Saturday, January 5, 2013

VĂN HỌC CHỮ NÔM

I- VẤN ĐỀ CHỮ NÔM :
Trước khi nói đến chữ Nôm, thiết tưởng cũng nên biết qua cách tạo dựng chữ Hán. Chữ Hán được xếp vào loại chữ tượng hình, thực sự ra thì chữ Hán có 6 cách tạo dựng.
1. Tượng hình : Mô tả hình trạng của vật thể. Thí dụ chữ  Nhật : mặt trời).
2. Chỉ sự : Trông mà biết được, xét mà rõ ý. Thí dụ :  (thượng : trên), 下 (hạ : dưới).
3. Hội ý : Hợp các ý của phần mà thấy được nghĩa. Thí dụ :  (tín : tin) do chữ (nhân : người) +  (ngôn : lời nói)
4. Hình thanh : Lấy sự làm tên, mượn thanh hợp thành. Thí dụ :  (hà : sông) do âm  (khả) và  (thủy : nước).
5. Chuyển chú : Là những dòng chữ đồng nghĩa nhưng  không cùng hình dạng, nó là phương pháp dùng chữ chớ không liên quan đến việc tạo dựng chữ. Thí dụ :  (lão : già) và  (khảo : già)
6. Giả tá : Đời xưa căn cứ vào bốn phép : tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh mà tạo ra chữ. Vậy mỗi sự việc đều có một chữ,  như thế quá nhiều chữ, vì vậy giả tá là nhờ thanh mà gửi sự. Thí dụ : (thượng : trên) khi đọc thướng, có nghĩa là đi lên.  (đạo : con đường) được mượn để dùng 道 德 (đạo đức).
Chữ Hán là loại tượng hình còn chữ nôm là loại ký âm phù hiệu, hoặc dùng một chữ Hán hay dùng cách ghép hai hay ba chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt.

