Nguyễn Việt Nữ - Khỏi nói dài dòng, đa số chúng ta đều biết đến chủ thuyết
“Tam vô”: (vô gia đình, vô tổ quốc,
vô tôn giáo) của giáo chủ Karl Marx (1818-1883)
và Vladimir
Ilyich Ulyanov Lenin (1870-1924)
mà đứa học trò xuất sắc nhất của Lênin là Hồ Chí Minh đã đem về dựng tượng thờ
hiện còn tại vườn hoa Ông Thưởng thủ đô Hà Nội.
Danh hiệu “học trò xuất sắc nhất của Lenin” là do Đại sứ Cộng Sản Mai Văn Bộ gán cho,
người đã tham dự “hòa đàm” Paris đưa đến hiệp định “đình chiến” Ba Lê ngày 27 tháng 1 năm 1973 dẫn đến đại họa mất
nước hiện nay. Ông ta đã viết sách hãnh diện phong “Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc nhất của Lênin”.
Nhưng càng ngày càng có những người Cộng Sản kỳ cựu Nguyễn Hộ, Nguyễn
Văn Trấn, Hoàng Minh Chính…, nói chung, nhìn nhận đã “Chọn lầm chế độ”. Ngay cả
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng 2 lần ký tên từ
năm 2009 lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây
Nguyên" “Yêu cầu Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch
nước CHXHCN Việt Nam
– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam
;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam
(xin xem link này xem để biết cụ thể :
Vậy các đảng viên, trí thức trong nước, nếu còn lương tâm và còn tỉnh
trí thì cũng phải phải thấy và hiểu chủ thuyết ‘Tam
vô” của đứa học trò xuất sắc nhất của Lênin nằm trong Lăng Ba Đình.
Các quốc gia Á Châu, đặc biệt gần ba nước Đông Dương Việt, Miên,
Lào nhất như Miến Điện, Thái Lan…xưa và nay, đa số dân chúng có tín ngưỡng Phật
giáo. Thái Lan tức nước Xiêm-la cũ mà trong sách của Hồ Chí Minh thời còn mang
tên Nguyễn Ái Quốc, đã thú nhận vào Chùa ăn cơm thí cho đỡ đói mà sống để gieo
rắc chủ nghĩa Mác-Lê, tức chủ thuyết “Tam Vô” (vô gia đình - vô tổ quốc - vô
tôn giáo)
Vậy mà Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
khoá XI khai mạc ngày 08/05/2012 với chủ đề: Quyết định những vấn đề quan trọng cho phát triển bền vững, đăng trên báo Đại Đoàn kết, trong mục: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Cần nhìn
toàn diện, biện chứng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng - năm 2011 còn là
Chủ tịch Quốc Hội bù nhìn của nước CHXHCN Việt Nam - sang năm 2012 còn nắm
quyền sanh sát hơn, tức “thăng” lên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản!
Vậy để soi sáng, nhân Mùa Phật Đản 2012 tức năm 2556 Phật lịch,
xin lạm bàn về Giáo lý “Tam vô” của Đức Thích Ca.
Phật Đản và Phật tánh
Phật Đản là ngày Đức Thích
Ca Mâu Ni (Sakya Muni) ra đời, cũng như Đức Chúa Jesus Christ vào ngày Giáng
sinh.
Thái
tử Sĩ Đạt Ta Đản sinh, đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đỡ chân
Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, Ngài
đọc bài kệ Đản sinh như sau:
“Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn, Vô lượng sanh
tử, Ư kim tận hỷ” (Trên trời, dưới
đất, trải qua vô lượng sống chết đến nay, Phật tánh vẫn vô cùng tốt lành, quí
báu)
Ý
nghĩa câu thứ hai “Duy ngã độc tôn”,
nhiều người hiểu theo ngôn ngữ thông thường
là “bản ngã” (cái ta) hay vọng ngã (trông chờ, mong muốn, tìm cầu, thèm
khát …do 6 trần) thì rất dễ gây hiểu lầm. Có người không hiểu sâu, nói vọng
ngôn rằng: Phật là người thường mà tự khoe khoang “trên trời dưới đất chỉ có một cái ta là tốt lành, quí báu” thì còn
gì đáng cung kính mà thờ phượng?
Sự
thật “Ngã” ở đây là Chân ngã, “Trên
trời, dưới đất, vô lượng kiếp sống chết, chỉ có Phật tánh là đáng tôn quí hơn cả.”
Đạo Phật là đạo Từ Bi Cứu khổ nhân loại. Đức Phật chỉ
cho một con đường và ban cho những pháp môn cứu khổ. Giáo lý dạy mỗi người hãy
tự thắp đuốc lên mà đi. Đức Phật Thích Ca không tự mình thưởng hay phạt ai, nếu
ai tự mình không học và hành theo pháp môn thì tự mình gánh chịu.
