhiều khổ sở, kích động, sợ hãi và bất an được tạo ra.
Nhiều người phải đau khổ vì khủng hoảng và suy nhược thần kinh vì không huấn luyện tâm trí để duy trì sự vừa lòng. Họ chỉ phát triển lòng tham dục về lạc thú nhục dục. Với họ phát triển có nghĩa là phát triển lòng tham dục.
Kết quả là họ phát triển sự tranh đua không lành mạnh và bạo động. Cho nên họ đã đảo lộn thế giới vào một tình trạng hỗn loạn. Sau rồi mọi người kêu gào hòa bình. Người ta kết tội thượng đế hay ma quỷ đẩy họ vào lầm than. Họ cầu nguyện và van vái để thoat khỏi những khó khăn do chính họ tạo ra.
Bây giờ chúng ta có thể hiểu ai là người thực sự tạo khó khăn và ai có thể vượt qua được những khó khăn ấy. Đức Phật dạy thế giới ở trong chính bạn. Khi bạn tự ghép mình vào kỷ luật, toàn thế giới sẽ có kỷ luật và hòa bình sẽ được duy trì. Không cần thiết phải cầu xin hòa bình từ những người khác. Tốt hay xấu, hòa bình hay bạo động, tất cả hiện hữu do tâm được huấn luyện hay không được huấn luyện.
Từ căng thẳng mượn từ vật lý và kỹ thuật xây dựng, có nghĩa đúng là: một lực đủ lớn để bóp méo hay làm biến dạng. Trong chữa trị bệnh tinh thần, căng thẳng là những phản ứng thể xác và tinh thần của một cá nhân đối với áp lực của môi trường xung quanh và ở trong chính mình. Có hai loại bị căng thẳng chính là: bị căng thẳng vì mất người thân, công việc làm, hay lòng tự trọng phát xuất khi mức độ hoài vọng của một con người qúa cao; và một loại bị căng thẳng là do những sự đe dọa đến địa vị, mục tiêu, sức khỏe và an ninh của một cá nhân. Tình trạng bị căng thẳng trở thành một phần không thể tránh được trong đời sống, và làm cho người ta luôn luôn bị khích động. Khi nó xẩy ra, quá sức chịu đựng, gây đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tình trạng bị căng thẳng nguyên do một trong những yếu tố gồm có, sự thay đổi, cả tốt lẫn xấu, khó khăn cá nhân, khó khăn về thể chất, đau yếu vân vân... Nguồn gốc thông thường là do: cái chết của vợ chồng, hay bạn thân, ly thân, ly dị, khó khăn về tình dục, thay đổi chỗ ở, con cái bỏ nhà ra đi, mang thai, cầm cố nhà cửa, bị đuổi việc, thất nghiệp, thay đổi trách nhiệm trong việc làm hay không hài lòng với chủ nhân.
Mỗi quãng đời của con người có một tình trạng căng thẳng riêng. Lúc bắt đầu vào đời, đứa trẻ phải đối đầu trực tiếp với người thân trong gia đình, những đòi hỏi của nhà trường, phải điều chỉnh cho thích hợp với cá tính của thầy giáo và các bạn trẻ khác nên có thể bị căng thẳng cũng như những vấn đề trai gái trong tuổi thanh xuân sau này.
Rồi tiếp đến những căng thẳng học thuật của những năm tại đại học, và sự lo âu về việc chọn nghề. Sau đại học hầu hết gặp khó khăn trong những năm đầu sau khi lập gia thất. Những khó khăn này rất nghiêm trọng và thường dẫn đến sớm ly dị. Những vấn đề có con cái là gánh nặng cho phụ nữ, trong khi người đàn ông lại nặng về nghề nghiệp.
Một số bệnh do tình trạng bị căng thẳng gồm có bệnh lở loét dạ dày, đau bên đầu, phiền muộn, áp huyết cao, đột quị, và ngất sỉu do tim. Bị căng thẳng liên tục sẽ làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm làm giảm sự hữu hiệu trong việc đối kháng sự nhiễm trùng. Một số nhà hữu trách cho bị căng thẳng, quá sức và kinh niên có thể phát thành bệnh ung thư.
