Tội Đồ Võ Nguyên Giáp |
Trọng Đạt
Hà Nội lên cơn sốt tang lễ ông Đại tướng già Võ nguyên Giáp từ hơn một tuần qua, ông mất ngày 4-10-2013, thọ hơn trăm tuổi. Các trang mạng trong nước đăng hình ảnh mấy trăm người xếp hàng dài rồng rắn trước tư dinh ông tướng để được vào viếng xác. Nhiều người ôm chân dung ông, bộc lộ nỗi niềm thương tiếc một nhà quân sự lão thành. Trên lộ trình dài hơn 40 km từ nhà tang lễ Quốc gia tới sân bay Nội Bài, người dân xếp thành hàng đông nghẹt hai bên đường để tiễn ông. Nhiều bài, nhiều video clip quay lại khúc phim tiễn đưa ông tướng đại thọ của nhân dân thủ đô.
Hà Nội lên cơn sốt tang lễ ông Đại tướng già Võ nguyên Giáp từ hơn một tuần qua, ông mất ngày 4-10-2013, thọ hơn trăm tuổi. Các trang mạng trong nước đăng hình ảnh mấy trăm người xếp hàng dài rồng rắn trước tư dinh ông tướng để được vào viếng xác. Nhiều người ôm chân dung ông, bộc lộ nỗi niềm thương tiếc một nhà quân sự lão thành. Trên lộ trình dài hơn 40 km từ nhà tang lễ Quốc gia tới sân bay Nội Bài, người dân xếp thành hàng đông nghẹt hai bên đường để tiễn ông. Nhiều bài, nhiều video clip quay lại khúc phim tiễn đưa ông tướng đại thọ của nhân dân thủ đô.
"Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời – năm 1969, lại có thêm một lễ viếng với một biển người lớn như thế"
Các trang mạng nói có một biển người hàng chục ngàn đứng dọc suốt năm chục cây số tiễn đưa ông Đại tướng. Con số mười ngàn người này theo tôi biết thì chưa được bằng một phần trăm (1%) tổng số nhân mạng mà ông đã xử dụng để thí quân trong các trận đánh biển người đẫm máu suốt ba mươi năm từ 1946 cho tới 1975.
Từ hơn một tuần qua, các trang mạng, báo chí trong nước tràn ngập những bản tin, những dòng chữ lớn về đủ mọi khía cạnh qua cái chết của ông Đại tướng đại thọ: Cử hành lễ viếng đại tướng Võ nguyên Giáp, Người nước ngoài ngưỡng mộ tướng Giáp, Bước chân tướng Giáp còn vấn vương mùa thu dân tộc, Tiêu binh diễn tập tiễn đưa đại tướng lúc nửa đêm, Hai chuyến bay số hiệu đặc biệt tiễn đưa đại tướng, Người dân rơi nước mắt khi viếng đại tướng, Báo chí quốc tế xúc động trước dòng người 50km tiễn đưa đại tướng, Hàng chục ngàn người dân Hà nội tiễn biệt đại tướng về với quê mẹ Quảng bình .. vân vân và vân vân…
Coi trong khúc phim ngắn ngủi tôi thấy hai bên đường một hàng dài đen nghịt người tiễn đưa, trong số này người hiếu kỳ đi xem cũng có, người hâm mộ, thương tiếc thật tình cũng có. Nhiều người khóc lóc thảm thương, cò mồi cũng có, đảng viên chịu ơn mưa móc cũng có…
Đảng và nhà nước khai thác tối đa xác chết của ông Tướng già đến mức điên loạn, y như việc khai thác thi hài của Bác từ năm 1969 cho tới tận bây giờ.
Có thật là nhân dân thủ đô Hà nội rơi lệ thương tiếc ông tướng già này không? Ông đã sống trên 100 tuổi trong một biệt thự rộng thênh thang, tột đỉnh vinh quang phú quí, danh tiếng lẫy lừng , con cháu ông đều là những nhà giầu phú gia địch quốc. Cuộc đời ông hình như không có ngày gian khổ nào tại đất nước mà đa số người dân còn bần hàn thiếu thốn. Thật vậy, ông ăn trên ngồi chốc từ đầu chí cuối. Điều đáng thắc mắc là tại sao người dân không thương xót cho chính cái thân phận hẩm hiu đói rách của mình lại đi thương người hạnh phủc, sung sướng nhất trong thiên hạ như ông Đại tướng? Ông đâu có cần ai thương?