Nên Đức Phật đã gieo hy vọng cho mọi người: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật
sắp thành”. Vì mọi người đều có Phật
tánh.
Lạm
bàn vắn tắt cho dễ hiểu vậy thôi để thấy đạo Phật thật sự công bằng, (vì mình
chịu thưởng phạt do hành động của mình tạo ra (nghiệp), do đó Phật giáo rất tự
do, dân chủ và tôn trọng quyền con người, không ép buộc ai phải làm theo ý mình
mới được thưởng, còn làm ngược lại thì bị trừng phạt như chế độ theo “Tư tưởng
Hồ Chí Minh”.
Một
ly kỳ là thời gian hội nghị
lần thứ năm BCHTƯ Đảng khoá XI bàn nhiều việc
thời sự trong đó có việc sửa đổi
Hiến pháp hiện hành, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
vẫn nhất quyết không chịu bỏ điều 4 Hiến Pháp tức vẫn giữ “Đảng lãnh đạo
theo “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trên đây. Hội
nghị lại bế mạc ngày
15/5/2012, là trùng hợp đúng ngày phái đoàn Việt Nam hải ngoại điều trần tại
Quốc Hội Hoa Kỳ, Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos, về Vi Phạm Nhân Quyền và Tự do
Tôn giáo tại Việt Nam.
Phái đoàn gồm ba vị nộp hồ sơ điều trần:
Ls Nguyễn Đỗ Phủ, Phó Tổng Giám Đốc đài truyền hình SBTN của Nhạc sĩ Trúc
Hồ; bà Ngô Mai Hương, đòi tự do cho phu
nhân là tiến sĩ Lê Quốc Quân thuộc đảng Việt Tân và Giáo Sư Võ Văn Ái, Chủ tịch
cơ sở Quê Mẹ tại Paris, PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ,
Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất,
Thời
gian mà Chủ nghĩa “Tam vô” họp và bế mạc (08/5 đến 15/5/2012) cũng rơi vào Mùa
Phật Đản, vậy nếu mọi người trong nước, dù là người bình dân, hiểu về Phật tánh như trên để áp dụng vào thời
sự: tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn
giáo với Cộng Sản để duy trì nền Văn Hóa, Đạo Đức của đất nước.
Gọi là Mùa Phật Đản vì tùy theo mỗi Giáo Hội
địa phương, tùy ngày giờ thích hợp mà chọn ngày để kính mừng Đản sinh Đức Phật.
Do không có một ngày lễ Phật Đản chung trên toàn thế giới như các tôn giáo
khác, mà các chùa chiền nhiều nơi có đông người Việt ở Hoa Kỳ và trên toàn
thế giới, các Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng ni thiện nam tín nữ đã cử hành nghi lễ
long trọng tưởng niệm bậc Đại giác, Người đã ban những giáo lý tuyệt vời giúp
cá nhân an lạc, vị tha; gia đình bao dung hạnh phúc; mục đích phụng sự xã hội
để cùng tiến bộ, thế giới được hưởng hòa bình.
Tuy ngày Thái tử Sĩ Đạt Ta Đản sinh là mồng 8 tháng 4
âm lịch, rơi nhằm ngày mồng 5 tháng 5 năm 2012 dương lịch. Nhưng vì lý do nêu trên, sẽ có nơi cử hành sớm hơn, hay thường được tổ chức vào
các tuần lễ tháng 5, và có khi kéo dài đến tháng 6 Dương lịch hàng năm.
Như Chùa Điều Ngự, trụ sở Trung ương của Văn phòng II
Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ long trọng
tổ chức kính mừng Đại Lễ Phật Đản gồm ba ngày 27, 28, 29 tháng 4 năm 2012.
Theo tập san “Điều Ngự”:
- Ngày đầu là Thuyết pháp “Nghi thức Cúng Dường Thanh
tịnh Tam Nghiệp”
-Ngày
thứ hai là Khóa tu Đại Bi Tâm Pháp.
-Ngày Chủ nhật, 29 tháng 4 năm
2012: Chánh Lễ Khánh Đản Phật lịch 2556 và Lễ Đặt Viên Đá để xây dựng ngôi Chùa
Điều Ngự mới.
Trong Đại Lễ nầy, chúng tôi chú ý đến phát biểu của Pháp sư Thích Giác Đức, Phó Chủ Tịch Kế Hoạch VP II Viện Hóa Đạo GHPHVNTN tại Hoa
Kỳ, Ngài năm nay độ 78 tuổi, từng có 2 bằng Tiến Sĩ
Chính Trị học và Á Châu học của đại học Mỹ. Ngài là Giáo Sư Đại học UMASS (University of mass boston, University of mass amherst), từng làm Học giả Thỉnh giảng (Visiting Scholar)
tại đại học nổi tiếng Harvard của Hoa Kỳ.