Trong thời gian bị căng thẳng, cơ thể tiết ra tầng đợt chất hóa học ở não, và chất hormones gồm có cả chất adrenaline và hydrocortisone, những chất này tác động được biết như phản ứng của sự "chiến đấu hay chạy trốn". Adrenaline làm tăng nhịp tim và nhịp thở, xác thân sæn sàng chống cự lại với sự đe dọa bên ngoài, hay không chống nổi. Hydrocortisone giúp chống căng thẳng. Như vậy khi ta nghe một tin buồn trong điện thoại, phản ứng cúa ta tức khắc bị tác động bởi chất adrenaline, kế theo bởi sự tiết ra tiết ra chất hydrocortisone gia tăng .
Chất hormones giúp ta đối đầu với tình trạng bị căng thẳng trong một thời gian ngắn, tuy nhiên có thể gây ra khó khăn sức khỏe nếu chúng ta tiếp tục bị lâu dài căng thẳng. Bị căng thẳng không ngớt làm xác thân tiết ra chất adrenaline và hydrocortisone thường xuyên, và đồng thời những chất đó trong mạch máu có thể gây xói mòn. Mức độ adrenaline ở mức độ kéo dài và cao, chẳng hạn, buộc tim và phổi phải làm việc quá giờ, và giữ áp huyết cao hon mức độ thường. Trong thời gian này, những sự thay đổi ấy có thể làm thành strokes (đột quị) hay bệnh tim.
Lo âu là cảm nghĩ sợ sệt, căng thẳng hay khó chịu khi ta phải đối đầu với nguy hiểm. Chúng ta đều phải đối đầu với lo âu để thi hành tốt một nhiệm vụ khó khăn, nhưng thái quá làm ta có thể trở thành bất lực. Rối loạn lo âu gây thành nhóm thông thường nhất bệnh thần kinh, gồm có ám ảnh sợ hãi, lo sợ bị tấn công, và bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương. Nhiều người bị ám ảnh sợ hãi như sợ hãi một vật gì hay một tình trạng đặc biệt nào đó. Ám ảnh lo sợ rất thông thường, chiếm khoảng 3% dân số.
Ám ảnh sợ được định nghĩa như ám ảnh, cố chấp, không thực tế, sợ hãi triền miên một đồ vật hay tình trạng nào đó. Đa số ám ảnh sợ hãi là chứng sợ độ cao, sợ không gian giam hãm, sợ hãi phải xa gia đình hay ở chỗ đông người, và sợ người lạ. Những người này có khuynh hướng tránh tình trạng có đông người để khỏi bị bẽ mặt hay bối rối. Mất ngủ, hay khó ngủ, thường thấy ở nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trên thực tế, trên 10% người gặp khó khăn về vấn đề ngủ. Nếu ta phải đối đầu với công việc tạm thời có hạn định thời gian, hay dưới nhiều áp lực, ta có thể lo lắng cho nên mất ngủ. Cơ thể chúng ta ưa thích hoạt động theo thường lệ, cho nên những công nhân làm theo ca gặp khó khăn điều chỉnh giấc ngủ.
Một số người, đặc biệt những cựu chiến binh, có thể đau đớn từ cái gọi là hậu chấn thương biến cố trong chiến tranh như những tiếng nổ bởi đạn trái phá và sau các trận đánh, thường phát triển phản ứng căng thẳng lâu dài. Những triệu chứng xuất hiện hay gia tăng sau khi chấn thương đã qua từ lâu. Người đó có thể bị những chứng như ý nghĩ lộn xộn, thấy quá khứ như hiện tại, ký ức hãi hùng hay những cơn ác mộng. Người đó cũng có thể hết sức cáu kỉnh hay lo lắng, và rất dễ dàng hoảng hốt. Vào lúc đó người đó hình như co mình lại, không còn để ý gì đến những điều thường thích truớc đây, cảm thấy lẻ loi xa những người khác.
