Wednesday, November 13, 2013

VÕ NGUYÊN GIÁP - CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ GIÁ BÁN NƯỚC

KẺ CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ GIÁ BÁN NƯỚC
Nguyễn Việt Nữ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lìa đời ngày 4 tháng 10 năm  2013, hưởng thọ103 tuổi, là cây cổ thụ cuối cùng của nhà Hồ,  được Trung ương Đảng làm lễ Quốc-tang - Rồi thành Quốc-nhục khi Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đến Hà Nội vào cuối 2 ngày Đại lễ Quốc-tang, chưa nói đến. 
Vấn đề cần nói hơn là nỗi Quốc -nhục đó là hậu quả của lý tưởng “Chiến thắng bằng mọi giá, kể cả giá bán nước” nguồn gốc từ tội phản bội tổ quốc lần đâu tiên, năm 1946, của thầy trò Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam.

Đọc các báo chí của “Bác và Đảng” trong nước, loan tin và hình ảnh viếng tang Tướng Giáp, nhưng lại nói nhiều về việc ông Đại tướng ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa (SGK) lịch sử Việt Nam, nhất là tờ ThanhnienOline, nên loạt bài nầy là để đóng góp vào sự thiếu vắng ấy. Trích:
(TNO, ngày 21/10/201) Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Các học sinh, sinh viên, thanh niên, thiếu nhi đã dành những tình cảm thiêng liêng đối với Đại tướng. Với họ, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất (….)
Điều đáng ngạc nhiên là nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các Sách giáo khoa (SGK) Lịch sử ở các trường phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết và đấy chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với các bài học lịch sử. (Thêm: Nên khi Bộ GD-ĐT mấy tháng trước bỏ môn Sử khiến học sinh mừng rỡ quăng tâp vỡ trắng sân trường!)
Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?  (…)
Cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp. (Hết trích)

Tất cả những “Lỗ hổng” về một danh tướng cánh tay mặt của “Bác Hồ” vừa đi chầu địa ngục Mác-Lê  đã được “lò rèn tư tưởng” là Bộ Giáo Dục-Đào Tạo (GD-ĐT)  XHCN  loan tin:  

- Phó Giáo Sư –Tiến Sĩ Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, rằng việc đưa nhân cách, tài năng quân sự của Đại tướng vào sách giáo khoa (SGK) trong thời điểm này là hợp lý, nhằm giúp giáo viên có thể tăng thời lượng giảng bài về ông. Mặt khác, việc này còn đạt hiệu quả ở tính thời sự, chuyển tải công trạng một nhân cách lớn đến nhiều thế hệ học trò.

---PGS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình SGK phổ thông của Bộ GD-ĐT cho biết: “Bộ phận thường trực Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa (SGK) Lịch sử mới sau năm 2015 sẽ bắt đầu.” (Thanh Niên online  ngày 22/10/2013).

Lịch sử dân tộc vô cùng trọng đại, nhưng lịch sử thường viết từ kẻ chiến thắng, nên ta cần đóng góp sử liệu trung thực cho các sử gia sau nầy soạn thảo không bị bóp méo vo tròn khiến nhiều thế hệ  u mê.

Đầu tiên xin giữ đúng ý của Tiến Sĩ Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, là chọn 3 đề tài đúng thời sự tính:

1.     Quyển sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá của Cecil B. Currey mà hiện báo chí, truyền hình trong nước quảng cáo rầm rộ. Có trích dẫn phát biểu của cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ về thầy giáo Sử Võ Nguyên Giáp.
2.     Do đó, để được trung thực, chúng tôi cũng mời quí vị nghe Youtube lời phát biểu của ông Bùi Diễm ngày 13/10/2013 về đề tài nầy, cho đúng thời sự tín.

3.     “Kỷ vật Trương Tấn Sang mang tặng Obama” tháng 7 năm 2013 nầy. Liên quan đến tội bán nước đầu tiên của thầy trò Hồ - Giáp.