Pháp sư Thích Giác Đức hiện ở tiểu bang Massachusetts
miền đông Hoa Kỳ, đã về hưu độ trên 10 năm rồi vì bệnh tim và mạch máu, từng
đóng góp hàng chục ngàn tiền hưu trí cho chùa
Điều Ngự, (Trong hàng Giáo Phẩm của
GHPHVNTN còn gồm nhiều vị Tiến Sĩ, từ Tăng Thống Thích Quảng Độ…v.v... nhưng
chúng tôi chú ý đến Pháp sư Thích Giác Đức, không
phải vì Ngài từng du học Mỹ và từng là Giáo Sư các Đại học công, tư trước năm
1975, và hiện có hai bằng Tiến sĩ Mỹ, mà vì chính lời phát biểu gợi lại lịch sử đoàn kết chống chủ nghĩa “Tam Vô”
của Cộng sản trong ngày Đại Lễ Phật Đản:
“Phật giáo chúng tôi phản đối CS ngay từ 30 tháng
4 năm 1975, và ngay cả tháng 11/75 đã có
12 tăng ni sinh của Thiền viện Dược Sư tại Cần Thơ tự thiêu để phản đối CS tấn
công vào Thiền Viện. Khi đi tị nạn, chính chúng tôi cùng các vị bên Công giáo
câu tay nhau cầu nguyện cho đất nước…”
Ngài Giác
Đức nói tiếng hơi khó nghe, vì cao niên và bệnh hoạn mà vẫn bay từ miền Đông
qua miền Tây Hoa Kỳ. Trước khi đưa tay cao trên diễn đàn để phát biểu như trên,
Ngài có xin lỗi gần 2000 khán giả tham dự vì không còn nói rõ được do bệnh tật
kinh niên, chỉ còn một ống thanh quản thôi!
Vậy điều thật
sự đáng ngưỡng mộ là ý chí dấn thân vượt
mọi trở lực của người Con nhà Phật, chứ không phải bằng cấp và chức tước.
Còn tại miền Tây
Hoa Kỳ, gần nhất là Hòa Thượng Thích
Viên Lý, Chủ
tịch Hội đồng Điều hành Văn phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội
Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (cũng là Tiến sĩ Triết học tại Mỹ),
trong ngày Đại Lễ Phật Đản cũng là ngày vinh dự cho người Việt Nam tị nạn của
chúng ta: Hòa Thượng Thích
Viên Lý được Giải “Lãnh Đạo Cộng Đồng”
(Community Leader Award.)
Nhận Giải từ Giám Sát viên Janet
Nguyễn trao tặng, Hòa Thượng Thích Viên Lý tuyên bố: “Đây là phần thưởng
chung cho tất cả chúng ta”.
Thật vậy, đây là giải do Ủy Ban Giao Tế Dân Sự
tại Orange Country lập ra từ năm 1971. Họ chọn lựa rất kỹ những người đã có
công tác phục vụ cộng đồng về văn hóa, giáo dục, xã hội .v.v. Đây không phải là một giải thưởng định kỳ hàng năm nhất
định phải chọn cho được người để tặng thưởng, vì Ủy Ban bỏ phiếu rất kỹ, nếu
không đủ điểm thì năm ấy không có người. Do đó, từ khi lập ra là 41 năm,
Ủy Ban chọn chỉ có 12 người được trao giải thưởng, mà năm 2012 Hòa Thượng Thích Viên Lý,
Viện trưởng Chùa Điều Ngự, trụ sở Trung ương
của Văn phòng II Viện Hóa Đạo được tặng giải!
Tại sao năm 2012 Hòa Thượng Thích Viên Lý
được chọn?
Chính là vì Hòa
Thượng được đa số dân chúng trong vùng ủng hộ vì phong cách, đạo đức của Ngài
rất hài hòa, nhất là giữa thế hệ già trẻ. Tóm lại là công tác phục vụ cộng
đồng. Ngài cũng từng phải vừa đi làm để
có tiền học Đại học, để tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết học (Khác với Tiến Sĩ Thần
học). Thầy còn là một cựu Tù Nhân Chính trị dưới chế độ XHCNVN.
Lễ Đặt Viên Đá xây Chùa Điều Ngự và Cắt băng khai mạc Đại Lễ Phật Đản gồm
các Nghị viên thành phố, Dân biểu, Nghị sĩ tiểu bang California, có thẩm phán
Nguyễn Trọng Nho, nữ thẩm phán Jacqueline Nguyễn, các tăng đoàn ngoại quốc, cả
phó Đại sứ Phật giáo của Liên Hiệp Quốc.