Điều tốt nhất có thể đối trị căng thẳng hay tình trạng căng thẳng trong đời sống hàng ngày hiển nhiên quan trọng là: ăn uống điều độ, ngủ đủ, vận động hàng ngày, và dành thời gian giờ vào các việc mà mình thích. Không hút thuốc, uống rượu hay các chất ma túy khác. Người dễ bị thất bại và tinh thần nhậy cảm căng thẳng, có thể tìm cách giảm thiểu phản ứng bằng cách học nghỉ ngơi, thiền định, và học phương pháp thay đổi tính tình.
Năng lượng tinh thần đặc biệt hay trí tuệ mà con người có được không thể tìm thấy ở những chúng sanh khác. Tuy nhiên năng lượng tinh thần này hoang dại, phóng túng, nó cần phải được huấn luyện và kiểm soát mới đem lợi lạc cho chúng ta. Nếu không, tâm trí sẽ là nguồn gốc chính của những khó khăn. Khi tâm trí được kiềm giữ đúng qua sự huấn luyện chuyên cần, thì hòa hợp, hiểu biết và hòa bình sẽ chiếm ưu thế và chúng ta có thể thi hành những hành vi rất lương hảo không những cho chính chúng ta mà còn cho người khác. Chúng ta hãy lấy thí dụ về một thác nước lớn. Chúng ta hãy tưởng tượng năng lượng to lớn phí phạm như nước chảy từ trên hàng ngàn bộ cao trên sườn núi cao. Nhưng khi con người kiểm soát được năng lượng ấy và biến chúng thành điện, dân chúng được lợi lạc từ năng lượng ấy. Nhưng nhớ rằng, cả đến khi tâm trí được huấn luyện, chúng ta áp dụng dù biện pháp ngăn ngừa nào để tránh bất toại nguyện trong đời sống của chúng ta, luật vũ trụ vô thường vẫn thay đổi mọi thứ trên thế giới này. Đó là bản chất của cuộc sống. Mọi thứ hiện hữu đều thay đổi và tan rã theo nhũng điều kiện trần thế. Sự phối hợp của các yếu tố, năng lượng và sự hiện hữu tạo ra vật mà chúng ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, khiến cho ta ảo giác về sự vững chắc và thường còn. Nguyên nhân của sự thay đổi là sự ma sát của các yếu tố và năng lượng. Khi một vật nhìn thấy tan và theo thời gian, đó là sự phân hủy của yếu tố và năng lượng được hợp thành. Năng lượng không mất, nhưng biến đi chuyển thành dạng thức khác và tiến trình tiếp tục vô tận. Đó là hiện tượng thiên nhiên và mỗi vật hợp thành (do duyên hợp) đều được tạo nên bằng cách đó. Không có lý do gì để chúng ta coi hiện tượng trên là sự tạo ra một chúng sinh siêu phàm hay đó là kết quả của một tội lỗi nguyên thủy bị trừng phạt. Người Phật Tử coi đó là một hiện tượng tự nhiên. Nhưng nhiều người coi tình trạng này là một khó khăn vì những sự thay đổi và vô thường không thỏa mãn lòng ham muốn một cuộc sống vĩnh cửu. Tính bất toại nguyện của đời sống bắt đầu khi chúng ta nhận thức được đời sống bất diệt khác ở thiên đàng hay trong địa ngục, là điều không thể có được.
Năng lực của xác thân chúng ta cũng là một phần của lực vũ trụ ảnh hưởng đến những yếu tố và năng lượng trong phạm vi thân thể chúng ta. Một số khó khăn vật chất và tinh thần cũng do những ảnh hưởng này. Một số lực khác cũng nhiễu loạn đời sống của chúng ta mà người ta coi đó gây ra bởi ma quỷ. Sợ hãi, tưởng tượng, nghi ngờ, và dị đoan, lúc nào cũng nuôi dưỡng niềm tin như vậy để nhiễu loạn tâm trí. Khi tâm trí bị nhiễu loạn, chúng ta phải đau đớn thể xác.