Truyền thông XHCN Việt Nam lâu nay là do Đảng quản lý cả, nên sách báo nào được phép xuất hiện là đồng loạt đưa tin giống nhau.  Là dùng chung một trích đoạn như nhau: lời phát biểu của ông Bùi Diễm. Chúng tôi xin dùng bài của báo Phụ Nữ TP-HCM ngày 04-09-2013 ngắn hơn và tương đối khá đầy đủ vì nói là có sự kiểm chứng của gia đình Võ Nguyên Gíap trước khi xuất bản.
I.                 Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá
PNO - Chiến thắng bằng mọi giá (Thiên tài quân sự Việt Nam: Ðại tướng Võ Nguyên Giáp) là tập sách của nhà sử học Cecil B. Currey do Nguyễn Văn Sự dịch, NXB Tri Thức ấn hành.

Hình bìa sách của Cecil B. Currey
Dựa vào nhiều nguồn tư liệu, tiếp xúc với nhiều cán bộ cao cấp, kể cả được Đại tướng tiếp ở nhà riêng, tác giả đã viết Chiến thắng bằng mọi giá. Cecil B. Currey cho biết: “Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông vạch ra chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự đã giúp đất nước ông chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất. Nghiên cứu những hoàn cảnh, yếu tố nào đã giúp ông bộc lộ, phát triển tài năng hiếm có ấy chính là chủ đề của cuốn sách này”.
Ngoài tài liệu dẫn chứng, tác giả còn ghi lại lời kể ấn tượng về tướng Giáp của nhiều người. Chẳng hạn, nửa thế kỷ qua, ông Bùi Diễm - cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ vẫn không bao giờ quên được phương pháp sư phạm của tướng Giáp:
 “Tướng Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, tướng Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lược của Napoléon… 
Lớp học im phăng phắc, đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn như sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Tướng Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến lược và chiến thuật của Napoléon”.
Trong Chiến thắng bằng mọi giá, Cecil B. Currey nhận định, mặc dù không hề qua trường lớp đào tạo về quân sự ngoài thực tiễn chiến trường và nghiên cứu sách vở nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi những chiến công huy hoàng. Thắng lợi của Đại tướng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị. Tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữa nông thôn và thành thị. Ông cũng là người xuất sắc ở khả năng động viên và tổ chức quần chúng.
Trước khi ấn hành, tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá đã được gia đình và văn phòng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đọc hiệu đính trước khi xuất bản. Theo thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, “Độc giả sẽ không ít lần bắt gặp những cách nhìn nhận, đánh giá khác biệt của Cecil B. Currey về lịch sử so với những gì trước đây chúng ta đã suy nghĩ. Sẽ có không ít những tư liệu và quan điểm mới mẻ mà chúng ta chưa biết...”
Được biết, Cecil B. Currey là giáo sư sử học đã giảng dạy lịch sử tại trường Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) được đánh giá là một trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh. Chiến thắng bằng mọi giá là cuốn cuối cùng của bộ ba cuốn sách Cecil B. Currey viết về Việt Nam, sau Tự hủy diệt (1981) và Người Mỹ lo lắng (1988). (Hết)
I A. Bùi Diễm nói Tướng Giáp cuồng tín, bị quỷ cách mạng Mácxít ám ảnh, xây mộng ‘mình sẽ một Napoléon’
Trích sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá | 26/08/2013
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những chuyện kể về danh tướng Napoléon
 (Soha.vn) - Có một thời gian ngắn, ngư­ời ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh “ông tướng cầm quân”, “Napoléon” vì ông say s­ưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, đư­ợc hỏi về các biệt danh đó, vị “t­ướng về hư­u” đã lâu chỉ phá lên cười).
Cuốn sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá do Công ty sách Thái Hà phát hành đã tái hiện chi tiết cuộc đời vị tướng đại tài của dân tộc Việt Nam. Tác giả của cuốn sách - giáo sư sử học người Mỹ Cecil B. Currey - đã dành nhiều năm dày công nghiên cứu và trò chuyện trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có được những tư liệu quý giá, chân thực nhất về ông. Chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một số trích đoạn đặc sắc từ cuốn Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá!
"... Một ng­ười khác, tr­ước đây là học sinh của ông di cư­ vào Nam năm 1954 đã nói ông nổi tiếng trong đám học sinh là diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử đặc biệt là lịch sử quân sự. Nhiều học sinh cũ của ông nhớ về ông như­ một “chiến binh cuồng tín, không mấy khi mỉm c­ười và không để ai thuyết phục đ­ược ông trong bất cứ lĩnh vực nào”. Ng­ười ta còn nói thêm Giáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả những chi tiết những trận đánh của Napoléon.