Hòa Thượng
Thích Viên Lý đọc diễn văn khai mạc chẳng
những bộc lộ tinh thần một tăng sĩ Phật giáo từ bi, mà còn là một công dân yêu
nước. Tóm tắt:
“Nếu
ngày 30 tháng 4 là ngày của chết chóc và khổ đau thì ngày Phật Đản là ngày của sự sống và giải thoát (….) Chúng ta cần thắp
sáng tri giác để xóa sạch bóng tối vô minh. Hận thù không thể có mặt khi từ bi
hiện hữu.
(….) Chúng
ta không thể để các thế lực vô minh tiếp
tục vận dụng lòng hận thù, cuồng tín để tiêu diệt giống nòi…, dâng đất, dâng
biển cho ngoại bang và bức tử dân tộc, triệt tiêu tôn giáo bằng chính sách độc
tài, bạo động…”
Những tư tưởng trên
đây hình như đã chan hòa từ tinh thần
“từ, bi, trí, dũng”, tức giáo lý “Tam vô” trong Thông Điệp Phật Đản Phật
lịch 2556 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, hiện
vẫn còn bị giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện Sàigòn mà Hòa Thượng Thích Viên Lý đã
tuyên đọc.
Xin tóm
lược những nét chánh:
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống
khuyên: “Người Phật tử Việt thực hiện ba
yếu tính từ bi, trí tuệ và vô úy. “Nhờ lòng Từ bi cao cả mà không chán khổ sinh tử, không xa
lánh chúng hữu tình, mang trách nhiệm lợi sinh, sống trong sự đền ơn đáp trả Tứ
trọng ân : Ân Cha Mẹ, Ân Thầy Bạn, Ân Quốc gia xã hội, và Ân Tam bảo. Nhờ Trí tuệ bát
nhã mà biết
phân biệt thiện ác, chính tà, bước lên Con Đường Phật. Nhờ Vô úy mà không ngại gian nguy, đơn độc, đem
nghiệp lực giác ngộ của mình xoay chuyển cộng nghiệp si mê, thống khổ, xấu xa
của nhân thế”.
Trong Hội nghị Trung
Ương Đảng khai mạc ngày 8 tháng 5 năm 2012, cũng bàn về quyền tư hữu đất đai,
do sự nổi dậy liên tục của những “Dân Oan” từ vụ Đoàn Văn Vươn của Tiên Lãng;
vụ Văn Giang Hưng Yên; Vụ Bản ở Nam Định ngày 8/5/12 (Lại trùng với ngày Trung
Ương Đảng khai mạc!) và sẽ còn tiếp tục ….khiến ta nhớ đến thời còn là Đại Lão
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Ngài đã nổi danh vì tinh thần “Từ Bi, Vô Úy” , dám chống
với bạo quyền Cộng Sản để giúp Dân Oan.
Năm 1994 trong thư
gửi Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Hòa Thượng
Thích Quảng Độ có nhắc lại việc thời
điểm năm 1977 chỉ vì không chịu đem Phật giáo làm công cụ phục vụ và bảo vệ Tổ
Quốc Lênin mà “Cộng Sản bỏ tù tôi tại nhà tù Phan Đăng Lưu ở Bà Chiểu, Gia Định từ
ngày 6.4.1977 đến ngày 12.12.1978, và bị đưa ra lưu đày tại xã Vũ Đoài, huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình từ ngày 25.2.1982 vì tội làm tôn giáo cũng là làm chính
trị”
Nhà tù Phan Đăng Lưu cũng là nơi giam giữ nhạc sĩ Việt
Khang, vì hai bản nhạc “Anh là Ai?”
và “Việt Nam tôi đâu?” mà bị bắt ngày
23-12-2011. Nhạc sĩ Trúc Hồ đã gây một “Hội Nghị Diên Hồng” hải ngoại nhờ tiếng
hát Việt Khang và phái đoàn điều trần tại Ủy Ban Tom Lantos Quốc Hội Hoa Kỳ là
một chuỗi dây chuyền.