Tuy nhiên, khi tâm trí chúng ta được huấn luyện kỹ càng và mở mang qua sự hiểu biết, chúng ta có thể ngăn ngừa những khó khăn ấy nảy sinh.Cho nên Đức Phật dạy "Tâm là kẻ tiền phong của tất cả trạng thái thiện và ác, tốt và xấu vì những trạng thái tâm ấy là do tâm tạo ra'" Thực ra chúng ta đau khổ vì những khó khăn, những khó khăn này là kết quả của những ảo giác của chúng ta. Bằng cách theo lời khuyên của Đức Phật, chúng ta có thể đoạn trừ sợ hãi và vô minh.
Một vấn đề khác mà người dân phải đối đầu ngày nay làm thế nào khi cái chết đến với người thân của mình, kể cả cha mẹ. Chúng ta phải hiểu rằng chết xẩy ra tự nhiên, ta càng thương cha mẹ già của ta bao nhiêu ta lại càng phải hiểu rằng theo sinh vật học, tế bào trong con người có một đời sống giới hạn. Thời điểm đến khi những tế bào ấy không thể tự đổi mới được. Khi tuổi già đến mức cùng cực, những tế bào mất khả năng giữ quân bình tiến trình phá hủy và sửa chữa, và không giữ cơ thể mạnh khỏe được.
Lịch sử con người chẳng có gì khác ngoài cách làm sao chạy trốn khỏi cái chết. Nhiều văn hóa khác nhau đã cố gắng tìm cách chạy trốn khỏi cái chết bằng các đường lối khác nhau.
Tâm cần một cuộc sống vĩnh viễn nhưng đời sống lại tạo xác thân vật chất vô thường và ta gọi đó là đời sống. Sau đó sự bất toại nguyện đó xáo trộn tâm.
Với những người có một sống lâu và hạnh phúc tương đối, có sự tu tập vững vàng do huấn luyện, cái chết sắp xẩy đến là một hiện tượng tự nhiên với họ. Khi thời điểm đến, người sắp chết trở nên điềm tĩnh, từ bỏ thế giới này một cách bình thản, tin là mình đã sống một cuộc đời không hại ai, đã đóng góp vào sự tiến bộ cho nhân loại. Nơi có những niềm tin thâm sâu và văn hóa thuần khiết, quan niệm cái chết không tránh được, là phần tự nhiên của vòng đời được chấp nhận. Tại những xã hội đó, người ta chấp nhận với triết lý đó là sự không thể tránh khỏi này và bao giờ cũng đối xử với thái độ đàng hoàng bình thản.
Loài người là chúng sanh duy nhất có thể hiểu được một ngày nào đó phải đương đầu với cái chết. Cho nên tại sao chúng ta không cần thiết phải lo lắng về việc đó. Lo âu về cái chết không thể ngưng nó lại được, vậy nên tại sao ta không chấp nhận nó một cách bình tĩnh? Văn hào Shakespeare viết Julius Caesar nói:
' Trong tất cả những kỳ diệu mà tôi đã nghe và thấy. Đối với tôi dường như rất lạ lùng là con người sợ hãi (cái chết). Vì cái chết ấy, sự chấm dứt cần thiết, sẽ đến khi nó phải đến'.
Mặt khác có những người không mảy may quan tâm khi chấm dứt cuộc đời hay cái gì sẽ xẩy ra sau đó. Tuy nhiên, một số đông không những lo lắng về những khó khăn hiện hữu mà còn lo lắng về kiếp sau. Tất cả những chúng sanh khác đều không có cảm nghĩ đó.
Chúng ta phải hiểu rằng dù ta áp dụng phương pháp nào để vượt qua những khó khăn, chúng ta không thể nào được hoàn toàn thỏa mãn trong đời sống cho đến khi tâm ta được huấn luyện và giảm thiểu ham muốn vị kỷ. Giáo lý của Đức Phật trình bày rõ ràng để ta hiểu bản chất những khó khăn nhân loại, làm sao khắc phục chúng, và làm sao đối đầu với cái chết mà không sợ hãi.
Hãy nhớ câu nói giản dị trong Phật Giáo: ' Đời sống mong manh nhưng cái chết là điều chắc chắn' . Chết không phải là chấm dứt đời sống. Thực ra, chết chỉ là sự bắt đầu của đời sống và sanh là sự bắt đầu của cái chết. Mặt trời lặn tại xứ này lại mọc tại xứ khác. Cho nên sanh và chết tương quan liên hệ lẫn nhau.