Ông Bùi Diễm, cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ thời đó là một cậu bé 13 tuổi, đ­ược hỏi về Giáp đã gợi lên hình ảnh một con ngư­ời bị “quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến”. Giáp lên lớp giảng về lịch sử nư­ớc Pháp những năm 89 giữa thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã trình bày vấn đề theo cách riêng của ông. Ông đứng thẳng tr­ước lớp, nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: “Khá nhiều sách nói về lịch sử n­ước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon”.
Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên đ­ược ph­ương pháp sư­ phạm của Giáp: “Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của v­ương triều cũng như­ đồi bại của Marie Antoinette đã đư­a học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như­ bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó: Danton Robespierre, ông giáo sư­ họ Võ  sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng”.
Ông Bùi Diễm nhớ lại: “Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư­ say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lư­ợc của Napoléon”. Từng trận đánh của Napoléon dẫn quân lính xông thẳng vào đội hình các quân đội các nư­ớc châu Âu thời đó liên minh lại với nhau để mong đè bẹp cuộc cách mạng Pháp. Ngay cả những trận đụng độ nhỏ cũng đư­ợc miêu tả chi tiết, Giáp ghi nhớ tất.
Ông muốn học trò của ông hiểu “tại sao một đội long kỵ binh (kỵ binh cận vệ của nhà vua) lại đ­ược bố trí ở vị trí chính xác như­ thế hay đội cận vệ của Napoléon đã nổ súng đúng lúc nh­ư thế nào để giành chiến thắng”. Lớp học im phăng phắc, đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn như­ sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến l­ược và chiến thuật của Napoléon.
Có một thời gian ngắn, ngư­ời ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh “ông tư­ớng cầm quân”, “Napoléon” vì ông say s­ưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, đư­ợc hỏi về các biệt danh đó, vị “t­ướng về hư­u” đã lâu chỉ phá lên c­ười).
Theo lời đồn đại, dáng đi và cách nói của Giáp giống hệt Napoléon, nói những câu ngắn gọn, đầu hơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét. Theo miêu tả của các bạn đồng nghiệp, ông là một con ngư­ời có vẻ mặt điềm tĩnh, lạnh lùng như­ một ngư­ời chơi poker đang suy nghĩ nên hạ con bài nào, nh­ưng lại hay giận dữ giữa những phút im lặng như­ hòn đá.
Ngư­ời ta kể lại, một hôm một giáo sư­ hỏi ông:“Không chơi kiểu Napoléon à?”. Giáp trả lời:“Mình sẽ là một Napoléon!”. Có thể ông đã nghĩ đến điều đó, vì khá lâu sau, trong những cuộc trả lời phỏng vấn ông hay có điệu bộ như­ hoàng đế Napoléon đang độc thoại tr­ước các nhà báo.
Giáp quan tâm đến học sinh không phải chỉ trong các giờ lên lớp mà trong các buổi gặp gỡ bên ngoài. Thỉnh thoảng ông nói chuyện với họ để tán gẫu, ông cũng dừng lại nói chuyện với họ để tác động vào quan điểm chính trị của họ. Ông Bùi Diễm nhớ lại Giáp có bộ Tư­ bản luận bằng tiếng Pháp trên giá sách. Giáp giục ông (Diễm) nên đọc Marx và các tác phẩm có xu hư­ớng xã hội “nh­ưng tôi không mảy may quan tâm và còn nghi ngờ mô hình macxit mà Giáp đư­a ra”... (Hết)
I.B. Bùi Diễm năm 2013: Vì bị quỷ ám, Napoleon Đỏ cuồng tín với bạo lực
Bùi Diễm: Vì bị quỷ ám, Napoleon Đỏ cuồng tín với mô hình Marxist,  Giáp chọn một đường bạo lực tốn quá nhiều xương máu để giành độc lập trong khi nhiều quốc gia cựu thuộc địa khác khôn hơn, chọn nhiều con đường…. Lịch sử có ‘tự hào’ với ‘thiên tài quân sự” Việt Nam không?
 Trích đoạn trong sách của Cecil B. Currey về cựu Đại sứ Bùi Diễm mà báo chí và trong nước nào báo Phụ Nữ , nào nhà xuất bản Thái Hà, (Soha.vn) từ tháng 26/08/2013, v.v cho là “đặc sắc” thì đài BBC Việt Ngữ đã phỏng vấn ông Bùi Diễm hôm 13/10/2013.
Bùi Diễm trên BBC về Giáp Full list:
Mời quí vị trong nước nghe, chẳng khác nào Võ Nguyên Giáp bị chê như con ngựa chứng bị che tai, chỉ còn thấy một con đường bạo lực trước mặt, đem xương máu thanh niên Việt Nam xây đấp cho “ngôi đền” giành độc lập. Trong khi sau thế chiến thứ hai (1939—1945) nhiều  quốc gia cựu thuộc địa khác đã có nhiều lựa chọn, vẫn được độc lập nhưng ít đổ máu và cứu được nhiều nhân mạng hơn.
Đây là một sự kiện trung thực để lấp đầy “Lỗ hổng” SGK lịch sử.