Không phải đợi đến
năm 1975 mới chống bạo quyền, mà thời niên thiếu, Phật tử Đặng Phúc Tuệ, tên
thật của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, sanh năm 1928 tại
Thái Bình, xuất gia từ năm 14 tuổi, đã
biết điều đó. Trong “Bản nhận định về
những sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam”
ký tên ngày 19 tháng 8 năm 1994 gửi Đỗ Mười, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt
Nam, có đoạn nhắc lại thời thanh niên tại miền Bắc Việt Nam đã tận mắt thấy
cách mạng tháng 8 “mừng” ngày thành công bằng cảnh Tòa án nhân dân Cộng Sản đấu
tố giết chết hai nhà sư là sư phụ và sư bá của Ngài (Trích y nguyên văn đoạn vô
đầu):
“Cũng ngày hôm nay, [Ngày viết thư:19.8.1945], sư phụ tôi là Hòa Thượng
Thích Đức Hải, chủ trì chùa Linh Quang
ở xã Thanh Sam, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà
Đông, đã bị công sản giết chết hồi 10 giờ sáng ngày 19.8.1945, ngày cách
mạng thành công…Máu đỏ đã
nhuộm cỏ xanh..” (…) nên
dù từ đó đến nay, (thời cướp đoạt tài sản trắng trợn của miền Nam do Đỗ Mười
cầm đầu), Ngài Quảng Độ đã vô cùng dũng cảm khẳng định:
“Dù có bị giết đi nữa thì tôi cũng cứ nói lên niềm tin vững chắc của tôi
là chủ nghĩa Cộng Sản sẽ không tồn tại lâu dài, lý do Cộng Sản chủ
trương căm thù giai cấp, đánh và giết người như thế là ác quá, mà cái ác thì
thường không bền, lịch sử đã chứng minh điều đó. Bởi lẽ, tâm lý người ta nói
chung, tuyệt đại người ta đều yêu cái thiện ghét cái ác, mà cái người ta ghét đều không tồn tại lâu dài được”.
Và tiếp đoạn sau:
“Theo luật tự nhiên đào thải, bất cứ cái gì, hễ đáp ứng được nhu cầu con
người thì dù có chôn nó đi người ta cũng đào nó lên; trái lại, cái gì không đáp
ứng được nhu cầu con người thì sẽ bị hủy diệt. Sau khi thực sự sống dưới chế độ
cộng sản, tôi nhận thấy chủ nghĩa cộng sản không đáp ứng được nhu cầu con
người: về tinh thần thì bị kềm kẹp, về vật chất thì nghèo khó, đói khổ, đến nỗi
bây giờ phải phải đi học Tư Bản và theo kinh tế thị trường, thì cộng sản còn
thực chất gì nữa, chỉ còn cái tên suông đó thôi. Sở dĩ cộng sản Đông Âu và Liên
Sô cũ đã tự tiêu diệt là vì nó không đáp
ứng được nhu cầu con người. Không ai đánh phá tiêu diệt Cộng Sản, nhất là
Phật giáo chẳng bao giờ đánh phá ai, mà trái lại đã phải luôn chống đỡ sự đánh
phá và đàn áp của cộng sản nhằm tiêu diệt Phật giáo.”
Trong Thông Điệp Phật
Đản năm nay, 2012, Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng
Độ vẫn tiếp tục khuyên tất cả Phật Tử và Tăng Đoàn sống với tinh thần “Vô ngã,
Vô thường, và Vô úy” mà chính bản thân Ngài suốt đời chẳng những “Tu học” suông
mà còn phải “thực hành” thiết thực nữa.
Trong “Bản nhận định về những sai lầm của đảng
Cộng Sản Việt Nam đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam” gửi Đỗ Mười còn
kèm những bài thơ còn trong trí nhớ lúc bị bắt nhốt tại Sàigòn rồi đưa đi lưu
đày tại xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, Bắc Việt (1977-1982); rồi từ 1982 đến 1994
là lúc gửi bản nhận định cho Đỗ Mười, vị chi là cả 20 năm! Và rồi còn bị “quản
chế” tại Thanh Minh Thiền Viện hiện nay. Vậy là suốt đời tù!!
Chỉ trong khoảng thời
gian dài 20 năm làm “Người tù vô tội” thôi, Ngài đã làm rất nhiều bài thơ,
nhưng chỉ còn lại trong trí nhớ chừng 400 bài.
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đã ấn hành hai tập “Thơ trong tù” và
“Thơ Lưu Đày” mà cơ sở Quê Mẹ tại Paris xuất bản năm 2006 gọi chung là “Thơ Tù” Thích Quảng Độ” được cả thế
giới ngưỡng mộ.
Riêng chúng tôi, ngay
từ trước năm 1999, đọc “Bản nhận định về
những sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Dân tộc và Phật giáo Việt
Nam”, đã cảm nhận được tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi của thi sĩ
cũng là vị Cao Tăng Thích Quảng Độ.
Vậy hôm nay, xin giới
thiệu qua những vần thơ của “Ngục sĩ” mà là đương kiêm Đệ Ngũ Tăng Thống Thích
Quảng Độ, đã thể hiện triết thuyết “Tam Vô” của Phật giáo, trái ngược với chủ
nghĩa “Tam Vô” của Mác-Lê mà Hồ Chí Minh nhập cảng vào để dâng ba nước Đông
Dương Việt, Miên, Lào cho Thiên triều Trung Cộng!