Ông đã từng giữ những chức vụ lớn hàng đầu về quân sự tại miền Bắc: Tổng tư lệnh quân đội nhân dân từ thời kháng chiến, rồi Bộ trưởng quốc phòng, Bí thư quân ủy trung ương, người đứng đầu cơ quan đại diện của đảng trong quân đội. Về chính trị có thời ông làm phó thủ tướng, ông giữ trọng trách về quân sự hơn là chính trị. Các trang web cũng đăng đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước viếng thăm đại tướng tại nhà tang lễ, chính phủ sẽ làm lễ quốc táng long trọng cho ông và chôn tại quê nhà miền Trung đất cầy lên sỏi đá.
Có ý kiến cho rằng người ta cố nhào nặn một biểu tượng để đáp ứng nhu cầu tìm thần tượng trong xã hội quá nhiễu nhương tại VN hiện nay. Có thể lắm, nay đứng trước sự phá sản niềm tin của người dân, của giới trẻ vào lý tưởng Cộng sản nên họ cũng phải ráng tạo ra những huyền thoại và thần tượng. Cộng sản sống nhờ huyền thoại, họ hy vọng lôi kéo được nhiều người trở lại cái ảo ảnh của hào quang Mác Lê xa xưa để tiếp tục lừa gạt mọi người như họ đã từng làm trong quá khứ.
Nhưng thực tế lại rất phũ phàng, ngày nay thanh niên thiếu nữ nhất là tại Hà Nội đang sống thác loạn, trụy lạc, đua đòi, luân lý đảo điên, thật khó mà quay ngược bánh xe lịch sử, khó mà đưa con người trở lại cái lý tưởng mọi rợ, bán khai đã bị loại trừ ra khỏi trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Lý tưởng Cộng sản đã bị chìm vào quên lãng, đã thực sự bị coi là biểu tượng của phản văn minh, phản tiến bộ. Dù có khai thác triệt để xác chết của ông cựu Tư lệnh, người ta cũng không thể nào cứu vãn được sự sụp đổ, tan rã của đức tin vô sản tại thiên niên kỷ mới này.
Đảng cũng tránh dùng những khẩu hiệu, ngôn từ thời chiến như đánh đuổi đế quốc, thực dân xâm lược giành độc lập. Có thể nó đã quá xa xưa, nhưng có lẽ vì nó không còn thích hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay nhất là khi phải sống nhờ lòng nhân đạo của kẻ cựu thù, sống nhờ sự bố thí và cơm thừa canh cặn của họ.
Binh nghiệp của ông đại tướng bắt đầu từ mùa thu năm ấy cách đây đã gần 70 năm, nó đã được xây dựng trên núi xương sông máu của hàng triệu sinh linh vô tội.
Ngày 15-8-1945 quân Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Minh cướp chính quyền, ngày 2-9-1945 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. VM tiêu diệt các đảng phái quốc gia không Cộng sản. Võ nguyên Giáp được Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ thủ tiêu, bắn giết, tấn công các đảng phái, thành phần quốc gia không CS, có vào khoảng vài chục ngàn người đã bị mạng vong trong cơn binh biến đẫm máu này.
Thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, De Gaulle vội vã đưa quân đi tái chiếm thuộc địa cũ Đông Dương mà họ còn nhiều quyền lợi nhưng dư luận Pháp không thuận lợi. Không khí chính trị bất lợi, bị chống đối, người dân cho là cuộc chiến bẩn thỉu (sale guerre) hoặc ô nhục (guerre honteuse). Sau thế chiến, nước Pháp kiệt quệ tan nát vì bị Đức quốc xã chiếm đóng vét sạch, họ không đủ phương tiện tổ chức quân đội. Ngày 11- 9-1945 Pháp đưa 300 lính theo chân quân Anh giải giới quân Nhật, họ đổ bộ tại Tân sơn Nhất, rồi đưa thêm nhiều quân dần dần chiếm lại miền Nam .
Sau khi đã thỏa thuận với Việt Minh, ngày 18-3-1946 Pháp đưa 15,000 quân từ trong Nam ra Bắc, đổ bộ vào Hải phòng, lên Hà Nội để thay thế 200,000 quân Tầu Quốc dân đảng. Việt Minh đành phải để Pháp ra Bắc vì nhờ đó quân Tầu mới chịu về nước, giữa hai cái xấu, họ chọn cái nào bớt tệ hơn.