Nguồn: BBC Việt Ngữ

Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ ông Bùi Diễm nêu quan điểm đánh giá con người và công trạng của Tướng Giáp, người vừa được Chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Quốc tang.

Ông Bùi Diễm, người từng là học trò của Tướng Giáp thuở thiếu thời, tin rằng tướng Giáp là một danh tướng với tên tuổi gắn với chiến tích Điện Biên Phủ, mặc dù chủ trương và chiến lược chiến tranh nhân dân của Tướng Giáp trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra nhiều tổn thất về nhân mạng cho binh lính.

Ông Diễm đặt câu hỏi liệu việc chiến thắng và giành độc lập bằng mọi giá theo các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đã có thể chỉ là một con đường, trong khi nhiều quốc gia cựu thuộc địa khác, đã có nhiều lựa chọn và phương cách giành độc lập ít đổ máu và cứu được nhiều nhân mạng hơn.

'Cái danh người Việt?'

Nhân dịp này, ông Diễm cũng nêu quan điểm cho rằng sở dĩ cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt và kéo dài là do miền Bắc đã luôn luôn chủ trương sử dụng bạo lực để giải quyết việc thống nhất lãnh thổ.

Được hỏi liệu người Việt Nam, bỏ qua các tranh cãi, có nên 'tự hào' hay không về Tướng Giáp, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nói:

"Cái đó, đứng về phương diện người Việt Nam có một người được nổi danh như vậy, dĩ nhiên người Việt Nam cũng thấy đó là một cái gọi là cái danh cho người Việt Nam

"Thế nhưng còn vấn đề về vai trò của ông ấy trong lịch sử Việt Nam và tất cả những cái chiến thắng của ông ấy, cái đó như thế nào... còn là vấn đề của lịch sử kéo dài," ông nói với BBC từ Hoa Kỳ hôm 13/10/2013.
I.C. Từ “Giap-Victory at Any Cost” đến “Giap - an assessment hay “The Victor In Vietnam-Giap  hay Giap - les deux guerres d’Indochine
The Victor In Vietnam-Giap  