“Màn đêm dày dặc phủ xà lim
Có vật gì rơi giữa khoảng im
Lắng mãi tôi nghe rồi mới biết
Thì ra tiếng động của con tim”
Thi sĩ Thích Quảng Độ
làm nhiều bài thơ kể lại lúc bị CS bắt bỏ tù biệt giam ở nhà giam Phan Đăng Lưu
Gia Định, Ngài chẳng những không sợ chết mà còn tả cảnh tù ngục một cách khôi
hài, lột trần được cái đại hùng đại lực của con nhà Phật:
“Xà lim trông hệt cái nhà mồ
Mỗi
lần mở cửa tôi ra vô
Thấy như chôn rồi mà vẫn sống
Tử thần tôi sợ con cóc khô !”
Đó là trích bài “Nói Chuyện Với Tử Thần”. Gặp Thần chết
tới kêu ai mà không sợ? Nhưng Hòa Thượng “chẳng sợ cái cóc khô” gì cả, mà còn
không bỏ lỡ dịp nhắc nhở cái ông Thần chuyên đem chết chóc cho loài người,
nhưng với vị Cao Tăng, thì Thần Chết chỉ là một cậu bé không đáng sợ:
“Tớ coi tướng cậu cũng hiền hiền
Mà sao thiên hạ sợ như điên
Mỗi lần thấy cậu lò dò tới
Chúng nó hè nhau bỏ Tổ tiên!”
Thật đây là những câu
diễn tả đặc sắc cái sợ hãi của dân chúng đối với anh Công An khu vực của XHCN:
dáng dấp không lộ vẻ là một hung thần, nhưng quả thật, dân chúng, nhất là nông
dân miền Bắc, sợ Công An VC như sợ tà ma, mỗi lần thấy anh ta lò dò tới nhà là
như “Tử Thần đến gỏ cửa”. Thiên hạ sợ
phát điên đến đổi phải bỏ mồ mả tổ tiên lại di cư vào Nam vào năm 1954 và sau
1975, cũng vượt biên tị nạn Cộng Sản.
Hòa Thượng còn nói
đúng tâm lý của anh cán bộ Cộng Sản, là lúc nào cũng cho là mình hiền khô,
chẳng muốn bắt bớ ai, chỉ tại “dân” làm
tội “hình sự”, không lo làm ăn lương thiện nên mới bị bỏ tù.:
“Ấy cũng bởi vì chúng nó điên
Chứ anh coi ta tướng rất hiền
Đứa nào tới số ta mới rớ
Bảo chúng làm ăn đừng lo phiền.”
(Chữ “anh” là đúng danh gọi lúc công an bắt
Hòa Thượng Thích Quảng Độ trên sông để điều tra khi Ngài đi cứu lụt Đồng Bằng
Sông Cửu Long năm 2000. VC gọi Ngài là “anh Hai”. Vậy vẫn có “đổi mới” hơn lúc lưu
đày miền Bắc năm 1982, CS Bắc Việt gọi các Sư bằng “thằng”). Y như đảng CS hiện
tại đàn áp, tôn giáo cả thế giới đều thấy rõ, mà phát ngôn viên bộ ngoại giao
XHCN vẫn leo lẻo chối, đổ tội cho các tu sĩ phạm tội “phá hoại an ninh” nên mới
bị trừng phạt, chứ nếu ngoan ngoãn như những người câm khác thì có ai phiền hà
gì?
Thấy Hòa Thượng không
sợ “Tử Thần” cái cóc khô nào, mà còn dám chuyện trò với ông ta, trong khi mọi
người đều ghê tởm tránh xa, Thần Chết biết hù dọa Ngài vô ích, nên bày mưu dụ
dỗ Ngài bỏ cái đám dân điên chống Đảng sẽ bị tù tội phiền phức, nên nghe lời,
theo hắn đi về cảnh tiên, tức thiên đường Cộng Sản:
“Trần gian địa ngục ham chi
nữa
Thôi
hãy bay mau về cõi tiên”.
Nhưng Hòa Thượng quyết tâm ở lại “địa
ngục” dấn thân chia xẻ với người dân oan
bị áp bức tới thành điên, nên thà thân mình bị phiền nhiễu, bắt bớ chứ không
muốn lên thiên đường CS để cầu lợi riêng. Ngài tình nguyện ở lại cùng chung số
phận với dân tộc mà Cộng Sản coi là hạng khùng điên cứ chê cái thiên đường
Mác-Lênin của Hồ Chí Minh:
Nhưng
mà cũng chẳng ham cõi tiên
Trần
gian địa ngục tớ cứ ở
Mê
loạn cuồng say với lũ điên”
Đây quả thật là tinh thần nhập thế cứu đời
của con nhà Phật. Những ai học “vô thường, vô ngã” để rồi cầu an, không dám lên
tiếng tố cáo tội ác CS hay nghe theo “Tử Thần” tức VC để được an thân hay hưởng
lợi riêng là phản lại giáo lý “Vô thường, Vô ngã, và Vô úy” của đức Phật.