Trước kia người ta căn cứ vào bài văn tế cá sấu của Hàn Thuyên ở sông Phú Lương (Nhị Hà) mà cho rằng Hàn Thuyên là người sáng tác ra chữ Nôm. Thật ra thì không phải Hàn Thuyên là người sáng tác ra chữ Nôm, vì từ năm 1282 là năm Hàn Thuyên làm bài văn tế cá sấu, cho đến năm 1817 là năm cuối cùng, nước ta bỏ hẳn lệ thi cử bằng chữ Hán, một thời gian dài hơn 6 thế kỷ và trải qua 5 triều đại : Trần, Hồ, Lê, Tây-Sơn, Nguyễn mà chữ Nôm vẫn chưa được hoàn hảo thì làm sao một đời Hàn Thuyên có thể sáng chế và dùng chữ Nôm để viết bài văn tế ấy. Đúng hơn chữ Nôm phải được sáng chế từ trước ông, vì khi người Trung Hoa đô hộ, cũng như nước ta ở dưới các triều đại trước nhà Trần, các Công văn soạn bằng chữ Hán, bó buộc phải được biến chế để ghi các danh từ Nôm về nhân vật hay địa danh. Cùng lý do đó, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, chắc chắn các nhà Sư phải nghĩ ra cách dùng chữ Hán có biến chế, để ghi các tên Nôm trên các lá sớ, bài vị.... vậy chữ Nôm đã manh nha có trước thời Hàn Thuyên.
Thêm vào đấy phải gọi là một biến cố vì thuở ấy nước ta dùng Hán tự làm văn tự chính thức, trong buổi lễ đuổi cá sấu, vua đã ủy cho ông Hàn Thuyên chủ tọa lễ ấy, đáng lẽ ông Hình bộ thượng thư Hàn Thuyên phải đọc một bài văn tế âm Hán Việt, thì trái lại văn tế được đọc bằng âm Nôm, việc ấy đúng là một biến cố ấy lan truyền khắp nơi trong nước nên nhiều người được biết đến và truyền tụng mãi về sau này, được ghi trong sử sách, khi người ta đi tìm nguồn gốc chữ Nôm thì chỉ được biết Hàn Thuyên đã có liên hệ đến chữ Nôm là một bằng chứng xưa nhất, bởi đó mới cho rằng ông là người sáng chế ra chữ Nôm, thực ra thì chữ Nôm phải có trước năm 1282 hàng mấy thế kỷ, ngay việc sử chép về cuối thế kỷ thứ 8, năm 1791, Phùng Hưng người nước ta nổi lên đánh đuổi quan đô hộ Tàu rồi giữ việc cai trị trong ít lâu, sau ông được người trong nước tôn lên là “Bố Cái đại vương”. Hai chử Bố Cái là tiếng Nôm thì phải có chữ Nôm để ghi hai tiếng ấy, điều này chứng tỏ chữ Nôm có trước ông Hàn Thuyên. Hàn Thuyên chỉ là người tạo ra biến cố chứ chưa chắc ông là người có công khởi xướng đem chữ Nôm dùng cho thi văn.
II- CÁCH TẠO DỰNG CHỮ NÔM :
Dùng chữ Hán để tạo dựng ra chữ Nôm có bốn trường hợp :
1. Những tiếng gốc ở chữ Hán về âm và nghĩa :
a) Đọc giống âm chữ Hán. Thí dụ :  (tài), đọc theo chữ Nôm cũng là tài
b) Đọc hơi khác âm chữ Hán một chút. Thí dụ :  (cục) đọc theo chữ Nôm là cuộc.
2. Nghĩa giống nhau nhưng âm đọc khác. Thí dụ :  (gia) đọc theo chữ Nôm là nhà.
3. Nghĩa khác nhưng âm đọc như chữ Hán hay gần đúng chữ Hán. Thí dụ : 没 (một: mất), đọc theo chữ Nôm là một (la: cái lưới), đọc theo chữ Nôm là là
4. Không phải chữ Hán, nhưng được ghép từ chữ Hán mà ra âm Nôm. Thí dụ: 𡗶     đọc theo Nôm là trời.
Vậy một số chữ Nôm khác biệt với chữ Hán ở 2 trường hợp:
1. Nghĩa khác nhau. thí dụ :  cùng đọc là một, mà nghĩa chữ Hán là mất và nghĩa chữ Nôm là số 1.
2. Không phải chữ Hán, nhưng được ghép từ chữ Hán, có một phần chỉ âm, một phần chỉ ý. Thí dụ : 𢆥 đọc là năm, gồm 2 chữ Hán chữ 南 (nam) để chỉ âm và chữ 年 (niên) để chỉ nghĩa.
III- KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỮ NÔM :
Người ta thấy chữ Nôm có hai khuyết điểm lớn sau đây :
1. Không được thống nhất nên có một số chữ được tạo dựng theo một ý kiến cá nhân không được phổ quát. Vì thế cùng một chữ mà có hai âm khác nhau. Thí dụ :  (bản) có khi đọc bản (hay bổn) có khi đọc là vốn. Ngược lại cùng là một âm có khi lại được viết thế này, có khi được viết thế khác. Thí dụ: chử đến có khi viết 𦥃   có khi viết 𦤾,  như vậy chữ chỉ ý nghĩa giống nhau  (chí: đến), chữ chỉ âm khác nhau 淟 (điển),  (đán).
2. Âm và thanh của chữ Hán không có đủ đối với Tiếng Việt. Thí dụ : không có phụ âm G và R hay các âm AU, EO, EN, ON...
Nước ta chỉ có hai ông vua là Hồ Quý Ly và Quang Trung là có để ý đến việc dùng chữ Nôm, nhưng tiếc rằng công việc ấy chỉ một sớm một chiều so với thời gian phải có để thống nhất chữ Nôm, vì lẽ ấy nên chữ Nôm không được hoàn  bị và bị kết án “nôm na là cha mách qué”.