(Từ “Giáp-Chiến Thắng Bằng Mọi Giá” đến “Giáp--Kẻ chiến thắng” hay Gíap - hai cuộc chiến tranh Đông Dương”)
Đây là tựa của hai quyển sách tác giả là người ngoại quốc: quyển đầu, nội dung như đã nói trên, tác giả Cecil B. Currey là một Đại Tá Giáo sư chuyên viết Quân Sử về quân đội Hoa Kỳ; còn quyển sau, tác giả là viên Đại Tướng người Anh, Giáo Sư Peter Macdonald thuộc quân đội Hoàng gia Anh.
Cả hai quyển sách có những tương tự khá ly kỳ:
 --Cả hai tác giả cùng bỏ công nhiều năm về Việt Nam gặp tướng Giáp, cùng viết sách có tựa là Giáp, tên “thiên tài Napoleon Đỏ”  nầy.
---Khi xuất bản quyển Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap” vì có thêm “The Genius…” nầy mà Việt Nam dịch là “Thiên tài quân sự Việt Nam: Ðại tướng Võ Nguyên Giáp” khi mới đọc, tưởng là ca ngợi Giáp,  nhưng vào Google  phần Book  Review sẽ thấy:
  lời giới thiệu của nhà xuất bản Potomac Books, tiểu bang Virginia, Mỹ quốc, để hiểu mục đích của quyển sách, dù tựa ngoài bìa có thêm hàng Thiên tài quân sự Việt Nam” mà sau khi Giáp về chầu Chúa  Mác-Lê, Cộng Sản Việt Nam phổ biến ngập trời vì tưởng là được xướng tụng,  nhưng sự thật nội dung  khinh miệt “Giáp là một tên sát nhân có dự mưu tàn nhẫn”.

Xin tra tự điển Anh-Việt để phân biệt nội dung hai động từ hay danh từ “Giết” của Mỹ rất khác nhau về tội phạm hình sự.  “Kill” là giết chết hay làm chết (một cách chung chung), còn “Murder” là giết một cách cố ý, có dự mưu, bất hợp pháp. Cho nên “Killer”  nhẹ tội hơn “Murderer”.
Giết người có dự mưu (murder) như chiến dịch giết địa chủ trong Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp từ 1953-1956 làGiết người có dự mưu (murder) hoàn toàn tàn nhẫn (totally ruthless)”
Sử gia Mỹ Cecil B. Currey đã dùng chữ  “Murder”  và “totally ruthless” ngắn gọn đó trong quyển “Chiến thắng bằng mọi giá”, để viết về “lý lịch của tên đồ tể vĩ đại” Võ Nguyên Giáp. Đây: (trích nguyên văn)
 Dịch: Đừng có lầm, sách nầy không phải viết để tôn sùng Giáp như thần thánh đâu.  Hắn đã là tên hoàn toàn tàn nhẫn, chịu trách nhiệm về  tội cố ý giết nhiều người đồng chí, đồng hương khi dồn họ vào vị thế bị đe dọa trừng phạt chính trị.

(Trước khi viết sách)  Currey đã trải qua suốt 5 năm để sưu tầm đời sống của Giáp. Ông đã khởi động nhiều cuộc phỏng vấn Giáp và nhiều nhân vật chủ chốt khác Cecil B. Currey chỉ rõ Võ Nguyên Giáp là một trong nhiều lý do tại sao Hoa Kỳ thua chiến tranh Việt Nam. Đây là công trình rõ ràng và có quyền lực về tiểu sử một trong những viên tướng tàn sát (nhẫn tâm)  nhất.
Sách dày 401 trang. Xuất bản ngày 1 tháng 4 năm 2005 bởi Potomac Books (In lần đầu tháng 11 năm 1996. (Make no mistake, this book does not deify Giap. He was a totally ruthless individual, responsible for the murders of many fellow countrymen who posed a political threat.
Currey spent five years thoroughly researching Giap’s life. He conducted interviews with Giap and several key colleagues.
Cecil B. Currey makes clear one primary reason why America lost the Vietnam War: Vo Nguyen Giap. He has written the definitive biography of one of history s greatest generals.
Paperback, 401 pages
Published April 1st 2005 by Potomac Books, first published November 1996)
 (Hết)
·        --Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh, hồi 1987 đã viết cuốn The Victor In Vietnam-Giap” hay
«GIAP - hai cuộc chiến tranh Đông Dương» (GIAP - les deux guerres d’ Indochine)  dày 350 trang, do nhà xuất bản Perrin - Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người (ses pensées transcrites sur le papier sont souvent mortellement ennuyeuses).