Việt Minh chỉ điểm giúp thực dân tiêu diệt các đảng phái Quốc gia để trừ hậu họa và rồi ngày 19-12-1946 Võ nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ.
Đáng lẽ cuộc chiến tái chiếm Đông Dương của Pháp không thể thực hiện được vì bị chống đối từ trong nước, chính phủ phải lén lút dấu giếm người dân, tại Đông dương bị Mỹ và chính phủ Trung Hoa dân quốc ghét cay ghét đắng, họ chỉ muốn tống cổ Pháp ra khỏi nơi đây. Nhưng rồi Pháp lại được Mỹ ủng hộ vì lý do Việt Minh theo Cộng sản, Mỹ căm ghét chế độ thực dân nhưng cũng phải cắn răng giúp Pháp để ngăn ngừa CS tràn xuống Đông nam Á.
Quân Pháp tiến chiếm Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Việt Minh rút vào chiến khu, Pháp không đủ lực lượng nên chỉ giữ được các thành phố. Cuối năm 1949,Trung Cộng chiếm toàn cõi Hoa Lục, năm 1950 VM được họ huấn luyện, cung cấp vũ khí, thành lập năm sư đoàn chính qui và các đơn vị địa phương quân, cuộc chiến sang một khúc quành quan trọng. Mỹ bắt đầu giúp Pháp khiến cuộc chiến đã được quốc tế hóa, Việt Minh đã biến đất nước thành bãi chiến trường cho Đệ tam quốc tế và Thế giới tự do.
Năm 1950 lần đầu tiên Võ nguyên Giáp đánh thắng một trận lớn, trận Cao Bắc Lạng (16/9/1950-7/10/1950) làm rung động cả nước Pháp, không ngờ VM lớn mạnh như thế. Pháp mất 7,000 quân và rất nhiều vũ khí mà Việt Minh có thể trang bị đầy đủ năm trung đoàn.
Cuối 1950 tướng De Lattre được cử sang Đông Dương, ông vừa giữ chức Cao ủy và Tư lệnh quân đội Pháp. Võ nguyên Giáp nay đã có nhiều sư đoàn trong tay mở nhiều trận đánh biển người nhưng bị thiệt hại nặng, De Lattre phản công dữ dội, ông ta đánh bại Võ nguyên Giáp mấy trận liên tiếp, riêng trận Vĩnh Yên tháng 1-1951có 6,000 Việt Minh bị giết. Cuộc chiến ngày càng kéo dài, chính phủ Pháp chán nản muốn bỏ Đông dương, Mỹ giúp Pháp ngày càng nhiều, sang năm 1954 họ chịu 78% chiến phí nhưng cũng không cân bằng với viện trợ của Trung cộng và Đệ tam quốc tế.
Việt Minh ngày càng mạnh, Pháp ngày càng yếu, trận Điện biên phủ kết thúc ngày 7-5-1954, quân Pháp thảm bại, gần mười ngàn người bị bắt làm tù binh, trận đánh làm rung động cả thế giới, một nước nông nghiệp lạc hậu đánh thắng một nước văn minh. Võ nguyên Giáp được thế giới biết đến, người ta nghĩ ông là một thiên tài tay không dựng nghiệp, nhưng sau đó hai năm, người Pháp công bố sự thật về trận đánh và nhất là cuối thập niên 70, Trung cộng cũng tiết lộ nhiều bí mật cho thấy họ đã viện trợ, giúp đỡ, chỉ đạo VM rất nhiều. Khoảng hơn 2,000 quân Pháp bị thiệt mạng trong trận này, VM tổn thất ít nhất cũng gấp 4 lần Pháp.
Tám năm khói lửa 1946-1954 được VM ca ngợi là cuộc chiến thần thánh giành độc lập, cái gía mà họ phải trả là xương máu của khoảng 300,000 quân sĩ. Việt nam là nước thuộc địa duy nhất trên thế giới giành độc lập bằng núi xương sông máu.
Năm 1954 đất nước chia đôi, Võ nguyên Giáp được nghỉ ngơi mấy năm khi CSVN lo thực hiện chính sách cải cách ruộng đất theo chỉ thị của quan thầy Nga -Tầu để đấu tố, bắn giết, chôn sống khoảng 150,000 địa chủ. Sau khi thất bại trong việc hiệp thương thống nhất hai miền, Đảng quyết định đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực, miền Bắc nghèo đói không thể sống thiếu vựa lúa miền Nam, tướng Giáp lại có việc làm. Ông theo chiến lược của Mao dùng chiến tranh du kích, lây nông thôn bao vây thành thị, TT Kennedy giúp VNCH bình định miền nam bằng trực thăng và thiết vận xa.