Như thế thì chữ nôm làm cho người ta có thể đọc sai âm của người ghi, nếu muốn hiểu rõ một bản văn Nôm, có những chữ người đọc người đọc phải mất nhiều thì giờ để tìm hiểu âm cho đúng và phù hợp với toàn thể văn bản, muốn đọc được một chữ Nôm người ấy phải khá chữ Hán. Như thế chữ Hán đã khó học thì chữ Nôm lại khó hơn.
IV- CHỨC NĂNG CỦA CHỮ NÔM :
Về mặt văn tự, chữ nôm càng không được quảng bá trong đại chúng so với chữ Hán, nhưng văn học Nôm trái lại được giới bình dân thưởng ngoạn dễ dàng bằng cách truyền khẩu, có người đọc không được, nhưng có ai đọc thì họ hiểu và nhớ, nếu được nghe nhiều lần thì thuộc lòng. Và có thể đọc thuộc lòng cho người khác nghe, vì thế người miền Bắc có thể đọc thuộc lòng truyện Kiều và người miền Nam đọc thuộc lòng truyện Lục Vân Tiên.
Văn học Nôm có một tác dụng hơn Văn học Hán Việt, vì người ta truyền thông tư tưởng từ người sáng tác ở giới nho sĩ cho đến người thưởng ngoạn ở giới bình dân với quan niệm “Văn dĩ tải đạo”. Như thế văn Nôm đã đóng góp một vai trò quan trọng và có đủ khả năng truyền thông tư tưởng đến đại chúng. Với truyền thống tự tồn và bất khuất, dân tộc ta luôn luôn cố gắng vươn lên để vượt khỏi những ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa, chính trị.... của Trung Hoa, để khỏi bị đồng hóa và có một vị thế trong cộng đồng nhân loại thì chữ nôm là một chứng tích. Một số tác phẩm Nôm đã rực rở nở trong vườn văn học Việt Nam.
V- KỸ THUẬT VĂN HỌC NÔM :
Một phần văn học Nôm cũng sử dụng kỹ thuật thi văn Trung Hoa, mà đa số lại là thơ Đường luật, văn biền ngẫu như văn tế hay phú thì số lượng ít hơn, đặc biệt trong văn học Nôm có thể Lục bát hay Song thất lục bát hoặc ngược lại Lục bát giáng thất. Thể Lục bát dùng để viết truyện và thể Song thất lục bát thì để sáng tác thành những khúc ngâm, nó hoàn toàn là một thể thi ca của Việt Nam, vì quy luật của nó không có trong thi văn Trung Hoa, nó tạo dựng theo kỹ thuật của ca dao, ở điểm này có người thấy thể Song thất lục bát thì tưởng rằng văn học Nôm dùng hai câu Song thất theo thể Thất ngôn, thật ra  có điểm khác biệt quan trọng về nhịp, chính điểm này cho chúng ta thấy không phải là hai câu  Thất ngôn Đường luật. Chúng ta thử so sánh.
TRUNG THẦN NGHĨA SĨ
Làm người / trung nghĩa / đáng bia son,                 nhịp 2+2+3
Đứng giữa / càn khôn / tiếng chẳng mòn                           “
Cơm áo / đền bồi / ơn đất nước                                                   “
Râu mày / giữ vẹn / phận tôi con.                                     “
Tinh thần / hai chữ / phao sương tuyết                                          “
Khí phách / ngàn thu / rở núi non                                      “
Gẫm chuyện / ngựa hồ / chim việt cũ                                            “
Lòng đây / tưởng đó / mất như còn.                                             “
                                                   (Nguyễn Đình Chiểu)
Trời vẫn vũ / mây giăng / tứ phía,                          nhịp 3+2+2
Đất biển đông / sóng gợn / tư bề                                      “
Làm sao nên nghĩa phu thê,
Đó chồng đây vợ ra về có đôi.
                                                               (ca dao)
Một đằng thất ngôn, nhịp 2+2+3 tiết điệu sẽ nhẹ nhàng hơn nhờ cuối câu có nhịp 3 nên nó kéo dài ra, ngược lại trong Song thất lục bát thì giọng văn dồn dập hơn vì cả hai nhịp sau đi liền nhau, nhịp 2 nên ngắn, gọn. Đấy là điểm chứng minh rõ rệt nhất sự khác biệt của hai thể trên, chẳng những thế mà chúng ta biết rằng thể Song thất lục bát, một trong những thể Ca dao của ta thì chắc chắn Ca dao Việt Nam phải có trước thể Đường luật.
VI- ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC NÔM :
Truyện Nôm như Lục Vân Tiên, được giới bình dân miền Nam hết sức ưa chuộng, mà cho đến  những năm 1950, 1960 vẫn có nhà xuất bản ấn hành bằng chữ quốc ngữ để phát hành trong giới bình dân, có lẽ vì văn học Nôm đi sát với giới bình dân nhiều hơn.

 

No comments:

Post a Comment