Sanh của con người là cái sanh phiền não. Càng sống lâu bao nhiêu thì lại càng trở nên đần độn bấy nhiêu. Cay đắng làm sao, người đó sống cho cái mà không bao giờ đạt được. Cái ham sống trong tương lai khiến người đó không thể sống trong hiện tại '. (Trang Tử)
Đức Phật nhắc nhở chúng ta tất cả mọi thứ hiện hữu đều vô thường. Có sanh là có tử; có mọc lên thì có tàn lụi, có xum họp thì có chia lìa. Làm sao có sanh mà không có tử? Làm sao có sum họp mà không có chia ly?
Sanh và tử là hai đầu của cùng một sợi dây. Chúng ta không thể lấy đi cái chết và chỉ để lại cuộc sống. Đầu tiên con người tranh đấu để tránh cái chết. Sau đó người đó sửa soạn cho cái chết. Thực ra chúng ta không sống mà vật lộn để sống. Cái đó gọi là sống.
NHỮNG LỜI PHẬT DẠY - (KINH PHÁP CÚ)
Không vì mình, cũng không vì người mà người trí làm bất cứ điều gì sai trái; không nên cầu con trai, giàu có, vương quốc bằng việc sai trái; không nên cầu mong thành công của mình bằng những phương tiện bất chính. Được vậy mới thật là người đạo đức, trí tuệ và ngay thẳng. - 84
Sống trăm tuổi mà phá giới buông lung, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà trì giới, tu hành. -110
Kẻ ác cho là vui lúc việc ác chưa chín; đến khi việc ác mang trái, kẻ ác mới nhìn thấy kết quả tội lỗi. -119
Người thiện cho là khổ khi việc lành chưa chín; khi việc lành mang trái, người thiện mới nhìn thấy kết quả tốt. -120
Kẻ làm hại người không làm hại ai, thanh tịnh và vô tội, tội ác sẽ quay trở lại kẻ ấy như bụi bay ngược gió. -125
Kẻ muu cầu hạnh phúc cho mình mà lại dùng gậy gộc phá hoại hạnh phúc người khác, sẽ không được hạnh phúc. -131
Khi kẻ ngu dại làm điều sai quấy, kẻ đó không hiểu bản chất của tội lỗi; bởi hành vi của chính mình kẻ ngu dại đó bị dau khổ giày vò, giống như người bị lửa đốt . -136
Kẻ lấy gậy gộc hãm hại người lương thiện không gậy gộc, do hành vi tội lỗi của chính mình không bao lâu phải chịu một trong những thống khổ sau: thân thể bị đau đớn, bại hoại, hoặc bị trọng bệnh, tán tâm loạn ý, b? bức bách hay bị kết trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán, tài sản tan nát, hoặc bị lủa cháy. Ngay khi xác thân bị hủy diệt, con người ngu dại ấy sẽ sanh vào các cõi đau khổ. -138, 139, 140
Nếu tự biết thương mình, ta nên bảo vệ mình bằng cách gìn giữ tâm ý. Trong mỗi ba thời, người trí phải luôn tỉnh thức. -157
Tội lỗi gây ra tự nơi mình, và cũng tư nơi mình gây ra ô trược. Tự mình không gây tội lỗi, và cũng tự mình thanh tịnh lấy mình. Thanh tịnh hay không thanh tịnh do chính nơi mình. Không ai có thể thanh tịnh người khác được. -165
Người nào trước làm điều tội lỗi, nay biết làm lành, người như vậy là người chiếu sáng thế gian như vừng trăng ra khỏi mây mù. -173
Sung sướng thay ta sống không hận thù giữa những người thù hận; giữa những người thù hận, ta sống không hận thù. -197
Người thắng chuốc thù oán, kẻ bại sống trong đau khổ. Chẳng màng tới thắng bại, sẽ sống đời hạnh phúc an vui. -201
Từ ái dục nảy mầm lo âu, từ ái dục nảy mầm sợ hãi, người xa lìa ái dục không còn lo âu, chẳng còn sợ hãi. -216
Lấy tình thương thắng nóng giận. Lấy hiền lương thắng bạo tàn. Lấy bố thí thắng san tham. Lấy chân thật thắng dối trá. -223