Sau đảo chính 1-11-1963, lợi dụng tình hình miền Nam xáo trộn tướng Giáp thừa cơ nước đục thả câu, tăng cường xâm nhập, miền Nam ngày càng bị ung thối. Năm 1965 đánh dấu một khúc quành quan trọng, được Nga sô, Trung cộng giúp đỡ, Bắc Việt công khai đưa quân chính qui xâm nhập để sớm chiếm được miền Nam, khi ấy Hoa kỳ cũng đem đại binh vào cứu nguy VNCH khỏi bị sụp đổ. Một lần nữa tướng Giáp được Đảng giao nhiệm vụ biến đất nước thành bãi chiến trường cho Cộng sản quốc tế và Thế giới tự do. Lần này sự đụng độ lớn hơn trước hàng trăm lần, đất nước cũng bị tàn phá mạnh hằng trăm lần nhiều hơn trước.
Việt Minh không thể đánh thắng Mỹ như đã thắng Pháp tại Cao Bắc Lạng 1950 và Điện Biên Phủ 1954 vì hỏa lực của Mỹ mạnh gấp trăm lần Pháp, tướng Giáp không dám đánh trực diện vì sẽ bị không quân và pháo binh địch tiêu diệt ngay. Ông lệnh cho cán binh cố gắng giết được nhiều lính Mỹ để thúc đẩy phong trào phản chiến dù phải trả giá cao, thường là lấy 15 mạng cán binh đổi lấy một mạng Mỹ, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, nói nôm na là chiến lược "cố đấm ăn xôi" giành thắng lợi. Nói chung tướng Giáp lấy quân sự để phục vụ mục đích chính trị.
Trong những năm dầu sôi lửa bỏng 1965, 1966, 1967 khoảng mấy trăm ngàn cán binh CS phải hy sinh để đợi ngày tổng tấn công giải phóng toàn bộ miền Nam. Người Mỹ tưởng tình hình đã yên chuẩn bị rút quân từ từ về nước nhưng trong khi quân dân miền Nam đang ăn Tết Mậu Thân 1968 vui vẻ thì đạn bay súng nổ khắp nơi, tướng Giáp đánh một canh bạc vô cùng táo bạo nhưng cũng thật tiểu nhân và bỉ ổi. Tổng cộng hơn 80,000 cán binh được đưa vào trận tổng công kích mấy chục tỉnh, thành tại miền Nam . Mặc dù có yếu tố bất ngờ nhưng Cộng quân vẫn bị thảm bại, khoảng 70% cán binh bị giết, tổn thất gấp mười lần VNCH và Mỹ. Họ đại bại về quân sự nhưng lại đại thắng về chính trị, phong trào phản chiến được thúc đẩy lên cao, miền Nam thắng một trận lớn, nhưng thua cuộc chiến.
Năm 1968, nữ ký giả Ý Fallaci phỏng vấn Võ nguyên Giáp, ông ta nói đã bị thiệt hại nửa triệu quân tại miền nam VN. Bài phỏng vấn đã được đăng trên báo chí Sài Gòn cũng như trên thế giới và đã khiến nhiều người hãi hùng trước câu trả lời lạnh lùng gớm ghiếc của ông. Tướng Giáp được Tây phương biết tới nhiều qua những trận đánh biển người thí quân ghê rợn, thời gian này giới chức quân sự, ký giả Mỹ cũng viết về tướng Giáp. Người ta nhắc tới ông tướng không phải để ca ngợi thiên tài của ông nhưng vì ông là nhân vật quan trọng của cuộc chiến và nhất là vì những chiến thuật chiến lược đẫm máu kinh hoàng của ông.