Bùi Tín, cựu Đại Tá Cộng Sản giới thiệu sách của Tướng Peter MacDonald, đưa ra nội dung về Giáp như thế và nói: “Đây là nhận xét gần với sự thật.

Tức nhiên người phương Tây khi vào trận đấu thì  ăn thua quyết liệt, nhưng khi chấm dứt thì bên thua bên thắng đều hòa thuận,  như không có gì xảy ra, mà thường khen những pha hay của đối phương. Tướng Peter Mac Donald cũng có những lời khen như Võ Nguyên Giáp là “vị tướng của một quân đội sơ khai nhưng đã chiến thắng hai cường quốc phương Tây”, “là một trong những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử”(…) mà CSVN cũng rất hãnh diện
Nhưng  cuối cùng, ông chê tướng Giáp nghe Hồ Chí Minh mù quáng  phục vụ chủ thuyết Cộng Sản đến trọn đời,  như người Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo
Cũng như cựu Đại Sứ Bùi Diễm kể lại lúc còn là học trò nghe Thầy dạy Sử Võ Nguyên Giáp kể giấc mộng “sẽ là thiên tài Napoleon”, nhưng khi Thầy khuyên theo Marx thì trò Bùi Diễm nghe chẳng “bùi tai”; vậy mà gần thế kỷ sau, cựu Đại Tá Cộng Sản Bùi Tín cũng phải nhắc lại về Chủ nghĩa Mác-Lê lỗi thời, tàn phá đất nước, dân tộc Việt Nam.
Bùi tín tóm tắt rằng khi kết luận cuốn sách «GIAP - hai cuộc chiến tranh Đông Dương»  350 trang, tướng Peter  Mac Donald viết:
Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải.
Ông Bùi Tín còn giới thiệu thêm về Đại Tướng  Peter Mac Donald:  Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).
 Bùi Tín kết luận trên đài VOA ngày Võ Nguyên Giáp mất: Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt.
 (Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết, VOA, 4.10.2013)
 I.D. Nhân cách của Thiên tài «Sát Quân» một cách lạnh lùng
Đưa lại vấn đề nhân cách là để thỏa mãn nhu cầu của lò Giáo Dục và Đào Tạo XHCN như Tiến Sĩ Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM,  rằng việc đưa nhân cách, tài năng quân sự của Đại tướng vào sách giáo khoa (SGK).
I.D.1. Thiên tài quân sự của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Chúng tôi lại cũng xin nhờ ý kiến của ông Bùi Tín trong bài viết trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trên đây, vì lúc còn trong nước cho đến năm 1990 xin tị nạn chính trị ở Pháp, ông  có dịp làm việc gần Võ Nguyên Giáp hơn hầu hết các nhà báo quân đội khác.
Như Bùi Tín tự giới thiệu: Tôi gặp tướng Giáp từ những ngày đầu khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hà Nội. Năm 1948 - 1949 tôi gặp lại ông ở Bộ Tư lệnh Quân khu 4, thành phố Vinh. Sau 1955 tôi dự nhiều cuộc họp ở Bộ Quốc phòng - Tổng tham mưu, do tướng Giáp chủ tọa. Đầu tháng 5-1975, khi vào Sài Gòn tìm hiểu tình hình, ông điện chọn «nhà báo quân đội Bùi Tín làm người lên kế hoạch và hướng dẫn đại tướng thăm thú phố xá Sài Gòn - Chợ lớn,…sau đó mới làm việc chính thức với Ủy ban Quân quản
 Năm 1976 và 1977, tướng Giáp cầm đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đi thăm chính thức lần lượt các nước Trung Quôc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Liên Xô. Tôi ở trong đoàn, làm Trợ lý báo chí cho Bộ trưởng kiêm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân, giúp ông theo dõi thời sự quốc tế, trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền hình các nước, đồng thời làm tin về hoạt động hằng ngày của đoàn. Mỗi buổi sáng, Cục trưởng đối ngoại của Bộ Quốc phòng và tôi là 2 người thường ăn sáng riêng cùng tướng Giáp để báo cáo tình hình và bàn công việc trong ngày.