Nhưng đó là những lúc phải làm nhiệm vụ
“giáo hóa kẻ cuồng say”, người tu sĩ mới bị “chút lo phiền”, chứ khi bọn “ma
trơi” không còn hù doạ, dụ dỗ được Ngài đầu hàng họ, thì chính chúng phải thua cuộc mà bỏ đi, thì Hòa Thượng “thi sĩ” lại trở về thực
tại niết bàn thanh tịnh của riêng Ngài:
“Mọi
người còn đắm mộng triền miên
Hạ
tuần trăng đã rọi vào hiên
Tử
thần “âu yếm hôn” tôi biệt
Phóng
ngựa ma trơi về Hoàng tuyền
Còn
một mình tôi vào cõi Thiền
Lâng
lâng tự tại cảnh vô biên
Bồ
đề phiền não đều không tịch
Niết
bàn sinh tử vốn an nhiên.
Bất
cứ lúc nào Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng giữ một phong thái cân bằng: giữa hào
hùng và thơ mộng, giữa ồn ào và thanh tịnh, giữa xao xuyến và an nhiên, giữa
tuyệt vọng rồi hy vọng.
Năm 1982, VC mời Ngài đến trụ sở để “làm
việc”, Ngài đâu ngờ “một sáng ra đi là không hẹn ngày trở lại”. Bài thơ “Trên
Đường Lưu Đày” nói lên sự cân bằng đó:
“Từ
Saigon
Tôi
lên đường đi miền Bắc lưu đày
Trên
chiếc xe ca của nhà tù Cộng Sản
Tôi
cảm thấy mình xót xa vô hạn
Bỏ
lại phía sau bao vạn tấm lòng
Hẳn
rồi đây sẽ mòn mõi chờ mong
Nhưng
chưa biết đến ngày nào tái ngộ
Mà quyết định phải có ngày tái ngộ
Miền
Nam
ôi
Tôi
đã nghe niềm đắng cay tủi hổ
Sống
đọa đày như loài thú hai chân
Dưới
bàn tay của những kẻ vô thần
Đạo
pháp tang hoang giang san rách nát
Về
miền Bắc
Tôi
nguyện sẽ không bao giờ khuất phục
Những
kẻ chỉ biết tin nơi bạo lực
Nuôi
hận thù và giết chết tình thương
Đường
tôi đi—buổi sáng nay
Tràn
ngập ánh thái dương
và
cảnh vật reo vui chào tiễn biệt...
Bàng bạc trong thơ của “nhà thơ” tu sĩ
Thích Quảng Độ ta gặp rất nhiều những tư tưởng từ, bi, trí, dũng. Ngài vẫn có
những xúc động của con người bình thường: hỉ, nộ, ái, ố nhưng Ngài không để bị
chìm đắm trong cảm xúc đó để trở thành bi quan, yếm thế, hoặc ngược lại, trở
thành thù hận sắt máu, hung ác với kẻ thù; trái lại Ngài chỉ nhận diện đúng
cái khổ, cái ác để rồi kiên cường, dũng cảm
đối phó với cái khổ, cái ác ấy mà dù đang bị chúng bao vây tưởng chết,
Ngài vẫn không sợ hãi, có khi còn “lãng mạn” cho rằng “tử thần”, tức VC, vốn
coi Ngài là kẻ thù, nhưng lại “âu yếm hôn” từ biệt mình!
Dù trong cảnh đọa đày, lúc nào Thầy Quảng Độ cũng tin tưởng cái khổ sẽ tan đi,
cái ác sẽ bị tiêu trừ. Tự nhiên bị VC bắt lưu đày, phải xa miền Nam yêu quí
biết bao giờ tái ngộ? Vừa thoáng lo âu đó, Ngài đã khẳng định ngay: mà quyết định phải có ngày tái ngộ!
Đang sống giữa tình yêu thương kính trọng
của Phật tử và bạn đạo miền Nam, bỗng nhiên bị bắt lên xe tù CS để bị đày về xứ
Bắc vô thần, vào tay những tên sát nhân chỉ biết “nuôi hận thù và giết chết
tình thương”, nhưng khi Ngài quyết phải có ngày trở về lại miền Nam, Ngài thấy
con đường đi lưu đày, thay vì ảm đạm thê lương, nhưng lại ngập đầy ánh thái
dương, và phút giây tiễn biệt, chẳng một người thân, vì rõ ràng Thầy Quảng Độ
như bị VC “bắt cóc” bằng giấy mời,
chẳng ai hay biết, chỉ có cảnh vật chung quanh khi xe lăn bánh, nhưng Ngài lại
thấy:
“Cảnh vật reo vui chào tiễn biệt”.