Tướng Giáp vẫn là vị Tư lệnh muôn năm của Quân đội nhân dân anh hùng, trận Hạ Lào 1971 CS Bắc Việt thắng VNCH nhưng bị tổn thất rất nặng hằng chục ngàn quân, gấp ba lần đối phương. Năm 1968 hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc bị tử trận, họ phải đợi mấy năm sau khi những cậu bé 15, 16 tuổi đã được 18 tuổi có thể vác súng lên đường vào Nam. Tháng 3-1972, Tướng Giáp đánh một canh bạc lớn và táo bạo hơn trận Mâu thân rất nhiều, lợi dụng khi Mỹ đã rút gần hết, ông ta đưa 10 sư đoàn chính qui cùng với xe tăng đại bác, phòng không tổng tấn công tại ba vùng chiến thuật VNCH.
Lần này tướng Giáp bỏ chiến tranh du kích đánh theo chiến tranh qui ước, công khai vì đã được Nga Tầu viện trợ tối đa. Bộ binh và xe tăng của CSBV đã làm mồi cho B-52 và không quân, pháo binh VNCH. Tổng cộng gần 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị phá hủy sau nửa năm chiến tranh tàn khốc, cuộc tổng công kích thất bại không đạt thế mạnh tại bàn Hội nghị Paris.
Chiến lược "cố đấm ăn xôi" của ông Đại tướng đã đạt kết quả tốt mặc dù phải hy sinh hơn một triệu cán binh. Cuối cùng người Mỹ bị dân trong nước chống đối dữ dội phải rút bỏ Đông Dương, cắt viện trợ VNCH. BV thắng lớn trận đánh cuối cùng năm 1975, bất ngờ y như người đi câu chỉ tưởng được con cá chép nhưng lại câu được con cá voi.
CSBV đưa quân đi làm nghĩa vụ quốc tế tại xứ Chùa tháp từ cuối thập niên 70, và rồi bị đàn anh Trung Quốc đem mấy trăm ngàn quân đập cho một trận nên thân tại biên giới Việt-Hoa. Trong toàn bộ hai cuộc chiến này BV mất khoảng 80,000 quân. Cuối thập niên 80, chiến tranh Đông dương lần thứ ba thực sự chấm dứt.
Tại miền Bắc nhiều người khóc thương và ca ngợi ông Đại tướng, họ nói ông là nhà thiên tài quân sự, được xếp trong số những danh tướng hàng đầu trên thế giới, họ nói người ngoại quốc thán phục ông.
Một giáo sư Mỹ, mới đây đã nhận xét:
"Tướng Giáp, tất nhiên, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam và thực sự là một nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới".
Có thể đúng, Hitler, Staline, Mao Trạch Đông…đã là những nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới nhưng vấn đề đặt ra là họ đã đóng góp được gỉ cho nhân loại hay chỉ đi tàn phá, gây hoang tàn đổ nát khắp nơi trên thế giới?
Theo tôi biết tướng Giáp được nhiều người Tây phương nhắc tới vì ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ, tên tuổi ông là biểu tưởng của những trận đánh biển người máu chẩy thịt rơi, núi xương sống máu. Người ta nhắc tới ông như một nhân vật ghê rợn của lịch sử giống như nhắc tới Hitler, Himmler, Staline, Béria, Mao Trạch Đông, Lâm Bưu… không hơn không kém.
Nhiều người Việt hãnh diện vì ông, đó là quyền của họ nhưng tôi thì chẳng cảm thấy tự hào, hãnh diện tí nào, trái lại tôi thấy xấu hổ quá. Các nước trên thế giới không phải đổ máu thê thảm giành độc lập như VN ta. Các nước Đông nam Á thu hồi độc lập chẳng phải gây chiến tranh gian khổ ngày nào, nhất là Thái Lan, họ hưởng thái bình thịnh trị từ đầu chí cuối.
Tôi tự hỏi tại sao các nhà lãnh đạo nước người ta khôn ngoan sáng suốt như thế mà các nhà lãnh đạo miền Bắc nước ta lại tối dạ, u mê, đần độn đến thế? Họ chỉ biết gieo rắc thang thương đau khổ cho người dân Việt và đã đưa đất nước vào cảnh lạc hậu, bán khai, giật lùi hằng mấy chục năm đằng đẳng.
Tại sao chúng ta lại không có được những nhân vật lịch sử đáng kính như Minh Trị Thiên Hoàng, Gandhi, Park Chung-hee, Aung San Suu Kyi, Mandela … những người đã bỏ bao công lao đóng góp, xây dựng cho quê hương của họ và đã được cả thế giới vô cùng ngưỡng mộ.
Cuối cùng tôi chỉ thẩy tủi nhục và xấu hổ.
© Trọng Đạt
No comments:
Post a Comment