 Những năm 1986, 1990 vào dịp Đại hội đảng CS khóa VI và chuẩn bị Đại Hội VII, ông thường nhắn tôi đến nhà riêng ăn cơm gia đình để tìm hiểu tình hình xã hội, quân đội, dư luận quốc tế
.(Ngưng trích)
Trích nhiều như vậy để tin được những gì người Cộng Sản 40 năm tuổi đảng phản tỉnh nầy tiết lộ là đầy giá trị. Và cũng để phù hợp với chủ đề “Chiến thắng bằng mọi giá”chúng tôi xin chọn giá chiến thắng trận Điện Biên Phủ để chia đôi đất nước năm 1954 cũng do nhà báo quân đội Bùi Tín, thân cận với Tướng Tư Lệnh chỉ huy chiến dịch “rung chuyển thế giới” nầy kể lại:
I.D. 1. Thiên tài «Sát Quân» một cách lạnh lùng của một danh tướng,
Về chiến địch Điện Biên Phủ, có thể nói chủ trương chiến dịch mang đậm tài năng chỉ huy của tướng Giáp. Năm 1989, nhân kỷ niệm 35 năm chiến dịch này, ông đã kể lại cho tôi nghe diễn biến cụ thể của chiến dịch, có ghi âm, được nhà văn Hữu Mai cùng dự ghi lại, thành bài hồi ký «Quyết định khó khăn nhất» đăng trên tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11-1953
--Tướng Giáp có tài bỏ phương châm «đánh nhanh giải quyết nhanh» dùng chiến thuật “Biển người” (của Tàu Cộng Lâm Bưu) đổi sang phương châm «đánh chắc tiến chắc», nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụ tiến công chính. (thêm: nghĩa là dùng chiến thuật đánh xáp lá cà tới 50 ngày đêm nên dọc chiến hào, theo Giáp viết, máu, xương thanh niên Việt nhuộm đỏ chiến hào, rồi lâu ngày thây người sình thúi cả lừng trời... Nên Pháp phải đầu hàng).
Bùi Tín kết luận: “Sau chiến thắng lớn như trên, các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉ ra phía kháng chiến đã chịu những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996, trong cuộc hội thảo ở  trụ sở Quốc Hội  Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: «Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như tướng Giáp là một viên tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy».
 

I.D. 2. Nhân cách hèn tướng chỉ tay năm ngón từ xa theo lệnh Đảng
Bùi Tín viết: “Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng  và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam (1959 - 1975), ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam (trừ 2 ngày tháp tùng ông Fidel Castro trên một đoạn ngắn thăm đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Cam Lộ - Quảng Trị, khi sắp kết thúc chíến tranh.). (theo Tôi nghĩ  nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh của các liệt sỹ cuối cùng đã trở nên phũ phàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân. Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng….”
 
(Trích: Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết, VOA, 4.10.2013 của Bùi Tín)
Kết phần I:
Như vậy không phải chỉ có Sử gia Đại Tướng Peter MacDonald của Anh, nhà Quân sử Mỹ Đại Tá Cecil B. Currey là hai tác giả của lực lượng “đế quốc thù nghịch” viết “lý lịch của tên đồ tể vĩ đại” sát nhân có dự mưu một các hoàn toàn tàn nhẫn (totally ruthless murderer) mà còn cả viên Đại Tá Cộng Sản Bùi Tín cũng gọi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là  danh tướng «Sát Quân»  một cách lạnh lùng!
Bao nhiêu đó quá đủ phần I. “Chiến thắng bằng mọi giá”của Võ Nguyên Giáp  để Bộ Giáo Dục-Đào Tạo lấp đầy “Lỗ  hổng”  Sách Giáo Khoa Lịch sử .
Còn phần II “Kể cả giá bán nước” sẽ tiếp theo bài sau, tức chuyện “thời sự tín” thứ 3: “Kỷ vật Trương Tấn Sang mang tặng Obama”
  Nguyễn Việt Nữ
    (10 tháng 11 năm 2013)

No comments:

Post a Comment