Hòa Thượng đi lưu đày xứ Bắc tới 15 năm
ròng rã, nhưng rồi cảnh vật miền Nam cũng reo vui đón Ngài trở về Thanh Minh
Thiền Viện để cùng chung số phận với các bạn đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất và các tu sĩ các Đạo khác trong nước, cùng chung số
phận kiếp “tù không tội”, không sợ chết trước nanh vuốt của “Tử Thần” VC mà nói
lên sự thật như Linh Mục Nguyễn Văn Lý làm chứng với thế giới rằng, đừng thấy Việt Nam bề ngoài thì nhà thờ,
chùa, thánh thất vẫn tấp nập người lễ bái mà lầm là có tự do tôn giáo, sự thật
là tôn giáo đang bị VC tiêu diệt từ từ.
Vì tôn giáo hữu thần bị đàn áp không phát triển được thì hậu quả tất nhiên
là chỉ có tôn giáo Cộng sản vô thần làm văn hóa suy kiệt mà Hòa Thượng Thích
Quảng Độ đã kêu than thống thiết cho giống nòi từ ngục tù Cộng Sản:
“ Tây
chẳng phải Tây, Đông chẳng Đông
Quỉ
quái sinh ra lũ cuồng ngông
Mồ
mả tổ tiên cày xới hết
Đình
chùa miếu mạo phá bằng không
Ông
bà xem nhẹ như con lợn
Bố
mẹ coi như khúc gỗ thông
Phảng
phất non sông hồn Lạc Việt
Bốn
nghìn tuổi sử tủi hay không?”
Vào tháng 3 năm 2009 Tây Tạng kỷ niệm 50
năm bị Trung Cộng Mao Trạch Đông Hán hóa, vì khi thiết lâp chế độ Cộng Sản năm
1949, tức khắc năm 1950 là Trung Cộng chiếm Tây Tạng, giáo dục nhi đồng Xứ Phật
nầy chỉ học giết hại hết những giống côn
trùng bé nhỏ như giết kiến thôi, để tiêu
diệt Phật tánh, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạc Ma chỉ còn thế bằng hình tượng Giáo chủ Mao Trạch Đông mà
thôi, khiến Đức Đạt Lai Lạc Ma phải lưu vong sang Ấn Độ, rồi được thế giới ủng
hộ tặng giải Nobel Hòa Bình. (Xin đọc “Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ” hay “Yêu
và Bị Yêu”, từ tr. 278-281 của Nguyễn Việt Nữ).
“Ngục sĩ” Thích Quảng Độ ở lại Việt Nam
kiên trì hạnh từ, bi, trí, dũng với giặc ngoại xâm Cộng Sản, đã được quốc tế đề
nghị Giải Nobel Hòa Bình năm 2012 là lần thứ 5.
Ước mong Ngài được giải năm nay hầu cho, nếu
những tu sĩ Việt Nam vẫn còn không thực hành “Vô thường, Vô ngã, và Vô Úy” tức cái dũng khí, dám lên tiếng tố cáo tội ác
CS, để bị mất nước, thì 50 năm sau thế hệ con cháu ta còn biết có một Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chính thống sống còn ở hải ngoại, tức Văn Phòng
II Viện Hóa Đạo do Cư sĩ giáo sư Võ Văn Ái làm “phát ngôn viên”.
Chính đảng viên Cộng Sản ở miền Bắc xưa
kia đã ca ngợi (hay châm biếm) rằng “Bác
Hồ ta đó chính là Bác Mao”. Tinh thần nô lệ cõng rắn cắn gà nhà đó nay có biết
hổ thẹn bốn ngàn năm lịch sử chưa?
Xin nguyện cầu mọi người thực sự Tu và
Hành đúng tinh thần “Vô Ngã, Vô thường và Vô úy” như thi sĩ Tăng Thống Thích Quảng Độ để “Phật
tánh vẫn trường tồn”. Vị đệ tử Như Lai còn dạy rằng: “ tiền của, thân
xác ta khi chết không thể mang theo, nhưng chỉ
có cái nghiệp thiện ác là vĩnh viễn đeo theo ta như bóng với hình.”
Tranh đấu đòi Tự do truyền thông, Nhân
quyền và Tự do tôn giáo để thế giới thấy cái dã man bị che đậy trên nửa thế kỷ
nay của Tam Vô Hồ Chí Minh là diệt ác, là hành nghiệp thiện cho dân tộc
Việt Nam .
Nguyễn Việt Nữ
Mùa Phật Đản 2012
(Toàn văn trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong
số 877 có thêm hình ảnh)
No comments:
Post a Comment