Như rỉ sinh ra từ sắt, rồi lại trở lại ăn sắt, cũng vậy, hành vi ác của chính người đó sẽ dẫn người đó vào cõi thống khổ. -240
Không lửa nào bằng lửa ái dục, không cố chấp nào bằng sân hận, không lưới nào bằng lưới ảo tưởng, không sông nào bằng sông tham dục. -151
Thấy lỗi người thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người, ta sàng như sàng gạo để phanh phui, còn lỗi mình, ta cố che giấu như kẻ cờ gian bạc lận che giấu quân bài. -252
Người sợ cái không đáng sợ, không sợ cái đáng sợ, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa. -317
Lỗi biết rằng lỗi, không lỗi biết rằng không lỗi. giữ tâm chánh kiến ấy, đường lành thấy chẳng xa. -319
Nếu không có bạn đồng hành khôn ngoan sống với bạn, người hiền lương và trí tuệ hãy giống như vua bỏ nước loạn, nên sống một mình như con voi sống trong rừng voi. -329
-- Kinh Pháp Cú

MÙA VU LAN PHẬT LỊCH 2543, 1999
Tỳ-Kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California
-ooOoo-
Đại Lão Hòa-Thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, phục vụ Phật Giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và một thiện hữu. Ngài sanh ngày 18 Tháng Ba Năm 1919 tại làng Kirinde, tỉnh Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan).
Ngài khởi đầu việc học hành theo nền giáo dục thế tục khi Ngài được 7 tuổi và tuy còn nhỏ Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Được sự giúp đỡ của một người cậu là Sư Trưởng tại ngôi chùa địa phương và người mẹ tận tâm của Ngài, Ngài thọ Sa Di giới vào năm 12 tuổi. Ngài được đặt pháp danh là "Dhammananda" có nghĩa là "Người chứng nghiệm hạnh phúc qua Phật Pháp" .
Sau mười năm tu học chuyên về giáo lý Đức Phật, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn Ngữ Học, Triết Lý, và Quy Tắc Pali Viện Đại Học Vidyalankara Pirivena.Ngài tốt nghiệp Cao Học Triết Lý Ấn Độ năm 1949 tại Viện Đại Học Beneres (Ba-Lã-Nại).Sau khi phục vụ 3 năm tại Sri Lanka, Ngài được tuyển chọn đi hoằng Pháp tại Mã Lai.
Vào các thập niên 50 và 60, Phật Giáo bị giới trí thức Trung Hoa tại Mã Lai coi rẻ và nghĩ rằng Đạo Phật chỉ là mê tín dị đoan. Qua Hội Truyền Bá Giáo Lý Phật Đà, Ngài đã phát hành các tài liệu, các loại sách về mọi phương diện của Phật Giáo và kết quả một số đông đã nhận thức được giáo lý chân chính của Đức Phật. Ngài đã phát hành các cuốn sách rất phổ thông như "Người Phật Tử Tin Gì", "Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi và Lo Lắng", "Hạnh Phúc Lứa Đôi", "Nhân Loại Tiến Về Đâu" và "Thiền Định - Con Đường Duy nhất".
Tuy không phải là một nhà truyền giáo hùng biện, nhưng Ngài đã thành công cảm hóa tư tưởng của cả giới thanh niên lẫn trí thức với một lối trình bầy Giáo Pháp của Đức Phật một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Ngài nhận được các Văn Bằng Tiến Sĩ Danh Dự của nhiều Đại Học trên thế giới và được vua Mã Lai ân thưởng tước vị Johan Setia Mahkota. Ngài cũng có, như Đức Phật mô tả, Bẩy Đức hạnh cao quý của một Đại nhân trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31):

- Ngài là người đáng yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận, và không bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ.

No comments:

Post a Comment